Bản án 38/2019/DS-PT ngày 25/02/2019 về tranh chấp hợp đồng vay tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BẢN ÁN 38/2019/DS-PT NGÀY 25/02/2019 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

Trong ngày 25 tháng 02 năm 2019 tại Trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 252/2018/TLPT-DS ngày 03 tháng 12 năm 2018 về việc “Tranh chấp Hợp đồng vay tài sản ”. Do bản án dân sự sơ thẩm số: 05/2018/DSST ngày 22/08/2018 của Toà án nhân dân huyện TT, thành phố Hà Nội bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 396/2018/QĐPT-DS ngày 25 tháng 12 năm 2018, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Ông Đặng Văn A, sinh năm 1957.

Đa chỉ: thôn BD, xã TX, huyện TT, thành phố Hà Nội.

- Bị đơn: Ông Vương Văn B, sinh 1952; bà Nguyễn Thị B1, sinh 1950.

Đa chỉ: thôn BD, xã TX, huyện TT, tp Hà Nội.

- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Ông Nguyễn Hữu C, sinh năm 1957.

Địa chỉ: tn ĐL, xã ĐQ, huyện QO, thành phố Hà Nội.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện và các lời khai tiếp theo Nguyên đơn trình bày:

Ngày 05/7/2010 Dương lịch, ông Vương Văn B và bà Nguyễn Thị B1 đến đặt vấn đề với ông và bà A1 vay số tiền 200 triệu đồng, lãi suất là 2%/tháng, thời hạn vay 1 năm. Thỏa thuận vay tiền tại nhà ông, có ông, bà A1 là vợ ông, ông B, ông C, người viết giấy vay là ông C. ghi trong giấy vay tiền người vay là ông B. Ông B thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhà ông B cho ông A, bà A1 để làm tin; Người ký giấy vay tiền là ông B, vài hôm sau bà A1 mang giấy vay tiền đến nhà ông B, bà Nguyễn Thị B1, bà A1 đưa giấy nhận nợ, cho bà B1 ký. Người trả lãi là ông C. Sau 01 năm thì ông B, ông C đến trả ông đủ số tiền gốc. Sau khi trả số tiền gốc thì có ông B, ông C. xin vay lại số tiền gốc 200 triệu đồng. Lãi suất thỏa thuận 2,5%/tháng, thời hạn vay 01 năm sẽ trả gốc. Giấy nhận nợ ngày 5/7/2011 là do ông C viết nhưng vẫn đứng tên ông B,bà B1 là người vay. Người ký giấy vay là ông B, bà B1. Khi ông C viết giấy vay tại nhà ông, bà thì có ông, bà, ông B, ông C. Giấy nhận nợ viết một bản do ông giữ.bà B1 không có mặt nên hai ngày sau bà mang giấy đến nhà ông B cho bà B1 ký tên. Ông B có bảo ông, bà là thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng ông, bà tin tưởng nên không cầm giấy chứng nhận. Đối với lần vay này, khi đến hạn trả lãi ông A gọi điện cho ông B, ông B lại giục ông C đến trả lãi, đã trả được 4 lần, trả theo quý, với số tiền là 10 triệu đồng/mỗi quý. Tổng số tiền đã trả lãi là 40 triệu. Phần trả lãi trong giấy nhận nợ do bà A1 viết. Từ tháng 7/2012 đến nay ông B và ông C đều không trả gốc và lãi cho ông, bà.

Hết năm 2012, ông yêu cầu ông B,bà B1 trả tiền vay nhưng ông B khất nợ, khi nào thu xếp được sẽ thanh toán đầy đủ, vì hiện do ông C làm ăn thua lỗ chưa có tiền trả. Đến năm 2014 ông tiếp tục yêu cầu ông B trả nợ thì ông B đưa ông đến nhà ông C lấy bàn ghế, 02 chiếc lọ lục bình của ông C để trừ nợ nhưng ông không đồng ý.

Ông cho ông B,bà B1 vay tiền. Người vay trên giấy tờ là ông B, bà B1 nên ông, bà yêu cầu ông B, bà B1 trả số tiền vay gốc 200 triệu đồng, còn tiền lãi yêu cầu ông B, bà B1 trả theo mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước từ 5/8/2012 đến nay.

Bị đơn trình bày:

Ông, bà là hàng xóm với ông A. Ngày 07/7/2010 (dương lịch) ông đưa ông C (là em trai bà B1) đến nhà ông A, bà A1 vay số tiền 200.000.000 đồng để làm ăn, thỏa thuận về lãi suất là 2%/tháng và thời hạn vay là 01 năm, mỗi quý trả lãi một lần. Đến hết quý thứ 4 thì trả cả gốc và lãi. Giấy vay ngày 07/7/2010 dương lịch là do ông C viết nhưng lại viết người vay là ông Vương Văn B và vợ là Nguyễn Thị B1. Chữ ký dưới mục người vay là Vương Văn B, vợ là Nguyễn Thị B1 là do ông, bà ký tại thời điểm ông C viết giấy, còn bà B1 không có mặt ở đó nên vài ngày sau bà A1 mang sổ vay tiền đến nhà ông, bà bảo bà B1 ký. Khi giao tiền thì ông A giao tiền cho ông C, lãi hàng quý ông C trả cho ông A, vợ chồng ông, bà không biết tiền vay và tiền lãi như thế nào. Khi trả lãi tự ông C mang vào nhà ông A trả. Ông, bà có đưa cho ông A giữ 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông B để làm tin. Khi ông C trả hết gốc, lãi cho ông A thì ông A đã trả lại ông Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đến ngày 05/7/2011 ông C trả cả gốc và lãi cho ông A thì ông C đặt vấn đề với ông A là vay tiếp 200.000.000 đồng với lãi suất 2,5%/tháng, thời hạn vay 01 năm. Giấy vay tiền là do ông C viết tại nhà ông A. Sau khi ông C viết Giấy vay lại số tiền trên thì ông C có đến nhà ông, bà nói chuyện việc vay lại tiền. Ông, bà khẳng định chữ ký tên ông, bà trong giấy nhận nợ năm 2011 không phải là chữ ký của ông, bà. Còn chữ viết trong Giấy nhận nợ năm 2011 có phải của ông C hay không thì ông, bà chưa khẳng định được. Nội dung trong Giấy nhận nợ là ông C vay chứ không phải ông, bà vay. Hiện nay ông C vẫn nhận nợ với ông A. Ông, bà đề nghị ông C có trách nhiệm trả nợ cho vợ chồng ông A, bà A1. Ông, bà không vay tiền của ông A, bà A1nên không đồng ý trả nợ theo yêu cầu của ông A, bà A1.

Ông Nguyễn Hữu C trình bày:

Ngày 07/7/2010, ông B có giới thiệu và đưa ông đến nhà ông A, bà A1 để ông vay số tiền là 200.000.000 đồng, mục đích vay để ông kinh doanh. Thời hạn vay là 01 năm từ ngày 07/7/2010 đến ngày 05/7/201. Lãi suất vay 2%/tháng. Việc vay nợ có lập giấy viết tay, do ông viết tại nhà ông A, có vợ chồng ông A, bà A1, ông B và ông, không cóbà B1. Ông ký tên người vay, ông B ký người làm chứng, ông viết vào quyển sổ ô ly của nhà ông A. Ông viết giấy xong thì ông A giao tiền, lúc đó vẫn có ông B, bà A1, ông A, ông A không giao tiền cho ông B. Nội dung trong giấy nhận nợ lần 1 ngày 07/7/2010 DL ông A xuất trình tại tòa án là không đúng: Ông viết tên ông là người vay, hoàn toàn không có tên ông B, bà B1, ông cũng không viết nội dung “gia đình ông B gửi gia đình ông A 01 sổ đỏ mang tên ông Vương Văn B”, phần người vay là ông ký, không phải ông B ký. Ông xác định nét chữ trong giấy rất giống với chữ viết của ông nhưng không phải do ông viết.

Hết hạn vay tiền, ông đến nhà ông A trả hết gốc, lãi và tiếp tục vay lại số tiền gốc 200.000.000 đồng, lãi suất thỏa thuận là 2,5%/tháng. Lần này ông cũng viết giấy nhận nợ, nội dung ông vay tiền, viết và ký tên ông; không ghi tên ông B,bà B1. Do vậy, giấy nhận nợ ngày 5/7/2011 ông A xuất trình là không đúng, nét chữ rất giống với chữ của ông nhưng không phải do ông viết. Đối với lần vay này ông đã trả lãi cho ông A, bà A1được 4 quý. Từ năm 2012 đến nay do làm ăn thua lỗ ông chưa trả lãi cho ông A, bà A1 và cũng chưa trả được tiền gốc. Năm 2013 ông B đưa ông A, bà A1 xuống nhà ông yêu cầu trả nợ, ông không có khả năng trả nên đề xuất ông A, bà A1 lấy xe máy, ti vi, bàn ghế, đất... để trừ nợ nhưng ông A, bà A1 không lấy mà yêu cầu trả tiền. Ông xác định số tiền ông A, bà A1yêu cầu ông B,bà B1 trả nợ là do ông vay nên ông sẽ có trách nhiệm trả, còn tiền lãi ông không đồng ý trả.

Ti Bản án dân sự sơ thẩm số: 05/2018/DS-ST ngày 22/8/2018, Tòa án nhân dân huyện TT đã quyết định:

Áp dụng: Điều 26, Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự 2015; Điều 305, Điều 361, Điều 476 Bộ luật dân sự 2005; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 về án phí, lệ phí Tòa án.

Xử:

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Đặng Văn A đối với ông Vương Văn B, bà Nguyễn Thị B1.

2. Buộc ông Vương Văn B và bà Nguyễn Thị B1 phải trả cho ông Đặng Văn A, bà Vũ Thị A1 tổng số tiền gốc và lãi là 285.250.000 đồng.

Chấp nhận yêu cầu đối trừ tiền lãi suất theo yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Không chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan về việc yêu cầu nguyên đơn đòi nợ ông Nguyễn Hữu C.

Giành quyền khởi kiện cho ông Vương Văn B khởi kiện ông Nguyễn Hữu C bằng một vụ kiện khác.

3. Về án phí: Ông Vương Văn B và bà Nguyễn Thị B1 phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 14.260.000 đồng.

Hoàn trả ông Đặng Văn A, bà Vũ Thị A1số tiền tạm ứng án phí 5.000.000 đồng đã nộp theo biên lai số 0000565 ngày 4/10/2017 của Cơ quan thi hành án dân sự huyện TT.

Ông Nguyễn Hữu C phải chịu 2.000.000đồng tiền giám định chữ viết. Ông B phải chịu 1.500.000đồng tiền giám định chữ viết.bà B1 phải chịu 1.500.000đồng tiền giám định chữ viết.

Sau khi án có hiệu luật, kể từ khi người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án nếu người phải thi hành án không thi hành án thì còn phải chịu tiền lãi theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hành nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Trường hợp bản án được thi hành theo qui định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo qui định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo qui định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Ngoài ra bản án còn tuyên quyền kháng cáo của các bên đương sự.

Ngày 31/8/2018 Ông B, bà B1 kháng cáo.

Ngày 06/9/2018 ông Nguyễn Hữu C kháng cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

1- Về tố tụng:

Tòa án cấp sơ thẩm xác định nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là đúng luật tố tụng, vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện TT. Đơn kháng cáo của bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong hạn luật định.

2- Về nội dụng vụ án:

Ông A bà A1 khai: Ông C là em ruột bà B1, là em vợ ông B, do ông C có nhu cầu vay tiền để kinh doanh nên có nhờ vợ chồng chị gái đi vay hộ tiền. Ông B có dẫn ông C đến nhà ông A để vay tiền. Tuy nhiên, do ông A không quen biết ông C, nên ông A chỉ đồng ý cho ông B bà B1 vay tiền, còn giữa ông B bà B1 thỏa thuận vay tiền như thế nào ông A không tham gia.

Lần thứ nhất vào ngày ngày 5/7/2010 ông Vương Văn B và bà Nguyễn Thị B1 vay của ông Đặng Văn A số tiền là 200.000.000 đồng. Lãi suất là 2%/tháng, thời hạn vay 01 năm kể từ ngày 5/7/2010. Hết thời hạn vay tiền, ông B,bà B1, ông C đã trả thanh toán xong cho ông A, bà A1. Đối với khoản vay này, ông A không có yêu cầu giải quyết.

Sau khi trả nợ xong, ông B và ông C tiếp tục đặt vấn đề vay tiếp. Ông A đồng ý cho vay tiếp và hai bên viết giấy nhận nợ ngày 05/7/2011 (mặt sau của giấy vay lân trước) ông B,bà B1 vẫn là người đứng tên vay tiền của ông A số tiền 200.000.000đồng. Ông B, bà B1 ký tên người vay tiền. Ông C là người viết giấy vay tại nhà ông A, có ông A, bà A1, ông B, ông C.bà B1 không có mặt nên hai ngày sau bà A1mang giấy đến nhà ông B chobà B1 ký tên. Do ông B,bà B1 không trả nợ đúng cam kết. Nên ông A có đơn khởi kiện yêu cầu ông B, bà B1 phải thanh toàn trả số tiền gốc 200.000.000đồng, và số tiền lãi theo lãi suất ngân hàng kể từ 5/7/2012 đến nay.

Ông B,bà B1 khai: Ông C là người vay tiền của ông A, bà A1. Còn ông, bà chỉ là người giới thiệu. Giấy là do ông C viết tại nhà ông A. Sau khi ông C viết giấy vay lại số tiền trên thì ông C có đến nhà ông, bà nói chuyện việc vay lại tiền. Ông, bà khẳng định chữ ký tên ông, bà trong giấy nhận nợ năm 2011 không phải là chữ ký của ông, bà. Còn chữ viết trong giấy nhận nợ năm 2011 có phải của ông C hay không thì ông, bà chưa khẳng định được. Nội dung trong giấy nhận nợ là ông C vay chứ không phải ông, bà vay. Hiện nay ông C vẫn nhận nợ với ông A. Ông, bà đề nghị ông C có trách nhiệm trả nợ cho vợ chồng ông A, bà A1.

Ông C khai: Ngày 05/7/2011 vay tiền của ông A lần này ông cũng viết giấy nhận nợ, ông là người vay tiền, viết và ký tên người vay là ông; không ghi tên ông B, bà B1. Giấy viết một bản do ông A và bà A1 giữ, ông không giữ. Do vậy, giấy nhận nợ ngày 05/7/2011 ông A xuất trình là không đúng, nét chữ rất giống với chữ của ông nhưng không phải do ông viết. Ông xác định số tiền ông A, bà A1 yêu cầu ông B, bà B1 trả nợ là do ông vay nên ông sẽ có trách nhiệm trả, còn tiền lãi ông không đồng ý trả.

Ông B,bà B1 và ông C cho rằng giấy nhận nợ ông A, bà A1 xuất trình tại tòa án là không đúng vì không phải do ông C viết, nội dung trong giấy nhận nợ là ông C vay và ký tên ông C. Ông B,bà B1 không ký tên. Tuy nhiên, các ông, bà không cung cấp được chứng cứ chứng minh.

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Bị đơn trình bày:

- Tòa án cấp sơ thẩm xác định sai quan hệ pháp luật tranh chấp: Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản, song theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp hợp đồng vay tài sản là 02 năm kể từ ngày lợi ích bị xâm phạm, theo Bộ luật dân sự năm 2015 thời hiệu khởi kiện là 03 năm. Tuy nhiên theo hồ sơ vụ án, nguyên đơn sau khi hết thời hạn theo giấy vay tiền ngày 5/7/2011, nguyên đơn không thực hiện quyền khởi kiện mà đến năm 2017 mới nộp đơn khởi kiện là hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng vay tài sản. Trường hợp này phải xác định quan hệ tranh chấp là: Đòi tài sản mới đúng.

- Chưa xác định chính xác bản chất của hợp đồng vay tiền: Đối với Giấy vay tiền ngày 7/7/2010 ông C có đơn yêu cầu độc lập, đề nghị xem xét lại phần lãi trả cao so với qui định, ông C đề nghị đối trừ phần tiền lãi trả thừa vào số tiền gốc.

Đi với Giấy vay tiền ngày 7/7/2011 thì việc nhận tiền và sử dụng tiền là do ông C, ông B, bà B1 chỉ là người ký bảo lãnh. Do đó cần xác định ông C là người vay tiền, tại phiên tòa ông C thừa nhận là người vay tiền, cho nên đề nghị Hội đồng xét xử xác nhận giao dịch giữa ông A với ông B, bà B1 là giao dịch giả tạo dùng để che dấu giao dịch vay tiền giữa ông C và ông A. Như vậy, giao dịch giữa ông A và ông C là giao dịch có thật, đề nghị HĐXX xem xét chấp nhận yêu cầu của ông C. Qua nghiên cứu giấy vay tiền này, các bên không thỏa thuận về lãi suất, không có xác định thời hạn trả nợ gốc, phần chữ viết liên quan đến lãi suất và trả nợ gốc là do phía nguyên đơn viết ra. Số tiền ông C trả hàng tháng hàng quý cũng không ghi rõ trả tiền gì.

Luật sư đề nghị Hội đồng xét xử sửa án sơ thẩm theo hướng chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn cụ thể: Xác nhận giao dịch ngày 5/7/2011 giữa ông A và ông C là giao dịch có hiệu lực; Yêu cầu đối trừ các khoản trả lãi chênh lệch mà ông C đã trả vượt quá quy định của pháp luật của giấy vay nợ ngày 7/7/2010 là 21.000.000đ; số tiền trả theo giấy vay nợ ngày 5/7/2011 là 50.000.000đ vào khoản nợ gốc mà ông C phải trả ông A; Ông B có đơn xin miễn án phí do hoàn cảnh khó khăn đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận.

Hội đồng xét xử nhận thấy: Ti kết luận giám định số 11A/C54-P5 ngày 30/3/2018 của Viện khoa học hình sự kết luận: “Chữ viết trên mẫu cần giám định ký hiệu A (trừ các chữ: “GIẤY NHẬN NỢ” tại dòng chữ viết thứ 3 tính từ trên xuống, “vợ ông B ký”, “B1” tại dòng chữ viết 13, 14 tính từ trên xuống, chữ ký, chữ viết dưới mục “người vay ký” và các chữ viết từ dòng thứ 21 đến dòng thứ 24 tính từ trên xuống) so với chữ viết của ông Nguyễn Hữu C trên mẫu so sánh ký hiệu M1 do cùng một người viết ra.

Chữ ký “B1” tại dòng chữ viết thứ 14 tính từ trên xuống trên mẫu cần giám định ký hiệu A so với chữ ký, chữ viết của bà Nguyễn Thị B1 trên các mẫu so sánh ký hiệu từ M2 đến M6 do cùng một người ký ra.

Chữ ký, chữ viết “Vương Văn B” dưới mục “người vay ký” trên mẫu cần giám định ký hiệu A so với chữ viết của ông Vương Văn B trên các mẫu so sánh ký hiệu từ M2 đến M6 do cùng một người ký và viết ra”.

Quá trình giải quyết tại Ủy ban nhân dân xã TX cũng như tại Tòa án ông A, bà A1 khẳng định: Ông B có đến vay tiền của ông, có ông C đi cùng ông B, giấy nhận nợ ngày 05/7/2011 ông C là người viết giấy, chữ ký người vay tiền là ông B và bà B1, ngoài giấy đó ra ông A, bà A1khẳng định không có một giấy nhận nợ nào khác. Ông C cũng không đưa ra được chứng cứ nào chứng minh: ông C là người ký vay tiền. Do vậy, ông C khai có một giấy viết đứng tên ông là người vay, ký tên người vay là không có căn cứ chấp nhận. Như vậy, đủ căn cứ để kết luận: Ông B, bà B1 là người vay tiền, nay ông A bà A1 khởi kiện thì ông B, bà B1 phải có nghĩa vụ trả nợ cho ông A bà A1là đúng.

- Xét đơn yêu cầu phản tố của ông Vương Văn B, bà B1 yêu cầu ông Nguyễn Hữu C có trách nhiệm trả số tiền là 200.000.000đồng gốc cho ông A bà A1.

Người đến đặt vấn đề vay tiền của ông A là ông B. Trước đó ông A và ông C không biết nhau, nên giấy nhận nợ ngày 07/7/2010 người đứng vay tiền là ông Vương Văn B và bà Nguyễn Thị B1. Người vay ký rất rõ là ông Vương Văn B vợ là Nguyễn Thị B1 vay số tiền 200.000.000đồng. Ngoài ra ông Vương Văn B còn gửi gia đình ông Đặng Văn A 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Vương Văn B. Lãi suất ông C trả ông A đầy đủ. Sau một năm ông C và ông ông B đến thanh toán tiền gốc số tiền 200.000.000đồng. Sau khi trả xong, ông B và ông C lại hỏi vay lại số tiền trên, ông A bà A1 đồng ý để ông B vay lại số tiền 200.000.000đồng và viết giấy nhận nợ ngày 05/7/2011. Người viết giấy là ông C. Người vay, và chữ ký của người vay tiền là ông B và bà B1. Ngoài ra ông B và bà B1 không có tài liệu, chứng cứ nào khẳng định ông C là người vay tiền.

Giấy vay nợ ngày 05/7/2011 ông B và bà B1 đứng ra vay tiền cho ông C. ông A khai: Ông chỉ cho ông B bà B1 vay tiền vì là người cùng thôn có quen biết đã lâu, có tín nhiệm với ông A, còn ông A không cho ông C vay tiền, vì không biết ông C là ai là hợp lý.

Ông B bà B1 đã dùng tín nhiệm của mình, vay tiền cho ông C sử dụng, thì chính ông B, bà B1 là người nhận trách nhiệm có nghĩa vụ đối với khoản vay của ông A, bà A1. Cam kết với ông A bà A1 thực hiện nghĩa vụ thay cho ông C. Do vậy đơn yêu cầu phản tố về nội dung trên của ông B và bà B1 không được chấp nhận.

- Ông C yêu cầu độc lập đề nghị xác nhận giao dịch dân sự vay tài sản giữa ông C và ông Đặng Văn A có hiệu lực. Căn cứ vào giấy vay nợ ngày 05/7/2011 bà A1, ông A xuất trình tại Tòa án, căn cứ bản kết luận giám định của Viện khoa học hình sự - Bộ công an, xác định: Giấy vay nợ giữa ông Đặng Văn A, bà Nguyễn Thị Lư với ông Vương Văn B và bà Nguyễn Thị B1 là có căn cứ. Do vậy, ông C yêu cầu xác lập hợp đồng dân sự giữa ông với ông A, bà A1là không có cơ sở chấp nhận.

Từ tháng 8/2012 ông C không trả tiền. Năm 2013 ông B đưa ông A đến nhà ông C để lấy tài sản, nhưng ông A không đồng ý và ông A yêu cầu ông B vàbà B1 thanh toán trả bằng tiền mặt. Ông B và bà B1 không trả tiền. Xem xét nội dung giấy vay nợ của nguyên đơn xuất trình thấy nội dung ghi trong giấy vay là không có thời hạn; Luật sư của bên bị đơn cũng thừa nhận nội dung chính của giấy vay không có thời hạn, cho nên không hạn chế quyền khởi kiện của nguyên đơn. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý vụ án”Tranh chấp Hợp đồng vay tài sản” là có căn cứ nên ông A bà A1yêu cầu tính lãi theo mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng nước từ ngày 5/8/2012 đến thời điểm xét xử sơ thẩm là có căn cứ.

- Về khoản tiền đã trả lãi: Ông B, bà B1, ông C yêu cầu đối trừ các khoản tiền trả lãi vượt quá theo quy định của pháp luật mà ông C đã trả cho ông A và bà A1vào khoản nợ gốc.

Đi với khoản vay nợ ngày 07/7/2010, các bên đã tự nguyện thanh toán hết cho nhau, ông A không yêu cầu giải quyết khoản vay nợ này. Tuy nhiên ông B, bà B1 có đơn phản tố yêu cầu xem xét lại phần lãi suất trả là cao so với quy định. Cấp sơ thẩm chưa xem xét yêu cầu của ông B, bà B1 là thiếu sót, nên cần xem xét lại về lãi suất của khoản vay ngày 07/7/2010. Theo quy định lãi suất của khoản vay là: 200.000.000 x ( 9% x 150%) = 27.000.000 đồng. Theo ông A khai khoản vay ngày 07/7/2010 ông B đã thanh toán là 48.000.000 đồng tiền lãi, so với lãi suất ngân hàng quy định thì hai bên thảo thuận mức lãi suất vượt quá quy định là: 48.000.000đồng – 27.000.000 đồng = 21.000.000 đồng.

Riêng về khoản vay ngày 05/7/2011: Tại phiên tòa ông A, bà A1 khai số tiền lãi ông C trả ông A bà A140 triệu đồng. Theo lãi suất của ngân hàng cho vay là 9%/năm (0,75%/Tháng) ông C phải trả lãi cho ông A là 27.000.000 đồng. Số tiền lãi ông C trả vượt so với lãi suất Ngân hàng là 13 triệu.

- Về số tiền lãi ông A, bà A1yêu cầu: Tính từ ngày 05/8/2012 đến ngày 22/8/2018 là 72 tháng 17 ngày. Lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước quy định là 9%/năm (tức 0,75%/tháng). Như vậy, số tiền lãi ông B,bà B1 phải thanh toán cho ông A, bà A1là 200.000.000đồng x 0,75% x 72 tháng 17 ngày = 108.250.000 đồng.(Đối trừ số tiền ông A, bà A1đã nhận vượt so với quy định là 13 triệu và khoản lãi 21.000.000 đồng vượt quá của khoản vay ngày 07/7/2010). Vậy ông B, bà B1 có trách nhiệm trả ông A bà A1số tiền lãi là 74.250.000đồng. Như vậy, tổng số tiền gốc, lãi ông B, bà B1 phải thanh toán cho ông A, bà A1là: 274.250.000 đồng.

- Về án phí: Cấp sơ thẩm buộc ông B, bà B1 phải chịu 14.260.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm. Tại cấp phúc thẩm ông B, bà B1 có đơn xin miễn án phí do tuổi cao có xác nhận của UBND xã, nên xét thấy cần thiết miễn án phí cho ông B, bà B1.

Đi diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội phát biểu:

Về tố tụng: Thẩm phán, thư ký thực hiện đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Các đương sự cũng đã chấp hành đầy đủ giấy báo gọi của Tòa án, thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình tại phiên tòa phúc thẩm.

Kháng cáo của Các đương sự là đúng hạn luật định.

Về nội dung kháng cáo: Về thời hạn khởi kiện, phía bị đơn cho rằng nguyên đơn đã hết thời hạn khởi kiện tại Tòa án nhưng xem xét nội dung giấy vay nợ của nguyên đơn xuất trình thấy nội dung ghi trong giấy vay là không có thời hạn, còn phần ghi thêm phía dưới giấy vay là do ông C tự ghi mà không có ký xác nhận của bên cho vay, luật sư của bên bị đơn cũng thừa nhận nội dung chính của giấy vay không có thời hạn nên không hạn chế quyền khởi kiện của nguyên đơn.

Về giấy vay ngày 07/7/2010 phía bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu phản tố là phù hợp pháp luật.

Về giấy vay ngày 05/7/2011 Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông B,bà B1 phải trả nợ cho ông A bà A1là phù hợp pháp luật. Không có căn cứ buộc ông C trả nợ cho ông A bà A1.

Về khoản tính lãi: Ông B,bà B1, ông C yêu cầu tính lãi theo lãi suất ngân hàng của các khoản vay là phù hợp pháp luật.

Ông C yêu cầu xác nhận quan hệ giao dịch giữa ông C với ông A nhưng không có căn cứ chứng minh nên không có cơ sở chấp nhận.

Về án phí: Ông Bbà B1 có đơn xin miễn án phí, có xác nhận cuả chính quyền địa phương. Vì vậy, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét miễn toàn bộ án phí cho ông B bà B1. Ông C kháng cáo không được chấp nhận phải chịu án phí dân sự phúc thẩm. Đề nghị Hội đồng xét xử, sửa án sơ thẩm.

Nhận xét của Đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa, phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 3 Điều 26, Điều 147, 148, khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự;

Căn cứ khoản 6 Điều 11 Pháp lệnh số 10/2009 ngày 27/02/2009 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Tòa án.

Nghị Quyết 326 /UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và danh mục án phí, lệ phí Tòa án, Xử:

1. Chấp nhận một phần kháng cáo của Ông Vương Văn B, bà Nguyễn Thị B1, ông Nguyễn Văn C.

Sửa án sơ thẩm:

Buộc ông Vương Văn B và bà Nguyễn Thị B1 phải trả cho ông Đặng Văn A, bà Vũ Thị A1tổng số tiền gốc và lãi là 274.250.000 đồng.

2. Án phí dân sự sơ thẩm: Ông Vương Văn B và bà Nguyễn Thị B1 được miễm toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm. Hoàn trả ông B,bà B1 300.000đồng tạm ứng án phí nộp biên lai số 0000992 ngày 18/7/2018 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện TT.( Được đối trừ vào tiền Chi phí giám định ông B,bà B1 phải chịu).

Hoàn trả ông Đặng Văn A, bà Vũ Thị A1số tiền tạm ứng án phí 5.000.000 đồng đã nộp theo biên lai số 0000565 ngày 4/10/2017 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện TT.

Ông Nguyễn Hữu C phải chịu 2.000.000đồng tiền giám định chữ viết. Ông B phải chịu 1.500.000đồng tiền giám định chữ viết.bà B1 phải chịu 1.500.000đồng tiền giám định chữ viết . Số tiền giám định chữ viết ông Nguyễn Hữu C, Ông Kiủ,bà B1 nộp hoàn trả lại cho Ông Đặng Văn A. (Vì ông Đặng Văn A đã nộp tạm ứng thanh toán số tiền giám định chữ viết là 5.000.000đồng).

Về án phí dân sự phúc thẩm: Ông Vương Văn B, bà Nguyễn Thị B1, ông Nguyễn Văn C không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Hoàn trả lại ông B số tiền 300.000 đồng tạm ứng án phí kháng cáo đã nộp tại biên lai số 0001077 ngày 10/9/2018 tại chi cục Thi hành án dân sự huyện TT.(Được đối trừ vào số tiền chi phí giám định ông B phải chịu).

Hoàn trả lại bà B1 số tiền 300.000đồng tạm ứng án phí đã nộp tại biên lai số 0001076 ngày 10/9/2018 tại chi cục Thi hành án dân sự huyện TT.(Được đối trừ vào số tiền chi phí giám địnhbà B1 phải chịu).

Hoàn trả lại ông C số tiền 300.000đồng tạm ứng án phí đã nộp tại biên lai số 0001069 ngày 06/9/2018 tại chi cục Thi hành án dân sự huyện TT.(Được đối trừ vào số tiền chi phí giám định ông C phải chịu).

Kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án( đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015.

Trường hợp Bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và Điều 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Án xử công khai phúc thẩm và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

429
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 38/2019/DS-PT ngày 25/02/2019 về tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Số hiệu:38/2019/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hà Nội
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 25/02/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về