Bản án 69/2019/HNGĐ-PT ngày 26/07/2019 về tranh chấp ly hôn, nuôi con

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

BẢN ÁN 69/2019/HNGĐ-PT NGÀY 26/07/2019 VỀ TRANH CHẤP LY HÔN, NUÔI CON

Ngày 29 tháng 8 năm 2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Long An mở phiên toà để xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 214/2019/TLPT-DS ngày 26 tháng 7 năm 2019 về “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”.

Do bản án dân sự sơ thẩm số 19/2019/DS-ST ngày 14/06/2019 của Toà án nhân dân huyện TT, tỉnh Long An có kháng cáo.

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 217/2019/QĐPT ngày 08 tháng 8 năm 2019, giữa:

- Nguyên đơn: Ông Lê Văn T, sinh năm 1966;

Đa chỉ: Ấp HT, xã TB, huyện TT, tỉnh Long An.

- Bị đơn:

1. Ông Nguyễn Văn Đ, sinh năm 1985;

2. Bà Bùi Thị C, sinh năm 1982;

Cùng địa chỉ: Ấp KC, xã NH, huyện TT, Long An.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Đặng Văn K, sinh năm 1969;

Địa chỉ: Ấp KC, xã NH, huyện TT, tỉnh Long An.

- Người kháng cáo: Bị đơn ông Nguyễn Văn Đ và bà Bùi Thị C;

Ngưi có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Đặng Văn K

Người kháng nghị: Viện kiểm sát nhân dân huyện TT, Long An

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo nguyên đơn ông Lê Văn T trình bày:

Vào ngày 04/3/2015, ông Đ và bà C có vay của ông T số tiền 20.000.000 đồng, thoả thuận miệng lãi suất 1,5%/tháng, không thời hạn trả. Ông T yêu cầu vợ chồng bà C trả 20.000.000 đồng tiền gốc và 13.500.000đ tiền lãi.

Ngày 31/10/2017, ông Đ và bà C tiếp tục vay thêm của ông số tiền 400.000.000đ. Khi vay tiền có viết biên nhận và có sự bảo lãnh của ông Đặng Văn K. Ông Đ và bà C hẹn 3 tháng sau sẽ trả cho ông T cả hai khoản vay trên. Nhưng đến nay vợ chồng ông Đ, bà C không trả. Ông T yêu cầu ông Đ và bà C trả số tiền gốc là 400.000.000đ và 228.0000.000đ tiền lãi.

Tng cộng hai khoản nợ cả gốc và lãi là 661.500.000đ.

Bị đơn ông Nguyễn Văn Đ và bà Bùi Thị C thống nhất trình bày:

Ngày 31/10/2015, vợ chồng ông Phong và bà Thủy có nhờ vợ chồng ông vay tiền. Vợ chồng ông có vay của ông T số tiền 400.000.000 đồng, thoả thuận lãi suất 3.000đ/1.000.000đ/ngày, thời hạn vay 3 tháng. Ông bà đã giao số tiền này cho vợ chồng ông Phong. Sau đó, vợ chồng ông Phong bể nợ, ông bà đã kiện ra Tòa án và được giải quyết bằng quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Số tiền được thi hành án là 10.700.000đ, ông bà đã trả cho ông T.

Nay ông T khởi kiện, vợ chồng ông không đồng ý trả vì khi ông T cho vợ chồng ông mượn tiền có ông K bảo lãnh. Vợ chồng ông chỉ đồng ý trả tiền nợ gốc 200.000.000đ vay ngày 31/10/2015 và 20.000.000đ vay ngày 04/3/2015 và xin không trả lãi. Do hiện nay hoàn cảnh khó khăn nên xin trả dần mỗi năm 20.000.000đ. Yêu cầu ông K có trách nhiệm trả 200.000.000đ.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Đặng Văn K thừa nhận: Ngày 31/10/2015, ông có bảo lãnh cho vợ chồng ông Đ và bà C vay của ông T 400.000.000đ, thời gian vay 90 ngày. Sau đó, giữa ông T và vợ chồng bà C thỏa thuận việc giao nhận tiền như thế nào thì ông không biết. Ông chỉ bảo lãnh cho vợ chồng ông Đ mua máy cắt lúa, còn việc vợ chồng ông Đ đưa cho bà Thủy, ông Phong ông không biết. Việc trả lãi ông cũng không biết. Ông T khởi kiện vợ chồng ông Đ thì vợ chồng ông Đ có trách nhiệm trả. Ông không đồng ý việc vợ chồng ông Đ yêu cầu ông trả 200.000.000đ.

Các bên không thoả thuận được.

Ngày 05/01/2019, ông Lê Văn T khởi kiện.

Ngày 28/02/2019, ông Lê Văn T nộp tạm ứng án phí.

Ngày 07/3/2019, Tòa án nhân dân huyện TT thụ lý vụ án.

Tòa án tiến hành hòa giải nhưng các bên không thỏa thuận được.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 19/2019/DS-ST ngày 14/6/2019 Tòa án nhân dân huyện TT đã áp dụng Điều 288, Điều 357 khỏan 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015; khoản 2 Điều 26 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tuyên xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Lê Văn T.

Buộc ông Nguyễn Văn Đ và bà Bùi Thị C phải liên đới trả cho ông Lê Văn T số tiền gốc và lãi 612.690.000 đồng (Sáu trăm mười hai triệu sáu trăm chín mươi ngàn đồng). Bao gồm nợ gốc 420.000.000đ và lãi 192.690.000đ.

Trong trường hợp ông Đ và bà C không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho ông T thì ông K có nghĩa vụ trả cho ông T đối với số tiền ông Đ và bà C có nghĩa vụ trả nợ.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền trên hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015

2. Về án phí dân sự sơ thẩm:

Buộc ông Nguyễn Văn Đ và bà Bùi Thị C phải chịu 28.507.600 đồng.

Ông Lê Văn T không phải chịu tiền án phí. Hoàn trả cho ông T 16.537.500 đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số 0004792 ngày 28/02/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện TT.

Ngoài ra, án còn tuyên về quyền kháng cáo; quyền và nghĩa vụ của các bên ở giai đoạn thi hành án.

Bản án chưa có hiệu lực pháp luật.

Ngày 24/6/2019, ông Nguyễn Văn Đ và bà Bùi Thị C kháng cáo bản án sơ thẩm, buộc ông K trả 200.000.000đ.

Ngày 24/6/2019, ông Đặng Văn K kháng cáo không đồng ý án sơ thẩm buộc ông có trách nhiệm trả nợ khi vợ chồng ông Đ không có khả năng trả nợ.

Ngày 05/7/2019, Viện kiểm sát nhân dân huyện TT, tỉnh Long An kháng nghị về việc tính lãi suất không đúng quy định của pháp luật, về ngày tính lãi, mức lãi suất.

Tại Toà phúc thẩm, Nguyên đơn không rút đơn khởi kiện; Bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không kháng cáo.

Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An không rút kháng nghị. Nguyên đơn ông T không có ý kiến đối với những nội dung kháng nghị, đề nghị xét xử theo quy định của pháp luật. Ông T không đồng ý kháng cáo của các bị đơn ông Đ, bà C về việc xin trả dần và kháng cáo của ông K về việc không chịu trách nhiệm liên đới. Ông K có bảo lãnh nên ông mới cho vợ chồng ông Đ, bà C vay 400.000.000đ. Việc ông Đ và bà C giao tiền cho vợ chồng ông Phong, bà Thủy thì ông không biết và không quan tâm.

Bị đơn ông Đ và bà C không rút kháng cáo. Ông Đ trình bày việc vay tiền thông qua ông K bảo lãnh, nay ông bà không trả nổi ông K phải cùng vợ chồng ông trả số tiền này. Số tiền vay này, ông không sử dụng mà cho vợ chồng ông Phong vay. Sau đó, ông đã khởi kiện vợ chồng ông Phong nhưng số tiền được thi hành án theo tỉ lệ không đủ trả nợ.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông K thừa nhận có việc bảo lãnh cho vợ chồng ông Đ, bà C vay tiền nhưng là để mua máy gặt lúa, không phải bảo lãnh để vay cho vợ chồng ông Phong vay lại. Nay án sơ thẩm buộc ông có trách nhiệm trả tiền cho ông T là thiệt thòi cho ông, ông không đồng ý.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An phát biểu: Cấp phúc thẩm thực hiện đúng pháp luật về tố tụng từ khi thụ lý vụ án đến khi đưa ra xét xử. Tại phiên tòa, Thẩm phán, Thư ký và Hội đồng xét xử đảm bảo thực hiện theo tố tụng. Các bên đương sự thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình. Kháng cáo hợp lệ, đủ điều kiện để xem xét theo thủ tục phúc thẩm.

Đi với nội dung kháng cáo của ông Đ và bà C tại phiên tòa: Bà C trình bày do chưa nhận được bản án nên ông bà kháng cáo yêu cầu ông K phụ trả 200.000.000đ. Sau khi bản án sơ thẩm đã buộc ông K thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nên không yêu cầu nữa, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ phần này. Về yêu cầu xin trả dần do vợ chồng ông Đ vi phạm nghĩa vụ trả tiền nên án sơ thẩm buộc trả tiền là có căn cứ. Ông T không đồng ý cho trả dần nên không có căn cứ chấp nhận.

Đi với nội dung kháng cáo của ông K về việc không đồng ý thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thấy: Theo quy định của pháp luật, trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thì người bảo lãnh phải có nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm bảo lãnh. Án sơ thẩm tuyên buộc ông K có nghĩa vụ trả nợ khi ông Đ, bà C không thực hiện nghĩa vụ là đúng. Tuy nhiên, ông K không bảo lãnh khoản nợ 20.000.000đ nhưng án sơ thẩm lại buộc ông K có trách nhiệm đối với khoản vay này là không đúng. Cho nên chấp nhận một phần kháng cáo của ông K.

Đi với nội dung kháng nghị: Khoản tiền 20 triệu, án sơ thẩm tính lãi 51 tháng 10 ngày với mức lãi 0,75%/tháng thành tiền 7.740.000đ là không chính xác mà phải là 7.700.000đ.

Khon tiền 400.000.000đ ngày tính lãi trong hạn 3 tháng phải là từ ngày 30/10/2015 đến ngày 31/01/2016, án sơ thẩm tính đến 31/12/2015 là không đúng. Lãi suất trong hạn do không thống nhất phải lấy 150% của lãi suất cơ bản nhưng án sơ thẩm lấy mức lãi suất 0,75% tháng là không đúng. Phải là 400.000.000đ x 0,75% x 150% x 3 tháng là 13.500.000đ. Lãi suất quá hạn từ ngày 01/02/2016 đến ngày xét xử sơ thẩm là 14/6/2019 phải theo Bộ luật Dân sự 2005 nhưng án sơ thẩm căn cứ Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 mức lãi 1,125% là không đúng. Đồng thời, án sơ thẩm tính 41 tháng 13 ngày cũng không chính xác mà phải là 40 tháng 14 ngày. Kháng nghị yêu cầu tính 40 tháng 12 ngày cũng không đúng.

Ngoài ra, ngày xét xử là ngày 14/6/2019 nhưng bản án giao cho Viện kiểm sát lại ghi 12/6/2019 là không đảm bảo tố tụng.

Đề nghị bác kháng cáo, chấp nhận một phần kháng nghị. Sửa một phần bản án dân sự sơ thẩm về lãi suất và về việc tuyên buộc trách nhiệm bảo lãnh của ông K.

[1] Tố tụng:

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1.1] Viện kiểm sát nhân dân huyện TT kháng nghị; các bị đơn ông Đ, bà C và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông K kháng cáo hợp lệ nên được chấp nhận, vụ án được xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm.

[1.2] Về thẩm quyền, tư cách đương sự án sơ thẩm xác định đúng nhưng về quan hệ tranh chấp án sơ thẩm xác định chưa đầy đủ. Căn cứ đơn kiện ghi ngày 15/01/2019, ông T buộc vợ chồng ông Đ thực hiện nghĩa vụ của người vay tiền đồng thời yêu cầu ông K thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh. Ông K không đồng ý trách nhiệm bảo lãnh án sơ thẩm phải xác định “tranh chấp hợp đồng vay” và “tranh chấp hợp đồng bảo lãnh” mới đảm bảo tố tụng và luật nội dung khi giải quyết vụ án.

[1.3] Căn cứ vào bản án lưu trong hồ sơ thể hiện ngày xét xử là ngày 14/6/2019 nhưng phần ghi số bản án và ngày thì ghi 12/6/2019. Lẽ ra phải thông báo đính chính nhưng lại xóa sửa trong khi bản án gửi cho Viện kiểm sát vẫn ghi ngày 12/6/2019. Vấn đề này cấp sơ thẩm cần rút kinh nghiệm.

[1.4] Viện kiểm sát nhân dân kháng nghị, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo căn cứ Điều 293 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án cấp phúc thẩm xét xử trong phạm vi kháng cáo, kháng nghị.

[2] Đối với kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện TT, tỉnh Long An.

[2.1] Ngày 04/3/2015 giữa ông Lê Văn T và vợ chồng ông Bùi Văn Đ thiết lập quan hệ vay tiền 20.000.000đ, có thỏa thuận lãi 1,5%/tháng nhưng không thỏa thuận thời hạn trả. Quan hệ hợp đồng vay được xác định là vay có lãi và không kỳ hạn theo khoản 2 Điều 477 Bộ luật Dân sự 2005.

[2.2] Ngày 31/10/2015 vợ chồng ông Đ lại tiếp tục vay của ông T 400.000.000đ. Lần vay này hai bên trình bày không thống nhất, có thỏa thuận lãi và thời gian trả 3 tháng. Do đó xác định hợp đồng vay này là có lãi có thời hạn theo khoản 2 Điều 478 Bộ luật dân sự 2005.

[2.3] Án sơ thẩm căn cứ vào các giấy biên nhận và thừa nhận của các bên đương sự buộc bên vợ chồng ông Đ, bà C trả nợ gốc là có cơ sở. Nhưng án sơ thẩm tính lãi đối với khoản tiền vay 20.000.000đ có lãi không kỳ hạn chưa chính xác về số tiền lãi. Đối với khoản tiền 400.000.000đ có lãi có kỳ hạn, án sơ thẩm lấy mốc thời gian trong hạn 3 tháng không đúng, đồng thời việc lấy một mức lãi quá hạn theo Bộ luật Dân sự 2015 cũng là không đúng. Trong trường hợp giao dịch dân sự có nội dung thỏa thuận lãi và lãi suất không phù hợp Bộ luật Dân sự 2015 thì áp dụng Bộ luật Dân sự 2005 quy định tại Điều 688 Bộ luật Dân sự 2015 và hướng dẫn tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao về tính lãi. Cho nên kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện TT chỉ có cơ sở chấp nhận một phần.

[2.4] Lãi suất được tính như sau:

[2.4.1] Đối với số tiền 20.000.000đ Lãi suất tính từ ngày vay 04/3/2015 đến ngày 14/6/2019 là 51 tháng 10 ngày: 20.000.000đ x 0,75% x 51 tháng 10 ngày = 7.700.000đ. Vốn lãi: 20.000.000đ + 7.700.000đ = 27.700.000đ [2.4.2] Đối với khoản tiền 400.000.000đ.

* Do các bên không thống nhất về lãi nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại lấy mức lãi suất cơ bản là không đúng, phải áp dụng khoản 2 Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005 lấy mức lãi suất 150% lãi suất cơ bản. Ngày vay là ngày 31/10/2015 thời gian 3 tháng phải là ngày 31/01/2016, án sơ thẩm lấy ngày 31/12/2015 là không chính xác. Từ ngày 31/10/2015 đến ngày 31/01/2016, lãi suất trong hạn: 400.000.000đ x 0,75% x 150% x 3 tháng = 13.500.000đ.

* Từ ngày 01/02/2016 đến 14/6/2019 là 40 tháng 14 ngày, lãi suất quá hạn theo khoản 5 Điều 474 Bộ luật Dân sự 2005 phải là lãi suất cơ bản nhưng án sơ thẩm lấy mức lãi suất 1,125% /tháng là không đúng. Kháng nghị áp dụng Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 lấy mức lãi 1,25% cũng là không chính xác.

Lãi suất quá hạn theo Bộ luật Dân sự 2005 sẽ là 400.000.000đ x 0,75% x 40 tháng 14 ngày = 120.000.000đ + 1.400.000đ = 121.400.000đ.

Cộng lãi 13.500.000đ + 121.400.000đ = 134.900.000đ. Vốn lãi 400.000.000đ + 134.900.000đ = 534.900.000đ.

Hai khoản tiền là 27.700.000đ + 534.900.000đ = 562.600.000đ.

Do sau đó ông T đã nhận của vợ chồng ông Đ 10.700.000đ từ tiền thi hành án của vợ chồng ông Phong nên số tiền còn phải trả cho ông T là 551.900.000đ.

[2.2] Đối với kháng cáo của các bị đơn ông Nguyễn Văn Đ và bà Bùi Thị C về nghĩa vụ trả nợ.

Ông Đ và bà C vi phạm nghĩa vụ của bên vay tiền khi đến hạn nên án sơ thẩm buộc vợ chồng ông Đ và bà C có nghĩa vụ liên đới trả nợ cho ông T là có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015. Ông Đ, bà C kháng cáo cho rằng do ông K bảo lãnh nên phải có nghĩa vụ trả ½ là 200.000.000đ nhưng về trách nhiệm của người bảo lãnh được quy định tại khoản 1 Điều 342 Bộ luật Dân sự 2015. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó. Điều này đã được ghi trong phần quyết định của bản án dân sự sơ thẩm cho nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của các bị đơn về yêu cầu ông K có nghĩa vụ trả cho ông T 200.000.000đ. Mặt khác, vợ chồng ông Đ cũng đã khởi kiện vợ chồng ông Phong đối với số tiền trên và các bên đã thỏa thuận bằng một quyết định có hiệu lực thi hành.

Đi với kháng cáo xin trả dần không được phía ông T chấp nhận, pháp luật không quy định việc cho trả dần nên không chấp nhận kháng cáo này của ông Đ, bà C.

[3] Xét kháng cáo của ông Đặng Văn K thấy:

[3.1] Ông K kháng cáo cho rằng ông chỉ bảo lãnh cho vợ chồng ông Đ, bà C vay tiền mua máy cắt lúa, ông không bảo lãnh vay tiền để vợ chồng ông Đ đưa cho ông Phong, bà Thuỷ. Tuy nhiên, theo giấy vay tiền ngày 31/10/2015 không thể hiện nội dung như ông trình bày trong khi khoản 1 Điều 339 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trách nhiệm của người bảo lãnh khi người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ. Ông K có quyền yêu cầu vợ chồng ông Đ, bà C thực hiện nghĩa vụ đối với ông trong phạm vi bảo lãnh đã thực hiện theo Điều 340 Bộ luật Dân sự 2015. Án sơ thẩm buộc ông K thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh là có căn cứ nhưng án sơ thẩm buộc ông Đặng Văn K thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với toàn bộ số tiền ông Đ và bà C nợ ông T là không đúng. Vì ông K chỉ bảo lãnh đối với phần vay 400.000.000 đồng, riêng khoản vay 20.000.000đ và tiền lãi ông K không bảo lãnh. Vì vậy, chỉ buộc ông K thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh đối với số nợ gốc và lãi của 400.000.000 đồng, tổng cộng là 534.900.000đ sau khi trừ khoản tiền đã nhận là 10.700.000đ. Cụ thể: 534.900.000đ - 10.700.000đ = 524.200.000đ. Do đó, chấp nhận một phần kháng cáo của của ông K sửa bản án dân sự sơ thẩm về phần này. Ông K chỉ phải chịu trách nhiệm của người bảo lãnh đối với số tiền 524.200.000đ khi vợ chồng ông Đ không thi hành nghĩa vụ hoặc thi hành không đầy đủ.

[4] Về án phí, áp dụng Điều 147, Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Điều 26, Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn về án phí, lệ phí Tòa án buộc đương sự phải chịu.

[4.1] Về án phí dân sự sơ thẩm, ông Đ và bà C phải chịu án phí đối với số tiền 551.900.000đ phải trả cho ông T là 20.000.000đ + (4% x 151.900.000đ) = 26.076.000đ. Ông T phải chịu án phí phần yêu cầu bị bác: 661.500.000đ – 551.900.000đ = 109.600.000đ x 5% = 5.480.000đ. Án sơ thẩm không buộc ông T chịu án phí phần yêu cầu bị bác là thiếu sót.

[4.2] Ông Đ và bà C kháng cáo không được chấp nhận nhưng án sơ thẩm bị sửa có lợi cho bị đơn nên không phải chịu, hoàn trả tiền tạm ứng án phí đã nộp. Ông K kháng cáo được chấp nhận một phần, không phải chịu án phí.

[5] Những nội dung khác của quyết định án sơ thẩm, không có kháng cáo giữ nguyên có hiệu lực.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng Khoản 2 Điều 308, Điều 293 và Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Nguyễn Văn Đ và bà Bùi Thị C.

Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của ông Đặng Văn K.

Chấp nhận một phần kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện TT, tỉnh Long An Sửa một phần bản án dân sự sơ thẩm số số 19/2019/DS-ST ngày 14/6/2019 Tòa án nhân dân huyện TT.

Căn cứ các Điều 26, Điều 35, Điều 147, Điều 148, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Điều 474, Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005; Điều 336, Điều 339, Điều 340 Điều 342 và khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015; Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao về tính lãi; Điều 26, Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH 2014 ngày 30 tháng 12 năm 2016.

Tuyên xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Lê Văn T đối với ông Nguyễn Văn Đ, bà Bùi Thị C và ông Đặng Văn K về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” 1.1. Buộc ông Nguyễn Văn Đ, bà Bùi Thị C liên đới trả cho ông Lê Văn T 551.900.000 đồng. (Năm trăm năm mươi mốt triệu chín trăm ngàn đồng) 1.2. Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người đựơc thi hành án cho đến khi thi hành án xong các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án phải chịu thêm khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành theo mức lãi suất do ngân hàng Nhà nước qui định tương ứng với thời gian chưa thi hành theo khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.

2. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Lê Văn T đối với ông ông Đặng Văn K về việc “Tranh chấp hợp đồng bảo lãnh” Trong trường hợp ông Nguyễn Văn Đ và bà Bùi Thị C không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho ông Lê Văn T thì ông Đặng Văn K có nghĩa vụ trả cho ông Lê Văn T đối với số tiền ông Nguyễn Văn Đ và bà Bùi Thị C có nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi bảo lãnh của số tiền 524.200.000đ.

3.Về án phí:

Ông Lê Văn T phải chịu 5.480.000đ tiền án phí dân sự sơ thẩm, được khấu trừ tiền tạm ứng án phí đã nộp 16.537.500 đồng theo biên lai số 0004792 ngày 28/02/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện TT. Hoàn trả cho ông Lê Văn T tiền thừa 11.057.500đ.

Ông Nguyễn Văn Đ và bà Bùi Thị C phải liên đới chịu 26.076.000đ đồng án phí dân sự sơ thẩm, không phải chịu tiền án phí dân sự phúc thẩm. Hoàn trả cho ông Nguyễn Văn Đ và bà Bùi Thị C 600.000 đồng tạm ứng theo biên lai số 0004951 và 0004952 cùng ngày 24/6/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện TT.

Ông Đặng Văn K không phải chịu tiền án phí dân sự phúc thẩm, hoàn trả 300.000 đồng tạm ứng đã nộp theo biên lai số 0004959 ngày 27/6/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện TT.

4. Án xử công khai phúc thẩm có hiệu lực pháp luật thi hành ngay sau khi tuyên án.

5.Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

249
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 69/2019/HNGĐ-PT ngày 26/07/2019 về tranh chấp ly hôn, nuôi con

Số hiệu:69/2019/HNGĐ-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Long An
Lĩnh vực:Hôn Nhân Gia Đình
Ngày ban hành: 26/07/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về