Bản án 545/2018/HSPT ngày 16/08/2018 về tội giết người

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

BẢN ÁN 545/2018/HSPT NGÀY 16/08/2018 VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI

Trong các ngày 15 và 16 tháng 8 năm 2018 tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng, Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên toà xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 141/2018/TLPT-HS ngày 13-02-2018 đối với bị cáo Hoàng Thị V, do có kháng cáo của bị cáo và kháng cáo của đại diện hợp pháp người bị hại đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 01/2018/HSST ngày 03-01-2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng.

* Bị cáo kháng cáo và bị kháng cáo: Hoàng Thị V, sinh ngày 02-11- 1969 tại thành phố C, tỉnh Cao Bằng; giới tính: Nữ; ĐKNHTT và cư trú tại Tổ 3, phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng; nghề nghiệp: Buôn bán; trình độ học vấn: Lớp 12/12; dân tộc: Nùng; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Hoàng Văn M (đã chết) và bà Ma Thị V, sinh năm 1931; có chồng là Nguyễn Duy Ch, sinh năm 1963; có 02 con (con lớn sinh năm 1991, con nhỏ sinh năm 2003); tiền án, tiền sự: Không; bị bắt, tạm giam từ ngày 10-02-2012 đến nay; có mặt.

* Người bào chữa cho bị cáo :

1. Luật sư Nguyễn Văn C - Công ty Luật TNHH thực hành luật Nguyễn C, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội; có mặt (vắng mặt ngày 16-8-2018).

2. Luật sư Nguyễn Đắc Th - Công ty Luật TNHH M, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; có mặt.

3. Luật sư Nguyễn Văn Đ - Công ty Luật TNHH thực hành luật Nguyễn C, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội; có mặt.

4. Luật sư Dương Văn T1 - Văn phòng Luật sư TD, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; có mặt.

5. Luật sư Lưu Quang N1 - Văn phòng Luật sư TD, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; có mặt.

6. Luật sư Dương Bích N2 - Văn phòng Luật sư TD, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; vắng mặt.

7. Luật sư Nguyễn Thị N3 - Văn phòng Luật sư K và cộng sự, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; vắng mặt.

8. Luật sư Phùng Văn C1- Công ty Luật TNHH M, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; vắng mặt.

9. Luật sư Vũ Thị Mai P - Công ty Luật TNHH K, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; vắng mặt.

10. Luật sư Lê Ngọc A - Văn phòng Luật sư Mỹ Đức, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; vắng mặt.

11. Luật sư Tạ Ngọc S - Công ty Luật TNHH KOSY, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; vắng mặt.

12. Luật sư Nguyễn Đức Tr - Công ty Luật TNHH H, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; vắng mặt.

13. Luật sư Nguyễn Văn N4 - Công ty Luật TNHH H, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; vắng mặt.

* Người bị hại : Bà Triệu Thị T, sinh năm 1937 (đã chết).

* Người đại diện hợp pháp cho bị hại kháng cáo :

1. Ông Nguyễn Ng, sinh năm 1941; cư trú tại: Tổ 16, phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng (chồng bị hại); có mặt.

2. Ông Nguyễn Duy Ch, sinh năm 1963; cư trú tại: Tổ 3, phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng (con bị hại); có mặt.

3. Bà Nguyễn Thị Ch1, sinh năm 1968; cư trú tại: Tổ 4, phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng (con bị hại); có mặt.

4. Ông Nguyễn Văn H, sinh năm 1971; cư trú tại: Tổ 5, phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng (con bị hại); có mặt.

* Người đại diện hợp pháp cho bị hại không kháng cáo :

1. Ông Nguyễn Trường Gi, sinh năm 1970 (con bị hại); cư trú tại: Tổ 3, phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng; có mặt.

2. Bà Nguyễn Thị Ch,sinh năm 1965; cư trú tại: Xóm 5, Lam Sơn Hạ, xã H, huyện H, tỉnh Cao Bằng (con bị hại); có mặt.

* Người làm chứng , người chứng kiến :

1. Bà Hoàng Thị H1, sinh năm 1957; cư trú tại Tổ 2, phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng; vắng mặt.

2. Bà Nông Thị TT, sinh năm 1972; cư trú tại Tổ 8, phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng; vắng mặt.

3. Bà Vũ Thị Th1, sinh năm 1952; cư trú tại: Tổ 3, phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng; vắng mặt.

4. Anh Đặng Đình Th2, sinh năm 1985; cư trú tại Tổ 4, phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng; vắng mặt.

5. Anh Bùi Trung H2, sinh năm 1989; cư trú tại Tổ 4, phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng; vắng mặt.

6. Bà Đàm Thị Th4, sinh năm 1960; cư trú tại Tổ 14, phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng; vắng mặt.

7. Bà Hà Thị T5, sinh năm 1956; cư trú tại Tổ 4, phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng; vắng mặt.

8. Ông Nguyễn Văn Nh, sinh năm 1954; cư trú tại Tổ 2, phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng; vắng mặt.

9. Anh Lục Minh B, sinh năm 1989; cư trú tại Tổ 4, phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng; vắng mặt.

10. Chị Nông Thị Th6, sinh năm 1970; cư trú tại: Tổ 3, phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng; vắng mặt.

11. Bà Hoàng Thị M, sinh năm 1965; cư trú tại Bản Lằng phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng; vắng mặt.

12. Bà Nông Thị Q, sinh năm 1957; cư trú tại Tổ 13, phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng; vắng mặt.

13. Bà Hoàng Thị L, sinh năm 1956; cư trú tại Tổ 4, phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng.

14. Bà Đàm Thị V, sinh năm 1963; cư trú tại Nà Trướng 2, Hòa Chung, thành phố C, tỉnh Cao Bằng; vắng mặt.

15. Bà Nguyễn Thị T7, sinh năm 1949; cư trú tại Tổ 4, phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng; vắng mặt.

16. Ông Nguyễn Trường Gi, sinh năm sinh năm 1970; cư trú tại: Tổ 3, phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng; (con trai bị hại chứng kiến khám xét, khám nghiệm hiện trường ngày 19-3-2012); có mặt.

17. Ông Lê Thanh Bính, sinh năm 1962 - Cán bộ Phòng kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Cao Bằng; có mặt ngày 16-8-2018.

18. Ông Bế Ích Nhuận, sinh năm 1966 - Cán bộ Phòng kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Cao Bằng; có mặt.

19. Ông Nguyễn Ngọc Mùng - Điều tra viên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng; vắng mặt.

20. Ông Nhan Văn Dử, sinh năm 1962 - Điều tra viên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng; có mặt.

21. Ông Triệu Quang Truyền, sinh năm 1979 - Điều tra viên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng; có mặt.

22. Ông Đàm Ngọc Kiên, sinh năm 1989 - Điều tra viên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng; có mặt.

23 .Bà Triệu Thị Bày, sinh năm 1978 - Điều tra viên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng; có mặt.

24. Ông Phạm Ngọc Hạnh, sinh năm 1979 - Điều tra viên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng; có mặt.

25. Ông Lục Đức Chi, sinh năm 1977 – Kiểm sát viên, thuộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng; có mặt.

26. Ông Vi Lương Thanh, sinh năm 1972 - Kiểm sát viên, thuộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng; có mặt.

27. Ông Trịnh Văn Núng, sinh năm 1959; Luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Cao Bằng; có mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Nội dung tài liệu có trong hồ sơ vụ án và Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng được tóm tắt như sau: Khoảng 07giờ15 phút ngày 05-02-2012, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng (CQĐT) nhận được tin báo của ông Nguyễn Duy Ch tại Tổ 3, phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng về việc kẻ gian đột nhập vào nhà dùng dao đâm vào đầu vợ là Hoàng Thị V (V) và không tìm thấy mẹ đẻ là bà Hoàng Thị Tiền (Bà T). Sau khi nhận được tin báo, CQĐT đã tiến hành các biện pháp tố tụng để điều tra vụ án. Cụ thể:

[a] Hiện trường - Tử thi - Vật chứng và Kết quả giám định:

[a1] Biên bản khám nghiệm hiện trường (Biên bản KNHT); Sơ đồ hiện trường (Sơ đồ HT) và Bản ảnh hiện trường (Bản ảnh HT) xác lập hồi 10h45’ ngày 05-02-2012 phản ánh: Hiện trường vụ án là nhà ở của vợ chồng ông Ch xây hai tầng; cửa chính quay ra hướng Bắc giáp mặt đường Quốc lộ 3 cũ chiều ngang 9,5 mét, chiều sâu 27 mét được chia thành 02 gian phía Đông và phíaTây. Hiện trường đã bị xáo trộn do cấp cứu nạn nhân bị thương và truy tìm nạn nhân bị chết. Gian phía Tây (tầng 1): Cửa trước 2 lớp, phía ngoài là cửa cuốn, bên trong là cửa kính tấm lớn không phát hiện dấu vết cậy phá. Ô giáp cửa là nơi để xe ô tô, tiếp theo là ô cầu thang, sau là phòng khách, cuối cùng là buồng. Từ ô thứ nhất giáp cửa có khoảng trống thông sang gian phía Đông; tại gian này không phát hiện có dấu vết nghi V. - Gian phía Đông (tầng 1): Thông từ trước ra sau là nơi để các kệ xếp hàng tạp hóa tạo thành hai lối đi dọc từ trước ra sau. Cửa trước là cửa cuốn không phát hiện dấu vết cậy phá. Sau cửa trước: Vị trí thông giữa hai gian ở ô trước có kê 01 bàn tủ (quầy thu tiền), trên bàn có 01 máy tính, ở khu vực này không phát hiện xáo trộn. Các ngăn kéo bàn có cắm chìa khóa ở trạng thái mở, kiểm tra ngăn kéo (được chia thành 3 ngăn), ngăn thứ nhất không có gì, ngăn thứ hai có nhiều tiền lẻ mệnh giá từ 5.000đ trở lên, ngăn thứ ba có nhiều tiền lẻ mệnh giá từ 2.000 đồng trở xuống [x1]. Tại lối đi giáp tường hướng Tây cách khung cửa trước 2,26m về hướng Nam phát hiện 01 con gấu bông trên con gấu dính nhiều dấu vết nghi máu [x2]. Cách vị trí con gấu bông theo lối đi về hướng Nam trên nền nhà phát hiện nhiều dấu vết máu dạng giọt rơi, còn mới trên diện rộng 0,5m x 0,8m [x3]. Cạnh đám dấu vết có 01 chiếc mũ len màu đỏ thẫm, kiểm tra mũ không có dấu vết rách, phía trước có 02 chấm dấu vết nghi máu dạng giọt rơi [x4]. Cách vết máu về hướng Nam 1,3m có một khoảng trống là cửa thông sang gian phía Tây (không có cánh cửa). Cạnh cửa phía hướng Bắc có 01 trụ cột lồi ra mặt tường KT: 0,3m x 0,6m [x5]. Từ trung tâm vết máu về hướng Nam 8,4m phát hiện 01 tử thi (nữ giới) được vùi giấu trong đống hàng [x6]. Tử thi Triệu Thị T nằm ngang nhà, đầu quay về hướng Đông cách tường 1,2m, chân cách tường Phía Tây 1,9m; tử thi nằm ngửa trên nền nhà phủ lên người 01 áo mưa màu vàng [x7]. Phủ trên áo mưa là các hộp hàng gồm: 09 hộp mì tôm Hảo Hảo [x8]; 02 hộp phở Đệ Nhất [x9]; 02 hộp miến Phú Hương [x10]. Cổ tử thi quấn 01 đoạn dây điện màu trắng, loại hai vỏ dài 88cm [x11]. Chân phải quấn 01 áo phông màu trắng đỏ [x12]. Từ đầu bàn chân phải sang bàn chân trái quấn một đoạn băng dính thùng hàng [x13]. Trên nền nhà cạnh tử thi phát hiện một lớp mỏng dung dịch màu trắng đục (dạng dầu gội đầu), kiểm tra phát hiện có dấu vết lau chùi, dấu vết còn ẩm [x14]. Cách tử thi 2,5m về hướng Nam, cạnh tường phía Tây, trên thùng hàng phát hiện 01 vỏ lọ dầu gội đầu nhãn Clear vỏ nhựa màu trắng có dính máu còn mới [x15]. Cách tử thi 5,5 mét về hướng Nam, cạnh tường hướng Tây kê 01 bàn máy khâu [x16]; trên bàn phát hiện: 01 chiếc găng tay cao su bàn tay trái màu đỏ có dính máu còn mới [x17]; bên cạnh có một đoạn dây điện màu trắng loại hai vỏ dài 55cm, một đầu liền giắc cắm, có dính máu còn mới [x18]; 01 ổ khóa treo, chìa khóa cắm trong ổ khóa [x19]. Trên nền nhà gần cửa sau, phát hiện một đám dấu vết màu hồng nhạt, dâu vết còn ẩm, kiểm tra phát hiện vết lau chùi [x20]. Cuối gian nhà là cửa gỗ pano chớp hai cánh mở ra phía ngoài rộng 1,1m x2,1m, bên trong có chốt và khuy móc khóa, không có dấu hiệu cậy phá [x21]. Đối diện cửa sau là nhà tạm nằm ở phía sau nhà chính: Trên nền xi măng nhà tạm có đám máu màu hồng lẫn nước KT: 1,9m x 2m [x22]. Phía bên phải cửa sau có 01 lỗ thoát nước, cạnh lỗ thoát nước phát hiện một chiếc chổi nhựa và giẻ lau còn ướt, nước lẫn máu [x23]. Bên trái cửa đi ra sau nhà sát chân tường, cách mép khung cửa 0,25m phát hiện 01 con dao nhọn, cán màu vàng KT: dài 21,5cm, phần lưỡi dài 11,5cm; rộng 1,8cm có dính máu còn mới [x24]. Gần con dao có 01 búa (loại búa đóng đinh) [x25]. Cách khung cửa 1,2m, cách chân tường 0,65m phát hiện một đầu búa (búa đinh) sơn màu xanh, kích thước đầu vuông 2,6 cm, dài 12,8 cm, đầu trên là tai bật đinh, có dính máu còn mới [x26]. Cạnh đầu búa có một đoạn gỗ sơn màu vàng (nghi là cán búa), hình trụ bầu dục dài 35,5cm; mặt cắt đầu to 3,7cm x 2,9cm; đầu nhỏ 3,2cm x 1,9cm có dính máu còn mới [x27]. Trên tường nhà mặt sau (hướng Nam), bên trái cửa (hướng Đông) cách khung cửa 0,7m cao cách mặt đất 1,1m phát hiện có nhiều dấu vết máu dạng tia phun vào trên diện rộng 0,2m x 0,45m [x28]. Cách khung cửa 2,45m về hướng Đông – Đông nam, trong đống đồ thải phát hiện 01 chiếc quạt cũ (dạng tai voi) dây điện loại dây 02 vỏ màu trắng bị cắt dấu vết cắt còn mới [x29]. Từ cửa sau về hướng Nam cách 3,2m có hàng rào lưới B40 bao quanh khu nhà tạm, có 01 cửa đi ra vườn mở ra ngoài khung của bằng sắt KT: 0,63m x 2,4m mở ra ngoài [x30]. Gần khung cửa bên phải, cách mặt đất 1m phát hiện 01 chiếc găng tay len màu đen [x31]. Cách cửa sắt 14,5m về hướng Tây là tường xây bằng gạch cao 2,1m, bên trên căng dây thép gai. Mặt tường bên nhà ông Ch phát hiện có dấu vết đất và dấu vết trượt (còn/không) mới trên diện rộng 0,4m x 0,77m, trung tâm dấu vết cao cách đất 1,1m “đã khô” [x32]. Đi về hướng Tây, trên đỉnh tường nhà ông Cao phát hiện có dấu vết trượt còn mới [x33]. Vị trí cách sau nhà vệ sinh ông Cao 0,86m (giáp ranh giới nhà bà Tuyến) trên tường căng 02 dây thép gai cao 0,3m. Qua tường nhà ông Cao, bên vườn nhà bà Hà Thị T5 hướng từ dấu vết trên tường về hướng Tây, cách chân tường nhà ông Cao 1,2m có 02 dấu vết giày tạo thành hình chữ V hướng về phía Nam đã được thu giữ bằng đổ thạch cao [x34]. Hướng phía Tây nhà ông Ch và ông Nhân có 01 ngách rộng 1,4m thông từ trước ra sau vườn nhà ông Ch (thuộc đất nhà ông Ch) phía trước có 01 cửa sắt xếp đã hàn cố dịnh cao 3,1m bên trên lợp tôn thiếu 01 tấm tạo khoảng trống rộng 0,5m x 1m, ngay khoảng trống phát hiện 01 sợi tơ nhện căng ngang [x35]. Bên trong từ trên xuống 1,1m có 02 lá gió (lá tôn) của cửa sắt bị tòe ra tạo thành hình chữ V vị trí cách tường nhà ông Ch 0,5m cao cách mặt đất 2,03m [x36]. Bản ảnh hiện trường phản ánh trên mặt bàn ăn đối diện máy khâu có 01 dao nhọn cán đen dài 24,7cm phần lưỡi dài 14,7cm, rộng 3,7cm [x37]. Cơ quan điều tra đã thu giữ: 02 vỏ ngăn kéo bàn quầy thu tiền [x1]; 01 mũ len màu đỏ thẫm [x4]; 01 áo mưa màu vàng có dính máu [x7]; 09 hộp mỳ tôm Hảo Hảo [x8]; 02 hộp phở ăn liền Đệ Nhất [x9]; 02 hộp miến Phú Hương [x10]; 01 đoạn dây điện ở cổ tử thi dài 88cm [x11]; 01 áo phông cũ màu trắng đỏ quấn ở cổ chân tử thi [x12]; 01 vỏ lọ dầu gội đầu Clear [x15]; 01 găng tay cao su bàn tay trái màu đỏ [x17]; 01 đoạn dây điện ở bàn máy khâu dài 55cm [x18]; 01 chổi nhựa màu xanh có dính máu [x23]; 01 con dao nhọn cán vàng có dính máu [x24]; 01 búa đinh không cán [x26]; 01 đoạn gỗ nghi cán búa [x27]; 01 quạt điện tai voi [x29]; 01 găng tay len (bàn tay phải) màu đen [x31]. 01 con dao thái phở dài 33,5cm phần lưỡi dài 23,2cm rộng 8cm [x38]. Biên bản có sự tham gia của Nguyễn Xuân Bách, Nguyễn Duy Ch, Nguyễn Hùng Vỹ, Nhan Văn Dử, Vi Lương Thanh, Lê Thanh Bính (bl 87,91,92).

[a2] Biên bản thu giữ vật chứng hồi 17h20’ ngày 05-02-2012 có nội dung: Tại chiếc chậu nhựa màu hồng trên tầng 2 thu 01 đôi tất mặt trước trắng có chữ ADIDAS có dính nhiều vết nâu nghi máu [x39]; tại thùng xốp đựng rác cạnh cửa ra vào tầng 2 thu 01 mảnh giấy (giấy vệ sinh) có dính nhiều vết nâu nghi máu [x40]; thu giữ 01 con gấu bông màu hồng (đã bị di chuyển khỏi vị trí cũ) có dính nhiều vết nâu nghi máu [x2]. Biên bản có sự tham gia của Nguyễn Trường Gi, Lê Hoài Nam, Nhan Văn Dử, Nguyễn Hùng Vỹ (bl154).

[a3] Biên bản ngày 06-02-2012 (bl155) thu giữ vật chứng do Hoàng Thị V nộp: 01 điện thoại Nokia màu đen viền đỏ đã qua sử dụng [x41].

[a4] Biên bản ngày 08-02-2012 (bl156) thu giữ vật chứng do Hoàng Thị V nộp gồm: 01 điện thoại Nokia màu xám viền đen đã qua sử dụng của bà Triệu Thị T [x42]. V khai: “Điện thoại do người nào đó đưa cho ngày 07-02-2012 và nói: Điện thoại trong túi áo của bà. Tôi đặt điện thoại lên bàn thờ, không tắt, không sử dụng”; 01 con dao nhọn inox cán bằng nhựa màu đen dài 25,3cm, phần lưỡi có KT 15cm x 3,8cm, trên lưỡi dao và cán dao có in hình con ngựa và chữ KT- KNIFE [x43]. V khai: “Tôi thấy ở nhà tôi khi làm đám ma cho bà, nhà tôi có 02 con dao loại này, 01 con trước đó Công an đã thu giữ”.

[a5] Biên bản ngày 12-3-2012 thu giữ vật chứng của V tại sân phơi tầng 2 nhà Ch: 03 quần dài màu đen [x44]; 01 áo thu đông trong tủ quần áo [x45]; 01 chiếc găng tay len màu xám [x46]; 02 đôi tất nữ màu trắng xám nhãn hiệu Adidas và Puma trong túi nilon ở ngoài sân phơi [x47]. Biên bản có sự tham gia của Nguyễn Trường Gi chứng kiến và ký biên bản (bl157).

[a6] Biên bản khám nghiệm hiện trường; Sơ đồ hiện trường và Bản ảnh hiện trường xác lập hồi ngày 19-3-2012 phản ánh: Tầng II nhà ông Ch gồm 02 gian, cầu thang nằm ở gian phía Tây. Từ cầu thang tầng I đi lên phía sau là công trình phụ và 01 ô để phơi quần áo, từ ô này có cửa đi sang ô sau của gian bên phía Đông. Phía trước cầu thang là phòng thờ (P1), trong phòng có kê 01 giường ngủ. Từ cầu thang đi vào phòng có 01 cửa đi (cửa kính, khung nhôm, có khóa) loại khóa trùm?. Phía trước phòng là 01 sân đi ra sân có 01 cửa đi, 01 cửa sổ (cánh gỗ). Từ phòng thờ có 01 cửa (01 cánh gỗ) đi thông sang phòng trước của gian phía Đông (P2). Tại mặt tường cạnh cửa bên phải cửa thông từ phòng thờ (P1)sang phòng trước gian phía Đông (P2) phát hiện có dấu vết nghi máu dài không rõ hình, có chiều hướng trượt từ trên xuống dưới có chiều dài 68cm; chỗ rộng nhất 07cm; chỗ hẹp nhất 04cm; đầu dưới dấu vết cách sàn nhà 73cm; tâm của đầu trên dấu vết cách gờ cửa 17cm; đầu dưới cách 17cm [x48]. Cách đầu trên dấu vết [x48] xuống 42cm, cách nền sàn nhà 99cm có 01 đám dấu vết màu đỏ thẫm hơn vị trí khác KT: 0,8cm x 01cm, tâm dấu vết cách mép gờ cửa 14cm; dấu vết có đường xước trượt từ trên xuống dưới [x49]. Trên giường ngủ trong phòng trước gian phía Đông có tấm ga, trên mặt ga có dấu vết nghi máu KT: 6,5cm x 02cm; trung tâm dấu vết cách đầu trên tấm ga 128cm; cách đầu dưới 60cm; cách mép dọc tấm ga 35cm [x50]. Trên mặt bàn máy khâu nhãn hiệu JANOME sơn màu trắng (đã được gia đình chuyển từ gian phía Đông sang kho ở gian phía Tây) có dấu vết nghi máu [x51]. Cơ quan điều tra thu giữ: Dùng bông tẩm nước cất lau sạch dấu vết nghi máu [x49] bằng phương pháp cạo lấy cả lớp sơn tường đóng vào bì niêm phong; 01tấm ga [x50]; dấu vết máu trên bàn máy khâu [x51]. Biên bản có sự tham gia của Nguyễn An Ninh, Nguyễn Trường Gi, Bùi Trung Bắc, Triệu Quang Tuyền, Vi Lương Thanh, Phan Thái Học, Lê Thanh Bính (bl 98,100,102).

 [a7] Biên bản khám xét ngày 19-3-2012 thu giữ: 01 chiếc kéo màu đen bằng sắt, dài 33cm có phần chuôi một bên thẳng, một bên cong quặp [x52], do Nguyễn An Ninh lấy từ mặt bàn máy khâu trong nhà kho sát sau phòng khách giao nộp cho CQĐT (bl 158).

 [a8] Biên bản KNHT và Bản ảnh HT bổ sung xác lập ngày 13-4-2012 phản ánh: Có 05 dấu vết màu nâu cánh gián nghi V tại hai bên mép cánh cửa hậu KT: 5,5cm x 12cm cách trên mép dưới khung cửa trái (nhìn vào) 32cm, cách khung cửa trên 52cm [x53]. Trên mép cánh cửa bên phải đi vào có 01 đám dấu vết màu nâu KT: 1cm x 5cm [x54], đã tiến hành cạo các dị vật niêm phong lại; kiểm tra 02 cánh cửa không thấy dấu vết cậy phá, ổ khóa Việt Tiệp vẫn hoạt động bình thường không thấy dấu vết cậy phá. Cơ quan điều tra thu giữ: 01 thanh chốt cài ngang loại Ø14, có 02 lỗ móc ổ khóa [x55]; 01 bì đeo cổ tay vải ni lon màu hồng in hình mèo Doremon [x56]; 01 hộp catton in nhãn THEBOL tại mặt trong nắp hộp có một đám dấu vết màu nâu cánh gián bám dính đã khô, không rõ hình đặc trưng KT: 13cm x 19cm, phân bố không đều tại mép góc nắp hộp [x57]; 01 đôi giày nhựa màu đen [x58]; 01 đôi giày da màu đen nhãn hiệu LUCKY [x59] đều là loại giày khuyết bao gót “giày sục”. Biên bản có sự tham gia của Nguyễn Xuân Bách, Nguyễn Trường Gi, Hoàng Mạnh Hải, Nhan Văn Dử, Vi Lương Thanh, Bế Ích Nhuận (bl 103,105).

[a9] Biên bản khám nghiệm tử thi (Biên bản KNTH) và Bản ảnh tử thi Triệu Thị T xác lập hồi 10h00’ ngày 05-02-2012 phản ánh: Tử thi vùng mặt dính đầy máu; mặc ngoài là áo gile màu đen, tiếp theo là áo len dài tay màu nâu, áo len màu xanh và 02 áo sơ mi; quần lụa đen; chân đi tất; cổ quấn khăn len kẻ ô màu xanh-nâu; kiểm tra trong túi áo có 3.700.000đ (đã giao cho gia đình). Vùng trán có vết thương toác rộng, nằm dọc theo trục cơ thể, bờ mép vết thương nham nhở KT: 06cm x 1,8cm, đầu trên nằm trong chân tóc 1,5cm, đầu dưới cách trên trong hai lông mày 4cm [v1]. Vùng trán phải có vết thương nằm trong cung lông mày phải 0,8cm; vết thương toác rộng không rõ hình, bờ mép nham nhở KT: 03cm x 1,5cm đi sâu vào trong hộp sọ, đầu trên vết thương cách vết thương [v1] 01cm [v2]. Nằm dưới vết [v2] về phía phải có vết thương bờ mép nham nhở KT: 3,4cm x 1,5cm, đầu dưới vết thương cách đuôi mắt phải 03cm [v3]. Vùng trán phải có vết thương bờ mép nham nhở, KT:1,5cm x 0,5cm; đầu trên cách đầu dưới vết [v1] 03cm, đầu dưới cách cung lông mày trái 02cm [v4]. Vùng thái dương bên trái, sát cung lông mày trái có vết thương toác rộng, bờ mép nham nhở, KT: 05cm x 2cm, đầu trên vết thương cách đầu trên vết [v4] 1,5cm, đầu dưới cách ngang đuôi mắt 2,5 cm [v5]. Quanh vùng mắt trái bầm tím, tại đuôi mắt trái có vết xước da hình vòng cung, KT: 0,1cm x 1,5cm [v6]. Giải phẫu vùng đầu tử thi phát hiện: Bầm tím tụ máu dưới da, cơ vùng trán và thái dương hai bên, KT: 19cm x 13cm. Vùng trán phải có vết lún, vỡ xương phức tạp, làm vỡ xương hộp sọ, KT: 3,5cm x 9,5cm, lún sâu nhìn thấy tổ chức não. Vùng trán trái có vết lún vỡ xương vùng trán trái và xương trần ổ mắt trái, lộ tổ chức não, KT: 05cm x 04cm. Quá trình

khám nghiệm có thu giữ mẫu máu của tử thi Triệu Thị T. Biên bản có sự tham gia của Nguyễn Xuân Bách, Nguyễn Duy Ch, Nguyễn Hùng Vỹ, Nhan Văn Dử, Vi Lương Thanh, Hoàng Doãn Đông (bl 96).

[a10] Kết luận giám định pháp y (KLGĐ-PY) về tử thi số 002/12/TT, ngày 13/02/2012 của Trung tâm Pháp y (TTPY) tỉnh Cao Bằng (bl 111) kết luận: Nguyên nhân chết của bà Triệu Thị T là do lún, vỡ xương hộp sọ, dập não nặng. Văn bản số 67/GĐPY ngày 31-7-2013 (bl 34.T3p1) xác định: Nạn nhân Triệu Thị T chết chưa quá 12 giờ tính từ lúc nạn nhân chết đến thời đểm khám nghiệm. Văn bản số 91/GĐPY ngày 16-10-2013 (bl 34.T3p1) xác định: Quá trình xem xét dấu vết khám nghiệm, giải phẫu tử thi Triệu Thị T ngày 05-02-2012 không phát hiện dấu vết hằn trên vùng cổ của nạn nhân.

[a11] KLGĐ-PY về thương tích Hoàng Thị V số 18/12TgT ngày 13-02-2012 của TTPY tỉnh Cao Bằng (bl117) xác định: Vùng thái dương đỉnh trái sưng nề: 6cm x 4 cm. Trên diện nề có 01 vết thương hình vòng cung mở mặt lõm xuống dưới, kích thước 4cm, đang được khâu 02 mũi chỉ, vết thương khô, tâm vết thương cách đỉnh vành tai trái 08cm. Vết thương không ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ, tổn hại sức khỏe 02%.

[a12] KLGĐ số 605/C54 (P8) ngày 28-3-2012 của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an (KHHS-BCA) theo Quyết định trưng cầu giám định (QĐTC-GĐ) số 16 ngày 09-02-2012 (bl 120) xác định: Nạn nhân Triệu Thị T thuộc nhóm máu B; Hoàng Thị V thuộc nhóm máu O; 02 chiếc tất (M3) và 01 thú nhồi bông (M5) có máu người, nhóm máu O; Mảnh giấy hai lớp dạng giấy vệ sinh (M4) có dính máu người, do lượng dấu vết quá ít nên không xác định được nhóm máu.

[a13] Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Cao Bằng (Phòng KTHS) cấp các KLGĐ số 06/ĐG ngày 14-02-2012; số 07/ĐG ngày 29-3-2012; số 09/GĐ ngày 14-4-2012; số 10/GĐ ngày 13-4-2012 (bl 114, 137,140,143) đều xác định: Dấu vết đường vân trên quai xách vỏ hộp miến Phú Hương thu ở hiện trường không phải do các đối tượng Nguyễn Duy Ch, Hoàng Thị V, Nguyễn Ng, Nguyễn Văn H, Nguyễn Trường Gi, Đỗ Xuân Đảm, La Minh Cường, Nông Hồng Thanh và Bùi Trung H2 để lại.

[a14] KLGĐ số 760/C54(P8) ngày 06-4-2012, Viện KHHS-BCA theo QĐTC-GĐ số 20 (bl 124) xác định: Dấu vết cắt trên đầu đoạn dây điện ở quạt điện (M4) có chiều từ quạt điện ra phía ngoài đầu dây (đầu có dấu vết cắt); dấu vết cắt trên đầu đoạn dây điện không có phích cắm (M5) có chiều từ ngoài đầu dây (đầu có dấu vết cắt) vào phía trong của dây. Các dấu vết này do một lưỡi cắt tạo ra. Đặc điểm riêng của dấu vết cắt trên đầu 02 dây điện (M4,M5) không thể hiện rõ nên không đủ yếu tố giám định. Vì vậy không xác định được 02 dấu vết cắt này có phải do chiếc kéo (M3) gửi đến giám định cắt ra hay không.

[a15] KLGĐ số 800/C54(P8) ngày 12-4-2012, Viện KHHS.BCA theo QĐTC-GĐ số 26 (bl135) xác định: Trên con dao cán đen (M1) có khả năng dính máu, do lượng dấu vết ít nên không giám định được tiếp. Trên chiếc búa, đầu búa đã rời khỏi thân búa (M2) có dính máu người, do lượng dấu vết ít nên không giám định nhóm máu mà chuyển sang giám định gen ADN.

[a16] KLGĐ số 750/C54-P6 ngày 24-4-2012 của Viện KHHS-BCA theo QĐTC-GĐ số 21 (bl 126) xác định: Thương tích tại vùng đầu - mặt bà Triệu Thị T do vật tày có diện tiếp xúc giới hạn tác động trực tiếp với lực rất mạnh, theo hướng từ trước ra sau, chếch từ trên xuống dưới gây nên (các vết ở vùng giữa trán).Chiếc búa đinh (thân búa rời khỏi cán) gửi giám định (M2) có thể gây được các thương tích này. Vết thương sưng nề, rách da đầu vùng thái dương đỉnh trái Hoàng Thị V để lại sẹo hình không xác định, mất nhiều chân tóc, phía dưới sau lồi co rúm nhẹ, mép không gọn, nằm chếch ngang. Do không được thể hiện chi tiết tại các hồ sơ gửi giám định, đặc biệt quan bản ảnh nên không có cơ sở để nhận định chính xác vật gây thương. Tuy nhiên, với vết sẹo có tính chất như trên, tổn thương có thể được hình thành do tác động trực tiếp của vật tày có cạnh hoặc do vật có lưỡi sắc lách lóc da đầu gây đứt các chân tóc gây nên. Con dao dài 25cm, cán nhựa đen dài 10,5cm, phần lưỡi dài 14,5cm, rộng 3,5cm gửi giám định (M1) nếu tác động bằng phần lưỡi sắc, lách sâu vào da đầu, vài lần liên tục theo hướng từ dưới lên trên, từ trái sang phải có thể gây được thương tích tại vùng thái dương đỉnh trái Hoàng Thị V. Trường hợp Hoàng Thị V dùng dao (M1) bằng tay phải rất khó để gây thương tích với vị trí và đặc điểm như đã nêu ở trên, người khác dễ dàng gây ra được thương tích này.

[a17] KLGĐ số 764/C54(P8) ngày 07-5-2012 Viện KHHS.BCA theo QĐTC-GĐ 23 và BBGN ngày 24-3-2012 (bl131,132,173) xác định: Không phát hiện thấy dấu vết máu trên: 03 chiếc quần dài màu đen; 01 chiếc găng tay len; 01 chiếc áo thu đông màu xanh lá cây; 04 chiếc tất nữ (M1); 01 áo khoác màu nâu dài tay; 01 khăn bông tắm màu trắng (M2 ) và dấu vết nghi máu dính vào mảnh vôi tường ghi thu ở hiện trường (M3). Phát hiện các dấu vết máu người (M3): Máu dính trên chiếc mũ đỏ gửi giám định là máu của Hoàng Thị V; máu dính trên bàn máy khâu là máu của Triệu Thị T; máu ở bông ghi thu trên tường tại hiện trường là máu của một người nam giới (Amelogenil: XY) không phân tích được kiểu gen.

[a18] KLGĐ số 946/C54(P3) ngày 09-5-2012 của Viện KHHS.BCA theo QĐTC-GĐ 34 (bl150) xác định: Trên áo mưa màu vàng dính chất màu nâu đỏ (173); 01 găng tay cao su màu hồng dính chất màu nâu đỏ; 01 hộp nước tắm Clear; 03 hộp catton đựng gói phở “ăn liền”, miến; 01 quạt điện; 02 đoạn dây điện; 01 dao ăn; 01 kéo gửi đến giám định không phát hiện thấy dấu vết đường vân.

[a19] KLGĐ số 946/C54(P8) ngày 07-5-2012, Viện KHHS.BCA theo QĐTC-GĐ 35 (bl147.T1.P1) xác định: Dấu vết trên con dao dạng dao gọt hoa quả và dấu vết ghi thu trên mép cửa ra vào tại vị trí số 01 trong quá trình khám nghiệm hiện trường ngày 13-4-2012 đều có khả năng là máu, do lượng dấu vết ít, chất lượng dấu vết kém nên không giám định tiếp được. Trên chiếc búa gửi theo QĐTC-GĐ số 26 ngày 27-3-2012 ; trên chiếc áo ba lỗ ghi thu của Nguyễn Duy Ch là máu của một người nam giới; trên chiếc găng tay cao su và trên hộp bìa đều dính máu người. Phân tích gen (ADN) từ các dấu vết máu trên chiếc búa gửi theo QĐTC-GĐ số 26 ngày 27-3-2012, trên chiếc áo ba lỗ ghi thu của Nguyễn Duy Ch; trên chiếc găng tay cao su và trên hộp bìa, so sánh với kiểu gen (ADN) của Triệu Thị T và Hoàng Thị V đã trả lời trong KLGĐ 765/C54(P8) ngày 23-4-2012 cho thấy: Dấu vết máu người dính trên chiếc búa và trên chiếc găng tay cao su gửi giám định là máu của Triệu Thị T. - Dấu vết máu dính trên hộp bìa gửi giám định là máu của Hoàng Thị V. Trên chiếc áo ba lỗ ghi thu của Nguyễn Duy Ch dính máu của một người nam giới.

[a20] KLGĐ số 2127/C54(P6) ngày 10-8-2012 của Viện KHHS.BCA theo QĐTC-GĐ 64 (bl152-153.T1.P1) xác định: Các vết thương tại vùng đầu, mặt bà Triệu Thị T do vật tày có diện tiếp xúc giới hạn tác động trực tiếp với lực rất mạnh theo hướng từ trước ra sau, chếch từ trên xuống dưới gây nên (các vết ở giữa trán). - Với tư thế, chiều hướng tác động như lời khai của Hoàng Thị V có thể gây được vết thương trên mặt, trán của bà Triệu Thị T.

[a21] KLGĐ số 3742/C54(P6) ngày 30-8-2012 của Viện KHHS.BCA theo QĐTC-GĐ 64 (bl 450-453.T4.P2) xác định: Chiếc búa gửi giám định có thể gây ra được các thương tích vùng đầu, mặt của bà Triệu Thị T. - Hoàng Thị V dùng tay phải cầm con dao vật chứng có thể tự gây nên thương tích trên vùng đầu mình, tuy nhiên với vị trí và đặc điểm như đã nêu rất khó thực hiện.

[a22] KLGĐ số 2229/C54 ngày 10-9-2012 của Viện KHHS.BCA theo QĐTC-GĐ 01 (bl 19.T3.P1) xác định: Đặc điểm vết đứt (ngang) nhựa ở đầu đoạn dây điện có phích cắm (ký hiệu mẫu số 3) và dấu vết đứt (ngang) nhựa ở đầu đoạn dây điện không có phích cắm (ký hiệu mẫu số 2) khớp nhau và được đứt ra từ một dây. Dấu vết này được hình thành không phải do loại công cụ cắt ra mà do lực tác động (kéo) làm dây đứt.

[a23] Ngày 19-4-2012 và ngày 19-7-2012, CQĐT đã cho Hoàng Thị V nhận dạng một số vật chứng đã thu giữ khi khám nghiệm hiện trường. Kết quả, Hoàng Thị V đã nhận dạng được: Chiếc búa Vấn đã sử dụng để tấn công Bà T; chiếc kéo Vấn đã sử dụng để cắt dây điện của chiếc quạt điện; được chiếc quạt điện V đã cắt lấy dây điện; chiếc áo V dùng để buộc chân Bà T; chiếc áo mưa V dùng phủ lên xác Bà T để tạo hiện trường giả (bl 209-230.T1.P2).

[a24] Ngày 12/7/2012, Hoàng Thị V đã tự vẽ lại sơ đồ xác định vị trí khi thực hiện hành vi giết Bà T và vị trí giấu xác Bà T. Kết quả Vấn đã vẽ phù hợp với hiện trường vụ án, dấu vết trên thi thể nạn nhân (bl 193-200.T2.P1).

[a25] Ngày 16/9/2012, CQĐT đã tiến hành thực nghiệm điều tra, cho Hoàng Thị V diễn lại toàn bộ hành vi phạm tội theo lời khai nhận tội của bị can, kết quả bị can V đã thực hiện được các động tác giết bà Triệu Thị T, giấu xác nạn nhân, xóa dấu vết, lau dọn hiện trường, dùng dao tự cứa vào đầu mình, phù hợp diễn biến hiện trường, dấu vết để lại trên thi thể nạn nhân. Khoảng thời gian thực nghiệm phù hợp khớp với khoảng thời gian từ lúc bị can gây án đến lúc bị can lên tầng nằm tiếp (bl 24.T1-P2).

[a26] KLGĐ số 3219/C54(P8) ngày 28-10-2013, Viện KHHS.BCA xác định theo QĐTCGĐ 98 (bl27T3p1) xác định: Dấu vết máu trên áo ba lỗ trong KLGĐ 946 ghi thu của Nguyễn Duy Ch là máu của Nguyễn Duy Ch.

Tại Cơ quan điều tra:

[b] Lời khai của Hoàng Thị V: Bị cáo Hoàng Thị V có nhiều lời khai có nội dung khác nhau. Cụ thể:

[b.1] Từ ngày 05 -02-2012 đến 07-3-2012 V khai: Khoảng 7h30’ ngày 05-02-2012, trong khi đi từ gác 2 xuống nhà dưới cạnh cầu thang bị một người nam giới tấn công bằng dao nhọn đâm vào vùng đầu. Khi V kêu lên thì ông Ch chạy xuống đi tìm người nam giới, còn V ra cửa nhờ chị Hoa và Chị Kiều là hàng xóm đưa đi khâu vết thương. Một số lời khai của V cho rằng đối tượng gây án là ông Ng (bố chồng V) và một số lời khai khác V cho rằng đối tượng gây án là người hàng xóm có tên là Hiếu (Huấn).

[b.2] Từ ngày 12-3-2012 đến 27-12-2012, V khai: Khoảng 6 giờ sáng ngày 05/02/2012, Tôi (V) mặc quần nỉ bó mầu đen và áo thun, xanh dài tay cổ cao đi từ tầng 2 xuống cầu thang ra sân xi măng sau bếp để dọn dẹp nhà cửa thấy Bà T đã ở đó từ trước đang chăn gà. Tôi xuống đến sau bếp rửa bát, rửa tay rửa chậu rồi hai mẹ con nói chuyện về gà vịt và về đường con cái. Bà T nói nhà rộng hai đứa con gái nó đi lấy chồng thì nhà vắng, nên Tôi phản ứng lại nói bà giỏi thì bà đẻ đi. Bà T giơ tay tát Tôi 1 cái trúng vào mồm, tuy cái tát không đau nhiều nhưng lúc đó Tôi bị xúc phạm nên không kiềm chế được bản thân. Lúc đó Tôi và Bà T đứng ngang nhau mặt cùng nhìn ra vườn, Bà T đứng bên phải Tôi đứng bên trái Bà T. Tôi liếc sang thấy cái búa đinh ở phía bên trái, cách vị trí tôi đứng khoảng 1-2 mét. Tôi bước sang cầm búa đinh và bước nhanh gần lại chỗ Bà T vẫn đứng ở vị trí cũ. Khi Tôi cầm búa đinh dơ búa lên để đập, thì Bà T ngoảnh lại nhìn thấy và nói bằng tiềng Tày “Mau pẻn cau thai a” dịch ra là “Mày đánh tao chết à”. Ngay sau khi Bà T nói xong câu đó thì bị búa đập trúng vào đầu. Bà T chùn xuống, mông chạm đất còn đầu bà tựa vào phần trên gối của Tôi. Khi đó, Tôi tay trái cầm tóc bà, tay phải đập mấy phát vào phần trán của Bà T. Đập xong Tôi thấy búa lung lay thì tôi vứt búa đi. Tôi không nhớ chính xác đập bao nhiêu cái, vì lúc đó Bà T giẫy và gục nghiêng bên trái. Đầu Bà T hướng ra vườn, chân hướng chếch về phía nhà ông Nhân. Rồi Tôi lật ngửa bà lên Tôi thấy mặt bà nhiều máu nên Tôi lấy giẻ lau ở lưới B40 hàng rào từ sân bê bông ra vườn. Tôi lấy giẻ dấp nước rồi lau qua mặt Bà T. Lau mặt xong, Tôi vứt giẻ ở đó và xốc nách Bà T, quay người Bà T lại và lôi vào nhà giấu đi, để mọi người xung quanh không nhìn thấy. Tôi xốc nách lôi bà qua bậc cửa bếp, Tôi bỏ tay ra nghỉ một lúc rồi tiếp tục kéo Bà T vào. Tôi xốc nách kéo Bà T đi qua chỗ để xe máy của gia đình. Tôi kéo Bà T qua đuôi xe máy chỗ có đường vào lấy hàng thì Tôi đặt Bà T đầu hướng nhà ông Triệu, chân hướng ra lối đi lại trong nhà. Tôi quay ra lấy áo trẻ con cỡ 9-10 tuổi đang vắt trên cây xoài ở sân xi măng, áo đã cũ mầu cháo lòng vào nhà. Tôi cầm lấy áo buộc vào hai chân Bà T sau đó Tôi cầm chiếc kéo màu đen có đặc điểm tay cầm có một bên duỗi một bên co để trên máy khâu ở bếp. Tôi cầm kéo mang ra sân bê tông để cứa dây điện để quàng vào cổ Bà T mục đích để người khác nghĩ Bà T bị người khác thắt cổ chết. Tôi cầm kéo đi ra sân xi măng cắt dây điện của cái quạt cũ mầu ghi nằm ở sau cái cửa bếp được 2 đoạn. Sau đó, Tôi để kéo ở trên máy khâu và lấy đoạn dây quấn vào cổ Bà T. Tôi không nhớ quấn mấy vòng và không nhớ có buộc thắt nút hay không, vì lúc đó làm nhanh để che đi. Tôi lấy chiếc áo mưa mầu vàng che lên người bà, rồi tôi lấy các thùng mỳ tôm ở ngay gần đấy che kên người bà để mọi người khỏi nhìn thấy. Tôi thấy nền nhà dính máu nên lấy chai dầu gội đầu Clear để ở trên thùng cạnh tủ lạnh bóp ra nền nhà ở những chỗ có máu. Tôi lấy miếng giẻ là cái áo phông đỏ để ở cửa đi lại ra sau bếp cầm ra vòi nước xả nước vào cho ẩm rồi lau làm đi làm lại ở những chỗ có máu để cho nền sạch máu. Khi ra sân xi măng thấy có nhiều máu, Tôi xả nước ra chậu rồi đổ nước ra nền. Tôi lấy chổi nhựa mầu xanh ở gần đấy quét qua quét lại cho sạch máu. Tôi có đeo đôi găng tay cao su mầu đỏ dùng để rửa bát vẫn đang để ở cái vòi rửa bát dấp nước cho ướt giẻ để lau nhà. Lúc chuẩn bị lau thì thấy vướng nên tôi rút găng tay vứt ra sân xi măng một cái còn một cái để ở trong bếp gần khu vực quanh bàn ăn cơm nhưng không nhớ chính xác nó ở đâu. Sau đó, Tôi rửa tay và dùng giẻ lau nền nhà lau máu ở đôi sục bằng da có đế nhựa đang đi ở chân rồi vào nhà lấy chiếc găng tay ở chỗ máy khâu mang ra đút ở lưới B40 để phơi khô. Tôi làm xong cái việc trên rồi đi lên tầng hai và đi thẳng ra chỗ máy giặt để thay ngâm quần áo. Khi đi qua buồng thấy cửa buồng mở, tivi đang bật, anh Ch và con tôi đắp chăn nằm trên giường, Tôi ra thay quần áo ở chỗ máy giặt rồi cho quần áo có dính máu ở tay, ngực và quần vào máy giặt rồi bật máy giặt ở chế độ ngâm 03 tiếng rồi giặt. Tôi chỉ nhớ giặt cùng có một bộ quần áo của An Dung con gái tôi. Sau đó Tôi đi rón rén vào buồng lên giường nằm khoảng 5-10 phút để trấn an tinh thần. Rồi anh Ch gọi Tôi “Dậy đi dậy đi”. Khi Tôi dậy lúc đó ti vi đang chương trình Báo chí toàn cảnh. Anh Ch ra khỏi buồng đi làm vệ sinh, con vẫn nằm trên giường, Tôi dậy lấy áo khoác đỏ sang buồng bà đổi lấy áo khoác màu da bò mặc vào, rồi cầm điều khiển cửa ở tay phải và cầm khoảng 38 triệu đi ra hướng cầu thang. Khi ra thấy chồng Tôi đang ở phòng bàn thờ nhìn ra đường, Tôi đi xuống đến gần hết cầu thang thì ấn nút điều khiển bật cửa lên đi ra cho tiền vào két. Sau đó, Tôi nhìn thấy con dao inox trắng, cán đen dài khoảng 30cm ở trên két, nên Tôi nghĩ đến việc tự tạo vết thương để mọi người nghĩ nhà tôi có kẻ lạ mặt vào tấn công để nếu người ta phát hiện ra bà người ta không nghĩ là mình. Tôi cầm dao bước ra phía đường hướng rẽ vào nhà ông Thiệu, bước chệch cách két khoảng 2 mét thì ngồi xổm xuống mặt hướng nhà ông Thiệu hơi chếch về ngoài đường lưng quay về két sắt. Tay phải Tôi cầm cán dao cứa vào đầu vùng thái dương trái hướng từ dưới lên trên. Lúc chọc cái mũ mầu đỏ trên đầu bị rơi ra ngay trước mặt cạnh người. Lúc đó, thấy mũ ngửa nên Tôi dùng tay trái đặt úp lại hướng bên trái người. Việc tạo vết thương Tôi cứa từ từ lên một đường rồi tôi vứt con dao ra sau vứt qua vai sau đó Tôi hai tay ôm đầu kêu “Bố ơi, bố ơi” để anh Ch xuống, đánh lạc hướng có kẻ tấn công mình. Được một lúc, khoảng mấy phút thì anh Ch chạy xuống.

[b.3] Từ ngày 28-12-2012 đến nay, bị cáo Hoàng Thị V kêu oan và khai không giết Bà T. Những lời khai nhận đã giết Bà T của V trước đây là do bị CQĐT ép cung, bức cung.

[c] Lời khai của Nguyễn Duy Ch: Khoảng 5 giờ sáng ngày 5-02-2012 Tôi (Ch) tỉnh dậy nhưng vẫn nằm trên giường và mở tivi bằng điều khiển từ xa đến khoảng 7 giờ thì vợ chồng tôi dậy và đi vệ sinh cá nhân buổi sáng, sau đó chúng tôi cùng quay về phòng mặc quần áo ấm rồi Tôi đi ra cửa trước tầng 2 từ buồng ngủ ra ngoài sau đó đi xuống tầng 1 thì thấy vợ tôi (V ) đang nằm ở dưới nền nhà. Tôi không nghe thấy tiếng kêu cứu của V, khi nhìn thấy như vậy, Tôi nghĩ là V bị trộm đánh nên chạy ra cửa trước của gian hàng tạp hóa đến gần cửa Tôi bị ngã sau đó dậy quay vào trong, lúc đó V nói: Bố ơi nó đây này, khi chạy đến giữa nhà Tôi cầm cây gậy để khêu hàng đuổi ra đằng sau vườn nhưng không nhìn thấy ai ở đằng sau, Tôi có hô lên: Trộm trộm , vị trí Tôi chạy ra đuổi trộm là ở giữa mảnh vườn và quay lại chuồng gà. Lúc đó V đã đứng dậy nhưng vẫn ở vị trí ban đầu nhìn thấy V ngã. V nói: Anh ơi nó giết em đây này, lúc đó V một tay bịt đầu, một tay cầm con dao cán mầu đen, lưỡi I nốc dài khoàng 20cm và nói: Con dao đây này. Tôi không nhớ V cầm con dao tay nào. Sau đó V còn nói: Anh ơi tìm bà đi, có khi nó giết bà rồi, lúc đó trong nhà chưa bật điện. Nghe V nói vậy tôi quay ra đằng sau tìm mẹ là Triệu Thị T khi đi đến cửa bếp tôi nhìn thấy nền nhà bị ướt, tiếp tục bước ra ngoài tôi nhìn thấy cán búa đinh và chiếc búa đinh bị rời ra có dính máu gần cửa bên trái. Tôi vào nhà nhìn xung quanh trong nhà cũng không thấy mẹ. Tôi đi ra gian ga ra ô tô và gọi điện thoại cho chú H vào khoảng 07giờ 35 phút thì vợ của chú H là Vân nghe. Tôi nói: Em ơi chúng nó giết bà rồi, sau đó tắt máy luôn. Liền sau đó Tôi tiếp tục gọi điện thoại cho anh Hồng là Phó giám đốc công an tỉnh Cao Bằng nói: Anh Hồng ơi bọn ăn trộm nó vào nhà, nó giết mẹ em rồi, được một lúc sau có ông Hồng và một anh đến và giới thiệu là Cảnh sát hình sự. Sau khi tôi gọi điện được một lúc thì thấy H đến và cùng tôi đi tìm mẹ ở khu vực phát hiện vết máu ở cửa bếp, sau đó chú H vào trong nhà và tìm thấy xác mẹ tôi ở dưới đống mỳ tôm tại gian bán hàng.

[d] Cơ quan điều tra đã tiến hành ghi lời khai của những người làm chứng, người chứng kiến và người liên quan về những V đề có liên quan đến vụ án, tuy nhiên tất cả những người này đều khẳng định không có ai trực tiếp nhìn thấy việc Bà T bị giết, việc V bị thương và họ đều không nhìn thấy có người nào khác ở trong vườn nhà ông Ch trước khi có Công an đến.

[e] Quá trình giải quyết xét xử vụ án:

Vụ án trên đây bị kéo dài và đã qua nhiều lần xét xử theo trình tự sơ thẩm và phúc thẩm. Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 230/2013/HS-PT ngày 23-4-2013, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định hủy Bản án hình sự sơ thẩm số 02/2013/HS-ST ngày 02-01-2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng để điều tra bổ sung. Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 177/2016/HS-PT ngày 29-3-2016, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã quyết định hủy Bản án hình sự sơ thẩm số 39/2014/HS-ST ngày 17-9-2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng để điều tra bổ sung. CQĐT Công an tỉnh Cao Bằng đã tiến hành một số hoạt động điều tra theo yêu cầu của bản án hình sự phúc thẩm và kết quả được thể hiện tại nội dung bản Kết luận điều tra số 49/PC45 ngày 10-8-2017 (bl 646). Bản Cáo trạng số 45/CTr- VKS-P2 ngày 06-10-2017 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng quyết định truy tố Hoàng Thị V về tội Giết người.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 01/2018/HSST ngày 03-01-2018, Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng quyết định: Áp dụng điểm đ, n khoản 1 Điều 93; điểm h khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự, xử phạt Hoàng Thị V tù Chung thân về tội Giết người, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 10-02-2012.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về việc xử lý vật chứng, án phí, và tuyên quyền kháng cáo, kháng nghị theo luật định.

Ngày 08-01-2018, các ông bà Nguyễn Ng, Nguyễn Duy Ch, Nguyễn Văn H và Nguyễn Thị Ch1 đại diện hợp pháp của người bị hại Triệu Thị T kháng cáo toàn bộ Bản án sơ thẩm (bl 940, 941, 946, 947).

Ngày 10-01-2018, bị cáo Hoàng Thị V kháng cáo kêu oan (bl 943);

Tại phiên tòa phúc thẩm

Hội đồng xét xử đã xem xét và quyết định đối với một số yêu cầu của người bào chữa về việc xem xét tại chỗ hiện trường, việc dẫn giải người làm chứng Đặng Đình Th2 của người bào chữa và việc bố trí chỗ ngồi không gần nhau của người đại diện hợp pháp cho người bị hại.

Bị cáo Hoàng Thị V và những người đại diện hợp pháp của người bị hại có kháng cáo đều giữ nguyên nội dung kháng cáo, không bổ sung hay xuất trình thêm tài liệu gì cho Hội đồng xét xử.

Các ông Nguyễn Duy Ch, Nguyễn Trường Gi, Bế Ích Nhuận, Nhan Văn Dử, Triệu Quang Truyền, Phạm Ngọc Hạnh, Triệu Thị Bày, Đàm Ngọc Kiên, Trịnh Văn Núng, Vi Văn Thanh và Lục Đức Chi đều khai nhận có tham gia chứng kiến, xác lập và ký tên vào một số văn bản tố tụng. Nội dung các văn bản này đúng với thực tế sự việc hiện tượng mình đã tham gia chứng kiến, xác lập và ký tên.

Riêng Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 05-02-2012 tại (bl 94), ông Nguyễn Duy Ch cho rằng nội dung bị sửa một chữ (“còn” mới) thành chữ (“không” mới) và người bào chữa cho bị cáo cũng cho rằng tại dòng cuối của có ghi bổ sung thêm hai chữ “đã khô”, sau khi biên bản đã được ký. Những người cùng tham gia ký Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 05-02-2012 có mặt tại phiên tòa là các ông Nhan Văn Dử, Vi Văn Thanh đều khẳng định việc sửa một chữ từ (“còn” mới) thành chữ (“không” mới) và bổ sung thêm hai chữ “đã khô”

trên đây được thực hiện trước khi mọi người ký và ghi họ tên mình vào Biên bản. Ông Ch công nhận trước đây mình có nhiều lời khai không thống nhất, tại phiên tòa hôm nay ông khẳng định: Sáng ngày 05-02-2012 hai vợ chồng ngủ dậy và cùng đi xuống tầng 1, V đi trước còn ông Ch đi sau khi cách V 2m thấy kêu Bố ơi, Bố ơi. Khi chạy ra sau vườn tìm mẹ, Ch có gọi điện thoại cho ông Hồng và ông H. H đến trước còn ông Hồng và 1 người công an đến sau, ngoài ông Ch, cháu Dung, ông H, ông Hồng và một người công an ra không có ai có mặt trong nhà Ch. Chỉ đi tìm Bà T ở sân, trong nhà tầng 1 không lên tầng hai. Ch không nhìn thấy V cầm dao ở tay trước khi đi khâu vết thương, khi khâu xong V về nhà đi thẳng lên tầng hai và không tham gia chứng kiến việc KNHT và KNTT Bà T. Việc ông Ch nghi bố mình là ông Ng giết Bà T mẹ mình là do Ch1 em gái nói ra. Ông Ch khẳng định người bên ngoài vào giết Bà T và V không giết Bà T.

Ông Nguyễn Văn H khai sau khi nghe điện thoại của Ch, H đến nhà Ch đã thấy rất đông người, H có đi ra sau thấy trên tường giáp nhà có vết trượt còn mới và có cả lá xoan tươi rơi trên tường. Khi quay vào nhà, H đi đến chỗ xác Bà T thì có linh cảm nên dừng lại cúi xuống gạt thùng mỳ ra khi nhìn thấy chân của Bà T thì bị ngất, sau đó H không biết gì nữa.

Ông Nguyễn Ng khẳng định mình không liên quan đến việc Bà T bị giết, Ch, Ch1 và V khai nghi ngờ ông giết Bà T đều không đúng.

Bà Nguyễn Thị Ch1 khai ông Ng không giết Bà T, việc Ch1 nói cho Ch do thấy ông Ng và Bà T hay cãi nhau.

Bị cáo Hoàng Thị V khẳng định mình là người đã khai rất nhiều lời khai, trong đó có lời khai nhận là người giết Bà T và có lời khai mình không giết Bà T. Những lần ghi lời khai của bị cáo có mặt Luật sư Núng, Kiểm sát viên Thanh, Điều tra Viên Kiên có ghi hình và ghi âm là tự nguyện không bị ép cung, nhục hình. Có 04 người đã đánh bị cáo tại nhà tạm giữ Công an thành phố C là Nam, Hà, Tuyền và Cường, còn lại sau đó không có ai đánh hay ép cung bị cáo. Do bị ép cung nên V khai nhận đã giết Bà T và thực hiện những hành động của mình sử dụng các dụng cụ, đồ vật khi giết và giấu xác Bà T được ghi trong các biên bản ghi hình, ghi lời khai là do V tự tưởng tượng ra. Việc thực nghiệm điều tra cũng do V tự làm, nhưng nếu không đúng thì Điều tra viên bảo phải làm lại. Do V biết Bà T thường dậy sớm hơn 6 giờ, nên khi thực nghiệm điều tra V có nói còn sớm phải chờ thêm đến 6 giờ. V khẳng định việc làm và những lời khai trước ngày 12- 3-2012 là đúng sự thực, V nghi ngờ ông Ng và đối tượng Hiếu là người giết Bà T, vì Hiếu hay trộm cắp tài sản. Sau khi bị tấn công, V nhìn thấy con dao dưới đất nên V đi đến cầm giơ lên và nói với Ch nó đâm em đây này. V có cùng chị Hoa, Kiều đi vào nhà và ra sau nhà tìm Bà T. V công nhận có giao nộp điện thoại và con dao cho Công an vào các ngày 06-02-2012 và ngày 08-01-2012.

Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa phát biểu quan điểm cho rằng cần hủy Bản án sơ thẩm để giám định việc chữ viết bị sửa chữa và bổ sung trong Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 05-02-2012 (bl 94) làm cơ sở cho việc xác định bị cáo V có tội hay không có tội.

Những người bào chữa cho bị cáo V đều có chung quan điểm đánh giá chứng cứ là “vết trượt” đã bị sửa chữa và bổ sung trong Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 05-02-2012 như quan điểm của đại diện VKS. Ngoài ra, trong quá trình giải quyết vụ án CQĐT có một số thiếu sót trong việc định hướng điều tra ban đầu không chính xác; bỏ lọt không phát hiện mô tả cụ thể các dấu vết tại hiện trường; bỏ ngoài hồ sơ dấu vết bàn chân trong vườn nhà Ch; không giám định các dấu vết máu đã thu giữ trên các công cụ như búa, dao, quần áo, đặc biệt là dấu vết máu thu được bằng miếng bông trên tường nhà; quá trình điều tra không tuân thủ đúng quy định tố tụng khi sửa chữa, bổ sung một số văn bản tố tụng; một số lời khai nhận tội của bị cáo có mâu thuẫn với hiện trường, nhưng chưa được xem xét. KLĐT bổ sung thừa nhận Các hoạt động điều tra ban đầu do xác định hướng điều tra không chính xác nên có một số thiếu sót.. dẫn đến việc vụ án quá kéo dài do phải điều tra bổ sung nhiều lần; có sai lầm trong việc đánh giá chứng cứ là những lời khai, vật chứng, dấu vết, thương tích dẫn đến việc quy kết bị cáo phạm tội không đúng, đề nghị tuyên bố bị cáo V không phạm tội và trả tự do cho bị cáo Hoàng Thị V.

Sáng ngày 16-8-2016, khi phiên tòa đang trong phần tranh luận thì ông Lê Thanh Bính là người ghi Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 05-02-2012 có mặt tại phiên tòa. Theo đề nghị của những người bào chữa và đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định quay trở lại việc xét hỏi. Trả lời các câu hỏi, ông Lê Thanh Bính khẳng định mình là người trực tiếp và duy nhất ghi Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 05-02-2012, cũng như có sửa chữ “còn” thành chữ “không” và bổ sung hai chữ “đã khô” vào trong biên bản, nhưng việc sửa chữa và bổ sung này đều được tất cả mọi người tham gia nhất trí, thông qua và được thực hiện trước khi mọi người ký tên vào Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 05-02-2012.

Sau phần tranh luận, Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa đề nghị hoãn phiên tòa để triệu tập thêm ông Nguyễn Xuân Bách là người có tên trong Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 05-02-2012, còn những người bào chữa đều cho rằng không cần thiết phải hoãn phiên tòa. (Chi tiết diễn biến tại phiên tòa được thể hiện trong Biên bản phiên tòa)

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra và kết quả tranh luận tại phiên toà; trên cơ sở xem xét đầy đủ toàn diện lời khai của bị cáo, ý kiến của người bào chữa, đại diện hợp pháp của bị hại, người tham gia tố tụng và quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội tham gia phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm có nhận xét như sau:

Về tố tụng: Kháng cáo của bị cáo Hoàng Thị V và kháng cáo của ông Nguyễn Ng, Nguyễn Duy Ch, Nguyễn Văn H và bà Nguyễn Thị Ch1 là đại diện hợp pháp của người bị hại Triệu Thị T gửi trong hạn luật định nên được xác định là hợp lệ.

Liên quan đến hoạt động điều tra trong vụ án này, tại Bản án phúc thẩm số 230/2013/HSPT ngày 23-4-2013 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và Bản án phúc thẩm số 177/2016/HSPT ngày 29-3-2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đều đề cập đến việc định hướng điều tra ban đầu không chính xác; việc thu thập dấu vết vật chứng tại hiện trường, tử thi và tổ chức lấy lời khai người làm chứng chưa được đầy đủ và kịp thời; việc trưng cầu giám định không đồng bộ, dẫn đến việc giải quyết vụ án trở nên phức tạp và kéo dài. Đối với một số thiếu sót trong quá trình điều tra vụ án nhưng không có điều kiện khắc phục và một số nội dung khác có liên quan về tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất của vụ án nên Hội đồng xét xử phúc thẩm không đặt ra.

Về nội dung:

[1] Sau khi xét xử sơ thẩm bị cáo Hoàng Thị V vẫn kháng cáo kêu oan, một số đại diện hợp pháp người bị hại có kháng cáo yêu cầu minh oan cho bị cáo. Yêu cầu minh oan trong nội dung các kháng cáo trên đây cũng chính là yêu cầu hoạt động xét xử của Tòa án là phải làm rõ sự thật khách quan của vụ án, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm. Để làm rõ sự thật vụ án phải thu thập, xem xét, đánh giá và đối chiếu giữa các chứng cứ của vụ án. Chứng cứ là những gì có thật được thu thập đúng quy định tố tụng bao gồm: Vật chứng; kết luận giám định; biên bản điều tra; lời khai của những người tham gia tố tụng. Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm; là đối tượng của tội phạm có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội (chứng cứ vật chất) để xác định thời gian, địa điểm và các tình tiết diễn biến của hành vi phạm tội và ai là người đã thực hiện hành vi phạm tội. Lời khai gồm lời khai của bị can, bị cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và của

người làm chứng. Pháp luật hình sự quy định bị can, bị cáo có quyền khai báo hoặc không khai báo những thông tin liên quan đến vụ án và việc khai báo phải là tự nguyện. Việc ghi nhận nội dung khai báo được thể hiện tại các bản tự khai, biên bản tố tụng, tài liệu ghi âm, ghi hình. Về nguyên tắc, nội dung của lời khai thể hiện sự nhận thức và phản ánh thông tin về một sự vật, một hiện tượng của con người nên nó mang tính chủ quan, vì vậy lời khai chỉ được coi là chứng cứ của vụ án khi nội dung lời khai đó là tự nguyện, khách quan, phù hợp với chứng cứ vật chất, kết quả giám định và phù hợp với lời khai của những người khác.

[1] Xác định chứng cứ và tình tiết khách quan của vụ án:

Trên cơ sở các chứng cứ vật chất phản ánh, thu giữ tại hiện trường, tử thi và lời khai của những người liên quan đến vụ án, có căn cứ xác định việc bà Triệu Thị T bị chết trong khu vực nhà ông Nguyễn Duy Ch và vợ Hoàng Thị V tại Tổ 3, phường T, thành phố C, tỉnh Cao Bằng vào thời điểm sáng ngày 05-02-2012 là do con người thực hiện, nên được xác định đây là một vụ án hình sự. Ngay sau khi nhận được tin báo, CQĐT đã tiến hành các biện pháp tố tụng và tổ chức hoạt động điều tra theo luật định. Trên cơ sở phân tích, đối chiếu các chứng cứ vật chất phát hiện, thu giữ trong quá trình điều tra với kết quả giám định và lời khai của những người tham gia tố tụng thấy có đủ căn cứ xác định một số tình tiết khách quan của vụ án như sau:

[1.1] Bà T bị chết do thủ phạm dùng búa đinh [x26, x27] tác động trực tiếp với lực rất mạnh tạo ra các vết thương vùng trán và đầu [v1-v5] gây lún, vỡ xương hộp sọ, dập não nặng [a9, a10, a16]. Cơ chế hình thành nên các vết thương trên đây đều tập trung tại vùng trán và đầu là chứng cứ chứng minh: Thủ phạm phải là người đứng đối diện trước khi tấn công Bà T; việc Bà T bị búa đinh đập lần đầu vào trán với lực rất mạnh sẽ làm cho Bà T bị choáng ngã và thay đổi tư thế, Bà T không thể nào đứng nguyên ở vị trí cũ để thủ phạm có thể tiếp tục đập thêm 04 lần nữa cùng vào khu vực trán và đầu của nạn nhân. Do vậy, có căn cứ xác định sau lần đầu tiên bị đánh, Bà T bị ngã mặt ngửa lên trên, còn thủ phạm đứng ở tư thế khom người cùng chiều với trục cơ thể của Bà T tiếp tục dùng búa đinh đánh mạnh vào trán và đầu Bà T mới có thể tạo ra các vết thương còn lại.

[1.2] Vị trí dấu vết máu dưới nền nhà và trên các đồ vật tại Biên bản KNHT [a1], dấu vết phần áo quần phía lưng Bà T bị ướt tại Biên bản KNTT [a9] và các KLGĐ [a16, a19] là những chứng cứ xác định: Bà T bị đánh chết tại khu vực gian nhà bếp tạm phía sau; sau khi tấn công Bà T, thủ phạm đã lôi xác Bà T theo tư thế nằm ngửa từ gian bếp tạm đến vị trí giấu xác Bà T tại khu vực bán hàng (tầng I của gian nhà chính phía Tây); dùng áo mưa màu vàng và dùng một số hộp catton (thùng mỳ tôm, miến, phở) che phủ lên người Bà T; dùng một đoạn dây điện dài 88cm của chiếc quạt điện tai voi quấn vòng quanh cổ Bà T nhằm tạo ra hiện trường giả [x6-x13]; khi hành động thủ phạm có đeo găng tay cao su bàn tay trái màu đỏ; có dùng nước, giẻ lau và chổi để xóa dấu vết máu dưới nền nhà tạm; có dùng nước dầu gội Clear và giẻ lau để xóa dấu vết máu trên nền nhà phía Tây [x14, x15, x17, x22, x23];

[1.3] Biên bản KNHT [a6, a8] phản ánh toàn bộ các cửa ra vào phía trước (mặt đường) và cửa phía sau đều sử dụng khóa ở bên trong và không phát hiện có dấu vết bị cạy phá là chứng cứ xác định thủ phạm không thể đột nhập từ bên ngoài vào trong nhà khi những cửa này đang bị khóa [a6, x1, x21]. Lời khai tại phiên tòa phúc thẩm của ông Ch và lời khai của bà Triệu Thị Tuyết (bl351T1p2) phù hợp với Biên bản KNTT [a9] phản ánh: Tử thi mặc ngoài là áo gile màu đen, tiếp theo là áo len dài tay màu nâu, áo len màu xanh và 02 áo sơ mi; quần lụa đen; chân đi tất; cổ quấn khăn len kẻ ô màu xanh-nâu; kiểm tra trong túi áo có 3.700.000đ (đã giao cho gia đình) được xác định là chứng cứ loại trừ khả năng thủ phạm giết Bà T ở gian bếp phụ nhằm mục đích tình dục hay chiếm đoạt tài sản của Bà T .

[1.4] Lời khai tại phiên tòa phúc thẩm của bị cáo V, ông Nguyễn Duy Ch và nội dung lời khai của bà Nông Thị TT (Kiều), bà Hoàng Thị H1 và bà Nguyễn Thị T7 phù hợp với KLGĐ-PY [a.11] được coi là chứng cứ xác định vào thời điểm sáng ngày 05-02-2012, trên đầu của Hoàng Thị V có một vết thương rách da và V đã được bà Kiều, bà Hoa đưa đi khâu vết thương tại nhà bà Tâm.

[1.5] Đối với 02 con dao inox có cán nhựa màu đen, Biên bản KNHT ngày 05-02-2012 [a.1] ghi thu giữ 01 con dao dài 24(9),7cm; phần lưỡi 14,7cm x 3,7cm [x37], nhưng không mô tả cụ thể vị trí phát hiện và thu giữ con dao này ở đâu?. Tuy nhiên tại phiên tòa phúc thẩm, ông Nguyễn Duy Ch là chủ nhà ký tên trong Biên bản KNHT ngày 05-02-2012 đã xác định con dao trên được CQĐT phát hiện và thu giữ tại vị trí giá để bát đũa, gần chỗ vòi nước trong căn bếp tạm là có cơ sở như quan điểm trình bày của người bào chữa. Bản ảnh HT ngày 05-02-2012 phản ánh có 01 con dao cán nhựa màu đen để trên mặt chiếc bàn tròn kê tại khu vực bếp tầng I trong gian nhà phía Tây [a1]. Lời khai của Hoàng Thị V hồi 16h00 ngày 05-02-2012: Tôi cũng khẳng định con dao đối tượng dùng để đâm tôi là dao của nhà tôi, vì con dao này hàng ngày tôi vẫn dùng nên tôi nhận ra ngay và lời khai của V hồi 14h37 ngày 08-02-2012: Trước đây nhà tôi có hai con dao loại này, một con cơ quan Công an tạm giữ khi khám nghiệm, còn một con mang đi ra mộ bà. Con dao cán đen kể trên giống với con dao mà người thanh niên cầm để tấn công tôi [b1]. Biên bản ngày 08-02-2012 thu giữ vật chứng do V tự nguyện giao nộp là con dao cán nhựa đen dài 25,3cm; phần lưỡi 15cm x 3,8cm; trên lưỡi dao và cán dao có in hình con ngựa và chữ KT-KNIFE [x43], khi nộp V khai rõ: Tôi thấy ở nhà tôi khi làm đám ma cho bà, nhà tôi có hai con dao loại này, một con trước đó Công an đã thu giữ [a.4]. Tại KLGĐ [a.15; a.16] xác định: Trên con dao dài 25cm, cán nhựa đen dài 10,5cm, phần lưỡi dài 14,5cm, rộng 3,5cm (M1) gửi giám định có khả năng dính máu, do lượng dấu vết ít nên không giám định được tiếp là chứng cứ vật chất xác định con dao gửi giám định chính là con dao V đã giao nộp cho CQĐT [x43]. Nội dung những lời khai trên đây của V là tự nguyện, khách quan và phù hợp với lời khai của bà Bày, ông Kiên tại phiên tòa phúc thẩm, nên được coi là chứng cứ xác định con dao để trên mặt chiếc bàn tròn trong Bản ảnh hiện trường ngày 05-02-2012 chính là con dao V đã giao nộp cho CQĐT ngày 08-02-2013 có liên quan đến vết thương trên đầu của Hoàng Thị V.

[2] Đánh giá chứng cứ về lời khai của bị cáo Hoàng Thị V:

Tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện các Bản tường trình, Biên bản ghi lời khai của Hoàng Thị V tại CQĐT [b] có nội dung không thống nhất và có nhiều mâu thuẫn. Cụ thể: Từ ngày 05-02-2012 đến ngày 22-02-2012 Hoàng Thị V khai có một người nam giới đã giết Bà T và dùng dao nhọn đâm vào đầu của bị cáo, trong đó bị cáo V có nghi ngờ ông Nguyễn Ng và Bùi Trung H2 là thủ phạm [b1]. Từ ngày 12-3-2012 đến 06-11-2012, Hoàng Thị V công nhận mình là người đã thực hiện hành vi dùng búa đinh giết Bà T và tự gây thương tích cho bản thân [b2]. Một số Bản tự khai và Biên bản ghi lời khai của V nêu lý do V giết Bà T vì Bà T phát hiện ra quan hệ bất chính giữa V với ông Đỗ Xuân Đảm. Một số Bản tự khai và Biên bản ghi lời khai của V nêu lý do giết Bà T trong khi hai người nói chuyện về việc không đẻ được con trai và do Bà T tát vào mồm V nên V mới giết Bà T. Từ ngày 28-12-2012, Hoàng Thị V kêu oan với lý do trước đây đã khai nhận mình giết Bà T là vì bị bức cung, ép cung [b3]. Vụ án trên đây đã được xét xử nhiều lần, Kết quả điều tra bổ sung [e] đã được thể hiện trong nội dung các văn bản tố tụng như KLĐT, Cáo trạng và Bản án sơ thẩm số 01/2018/HSST ngày 03-01-2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng. Liên quan đến những nội dung khai báo khác nhau trên đây của Hoàng Thị V, Hội đồng xét xử phúc thẩm đi sâu phân tích những khai báo nào của bị cáo V là tự nguyện, có nội dung khách quan và được thu thập đúng quy định tố tụng để xác định đó là chứng cứ của vụ án, đồng thời cũng làm rõ những khai báo nào của V không khách quan và không được coi là chứng cứ của vụ án. Cụ thể:

[2.1] Tại phiên tòa phúc thẩm, V và ông Ch đều khẳng định Khi V khâu xong vết thương về nhà đi thẳng lên tầng hai, không tham gia chứng kiến việc CQĐT khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi Bà T. Lời khai này phù hợp với nội dung Biên bản KNHT, Biên bản KNTT ngày 05-02-2012 không có tên trong thành phần và chữ ký của V tham gia chứng kiến [a1, a9] và phù hợp với các lời khai trước đây của V [b] nên nội dung lời khai này được coi là tự nguyện và khách quan. Đây là chứng cứ rất quan trọng chứng minh Hoàng Thị V không thể biết được CQĐT đã phát hiện và thu giữ chứng cứ vật chất ở hiện trường như thế nào?, ngược lại ngoài những chứng cứ vật chất đã phát hiện và thu giữ thì CQĐT cũng không thể biết được trong gia đình V có những tài sản gì, vị trí của các tài sản đó ở đâu? và và đặc điểm của các tài sản đó như thế nào?. Đối chiếu giữa lời khai của bị cáo Hoàng Thị V với các chứng cứ vật chất được CQĐT phát hiện, thu giữ:

[2.1.1] Lời khai: Khi giết Bà T V mặc chiếc áo “thun xanh dài tay, cổ cao 3cm/thu đông màu xanh lá cây”, sau đó V lấy áo khoác giả bò ở trong tủ phòng Bà T mặc trước khi đi khâu vết thương [b2]. CQĐT đã thu giữ chiếc áo “thu đông màu xanh lá cây” [a5, x45] được cất trong tủ quần áo nhà V có đặc điểm phù hợp với chiếc áo V đã khai nhận. Như vậy, có căn cứ xác định nếu V không tự khai ra nội dung này thì CQĐT sẽ không thể biết V có chiếc áo “thu đông màu xanh lá cây” khi thực hiện hành vi giết Bà T và V đã lấy áo khoác giả bò ở trong tủ phòng Bà T để mặc trước khi CQĐT tiến hành các hoạt động điều tra.

[2.1.2] Lời khai: “Tôi lấy cái áo trẻ con đã cũ (dùng làm giẻ lau) mầu cháo lòng để ở góc cây xoài sau vườn về buộc một nút quanh hai bàn chân Bà T để hai chân bà duỗi thẳng ra, không chiếm diện tích” [b2]. Như vậy, nếu V không tự khai ra nội dung này thì CQĐT sẽ không thể nào biết được chiếc áo buộc ở chân Bà T [x12] trước đó được để ở gốc cây xoài phía sau gian nhà chính.

[2.1.3] Lời khai: “Nhà có 01 cái áo mưa màu vàng loại trùm đầu có mũ, con gái An Ninh mang xoài về chưa chín nên Tôi lấy về đậy ủ xoài ở một chiếc thúng nan tre” [b2]. Rõ ràng ngoài V ra, CQĐT không thể biết chiếc áo mưa màu vàng trước khi đem phủ lên xác Bà T [a1, x7] đã được để trong thúng nan tre. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo V khai chiếc thúng đựng áo mưa trên là chiếc thúng nhựa, nhưng tại hiện trường không có chiếc thúng nhựa nào nên nội dung lời khai này của bị cáo là không khách quan và không được chấp nhận.

Với phân tích trên đây, có căn cứ xác định lời khai của V mặc chiếc “áo thu đông màu xanh lá cây” khi giết Bà T, sau đó mới lấy chiếc áo khoác giả bò ở trong tủ phòng Bà T; lấy chiếc áo trẻ con để ở góc cây xoài trước khi buộc chân

Bà T; dùng chiếc áo mưa màu vàng để trong thúng nan tre phủ lên xác Bà T đều là tự nguyện, khách quan phù hợp với chứng cứ vật chất khách quan tại hiện trường nên nội dung những lời khai này được coi là chứng cứ của vụ án. Mặt khác, tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo V xác nhận việc tổ chức ghi hình ảnh và lời khai về những nội dung trên đây đều có mặt luật sư Trịnh Văn Núng, Kiểm sát viên Vi Văn Thanh và việc bị cáo khai là tự nguyện, không bị bức cung, ép cung hay dùng nhục hình. Do vậy, quan điểm cho rằng V bị CQĐT mớm cung, ép cung liên quan đến các vật chứng này đều không có cơ sở.

[2.2] Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Hoàng Thị V công nhận bản thân mình có lời khai và bản tường trình về việc đã sử dụng con dao nhọn tự đâm vào đầu mình tạo nên vết thương. Lời khai này của bị cáo V hoàn toàn phù hợp với Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 05-02-2012 phản ánh chiếc mũ len của bị cáo đội không bị thủng hay bị rách do mũi dao nhọn này tạo nên. Giả sử bị cáo V bị một người khác bất ngờ dùng dao nhọn tấn công đâm vào vùng đầu, thì mũi dao phải tác động đầu tiên lên chiếc mũ len bị cáo đang đội, sau đó có thể chiếc mũ mới có thể bị rơi ra khỏi vị trí đầu của bị cáo và chắc chắn tương ứng với vị trí vết thương trên đầu bị cáo sẽ có một vết thủng hoặc rách trên chiếc mũ len.Đối chiếu KLGĐ về cơ chế hình thành vết thương trên đầu bị cáo V có căn cứ xác định lời khai Lúc chọc cái mũ mầu đỏ trên đầu bị rơi ra ngay trước mặt cạnh người lúc đó, Thấy mũ ngửa tôi dùng tay trái đặt úp lại hướng bên trái người. Việc tạo vết thương tôi cứa từ từ lên một đường. rồi tôi vứt con dao ra sau qua vai [b2] của bị cáo V là có cơ sở. Do vậy, nội dung những lời khai của Hoàng Thị V cho rằng mình bị người khác dùng dao nhọn tấn công gây thương tích trên đầu là không khách quan và không có cơ sở chấp nhận.

[2.3] Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo V xác nhận có việc ghi hình ảnh, tiếng nói của bị cáo khai nhận đã giết bà Triệu Thị T. Quá trình ghi lời khai trên đây đều có mặt luật sư Trịnh Văn Núng, Kiểm sát viên Vi Văn Thanh và việc bị cáo khai là tự nguyện, không bị bức cung, ép cung hay dùng nhục hình.

[2.3.1] Lời khai: Khi giết Bà T tôi mặc quần nỉ bó mầu đen; áo thu đông dài tay vải thun màu xanh lá cây, cổ cao 3 phân; sau khi giết xong thay ra cho vào máy giặt, bật chế độ giặt tự động. Lời khai này phù hợp với chiếc áo thu đông màu xanh lá cây [x45] CQĐT đã thu giữ ở trong tủ quần áo tại nhà bị cáo theo Biên bản thu giữ vật chứng [a5]. KLGĐ xác định Chiếc áo thu đông màu xanh lá cây không còn dấu vết máu là logic và phù hợp với lời khai của bị cáo về chiếc áo đã được giặt sạch [a17].

[2.3.2] Lời khai: Tôi nhìn thấy Bà T đứng ở trên sân bê tông (sân rửa bát), phù hợp với Biên bản KNHT [a1] mô tả trên mặt bàn máy khâu có 01 ổ khóa treo, chìa khóa cắm trong ổ khóa [x19]; cửa phía sau là gỗ hai cánh có chốt khóa ở phía trong, không phát hiện có dấu vết cạy phá [x21] là những chứng cứ xác định Bà T là người dậy mở khóa cửa phía sau đi ra gian bếp tạm trước bị cáo V. Lời khai: Tôi nhìn thấy Bà T mặc quần đen, áo len nâu phù hợp với Biên bản KNTT [a9] mô tả Bà T mặc ngoài là áo gile màu đen, tiếp theo là áo len dài tay màu nâu, quần lụa đen là chứng cứ chứng minh V nhìn thấy Bà T trước khi Bà T bị giết.

[2.3.3] Lời khai: Tôi sử dụng chiếc búa đinh cán bằng gỗ dài khoảng 30cm hình hơi tròn, mầu gỗ hơi vàng vàng; phần đầu búa bằng sắt, một đầu bằng, một đầu vát để ở phía bên trái tôi cách vị trí tôi đứng khoảng 1 đến 2 mét đập vào đầu vào trán Bà T, thấy búa hơi lung lay tôi vứt gần chỗ tôi đứng. Tôi thấy có máu chảy ra từ trên đầu Bà T, máu Bà T dính vào búa đinh và dính một ít vào ngực áo và cổ tay áo tôi đang mặc. Lời khai này phù hợp với Biên bản KNHT [a1] mô tả: Cách khung cửa 1,2m, cách chân tường 0,65m phát hiện một đầu búa (búa đinh) sơn màu xanh, kích thước đầu vuông 2,6 cm, dài 12,8 cm, đầu trên là tai bật đinh, có dính máu còn mới [x26]. Cạnh đầu búa có một đoạn gỗ sơn màu vàng (nghi là cán búa), hình trụ bầu dục dài 35,5cm; mặt cắt đầu to 3,7cm x 2,9cm; đầu nhỏ 3,2cm x 1,9cm có dính máu còn mới [x27] là chứng cứ chứng minh V là người có hành vi sử dụng búa đinh tấn công Bà T.

[2.3.4] Lời khai: Tôi lật ngửa bà lên thấy mặt bà nhiều máu nên tôi lấy giẻ lau ở hàng rào lưới B40 dấp nước lau qua mặt bà rồi vứt giẻ ở đó xốc nách quay người Bà T lại lôi vào nhà đặt nằm vào khe giữa các thùng mỳ tôm và chiếc xe máy; dùng áo trẻ con cũ ở gốc xoài buộc chân; lấy một đoạn dây điện vòng quanh cổ; phủ áo mưa màu vàng và các thùng mì, phở, miến ăn liền lên xác Bà T; dùng dầu Clear, dùng tay đeo găng tay cao su đỏ và dùng chân đi dép sục lấy giẻ lau xóa dấu vết máu dưới nền nhà; dùng chổi, giẻ lau và dội nước xóa sạch máu trên nền nhà bếp tạm. Lời khai này phù hợp với các chứng cứ vật chất [x6-x17, x22, x23] được phát hiện và thu giữ tại hiện trường. Đặc biệt, Biên bản KNHT và Bản ảnh HT bổ sung xác lập hồi 11h07’ ngày 13-4-2012 có sự tham gia của Nguyễn Trường Gi, Nhan Văn Dử, Vi Lương Thanh, Bế Ích Nhuận đã phát hiện và thu giữ 01 hộp catton in nhãn THEBOL tại mặt trong nắp hộp có một đám dấu vết màu nâu cánh gián bám dính đã khô, không rõ hình đặc trưng KT 13cm x 19cm, phân bố không đều tại mép góc nắp hộp [x57]. Tại KLGĐ số 946/C54(P8) ngày 07-5-2012 của Viện KHHS.BCA theo QĐTCGĐ 35 [a19] xác định: Dấu vết máu dính trên hộp bìa gửi giám định là máu của Hoàng Thị V là chứng cứ quan trọng xác định V có mặt và có tác động vào chiếc 01 hộp catton in nhãn THEBOL tại khu vực để đồ của gian bếp phụ nên đã để lại dấu vết máu của mình. đây là chứng cứ chứng minh V là người có hành vi xóa dấu vết sau khi giết Bà T. Đây là chứng cứ chứng minh V là người có hành vi tạo hiện trường giả và xóa dấu vết sau khi giết Bà T.

[2.3.5] Lời khai: Sau khi lên tầng hai, tôi thay bộ quần áo đang mặc vì đã bị dính máu bằng bộ áo khác, áo thun mầu đất dài tay, quần đen bó. Sau đó tôi cho bộ quần áo dính máu vào máy giặt của gia đình đặt ở ngoài sân thượng tầng hai bật chế độ ngâm và lấy áo khoác da mầu nâu dài ở trong tủ phòng bà về mặc phù hợp với phân tích trên đây là chứng cứ chứng minh V là người có hành vi xóa dấu vết sau khi giết Bà T.

[2.3.6] Lời khai: Bước cầu thang xuống tầng ra phòng khách chỗ để chiếc két. Tôi bấm mã số mở két rồi cho tiền vào trong két. Lúc đó tôi nhìn thấy con dao lưỡi trắng cán đen dài khoảng 30 cm đặt trên két. Tôi nảy ra ý định dùng con dao tự tạo vết thương, để mọi người nghĩ là có kẻ gian đột nhập tấn công tôi. Tôi cầm con dao bằng tay phải vòng ra sau đầu, mũi dao rạch vào bên trái đầu một cách từ từ. Lúc bước xuống tầng 1 tôi có đội một chiếc mũ len mầu đỏ, khi rạch vết thương tôi đặt mũ xuống nền nhà). Rạch xong tôi vứt dao xuống nền, ngồi xổm xuống nền nhà, hai tay ôm đầu. Tôi thấy máu từ trên đầu mình chảy ra tôi gọi” Bố ơi, bố ơi” phù hợp với các chứng cứ vật chất [x3, x4, x43] phát hiện và thu giữ tại Biên bản KNHT [a1] và KLGĐ [a15, a16] như đã phân tích là chứng cứ chứng minh V là người tự tạo ra vết thương cho mình. Thẩm tra tài liệu có trong hồ sơ và kết quả tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm đã làm rõ: Ngoài lời khai của bị cáo V sử dụng dao bằng tay phải, không có chứng cứ nào xác định V đã sử dụng dao bằng tay nào để gây tự thương, do vậy nội dung: Hoàng Thị V dùng tay phải cầm con dao vật chứng có thể tự gây nên thương tích trên vùng đầu mình, tuy nhiên với vị trí và đặc điểm như đã nêu rất khó thực hiện trong KLGĐ 3742/C54(P6) ngày 30-8-2012 [a21] chỉ mang tính chất suy đoán và mô phỏng theo lời khai của V, nên không có giá trị chứng minh.

Đối với các lời khai của bị cáo V, ý kiến của người bào chữa và đại diện hợp pháp người bị hại về những nội dung khác, tuy có đề cập đến thời gian, không gian, vị trí, đặc điểm của đồ vật, dấu vết và có thể mâu thuẫn với nội dung lời khai của những người làm chứng, nhưng nội dung những lời khai này không làm thay đổi bản chất và sự thật khách quan của vụ án như đã phân tích và chứng minh trên đây. Một số V đề được người bào chữa đề cập đến như lời khai của ông Đặng Đình Th2, báo cáo của các Điều tra viên Bính, Dử, Hùng, Học đều đã được Tòa án cấp sơ thẩm làm rõ và phân tích trong Bản án sơ thẩm nên Hội đồng xét xử phúc thẩm không cần thiết phải đi sâu phân tích.

[3] Phân tích về ý thức chủ quan của bị cáo Hoàng Thị V:

Ý thức chủ quan của tội phạm chính là động cơ, mục đích và diễn biến tâm lý của con người khi thực hiện hành vi phạm tội. Ý thức chủ quan của tội phạm phụ thuộc vào năng lực của chủ thể và được biểu hiện thông qua hành vi khách quan khi thực hiện tội phạm. Trong vụ án này, có một số hành vi khách quan phản ánh gồm: Sau khi bị đánh chết, Bà T bị thủ phạm kéo xác từ gian bếp tạm vào trong gian nhà chính, dùng áo để buộc chân; dùng dây điện quấn quanh cổ; dùng áo mưa và hộp catton phủ lên xác; dùng dầu Clear, giẻ lau, chổi và nước để lau chùi các dấu vết máu ở nền nhà...Những hành vi khách quan này đã phản ánh ý thức chủ quan và tâm lý của thủ phạm là không muốn ai phát hiện mình là người đã giết Bà T và tạo ra chứng cứ ngoại phạm bằng cách dựng hiện trường giả. Tuy nhiên, khi đi sâu phân tích những hành vi khách quan trên đây sẽ làm rõ được ý thức chủ quan và diễn biến tâm lý của thủ phạm là người đang sinh hoạt trong căn nhà (gọi là “người trong nhà”) giết Bà T hay người không sinh hoạt trong căn nhà (gọi là “người bên ngoài”) giết Bà T. Cụ thể:

[3.1] Giả sử thủ phạm là “người bên ngoài”:

Vị trí chiếc khóa trên bàn máy khâu, trạng thái hai cánh cửa phía sau căn nhà chính vẫn nguyên vẹn và vị trí Bà T bị giết tại gian bếp phụ là chứng cứ xác định thủ phạm là người ở bên ngoài căn nhà chính sau khi nhìn thấy Bà T mở cửa từ bên trong gian nhà chính đi ra gian bếp phụ đã giết chết Bà T. Biên bản KNTT xác định Bà T không có thương tích nào khác ngoài các vết thương vùng trán – đầu, không bị mất tài sản và quần áo còn nguyên trạng thái đang mặc là chứng cứ loại trừ thủ phạm giết Bà T nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của Bà T hay nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục. Lời khai của bị cáo V, ông Ch, ông H, bà Ch1 và những người làm chứng khác đều xác nhận Bà T không có mâu thuẫn hay thù oán với ai, nên có căn cứ xác định thủ phạm đột nhập vào trong gian nhà chính của ông Ch không phải nhằm mục đích để giết Bà T, mà đột nhập vào nhà ông Ch nhằm vào một mục đích khác. Xét về tâm lý tội phạm và diễn biến hành vi phạm tội trong vụ án này cho thấy, nếu thủ phạm là người ngoài đang muốn đột nhập vào trong gian nhà chính khi nhìn thấy Bà T ra mở cửa do sợ bị lộ nên đã giết Bà T. Đi sâu phân tích việc thủ phạm kéo xác Bà T vào trong nhà tạo hiện trường giả, cho thấy:

Thứ nhất, chắc chắn thủ phạm là người ngoài sẽ không thể nào biết rõ được cấu trúc không gian của căn nhà, đặc điểm và vị trí các đồ vật để bên trong căn nhà như thế nào?; vào thời điểm đó gia đình ông Ch có những ai đang ở trong căn nhà?; vị trí và trạng thái của họ ra sao?, vì vậy thủ phạm sẽ không dám liều lĩnh kéo xác Bà T vào trong đó. Trong khi đó, tại khu vực Bà T bị giết có rất nhiều đồ vật chất đống lên nhau ở ngay hai bên của gian bếp tạm để có thể che đậy xác Bà T và thủ phạm chỉ cần xóa ngay dấu vết máu trên nền gian bếp tạm một cách nhanh chóng, đơn giản, dễ dàng.

Thứ hai, để tạo được hiện trường giả và thực hiện việc xóa dấu vết như Biên bản khám nghiệm hiện trường, Biên bản khám nghiệm tử thi phản ánh, bắt buộc thủ phạm phải đi lại nhiều lần từ gian bếp tạm đến vị trí giấu xác Bà T bên trong căn nhà như: Lấy áo ở gốc xoài mang vào để buộc chân Bà T; cắt và dứt đứt dây điện của quạt tai voi ở đống đồ mang vào để quấn cổ Bà T; lấy giẻ lau mang vào để lau dầu Clear trên nền nhà. Tâm lý của tội phạm là hành động nhanh gọn để tẩu thoát, nên không có lý do gì thủ phạm phải mất công đi lại nhiều lần từ gian bếp tạm đến vị trí giấu xác Bà T.

Thứ ba, Thủ phạm muốn đột nhập vào trong nhà với động cơ, mục đích liên quan đến tài sản hoặc lý do khác chứ không nhằm vào nhà để giết Bà T. Do vậy, không bao giờ thủ phạm lại mất công sức kéo xác Bà T vào trong nhà giấu để tạo hiện trường giả trái với động cơ mục đích của mình.

Phân tích về ý thức chủ quan và đối chiếu với hành vi khách quan trên đây, có căn cứ xác định việc kéo xác Bà T từ gian bếp phụ vào trong nhà chính của thủ phạm chỉ nhằm mục đích duy nhất là tạo ra hiện trường giả để đánh lạc hướng về thủ phạm giết Bà T mà thôi.

[3.2] Tổng hợp các phân tích trên đây, Hội đồng xét xử phúc thẩm xác định thủ phạm đã thực hiện việc giết Bà T vào ngày 05-02-2012 tại nhà của vợ chồng ông Ch không phải người ngoài mà là người trong nhà và thủ phạm chính là bị cáo Hoàng Thị V. Trong vụ án này, không loại trừ khả năng ngoài bị cáo V ra còn có thêm đồng phạm tham gia giết Bà T, tuy nhiên pháp luật quy định việc điều tra, chứng minh tội phạm đến đâu sẽ được xử lý trách nhiệm hình sự đến đó. Hành vi giết bà Triệu Thị T là mẹ chồng của mình chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống của bị cáo Hoàng Thị V đã phạm tội Giết người quy định tại các điểm đ, n khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999, như Tòa án câp sơ thẩm đã áp dụng đối với bị cáo V là đúng người, đúng tội, không oan. Do đó, kháng cáo kêu oan của bị cáo Hoàng Thị V và kháng cáo của đại diện hợp pháp người bị hại về nội dung này đều không có cơ sở và không được chấp nhận.

Đối với yêu cầu hủy Bản án sơ thẩm để giám định tuổi mực để làm rõ nội dung BBKNHT ngày 05-02-2012 bị sửa một chữ (“còn” mới) thành (“không” mới) và bổ sung hai chữ “đã khô” được thực hiện trước hay sau khi những người tham gia ký tên vào biên bản là không cần thiết, bởi lẽ: Ngày 16-8-2018, ông Lê Thanh Bính có mặt tại phiên tòa phúc thẩm đã khẳng định mình là người trực tiếp và duy nhất ghi Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 05-02-2012. Ông Bính là người sửa chữ “còn” thành chữ “không” và bổ sung hai chữ “đã khô” vào trong biên bản, nhưng việc sửa chữa và bổ sung này đều được tất cả mọi người tham gia nhất trí, thông qua và được thực hiện trước khi mọi người ký tên vào Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 05-02-2012. Loqif khai của ông Bính phù hợp với lời khai của những người tham gia có mặt tại phiên tòa (trừ ông Nguyễn Duy Ch).

Đối với quan điểm cho rằng một mình bị cáo Hoàng Thị V không thể thực hiện hành vi giết Bà T đã được Hội đồng xét xử phúc thẩm đánh giá và nhận xét. Nếu có căn cứ xác định đồng phạm tham gia giết bà Triệu Thị T thì người phạm tội đó sẽ được điều tra, truy tố và đưa ra xét xử theo đúng quy định của pháp luật.

Đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, ngoài việc áp dụng quy định tại khung hình phạt, bị cáo Hoàng Thị V còn phải chịu thêm một tình tiết tăng nặng là phạm tội đối với người già, nên Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định mức hình phạt tù chung thân đối với bị cáo là tương xứng với tính chất mức độ và hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra. Tại cấp phúc thẩm không có tình tiết mới nào khác để xem xét giảm hình phạt cho bị cáo Hoàng Thị V.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 355; Điều 356 Bộ luật tố tụng hình sự: Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Hoàng Thị V và kháng cáo của ông Nguyễn Ng, Nguyễn Duy Ch, Nguyễn Văn H và bà Nguyễn Thị Ch1 đại diện hợp pháp người bị hại Triệu Thị T; giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số 01/2018/HS-ST ngày 03-01-2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng.

Áp dụng điểm đ, n khoản 1 Điều 93; điểm h khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự năm 1999, xử  phạt bị cáo Hoàng Thị V tù chung thân về tội Giết người,thời hạn tù tình từ ngày 10-02-2012.

Bị cáo Hoàng Thị V phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự phúc thẩm.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hiệu kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

583
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 545/2018/HSPT ngày 16/08/2018 về tội giết người

Số hiệu:545/2018/HSPT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 16/08/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về