Bản án 667/2019/HS-PT ngày 30/10/2019 về tội cố ý làm trái quy định quản lý kinh tế của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 667/2019/HS-PT NGÀY 30/10/2019 VỀ TỘI CỐ Ý LÀM TRÁI QUY ĐỊNH QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG

Trong các ngày 28, 29 và 30 tháng 10 năm 2019, tại trụ sở, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 295/2019/TLPT-HS ngày 06 tháng 7 năm 2019 đối với bị cáo Trương V và các bị cáo khác; Do có kháng cáo của các bị cáo, bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 142/2019/HSST ngày 26/04/2019 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bị cáo:

1. Trương V, sinh ngày 04/12/1959, tại Quảng Nam; nơi ĐKNKTT và chỗ ở: đường H, Phường 8, quận Ph, Thành phố Hồ Chí Minh; nghề nghiệp: Nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc U; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; Đảng, đoàn thể: Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam (đã bị tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng); con ông Trương Y và bà Nguyễn Thị Th; có vợ và 02 con, lớn sinh năm 1987, nhỏ sinh năm 1990; tiền án, tiền sự: Không;

Nhân thân: Ngày 09/8/2018 bị Tòa án Quân sự Trung ương xử phạt 12 năm tù (bản án số 04/2018/HS-PT2); Bị bắt tạm giam từ ngày 06/8/2013. (có mặt)

Người bào chữa cho bị cáo Trương V:

- Luật sư Hoàng Như V - Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai. (vắng mặt)

- Luật sư Nguyễn Trinh Đ - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội. (có mặt)

2. Tống Thị Bích L, sinh ngày 05/3/1958, tại Thành phố Hồ Chí Minh; nơi ĐKNKTT: đường V, phường Q, thành phố B, tỉnh Đồng Nai; chỗ ở: đường Ph1, Phường 2, quận T, Thành phố Hồ Chí Minh; nghề nghiệp: Nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu B; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nữ; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; Đảng, đoàn thể: Đã bỏ sinh hoạt Đảng từ tháng 7/2013; con ông Tống Đình H và bà Trần Kim Ph; có chồng và 02 con, lớn sinh năm 1978, nhỏ sinh năm 1980; tiền án, tiền sự: Không; Bị cáo tại ngoại. (có mặt)

Người bào chữa cho bị cáo Tống Thị Bích L: Luật sư Phan Trung H - Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh. (có mặt)

3. Châu Thị Kh; sinh ngày 10/5/1963, tại tỉnh Bình Định; nơi ĐKNKTT và chỗ ở: đường Ng1, Khu phố 3, phường Tr, thành phố B, tỉnh Đồng Nai; nghề nghiệp: Nguyên Phó Giám đốc kiêm Kế toán trưởng Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu B; trình độ văn hóa: 10/10; dân tộc: Kinh; giới tính: Nữ; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; Đảng, đoàn thể: Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam (đã bị tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng); con ông Châu B (chết) và bà Châu Thị Ngh (chết); có chồng và 01 con sinh năm 1990; tiền án, tiền sự: Không; Bị cáo tại ngoại. (có mặt)

Người bào chữa cho bị cáo bị cáo Châu Thị Kh: Luật sư Nguyễn Tri Đ – Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh. (có mặt)

4. Nguyễn Thị Mỹ D; sinh ngày 20/12/1960, tại tỉnh Đồng Nai; nơi ĐKNKTT và chỗ ở: đường C, phường Q, thành phố B, tỉnh Đồng Nai; nghề nghiệp: Nhân viên Phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu B; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nữ; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Nguyễn Văn M và bà Lưu Thị Ch; có chồng và 01 con sinh năm 1986; tiền án, tiền sự: Không; Bị cáo tại ngoại. (có mặt)

- Bị hại:

1. Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại T.

Đa chỉ: đường H, Phường 9, quận Ph, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện theo ủy quyền:

- Bà Lương Thị Bích D; sinh năm 1989. (có mặt)

- Bà Nguyễn Thị Hải Y, sinh năm: 1994. (vắng mặt, có đơn xin xét xử vắng mặt)

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại T: Luật sư Nguyễn Thị Huyền Tr và Luật sư Phạm Thành L – Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh. (có mặt)

2. Công ty Cổ phần đầu tư K.

Đa chỉ: đường Ng2, phường Đ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện theo ủy quyền:

- Bà Phan Minh H, sinh năm 1993. (có mặt) - Ông Đinh Tử Th, sinh năm 1990. (vắng mặt)

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty cổ phần đầu tư K: Lut sư Vũ Thị Nh – Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (vắng mặt, có gửi văn bản trình bày ý kiến)

3. Ngân hàng N Việt Nam - Chi nhánh Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: đường V, phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện theo ủy quyền: Bà Trần Thị Thanh H, sinh năm 1996. (có mặt)

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: Luật sư Nguyễn Trọng Th (có mặt)

4. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu B (nay là Tổng công ty D).

Địa chỉ: đường X, Khu phố 1, phường L, thành phố B, tỉnh Đồng Nai.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Phạm Nam H, sinh năm 1965. (có mặt)

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty D: Luật sư Lê Trạch G – Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh. (có mặt)

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án:

1. Công ty Cổ phần U.

Người đại diện theo ủy quyền:

- Bà Lê Thị H, sinh năm 1990. (có mặt)

- Ông Nguyễn Xuân N, sinh năm 1956. (có mặt)

- Nguyễn Thị Ngọc T, sinh năm 1980 (có mặt)

Địa chỉ: 4 - 6 đường H, phường Ng3, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty U: Lut sư Vũ Phi L – Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh. (có mặt)

2. Ngân hàng N Việt Nam - Chi nhánh S, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đa chỉ: đường V, phường Ng3, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngưi đại diện theo ủy quyền:

Bà Ngô Thị Kim Ph, sinh năm 1973. (có mặt)

3. Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại T.

Đa chỉ: đường H, Phường 9, quận Ph, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện theo ủy quyền:

- Bà Lương Thị Bích D; sinh năm 1989. (có mặt)

- Bà Nguyễn Thị Hải Y, sinh năm 1994. (vắng mặt)

4. Ngân hàng TMCP Q- Chi nhánh C, Thành phố Hồ Chí Minh. (vắng mặt)

Địa chỉ: đường A, Phường 3, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Bà Nguyễn Ngọc D, sinh năm 1956. (vắng mặt)

Địa chỉ: đường Tr, phường C, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Ông Nguyễn Quốc A, sinh năm 1956. (có mặt)

Địa chỉ: đường Tr4, Phường 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Ông Phan Văn T, sinh năm 1954. (có mặt)

Địa chỉ: đường T, Phường 13, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Ông Nguyễn Thiên Th, sinh năm 1966. (vắng mặt)

Địa chỉ: đường Ng4, phường B, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Ông Nguyễn Quốc A, sinh năm 1962. (vắng mặt)

Địa chỉ: đường Ng5, Phường 17, quận G, Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Ông Chu Ngọc S, sinh năm 1974.

Đa chỉ: đường Th, ấp 6, xã T, huyện B1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngưi đại diện theo ủy quyền: Ông Võ Thanh Kh, sinh năm 1986. (có mặt)

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Chu Ngọc S: Luật sư Nguyễn Minh L – Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh. (có mặt)

11. Ông Phùng Xuân M, sinh năm 1962. (có mặt)

Địa chỉ: đường N 2, phường T1, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Ông Nguyễn Tấn H, sinh năm 1967. (vắng mặt)

Địa chỉ: đường T2, phường T3, quận Th1, Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Bà Phạm Hồng Thanh Tr, sinh năm 1979. (vắng mặt)

Địa chỉ: Chung cư Ph3, Phường 2, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Bà Trần Thị Trang Nh, sinh năm 1984. (có mặt)

Địa chỉ: đường A1, Phường 3, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: Luật sư Lê Thị Bích Ch – Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh. (có mặt)

15. Ông Lâm Bá B, sinh năm 1978. (có mặt)

Địa chỉ: đường M, Phường 15, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Bà Đặng Thị Ngọc H, sinh năm 1974. (vắng mặt)

Địa chỉ: đường H, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

17. Ông Huỳnh Kim Ch, sinh năm 1956. (vắng mặt)

Địa chỉ: đường H, Phường 4, quận T, Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Ông Chu Vũ Thiên H, sinh năm 1987. (vắng mặt)

Địa chỉ: Khu phố 6, phường Tr5, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Quang Tr, sinh năm 1983.(vắng mặt)

Địa chỉ: đường H1, phường Tr5, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

19. Bà Lâm Ngọc L, sinh năm 1960. (có mặt) Địa chỉ: đường H, Phường 8, quận Ph, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: Luật sư Nguyễn Trinh Đ – Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội (có mặt)

20. Ngân hàng TMCP Đ - Chi nhánh Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. (vắng mặt)

Địa chỉ: 56-58 Nguyễn Công Trứ, phường Ng3, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

21.Nn hàng N Việt Nam – Chi nhánh Ph.

Đa chỉ: đường Ph1, Phường 2, Quận Ph, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện theo ủy quyền: Hà Đạt T (có mặt)

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: Luật sư Dương Thanh M – Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh. (có mặt)

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội D vụ án được tóm tắt như sau:

Công ty cổ phần U (viết tắt là Công ty U) thành lập năm 2002, trụ sở tại số 4-6 đường H, phường Ng3, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (thuê của Nhà nước), ngành nghề sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu lâm sản và hàng tiểu thủ công mỹ nghệ, sản xuất hàng may mặc.... Thời điểm năm 2010, Trương V là Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Tổng giám đốc Công ty, đại diện 12% phần vốn của Nhà nước (ngày 18/5/2007, Nhà nước đã thoái toàn bộ vốn); các thành viên khác của HĐQT Công ty gồm có: bà Nguyễn Ngọc D, ông Nguyễn Quốc A, ông Phan Văn T và ông Nguyễn Thiên Th. Tháng 4/2012, ông Nguyễn Quốc A thay ông Nguyễn Quốc A, ông Chu Ngọc S thay ông Phan Văn T là thành viên HĐQT.

Năm 2010, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có chủ trương bán chỉ định căn nhà đất 4-6 đường H, phường Ng3, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh cho Công ty U. Nhưng công ty đang có khó khăn về tài chính nên Trương V cùng với HĐQT (gồm bà Nguyễn Ngọc D, ông Nguyễn Quốc A, ông Phan Văn T) nhất trí chủ trương để Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại T (viết tắt là Công ty T) tham gia góp vốn hợp tác kinh doanh đầu tư xây dựng dự án UT tại địa điểm 4-6 đường H, phường Ng3, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh theo Biên bản họp HĐQT Công ty U số 459/BB-HĐQT ngày 24/7/2010. Chủ trương này cũng đã được thông qua và nhất trí của Đại hội đồng cổ đông Công ty U năm 2011. Ngày 26/7/2010, Trương V đại diện Công ty U ký “Hợp đồng hợp tác kinh doanh” số 002/UPX-TĐC/2010 với ông Nguyễn Tấn H - Tổng giám đốc Công ty T, nội D: Công ty U và Công ty T cùng nhau góp vốn để đầu tư mua nhà đất, xây dựng và khai thác ngôi nhà tại khu đất số 4-6 đường H; giai đoạn đầu mua khu đất với tổng trị giá 120 tỷ đồng, mỗi bên góp 50% tương đương 60 tỷ đồng. Tại Điều 5 hợp đồng ghi rõ: U “không được phép mua bán, sang nhượng, cầm cố, thế chấp khu đất trên kể từ khi hai bên ký hợp đồng này nếu chưa được sự đồng ý bằng văn bản của T”; tiết c điểm 2.3 Điều 2 bản hợp đồng, hai bên thỏa thuận thống nhất: Công ty U chịu trách nhiệm làm thủ tục, đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng nhà ở của căn nhà số 4-6 đường H. Tại điểm 6.1 quy định: T được hưởng lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh khai thác khu đất và tòa nhà, kể cả khi chuyển nhượng dự án.

Thc hiện hợp đồng trên, từ ngày 29/7/2010 đến 17/5/2011, Công ty T đã chuyển 60 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty U. Kết quả điều tra xác định Công ty U đã sử dụng 10 tỷ đồng trả tiền mua nhà đất số 4-6 đường H, số tiền còn lại được kế toán Công ty U hạch toán đã nhập vào quỹ công ty và được theo dõi trên sổ kế toán.

Ngày 18/11/2011, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng nhà ở” của căn nhà số 4-6 đường H, đứng tên Công ty U.

Sau khi ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 002/UPX-TĐC/2010, nhận 60 tỷ đồng góp vốn của Công ty T và tiến hành các thủ tục mua nhà số 4-6 đường H, Trương V đã có các hành vi gian dối trong việc thỏa thuận, ký hợp đồng chuyển nhượng, thế chấp tài sản này cho các đơn vị khác, chiếm đoạt tiền. Cụ thể như sau:

1. Hành vi Trương V lừa đảo trong việc chuyển nhượng nhà số 4-6 đường H, chiếm đoạt tiền của Công ty Cổ phần đầu tư K:

Khong cuối tháng 11/2010, biết được chủ trương của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bán chỉ định căn nhà số 4-6 đường H cho Công ty U; ông Phùng Xuân M - Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần đầu tư K (viết tắt là Công ty K) đã gặp và thỏa thuận với Trương V để mua lại căn nhà này; hai bên thống nhất giá mua bán nhà số 4-6 đường H là 330 tỷ đồng. Khi thỏa thuận, Trương V không cho ông Phùng Xuân M biết căn nhà số 4-6 đường H đã được giao kết hợp đồng như đã nêu trên giữa Công ty U và Công ty T.

Ngày 16/3/2011, Trương V và ông Phùng Xuân M ký “Hợp đồng hứa chuyển nhượng”, trong đó ghi giá chuyển nhượng là 290 tỷ đồng, trả ngoài hợp đồng cho Trương V là 40 tỷ đồng. Tiền chi ngoài hợp đồng, ông Phùng Xuân M giao cho Trương V 5 tỷ đồng ngay sau khi ký Hợp đồng hứa chuyển nhượng, đồng thời viết giấy nhận nợ Trương V 35 tỷ đồng theo yêu cầu của V. Tính đến ngày 30/6/2011, ông Phùng Xuân M đã chuyển khoản 40 tỷ đồng vào Công ty U, 50 tỷ đồng tiền mặt được chuyển cho Trương V, sau đó Trương V đã chuyển 11,2 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty U, còn lại 38,8 tỷ đồng Trương V sử dụng cá nhân. Ngày 18/11/2011, Công ty U được Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng nhà ở” của căn nhà số 4-6 đường H. Ngày 03/12/2011, tại Văn phòng Công chứng quận T, Trương V - đại diện Công ty U đã ký Hợp đồng số 017522/HĐ-MBNLV chuyển nhượng nhà và quyền sử dụng đất tại số 4-6 đường H cho Công ty K (do ông Phùng Xuân M đại diện) với giá 280 tỷ đồng (Trương V đề nghị ông M ghi giá trong hợp đồng là 280 tỷ, còn lại 50 tỷ chi ngoài cho Trương V), giấy tờ kèm theo Biên bản họp HĐQT của Công ty U. Sau đó, Công ty K tiếp tục chuyển khoản vào Công ty U 20 tỷ đồng, chuyển 10 tỷ đồng tiền mặt cho Trương V sau đó Trương V chuyển 01 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty U còn lại 09 tỷ đồng Trương V sử dụng cá nhân.

Đến ngày 27/11/2012, Trương V - đại diện Công ty U và ông Trương Thế H - đại diện Công ty K ký biên bản đối chiếu, xác nhận đợt 1 Công ty K đã thanh toán cho Công ty U số tiền 120 tỷ đồng. Sau đó, do Công ty K gặp khó khăn về tài chính không có tiền để tiếp tục thanh toán tiền mua nhà cho Công ty U nên Trương V và ông Phùng Xuân M thỏa thuận với nhau thế chấp căn nhà và đất tại số 4-6 đường H để vay 110 tỷ đồng tại Ngân hàng N Việt Nam - Chi nhánh S, Thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt là N S) để Công ty U sử dụng 60 tỷ đồng và Công ty K sử dụng 50 tỷ đồng; sau 06 tháng Công ty K sẽ chịu trách nhiệm hoàn trả ngân hàng số nợ gốc 110 tỷ đồng và tiền lãi, tính vào tiền tiếp tục thanh toán mua nhà số 4-6 đường H. Vì tài sản này đã được hai bên ký hợp đồng chuyển nhượng qua công chứng nên muốn đem thế chấp, phải hủy hợp đồng mua bán; do vậy, ngày 26/4/2012, Trương V - đại diện Công ty U đã ký vi bằng với ông Phùng Xuân M - đại diện Công ty K tại Văn phòng Thừa phát lại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh về việc hủy hợp đồng mua bán nhà, đất tại số 4-6 đường H trong thời hạn 06 tháng và cùng ngày tiến hành hủy hợp đồng mua bán với Công ty K tại Văn phòng Công chứng quận T.

Kết quả điều tra cho thấy: Tại Công ty U không lưu hợp đồng hứa chuyển nhượng và hợp đồng mua bán chính thức giữa Công ty K với Công ty U. Trương V khai: Khi bàn bạc thống nhất, ký hợp đồng hứa chuyển nhượng với ông Phùng Xuân M thì V điện thoại thông báo cho từng người trong HĐQT Công ty U biết việc chuyển nhượng nhà đất tại số 4-6 đường H cho Công ty K với giá 290 tỷ đồng. Trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng chính thức, không tổ chức cuộc họp HĐQT mà Trương V yêu cầu Huỳnh Lê T (thư ký HĐQT) lập Biên bản họp HĐQT nội D thống nhất ủy quyền cho V quyết định giá cả và ký các thủ tục chuyển nhượng nhà, đất tại số 4-6 đường H cho Công ty K, sau đó V bảo Tường đưa biên bản đó cho các thành viên HĐQT ký. Bản chính hợp đồng hứa chuyển nhượng và hợp đồng chuyển nhượng (được công chứng) V giữ, V có photo các hợp đồng cho Phòng kế toán theo dõi thu tiền. Do giữa ông Phùng Xuân M với V còn có công nợ nên việc theo dõi trên sổ sách của công ty vẫn để tại tài khoản 3388 (phải thu, phải trả khác) mà không theo dõi thanh toán theo hợp đồng chuyển nhượng.

Tại cơ quan điều tra, ông Phan Văn T, bà Nguyễn Thị Bích D, ông Nguyễn Quốc A khai không có cuộc họp HĐQT ngày 07/12/2012, không biết vì sao lại có chữ ký của họ tại biên bản cuộc họp, không biết việc bán nhà số 4-6 đường H cho Công ty K. Trên hệ thống kế toán Công ty U không thể hiện việc thu chi liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng với Công ty K nên HĐQT không biết. Các ông Chu Ngọc S, bà Phạm Hồng Thanh Tr, bà Trần Thị Trang Nh, ông Lâm Bá B (Phòng kế toán Công ty U) khai không biết hợp đồng hứa chuyển nhượng và hợp đồng chuyển nhượng nhà đất số 4-6 đường H cho Công ty K; các khoản thu, chi liên quan đến ông Phùng Xuân M, Công ty K là do Trương V chỉ đạo kế toán ghi chép trên sổ sách theo tài khoản 3388 là tài khoản để vay, mượn (phải thu, phải trả), không theo dõi các hợp đồng chuyển nhượng.

Tài liệu điều tra xác định: Công ty K đã chuyển cho Trương V và Công ty U 120 tỷ đồng nhưng tại cuộc họp HĐQT ngày 07/12/2012 Trương V chỉ thể hiện việc Công ty K mua nhà số 4-6 đường H và mới chuyển được 10 tỷ đồng. Trong Biên bản họp HĐQT ngày 02/12/2011 của Công ty U, ông Phan Văn T đã thôi giữ chức danh thành viên HĐQT từ ngày 01/11/2011 nhưng vẫn có chữ ký tại biên bản này; ông Nguyễn Thiên Th không họp HĐQT mà vẫn có chữ ký (kết quả giám định chữ ký của ông Thao là chữ ký giả). Tại Cơ quan điều tra, các thành viên HĐQT Công ty U khai không có cuộc họp HĐQT ngày 07/12/2012. Như vậy, biên bản các cuộc họp nói trên là do Trương V tạo dựng.

Tổng số tiền ông Phùng Xuân M và Công ty K đã chuyển cho Công ty U và Trương V là 120 tỷ đồng; trong đó tại sổ sách kế toán Công ty U ghi thu của ông Phùng Xuân M 40 tỷ đồng, thu của Công ty K 21 tỷ đồng; còn 59 tỷ đồng do Trương V ký nhận tiền mặt, nhưng chỉ nộp 11,2 tỷ đồng vào Công ty U, còn 47,8 tỷ đồng Trương V không nhập vào quỹ Công ty U và sử dụng cá nhân. Cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh việc sử dụng 72,2 tỷ đồng (61 tỷ đồng + 11,2 tỷ đồng) được nhập vào quỹ Công ty U, xác định:

Chi cho 05 công ty gồm Công ty TM, TB, TC, MQ, PT: 33.161.790.000 đồng, nội D chi ứng tiền hàng và thanh toán tiền hàng. Sau đó, các công ty này chuyển trả lại cho Công ty U 19.654.000.000 đồng, chuyển trả Công ty B 7.446.440.000 đồng, còn lại sử dụng 6.061.680.000 đồng vào việc trả lãi vay cho khoản nợ của Công ty U tại Ngân hàng TMCP Đ và trả nợ cho các cá nhân. Tài liệu điều tra xác định: Các Công ty TM, TB, MQ, TC, PT do Trương V, Chu Ngọc S - Kế toán trưởng Công ty U thành lập và giao cho ông Lâm Bá B, Nguyễn Quốc A, Đặng Thị Ngọc H, Huỳnh Kim Ch, Chu Vũ Thiên H là bạn, người thân, nhân viên của Công ty U đứng tên đại diện pháp luật, kế toán của các công ty này là nhân viên của Phòng kế toán Công ty U. Quan hệ kinh tế giữa Công ty U với các Công ty TM, TB, PT, MQ và TC là khống, việc chuyển tiền qua lại giữa Công ty U với các công ty này chỉ là hình thức để đảo nợ ngân hàng, vay tiền Công ty B. Hiện nay, 05 công ty này không còn tồn tại, không còn hoạt động, không có tài sản, công nợ giữa Công ty U với các công ty này không được xác nhận. Trong số tiền chuyển cho 05 công ty này có 19.654.000.000 đồng được chuyển trả lại cho Công ty U, việc sử dụng số tiền này và các khoản tiền chi cho Công ty B, trả nợ Ngân hàng TMCP Đ chưa được làm rõ. Chi cho các Công ty TA, CV để hợp thức việc Công ty U trả nợ vay của Công ty B 2,6 tỷ đồng.

Chi cho các doanh nghiệp khác: Công ty Cao su PR, R, Công ty điện ĐN, C 585 để mua cao su, trả tiền hợp tác số tiền: 3.792.670.400 đồng. Cơ quan điều tra đã xác minh giữa Công ty U và các công ty trên có mua bán hàng hóa thật.

Chi cho Nguyễn Việt H 1,6 tỷ đồng. V khai chi phí ngoại giao để mua chỉ định nhà số 4-6 đường H, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Việt H khai không nhận số tiền này.

Chi cho các cá nhân để trả tiền vay: 20.668.635.000 đồng. Xác minh việc Trương V vay tiền của các cá nhân, cho thấy việc Trương V vay tiền với lãi suất cao không thông qua Đại hội đồng cổ đông, HĐQT Công ty U, việc thu chi đều do Trương V quyết định với mục đích vay để đảo nợ; sổ quỹ của Công ty U có hạch toán các khoản tiền vay trả cho các cá nhân, nhưng trên các phiếu thu và chi đều không có chữ ký của các cá nhân cho vay và nhận tiền; các cá nhân này khai chỉ cho Trương V vay tiền, không phải cho Công ty U vay.

Chi trả gốc, lãi ngân hàng, tiền thuế, bảo hiểm xã hội: 10.808.559.257 đồng, thanh toán chi phí của Công ty U.

Kết quả điều tra xác định số tiền 72,2 tỷ đồng được hạch toán vào Công ty U, trong đó có những khoản tiền được Trương V chỉ đạo sử dụng cho hoạt động của công ty, có những khoản tiền xác định Trương V sử dụng cho các mục đích cá nhân. Do đó, cần điều tra có kết luận bao nhiêu tiền đã được sử dụng cho các hoạt động hợp pháp của Công ty U, bao nhiêu khoản tiền Trương V đã chiếm đoạt của Công ty U. Do đó, ngày 07/02/2018, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ việc Trương V sử dụng và chiếm đoạt đối với số tiền 72,2 tỷ đồng.

Đi với các ông Phan Văn T, Nguyễn Quốc A và bà Nguyễn Ngọc D, Cơ quan điều tra kết luận chưa đủ căn cứ xác định đồng phạm với Trương V trong hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của Công ty K.

2. Hành vi Trương V lừa đảo chiếm đoạt 24 tỷ đồng của Công ty T.

Sau khi Trương V đã thực hiện thế chấp căn nhà số 4-6 đường H cho N S để vay tiền; do Công ty U còn một khoản vay 24 tỷ đồng đã quá hạn tại Ngân hàng TMCP V Việt Nam - chi nhánh V1 (V V1), tài sản thế chấp là quyền sử dụng nhà, đất hình thành trong tương lai tại số 4-6 đường H (vay ngày 27/01/2011 để mua tài sản nhà, đất tại số 4-6 đường H), V V1 yêu cầu Công ty U phải thanh toán. Để có tiền thanh toán nợ tại V V1 , ngày 12/12/2012 Trương V đã thông qua HĐQT chủ trương công ty chấp nhận chuyển nhượng bổ sung 20% phần vốn góp trên toàn bộ hợp đồng hợp tác kinh doanh cho Công ty T, giao ông Trương V - Chủ tịch HĐQT thực hiện đàm phán và ký kết phụ lục hợp đồng theo nội D đã thống nhất nêu trên.

Ngày 12/12/2012, Trương V ký “Phụ lục hợp đồng hợp tác kinh doanh” số 01/002/UPX-T/2010 với Tổng giám đốc Công ty T điều chỉnh phần vốn góp của Công ty U là 30%, Công ty T là 70%. Ngày 13, 14 và 17/12/2012, Công ty T đã chuyển khoản cho Công ty U số tiền 24 tỷ đồng (tương đương với phần tăng vốn 20% như thỏa thuận) và Trương V đã sử dụng số tiền này trả nợ V V1 .

Khi thực hiện hành vi thỏa thuận chuyển nhượng thêm 20% thị phần căn nhà số 4-6 đường H để lấy 24 tỷ đồng của Công ty T, Trương V đã che giấu việc đã đem toàn bộ tài sản này thế chấp cho N S, đến nay Trương V không có khả năng thanh toán trả cho Công ty T.

Đi với Nguyễn Quốc A và Chu Ngọc S là các thành viên HĐQT đã thống nhất với Trương V chủ trương chuyển nhượng cho Công ty T thêm 20% thị phần đối với tài sản đã đem thế chấp, là sai. Tại Cơ quan điều tra, các đối tượng này khai do không nắm được các hoạt động kinh doanh của công ty nên đã thống nhất với chủ trương do Trương V đưa ra để thanh toán khoản nợ tại V V1 , tránh bị khiếu kiện trước pháp luật, bản thân họ không quyết định được vấn đề gì. Sau khi phát hiện sự việc Chu Ngọc S đã có đơn tố cáo gửi Cơ quan điều tra. Do vậy, Cơ quan điều tra không xem xét trách nhiệm hình sự của ông Nguyễn Quốc A và Chu Ngọc S.

3. Hành vi Trương V lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng N Việt Nam - chi nhánh Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh:

Ngày 27/10/2008, Trương V đã ký hợp đồng tín dụng với ông Lê Hoàng L - Giám đốc Ngân hàng N Việt Nam - Chi nhánh Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (N Quận 1) vay 4,8 tỷ đồng, thế chấp bằng tài sản của Công ty U là Giấy chứng nhận QSDĐ số AM589732 ngày 09/10/2008 đối với thửa đất số 50, tờ bản đồ A4 (DC07) tại xã A, huyện Th, tỉnh Bình Dương là tài sản của Công ty U, được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp. Ngày 19/3/2009, Công ty U đã tất toán khoản nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng nhưng Giấy chứng nhận QSDĐ này vẫn để tại N Quận 1, không thế chấp cho khoản vay nào.

Đến năm 2010, Trương V chỉ đạo cho nhân viên Công ty U báo mất Giấy chứng nhận QSDĐ số AM589732 và được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp lại bằng Giấy chứng nhận QSDĐ số BA163257 ngày 06/10/2010. Tuy nhiên, khi cấp lại Giấy chứng nhận QSDĐ mới, Giấy chứng nhận QSDĐ cũ số AM589732 của thửa đất số 50 đã không được xóa tại sổ của Văn phòng Địa chính và Văn phòng đăng ký QSDĐ tỉnh Bình Dương cũng không thông báo cho các Phòng công chứng về việc cấp lại Giấy chứng nhận QSDĐ của thửa đất số 50. Như vậy, tại thời điểm này, cùng một thửa đất số 50, tờ bản đồ A4 (DC07) tại xã A, huyện Th, tỉnh Bình Dương tồn tại 2 Giấy chứng nhận QSDĐ do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp.

Ngày 24/10/2010, HĐQT ủy quyền cho ông Chu Ngọc S - Trưởng Phòng kế toán Công ty U ký Hợp đồng số 248.10.702.2323.BD thế chấp Giấy chứng nhận QSDĐ số BA163257 cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Q - chi nhánh C, Thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt là MB C) để bảo đảm cho số tiền vay 10 tỷ đồng của Công ty U. Hợp đồng thế chấp được công chứng tại Phòng công chứng số 2 tỉnh Bình Dương và đăng ký giao dịch bảo đảm tại Văn phòng đăng ký QSDĐ tỉnh Bình Dương. Ngày 14/12/2012, Công ty U do Trương V là đại diện đã ký hợp đồng tín dụng số 1601LAV201100477 vay tại N Quận 1 số tiền 14,5 tỷ đồng, thời hạn vay 3 tháng; trong đó Trương V đã sử dụng Giấy chứng nhận QSDĐ số AM589732 (cũ, không còn giá trị) để thế chấp làm tài sản đảm bảo là thửa đất số 50 tờ bản đồ A4 (DC07) tại xã A, huyện Th, tỉnh Bình Dương cho ngân hàng theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 160-LCP-2011323 ngày 20/12/2011 do ông Nguyễn Tấn Hoàng - nhân viên Phòng kế toán được HĐQT Công ty U ủy quyền ký; tài sản này được định giá 9.257.600.000 đồng để đảm bảo cho 6.943.200.000 đồng trong 14,5 tỷ đồng vay. Sau nhiều lần đảo nợ, đến ngày 24/12/2012 Trương V đại diện Công ty U ký hợp đồng tín dụng số 1601LAV201200422 vay tại N Quận 1 số tiền 14,3 tỷ đồng, thời hạn vay 3 tháng, Trương V tiếp tục dùng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 1601-LCP-201100323 ngày 20/12/2011 để thế chấp tài sản là Hợp đồng số 50 theo Giấy chứng nhận QSDĐ số AM589732 cũ, không còn giá trị, bảo đảm cho số tiền vay 6.943.200.000 đồng, thế chấp Quyền sử dụng đất tại thửa số 35, tờ bản đố số 12 xã T, huyện T1, tỉnh Bình Dương bảo đảm cho số tiền vay 3.073.500.000 đồng. Ngoài ra, Trương V còn thế chấp Quyền sử dụng đất tại thửa đất số 21, tờ bản đồ số 62 tại Phường 2, quận T, Thành phố Hồ Chí Minh bảo đảm cho số tiền vay 4.545.000.000 đồng. Đến nay, khoản vay này đã quá hạn, không còn khả năng trả nợ; N Quận 1 không xử lý được tài sản đảm bảo là thửa đất số 50 vì Giấy chứng nhận QSDĐ số AM589732 ngày 09/10/2008 không còn giá trị.

4. Hành vi của Trương V thế chấp nhà, đất số 4-6 đường H vay tiền của N S:

Sau khi hủy hợp đồng mua bán căn nhà số 4-6 đường H giữa Công ty K và Công ty U theo sự thỏa thuận giữa Trương V và ông Phùng Xuân M; ngày 28/5/2012, Trương V đại diện Công ty U ký hợp đồng số 1600-LCP-201200354 thế chấp nhà số 4-6 đường H cho N S bảo lãnh để Công ty MQ vay 55 tỷ đồng, Công ty TC vay 55 tỷ đồng để thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai công ty. Kết quả điều tra xác định thực tế đây là các hợp đồng mua bán hàng hóa khống nhằm mục đích vay tiền; sau đó chuyển về Công ty U để sử dụng 63,5 tỷ đồng và chuyển cho Công ty K sử dụng 41,5 tỷ đồng, còn 5 tỷ đồng do cá nhân Trương V sử dụng. Hiện tại ông Phùng Xuân M đã hoàn trả 41,5 tỷ đồng, còn 68,5 tỷ đồng do Công ty U và Trương V sử dụng đến nay đã quá hạn, chưa thu hồi được.

Trong việc dùng tài sản nhà, đất tại số 4-6 đường H để bảo lãnh thế chấp vay tiền tại N S, Trương V đã có các hành vi gian dối khi không cho phía ngân hành biết đây là tài sản đã thỏa thuận với 50% vốn góp của Công ty T và tạo dựng các hợp đồng mua bán hàng hóa khống giữa các công ty con để lập hồ sơ vay. Theo kết quả định giá của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự Thành phố Hồ Chí Minh xác định giá trị căn nhà số 4-6 đường H là 62.938.203.215 đồng thì với 50% giá trị nhà số 4-6 đường H thuộc Công ty U góp vốn mua, đã thế chấp và ngân hàng được quyền xử lý sẽ là 31.496.101.607 đồng; nếu tính trừ đi để thanh toán trả gốc vay thì N S còn thiệt hại 37.000.898.392 đồng. Tuy nhiên, qua tài liệu điều tra thể hiện trên thực tế giá trị tài sản nhà số 4-6 đường H lớn hơn nhiều so với kết quả định giá trong tố tụng hình sự. Cụ thể: Tại thời điểm Trương V ký hợp đồng mua bán cho Công ty K theo giá là 280 tỷ đồng; tại thời điểm Trương V thế chấp cho N S được định giá là 262 tỷ đồng; hiện nay N S và Công ty T đã trưng cầu định giá độc lập và Công ty T đã đồng ý mua căn nhà này với giá 160 tỷ đồng. Cơ quan điều tra đã trưng cầu Bộ Tài chính định giá nhưng Bộ Tài chính đã từ chối. Như vậy, chưa đủ cơ sở xác định tài sản đảm bảo thấp hơn số tiền gốc còn dư nợ và chưa xác định được chính xác số tiền N S còn thiệt hại. Do vậy, Cơ quan điều tra không tiếp tục đề nghị truy cứu Trương V về hành vi lừa đảo này và ra Quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự, đình chỉ điều tra bị can đối với Trương V về hành vi vay tiền tại N S.

Tuy nhiên, theo tài liệu điều tra xác định việc vay tiền tại N S là có chủ trương thống nhất của HĐQT Công ty U; việc Trương V chiếm hưởng sử dụng cá nhân 5 tỷ đồng trong số tiền vay là hành vi chiếm đoạt tiền của Công ty U, cần được điều tra làm rõ để xử lý trong cùng vụ việc Công ty U tố cáo Trương V chiếm đoạt tiền của công ty mà Cơ quan điều tra đang điều tra xác minh. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có văn bản ngày 07/02/2018 yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an tiếp tục điều tra xác minh làm rõ việc Trương V sử dụng, chiếm đoạt theo tố cáo của Công ty U và xem xét xử lý hành vi chiếm đoạt 5 tỷ đồng nêu trên.

5. Hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của Tống Thị Bích L, Châu Thị Kh và Trương V:

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu B B (viết tắt là Công ty B) có trụ sở tại số 2 đường C, thành phố B, tỉnh Đồng Nai là doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Tổng Công ty D Đồng Nai (viết tắt là Tổng Công ty D); Tống Thị Bích L làm Giám đốc, Châu Thị Kh là Phó Giám đốc kiêm Kế toán trưởng công ty.

Ngày 18/4/2013, Công ty B gửi đơn tới Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tố cáo Trương V - Tổng Giám đốc Công ty U có hành vi lạm dụng tính nhiệm chiếm đoạt tiền của Công ty B. Kết quả điều tra đã xác định được như sau:

Công ty U và Công ty B đã có quan hệ kinh doanh từ khoảng năm 2004. Trong quá trình kinh doanh đến năm 2008 Công ty U còn nợ Công ty B số tiền 4.461.100.000 đồng nhưng không có tiền trả, nên Tống Thị Bích L và Trương V đã bàn bạc thống nhất: Công ty B cho Công ty U vay tiền để trả các khoản nợ của Công ty B bằng cách Trương V (đại diện Công ty U) hoặc Giám đốc các công ty trung gian mà V có thể chi phối như: Công ty TM, Công ty PT, Công ty TB, Công ty TU, Công ty TA, Công ty TC, Công ty TV, Công ty GK, Công ty SH... ký các hợp đồng mua, bán hàng hóa khống với Công ty B để Công ty B làm căn cứ vay tiền ngân hàng, vay tiền Tổng Công ty D và chuyển cho Công ty U vay để Trương V sử dụng trả các khoản nợ cũ của chính Công ty B.

Tại cơ quan điều tra Tống Thị Bích L và Trương V khai nhận: Hình thức vay tiền và thu hồi vốn, lãi giữa Công ty B và Công ty U thể hiện dưới hai hình thức sau: - Thứ nhất: Công ty U bán hàng cho Công ty B, Công ty B bán hàng cho công ty trung gian, công ty trung gian bán hàng cho Công ty U. Cách thức chuyển tiền: Công ty B chuyển tiền cho Công ty U, U chuyển tiền cho công ty trung gian một phần, phần còn lại để lại quỹ Công ty U sử dụng, công ty trung gian chuyển tiền cho Công ty B trả nợ tiền các hợp đồng trước.

- Thứ hai: Công ty trung gian thứ nhất bán hàng cho Công ty B, Công ty B bán hàng cho Công ty U (hoặc bán cho công ty trung gian thứ hai để công ty trung gian thứ hai bán cho Công ty U), Công ty U bán cho công ty trung gian thứ nhất. Cách thức chuyển tiền: Công ty B chuyển tiền cho công ty trung gian thứ nhất, công ty trung gian thứ nhất chuyển cho Công ty U, Công ty U chuyển tiền trả Công ty B (hoặc chuyển công ty trung gian thứ hai để công ty trung gian thứ hai chuyển Công ty B) trả nợ các hợp đồng trước.

Qua điều tra đã xác định được: từ năm 2009 đến năm 2013, Công ty B đã thực hiện 173 hợp đồng mua bán hàng hóa khống để cho Công ty U vay tiền. Do số tiền Công ty B cho Công ty U vay dưới hình thức mua bán hàng hóa trong các năm 2009 đến năm 2012 đã được thanh toán hết, nên Cơ quan điều tra không xem xét xử lý.

Đi với 20 hợp đồng mua bán hàng hóa khống trong thời gian từ tháng 12/2012 đến tháng 3/2013, Công ty B đã chuyển cho Công ty U vay 168.737.203.195 đồng; đến thời điểm khởi tố vụ án (ngày 05/8/2013), Công ty U còn nợ 144.553.676.891 đồng, trong đó B vay của Tổng Công ty D 15,4 tỷ đồng, vay của V Đồng Nai 25 tỷ đồng và sử dụng 104.153.286.891 đồng là vốn tự có để cho Công ty U vay. Đến nay Công ty B đã sát nhập với Tổng Công ty D nênTổng Công ty D đã phải trả nợ khoản 25 tỷ đồng của Công ty B tại V Đồng Nai.

Trong 20 hợp đồng này, hiện nay có 2 hợp đồng mua bán hàng hóa số 01K/BI-PT/2013 ngày 25/01/2013 giữa Công ty B và Công ty CP SX TM PT; số 02HN/BI-TV/2013 ngày 02/01/2013 giữa Công ty B và Công ty TNHH TM & DV Phần mềm TV hiện có Bản án số 09/2013/KDTM-ST ngày 20/9/2013 của Tòa án nhân dân huyện D, tỉnh Bình Dương và Bản án số 66/2013/KDTM-ST ngày 04/12/2013 của Tòa án nhân dân quận T, TP.Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm theo khởi kiện dân sự của Công ty B, phán quyết buộc Công ty PT trả cho Công ty B số tiền nợ 4.758.000.000 đồng, buộc Công ty TV trả cho Công ty B số tiền nợ 3.935.000.000 đồng.

Theo kết quả điều tra xác định các ông Lâm Bá B, ông Võ Quốc M và Hồ Hoàng Th khai nhận hợp đồng mua bán giữa Công ty B và Công ty CP SX TM PT; giữa Công ty B và Công ty TNHH TM&DV Phần mềm TV nói trên là mua bán khống, không có việc giao nhận hàng hóa, chỉ chuyển tiền hộ Công ty U đến Công ty B. Khi xét xử hai bản án trên, Tòa án nhân dân huyện D, tỉnh Bình Dương và Tòa án nhân dân quận T, TP.Hồ Chí Minh không lấy lời khai, không triệu tập Trương V là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến tòa để làm rõ bản chất của hợp đồng mua bán giữa Công ty CP SX TM PT và Công ty TNHH TM&DV Phần mềm TV với Công ty B là các hợp đồng khống. Do hai bản án trên đã có hiệu lực pháp luật, nên Cơ quan điều tra không kết luận hậu quả thiệt hại tại hai hợp đồng này và đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các thủ tục để Tòa án nhân dân có thẩm quyền hủy Bản án số 09/2013/KDTM-ST ngày 20/9/2013 của Tòa án nhân dân huyện D, tỉnh Bình Dương và Bản án số 66/2013/KDTM-ST ngày 04/12/2013 của Tòa án nhân dân quận T, TP.Hồ Chí Minh; Cơ quan điều tra chỉ xác định hậu quả Công ty B còn bị thiệt hại qua 18 hợp đồng mua bán hàng hóa khống để chuyển tiền cho Công ty U vay là 136.679.912.891 đồng.

Lời khai của các bị cáo Trương V và Tống Thị Bích L thừa nhận các hợp đồng nêu trên là khống, không có hàng hóa thật, mục đích để hợp thức hóa việc Công ty B cho Công ty U vay tiền. Trương V và Tống Thị Bích L đã xác nhận vào bảng kê các số liệu theo các hợp đồng mua bán khống.

Lời khai của các ông Nguyễn Hưng Q - Công ty GK, ông Nguyễn Quốc A - Công ty PT, ông Võ Thành Kh - Công ty TC, ông Đậu Huy S - Công ty SH, ông Bùi Anh T - Công ty TB, ông Hồ Hoàng Th - Công ty TV, ông Chu Vũ Thiên H - Công ty MQ, ông Lê Đăng M - Công ty TU và ông An Đức C - Công ty TA đều thừa nhận không có việc giao nhận hàng hóa, không có chi tiền để thực hiện việc mua bán, chỉ làm trung gian nhận và chuyển tiền theo đề nghị của Trương V.

Tài liệu điều tra xác định: Biên bản kiểm kê các kho Công ty U xác định không có hàng hóa gửi kho, mua bán như các hợp đồng kinh tế nêu trên, chứng từ thanh toán qua ngân hàng giữa Công ty U, Công ty B và các công ty trung gian thể hiện tiền được chuyển lòng vòng, cuối cùng được chuyển về Công ty B để trả nợ. Đồng thời, Cơ quan điều tra đã thu được chứng cứ là các bản fax thể hiện việc cho vay, tính lãi theo số ngày Công ty B chuyển tiền.

Như vậy, có cơ sở xác định: Trương V và Tống Thị Bích L đã thông đồng, chỉ đạo Châu Thị Kh và các nhân viên lập các hợp đồng mua bán giữa Công ty B với Công ty U và các công ty trung gian do Trương V giới thiệu, sau đó L dùng các hợp đồng này để lập hồ sơ tín dụng vay tiền của Ngân hàng TMCP V Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai (viết tắt là V Đồng Nai), Tổng công ty D và lấy tiền của Công ty B để chuyển cho Công ty U vay và sử dụng trả cho các khoản nợ trước tại Công ty B. Hành vi này đã làm trái các quy định tại khoản 4 Điều 6; khoản 1 Điều 14 Luật Kế toán năm 2003, gây hậu quả thiệt hại cho Công ty B, Tổng công ty D số tiền 136.679.912.891 đồng.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện 18 hợp đồng mua bán hàng khống giữa Công ty B với Công ty U và các công ty trung gian nêu trên, mặc dù thực tế không có chi phí giao nhận, không có chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, nhưng Tống Thị Bích L và Châu Thị Kh vẫn thực hiện việc cho Phòng kinh doanh trích % tiền khoán các chi phí trên trên tổng giá trị 06 hợp đồng mua bán hàng hóa khống với các Công ty SH, TA, TC, MQ, TB, TU, rút 77.632.850 đồng dùng chi phí ngoài sổ kế toán. Tống Thị Bích L khai đã chi vào tiền cầu đường cho lái xe, chi liên hoan, tiếp khách của công ty; việc chi này không có chứng từ, không vào sổ kế toán; Cơ quan điều tra chưa xác minh được Tống Thị Bích L và Châu Thị Kh có sử dụng cá nhân số tiền này. Do vậy, xác định đây cũng là hành vi làm trái các quy định tại khoản 4 Điều 6; khoản 1 Điều 14 Luật Kế toán năm 2003, gây hậu quả thiệt hại cho Công ty B số tiền 77.632.850 đồng.

Tại Cơ quan điều tra, các bị cáo Tống Thị Bích L và Trương V thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội của mình. Ngoài ra, Trương V còn khai: Ngoài số tiền lãi theo từng lần cho vay, Trương V còn thỏa thuận phải trả cho Tống Thị Bích L một khoản tiền chênh lệch ngoài hợp đồng từ 1-1,5% theo trị giá lô hàng, chuyển vào tài khoản cá nhân của L, Châu Thị Kh và Lê Thị Thùy Hương. Tống Thị Bích L khai nhận có thỏa thuận trên nhưng đến nay Trương V chưa thanh toán các khoản tiền chênh lệch đó cho L. Kết quả điều tra không đủ căn cứ xác định L đã nhận khoản tiền chênh lệch ngoài hợp đồng nêu trên.

Trong quá trình điều tra, bị cáo Châu Thị Kh khai không biết việc Tống Thị Bích L và Trương V bàn bạc chủ trương dùng các hợp đồng mua bán hàng hóa khống để Công ty B vay tiền của V Đồng Nai, Tổng Công ty D và dùng tiền của Công ty B để cho Công ty U vay; Kh chỉ là Trưởng phòng kế toán, chịu trách nhiệm thừa hành chỉ đạo của Ban Giám đốc công ty; việc ký nháy vào các biên bản gửi kho, nhận hàng và hóa đơn bán hàng theo chỉ đạo của Tống Thị Bích L. Về hành vi rút tiền quỹ chi sai nguyên tắc, Kh chỉ là Kế toán trưởng, không có quyền ra chủ trương khoán chi phí; do ý thức việc kinh doanh mua bán giữa Công ty B và Công ty U là có thực nên việc phát sinh các khoản chi phí phục vụ hoạt động kinh doanh là phù hợp. Tuy nhiên, kết quả điều tra thể hiện: Châu Thị Kh là người đã ký nháy vào 18 hợp đồng mua bán hàng hóa, ký 03 phiếu nhập kho, ký nháy xác nhận 16 biên bản gửi kho, 13 biên bản nhận hàng, 15 hóa đơn bán hàng; tất cả các hợp đồng, chứng từ nói trên được xác định là khống, không có hàng hóa mua bán thật.

Lời khai của bị cáo Tống Thị Bích L khẳng định: Trong quá trình cho Công ty U vay tiền thông qua các hợp đồng mua bán hàng hóa khống, L có bàn bạc và thống nhất với Châu Thị Kh - Phó Giám đốc kiêm Kế toán trưởng Công ty B. Kh kiểm duyệt, ký nháy các hợp đồng mua bán hàng hóa với Công ty U và các công ty trung gian rồi mới chuyển cho L ký chính thức.

Bị cáo Nguyễn Thị Mỹ D (cán bộ Phòng kinh doanh Công ty B) khai: Theo sự chỉ đạo của Kh, D ký các hóa đơn mua hàng, Phiếu nhập hàng khi thực tế không kiểm tra, giao nhận hàng hóa.

Trần Thị Trang Nh (Kế toán của Công ty U) khai: Các hợp đồng Công ty B bán hàng cho các công ty trung gian khi các công ty trung gian chưa kịp trả tiền cho Công ty B thì bà Kh là người đã điện thoại cho Nh yêu cầu Công ty U chuyển tiền cho các công ty trung gian để các công ty đó chuyển trả cho Công ty B.

Đi với một số đối tượng có liên quan là Giám đốc các Công ty PT, Công ty TB, Công ty TM, Công ty MQ, Công ty TC, Công ty TA, Công ty TU, Công ty CV, Công ty GK, Công ty TV, Công ty KGV, Công ty TA, Công ty TP, Công ty NH, Công ty TNHH TM DV Vật tư Thiết bị C, Công ty TV đã có hành vi ký các hợp đồng, xuất hóa đơn GTGT mua bán hàng hóa khống, giúp cho Trương V và Tống Thị Bích L, Châu Thị Kh thực hiện được hành vi làm trái. Xét các đối tượng này làm theo sự chỉ đạo của Trương V, mục đích lấy doanh số bán hàng; một số đối tượng được hưởng tiền chênh lệch giá đã tự giác giao nộp lại cho Cơ quan điều tra nên Cơ quan điều tra kết luận không xử lý hình sự.

6. Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Nguyễn Thị Mỹ D:

Nguyễn Thị Mỹ D là cán bộ Phòng kinh doanh Công ty B, được giao nhiệm vụ thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Công ty B với Công ty U và các công ty trung gian. Thực tế không thực hiện việc giao nhận hàng hóa, không kiểm kê hàng tại kho của 18 hợp đồng mua bán giữa Công ty B với Công ty U và các công ty trung gian nhưng theo chỉ đạo của Tống Thị Bích L và Châu Thị Kh, D đã ký 15 hóa đơn mua hàng, 03 giấy đề nghị thanh toán tiền hàng, 03 phiếu xuất kho, 17 phiếu nhập hàng của Công ty U và các công ty trung gian để Tống Thị Bích L, Châu Thị Kh lợi dụng thực hiện hành vi cố ý làm trái gây thiệt hại cho Công ty B và Tổng công ty D 136.679.912.891 đồng.

Tại Cơ quan điều tra Nguyễn Thị Mỹ D khai nhận: Theo sự phân công của Ban Giám đốc, D phải ký các biên bản, hóa đơn chứng từ liên quan đến việc mua bán giữa Công ty B với Công ty U và các công ty trung gian. D khai do tin tưởng Giám đốc Tống Thị Bích L và Phó Giám đốc Châu Thị Kh nên dù không kiểm tra, không trực tiếp thực hiện việc giao nhận hàng nhưng khi Tống Thị Bích L và Châu Thị Kh yêu cầu D ký các biên bản, hóa đơn chứng từ thì D vẫn ký; D không biết đó là việc mua bán hàng hóa khống. Lời khai của Nguyễn Thị Mỹ D phù hợp với tài liệu, chứng cứ thu thập được, phù hợp với lời khai của Trương V, Tống Thị Bích L và lời khai của các Giám đốc các công ty trung gian; có đủ cơ sở xác định hành vi của Nguyễn Thị Mỹ D đã thiếu trách nhiệm gây thiệt hại cho Công ty B.

7. Về việc tố cáo Trương V có hành vi chiếm đoạt tài sản của công ty:

Hiện nay, HĐQT Công ty U tố cáo Trương V có hành vi chiếm đoạt tài sản của công ty. Cơ quan điều tra đã xác minh và bước đầu xác định có dấu hiệu Trương V chiếm đoạt, làm thất thoát tài sản của Công ty U. Do đó, Cơ quan điều tra đã tách hành vi này để tiếp tục điều tra làm rõ. Đồng thời, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra làm rõ và kết luận về việc Trương V sử dụng các khoản tiền đã nêu trên.

8. Kết quả điều tra tình hình tài chính của Công ty U:

Tính đến ngày 31/3/2013 (thời điểm Trương V không còn giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty U):

- Thực tế tài sản Công ty U là: 213.532.504.609 đồng, bao gồm:

+ Tiền: 112.138.095 đồng;

+ Các khoản phải thu ngắn hạn: 546.000.000 đồng;

+ Hàng tồn kho: 528.969.420 đồng;

+ Tài sản ngắn hạn khác: 5.238.955.170 đồng (thuế GTGT được khấu trừ);

+ Tài sản cố định: 202.811.530.040 đồng (tính theo giá mua);

+ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: 4.256.360.000 đồng;

+ Tài sản dài hạn khác: 38.550.884 đồng;

- Công ty U còn nợ phải trả là: 1.146.228.730.101 đồng (bao gồm các khoản vay ngân hàng, tiền vay phải trả Công ty B, N S, Công ty K, Công ty T, các tổ chức, cá nhân khác có xác nhận nợ).

Như vậy, Công ty U bị mất khả năng thanh toán: 932.696.225.492 đồng.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 142/2019/HSST ngày 26 tháng 4 năm 2019, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:

Tuyên bố:

- Bị cáo Trương V phạm tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”;

- Các bị cáo Tống Thị Bích L, Châu Thị Kh phạm tội: “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

- Bị cáo Nguyễn Thị Mỹ D phạm tội: “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

1. Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139; khoản 3 Điều 165 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; Điều 17; Điều 58; điểm s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

Xử phạt bị cáo Trương V: Tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 18 (mười tám) năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Áp dụng Điều 55 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; Tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội danh là: Tù chung thân. Áp dụng Điều 56 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

Tng hợp hình phạt tù chung thân của bản án này với hình phạt 12 năm tù của Bản án số 04/2018/HS-PT2 ngày 09/8/2018 của Tòa án Quân sự Trung ương buộc bị cáo Trương V phải chấp hành là: Tù chung thân.

Thời hạn tù tính từ ngày 06/8/2013.

2. Áp dụng khoản 3 Điều 165 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; Điều 17; Điều 58; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

Xử phạt bị cáo Tống Thị Bích L: 10 (mười) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành án.

3. Áp dụng khoản 3 Điều 165 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; Điều 17; Điều 58; khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; Xử phạt bị cáo Châu Thị Kh: 10 (mười) năm tù.

Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành án.

4. Áp dụng khoản 2 Điều 285 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

Xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Mỹ D: 03 (ba) năm tù.

Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành án.

Áp dụng Điều 48 Bộ luật hình sự; Điều 589 Bộ luật dân sự;

* Buộc bị cáo Trương V phải bồi thường cho:

- Công ty Cổ phần đầu tư K số tiền 105.398.770.343 đồng;

- Tổng Công ty C Thực phẩm Đồng Nai – MTV Công ty TNHH D số tiền: 67.816.577.470,5 đồng;

- Ngân hàng N Việt Nam - chi nhánh Quận 1 số tiền 6.943.200.000 đồng.

* Buộc Công ty U hoàn trả cho:

- Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại T số tiền 24.000.000.000 đồng;

- Tổng Công ty C Thực phẩm Đồng Nai – MTV Công ty TNHH D số tiền 67.816.577.470,5 đồng;

- Công ty Cổ phần Đầu tư K số tiền 14.601.229.657 đồng;

* Buộc bị cáo Tống Thị Bích L bồi thường cho Tổng Công ty C Thực phẩm Đồng Nai – MTV Công ty TNHH D số tiền 38.816.425 đồng;

* Buộc bị cáo Châu Thị Kh bồi thường cho Tổng Công ty C Thực phẩm Đồng Nai – MTV Công ty TNHH D số tiền: 38.816.425 đồng;

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về việc kê biên tài sản, xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo theo luật định.

Ngày 04/5/2019, bị cáo Trương V có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và đề nghị xem xét lại phần trách nhiệm dân sự.

Ngày 06/5/2019, bị cáo Châu Thị Kh có đơn kháng cáo yêu cầu hủy bản án sơ thẩm, bị cáo kháng cáo kêu oan.

Ngày 08/5/2019, bị cáo Tống Thị Bích L có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt; bị cáo Nguyễn Thị Mỹ D có đơn kháng cáo xin được hưởng án treo.

Công ty cổ phần đầu tư K có đơn kháng cáo yêu cầu xác định lại số tiền Công ty K bị chiếm đoạt và dành cho Công ty K quyền ưu tiên thanh toán; đồng thời đề nghị kê biên các tài sản của Công ty U để đảm bảo thanh toán cho Công ty K.

Công ty cổ phần U (U) có đơn kháng cáo đề nghị hủy bản án sơ thẩm. Ngày 09/5/2019, Ngân hàng N Việt Nam chi nhánh Ph kháng cáo đối với phần kê biên quyền sử dụng đất tại thửa 165, tờ bản đồ số 12, xã T, huyện T1, tỉnh Bình Dương vì đây là tài sản đảm bảo cho khoản vay của Công ty U tại Ngân hàng N Việt Nam chi nhánh Ph.

Ngân hàng N Việt Nam chi nhánh Quận 1 có đơn kháng cáo yêu cầu công nhận hợp đồng tín dụng ký kết giữa ngân hàng với Công ty U; đề nghị kê biên thửa đất số 50, tờ bản đồ A4 để đảm bảo khoản vay của U tại ngân hàng; hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BA 163257 đã cấp đối với thửa đất số 50, tờ bản đồ A4.

Bà Lâm Ngọc L có đơn kháng cáo đề nghị tiếp tục kê biên và giao cho bà quản lý căn nhà số 251/6 đường Ng, Phường 10, quận Ph, Thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền. Và đề nghị cấp phúc thẩm xem xét bà là đồng sở hữu của Trương V đối với tài sản trên vì tạo lập trong thời kỳ hôn nhân.

Ngày 10/5/2019, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại T có đơn kháng cáo đề nghị sửa án sơ thẩm theo hướng tuyên buộc Công ty U phải hoàn trả cho Công ty T hoa lợi, lợi tức phát sinh từ việc khai thác nhà số 4 – 6 Hồ Tùng Mậu từ ngày 26/7/2010; đồng thời xin giảm hình phạt cho bị cáo Trương V. Tại phiên tòa phúc thẩm công ty T rút lại yêu cầu kháng cáo về hoàn trả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ việc khai thác nhà số 4 – 6 Hồ Tùng Mậu.

Tng Công ty D có đơn kháng cáo đề nghị xác định trách nhiệm bồi thường của Công ty U và bị cáo Trương V để đảm bảo thu hồi nợ của Công ty TNHH D.

Ngày 23/5/2019, Ngân hàng N Việt Nam chi nhánh S có đơn kháng cáo đề nghị quy định chi tiết thời hạn các bên liên quan phát mãi căn nhà số 4-6 đường H, phường Ng3, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị làm rõ số tiền Công ty MQ và Công ty TC phải trả lại cho Ngân hàng N Việt Nam chi nhánh S.

Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo, người bị hại và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.

Đi diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án:

- Xét kháng cáo của bị cáo V, L, D, Kh:

Căn cứ các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì thấy bị cáo Trương V nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty U đã tự ý thỏa thuận, bán căn nhà 4-6 đường H cho Công ty K với giá 280 tỷ đồng mà không thông qua Hội đồng quản trị công ty và không báo cho Công ty T (bên đã thỏa thuận hợp tác kinh doanh đầu tư xây dựng nhà đất 4-6 đường H) biết. Thực tế Công ty K đã thanh toán số tiền 120 tỷ đồng, trong đó Trương V sử dụng riêng 47,8 tỷ đồng và chuyển cho Công ty U 72,2 tỷ đồng. Sau đó, Trương V tiếp tục có hành vi lừa dối chuyển nhượng thêm 20% thị phần căn nhà số 4-6 đường H để chiếm đoạt thêm 24 tỷ đồng của Công ty T khi đã thế chấp nhà đất trên tại ngân hàng N S.

Ngoài ra, Trương V còn sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 50, tờ bản đồ A4(DC07) tại xã A, huyện Th, tỉnh Bình Dương đã không còn hiệu lực để vay và chiếm đoạt số tiền 6.943.200.000 đồng của ngân hàng N Quận 1.

Trương V, Tống Thị Bích L (Giám đốc Công ty B) và Châu Thị Kh (nguyên Phó giám đốc kiêm kế toán trưởng Công ty B) đã bàn bạc thống nhất lập 18 hợp đồng mua bán hàng hóa khống để rút tiền của Công ty B cho Công ty U vay, gây thiệt hại cho Công ty B và Tổng công ty D số tiền 136.679.912.891 đồng. Ngoài ra, L và Kh còn rút 77.632.850 đồng chi ngoài sổ sách kế toán.

Nguyễn Thị Mỹ D nguyên kế toán Công ty B tuy không thực hiện giao nhận hàng hóa nhưng vẫn ký trên hóa đơn mua hàng, đề nghị thanh toán, phiếu xuất kho… để giúp sức cho các bị cáo V, L, Kh rút tiền gây thiệt hại cho Công ty B và Tổng công ty D số tiền 136.757.545.741 đồng.

Hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội nên phải xử phạt nghiêm. Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo và xử phạt các bị cáo mức hình phạt tương xứng. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo L có xuất trình thêm giấy khắc phục hậu quả số tiền 38 triệu đồng; nhưng hành vi của bị cáo là nghiêm trọng, mức án cấp sơ thẩm đã xử là tương xứng. Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo L, D.

Riêng đối với bị cáo V, tại phiên tòa bị hại có yêu cầu xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, bản thân bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tuổi cao; bị cáo Kh tại phiên tòa đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên cần giảm nhẹ cho bị cáo V và Kh một phần hình phạt để thể hiện sự Khn hồng của pháp luật.

- Xét kháng cáo của bà Lâm Ngọc L: Căn nhà 251/6 đường Ng sử dụng tiền của Công ty U để mua, thể hiện trên sổ sách là hàng tồn kho của Công ty U nên Tòa án tiếp tục kê biên để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án của Công ty U là có căn cứ.

- Xét kháng cáo của ngân hàng N chi nhánh Ph: Tòa án cấp sơ thẩm quyết định tiếp tục kê biên, phong tỏa thửa đất số 165, tờ bản đồ số 12, tại T, T1, Bình Dương để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án của Công ty U là có căn cứ.

- Xét kháng cáo của ngân hàng N chi nhánh Quận 1: Hành vi của Trương V là gian dối, thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã hết hiệu lực nên N Quận 1 kháng cáo yêu cầu công nhận hợp đồng tín dụng và cho kê biên thửa đất số 50 để đảm bảo thi hành án cho N Quận 1 là không có căn cứ.

- Xét kháng cáo của Công ty K: Hành vi ký chuyển nhượng nhà 4-6 đường H cho Công ty K của Trương V là gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản nên Công ty K kháng cáo yêu cầu cho Công ty ưu tiên mua nhà 4-6 đường H là không có cơ sở chấp nhận. - Xét kháng cáo của N chi nhánh S: Tòa sơ thẩm tuyên về trách nhiệm dân sự đã đầy đủ; yêu cầu của N chi nhánh S sẽ được thực hiện trong giai đoạn thi hành án.

- Xét kháng cáo của Công ty D: Quá trình điều tra xác định Công ty U còn nợ Công ty D số tiền 136.575.545.741 đồng nhưng án sơ thẩm tuyên buộc Trương V và Công ty U mỗi bên trả 67.816.577.470 đồng là không đúng. Kháng cáo của D là có cơ sở chấp nhận.

- Xét kháng cáo của Công ty T: Yêu cầu xin giảm nhẹ hình phạt cho Trương V đã được Viện kiểm sát đề nghị; yêu cầu được bồi thường hoa lợi, lợi tức khai thác căn nhà 4-6 đường H đã rút tại phiên tòa nên không xem xét.

- Kháng cáo của Công ty U đề nghị hủy bản án sơ thẩm là không có căn cứ chấp nhận.

Từ phân tích trên, đại diện Viện kiểm sát đề nghị chấp nhận kháng cáo của bị cáo Trương V, Châu Thị Kh, Công ty T.

Xử phạt bị cáo Trương V 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; giữ nguyên mức án 18 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp hình phạt là 30 năm tù.

Xử phạt bị cáo Châu Thị Kh 4 đến 5 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Chấp nhận kháng cáo của Công ty D về phần trách nhiệm dân sự.

Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Tống Thị Bích L, Nguyễn Thị Mỹ D, Công ty U, Công ty K, bà Lâm Ngọc L, ngân hàng N chi nhánh Ph, ngân hàng N chi nhánh Quận 1, ngân hàng N chi nhánh S.

Người bào chữa cho bị cáo Trương V trình bày: Bị cáo Trương V không tự mình thực hiện việc chuyển nhượng nhà đất 4-6 đường H cho Công ty K thể hiện qua 05 biên bản họp HĐQT ngày 02/12/2011, 25/4/2012, 07/12/2012, 10/4/2012. Tiền thanh toán và vay của N chi nhánh S tổng cộng 141 tỷ đồng chuyển về Công ty U thì không có việc Kế toán trưởng và các thành viên HĐQT không biết. Việc chuyển nhượng cho K, Trương V có thông báo cho bà L – chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty T biết. Việc hoàn trả 120 tỷ đồng là nghĩa vụ của U; Trương V không thừa nhận có chiếm đoạt số tiền này. Người bị hại cũng đề nghị không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Trương V.

Đi với hành vi chiếm đoạt 24 tỷ đồng của T, việc chuyển nhượng có sự thống nhất của các thành viên HĐQT, số tiền này dùng để thanh toán cho khoản nợ của U tại V chi nhánh Vĩnh Lộc. Công ty U đồng ý trả khoản tiền này cho T và T cũng xin giảm nhẹ hình phạt cho Trương V với hành vi này.

Đi với hành vi chiếm đoạt tiền của N Quận 1, tiền vay sử dụng vào hoạt động của U; N Quận 1 có yêu cầu không truy cứu TNHS đối với Trương V. Trương V và Hội đồng quản trị công ty không có ý thức chiếm đoạt tiền của N Quận 1. Đối với hành vi làm trái tại Công ty B: Hoạt động của 02 bên thực chất là hoạt động cho vay, đây là giao dịch dân sự. Số tiền 136 tỷ đồng chuyển về cho Công ty U nên phải buộc U hoàn trả.

Từ những phân tích trên, đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, chuyển sang tù có thời hạn đối với tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và đề nghị xem xét lại phần trách nhiệm dân sự.

Người bào chữa cho bị cáo Tống Thị Bích L trình bày: Do có quan hệ làm ăn thân thiết lâu dài nên bị cáo L đã tin tưởng Trương V và Công ty U nên mới thống nhất thực hiện cho vay tiền thông qua việc ký kết các hợp đồng mua bán. Bị cáo L không có mục đích tư lợi trong vụ án. Việc cho vay mục đích là dùng để đảo nợ, đảm bảo uy tín với các tổ chức tín dụng; khoản tiền được xác định thiệt hại thực chất là khoản nợ của U đối với B. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét bị cáo L thành khẩn khai báo, đã tự nguyện khắc phục 500 triệu đồng, hiện đã trên 60 tuổi, có nhiều bệnh, sức khỏe kém, kinh tế gia đình khó khăn; từ đó giảm nhẹ cho bị cáo một phần hình phạt.

Người bào chữa cho bị cáo Kh trình bày: Bị cáo không có sự bàn bạc, thỏa thuận với Trương V về việc lập các hợp đồng khống. Bị cáo thực hiện theo quy chế, ý kiến chỉ đạo của cấp trên, bản thân không có tư lợi. Tại phiên tòa bị cáo đã nhận thức được hành vi của mình nên đã thành khẩn khai báo, chỉ xin giảm nhẹ hình phạt. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét xử phạt bị cáo mức án dưới khung hình phạt, thể hiện sự nhân đạo của pháp luật.

Bị cáo Nguyễn Thị Mỹ D trình bày: Bị cáo xin Hội đồng xét xử cho bị cáo được hưởng án treo. Bị cáo thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc, bản thân chỉ là nhân viên nên không dám làm trái lại ý kiến chỉ đạo, do tin tưởng nên mới thực hiện theo; bị cáo không hưởng lợi gì trong vụ án; bị cáo đã ăn năn, hối hận về hành vi của mình.

Người bảo vệ quyền lợi cho Công ty T trình bày: Đồng tình với quan điểm của đại diện Viện kiểm sát, chấp nhận giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Trương V. Đề nghị Hội đồng xét xử giữ y án sơ thẩm về phần dân sự.

Đi diện Công ty K trình bày: Công ty K đề nghị được ưu tiên xử lý nhà 4- 6 đường H để thanh toán số tiền 120 tỷ; vấn đề giữa Trương V và Công ty U thanh toán như thế nào Công ty K không có ý kiến.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngân hàng N Quận 1 trình bày: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp năm 2008 cho Công ty U còn giá trị. Khoản vay tại ngân hàng là của Công ty U chứ không phải Trương V. Khoản nợ trên đề nghị buộc công ty trả nợ cho Ngân hàng. Ngoài ra cần xác định tư cách của Ngân hàng N Quận 1 là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty D trình bày: Cấp sơ thẩm xác định tổng số thiệt hại của công ty D 136 tỷ đồng và chia làm 2 khoản, khi phán quyết chia làm hai nghĩa vụ riêng lẻ, theo quy định của Điều 280 Bộ luật dân sự thì bên thiệt hại có quyền yêu cầu một trong các bên chứ không thể tách ra như trên. Tiền vay Công ty B chuyển toàn bộ vào tài khoản cho Công ty U chứ không chuyển tài khoản cá nhân Trương V.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty U trình bày: Án sơ thẩm xét xử Trương V chiếm đoạt của K hơn 120 tỷ đồng, trong khi Viện kiểm sát truy tố Trương V chiếm đoạt của K 47,8 tỷ đồng như vậy đã vi phạm nghiêm trọng tố tụng về vượt quá phạm vi xét xử. Tất cả các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm tuyên hoàn toàn không có điều luật, nếu có thì áp dụng sai, cái cần áp dụng thì không ghi, cái không cần thì ghi. Về kê biên tài sản không đúng với quy định của pháp luật, luật chỉ quy định kê biên của bị can, bị cáo chứ không áp dụng cho pháp nhân. Đối với hợp đồng số 002 ký kết với Công ty T là hợp đồng hợp tác kinh doanh góp vốn. Để giải quyết hợp đồng này thì phải giải quyết bằng vụ án dân sự. Đối với hành vi vay tiền của Ngân hàng N chi nhánh S thì Viện kiểm sát đã đình chỉ giải quyết nhưng Tòa án cấp sơ thẩm cũng giải quyết luôn trong vụ án hình sự. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử hủy án sơ thẩm, để giải quyết lại vụ án cho phù hợp.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng N chi nhánh S trình bày: Đề nghị Hội đồng xét xử bổ sung ghi rõ hợp đồng tín dụng với công ty MQ và công ty TC để làm căn cứ thi hành án sau này.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng N chi nhánh Ph trình bày: Đề nghị Hội đồng xét xử sửa bản án sơ thẩm theo hướng tuyên kê biên thửa đất số 165, tờ bản đồ số 12, xã T, huyện T1, tỉnh Bình Dương để thực hiện nghĩa vụ của Công ty U theo Hợp đồng tín dụng số 1604-LAV-20100932; trường hợp không được Hội đồng xét xử chấp nhận thì đề nghị giải tỏa lệnh kê biên đối với thửa đất 165 nêu trên vì đây là tài sản thế chấp của Hợp đồng tín dụng số 1604-LAV-20100932.

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ quan điểm của đại diện Viện kiểm sát, lời trình bày của các bị cáo, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự,

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Trên cơ sở chủ trương của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc bán chỉ định căn nhà 4-6 đường H, phường Ng3, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh cho Công ty U, Trương V cùng Hội đồng quản trị của Công ty U đã thống nhất hợp tác kinh doanh đầu tư xây dựng dự án UT với Công ty T. Theo đó, Công ty U và Công ty T mỗi bên góp 60 tỷ đồng (tương đương 50%) để đầu tư xây dựng và khai thác nhà 4-6 đường H. Công ty T đã chuyển 60 tỷ đồng vào tài khoản Công ty U, Công ty U sử dụng 10 tỷ đồng để thanh toán tiền mua đất, số còn lại hoạch toán vào sổ sách kế toán của Công ty U.

Sau khi ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty T, Trương V lập biên bản họp Hội đồng quản trị khống với nội D tất cả cùng ủy quyền cho V ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất tại số 4-6 đường H cho Công ty K. Thực hiện hợp đồng, Công ty K đã chuyển vào tài khoản của Công ty U tổng cộng 120 tỷ đồng; trong đó có 47,8 tỷ đồng Trương V không nhập quỹ Công ty U mà sử dụng cá nhân, còn lại 72,2 tỷ đồng nhập quỹ Công ty U nhưng được Trương V chỉ đạo chi cho hoạt động của Công ty U 19.654.000.000 đồng, phần còn lại chi vào những mục đích gì chưa được làm rõ.

Do đó, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát chỉ khởi tố, truy tố đối với Trương V hành vi chiếm đoạt số tiền 47,8 tỷ đồng; đối với số tiền 72,2 tỷ đồng chưa được làm rõ nên chưa xử lý. Tòa án cấp sơ thẩm xem xét giải quyết luôn số tiền 72,2 tỷ đồng Công ty K bị chiếm đoạt và buộc bị cáo Trương V phải bồi thường số tiền 105.398.770.343 đồng là vượt quá phạm vi xét xử.

[2] Do Công ty K không đủ tiền để tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng nên đã thỏa thuận với Trương V về việc hủy hợp đồng chuyển nhượng trong vòng 06 tháng. Sau đó sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất 4 – 6 Hồ Tùng Mậu đã cấp cho Công ty U thế chấp tại Ngân hàng N chi nhánh S (N S) để bảo lãnh cho Công ty MQ và TC (hai công ty này do Trương V thành lập, thực tế không hoạt động) vay tổng cộng số tiền 110 tỷ đồng. Sau khi N S giải ngân số tiền 110 tỷ đồng cho Công ty MQ và TC, hai công ty này đã chuyển về cho Công ty K 41,5 tỷ đồng, Công ty U 63,5 tỷ đồng và cá nhân Trương V 05 tỷ đồng.

Ông Phùng Xuân M – giám đốc Công ty K đã hoàn lại cho N S số tiền 41,5 tỷ đồng. Do ông M không biết hợp đồng chuyển nhượng nhà số 4-6 đường H là gian dối nên không xử lý trách nhiệm hình sự đối với ông Phùng Xuân M.

Cơ quan điều tra cho rằng do giá trị thực tế của căn nhà 4 – 6 Hồ Tùng Mậu lớn hơn nhiều so với giá định giá trong tố tụng hình sự, chưa có cơ sở xác định tài sản đảm bảo có giá trị thấp hơn dư nợ nên đình chỉ điều tra về hành vi này. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm lại quyết định kê biên nhà số 4-6 đường H, trường hợp các bên không tự nguyện thi hành án thì phát mãi tài sản này, 50% giá trị nhà đất được giao cho N S thu nợ gốc và lãi theo Hợp đồng tín dụng số 1600- LCP-201200354 ngày 28/5/2012. Cơ quan điều tra đã đình chỉ đối với hành vi này, không xử lý đối với hành vi chiếm đoạt 68,5 tỷ đồng của N S thì việc thu hồi nợ của Hợp đồng tín dụng số 1600-LCP-201200354 không được xem xét trong vụ án hình sự này mà phải thực hiện theo trình tự thủ tục tố tụng dân sự khi các bên xảy ra tranh chấp. Cấp sơ thẩm giải quyết tranh chấp dân sự trong vụ án hình sự là vi phạm thủ tục tố tụng.

[3] Tương tự, việc thỏa thuận góp vốn đầu tư giữa Công ty U và Công ty T theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 002/UPX-TĐC/2010 ngày 26/7/2010 là quan hệ giao dịch dân sự, được thực hiện giữa hai pháp nhân Công ty U và Công ty T. Việc Công ty T chuyển số tiền 60 tỷ đồng để hợp tác kinh doanh với Công ty U là thực hiện trên cơ sở hợp tác kinh doanh, giao dịch tự nguyện của 02 bên, không có dấu hiệu gian dối. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không truy tố, Tòa án cấp sơ thẩm cũng không quy kết hành vi ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 002/UPX-TĐC/2010 ngày 26/7/2010 là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, quyết định của bản án lại kê biên nhà số 4-6 đường H, trường hợp các bên không tự nguyện thi hành án thì phát mãi tài sản này, 50% giá trị nhà đất được giao cho Công ty T để thanh toán cho Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 002/UPX-TĐC/2010. Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm đã giải quyết vụ việc dân sự trong vụ án hình sự là vi phạm thủ tục tố tụng. Trường hợp các bên xảy ra tranh chấp đối với Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 002/UPX-TĐC/2010 thì phải được giải quyết theo trình tự thủ tục tố tụng dân sự.

[4] Ngày 19/3/2009, Công ty U tất toán cho Ngân hàng N Việt Nam chi nhánh Quận 1 (N Quận 1) khoản tiền vay được thế chấp bằng quyền sử dụng đất tại thửa số 50, tờ bản đồ A4 (DC07) tại xã Phú An, huyện Th, tỉnh Bình Dương, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AM-589732 ngày 09/10/2008. Sau khi tất toán, Công ty U không nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AM- 589732 mà vẫn để lại N Quận 1.

Đến năm 2010, Trương V chỉ đạo nhân viên Công ty U báo mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xin cấp lại. Ngày 27/9/2010, UBND tỉnh Bình Dương có quyết định số 2887/QĐ-UBND hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AM-589732 ngày 09/10/2008 và giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty U. Ngày 06/10/2010, Công ty U được cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BA163257 đối với thửa đất số 50, tờ bản đồ A4. Sau đó, Công ty U đã sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BA163257 để thế chấp cho khoản vay của Ngân hàng TMCP Qchi nhánh C để vay số tiền 10 tỷ đồng.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 02/2018/HS-ST ngày 07/3/2018 của Tòa án quân sự Quân khu 7 và Bản án hình sự phúc thẩm số 04/2018/HS-PT2 ngày 09/8/2018 của Tòa án quân sự Trung ương quy kết bị cáo Trương V về hành vi lừa đảo chiếm đoạt 9.719.000.000 đồng của Ngân hàng TMCP Qchi nhánh C từ việc thế chấp quyền sử dụng đất thửa số 50, tờ bản đồ A4 để vay tiền; buộc Trương V có nghĩa vụ bồi thường cho Ngân hàng TMCP Quận đội chi nhánh C số tiền trên. Đồng thời hoàn trả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BA163257 cho Công ty U để thực hiện quyền sở hữu tài sản.

Trong khi đó, Bản án hình sự sơ thẩm số 142/2019/HSST ngày 26/4/2019 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng xác định bị cáo Trương V đã sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AM-589732 ngày 09/10/2008 hết hiệu lực để thế chấp vay tiền của N Quận 1, chiếm đoạt số tiền 6.943.200.000 đồng. Bản án sơ thẩm xác định N Quận 1 là bị hại và buộc bị cáo Trương V bồi thường số tiền 6.943.200.000 đồng.

Như vậy, cùng một hành vi nhưng Trương V bị truy cứu trách nhiệm hình sự hai lần bởi hai bản án của hai Tòa án khác nhau. Việc có 02 bản án cùng truy cứu trách nhiệm hình sự về một hành vi thể hiện sự chồng chéo, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Do vậy, cần phải làm rõ giấy chứng nhận nào là giấy chứng nhận quyền sử dụng có giá trị pháp lý. Giao dịch sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang có giá trị pháp lý là giao dịch dân sự và được giải quyết bằng vụ án dân sự khi xảy ra tranh chấp; giao dịch sử dụng giấy tờ không có giá trị pháp lý là có hành vi gian dối để chiếm đoạt thì xử lý về hình sự. Mặt khác, thửa đất số 50 được Công ty U thế chấp tại N Quận 1 và Ngân hàng TMCP Qlà để đảm bảo cho khoản vay của Công ty U, được giải ngân và hoạch toán vào tài khoản của Công ty U nhưng cơ quan điều tra chưa làm rõ số tiền vay Trương V chỉ đạo sử dụng vào mục đích hoạt động kinh doanh của Công ty U hay sử dụng cá nhân để giải quyết về trách nhiệm dân sự.

[5] Đối với hành vi chiếm đoạt tiền của Công ty B:

Từ năm 2009 đến năm 2013, Công ty B và Công ty U đã ký kết tổng cộng 173 hợp đồng mua bán khống để Công ty U vay tiền, thực tế không có việc mua bán, xuất hàng, nhập kho hàng hóa. Tính đến thời điểm khởi tố vụ án thì Công ty U còn nợ Công ty B (nay đã sát nhập về Tổng Công ty D) số tiền 144.553.676.891 đồng. Trong đó, có 02 hợp đồng đã giải quyết bằng vụ án kinh doanh thương mại nên cấp sơ thẩm xác định thiệt hại còn lại là 136.679.912.891 đồng.

Tòa án cấp sơ thẩm quy kết bị cáo Trương V, Tống Thị Bích L và Châu Thị Kh về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” đối với hành vi này nhưng không buộc các bị cáo bồi thường mà buộc Công ty U bồi thường thì cần phải xem xét lại về mặt tội danh đối với các bị cáo. Vì đối với tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” thì người nào làm trái gây hậu quả, người đó có nghĩa vụ phải bồi thường.

Bên cạnh đó, căn cứ vào lời khai của ông Lâm Bá B, ông Võ Quốc M và ông Hồ Hoàng Th khai nhận Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Công ty B và Công ty TV, Công ty PT theo 02 bản án kinh doanh thương mại Tòa án nhân dân huyện D, tỉnh Bình Dương và Tòa án nhân dân quận T, Thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử đều là các hợp đồng khống, không có việc giao nhận hàng hóa, mục đích là để chuyển tiền từ Công ty B đến Công ty U. Như vậy, cần phải xem xét cả 02 hợp đồng này cùng với 18 hợp đồng mua bán khống khác để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo. Cấp sơ thẩm loại 02 hợp đồng này ra vì đã giải quyết bằng bản án kinh doanh thương mại là chưa phù hợp với quy định pháp luật, mà cần kiến nghị Tòa án có thẩm quyền xét xử hủy đối với hai bản án này.

[6] Đối với căn nhà 251/6 đường Ng đứng tên bị cáo Trương V cần làm rõ đây là tài sản của cá nhân bị cáo hay tài sản chung của vợ chồng để xử lý về mặt trách nhiệm dân sự.

[7] Đối với các tài sản hiện nay đang bị kê biên trong vụ án cần phải làm rõ tài sản nào liên quan đến hành vi phạm tội của Trương V thì tiếp tục kê biên để bồi thường cho bị hại; tài sản nào không liên quan đến hành vi phạm tội của Trương V thì phải được giải tỏa kê biên, việc giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản không liên quan đến hành vi phạm tội được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự khi các bên xảy ra tranh chấp.

[8] Để thực hiện việc chiếm đoạt số tiền chuyển nhượng vốn góp 24 tỷ đồng của Công ty T, Nguyễn Quốc A và Chu Ngọc S là các thành viên HĐQT đã thống nhất với Trương V chủ trương chuyển nhượng cho Công ty T thêm 20% thị phần đối với tài sản đã đem thế chấp nên cũng cần xem xét trách nhiệm của hai cá nhân này.

Ngoài ra, để thực hiện việc chiếm đoạt tài sản của Công ty B, Trương V đã liên hệ với các Công ty GK, PT, TC, SH, TB, TV… để ký khống hợp đồng mua bán hàng hóa, xuất hóa đơn giá trị gia tăng khống. Các chủ doanh nghiệp trên cũng có lời khai thừa nhận thực hiện theo sự chỉ đạo của Trương V, việc ký hợp đồng và xuất hóa đơn là khống, thực tế không có việc mua bán hay vận chuyển hàng hóa. Hành vi của các đối tượng này đã giúp sức cho Trương V thực hiện việc chiếm đoạt nguồn tiền vay của B. Cấp sơ thẩm chưa điều tra làm rõ hành vi của các đối tượng này là bỏ lọt người phạm tội.

[9] Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử xét thấy việc điều tra, truy tố, xét xử của cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được và có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Do đó, cần hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại theo quy định pháp luật.

[10] Các bị cáo và các đương sự có kháng cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên, sự,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 355, Điều 358 Bộ luật tố tụng hình Chấp nhận một phần kháng cáo của các bị cáo Trương V, Tống Thị Bích L, Châu Thị Kh, Nguyễn Thị Mỹ D; bị hại Công ty cổ phần đầu tư K, Tổng Công ty D, Ngân hàng N Việt Nam chi nhánh Quận 1, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại T; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty U, Ngân hàng N Việt Nam chi nhánh Ph, Ngân hàng N Việt Nam chi nhánh S, bà Lâm Ngọc L.

Hy toàn bộ Bản án hình sự sơ thẩm số 142/2019/HSST ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Giao hồ sơ vụ án về cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra lại vụ án. Các bị cáo Trương V, Tống Thị Bích L, Châu Thị Kh, Nguyễn Thị Mỹ D không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Hoàn lại cho Ngân hàng N Việt Nam chi nhánh Quận 1 - 300.000 (ba trăm nghìn) đồng tạm ứng án phí phúc thẩm theo biên lai thu số 0025746 ngày 22/5/2019 của Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoàn lại cho Ngân hàng N Việt Nam chi nhánh Ph 300.000 (ba trăm nghìn) đồng tạm ứng án phí phúc thẩm theo biên lai thu số 0025769 ngày 27/5/2019 của Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoàn lại cho Ngân hàng N Việt Nam chi nhánh S 300.000 (ba trăm nghìn) đồng tạm ứng án phí phúc thẩm theo biên lai thu số 0025806 ngày 31/5/2019 của Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh. Hoàn lại cho Công ty U 300.000 (ba trăm nghìn) đồng tạm ứng án phí phúc thẩm theo biên lai thu số 0025733 ngày 21/5/2019 của Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoàn lại cho Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại T 300.000 (ba trăm nghìn) đồng tạm ứng án phí phúc thẩm theo biên lai thu số 0025743 ngày 22/5/2019 của Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoàn lại cho Công ty cổ phần đầu tư K 300.000 (ba trăm nghìn) đồng tạm ứng án phí phúc thẩm theo biên lai thu số 0025740 ngày 21/5/2019 của Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoàn lại cho Tổng Công ty D 300.000 (ba trăm nghìn) đồng tạm ứng án phí phúc thẩm theo biên lai thu số 0025830 ngày 04/6/2019 của Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

669
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 667/2019/HS-PT ngày 30/10/2019 về tội cố ý làm trái quy định quản lý kinh tế của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng

Số hiệu:667/2019/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 30/10/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về