Bản án 57/2017/HSST ngày 28/12/2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP

BẢN ÁN 57/2017/HSST NGÀY 28/12/2017 VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Ngày 28 tháng 12 năm 2017, tại trụ sở Tòa án Huyện, mở phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 57/2017/HSST ngày 17 tháng 11 năm 2017, đối với bị cáo:

Họ và tên: Cao Văn D, sinh năm 1980; HKTT và chỗ ở ấp 4, xã ĐBK, huyện X, Đồng Tháp; nghề nghiệp làm thuê; trình độ văn hóa 09/12; con ông Cao Văn Z, sinh năm 1940 (còn sống) và bà Trần Thị J, sinh năm 1941 (còn sống); vợ tên Vũ Thị W, sinh năm 1984, con chưa có; tiền án, tiền sự không; Tạm giữ từ ngày 23/5/2017; Tạm giam từ ngày 26/5/2017 bị cáo có mặt tại phiên tòa.

*Bị hại:

Bà Đặng Thị Bé N, sinh năm 1974; (có mặt)

Địa chỉ: ấp An Hòa 3, thị trấn TT, huyện TT, tỉnh Long An;

NHẬN THẤY

Bị cáo Cao Văn D bị Viện kiểm sát huyện Tháp Mười truy tố về hành vi phạm tội như sau:

Bị cáo Cao Văn D và Đặng Thị Bé N cùng làm nghề môi giới cho thương lái thu mua lúa, nếp từ người dân, được bạn bè giới thiệu nên D và Bé N quen biết nhau. Ngày 09/11/2016, Bé N đến gặp D tại ấp 4, xã ĐBK, huyện X để thỏa thuận ký hợp đồng mua 600 công (60 ha) lúa và hẹn 03 ngày sau nếu D ký hợp đồng với nông dân đủ số diện tích lúa nếp nêu trên, thì Bé N sẽ giao tiền cọc cho D là giá 5.000.000 đồng/01ha. Sau đó, D chỉ ký hợp đồng với chủ đất mua được diện tích lúa 260 công (26 ha), nên D nảy sinh ý định làm giả hợp đồng ký kết với nông dân cho đủ diện tích 600 công (60 ha) để nhận tiền đặt cọc của Bé N giao như đã thỏa thuận. Cụ thể 03 hợp đồng do D tự lập giả thể hiện như sau:

Hợp đồng thứ nhất: ghi ngày 11/10/2016 (âm lịch), nhằm ngày 12/11/2016, đại diện bên mua là Đặng Thị Bé N; đại diện bên bán là Nguyễn Hòa B (địa chỉ ấp 2, xã ĐBK, huyện X); xác nhận của chính quyền địa phương là ông Nguyễn Văn H. Đặng Thị Bé N có giao cho Cao Văn D số tiền 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) tiền hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa nếp với diện tích là 121 công, giá 5.000.000 đồng/01ha. Trong Hợp đồng này, D nhờ ông Nguyễn Văn TA ký tên vào nơi xác nhận chính quyền địa phương, D ký giả bên bán và nhận tiền cọc chiếm đoạt của Bé N số tiền 60.000.000 đồng.

Hợp đồng thứ hai: ghi ngày 11/10/2016 (âm lịch), nhằm ngày 12/11/2016, đại diện bên mua là Đặng Thị Bé N; đại diện bên bán là Nguyễn Văn TA (địa chỉ ấp 2, xã ĐBK, huyện X); xác nhận của chính quyền địa phương là ông Nguyễn Văn H; người làm ch ng Nguyễn Văn TA. Đặng Thị Bé N có giao cho Cao Văn D số tiền 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) tiền hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa nếp với diện tích là 122 công, giá 5.000.000 đồng/01ha. Trong Hợp đồng này, D nhờ ông Nguyễn Văn TA ký tên vào nơi xác nhận chính quyền địa phương, D ký giả bên bán và nhận tiền cọc chiếm đoạt của Bé N số tiền 60.000.000 đồng.

Hợp đồng thứ ba: ghi ngày 11/10/2016 (âm lịch), nhằm ngày 12/11/2016, đại diện bên mua là Đặng Thị Bé N; đại diện bên bán là Trần Minh HA (địa chỉ ấp 2, xã ĐBK, huyện X); xác nhận của chính quyền địa phương là ông Nguyễn Văn H. Đặng Thị Bé N có giao cho Cao Văn D số tiền 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) tiền hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa nếp với diện tích là 102 công, giá 5.000.000 đồng/01ha. Trong Hợp đồng này D nhờ ông Nguyễn Văn TA ký tên vào nơi xác nhận chính quyền địa phương, D ký giả bên bán và nhận tiền cọc chiếm đoạt của Bé N số tiền 50.000.000 đồng.

Do Nguyễn Văn TA cùng làm nghề môi giới mua bán lúa và đã ký hợp đồng mua bán với D nhiều lần, nên khi D nhờ TA ký vào 03 hợp đồng trên, TA không chú ý và cũng không biết đây là hợp đồng giả do D tự lập để chiếm đoạt tiền của Bé N. Như vậy, bị cáo D đã lợi dụng sự quen biết và giao dịch mua bán với nhau, đã tự lập 03 hợp đồng bao tiêu lúa với nông dân (hợp đồng giả) giao cho Bé N chiếm đoạt số tiền 170.000.000 đồng tiêu xài cá nhân.

Về trách nhiệm dân sự:

Bị hại Đặng Thị Bé N yêu cầu bị cáo Cao Văn D trả lại số tiền đã chiếm đoạt 170.000.000 đồng và bồi thường chi phí số tiền 10.000.000 đồng, tổng cộng 180.000.000 đồng (một trăm tám mươi triệu đồng). Bị cáo đồng ý nhưng chưa bồi thường.

Ngoài ra, trong quá trình điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Tháp Mười có nhận đơn của Phan Văn Y, sinh năm 1989 (địa chỉ ấp Cà Vàng, xã TB, huyện TH, Đồng Tháp) và Nguyễn Thanh K, sinh năm 1987 (địa chỉ ấp Thạnh Lập, xã TP, huyện TH, Long An) yêu cầu bị cáo Cao Văn D trả lại tiền cọc và tiền giống hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa là 132.375.000 đồng (một trăm ba mươi hai triệu ba trăm bảy mươi lăm nghìn đồng), xét thấy nội dung đơn có dấu hiệu dân sự, không liên quan đến vụ án nên tách ra khỏi vụ án này để xác minh làm rõ giải quyết b ng vụ việc khác.

Tại Bản Cáo trạng số 56/CT-VKS ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Viện kiểm sát huyện Tháp Mười, đã truy tố bị cáo Cao Văn D về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sảntheo  điểm e khoản 2 Điều 139 của Bộ luật hình sự.

Căn cứ vào các tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.

XÉT THẤY

Tại phiên tòa, bị cáo D khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình đúng như nội dung Bản Cáo trạng đã truy tố. Xét lời khai của bị cáo phù hợp với lời khai của người bị hại, người làm ch ng và phù hợp với các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập đầy đủ trong hồ sơ vụ án.

Do đó, Viện kiểm sát huyện Tháp Mười truy tố bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là hoàn toàn có căn cứ.

Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 139 của Bộ luật hình sự như sau:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa đư c xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường h p sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) ……………….

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng”

Vị đại diện Viện kiểm sát huyện Tháp Mười đề nghị Hội đồng xét xử:

Áp dụng điểm e khoản 2 Điều 139; điểm p khoản 1 và khoản 2 Điều 46 của Bộ luật hình sự, xử phạt: Bị cáo Cao Văn D từ 04 đến 05 năm tù giam.

Về trách nhiệm dân sự: căn c  Điều 579 và 584 của Bộ Luật dân sự đề nghị Hội đồng xét xử:

Buộc bị cáo Cao Văn Dám trả cho bà Đặng Thị Bé N số tiền 170.000.000 đồng (tiền đặt cọc mua lúa nếp) và bồi thường chi phí số tiền 10.000.000 đồng (tiền vận chuyển ghe từ Long An đến xã ĐBK thu nếp), tổng cộng 180.000.000 đồng (một trăm tám mươi triệu đồng).

Đề nghị của vị đại diện Viện kiểm sát, sẽ được Hội đồng xét xử xem xét khi nghị án.

Xét, bị cáo D là người đã thành niên, bị cáo nhận thức được hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác là vi phạm pháp luật. Đáng lý ra, bị cáo phải biết tôn trọng và bảo vệ tài sản của người khác, nhưng ngược lại vì lợi ích bản thân bị cáo đã làm hợp đồng giả chiếm đoạt 170.000.000 đồng của bà Bé N, nên phạm tội. Khi Công an làm việc bị cáo bỏ trốn nên bị truy nã. Do đó, cần có một m  c án tương x ng với hành vi phạm tội của bị cáo.

Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử xem xét các tình tiết giảm nhẹ “Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”; bà nội bị cáo (bà Huỳnh Thị M) được Nhà nước tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, bác ruột của bị cáo (ông Cao Văn S) là Liệt sĩ, mẹ ruột của bị cáo (bà Trần Thị J) được Nhà nước tặng thưởng Huy chương kháng chiến hạng Nhì, cha ruột bị cáo (ông Cao Văn Z) là thương binh hạng ¾; bác ruột của bị cáo (ông Cao Văn U) là Liệt sĩ, dì ruột của bị cáo (bà Trần Thị A) được Nhà nước tặng B ng khen có công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo là phù hợp với điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46 của Bộ luật hình sự.

Hành vi của bị cáo thực hiện với lỗi cố ý, chẳng những xâm phạm đến tài sản của người khác, mà còn ảnh hưởng đến tình hình trật tự trị an tại địa phương.

Do đó, việc đưa bị cáo ra xét xử tại phiên tòa hôm nay là cần thiết, cần cách ly bị cáo một thời gian, để bị cáo có điều kiện học tập, cải tạo trở thành công dân tốt và sống có ích cho xã hội. Đồng thời, góp phần phòng ngừa chung trong toàn xã hội.

* Về trách nhiệm dân sự:

Tại phiên tòa, người bị hại Đặng Thị Bé N yêu cầu bị cáo D trả lại cho bà số tiền đặt cọc để mua lúa nếp là 170.000.000đ và bồi thường tiền chi phí vận chuyển ghe từ Long An đến xã ĐBK để thu nếp là 10.000.000đ. Tổng cộng là 180.000.000đ (một trăm tám mươi triệu đồng), bị cáo D thống nhất bồi thường, nên Hội đồng xét xử chấp nhận.

Ngoài ra, trong quá trình điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Tháp Mười có nhận đơn của Phan Văn, sinh năm 1989 (địa chỉ ấp Cà Vàng, xã TB, huyện TH, Đồng Tháp) và Nguyễn Thanh K, sinh năm 1987 (địa chỉ ấp Thạnh Lập, xã TP, huyện TH, Long An) yêu cầu bị cáo Cao Văn D trả lại tiền cọc và tiền giống hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa là 132.375.000 đồng (một trăm ba mươi hai triệu ba trăm bảy mươi lăm nghìn đồng). Xét thấy, nội dung đơn có dấu hiệu dân sự, không liên quan đến vụ án nên tách ra khỏi vụ án này để xác minh làm rõ giải quyết b ng vụ việc khác là có căn cứ.

Bị cáo phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm và án phí hình sự sơ thẩm.

Bị cáo, người bị hại có quyền kháng cáo bản án.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

1- Tuyên bố: Bị cáo Cao Văn D đã phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sn”.

Áp dụng điểm e khoản 2 Điều 139; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46 của Bộ luật hình sự, xử phạt: Bị cáo Cao Văn D 04 (bốn) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị tạm giữ 23/5/2017.

2- Về trách nhiệm dân sư: Áp dụng Điều 357, Điều 579 và Điều 584 của Bộ Luật dân sự.

Buộc bị cáo Cao Văn D trả cho bà Đặng Thị Bé N số tiền 170.000.000 đồng (tiền đặt cọc mua lúa nếp) và bồi thường chi phí số tiền 10.000.000 đồng (tiền vận chuyển ghe từ Long An đến xã ĐBK thu nếp), tổng cộng 180.000.000 đồng (một trăm tám mươi triệu đồng).

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án mà bên phải thi hành án chưa thi hành án xong số tiền trên thì hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi bằng 50%/ mức lãi suất theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự tương ứng với thời gian chưa thi hành án.

3- Về án phí: Áp dụng Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án:

Bị cáo Cao Văn D phải chịu 9.000.000 đồng (chín triệu đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm và 200.000 đồng (hai trăm nghìn đồng) tiền án phí hình sự sơ thẩm.

Bị cáo, người bị hại có quyền kháng cáo bản án lên Tòa án tỉnh Đồng Tháp trong hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành án theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người đư c thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án đư c thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật Thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

326
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 57/2017/HSST ngày 28/12/2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Số hiệu:57/2017/HSST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Tháp Mười - Đồng Tháp
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 28/12/2017
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về