TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH
BẢN ÁN 34/2019/DSST NGÀY 20/08/2019 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN
Ngày 20 tháng 8 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 02/2019/TLST-DS ngày 04 tháng 01 năm 2019, về tranh chấp thừa kế tài sản theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm số: 44/2019/QĐXXST- DS ngày 04 tháng 7 năm 2019 giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Anh Nguyễn Tấn C, sinh năm 1989. Cư trú tại: tổ 6, ấp A, xã B, huyện C, tỉnh Tây Ninh; vắng mặt.
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Bà Bùi Thị Hoa M, sinh năm 1973; cư trú tại: số 84, Đường L, ấp T, xã B, huyện H, tỉnh Tây Ninh là người đại diện theo ủy quyền; có mặt Bị đơn: Ông Trần Văn P, sinh năm 1963; cư trú tại: tổ 6, khu phố A, thị trấn B, huyện C, tỉnh Tây Ninh; vắng mặt Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Trần Văn Đ, sinh năm 1961 và Ông Trần Văn C, sinh năm 1965. Cùng cư trú tại: ấp T, xã B, huyện C, tỉnh Tây Ninh; tất cả vắng mặt.
Bà Trần Thị C, sinh năm 1964; cư trú tại: tổ 6, ấp A, xã B, huyện C, tỉnh Tây Ninh; vắng mặt.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Trong đơn khởi kiện ngày 31 tháng 12 năm 2018 của nguyên đơn- anh Nguyễn Tấn C và trong quá trình giải quyết vụ án người đại diện hợp pháp của anh C bà M trình bày:
Ông Trần Văn H, sinh năm 1924 và bà L ê Thị L, sinh năm 1926 là ông bà ngoại của anh C. Ông H mất 1979 (Không có giấy chứng tử) bà L mất 21/07/2015 có giấy chứng tử số 31 do UBND xã B cấp ngày 24/7/2015. Ông H bà L sống chung có 05 người con gồm: Trần Văn N, sinh năm 1949, mất 1954 không có giấy chứng tử; Trần Văn Đ, sinh năm 1961; Trần Văn P, sinh năm 1963; Trần Thị C, sinh năm 1964; Trần Văn C, sinh năm 1965. Sau khi ông H mất khoảng năm 1988 - 1989 thì bà L và các người con thống nhất chia tài sản như sau: Ông Đ và ông C mỗi người nữa mẫu đất rẫy ở xã T, huyện C, tỉnh Tây Ninh. Riêng phần đất diện tích 1.832,7m2 tọa lạc tại ấp X, xã T, huyện C, tỉnh Tây Ninh cho ông Trần Văn P 30m chiều ngang. Ông P được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số 02476, diện tích 1.210m2 sau khi được cấp giấy ông P đã rào kiên cố phần đất của mình. Bà Trần Thị C được chia 20m chiều ngang, diện tích 380,2m2 đã được cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất. Phần đất còn lại 10m ngang, diện tích 168m2 (diện tích mới 178,8m2) thửa số 302, tờ bản đồ 33 là phần của bà L ê Thị L.
Ngày 16/4/2010 bà L ê Thị L lập giấy Di chúc cho cháu ngoại là Nguyễn Tấn C phần đất nói trên (có xác nhận của UBND xã T). Ngày 21/07/2015 bà L mất. Do anh C đi làm ăn xa không có tại địa phương nên đến ngày 19/10/2018 anh C mới đến UBND xã T để khai nhận di sản thừa kế theo di chúc của bà L để lại và làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng trong quá trình giải quyết bị ông P cho là Di chúc không phù hợp nên cản trở. Do đó anh C không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên anh C làm đơn yêu cầu Tòa án nhân dân huyện C giải quyết cho anh C được hưởng quyền thừa kế phần đất diện tích 168 m2 (diện tích mới là 178,8 m2) thuộc thửa đất số 302, tờ bản đồ số 33, tọa lạc tại ấp X, xã T, huyện C, tỉnh Tây Ninh do bà ngoại ông C là Lê Thị L lập di chúc cho anh C. Buộc ông Trần Văn P thừa nhận quyền thừa kế của anh C và không được cản trở việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mãnh đất nói trên.
* Bị đơn ông Trần Văn P trình bày: Ông P đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt không có lý do nên không ghi nhận được ý kiến.
*Ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ông Trần Văn Đ trình bày: Quá trình ba mẹ ông sống chung gồm có 02 phần đất trong đó đất rẫy tại ấp T, xã T, huyện C, tỉnh Tây Ninh, và 01 phần đất trồng cây lâu năm tại ấp X, xã T. Hai phần đất đều chưa đăng ký quyền sử dụng đất. Sau khi ba ông mất mẹ ông và 04 anh chị em của ông mới được mẹ ông chia cho ông và em ông là Trần Văn C phần đất rẫy ở ấp T ông và ông C tự đi đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không nhớ diện tích trong giấy là bao nhiêu, cho năm 1987. Phần đất ở ấp X diện tích 1.832.7m2 cho ông P và bà C mỗi người 20 m ngang, phần còn lại của mẹ ông là bà L . Phần đất cho ông P và bà C cũng chưa đăng ký, sau khi cho ông P bà C đi đăng ký và được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, nhưng ông P đăng ký được cấp giấy diện tích 1.210m2 (thực tế đo đạc 1.263m2) bà C được cấp giấy diện tích 380,2 m2, phần đất bà L chưa đăng ký diện tích 168m2 (thực tế đo đạc 178,8m2, phần đất ông P kế đất bà L , phần đất bà C kế đất bà L . Phần đất ông P đã làm hàng rào kiên cố.
Phần đất bà L thì lúc bà L còn sống bà sống chung với C lúc C còn nhỏ cho đến khi học hết cấp 3 thì C đi học ở thành phố HCM. Phần đất bà L lúc còn sống bà L nói 10 m ngang bà cho C nhưng lúc nói C còn học lớp 2 khi cho C tất cả 04 anh em đều đồng ý trong đó cũng có ông P, cho đến năm 2010 bà mới làm di chúc cho C nhưng do C đi học ở thành phố hơn nữa bà còn sống nên không làm giấy chứng nhận QSDĐ, Khi bà L àm di chúc tất cả 03 anh em thống nhất cho C còn ông P không biết khi ông P biết việc bà L làm di chúc cho C ông P mới khiếu nại kéo dài từ năm 2010 cho đến nay. Do đó C đi đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện di chúc không được.
Ông xác định phần đất diện tích 168m2 (thực tế đo đạc 178,8m2) bà L còn sống và các anh em của ông đã thống nhất cho C nên C được quyền đăng ký quyền sử dụng đất, các anh em của ông đã được bà L chia cho xong nên ông không còn thắc mắc khiếu nại gì.
2. Ông Trần Văn C trình bày: ông thống nhất lời trình bày của ông Trần Văn Đ. Ông C xác định phần đất diện tích 168m2 (thực tế đo đạc 178,8m2) bà L còn sống và các anh em của ông đã thống nhất cho C nên C được quyền đăng ký quyền sử dụng đất, các anh em của ông đã được bà L chia cho xong nên ông không còn thắc mắc khiếu nại gì. Ông yêu cầu ông P không được cản trở cháu C đăng ký quyền sử dụng đất đối với phần đất nêu trên.
3. Bà Trần Thị C trình bày: bà thống nhất phần trình bày của ông Đ và ông C. Bà yêu cầu ông P không được cản trở cháu C đăng ký quyền sử dụng đất đối với phần đất nêu trên.
Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật và việc giải quyết vụ án như sau:
Về tố tụng: Thẩm phán thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử và quyết định đưa vụ án ra xét xử đều đảm bảo đúng quy định về thời hạn, nội dung, thẩm quyền theo Bộ luật Tố tụng dân sự; Hội đồng xét xử và Thư ký thực hiện đúng trình tự, thủ tục đối với phiên tòa sơ thẩm dân sự. Những người tham gia tố tụng đều thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình, chấp hành tốt Nội quy phiên tòa.
Về ý kiến giải quyết vụ án: Căn cứ Điều 227, Điều 228 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Căn cứ Điều 609, 610, 624, 625, 626, 627, 628, 630, 631 của Bộ luật dân sự năm 2015, Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn anh Nguyễn Tấn C về việc: “Tranh chấp thừa kế di sản”. Anh Nguyễn Tấn C được quyền sử dụng phần đất 178,8 m2 tọa lạc tại ấp X, xã T, huyện C, tỉnh Tây Ninh. Về án phí, chi phí tố tụng: Ghi nhận anh C tự nguyện chịu án phí và chi phí định giá.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được xem xét tại phiên tòa, và căn cứ kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về tố tụng: Ông P, ông Đ, ông C, bà C tuy vắng mặt nhưng Tòa án đã tiến hành đúng và đầy đủ thủ tục để đảm bảo cho việc xét xử vắng mặt theo quy định tại Khoản 1 Khoản 2 Điều 227, Khoản 1 Khoản 3 Điều 228 của Bộ luật tố tụng tụng dân sự.
Xét các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn:
[2] Anh C cho rằng phần đất diện tích 178,8 m2 là di sản của bà L đã lập di chúc cho anh ngày 16/4/2010. Đến năm 2018 anh mới làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất thì ông P cản trở nên anh yêu cầu Tòa án giải quyết cho anh được thừa kế theo di chúc phần đất là di sản của bà L. Theo các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và kết quả tranh tụng tại phiên tòa đã thể hiện:
[3] Xác định di sản: Bà L ông H có 02 phần đất một phần ở ấp T, xã T, huyện C, tỉnh Tây Ninh, 01 phần còn lại ở ấp X, xã T, huyện C, tỉnh Tây Ninh. Hai phần đất ông H, bà L chưa đăng ký quyền sử dụng đất. Năm 1954 ông H mất đến khoảng năm 1988-1989 bà L và các con thống nhất cho ông Đ và ông C phần đất ở ấp X, xã T, huyện C, tỉnh Tây Ninh mỗi ông phân nữa, ông C và ông Đ đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phần đất còn lại ở ấp X, xã T, huyện C, tỉnh Tây Ninh cho ông P 30 m ngang, bà C 20 m ngang còn phần bà L còn lại 10 m ngang nằm ở giữa đất ông P và bà C. Ông P và bà C đã kê khai đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ông P diện tích diện tích 1.210m2 (thực tế đo đạc 1.263m2) bà C được cấp giấy diện tích 380,2 m2, phần đất bà L chưa đăng ký diện tích 168m2 (thực tế đo đạc 178,8m2). Ngày 16/4/2010 bà L lập tờ di chúc cho anh C, năm 2018 anh C căn cứ vào tờ di chúc đi làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất thì ông P ngăn cản.
[4] Di chúc (do nguyên đơn xuất trình): Bản di chúc được lập thành văn bản, có chữ ký của bà L á, có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã T vào ngày 26.4.2010 việc lập di chúc là tự nguyện và còn minh mẫn. Đối chiếu với quy định Điều, 609, 610 và từ Điều 624 đến Điều 628 và Điều 630, 631 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì di chúc của bà L là hợp pháp. Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu của anh C công nhận di chúc là hợp pháp anh C được quyền sử dụng diện tích 178,8m2 đất thửa số 302, tờ bản đồ 33, tọa lạc tại ấp X, xã T, huyện C, tỉnh Tây Ninh.
Tú cận: Đông giáp đất ông Bùi Ngọc T 7m Tây giáp hương lộ 6 9,50 m Nam giáp đất bà Trần Thị C 21,01 m Bắc giáp đất ông Trần Văn P 22,72 m Hội đồng định giá định giá 380.000.000 đồng.
Anh C có trách nhiệm đến Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kê khai đăng ký quyền sử dụng đất.
[5] Tại phiên tòa, đại diện VKSND huyện C đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh C công nhận di chúc là hợp pháp, Anh C được quyền sử dụng diện tích 178,8m2 đất thửa số 302, tờ bản đồ 33 tọa lạc tại ấp X, xã T, huyện C, tỉnh Tây Ninh, anh C có trách nhiệm đến Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục đăng ký quyền Sử dụng đất. Hội đồng xét xử xét thấy đề nghị này phù họp.
[6] Về án phí, chi phí tố tụng: Nguyên đơn anh C tự nguyện chịu tiền án phí, chi phí định giá nên ghi nhận.
Ông P không phải chịu chi phí tố tụng và án phí dân sự sơ thẩm.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ Khoản 1 Điều 227, điểm b Khoản 2 Điều 227; Khoản 1 Khoản 3 Điều 228 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
Căn cứ Điềi 609, 610, 624, 625, 626, 627, 628, 630, 631 của Bộ luật dân sự năm 2015; Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; xử:
1.Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Nguyễn Tấn C về việc “Tranh chấp thừa kế tài sản” . Anh C được quyền sử dụng diện tích 178,8m2 đất thửa số 302, tờ bản đồ 33; tọa lạc tại ấp X, xã T, huyện C, tỉnh Tây Ninh, có giá trị là 380.000.000 đồng. (Ba trăm tám mươi triệu đồng).
Tứ cận: Đông giáp đất ông Bùi Ngọc T 7m Tây giáp hương lộ 6 9,50 m Nam giáp đất bà Trần Thị C 21,01 m Bắc giáp đất ông Trần Văn P 22,72 m Anh C có trách nhiệm đến Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kê khai đăng ký quyền sử dụng đất.
2.Về án phí, chi phí tố tụng:
-Về án phí: Ghi nhận anh C tự nguyện chịu 300.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm, nhưng được trừ vào tiền tạm ứng án phí đã nộp là 300.000 đồng theo biên lai số 0019369 ngày 04 tháng 01 năm 2019 của Chi Cục thi hành án dân sự huyện C, tỉnh Tây Ninh.
-Về chi phí tố tụng: Ghi nhận anh C tự nhận chịu tiền chi phí định gía tài sản số tiền 1.500.000 đồng (anh C đã nộp và chi xong) Ông P không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm và chi phí tố tụng (chi phí định giá tài sản) 3. Về quyền kháng cáo: Các đương sự có quyền làm đơn kháng cáo bản án lên Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo lên Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh là 15 ngày tính từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được tống đạt hợp lệ.
Bản án 34/2019/DSST ngày 20/08/2019 về tranh chấp thừa kế tài sản
Số hiệu: | 34/2019/DSST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Huyện Châu Thành - Tây Ninh |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 20/08/2019 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về