TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI
BẢN ÁN 36/2019/HSST NGÀY 28/03/2019 VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN
Vào ngày 28 tháng 3 năm 2019, tại Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, xét xử sơ thẩm công khai vụ án Hình sự thụ lý số 01/2019/TLST-HS ngày 03 tháng 01 năm 2019, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 28/2019/QĐXXST-HS ngày 04 tháng 3 năm 2019, đối với bị cáo:
HỒ VĨNH A, sinh năm 1976, tại Quảng Nam; Đăng ký thường trú: Ấp 6, xã X, huyện XL, tỉnh Đồng Nai; Nghề nghiệp: Kế toán; Trình độ học vấn: 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Hồ Mãnh B, sinh năm: 1947 và bà Nguyễn Thị H, sinh năm: 1950; Vợ: Trịnh Thị U, sinh năm 1981, có 02 người con, sinh năm 2004 và 2009; Tiền án, tiền sự: Không; Bị cáo tại ngoại. Có mặt tại phiên tòa)
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ Liên quann:
1. Chị Nguyễn Thị Kim L, sinh năm 1974.(Có mặt)
Địa chỉ: Số 14, đường 5, KP.1, thị trấn G, huyện XL, tỉnh Đồng Nai.
2. Ông Phạm Minh Q, sinh năm: 1973.(Vắng mặt)
Địa chỉ: Ấp TH, xã XH, huyện XL, tỉnh Đồng Nai.
3. Bà Võ Thị Mỹ D, sinh năm 1972.(Vắng mặt)
Địa chỉ: Ấp V, xã XH, huyện XL tỉnh Đồng Nai.
4. Chị Đỗ Thị P, sinh năm 1981.(Vắng mặt)
Địa chỉ: Ấp T, xã XH, huyện XL, tỉnh Đồng Nai.
5. Chị Nguyễn Thị Anh N, sinh năm 1982.(Có mặt)
Địa chỉ: Ấp 4, xã XT, huyện XL, tỉnh Đồng Nai.
6. Chị Nguyễn Lê PhƯơng T, sinh năm 1989.(Có mặt)
Địa chỉ: Ấp 3, xã XH, huyện XL, tỉnh Đồng Nai.
7. Chị Trần Thị U, sinh năm 1982.(Có mặt)
Địa chỉ: Ấp 1, xã XT, huyện XL, tỉnh Đồng Nai.
8. Chị Hoàng Thị O, sinh năm 1981.(Có mặt)
Địa chỉ: Ấp 1, xã XH, huyện XL, tỉnh Đồng Nai.
9. Ông Bùi Minh K, sinh năm: 1971. (Có mặt)
Kho bạc Nhà nước huyện XL, tỉnh Đồng Nai.
10. Chị Trần Thị K, sinh năm 1990.(Vắng mặt)
Địa chỉ: Đường 34, ấp 3, xã XH, huyện XL tỉnh Đồng Nai.
11. Bà Nguyễn Thị G, sinh năm 1959.(Có mặt)
Địa chỉ: Ấp 3, xã XH, huyện XL, tỉnh Đồng Nai.
12. Chị Nguyễn Thị Ng. (Vắng mặt)
Địa chỉ: Ấp 3, xã XH, huyện XL, tỉnh Đồng Nai.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Trường mầm non XH được thành lập theo Quyết định số 603/UBND ngày 22/9/1979 của UBND huyện XL, gồm một phân hiệu chính tại ấp 4, xã XH và 02 phân hiệu thuộc địa bàn ấp 5 và ấp dân tộc Chăm, xã XH; Trường có 70 giáo viên, nhân viên. Trong đó, Bann giám hiệu trường có 03 người: Cô Nguyễn Thị Kim L - Hiệu trưởng và 02 Phó hiệu trưởng là cô Trần Thị U và cô Hoàng Thị O. Hiệu trưởng phụ trách trực tiếp công tác quản lý tài chính, tài sản của trường. Hồ Vĩnh A được Ủy bann nhân huyện XL tuyển dụng, phân công Nệm vụ làm kế toán Trường mầm non XH, hưởng lương từ ngân sách, theo quyết định số: 1146/QĐ-UBND ngày 12/6/2007, của Ủy bann nhân dân huyện XL.
Quy trình, thủ tục thanh quyết toán tiền từ ngân sách Nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012, của Bộ Tài chính về: “Quy định chế độ kiểm soát, thanh quyết toán các khoản chi ngân sách Nhà nước qua kho bạc nhà nước”; Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016, của Bộ Tài chính về: “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính”; Công văn số 16675/BTC-KBNN ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính về việc: “Trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước”; đối với các khoản chi thường xuyên, bano gồm: Lương, phụ cấp, tiền tăng giờ, trợ cấp, công tác phí của trường Mầm non xã XH, huyện XL phải thực hiện theo quy trình: Kế toán nhà trường phải lập danh sách giáo viên, nhân viên được hưởng lương từ ngân sách, trình chủ tài khoản (hiệu trưởng) ký xác nhận. Sau đó, chuyển đến Phòng Giáo dục huyện XL ký duyệt danh sách cán bộ, công nhân viên nhà trường được hưởng lương từ ngân sách cho từng năm, lấy đó làm cơ sở xác định tổng quỹ lương, để lập dự toán hàng năm. Nếu có thay đổi về biên chế thì Trường phải lập danh sách và trình duyệt lại. Đối với các khoản chi thanh toán làm thêm giờ, trợ cấp tết, công tác phí, ... kế toán phải lập bảng kê danh sách giáo viên, nhân viên được hưởng kèm theo các chứng từ gồm: Bảng chấm công làm thêm giờ, quyết định của cấp có thẩm quyền cho trợ cấp tết, các văn bản hướng dẫn, kế hoạch công tác đã được thủ trưởng cơ quA, đơn vị duyệt và cử đi công tác... trình cho chủ tài khoản ký duyệt.
Tất cả các khoản chi trong tháng, A lập hồ sơ chứng từ trình chủ tài khoản (Hiệu trưởng) ký duyệt. Sau đó, A chuyển toàn bộ đến Kho bạc nhà nước huyện XL để kiểm soát chứng từ chi và duyệt các khoản chi của Trường đủ điều kiện thanh toán, chuyển khoản thanh toán qua tài khoản của Trường mở tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh XL. Sau đó, A lập danh sách chi trả lương giáo viên, nhân viên được hưởng lương, phụ cấp, tiền tăng giờ và Giấy ủy Nệm chi trình cho Hiệu trưởng ký duyệt, rồi chuyển cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - chi nhánh XL. Ngân hàng căn cứ vào đó chuyển tiền vào tài khoản (ATM) cá nhân của từng người đã đăng ký tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - chi nhánh huyện XL. Đối với các khoản chi không phải chuyển khoản, A làm Giấy ủy Nệm chi trình chủ tài khoản ký duyệt để rút tiền mặt từ tài khoản của Trường ở Ngân hàng để chi.
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kế toán tại Trường mầm non xã XH từ tháng 01/2015 đến tháng 4/2017, Hồ Vĩnh A đã lập khống, nâng thêm tiền lương, công tác phí, tiền tăng giờ, tiền trợ cấp, trong hồ sơ quyết toán hàng tháng của Trường, chuyển đến Kho bạc nhà nước huyện XL, được duyệt và chuyển tiền vào tài khoản của Trường mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - chi nhánh Xuân Lộc, tổng số tiền là 43.198.980 (Bốn mươi ban triệu một trăm chín mươi tám nghìn chín trăm tám mươi) đồng. Sau đó, A lập khống tiền lương, lập ủy Nệm chi rút tiền, chi tiền tăng giờ rồi chuyển vào tài khoản cá nhân của A để chiếm đoạt số tiền 8.827.255 đồng và làm sai nguyên tắc tài chính trong thanh - quyết toán, chi trả tiền khoán công tác phí, tiền phụ cấp, công tác phí cho giáo viên, tiền sửa chữa máy vi tính của Trường cụ thể như sau:
- Hành vi lập khống số liệu hồ sơ quyết toán tiền lƯơng, công tác phí, tiền tăng giờ, trợ cấp cao hơn để tạo số tiền dƯ trong tài khoản ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện XL của TrƯờng là 43.198.980 đồng:
+ Vào đầu tháng 02/2015, A lập bảng tổng hợp tăng giờ tháng 01/2015 của các giáo viên trong trường với tổng số tiền là 50.297.086 (Năm mươi triệu hai trăm chín mươi bảy nghìn không trăm tám mươi sáu) đồng. Nhưng khi trên Giấy rút dự toán ngân sách số 2RDT ngày 04/02/2015, trình Hiệu trưởng ký xác nhận để chuyển Kho bạc huyện XL, thì A nâng lên thành 51.478.586 (Năm mươi mốt triệu bốn trăm bảy mươi tám nghìn năm trăm tám mươi sáu) đồng, chênh lệnh tăng 1.181.500 đồng, đã được duyệt chi và chuyển tiền vào tài khoản của Trường tại Ngân hàng.
+ Vào đầu tháng 4/2015, A làm thủ tục hồ sơ quyết toán chi trả lương và các khoản phụ cấp khác của tháng 4/2015 cho giáo viên, nhân viên của Trường. Tại Bảng thanh toán tiền lương và phụ cấp tháng 4/2015, A tạo lập trên máy vi tính bằng chương trình Excel. Bảng lương có 21 ô cột dọc được đánh số thứ tự từ 1 đến 19, trong đó có 02 ô cột dọc không đánh số. Tại ô có số thứ tự số 12 được ghi là lương chính gồm: Lương biên chế, lương tập sự, lương hợp đồng sự vụ, sự việc (kí hiệu hợp đồng svsv) và lương hợp đồng theo Nghị định 68/CP của Chính phủ. Tổng số tiền lương của 04 loại lương trên được ghi hàng Ngg cuối cùng của Bảng lương. A dùng hàm SUM (tổng) của 04 loại lương này là: 169.314.500 (Một trăm sáu mươi chín triệu ban trăm mười bốn nghìn năm trăm) đồng. Sau đó, A sửa số liệu 169.314.500 đồng thành 171.683.500 (Một trăm bảy mươi mốt nghìn sáu trăm tám mươi ban nghìn năm trăm) đồng, chênh lệch tăng 2.369.000 (Hai triệu ban trăm sáu mươi chín nghìn) đồng.
Trong Bảng thanh toán tiền lương và phụ cấp tháng 4/2015 là 140.806.000 (Một trăm bốn mươi triệu tám trăm lẻ sáu nghìn) đồng và bảng truy lĩnh lương năm 2015, của 07 giáo viên gồm: Nguyễn Thị Nh, Nguyễn Thị TT, Trần Đặng TN, Nguyễn VT, Nguyễn Thị TH, Nguyễn Thị TD, Lê Thị L là 747.500 (Bảy trăm bốn mươi bảy nghìn năm trăm) đồng. Tổng của hai khoản tiền lương biên chế tháng 4/2015 là 141.553.500 (Một trăm bốn mươi mốt triệu năm trăm năm mươi ban nghìn năm trăm) đồng, A nâng lên thành 144.106.500 (Một trăm bốn mươi bốn triệu một trăm lẻ sáu nghìn năm trăm) đồng, chênh lệch tăng 2.533.000 (Hai triệu năm trăm ban mươi ban nghìn) đồng.
+ Căn cứ Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ tranh công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện XL có văn bản đề nghị các trường học trên địa bàn huyện, trong đó có Trường mầm non xã XH lập Bảng tổng hợp truy lĩnh chế độ theo Nghị định 116/2010/NĐCP từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013 gồm các khoản: Trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng, trợ cấp 01 lần khi chuyển ra khỏi vùng, phụ cấp công tác lâu năm, phụ cấp thu hút. A đã lập Bảng số liệu trình hiệu trưởng duyệt chi số tiền 1.391.962.000 (Một tỷ ban trăm chín mươi mốt triệu chín trăm sáu mươi hai nghìn) đồng cho 69 giáo viên của Trường.
Sau khi các trường học nhận được tiền trợ cấp theo Nghị định số 116/CP, Phòng Tài chính huyện phát hiện các trường học trên địa bàn tính toán số liệu tiền trợ cấp chưa đúng nên Phòng Tài chính huyện hướng dẫn các trường kiểm tra và thu hồi lại số tiền chi trợ cấp sai Nghị định 116, trong đó có Trường mầm non xã XH.
A lập Bảng tổng hợp truy thu chế độ trợ cấp của 38 giáo viên, với tổng số tiền là 634.248.234 (Sáu trăm ban mươi bốn triệu hai trăm bốn mươi tám nghìn hai trăm ban mươi bốn) đồng. Tuy Nên, A đã sửa lại số liệu ở dòng cuối cùng của mục tổng cộng của Bảng tổng hợp thành 633.608.000 đồng, chênh lệnh giảm 640.234 đồng. A ký xác nhận, cô Trần Thị U ký xác nhận và ông Nguyễn Văn Đ - Phó Chủ tịch Ủy bann nhân dân xã XH ký xác nhận. Sau đó, A gửi cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện xem xét. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân huyện XL ban hành Quyết định số 796/QĐ-UBND ngày 21/4/2015 thu hồi các khoản tiền đã chi sai chế độ của các trường học trên địa bàn huyện, trong đó Trường mầm non XH là 633.608.000 (Sáu trăm ban mươi ban triệu sáu trăm lẻ tám nghìn) đồng, dư 640.234 (Sáu trăm bốn mươi nghìn hai trăm ban mươi bốn) đồng, nhập vào tài khoản của Trường tại Ngân hàng.
+ Thông thường vào tháng 01 hàng năm, Trường mầm non XH làm thủ tục hồ sơ quyết toán chế độ lương, phụ cấp gồm 02 tháng (tháng 01 và tháng 02) để chi lương cho giáo viên, nhân viên trường.
A lập Bảng thanh toán tiền lương, phụ cấp tháng 01/2016, của giáo viên toàn Trường chỉnh sửa tại các hàng tương ứng với cột dọc số thứ tự 14 của bảng lương là mục số tiền phụ cấp không đóng Bảo hiểm xã hội thành 92.883.200 đồng; cột dọc có số thứ tự 15 là mục tổng tiền lương thành 311.683.611 đồng; cột dọc thứ tự số 20 là cột tiền lương thực lĩnh thành 290.396.591 đồng, như vậy số liệu tiền lương khống chênh lệnh tăng là 7.976.400 đồng.
Tương tự như vậy, A lập bảng thanh toán tiền lương và phụ cấp tháng 02/2016, số liệu tiền lương khống chênh lệch tăng 7.976.400 đồng.
Để cho số liệu các chứng từ khớp với nhau, A lập số liệu khống trong nội dung Giấy rút dự toán ngân sách số 05RDT ngày 25/01/2016 cho phù hợp để quyết toán với Kho bạc huyện duyệt nên tại mục phụ cấp ưu đãi tháng 01 + tháng 02/2016 nâng khống số tiền chênh lệch tăng 15.952.800 đồng. Kho bạc huyện XL đã kiểm soát chứng từ ngày 26/01/2016, chuyển tiền vào tài khoản của Trường ở Ngân hàng.
+ Cô Nguyễn Thị Ng làm công tác văn thư tại trường mầm non XH, Phòng giáo dục và đào tạo huyện Xuân Lộc có quyết định số 07/QĐ-PGDĐT ngày 19/8/2016, thuyên chuyển cô Nguyễn Thị Ng từ Trường mầm non XH về Trường tiểu học LS, xã S, huyện XL. Ngày 01/9/2016, Hiệu trưởng Trường mầm non XH có văn bản thông báo về việc thôi trả lương từ tháng 9/2016 đối với cô Ng tại Trường mầm non XH và đề nghị đơn vị mới nơi cô Ng nhận công tác, trả lương từ ngày 01/9/2016. Tuy Nên, A vẫn tính lương và phụ cấp cho cô từ tháng 9/2016 đến tháng 02/2017 với cách thức:
A lập Bảng lương, phụ cấp có 56 giáo viên, cô Nguyễn Thị Ng vị trí thứ tự hàng ngày số 9, tiếp theo là cô Nguyễn Thị I vị trí thứ tự hàng ngang số 10. A chèn đè dòng thứ tự số 10 của cô I lên che lấp dòng thứ tự số 9 của cô Ng làm cho dòng kẻ ngang có chứa dữ liệu lương của cô Ng bị mất trên Bảng lương. A tiếp tục sửa đổi số thứ tự hàng ngang tiếp theo của cô I và cho đến cuối cùng nên chỉ còn thể hiện có 55 người. Nhưng số liệu trong bảng lương và phụ cấp hàng tháng không thay đổi vẫn còn 56 giáo viên (trong đó có cô Ng) như ban đầu.
Sau đó, A trình hồ sơ chứng từ quyết toán cùng với Giấy rút dự toán ngân sách cho Hiệu trưởng ký xác nhận và được Kho bạc huyện Xuân Lộc chấp thuận.
Cô Ng được hưởng hệ số lương 2,10; phụ cấp khu vực 0,10; mức lương cơ bản là 1.210.000 đồng. Như vậy, tiền lương chính của cô Ng là 2.541.000 đồng; phụ cấp là 121.000 đồng. Ngân sách nhà nước đóng 24% tiền bảo hiểm là 609.840 đồng. Tổng số tiền cô Ng nhận mỗi tháng là 3.271.840 (Ban triệu hai trăm bảy mươi mốt nghìn tám trăm bốn mươi) đồng. A đã làm khống số liệu lương, phụ cấp của cô Ng từ tháng 9/2016 đến tháng 02/2017 (06 tháng), tổng số tiền là: 3.271.840đồng x 6 = 19.631.040 (Mười chín triệu sáu trăm ban mươi mốt nghìn không trăm bốn mươi) đồng, số tiền này dư trong tài khoản của Trường tại Ngân hàng.
+ Vào tháng 01/2017, A làm thủ tục hồ sơ quyết toán lương tháng 01/2017 và tháng 02/2017. Ngoài làm khống số liệu lương của cô Ng nêu trên thì A còn làm khống số liệu trong Giấy rút dự toán ngân sách số 01RDT ngày 13/01/2017 ở các mục: “tiền lương biên chế” + “ trợ cấp tết Đinh dậu 2017 (66 lao động) + trợ cấp theo quyết định 65 tháng 01+02/2017” và mục “Phụ cấp thâm niên nghề”, bằng cách: Trong Bảng thanh toán tiền lương và phụ cấp tháng thì tiền lương biên chế tháng 01/2017 là 161.825.400 đồng, tháng 02/2017 là 155.448.700 đồng, tổng 02 tháng là: 317.274.100 (Ban trăm mười bảy triệu hai trăm bảy mươi bốn nghìn một trăm) đồng. Kho bạc huyện thu 10,5% tiền bảo hiểm các loại để chuyển khoản cho Bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc, không chi về tài khoản Trường, nên còn lại tiền lương biên chế 02 tháng của trường là 284.064.128 (Hai trăm tám mươi bốn triệu không trăm sáu mươi bốn nghìn một trăm hai mươi tám) đồng. A sửa trong Giấy rút dự toán ngân sách từ 284.064.128 đồng thành 286.677.038 đồng, chênh lệch tăng là 2.612.910 (Hai triệu sáu trăm mười hai nghìn chín trăm mười) đồng.
Trong tháng 01 và tháng 02/2017, giáo viên Trường được nhận tiền trợ cấp tết Đinh Dậu 66.000.000 đồng, tiền trợ cấp theo Quyết định 65 của tỉnh tháng 01/2017 là 31.000.000 đồng và tháng 02/2017 là 30.000.000 đồng, tổng cộng là 127.000.000 (Một trăm hai mươi bảy triệu) đồng. A đã sửa số liệu từ 127.000.000 đồng thành 127.500.000 đồng, chênh lệnh tăng 500.000 đồng.
Số tiền phụ cấp thâm niên nghề tháng 01/2017 của giáo viên toàn Trường mầm non XH có tổng hệ số là: 10,966. Hệ số phụ cấp thâm niên nghề tháng 2/2017 là 10,5595. Tổng hệ số phụ cấp thâm niên nghề tháng 01 + 02/2017 là 21,5255. Số tiền phụ cấp thâm niên nghề tháng 01/2017 và tháng 02/2017 đúng ra sẽ được ghi trong Giấy rút dự toán ngân sách là: 23.311.040 (Hai mươi ban triệu ban trăm mười một nghìn không trăm bốn mươi) đồng. Nhưng A ghi thành 23.438.536 (Hai mươi ban triệu bốn trăm ban mươi tám nghìn năm trăm ban mươi sáu) đồng, chênh lệch tăng 127.496 (Một trăm hai mươi bảy nghìn bốn trăm chín mươi sáu) đồng.
Tổng số tiền mà A nâng khống chênh lệch số liệu tại 3 mục nêu trên là 3.240.406 (Ban triệu hai trăm bốn mươi nghìn bốn trăm lẻ sáu) đồng.
- Sau đó A đã lập khống số liệu hồ sơ quyết toán tiền ương, tiền tăng giờ rồi chuyển vào tài khoản cá nhân của A với tổng số tiền 13.324.819 (Mười ban triệu ban trăm hai mƯơi bốn nghìn tám trăm mười tám) đồng nhƯ sau:
+ Theo quy định, A được hưởng số tiền lương và phụ cấp tháng 9/2016 (đã trừ các khoản bảo hiểm xã hội, y tế) là 3.586.259 (Ban triệu năm trăm tám mươi sáu nghìn hai trăm năm mươi chín) đồng. A được khen thưởng danh hiệu lao động tiên tiến năm học 2015 – 2016, số tiền 370.000 (Ban trăm bảy mươi nghìn) đồng, tổng số tiền A được nhận chuyển qua tài khoản tháng 9/2016 là 3.956.259 đồng. Nhưng A lập danh sách chi trả lương qua tài khoản thành 5.856.259 đồng. chênh lệch tăng 1.900.000 (Một triệu chín trăm nghìn) đồng.
+ Lương và phụ cấp tháng 10/2016 (đã trừ các khoản bảo hiểm) của A là 3.586.259 đồng và chế độ khoán công tác phí Quý III/2016 là 900.000 đồng, tổng hai khoản là 4.486.259 đồng. Nhưng A lập danh sách chi trả lương đã nâng lên thành 5.286.259 đồng, chênh lệch tăng 800.000 (Tám trăm nghìn) đồng, đã chuyển vào tài khoản cá nhân của A.
+ Theo quy định, lương và các khoản phụ cấp tháng 01 và tháng 02/2017 của A sau khi đã trừ bảo hiểm còn là 7.116.858 đồng, cộng tiền thưởng Tết 1.000.000 đồng, nhưng phải trả tiền vay ngân hàng Nông nghiệp huyện 02 tháng là 3.088.666 đồng. Như vậy, A thực nhận lương và phụ cấp 2 tháng là 5.028.192 đồng. Nhưng A làm khống tiền lương tháng 01+02/2017 của A nâng lên thành 8.116.957 đồng, chênh lệch tăng 3.088.666 (Ban triệu không trăm tám mươi tám nghìn sáu trăm sáu mươi sáu) đồng.
+ Tiền lương và phụ cấp tháng 3/2017 của A là 3.558.429 đồng, tiền công tác phí khoán Quý I/2017 là 900.000 đồng, nhưng A trả tiền vay tháng 3/2017 cho Ngân hàng nông nghiệp huyện là 1.534.667 (Một triệu năm trăm ban mươi bốn nghìn sáu trăm sáu mươi bảy) đồng, nên tổng số tiền tháng 3/2017, A được nhận qua tài khoản là 2.923.762 (Hai triệu chín trăm hai mươi ban nghìn bảy trăm sáu mươi hai) đồng, nhưng A lập khống nâng lên thành 4.458.429 (Bốn triệu bốn trăm năm mươi tám nghìn bốn trăm hai mươi chín) đồng, chênh lệch tăng 1.534.667 (Một triệu năm trăm ban mươi bốn nghìn sáu trăm sáu mươi bảy) đồng, đã chuyển vào tài khoản của A.
+ Tiền lương và phụ cấp tháng 4/2017 của A là 3.558.429 (Ban triệu năm trăm năm mươi tám nghìn bốn trăm hai mươi chín) đồng và A trả tiền vay Ngân hàng NN&PTNT tháng 4/2017 số tiền 1.583.000 đồng. Số tiền A được nhận qua tài khoản là 1.975.429 (Một triệu chín trăm bảy mươi lăm nghìn bốn trăm hai mươi chín) đồng. A làm khống nâng lên thành 3.479.352 (Ban triệu bốn trăm bảy mươi chín nghìn ban trăm năm mươi hai) đồng, chênh lệch tăng 1.503.923 (Một triệu năm trăm lẻ ban nghìn chín trăm hai mươi ban) đồng, đã chuyển vào tài khoản của A.
+ Khoảng tháng 8/2015, Trường mầm non XH chuẩn bị các hồ sơ và cơ sở vật chất để cấp có thẩm quyền xét công nhận trường chuẩn quốc gia. A được lãnh đạo phân công phụ trách thêm công tác chuẩn cơ sở vật chất. Trong thời giA từ tháng 9/2015 đến tháng 12/2015, A phải làm thêm ngoài giờ hành chính, hay thứ bảy, chủ nhật, để hoàn thành công việc được giao. A lập Bảng tổng hợp tăng giờ tháng 9 và tháng 10/2015 của giáo viên, nhân viên nhà Trường, tổng số tiền thanh toán là 52.712.188 đồng, nhưng không có tên của A.
Đầu tháng 11/2015, cô L - Hiệu trưởng đồng ý, A đã làm bộ hồ sơ chứng từ quyết toán tiền làm ngoài giờ với số tiền 2.017.563 (Hai triệu không trăm mười bảy nghìn năm trăm sáu mươi ban) đồng. Bằng cách, A lập khống tên của mình vào trong danh sách chi trả lương cho cán bộ nhân viên qua tài khoản ngân hàng của Trường tháng 11/2015 để được hưởng tiền tăng giờ với số tiền 2.017.563 đồng. Sau đó, A làm Giấy Ủy Nệm chi ngày 20/11/2015 để trả tiền tăng giờ 2 tháng 9 và tháng 10/2015 cho giáo viên, nhân viên của Trường thành 54.729.750 đồng, chuyển từ tài khoản của Trường vào tài khoản cá nhân, trong đó của A là 2.017.563 (Hai triệu không trăm mười bảy nghìn năm trăm sáu mươi ban) đồng.
+ Do cô Nguyễn Thị Ng - làm công tác văn thư của Trường chuyển công tác từ ngày 22/8/2016, nên A được Giám hiệu trường phân công kiêm Nệm thêm công việc văn thư trong thời giA từ tháng 9/2016 đến tháng 12/2016. Được sự đồng ý của cô L. A đã làm bộ hồ sơ chứng từ quyết toán tiền làm ngoài giờ với số tiền 2.480.000 (Hai triệu bốn trăm tám mươi nghìn) đồng, hiệu trưởng ký xác nhận. Sau đó, A chuyển hồ sơ đến Kho bạc huyện để kiểm soát. Do chứng từ sai sót nên Kho bạc huyện trả lại hồ sơ và yêu cầu làm lại. A không làm lại chứng từ để trình Kho bạc huyện mà A làm Giấy ủy Nệm chi ghi nội dung giải quyết chế độ số tiền 2.480.000 (Hai triệu bốn trăm tám mươi nghìn) đồng. Trình cô L ký, sau đó chuyển vào tài khoản cá nhân của A số tiền 2.480.000 (Hai triệu bốn trăm tám mươi nghìn) đồng.
- A làm thủ tục chi trả tiền khoán công tác phí 6.150.000 (Sáu triệu một trăm năm mươi nghìn) đồng; trả tiền sửa máy tính của Trường 8.052.000 (Tám triệu không trăm năm mươi hai nghìn) đồng cụ thể nhƯ sau:
+ Về chi trả tiền khoán công tác phí: Căn cứ Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 07/7/2010 của Bộ Tài chính và Quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm của Trường Mầm non XH quy định việc khoán công tác phí đối với Hiệu trưởng, Kế toán mỗi người là 300.000 đồng/tháng, văn thư là 250.000 đồng/tháng. Do đó, A lập danh sách trình Hiệu trưởng duyệt chi và làm thủ tục thanh toán trong Giấy rút dự toán ngân sách của Trường chuyển Kho bạc huyện kiểm soát duyệt chi. Tuy Nên, A không thực hiện đúng quy định để thanh toán chi trả tiền khoán công tác phí cho cô L – Hiệu trưởng, cho cô Ng - văn thư và cho A hàng tháng được hưởng mà A lập chung vào danh sách trả lương cho cán bộ nhân viên qua tài khoản Ngân hàng của Trường và Giấy Ủy Nệm chi đã được Hiệu trưởng ký xác nhận. Sau đó, A chuyển các chứng từ trên đến Ngân hàng làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản của Trường vào tài khoản của từng cá nhân, cụ thể:
Ngày 27/7/2015, A đã làm thủ tục chuyển tiền khoán công tác phí Quý II năm 2015 cho cô L - Hiệu trưởng: 900.000 đồng, A: 900.000 đồng, cô Ng – Văn thư: 750.000 đồng.
Ngày 19/12/2016, A đã làm thủ tục chuyên tiền khoán công tác phí Quý IV năm 2016 cho A và cô L mỗi người 900.000 đồng vào cùng với trả lương tháng 12/2016.
Ngày 10/3/2017, A đã làm thủ tục chuyên tiền khoán công tác phí Quý I năm 2017 cho A và cô Hiệu trưởng mỗi người 900.000 đồng cùng với chuyển trả lương tháng 3/2017.
+ Vào năm 2013 và 2014, Trường mầm non XH ký hợp đồng sửa chữa, thay thế thiết bị máy tính với Công ty trách Nệm hữu hạn QMT và Trung tâm thiết bị điện tử QM. Trong quá trình thực hiện, Trường Mầm non XH còn nợ Công ty QMT 4.526.000 đồng và nợ cơ sở QM 3.490.000 đồng. Do A làm mất chứng từ hóa đơn sửa chữa máy vi tính, nên A làm 02 Giấy Ủy Nệm chi trình cô L ký rồi chuyển cho Ngân hàng làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản của Trường vào tài khoản của Công ty QMT 4.562.000 đồng và chuyển vào tài khoản của Trung tâm thiết bị điện tử QM số tiền 3.490.000 đồng để trả nợ.
- Ngoài ra A đã thực hiện các hành vi:
+ Trong năm 2015, có 04 giáo viên được đi học các lớp bồi dưỡng về chính trị, tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện XL gồm: Hoàng Thị O đi học 17 ngày, Trần Thị U đi học 05 ngày, Nguyễn Thị Ah N học 04 ngày, Nguyễn Lê Phương Thúy học 07 ngày. Cuối năm 2015, A làm đề xuất Hiệu trưởng duyệt chứng từ phụ cấp công tác phí của một số giáo viên trong Trường để quyết toán tại Kho bạc huyện. Tại chứng từ đề nghị chi ngân sách số 45 CNS ngày 28/9/2015 và số 71 CNS ngày 25/12/2015, A đề xuất chi phụ cấp công tác phí 30.000 đồng/ngày/giáo viên đi học tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện XL: Chi cho cô Hoàng Thị O hưởng phụ cấp công tác phí 17 ngày x 30.000đồng/ngày = 510.000 đồng; cô Hoàng Thị U 05 ngày x 30.000đồng/ngày = 150.000 đồng; cô Nguyễn Lê Phương T 07 ngày x 30.000đồng/ngày = 210.000 đồng; cô Nguyễn Thị Anh N hưởng phụ cấp công tác phí 04 ngày x 30.000đồng/ngày = 120.000 đồng. Tổng cộng là 990.000 (Chín trăm chín mươi nghìn) đồng.
+ Vào ngày 31/12/2015, cô Trần Thị K được Hiệu trưởng Trường chấp thuận nghỉ chế độ thai sản từ ngày 31/01/2016 đến ngày 01/7/2016. Nhưng thực tế đầu tháng 01/2016, cô K đã nghỉ, không đi làm việc tại Trường. A làm hồ sơ quyết toán đề nghị chi lương toàn bộ giáo viên của Trường tháng 01 và tháng 02/2016. A vẫn làm hồ sơ chi lương cho cô K. Sau khi các giáo viên đã nhận tiền lương 02 tháng, thì A và cô Hiệu trưởng phát hiện việc chi lương 02 tháng cho cô K là sai. Do đó, cô Hiệu trưởng và A yêu cầu cô K nộp lại số tiền lương đã nhận. Ngày 11/10/2016, cô K đến Trường trả lại tiền lương đã nhận sai. Theo quy định thủ quỹ của Trường sẽ thu tiền lương 02 tháng bị chi sai của cô K để nộp về lại tài khoản của Trường ở Kho bạc huyện. Do thủ quỹ bận việc, không có ở cơ quan nên A đưa mẫu Giấy nộp tiền vào tài khoản của Trường tại Ngân hàng Nông nghiệp huyện và hướng dẫn cô K đến Ngân hàng Nông nghiệp nộp tạm thời số tiền lương chi sai 6.233.130đồng vào tài khoản Trường.
Như vậy, từ tháng 01/2015 đến tháng 4/2017, Hồ Vĩnh A đã có hành vi thực hiện quyết toán ngân sách của Trường Mầm non xã XH sai nguyên tắc tài chính, kế toán gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước với tổng số tiền là 43.198.980 đồng gồm: Nâng khống tiền lương cho A 8.827.255đồng + lập thủ tục chi tiền làm ngoài giờ cho A sai nguyên tắc 4.497.563đồng + lập thủ tục chi tiền khoáng công tác phí cho Hiệu trưởng Trường, A và Văn thư sai nguyên tắc 6.150.000đồng + lập thủ tục chi tiền hỗ trợ công tác phí sai nguyên tắc 990.000đồng + lập thủ tục chi tiền sửa chữa máy vi tính sai nguyên tắc 8.052.000đồng + đóng bảo hiểm xã hội để khớp số liệu khống 3.659.040đồng + còn lại trong tài khoản nhà trường.
Trách Nệm dân sự:
- Hồ Vĩnh A đã nộp số tiền 41.904.000 (Bốn mươi mốt triệu chín trăm lẻ bốn nghìn) đồng.
- Cô Nguyễn Thị Kim L đã nộp lại số tiền 2.700.000 đồng tiền nhận khoán công tác phí 03 quý.
- Cô Nguyễn Thị Ng đã nộp lại 750.000 đồng tiền nhận khoán công tác phí 01 quý.
- Cô Hoàng Thị O đã nộp 510.000 đồng; cô Hoàng Thị U đã nộp 150.000 đồng; cô Nguyễn Lê Phương T đã nộp 210.000 đồng; cô Nguyễn Thị Anh N đã nộp 120.000 đồng tiền công tác phí đã nhận.
- Cô Trần Thị K đã nộp 6.233.130 (Sáu triệu hai trăm ban mươi ban nghìn một trăm ban mươi) đồng.
Bản cáo trạng số 06/CT-VKSXL ngày 02-01-2019, của Viện kiểm sát nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai truy tố Hồ Vĩnh A về tội: “Tham ô tài sản” theo Điểm c, Khoản 2, Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tại phiên tòa Đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố luận tội và tranh luận: Tại cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa sơ thẩm bị cáo Hồ Vĩnh A khai nhận đã thực hiện hành vi như nội dung Bản cáo trạng mô tả. Hành vi của bị cáo Hồ Vĩnh A có đủ yếu tố cấu thành tội: “Tham ô tài sản”. Do đó, Viện kiểm sát giữ nguyên quyết định truy tố đối với Hồ Vĩnh A về tội: “Tham ô tài sản”. Quá trình điều tra bị cáo Hồ Vĩnh A thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; đã khắc phục xong hậu quả; có nhân thân tốt, chưa tiền án, tiền sự; là lao động chính trong gia đình.
Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng: Điểm b, s Khoản 1, 2 Điều 51; Điều 54; Điểm c, Khoản 2, Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015, xử phạt bị cáo Hồ Vĩnh A từ 02 năm đến 02 năm 6 tháng tù.
Ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cô Nguyễn Thị Kim L: Việc bị cáo trình hồ sơ tiến hành thủ tục chi và rút tiền cô thiếu kiểm tra nên có sai sót, mong Hội đồng xét xử xem xét.
Ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Bùi Minh Kỳ đại diện cho Kho bạc nhà nước huyện XL: Kho bạc nhà nước huyện XL có trách Nệm kiểm tra, kiểm soát hồ sơ thanh toán, trong quá trình kiểm tra đã có các chứng từ có chữ ký của chủ tài khoản nên Kho bạc chấp nhận các khoản chi mà Trường trình đến Kho bạc.
Ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan các cô Hoàng Thị O, Hoàng Thị U, Nguyễn Lê Phương Thúy và Nguyễn Thị Ah N: Các cô nhận khoản tiền công tác phí vì nghĩ rằng theo chế độ các cô được nhận, không biết bị cáo làm sai.
Ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cô Nguyễn Thị Ng: Tiền hỗ trợ công tác văn thư đã được Hiệu trưởng chấp thuận, nhưng do bị cáo làm sai nguyên tắc tài chính.
Ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cô Trần Thị K: Sau khi cô nhận khoản tiền lương biết bị sai nên đã nộp lại cho Nhà trường.
Ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Đại diện Công ty QMTvà Đại diện cơ sở QM: Số tiền Đại diện Công ty QMT và Đại diện cơ sở QM nhận là khoản tiền Nhà trường nợ nên thanh toán là hợp pháp.
Lời nói sau cùng của bị cáo Hồ Vĩnh A: Bị cáo ăn năn, hối cải; bị cáo là lao động duy nhất của gia đình, hoàn cảnh khó khăn, mong Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra, xét hỏi, trAh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận thấy như sau:
Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công An huyện XL, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân huyện XL, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố và thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có người nào có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.
Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Hồ Vĩnh A khai nhận đã thực hiện hành vi phạm tội của mình như nội dung Bản cáo trạng đã nêu, phù hợp với lời khai của bị cáo tại Cơ quan điều tra và các tài liệu, chứng cứ khác trong hồ sơ vụ án, thể hiện: Hồ Vĩnh A là viên chức, giữ chức vụ kế toán của Trường Mầm non xã XH, huyện XL. Trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 4 năm 2017, A đã lập hồ sơ, chứng từ quyết toán chi trả tiền lương, tiền phụ cấp, để chiếm đoạt số tiền 8.827.256 đồng (Tám triệu tám trăm hai mươi bảy nghìn hai trăm năm mươi sáu) đồng từ ngân sách Nhà nước cấp cho Trường mầm non XH. Do đó, có đủ cơ sở kết luận hành vi của bị cáo Hồ Vĩnh A phạm tội: “Tham ô tài sản” theo Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015, như kết luận của Kiểm sát viên là có căn cứ đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Về tình tiết định khung hình phạt: Trong các lần bị cáo nâng khống tiền lương có 01 lần trên hai triệu đồng, các lần còn lại chưa đến 2.000.000đồng; đối với khoản tiền ngoài giờ bị cáo được phân công tăng thêm nhiệm vụ thường xuyên và được Chủ tài khoản (hiệu trưởng của Trường) chấp thuận chi cho khoản tiền ngoài giờ, như vậy bị cáo được hưởng khoản tiền này nhưng về trình tự, thủ tục bị cáo không thực hiện đúng theo quy định; Đối với khoản tiền khoán công tác phí đối với Hiệu trưởng của Trường, bị cáo (kế toán) và cô giáo phụ trách Văn thư, trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường quy định nên khoản tiền này cô Hiệu trưởng, bị cáo và cô phụ trách Văn thư được hưởng theo quy định của pháp luật. Tuy Nên, bị cáo thực hiện việc chi không tuân thủ theo quy định; Như vậy, các khoản này không xem là bị cáo chiếm đoạt theo quy định về hành vi của tội tham ô tài sản, mà là thực hiện sai quy trình nguyên tắc tài chính; đối với khoản chi 02 tháng tiền lương cho cô K là bị cáo thực hiện sai sót trong quá trình nghiệp vụ, cô K và bị cáo không có bàn bạc để chiếm đoạt số tiền này, sự việc bị cáo và Hiệu trưởng phát hiện đã thu hồi trước khi cơ quan chức năng phát hiện, nên không xem là hành vi chiếm đoạt của tội tham ô tài sản; đối với khoản tiền hỗ trợ công tác phí cho 4 cô giáo đi học nâng cao trình độ lý luận chính trị, bị cáo bị cáo thực hiện sai sót trong quá trình nghiệp vụ, 04 cô giáo và bị cáo không có bàn bạc để chiếm đoạt số tiền này, nên không xem là hành vi chiếm đoạt của tội tham ô tài sản; Do đó, Bị cáo không phải phạm tội thuộc trường hợp 02 lần trở lên, không có tình tiết định khung hình phạt, nên bị xét xử tại Khoản 1, Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách Nệm hình sự và hình phạt đối với bị cáo:
Bị cáo Hồ Vĩnh A không có tình tiết tặng nặng trách Nệm hình sự.
Bị cáo tự nguyện bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; có thành tích trong công tác; nhân thân chưa tiền án, tiền sự; là lao động chính trong gia đình. Đó là các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điểm b, s Khoản 1 và Khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015. Do đó, hình phạt áp dụng cho bị cáo là dưới mức thấp nhất của khung hình phạt theo Điều 54 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Đối với Hiệu trưởng Nguyễn Thị Kim L với vai trò là chủ tài khoản đơn vị Trường mầm non XH đã thiếu trách Nệm trong việc kiểm tra, giám sát nên đã để A lập hồ sơ quyết toán khống sai nguyên tắc tài chính và tạo điều kiện cho bị cáo chiếm đoạt tài sản. Nhưng hành vi của cô L không câu kết với bị cáo để chiếm đoạt tiền ngân sách Nhà nước, nên không truy cứu trách Nệm hình sự.
Đối với cán bộ Kho bạc huyện XL phụ trách kiểm tra, kiểm soát hồ sơ thanh toán Trường mầm non XH đã thiếu trách Nệm kiểm tra, để xảy ra vụ việc thất thoát ngân sách tại Trường mầm non XH và tham ô tài sản, cần có biện pháp khắc phục.
Về dân sự:
Các cô giáo và bị cáo đã nộp khoản tiền lại cho Kho bạc nhà nước huyện XL để khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo nộp dư nên hoàn trả lại cho bị cáo: 52.577.130đồng – 43.198.980đồng = 9.378.150đồng; Hoàn trả lại cho chị Trần Thị K 495.130 đồng.
Về án phí: Bị cáo Hồ Vĩnh A phải nộp 200.000 (Hai trăm nghìn) đồng tiền án phí hình sự sơ thẩm.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
1. Tuyên bố bị cáo Hồ Vĩnh A phạm tội: “Tham ô tài sản”.
Áp dụng Khoản 1 Điều 353; Điểm b, s Khoản 1, Điều 51, Khoản 2, Điều 51; Điều 54; Điều 47 Bộ luật Hình sự năm 2015; Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Xử phạt: Hồ Vĩnh A – 01 năm 6 tháng (Một năm sáu tháng) tù, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo vào trại thụ hình.
2. Về vật chứng:
Hoàn trả cho Hồ Vĩnh A 9.378.150 (Chín triệu ban trăm bảy mươi tám nghìn một trăm năm mươi) đồng.
Hoàn trả cho chị Trần Thị K 495.130 (Bốn trăm chín mươi lăm nghìn một trăm ban mươi) đồng.
Các khoản tiền này Trường mầm non xã XH đã giao nộp dư tại Kho bạc nhà nước huyện XL vào ngày 12-9-2017 và ngày 18-9-2017, theo Quyết định 2939/QĐ-UBND ngày 07-9-2017, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện XL.
3. Về án phí: Căn cứ Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016, của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về án phí. Buộc Hồ Vĩnh A nộp 200.000 (Hai trăm nghìn) đồng tiền án phí hình sự sơ thẩm.
4. Về quyền kháng cáo đối với Bản án: Bị cáo, Bùi Minh K, Nguyễn Thị Kim L, Nguyễn Thị Anh N, Nguyễn Lê Phương T, Trần Thị U, Hoàng Thị O và Nguyễn Thị G được quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày tròn kể từ ngày tuyên án; Phạm Minh Q, Võ Thị Mỹ D, Đỗ Thị P, Trần Thị K và Nguyễn Thị Ng được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày tròn kể từ ngày nhận hoặc niêm yết bản án.
Bản án 36/2019/HSST ngày 28/03/2019 về tội tham ô tài sản
Số hiệu: | 36/2019/HSST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Huyện Xuân Lộc - Đồng Nai |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 28/03/2019 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về