Bản án 34/2019/DS-PT ngày 20/09/2019 về tranh chấp đòi lại tài sản quyền sử dụng đất; yêu cầu tháo dỡ công trình xây dựng trên đất; yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; yêu cầu hủy di chúc; chia thừa kế theo pháp luật

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

BẢN ÁN 34/2019/DS-PT NGÀY 20/09/2019 VỀ TRANH CHẤP ĐÒI LẠI TÀI SẢN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT; YÊU CẦU THÁO DỠ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐẤT; YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG; YÊU CẦU HỦY DI CHÚC; CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Ngày 20/9/2019, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi mở phiên tòa xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 36/2019/TLPT-DS ngày 10/6/2019, về “Tranh chấp đòi lại tài sản quyền sử dụng đất; yêu cầu tháo dỡ công trình xây dựng trên đất; yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; yêu cầu hủy di chúc; chia thừa kế theo pháp luật”.

Do bản án dân sự sơ thẩm số 01/2019/DS-ST ngày 27/02/2019 của Tòa án nhân dân huyện M bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 89/2019/QĐ-PT ngày 30/7/2019; Quyết định hoãn phiên tòa số 70/2019/QĐ-PT ngày 13/8/2019; Quyết định hoãn phiên tòa số 78/2019/QĐ-PT ngày 29/8/2019; Quyết định tạm ngừng phiên tòa số 18/2019/QĐPT-DS ngày 12/9/2019, giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn N, sinh năm 1964.

Đa chỉ: Thôn T, xã Đ, huyện M, tỉnh Quảng Ngãi.

Người đại diện theo ủy quyền của ông Nguyễn Văn N: Bà Võ Thị Thủy T;

địa chỉ: Số 276 đường N, tổ dân phố 5, thị trấn Đ, huyện Đ, tỉnh Quảng Ngãi.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Nguyễn Văn N: Luật sư Trịnh Văn Hương – Văn phòng Luật sư Quang Tín, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Ngãi.

2. Bị đơn: Bà Nguyễn Thị L, sinh năm 1949.

Đa chỉ: Thôn T, xã Đ, huyện M, tỉnh Quảng Ngãi.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Nguyễn Thị L: Luật sư Huỳnh Ngọc Ất –Văn phòng Luật sư Quốc Ân, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Ngãi.

3. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

- Ủy ban nhân dân xã Đ, huyện M.

Đa chỉ: Thôn T, xã Đ, huyện M, tỉnh Quảng Ngãi.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Mai Tấn T- Chủ tịch UBND xã Đ.

- Ông Nguyễn Văn S, sinh năm 1957.

- Bà Võ Thị V, sinh năm 1955.

- Ông Nguyễn Trung P, sinh năm 1984.

Cùng địa chỉ: Thôn T, xã Đ, huyện M, tỉnh Quảng Ngãi.

- Bà Nguyễn Thị Kim T, sinh năm 1976.

Đa chỉ: Số 18/DC2, tổ 16, B, huyện T, tỉnh Bình Dương.

- Bà Nguyễn Thị Kim O, sinh năm 1974.

Đa chỉ: Số 557/34C đường T, phường A, quận B, thành phố Cần Thơ.

- Chị Nguyễn Thị Thu S, sinh năm 1985.

- Chị Nguyễn Thị Tuyết L, sinh năm 1987.

- Chị Nguyễn Thị Tuyết L1, sinh năm 1991.

Cùng địa chỉ: Số 765/71/29 đường X, phường 26, quận B, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ông Trần C, sinh năm 1948.

Đa chỉ: Thôn T, xã Đ, huyện M, tỉnh Quảng Ngãi.

- Ông Thiều Quang H, sinh năm 1950.

Đa chỉ: Thôn Bàn An, xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

4. Người làm chứng:

- Ông Trần Thanh H.

- Ông Nguyễn T.

- Ông Mai Tấn D.

Cùng địa chỉ: Thôn T, xã Đ, huyện M, tỉnh Quảng Ngãi.

5. Người kháng cáo: Ông Nguyễn Văn N.

Ông Nguyễn Văn N, bà Nguyễn Thị L, bà Võ Thị Thủy T, Luật sư Huỳnh Ngọc Ất, Luật sư Trịnh Văn Hương có mặt; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đ, ông Trần Thanh H, ông Nguyễn T, ông Mai Tấn D, ông Thiều Quang H có đơn xin xét xử vắng mặt; ông Nguyễn Văn S, bà Võ Thị V, ông Nguyễn Trung P, bà Nguyễn Thị Kim T, bà Nguyễn Thị Kim O, chị Nguyễn Thị Thu S, chị Nguyễn Thị Tuyết L, chị Nguyễn Thị Tuyết L1, ông Trần C vắng mặt không có lý do.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Tại đơn khởi kiện ngày 27/10/2016, đơn khởi kiện bổ sung, các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn là bà Võ Thị Thủy T trình bày:

Nguyên thửa đất số 420, tờ bản đồ số 44, diện tích 286,7m2 tại xã Đ, huyện M đã được Ủy ban nhân dân (viết tắt là UBND) huyện M cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 666346, vào sổ số H00016 cho bà Châu Thị L (M) vào ngày 08/02/2006 (Sau đây được viết tắt là thửa đất 420) là của cha mẹ nguyên đơn cụ Nguyễn L2 (Đ) và cụ Châu Thị L (M) tạo lập trong thời kỳ hôn nhân. Năm 2005, cụ Nguyễn L2 chết. Năm 2006, cụ Châu Thị L làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất đứng tên cụ Châu Thị L. Năm 2009, cụ Châu Thị L chết nhưng trước khi chết, cụ Châu Thị L có lập di chúc ngày 15/9/2006 được Chủ tịch UBND xã Đ chứng thực ngày 15/9/2006 để lại toàn bộ thửa đất số 420 cho nguyên đơn. Sau khi cụ Châu Thị L chết, nguyên đơn đã công bố di chúc cho các anh chị em trong gia đình và tiếp tục quản lý, sử dụng toàn bộ thửa đất này. Sau đó, tiến hành xây dựng tường rào, trồng một số cây hàng năm khác, cây ăn quả, cây thuốc nam cho gà và làm khu vực chăn nuôi gà.

Ngày 02/01/2014, bà Nguyễn Thị L là chị gái nguyên đơn dẫn con trai là Trần Thiện K đến thửa đất này để đập phá toàn bộ tường rào, đập gãy 02 trụ xi măng, mở lưới B40 do nguyên đơn xây dựng. Việc này, có chính quyền địa phương lập biên bản đình chỉ các hoạt động xây dựng trên thửa đất này để chờ sự giải quyết của pháp luật nhưng sang hôm sau bà L ngang nhiên đưa xe đổ đất, cát trên thửa đất này và tiếp tục xây dựng. Hành vi làm nhà trái phép của bà L ngày 28/4/2017 đã được Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi giải quyết vụ án hành chính tại Bản án số 14/2017/HC-ST đã xử: Hủy quyết định số 744/QĐ-UBND, ngày 25/4/2016 của Chủ tịch UBND huyện M về việc giải quyết khiếu nại của ông Nguyễn Văn N; hủy quyết định số 193/QĐ-UBND, ngày 18/12/2015 của Chủ tịch UBND xã Đ về việc giải quyết khiếu nại lần đầu của ông Nguyễn Văn N. Buộc Chủ tịch UBND xã Đ và Chủ tịch UBND huyện M thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị L vì đã có hành vi xây dựng nhà trái phép trên thửa đất số 420, tờ bản đồ số 44, Thôn T, xã Đ, huyện M.

Nay, nguyên đơn yêu cầu Tòa án buộc bà Nguyễn Thị L phải tháo dỡ toàn bộ nhà cửa, vật kiến trúc có diện tích xây dựng 150m2 trên thửa đất số 420, tờ bản đồ số 44, diện tích 286,7m2 trả lại đất cho nguyên đơn và buộc bà Nguyễn Thị L bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho nguyên đơn số tiền 30.750.000 đồng (Ba mươi triệu, bảy trăm năm mươi nghìn đồng) do không thực hiện được hợp đồng thuê đất.

Tại đơn phản tố, bản tự khai, các lời khai tại Tòa án và tại phiên tòa bị đơn bà Nguyễn Thị L trình bày:

Cha mẹ bà là ông Nguyễn L2 (tên gọi khác Đ) và bà Châu Thị L (tên gọi khác M) sinh được 04 người con gồm Nguyễn Văn L3 (chết năm 2010), Nguyễn Thị L, Nguyễn Văn S và Nguyễn Văn N. Ngoài những người con như bà đã trình bày trên thì cha mẹ bà không còn người con nào khác (kể cả không có con nuôi). Nguyên trước đây cha mẹ bà được ông, bà nội lưu hạ 01 mảnh vườn tọa lạc tại khu dân cư 19B, Thôn T, xã Đ, huyện M, tỉnh Quảng Ngãi; cha mẹ bà đã sinh sống ổn định trên mảnh vườn này và sinh được 04 người con.

Năm 1975, cha mẹ bà có mua của ông Lê B diện tích đất khoảng 1.500m2 tại khu dân cư số 15, Thôn T, xã Đ, huyện M, tỉnh Quảng Ngãi (nay là thuộc một phần thửa đất đang tranh chấp và phần lớn đã cho ông Nguyễn Văn N, Nguyễn Văn L3 và Nguyễn Văn S). Lúc này cha mẹ bà còn khó khăn nên bảo bà đóng góp một phần để mua thửa đất trên và hứa sau này sẽ chia cho bà một phần đất làm nhà ở; Bà đồng ý và đã góp 03 cây vàng để cha mẹ bà mua thửa đất trên. Sau khi mua đất của ông Lê B, cha mẹ bà đến làm nhà ở, cư trú ổn định tại đây. Thời gian sau cha mẹ làm nhà cho anh L3 ở và tiếp đó làm nhà cho Nguyễn Văn S cũng ở trên diện tích đất này.

Năm 1988, ông Nguyễn Văn N có vợ, cha bà chia cho N toàn bộ mảnh vườn của cha mẹ được ông bà lưu hạ tại khu dân cư số 19B, Thôn T, xã Đ, huyện M, tỉnh Quảng Ngãi. Khoảng năm 2003 ông Nguyễn Văn N xin cha mẹ bà cho thêm một phần đất trên diện tích đất của cha mẹ đã mua của ông B và ông N làm nhà vào khoảng năm 2004. Từ đây phần đất còn lại của cha mẹ bà có diện tích khoảng 300m2 (đo thực tế hiện nay là: 286,7m2) và do cha bà đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2005 cha bà qua đời, không để lại di chúc; từ đó mẹ bà quản lý thửa đất trên.

Trước khi qua đời, cha bà có nói là giao cho bà toàn bộ diện tích đất còn lại, việc này có ông Nguyễn N (trưởng tộc) và em trai bà tên Nguyễn Văn S biết rõ. Tuy nhiên, cha bà nghĩ mình còn khỏe nên chủ quan chưa viết giấy cho bà. Năm 2014 bà tiến hành xây dựng nhà ở thì Nguyễn Văn N ngăn cản và vụ việc được đưa đến hòa giải tại UBND xã Đ.

Qua hòa giải tại UBND xã Đ, ông Nguyễn Văn N đưa ra 01 tờ Di chúc và cho rằng vào ngày 15/9/2006 mẹ đã lập di chúc cho ông toàn bộ thửa đất trên. Qua nội dung tờ di chúc, thấy rằng: Thửa đất này là tài sản chung của cha mẹ bà, cha bà qua đời không để lại di chúc nên phần di sản của cha bà chưa được phân chia cho các đồng thừa kế nên mẹ bà không được quyền lập di chúc toàn bộ thửa đất này cho ông Nguyễn Văn N. Tại thời điểm lập di chúc mẹ bà đã 82 tuổi, không còn minh mẫn nhưng người chứng thực vẫn thực hiện việc chứng thực là không đúng thực tế. Theo quy định tại khoản 3 điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: Di chúc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và phải được Công chứng, chứng thực. Tại điều 656 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; Những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Như vậy, căn cứ vào các quy định của pháp luật viện dẫn trên thì việc mẹ bà không biết chữ, không tự lập di chúc nhưng không có người viết giúp, chỉ có 01 người làm chứng là trái với quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền thừa kế của bà.

Nay bà yêu cầu Tòa án giải quyết:

- Tuyên bố Di chúc lập ngày 15/9/2006 đứng tên người lập di chúc bà Châu Thị L (tên gọi khác M) được Chủ tịch UBND xã Đ chứng thực ngày 15/9/2006 là không hợp pháp.

- Chia thừa kế diện tích đất 287,6m2 thuc thửa đất số 420, tờ bản đồ số 44 xã Đ là di sản của cha mẹ là ông Nguyễn L2 (tên gọi khác Đ) và bà Châu Thị L (tên gọi khác M) cho bị đơn và các đồng thừa kế là ông Nguyễn Văn S, ông Nguyễn Văn N và vợ con của ông Nguyễn Văn L3 (đã chết). Theo đó mỗi đồng thừa kế được hưởng di sản tương ứng với diện tích 287,6m2: 4= 71,9m2, cụ thể bị đơn yêu cầu được nhận diện tích đất 150,9m2 hiện đang có căn nhà cấp 4 do bị đơn xây dựng năm 2014, bị đơn đồng ý thanh toán lại giá trị tiền chênh lệch cho các đồng thừa kế.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Văn S trình bày: Về nguồn gốc đất ông công nhận như lời trình bày của nguyên, bị đơn là đúng. Ông không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của ông N, ông yêu cầu Tòa án tuyên bố di chúc lập ngày 15/9/2006 đứng tên người lập di chúc bà Châu Thị L (tên gọi khác M) vô hiệu và chia di sản thừa kế; Phần di sản của ông được nhận ông giao cho bà Nguyễn Thị L quản lý, sử dụng.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Võ Thị V trình bày: Bà là vợ của ông Nguyễn Văn L3. Về nguồn gốc đất bà công nhận như lời trình bày của nguyên, bị đơn là đúng. Bà yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Chị Nguyễn Thị Kim O, chị Nguyễn Thị Kim T, anh Nguyễn Trung P, chị Nguyễn Thị Thu S, Nguyễn Thị Tuyết L1 là con của ông Nguyễn Văn L3 đều công nhận nguồn gốc đất như nguyên đơn, bị đơn trình bày, đề nghị Tòa giải quyết theo quy định của pháp luật.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Trần C trình bày: Ông là chồng của bà Nguyễn Thị L, căn nhà mà bà L xây dựng hiện nay ông N yêu cầu tháo dỡ là tài sản riêng của bà L, ông không có đóng góp gì và cũng không có ý kiến gì.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, UBND xã Đ do ông Mai Tấn T đại diện trình bày: Uỷ ban nhân dân xã Đ xác định vào 15/9/2006 bà Châu Thị L đến trụ sở UBND xã Đ yêu cầu chứng thực Di chúc để toàn bộ thửa đất số 420, tờ bản đồ số 44 cho ông Nguyễn Văn N, bà L điểm chỉ có người làm chứng ông Nguyễn T, sau đó cán bộ Tư pháp xã trình lên Chủ tịch UBND xã Đ chứng thực. Việc bà Nguyễn Thị L yêu cầu hủy Di chúc lập ngày 15/9/2006 thì UBND xã đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Thiều Quang H trình bày: Trước đây ông và ông Nguyễn Văn N ký kết hợp đồng cho thuê đất để mở điểm thu mua phế liệu nhưng kể từ khi ký hợp đồng ngày 25/11/2013 đến khi xảy ra tranh chấp giữa ông N và gia đình ông N thì ông và ông N chưa thực hiện những điều khoản nào trong hợp đồng.

Tại biên bản ghi lời khai ngày 06/9/2017, biên bản đối chất ngày 26/8/2019 người làm chứng ông Trần Thanh H xác định: Ny 15/9/2006, bà Châu Thị L (M) mang tờ di chúc đã soạn sẵn đến phòng Tư pháp xã Đ (có sự chứng kiến của ông Nguyễn T), yêu cầu chứng thực di chúc là quyền sử dụng đất đã được Nhà nước cấp cho bà Châu Thị L tại thửa đất số 420, tờ bản đồ số 44, diện tích 286,7m2 để lại tài sản quyền sử dụng đất cho con trai là ông Nguyễn Văn N. Lúc đó ông là Công chức Tư pháp-Hộ tịch, ông đã kiểm tra nội dung di chúc và thông qua nội dung di chúc cho bà L, ông T nghe, sau đó bà L trực tiếp áp chỉ vào di chúc, ông T đọc lại và ký vào di chúc và sau đó ông soạn thảo lời chứng thực của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đ. Sau khi soạn thảo xong thì ông mang tờ di chúc này lên phòng Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đ để ông Mai Tấn D ký chứng thực di chúc. Khi mang tờ di chúc lên phòng Chủ tịch Ủy ban thì chỉ có một mình ông, không có ông T, bà L.

Tại biên bản ghi lời khai ngày 01/9/2017, biên bản đối chất ngày 26/8/2019 người làm chứng ông Nguyễn T xác định: Ngày 15/9/2006, bà Châu Thị L có nhờ ông chở bà đến Ủy ban nhân dân xã Đ để chứng thực di chúc là quyền sử dụng đất đã được Nhà nước cấp cho bà Châu Thị L tại thửa đất số 420, tờ bản đồ số 44, diện tích 286,7m2 để lại tài sản quyền sử dụng đất cho con trai là ông Nguyễn Văn N (ông là hàng xóm, không có quan hệ bà con). Sau khi ông Trần Thanh H là Tư pháp xã Đ thông qua bản di chúc của bà L tại phòng Tư pháp xã Đ thì bà L trực tiếp áp chỉ vào bản di chúc và ông ký vào bản di chúc với tư cách là người làm chứng. Sau đó ông Trần Thanh H soạn “Lời chứng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đ” và ông H mang di chúc cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đ ký chứng thực vào di chúc. Ông và bà L ở tại phòng Tư pháp xã.

Tại biên bản ghi lời khai ngày 01/9/2017, đơn trình bày ngày 26/8/2019, biên bản làm việc ngày 16/9/2019 người làm chứng ông Mai Tấn D xác định:

Ngày 15/9/2006, ông với chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đ, ông có ký chứng thực vào Di chúc của bà Châu Thị L (M) tại số chứng thực 12, quyển số 01/TP/CC-SCT/HĐGD. Tại thời điểm năm 2006, theo quy định về chứng thực di chúc thì công dân phải thực hiện ký, điểm chỉ trước mặt Chủ tịch, Phó Chủ tịch. Tuy nhiên đối với lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã do đặc thù công việc phải thường xuyên bận họp và đi xuống cơ sở, vì vậy để tạo điều kiện cho công dân khi đến giao dịch hành chính tại Ủy ban nhân dân xã nên lãnh đạo thống nhất giao cho công chức Tư pháp (ông Trần Thanh H) trực tiếp giám sát chữ ký hoặc điểm chỉ của công dân trong lĩnh vực chứng thực (thay vì công dân phải ký hoặc điểm chỉ trước mặt Chủ tịch, Phó Chủ tịch).

Ni dung di chúc không phải do ông H soạn thảo vì thông thường thì do công dân làm ở nhà mang tới để Ủy ban chứng thực, còn lời chứng thực là do ông H đánh máy vi tính và nội dung lời chứng thực là tùy từng sự việc ghi cho phù hợp. Việc chứng thực di chúc của bà Châu Thị L (M), bà L điểm chỉ vào di chúc tại phòng Tư pháp có sự giám sát của ông Trần Thanh H và sau đó ông H mang lên phòng làm việc của ông để ông ký chứng thực di chúc và tại thời điểm ông ký chứng thực di chúc chỉ có Công chức Tư pháp (ông Trần Thanh H) chứ không có mặt bà L và ông Nguyễn T.

Ông khai các nội dung chứng thực trong di chúc như sau:

- Bà Châu Thị L (M) đã tự nguyện lập di chúc này: Vì ông tin cán bộ Tư pháp tham mưu, mặc khác ông cũng biết bà L đang ở với ông N nên ông nghĩ bà L sẽ để lại tài sản cho ông N.

- Theo sự nhận biết của ông thì tại thời điểm chứng thực, bà L có đầy đủ năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật: Do tin tưởng cán bộ Tư pháp và bản thân ông cũng biết thời điểm đó bà Châu Thị L còn minh mẫn làm chủ được hành vi. Nếu thời điểm đó mà bà L không minh mẫn thì ông H không dám tham mưu để ông ký chứng thực vào di chúc của bà L, vì Ủy ban đã giao cho ông H chịu trách nhiệm tham mưu trong lĩnh vực chứng thực.

- Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội: Thực tế ông không nắm rõ pháp luật về dân sự, việc này cũng do ông tin tưởng cán bộ Tư Pháp. Ngoài ra, thời điểm đó ông suy nghĩ bà L đang ở với ông N để ông N chăm sóc, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bà L đứng tên nên bà L có quyền lập di chúc để lại di sản cho ông N là hoàn toàn phù hợp, chứ không suy nghĩ tài sản chung thì bà L chỉ được quyền định đoạt phần tài sản của bà.

Bn án dân sự sơ thẩm số 01/2019/DS-ST ngày 27/02/2019 của Tòa án nhân dân huyện M đã tuyên xử:

1. Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn Văn N yêu cầu bà Nguyễn Thị L phải tháo dỡ toàn bộ nhà cửa, vật kiến trúc có diện tích xây dựng 150m2 trên thửa đất số 420, tờ bản đồ số 44, diện tích 286,7m2 đã được Ủy ban nhân dân huyện M cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mẹ ông Nguyễn Văn N do ông N quản lý theo di chúc của bà Châu Thị L (M) lập ngày 15/9/2006 và buộc bà Nguyễn Thị L bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng số tiền 30.750.000 đồng (Ba mươi triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng) do không thực hiện được hợp đồng thuê đất.

2. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn bà Nguyễn Thị L.

2.1. Tuyên bố Di chúc lập ngày 15/9/2006 đứng tên người lập di chúc bà Châu Thị L (tên gọi khác M) được Chủ tịch UBND xã Đ chứng thực ngày 15/9/2006 là không hợp pháp.

2.2. Chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn L2 và cụ Châu Thị L (M) để lại theo pháp luật.

2.2.1 Chia cho bà Nguyễn Thị L được nhận quyền sử dụng đất có diện tích 150,9m2 ở phía Đông thửa đất số số 420, tờ bản đồ số 44, xã Đ, huyện M, tỉnh Quảng Ngãi; Phần đất này có giới cận như sau:

Phía Đông giáp với nhà của bà Võ Thị V, từ điểm M1 M2, có số đo 28,1m; Phía Tây giáp với phần đất còn lại của thửa đất số 420 phần đất được chia cho ông Nguyễn Văn N, từ điểm M3 M4, có số đo 27,21m;

Phía Nam giáp đường Quốc lộ 24B, từ điểm M2 M3, có số đo 5,09m; Phía Bắc giáp thửa đất số 278, từ điểm M1 M4, có số đo 5,88m;

(Phần di sản chia cho bà Nguyễn Thị L có sơ đồ kèm theo bản án là một bộ phận không tách rời của bản án).

2.2.2. Chia cho ông Nguyễn Văn N quyền sử dụng đất có diện tích 150,9m2 ở phía Tây thửa đất số 420, tờ bản đồ số 44 xã Đ, huyện M, tỉnh Quảng Ngãi, phần đất này có giới cận như sau:

Phía Đông giáp phần đất còn lại thửa đất số 420, phần đất được chia cho bà Nguyễn Thị L, từ điểm M3 M4, có số đo 27,21m;

Phía Tây giáp với thửa đất số 338, từ điểm M5 M6, có số đo 26,71m; Phía Nam giáp đường Quốc lộ 24B, từ điểm M3 M6, có số đo 4,49m; Phía Bắc giáp thửa đất số 278, từ điểm M4 M5, có số đo 6,76m;

(Phần di sản chia cho ông N có sơ đồ kèm theo bản án là một bộ phận không tách rời của bản án).

2.3. Ông Nguyễn Văn N có trách nhiệm thanh toán trả cho các đồng thừa kế ông Nguyễn Văn L3 là bà Võ Thị V, anh Nguyễn Trung P, chị Nguyễn Thị Kim T, chị Nguyễn Thị Kim O, chị Nguyễn Thị Thu S, chị Nguyễn Thị Tuyết L, chị Nguyễn Thị Tuyết L1 mỗi người số tiền 19.822.000 đồng (Mười chín triệu tám trăm hai mươi hai nghìn đồng).

2.4. Bà Nguyễn Thị L có trách nhiệm thanh toán trả cho các đồng thừa kế ông Nguyễn Văn L3 là bà Võ Thị V, anh Nguyễn Trung P, chị Nguyễn Thị Kim T, chị Nguyễn Thị Kim O, chị Nguyễn Thị Thu S, chị Nguyễn Thị Tuyết L, chị Nguyễn Thị Tuyết L1 mỗi người số tiền 19.822.000 đồng (Mười chín triệu tám trăm hai mươi hai nghìn đồng).

3. Ghi nhận sự tự nguyện của ông Nguyễn Văn S và bà Nguyễn Thị L về việc ông Nguyễn Văn S tự nguyện cho bà Nguyễn Thị L 01 kỷ phần diện tích đất được nhận là 60.36m2 giá trị đất thành tiền là 277.504.000 đồng (Hai trăm bảy mươi bảy triệu năm trăm lẽ bốn nghìn đồng).

4. Các đương sự phải có trách nhiệm liên hệ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử sụng đất cho phù hợp với kết quả xét xử và theo quy định của pháp luật về đất đai.

5. Về chi phí tố tụng:

- Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản: Bà Nguyễn Thị L phải có trách nhiệm trả lại cho ông N 3.600.000 đồng (bà L chịu 1.800.000 đồng cho phần ông S); Các đồng thừa kế của ông Nguyễn Văn L3 là bà Võ Thị V, anh Nguyễn Trung P, chị Nguyễn Thị Kim T, chị Nguyễn Thị Kim O, chị Nguyễn Thị Thu S, chị Nguyễn Thị Tuyết L, chị Nguyễn Thị Tuyết L1 mỗi người phải trả lại cho ông N 257.000 đồng (Hai trăm năm mươi bảy nghìn đồng).

- Chi phí đo đạc: Ông Nguyễn Văn N phải trả lại cho bà L 880.000 đồng; Các đồng thừa kế của ông Nguyễn Văn L3 là bà Võ Thị V, anh Nguyễn Trung P, chị Nguyễn Thị Kim T, chị Nguyễn Thị Kim O, chị Nguyễn Thị Thu S, chị Nguyễn Thị Tuyết L, chị Nguyễn Thị Tuyết L1 mỗi người phải trả lại cho bà L 63.000 đồng (Sáu mươi ba nghìn đồng).

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 12/3/2019, ông Nguyễn Văn N có đơn kháng cáo với nội dung yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết: Hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 01/2019/DS-ST ngày 27/02/2019 của Tòa án nhân dân huyện M do vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng và trong việc áp dụng luật dân sự 2005.

Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Nguyễn Văn N rút một phần yêu cầu khởi kiện buộc bà Nguyễn Thị L bồi thường thiệt hại số tiền là 30.750.000đ và thay đổi nội dung kháng cáo, ông yêu cầu Tòa án công nhận ½ thửa đất 420 cụ L (M) di chúc cho ông là hợp pháp, ½ thửa đất 420 là di sản của cụ L2 (Đ) yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật. Ông yêu cầu Tòa án sửa bản án sơ thẩm.

Ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn:

Di chúc của cụ Châu Thị L lập trong khi cụ minh mẫn, cụ Châu Thị L không biết chữ thì chỉ cần một người làm chứng là phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2005. Bản án sơ thẩm cho rằng phải có hai người làm chứng theo Điều 656 là không đúng. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận ½ thửa đất 420 là phần đất cụ Nguyễn Thị L3 có ý chí để lại cho ông Nguyễn Văn N, chia thừa kế ½ thửa đất 420 là phần của cụ Nguyễn L2 trong đó tính công sức cho ông N và buộc bà Nguyễn Thị L phải tháo dỡ toàn bộ nhà cửa, vật kiến trúc xây dựng trên thửa đất 420.

Ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn:

Cụ L không biết chữ nên di chúc phải có hai người làm chứng theo quy định tại Điều 656 Bộ luật dân sự năm 2005, nhưng chỉ có một người làm chứng là không đúng quy định. Cụ Châu Thị L di chúc định đoạt để lại toàn bộ thửa đất 420 cho ông N là không đúng. Khi cụ Châu Thị L lập di chúc, những người làm chứng khai cụ còn minh mẫn là không có cơ sở. Khi Chủ tịch UBND xã Đ ký chứng thực không có mặt cụ Châu Thị L là không đúng quy định tại Điều 11 Nghị định 75 của Chính phủ. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Văn N, tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Ý kiến của Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi:

- Về chấp hành pháp luật tố tụng: Thm phán, Thư ký, Hội đồng xét xử, đương sự thực hiện đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự kể từ khi thụ lý vụ án đến giai đoạn xét xử và tại phiên tòa.

- Về nội dung kháng cáo: Cụ Châu Thị L là người không biết chữ, nhưng di chúc do cụ L lập ngày 15/9/2006 chỉ có 01 người làm chứng là không đúng quy định tại Điều 656 Bộ luật dân sự năm 2005, trong trường hợp này phải có 02 người làm chứng. Khi Chủ tịch UBND xã Đ ký chứng thực di chúc không có mặt cụ L là không đúng quy định tại khoản 2 Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2005 và quy định tại điều 11 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực về ký, điểm chỉ trong việc thực hiện công chứng, chứng thực. Khoản 2 Điều 658 Bộ luật dân sự và Điều 11 Nghị định 75/2000/CP quy định việc ký, điểm chỉ của người yêu cầu công chứng, chứng thực phải được thực hiện trước mặt người thực hiện công chứng, chứng thực. Tại thời điểm lập di chúc, cụ L đã 82 tuổi nhưng không có căn cứ cụ còn minh mẫn hay không. Mặt khác, thửa đất 420 là tài sản chung của hai cụ Nguyễn L2 và Châu Thị L, nhưng cụ Châu Thị L lập di chúc để lại toàn bộ tài sản là quyền sử dụng đất thửa đất 420 cho ông N là xâm phạm đến quyền lợi của các đồng thừa kế của cụ Nguyễn L2. Bản án sơ thẩm căn cứ Điều 675 Bộ luật dân sự năm 2005, chia thừa kế thửa đất 420 theo pháp luật là phù hợp. Sau khi chia thì phần xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc của bà L nằm toàn bộ trên phần đất được chia nên không buộc bà L tháo dỡ nhà cửa, vật kiến trúc là phù hợp. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Văn N, giữ nguyên bản án sơ thẩm về chia thừa kế và không chấp nhận yêu cầu tháo dỡ công trình xây dựng, vật kiến trúc của bà L trên thửa đất số 420. Tuyên hủy phần quyết định của bản án sơ thẩm về giải quyết yêu cầu của ông Nguyễn Văn N, yêu cầu bà Nguyễn Thị L phải bồi thường thiệt hại cho ông số tiền là 30.750.000đ và đình chỉ xét xử đối với yêu cầu này.

[1] Về tố tụng:

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

- Tại giai đoạn sơ thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm thu thập chứng cứ là Biên bản lấy lời khai của người làm chứng ngày 01/9/2017 lấy lời khai của ông Mai Tấn D nguyên là Chủ tịch UBND xã Đ, cùng ngày lấy lời khai của ông Nguyễn T tại nhà ông Nguyễn T, ngày 06/9/2017 lấy lời khai của ông Trần Thanh H nguyên là Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Đ tại TAND huyện M nhưng Tòa án nhân dân huyện M không thông báo về chứng cứ này cho các đương sự là vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 97 BLTTDS.

- Tuy nhiên, tại Đơn yêu cầu ngày 10/01/2019 của người đại diện hợp pháp theo ủy quyền của ông N (BL 379) yêu cầu phô tô toàn bộ tài liệu do Tòa án thu thập thì Tòa án đã chấp nhận và phô tô đầy đủ các tài liệu theo đơn yêu cầu này. Như vậy, nguyên đơn cho rằng ngày 22/02/2019 mới xuất hiện chứng cứ là các Biên bản trên là không phù hợp với các tài liệu có tại hồ sơ vụ án.

- Đối với các ông Mai Tấn D, Trần Thanh H, Nguyễn T đã được cấp sơ thẩm xác định là những người làm chứng trong vụ án, nhưng không triệu tập các ông này đến Tòa án với tư cách là người làm chứng, trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử không đưa các ông này tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng là thiếu sót, cấp phúc thẩm đã khắc phục thiếu sót này nên cấp sơ thẩm cần rút kinh nghiệm.

- Tại Điều 24 của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về Công chứng, Chứng thực quy định UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực di chúc, nên UBND xã Đ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án, không phải là Chủ tịch UBND xã Đ như cấp sơ thẩm xác định, Tòa án cấp phúc thẩm cần xác định lại cho chính xác.

- Tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn thay đổi nội dung kháng cáo, không yêu cầu hủy bản án sơ thẩm mà yêu cầu sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận di chúc lập ngày 15/9/2006 của cụ Châu Thị L hợp pháp đối với phần di sản của cụ là ½ diện tích thửa đất 420, còn di sản của cụ Nguyễn L2 là ½ diện tích thửa đất 420 yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật và có chia phần công sức cho nguyên đơn, việc thay đổi nội dung kháng cáo của nguyên đơn không vượt quá phạm vi kháng cáo ban đầu nên được xem xét. Ngoài ra, tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn rút một phần yêu cầu khởi kiện buộc bị đơn bồi thường thiệt hại số tiền là 30.750.000đ, việc rút một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là tự nguyện và được bị đơn đồng ý nên được chấp nhận, hủy và đình chỉ một phần bản án sơ thẩm đối với quan hệ tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; nguyên đơn vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quyết định của bản án sơ thẩm là phù hợp với quy định tại khoản 1 điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự.

[2] Về nội dung:

[2.1] Xét về tính hợp pháp của di chúc do cụ Châu Thị L (M) được Ủy ban nhân dân xã Đ chứng thực ngày 15/9/2006 thì thấy rằng: Bản di chúc được đánh máy chữ, cụ L điểm chỉ vào bản di chúc và không có một chữ viết tay nào của cụ L (M) trong bản di chúc, như vậy có đủ cơ sở xác định cụ L (M) không biết chữ; căn cứ lời khai của ông Nguyễn T là người ký làm chứng trong bản di chúc này thì bản di chúc này không phải do ông T lập, ông T chỉ là người được cụ L (M) nhờ chở đến Ủy ban nhân dân xã Đ để chức thực di chúc. Về việc chứng thực di chúc thì theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ quy định: “1. Việc ký, điểm chỉ của người yêu cầu công chứng, chứng thực phải được thực hiện trước mặt người thực hiện công chứng, chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Việc ký, điểm chỉ của người làm chứng phải được thực hiện trước mặt người công chứng, chứng thực và người yêu cầu công chứng, chứng thực”, nhưng theo lời khai của những người làm chứng là ông Mai Tấn D, ông Trần Thanh H, ông Nguyễn T thì khi cụ L (M) và ông T là người làm chứng trong bản di chúc ký vào bản di chúc không ký trước mặt ông D là người thực hiện chứng thực. Bản di chúc của cụ L (M) không được thực hiện đúng quy định tại khoản 3 Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005 và không được chứng thực đúng quy định tại Điều 11 Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000, cấp sơ thẩm tuyên bố di chúc này không hợp pháp là có căn cứ, đúng pháp luật.

Xét lời trình bày của nguyên đơn cho rằng đây là di chúc được lập tại Ủy ban nhân dân xã theo đúng quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự nên là di chúc hợp pháp thì thấy rằng: Căn cứ vào lời khai của ông Trần Thanh H là công chức Tư pháp xã Đ thì vào ngày 15/9/2006, cụ L (M) mang tờ di chúc đã soạn sẵn đến tư pháp xã Đ yêu cầu chứng thực di chúc, có ông Nguyễn T là người làm chứng ký vào tờ di chúc, cụ L (M) được nghe đọc lại tờ di chúc công nhận là đúng và trực tiếp áp chỉ vào tờ di chúc, sau đó ông Nguyễn T ký vào tờ di chúc, sau đó ông soạn lời chứng của Chủ tịch và mang tờ di chúc đến phòng Chủ tịch UBND xã Đ chứng thực; ông Mai Tấn D nguyên là chủ tịch UBND xã Đ khai di chúc của bà Châu Thị L lập ngày 15/9/2006 đã được đánh máy trước, ông Trần Thanh H soạn thảo lời chứng, cụ Châu Thị L điểm chỉ vào di chúc còn điểm chỉ ở đâu thì ông không biết, có người làm chứng ký nhưng ký ở đâu lúc nào thì ông không biết, sau đó, Tư pháp xã Đ đem di chúc đến cho ông ký xác nhận vào di chúc không có mặt cụ Châu Thị L cũng như người làm chứng ông Nguyễn T. Lời khai của ông H và ông D hoàn toàn phù hợp với lời khai của ông Nguyễn T là người làm chứng ký vào di chúc. Ngày 16/9/2019, Tòa án tiếp tục lấy lời khai của ông Mai Tấn D thì ông khai ông tin tưởng vào tham mưu là ông H và ông cũng biết cụ L minh mẫn vì cụ L là người địa phương, còn ông không biết được quy định của luật quy định cụ L chỉ có quyền để lại tài sản phần của mình, cụ không có quyền định đoạt phần tài sản của cụ Nguyễn L2 (Đ). Tại khoản 1 Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2005 về thủ tục lập di chúc tại cơ quan Công chứng hoặc UBND xã, phường, thị trấn quy định: “Việc lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc”. Như vậy, có đủ cơ sở xác định di chúc của cụ L (M) do cụ Mau tự mang đến UBND xã, không phải do người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã Đ ghi chép lại nội dung cụ L (M) tuyên bố. Tại khoản 2 Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng”, tuy nhiên như lời khai của ông H, ông D và ông T thì ông T là người làm chứng trong bản di chúc không ký trước mặt ông D là người có thẩm quyền chứng thực bản di chúc và ông D cũng không chứng nhận vào bản di chúc trước mặt cụ L (M) và ông T. Như đã nhận định, bản di chúc này không được lập tại UBND xã Đ và được chứng thực theo đúng quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự nên lời trình bày của nguyên đơn không được chấp nhận.

Cấp sơ thẩm chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn L2 (Đ) và cụ Châu Thị L (M) là thửa đất 420 theo pháp luật cho bà Nguyễn Thị L, ông Nguyễn Văn S, ông Nguyễn Văn N và những người thừa kế của ông Nguyễn Văn L gồm bà Võ Thị V và các anh, chị Nguyễn Trung P, Nguyễn Thị Kim T, Nguyễn Thị Kim O, Nguyễn Thị Thu S, Nguyễn Thị Tuyết L, Nguyễn Thị Tuyết L1; ghi nhận sự tự nguyện của ông S giao kỷ phần được hưởng cho bà L và chia thêm cho ông N công sức gìn giữ tài sản, nuôi dưỡng, chăm sóc cha, mẹ tương đương với một kỷ phần thừa kế là phù hợp với quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 650, khoản 1 Điều 651, Điều 660 Bộ luật dân sự năm 2015 nên được giữ nguyên. Toàn bộ nhà cửa, vật kiến trúc của bị đơn đã xây dựng trên thửa đất 420 đều thuộc phần đất đã chia cho bị đơn nên cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu buộc tháo dỡ của nguyên đơn là phù hợp.

[2.3] Về giá trị tài sản tranh chấp các đương sự không thống nhất lựa chọn tổ chức thẩm định giá, nguyên đơn yêu cầu tổ chức thẩm định giá thẩm định tài sản tranh chấp, bị đơn yêu cầu Tòa án thành lập hội đồng định giá, cấp sơ thẩm lấy giá trung bình cộng của mức giá do tổ chức thẩm định giá đưa ra và của Hội đồng định giá là không đúng quy định tại Điều 104 Bộ luật tố tụng dân sự, tuy nhiên sau khi xét xử sơ thẩm các bên đương sự đều không có kháng cáo về giá tài sản tranh chấp nên được giữ nguyên.

Cấp sơ thẩm giải quyết về các chi phí tố tụng, án phí phù hợp với quy định của pháp luật nên được giữ nguyên.

Như đã nhận định, không chấp nhận toàn bộ kháng cáo của ông Nguyễn Văn N.

Ông N phải chịu án phí dân sự phúc thẩm là phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự.

Đề nghị của đại diện Viện kiểm sát và của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn được Hội đồng xét xử chấp nhận.

Đề nghị của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn không được Hội đồng xét xử chấp nhận.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 5, 6, 14 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a, c khoản 1 Điều 39, các Điều 144, 147, khoản 1 Điều 148, 157, 165, 235, 266, 271, 273, khoản 1 Điều 299, khoản 1 Điều 308, Điều 311 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

Các Điều 128, 652, 658 Bộ luật dân sự 2005; các Điều 610, 611, 612, 613, 614, điểm a, điểm b khoản 1 Điều 650, khoản 1 Điều 651, Điều 660 Bộ luật dân sự năm 2015;

Điều 11 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực;

Điểm đ khoản 1 Điều 12, Điều 14, Điều 15, khoản 1 Điều 26, khoản 7 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

1. Chấp nhận việc rút một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn Văn N, hủy và đình chỉ một phần bản án dân sự sơ thẩm số 01/2019/DS- ST ngày 27/02/2019 của Tòa án nhân dân huyện M đối với yêu cầu khởi kiện của ông N về việc buộc bà Nguyễn Thị L bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng số tiền 30.750.000 đồng.

2. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn N về việc buộc bà Nguyễn Thị L phải tháo dỡ toàn bộ nhà, vật kiến trúc có diện tích xây dựng 150m2 trên thửa đất số 420, tờ bản đồ số 44, diện tích 286,7m2 đã được Ủy ban nhân dân huyện M cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cụ Châu Thị L (M) cho ông N quản lý theo di chúc của cụ Châu Thị L (M) lập ngày 15/9/2006.

3. Chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn bà Nguyễn Thị L:

3.1. Tuyên bố Di chúc do cụ Châu Thị L (M) điểm chỉ ngày 15/9/2006 được Chủ tịch UBND xã Đ chứng thực ngày 15/9/2006 không hợp pháp.

3.2. Chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thửa đất số 420, tờ bản đồ số 44, diện tích 286,7m2 (đo đạc thực tế là 301,8m2) của cụ Nguyễn L2 và cụ Châu Thị L (M) theo pháp luật.

- Ghi nhận sự tự nguyện của ông Nguyễn Văn S và bà Nguyễn Thị L về việc ông S tự nguyện giao cho bà L hưởng 01 kỷ phần thừa kế chia cho ông S là 60,36m2, giá trị đất thành tiền là 277.504.000 đồng (Hai trăm bảy mươi bảy triệu năm trăm lẻ bốn nghìn đồng).

- Chia cho bà Nguyễn Thị L được nhận quyền sử dụng đất có diện tích 150,9m2 ở phía Đông thửa đất số số 420, tờ bản đồ số 44, xã Đ, huyện M, tỉnh Quảng Ngãi, phần đất này có giới cận như sau:

+ Phía Đông giáp với nhà của bà Võ Thị V, từ điểm M1 đến M2, có số đo 28,1m;

+ Phía Tây giáp với phần đất còn lại của thửa đất số 420 phần đất được chia cho ông Nguyễn Văn N, từ điểm M3 đến M4, có số đo 27,21m;

+ Phía Nam giáp đường Quốc lộ 24B, từ điểm M2 đến M3, có số đo 5,09m;

+ Phía Bắc giáp thửa đất số 278, từ điểm M1 đến M4, có số đo 5,88m;

- Chia cho ông Nguyễn Văn N quyền sử dụng đất có diện tích 150,9m2 ở phía Tây thửa đất số 420, tờ bản đồ số 44 xã Đ, huyện M, tỉnh Quảng Ngãi, phần đất này có giới cận như sau:

+ Phía Đông giáp phần đất còn lại thửa đất số 420, phần đất được chia cho bà Nguyễn Thị L, từ điểm M3 đến M4, có số đo 27,21m;

+ Phía Tây giáp với thửa đất số 338, từ điểm M5 đến M6, có số đo 26,71m;

+ Phía Nam giáp đường Quốc lộ 24B, từ điểm M3 đến M6, có số đo 4,49m;

+ Phía Bắc giáp thửa đất số 278, từ điểm M4 đến M5, có số đo 6,76m;

(có sơ đồ chia đất kèm theo).

4. Ông Nguyễn Văn N có trách nhiệm thanh toán cho các đồng thừa kế của ông Nguyễn Văn L2 là bà Võ Thị V, anh Nguyễn Trung P, chị Nguyễn Thị Kim T, chị Nguyễn Thị Kim O, chị Nguyễn Thị Thu S, chị Nguyễn Thị Tuyết L, chị Nguyễn Thị Tuyết L1 mỗi người số tiền 19.822.000 đồng (Mười chín triệu, tám trăm hai mươi hai nghìn đồng).

5. Bà Nguyễn Thị L có trách nhiệm thanh toán cho các đồng thừa kế của ông Nguyễn Văn L3 là bà Võ Thị V, anh Nguyễn Trung P, chị Nguyễn Thị Kim T, chị Nguyễn Thị Kim O, chị Nguyễn Thị Thu S, chị Nguyễn Thị Tuyết L, chị Nguyễn Thị Tuyết L1 mỗi người số tiền 19.822.000 đồng (Mười chín triệu, tám trăm hai mươi hai nghìn đồng).

6. Các đương sự phải có trách nhiệm liên hệ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử sụng đất cho phù hợp với kết quả xét xử và theo quy định của pháp luật về đất đai.

7. Về chi phí tố tụng:

- Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản: Bà Nguyễn Thị L phải có trách nhiệm trả lại cho ông N 3.600.000 đồng (Ba triệu sáu trăm nghìn đồng). Các đồng thừa kế của ông Nguyễn Văn L3 là bà Võ Thị V, anh Nguyễn Trung P, chị Nguyễn Thị Kim T, chị Nguyễn Thị Kim O, chị Nguyễn Thị Thu S, chị Nguyễn Thị Tuyết L, chị Nguyễn Thị Tuyết L1 mỗi người phải trả lại cho ông N 257.000 đồng (Hai trăm năm mươi bảy nghìn đồng).

- Chi phí đo đạc: Ông Nguyễn Văn N phải trả lại cho bà L 880.000 đồng (Tám trăm tám mươi nghìn đồng). Các đồng thừa kế của ông Nguyễn Văn L3 là bà Võ Thị V, anh Nguyễn Trung P, chị Nguyễn Thị Kim T, chị Nguyễn Thị Kim O, chị Nguyễn Thị Thu S, chị Nguyễn Thị Tuyết L, chị Nguyễn Thị Tuyết L1 mỗi người phải trả lại cho bà L 63.000 đồng (Sáu mươi ba nghìn đồng).

8. Án phí dân sự sơ thẩm:

- Bà Nguyễn Thị L phải chịu 13.875.000 đồng (Mười ba triệu, tám trăm bảy mươi lăm nghìn đồng).

- Ông Nguyễn Văn N phải chịu 26.200.000 đồng (Hai mươi sáu triệu hai trăm nghìn đồng) và 300.000 đồng (Ba trăm nghìn đồng), khấu trừ số tiền tạm ứng án phí đã nộp 3.525.000 đồng (Ba triệu năm trăm hai mươi lăm nghìn đồng) theo biên lai thu số AA/2016/0000925 ngày 21/12/2017 và số tiền tạm ứng án phí đã nộp 5.625.000 đồng (Năm triệu sáu trăm hai mươi lăm nghìn đồng) theo biên lai thu số AA/2014/0004060 ngày 16/3/2017 của Chi cục thi hành án dân sự huyện M. Ông N còn tiếp tục phải nộp 17.350.000 đồng (Mười bảy triệu ba trăm năm mươi nghìn đồng).

- Các đồng thừa kế của ông Nguyễn Văn L3 là Võ Thị V, Nguyễn Trung P, Nguyễn Thị Kim T, Nguyễn Thị Kim O, Nguyễn Thị Thu S, Nguyễn Thị Tuyết L, Nguyễn Thị Tuyết L1 mỗi người phải chịu 1.982.000 đồng (Một triệu chín trăm tám mươi hai nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm.

9. Ông Nguyễn Văn N phải chịu 300.000 đồng (Ba trăm nghìn đồng) án phí dân sự phúc thẩm, khấu trừ 300.000 đồng (Ba trăm nghìn đồng) ông N đã nộp tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm theo biên lai thu tạm ứng án phí số AA/2016/0003877 ngày 29/3/2019 của Chi cục thi hành án dân sự huyện M.

10. Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015.

11. Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự; Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1488
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 34/2019/DS-PT ngày 20/09/2019 về tranh chấp đòi lại tài sản quyền sử dụng đất; yêu cầu tháo dỡ công trình xây dựng trên đất; yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; yêu cầu hủy di chúc; chia thừa kế theo pháp luật

Số hiệu:34/2019/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Quảng Ngãi
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 20/09/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về