Bản án 31/2020/HS-ST ngày 29/12/2020 về tội trộm cắp tài sản

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ĐĂK HÀ - TỈNH KONTUM

BẢN ÁN 31/2020/HS-ST NGÀY 29/12/2020 VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN 

Ngày 29 tháng 12 năm 2020 tại trụ sở Toà án nhân dân huyện Đăk Hà - tỉnh Kon Tum, xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 36/2020/HSST, ngày 30/11/2020 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 33/2020/QĐXXST-HS ngày 16/12/2020 đối với các bị cáo:

Bị cáo thứ nhất: A L (tên gọi khác: Không), sinh năm 1987, tại tỉnh Kon Tum. Nơi cư trú: thôn Kon Tu, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Sơ Rá. Tôn giáo: Không. Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: Không biết chữ. Con ông A L, sinh năm 1964 và bà Y S, sinh năm: 1966 cả hai ông bà đều làm nông. Bị cáo là con đầu trong gia đình có 02 anh, em ruột, em gái sinh năm 1993. Bị cáo đã có vợ tên Y Đào, sinh năm 1987 và đã có 03 con, tên A Liệt, sinh năm 2006; A Linh, sinh năm 2012 và A Li, sinh năm 2017. Hiện vợ và các con bị cáo cùng đăng ký HKTT tại thôn Kon Tu, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo A L được áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú” để phục vụ điều tra cho đến nay đưa ra xét xử , bị cáo có mặt tại phiên tòa.

Bị cáo thứ hai: A S R (tên gọi khác: Không), sinh năm 1993, tại tỉnh Kon Tum. Nơi cư trú: thôn Kon Tu, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Nghề nghiệp: Làm nông; Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Sơ Rá; Tôn giáo: Công Giáo. Trình độ học vấn: 6/12. Con ông A Sr, sinh năm 1968 và bà Y B, sinh năm: 1963; Bị cáo là con đầu trong gia đình có 02 anh, em ruột; em trai sinh năm 1995. Bị cáo chưa có vợ, con. Tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo A S R được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú để phục vụ điều tra cho đến nay đưa ra xét xử , bị cáo có mặt tại phiên tòa.

Bị cáo thứ ba: A S (tên gọi khác: Không), sinh năm 1998, tại tỉnh Kon Tum. Nơi cư trú: thôn Kon Tu, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.

Nghề nghiệp: Làm nông; Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Sơ Rá; Tôn giáo: Không. Trình độ học vấn: 6/12; Nghề nghiệp: Làm nông; Con ông A Đr, sinh năm 1949 và bà Y V; Sinh năm: 1963 (Đã chết). Bị cáo là con thứ năm trong gia đình có 06 anh, chị, em ruột; anh trai đầu sinh năm 1984, em trai út sinh năm 2002. Bị cáo chưa có vợ con. Tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo A Sđược áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú để phục vụ điều tra cho đến nay đưa ra xét xử, bị cáo có mặt tại phiên tòa.

Bị cáo thứ bốn: A H (tên gọi khác: Không), sinh năm 1978, tại tỉnh Kon Tum. Nơi cư trú: thôn Kon Tu, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Nghề nghiệp: Làm nông; Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Sơ Rá; Tôn giáo: Không. Trình độ học vấn: Không biết chữ; Nghề nghiệp: Làm nông; Con ông U N a; Sinh năm 1945 và bà Y Neo; Sinh năm: 1947 (Đã chết). Bị cáo là con út trong gia đình có 02 chị, em ruột; chị gái sinh năm 1977. Bị cáo đã có vợ tên Y Dô; Sinh năm 1984 và có 04 người con lớn nhất sinh năm 2003, nhỏ nhất sinh năm 2012. Hiện vợ và các con của bị cáo cùng đăng ký HKTT tại thôn Kon Tu, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo A H được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú để phục vụ điều tra cho đến nay đưa ra xét xử , bị cáo có mặt tại phiên tòa.

- Bị hại: Công ty T. Địa chỉ: 302 đường Phan Đình Phùng, phường Duy Tân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Đại diện theo pháp luật: Ông Lê Văn Đ - Giám đốc công ty. Đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Thanh H, sinh năm 1962. Địa chỉ: 56 Đoàn Thị Điểm, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Có mặt tại phiên tòa.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Anh A Sr; sinh năm 1968; Địa chỉ: Kon Tu, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Vắng mặt tại phiên tòa.

+ Anh A Đ; sinh năm 1984; Địa chỉ: Kon Tu, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Vắng mặt tại phiên tòa.

- Người làm chứng:

+ Anh A N, sinh ngày 25/12/1986. Địa chỉ: Thôn Kon Chôn, xã Ngọc Wang, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Vắng mặt tại phiên tòa.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Vào tháng 5/2020, A L mua một số ruột dây phanh xe máy rồi một mình đến khu vực rừng tại thôn Kon Pông, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum thuộc quản lý của Công ty T (theo Quyết định cho thuê đất số 315/QĐ-UBND ngày 17/3/2006 của UBND tỉnh Kon Tum) làm bẫy bắt thù rừng. Cách thức làm bẫy như sau: Đầu tiên thăm dò vị tr thú rừng có thể đi qua; đào một hố đường kính khoảng 15cm, sâu từ 5cm đến 10cm; chặt một đoạn cây rừng có độ dẻo dai dài từ 2m đến 3m, đường k nh khoảng 3cm, phần gốc cắm chặt thẳng

xuống đất cách miệng hố khoảng 1,5m, dùng một đầu dây phanh cột vào phần ngọn, đầu dây phanh còn lại cột kiểu thòng lọng và cột thêm một đoạn dây nhựa dài khoảng 5cm với đoạn tre nhỏ dài khoảng 3cm; dùng hai đoạn cây ngắn nhỏ đặt song song mặt đất cách nhau khoảng 2cm dọc miệng hố, lấy hai đoạn cây dài khoảng 20cm có cành chìa ra tạo thành chữ “V” rồi cắm ngược phần chữ “V” úp xuống để giữ hai đầu của hai đoạn cây ngắn nhỏ; uốn cong đoạn cây rừng để thòng lọng nằm bao quanh miệng hố, gài đoạn tre trên dây nhựa vào giữ hai đoạn cây ngắn để giữ đoạn cây rừng luôn uốn cong sau đó nhặt cành lá cây phủ lên trên miệng hố; khi thú rừng đạp chân trúng hố bẫy sẽ làm đoạn cây rơi xuống và đoạn tre nhỏ tuột ra làm phần ngọn cây bật lên theo lực đàn hồi siết chặt thòng lọng vào chân con vật. Sau khi đặt xong được một số bẫy, A L về nhà và thỉnh thoảng đi thăm bẫy.

Đến khoảng 09h00 ngày 26/7/2020, A L một mình đến khu vực đặt bẫy thăm bẫy thì thấy một con bò đực màu vàng, loại bò lai sind khoảng 15 tháng tuổi, trọng lượng khoảng 85kg bị dính bẫy. Biết đây không phải bò rừng mà là bò nuôi thả rông, A Lnảy sinh ý định giết trộm bò lấy thịt; tuy nhiên vì sợ A Lđi về rủ thêm người cùng thực hiện nên không gỡ bẫy cho con bò. Đến khoảng 16h00 ngày 27/7/2020, trong lúc uống rượu tại nhà A Sthuộc thôn Kon Tu, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum thì A L nói với A S R, A S “Mới đi xem bẫy về, bẫy dính một con bò, ba anh em mình lên lấy bò”. Biết rừng địa bàn xã Đăk Ui không có bò rừng, A S R và A S hiểu ý của A Lmuốn rủ đi giết trộm bò lấy thịt nên đồng ý. Đến khoảng 18h00 cùng ngày, A Lđến nhà A H gặp A H nói “Có bò dính bẫy, ngày mai đi lấy bò ở rừng Kon Pông”; hiểu ý A Lmuốn rủ đi giết trộm bò lấy thịt vì A H biết rõ rừng Đăk Ui không có bò rừng nên A H đồng ý. Đến khoảng 07h00 ngày 28/7/2020, A L mang theo 01 bao tải màu trắng và cơm, A S R mang theo 01 con dao quắm (dao rựa) và cơm, A Smang theo 01 con dao thái, 01 bao tải màu vàng và cơm, A H mang theo cơm và túi đựng cơm; sau đó 4 người tập trung tại đoạn đường bêtông gần nhà A Lrồi đưa cơm cho A H giữ; lúc này A S R điều khiển xe môtô biển số 82T1-2756 chở A L, A Sđiều khiển xe môtô biển số 82M1-065.15 chở A H. Đến khoảng 10h00 cùng ngày, khi đến khu vực rừng có bò dính bẫy cả nhóm để xe môtô lại một chòi rẫy rồi đi bộ vào rừng. Khi đến nơi bò dính bẫy, A L, A S R và A Sđến chỗ con bò còn A H đi tìm bắt dơi trong các ống lồ ô cách vị trí con bò dính bẫy khoảng 15m để cả nhóm ăn trưa. Bò bị dính bẫy ở chân trước bên trái cách đó vài ngày, vì không đi được, không có thức ăn nên con bò đã yếu nằm ở sườn đồi.

Lúc này, A S R chặt một đoạn cây dài khoảng 01m, đường k nh khoảng 07cm và dùng đoạn cây này đập mạnh 02 cái vào đầu con bò; A Lđi lên gỡ bẫy ở chân trái con bò ra làm con bò bị trượt xuống một đoạn, A Lgiữ đầu con bò để A S R dùng dao quắm cắt cổ con bò cho đến chết rồi A S R xẻ thịt lấy hai đùi sau của con bò đưa cho A Sbỏ vào bao tải màu vàng sau đó A S vác bao tải chứa hai đùi bò đi lên đồi để về chòi rẫy nơi để xe môtô. Lúc này khoảng 13h00 cùng ngày, A S vừa đi một đoạn khoảng 10m thì gặp ông Nguyễn Thanh Hùng (sinh năm 1962; trú tại 52 Đoàn Thị Điểm, phường Quang Trung, thành phố Kon Tum; Người quản lý trại chăn nuôi của công ty) và A N (sinh ngày 25/12/1986; trú tại thôn Kon Chôn, xã Ngọc Wang, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum; Người được Công ty thuê chăn bò) đang đi tìm bò của Công ty bị mất; A N hỏi bằng tiếng Sơ Rá “Làm cái gì đó”; A Skhông nói gì thả bao tải chứa hai đùi bò và con dao thái xuống rồi bỏ đi về chòi rẫy; A S R, A Lđang định xẻ lấy thịt tiếp thì nghe tiếng người nên bỏ chạy; A H đi tìm dơi ở gần đó nghe tiếng người cũng sợ bỏ chạy về chòi rẫy; A N mở bao tải ra xem thấy bên trong có hai đùi bò rồi ông H và A N đến vị tr con bò bị giết thấy con bò bị xẻ thịt lấy mất hai đùi sau. Vì đường xa, địa hình đồi núi ông H và A N để xác con bò lại đi về trang trại tìm phương tiện lên mang xác bò về. Khoảng 02 giờ sau, A Lvà A S R cùng quay lại vị tr giết bò tìm A Sthì gặp nhau và nhìn thấy bao tải chứa hai đùi bò và con dao thái mà A Sbỏ lại nên A S R lấy một đùi bò từ bao tải màu vàng để sang bao tải màu trắng đưa A Lvác còn A S R vác bao tải màu vàng cùng con dao thái của A Sđi về chòi rẫy thì gặp A Svà A H đang ở chòi rẫy. Tối đó cả nhóm ngủ lại chòi rẫy, lấy thịt bò nấu ăn hết khoảng 03kg, phần thịt và xương bò còn lại chia đều thành 04 phần. Sáng ngày 29/7/2020, A L, A S và A S R bỏ chung 03 phần thịt bò vào bao tải đem đến chòi rẫy của anh A Theo (sinh năm 1988; trú tại thôn Kon Tu, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) cất giấu còn A H bỏ phần thịt bò được chia khoảng 03kg trong túi đựng cơm mang về nhà nấu ăn hết. 

Ngày 29/7/2020, ông Nguyễn Thanh H làm đơn trình báo gửi Cơ quan điều tra Công an huyện Đăk Hà tố giác về sự việc trên. Ngay sau khi tiếp nhận tố giác, Cơ quan điều tra chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường thu giữ một số vật chứng liên quan đến vụ án; tiến hành kiểm tra, xác định khối lượng tang vật còn lại của phần xác con bò gồm phần đầu, phần thân, hai chân trước, phần nội tạng là 66kg và đã giao cho Công ty T thực hiện việc tiêu hủy theo quy định.

Cùng ngày, khi được triệu tập đến làm việc A L, A S R, A S và A H đã khai nhận toàn bộ hành vi trộm cắp tài sản, giao nộp 10kg thịt, xương bò đã được cắt thành nhiều cục nhỏ và giao nộp các đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án.

Tại kết luận định giá tài sản số 75/KL-ĐGTS ngày 04/9/2020 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Đăk Hà kết luận: 01 con bò đực giống (bê đực), trọng lượng 85kg, đơn giá 90.000 đồng/kg, tổng giá trị là 7.650.000 đồng (Bảy triệu sáu trăm năm mươi ngàn đồng).

Cáo trạng số 36/CT-VKS ngày 30/11/2020 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Đăk Hà đã truy tố các bị cáo A L, A S R, A Svà A H về tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 173 của Bộ luật hình sự.

Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố luận tội và tranh luận: Giữ nguyên quyết định truy tố các bị cáo A L, A S R, A Svà A H về tội “Trộm cắp tài sản”, đồng thời đề nghị Hội đồng xét xử:

+ Áp dụng: khoản 1 Điều 173; điểm b, i, s khoản 1 Điều 51, Điều 58, Điều 65 của Bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo A Ltừ 09 đến 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách từ 18 đến 24 tháng.

+ Áp dụng: khoản 1 Điều 173; điểm b, i, s khoản 1 Điều 51, Điều 58, Điều 36 của Bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo A S R từ 09 đến 12 tháng cải tạo không giam giữ.

+ Áp dụng: khoản 1 Điều 173; điểm b, i, s khoản 1 khoản 2 Điều 51, Điều 58, Điều 36 của Bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo A Stừ 06 đến 09 tháng cải tạo không giam giữ.

+ Áp dụng: khoản 1 Điều 173; điểm b, i, s khoản 1 khoản 2 Điều 51, Điều 58, Điều 36 của Bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo A H từ 06 đến 09 tháng cải tạo không giam giữ.

- Về trách nhiệm dân sự: Các bị cáo A L, A S R, A S và A H đã tự nguyện bồi thường, khắc phục thiệt hại cho bị hại với số tiền 12.000.000 đồng (mười hai triệu đồng). Đại diện theo ủy quyền của bị hại không yêu cầu bồi thường gì thêm, nên không xem xét giải quyết.

- Đề nghị Hội đồng xét xử xử lý vật chứng của vụ án theo quy định của pháp luật.

- Về án phí hình sự sơ thẩm: Các bị cáo đều là người đồng bào dân tộc thiểu số ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nên đề nghị HĐXX xem xét miễn án phí hình sự sơ thẩm cho các bị cáo theo quy định.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về thủ tục tố tụng: Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Đắk Hà, Điều tra viên; Viện kiểm sát nhân dân huyện Đắk Hà, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo, bị hại không có ý kiến, khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2] Về hành vi phạm tội của bị cáo: Quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo A L, A S R, A Svà A H khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của các bị cáo như nội dung cáo trạng. Lời khai của các bị cáo phù hợp với các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử có đủ cơ sở kết luận:

Vào tháng 5/2020, A Lmua một số ruột phanh xe máy mang đến khu vực rừng thuộc quyền quản lý của Công ty T tại thôn Kon Pông, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đặt bẫy bắt thú rừng. Đến ngày 26/7/2020, A Lđi thăm bẫy thì phát hiện một con bò nuôi thả rông của Công ty dính bẫy nên đã nảy sinh ý định giết bò lấy trộm thịt mang về làm thức ăn. Ngày 27/7/2020, A Lrủ rê, lôi kéo A S R, A Svà A H cùng tham gia; mặc dù biết rừng Đăk Ui không có bò rừng nhưng khi nghe A Lnói “Mới đi xem bẫy về, bẫy dính một con bò” và rủ đi lấy bò thì A S R, A Svà A H hiểu ý A Lmuốn rủ đi giết bò lấy trộm thịt thì đồng ý cùng thực hiện. Sáng ngày 28/7/2020, A L, A S R, A Svà A H chuẩn bị dao, bao tải và cơm đem theo để ăn rồi đi đến nơi con bò bị dính bẫy tiến hành giết, xẻ lấy trộm thịt. Đến khoảng 13h00 cùng ngày, khi vừa xẻ lấy trộm được phần thịt hai đùi sau của con bò bị dính bẫy thì A L, A S R, A Svà A H bị ông Nguyễn Thanh Hùng và A N là nhân viên Công ty phát hiện nhưng bỏ chạy thoát để phần xác con bò chưa lấy được với khối lượng 66kg lại tại hiện trường. Ngày 29/7/2020, A L, A S R, A Svà A H đến Cơ quan điều tra giao nộp 10kg thịt, xương bò cùng các đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án. Kết luận định giá tài sản số 75/KL-ĐGTS ngày 04/9/2020 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Đăk Hà, kết luận: Giá trị tài sản của con bò đực giống, trọng lượng 85kg là 7.650.000 đồng (Bảy triệu sáu trăm năm mươi ngàn đồng). Khi thực hiện hành vi phạm tội các bị cáo có đủ độ tuổi và năng lực chịu trách nhiệm hình sự, phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp nên đã đủ yếu tố cấu thành tội “Trôm cắp tài sản”, như vậy, Cáo trạng Viện kiểm sát nhân dân huyện Đăk Hà truy tố các bị cáo là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

[3] Về tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội:

Hành vi lợi dụng địa bàn rừng núi đồi dốc, chủ sở hữu khó khăn trong việc quản lý tài sản để lén lút giết chết con bò đực giống với khối lượng khoảng 85kg có giá trị tài sản 7.650.000 đồng nhằm xẻ lấy thịt mang về làm thức ăn của các bị cáo A L, A S R, A Sinh, A H là nguy hiểm cho xã hội. Các bị cáo là những người đang ở tuổi lao động, đáng lẽ phải tìm cho mình một công việc phù hợp để nuôi sống bản thân, gia đình nhưng vì hám lợi, bất chấp pháp luật, các bị cáo đã trộm cắp tài sản của người khác. Hành vi của các bị cáo không những xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác được pháp luật bảo vệ mà còn gây mất trật tự trị an tại địa phương, gây hoang mang cho những người dân sống xung quanh nơi xảy ra sự việc. Do đó, cần có hình phạt nghiêm khắc, tương xứng với hành vi phạm tội của các bị cáo để đảm bảo tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.

[4] Về nhân thân và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo:

Các bị cáo A L, A S R, A Sinh, A H trước khi thực hiện hành vi phạm tội chưa có tiền án, tiền sự được xác định là người có nhân thân tốt.

Các bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự.

Quá trình điều tra và tại phiên tòa các bị cáo đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình, các bị cáo đều phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Các bị cáo đã tự nguyện thỏa thuận bồi thường, khắc phục hậu quả cho bị hại với số tiền 12.000.000 đồng (Mười hai triệu đồng). Các bị cáo đều là người đồng bào dân tộc thiểu số sống tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đây là các tình tiết xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điểm b, i s Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự mà các bị cáo được hưởng.

Ngoài ra bị cáo A H và bị cáo A Scó bố là người tham gia hoạt động các mạng nên được xem xét áp dụng khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.

[5] Xét vai trò của các bị cáo trong đồng phạm:

Đây là vụ án “Trộm cắp tài sản” thuộc trường hợp t nghiêm trọng có t nh chất đồng phạm giản đơn, giữa các bị cáo không có sự bàn bạc, phân công nhiệm vụ gì từ trước. Trong đó bị cáo A Llà người trực tiếp đặt bẫy mục đ ch săn bắt thú rừng, khi phát hiện có bò của Công ty bị dính bẫy thì nảy sinh ý định giết bò lấy trộm thịt nên đã rủ rê, lôi kéo A S R, A Sinh, A H cùng tham gia nên bị cáo A Lgiữ vai trò là người khởi xướng phải chịu trách nhiệm ch nh về hành vi đã thực hiện. Đối với A S R, A Svà A H biết rõ khu vực rừng Đăk Ui không có bò rừng, con bò dính bẫy là bò nuôi thả rông nhưng khi A Lrủ rê, lôi kéo đã không từ chối mà còn t ch cực thực hiện hành vi phạm tội nên A S R, A Svà A H cũng phải chịu chung trách nhiệm về hành vi phạm tội đã thực hiện với vai trò là người thực hành.

[6] Về hình phạt bổ sung:

Xét thấy các bị cáo là người đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hầu như các bị cáo không biết chữ, không có công việc ổn định ngoài công việc làm nông không có thu nhập nào khác. Vì vậy, Hội đồng xét xử không áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đối với các bị cáo là phù hợp.

[7] Về vật chứng trong vụ án:

- 01 bẫy dây (gồm đoạn cây và dây kim loại), 01 dây kim loại và 01 bao tải màu trắng đã thu giữ thuộc sở hữu của A L; 01 con dao loại dao thái và 01 bao tải màu vàng đã thu giữ thuộc sở hữu của A S; 01 con dao quắm (dao rựa) đã thu giữ thuộc sở hữu của A S R; 01 bao tải có quai đeo đã thu giữ thuộc sở hữu của A H. Đây là những đồ vật được các bị cáo sử dụng làm công cụ thực hiện hành vi phạm tội là vật chứng trong vụ án nhưng không còn giá trị để sử dụng nên cần tịch thu tiêu hủy.

- Đối với 66kg phần xác của con bò bị mất trộm sau khi lập biên bản kiểm tra, xác định khối lượng, xác định đây là vật chứng của vụ án và là tài sản thuộc sở hữu của Công ty T nhưng đã bốc mùi hôi thối và xuất hiện giòi bọ không thể bảo quản, không còn giá trị sử dụng nên Cơ quan điều tra không tiến hành thu giữ mà giao lại cho Công ty tiến hành tiêu hủy dưới sự chứng kiến của các cơ quan chức năng theo quy định để đảm bảo vệ sinh môi trường là phù hợp.

- Đối với 10kg thịt và xương bò mà các bị can A L, A S R, A Sgiao nộp được xác định là phần thịt được lấy trộm từ hai đùi sau con bò của Công ty T bị mất trộm là vật chứng của vụ án nhưng đã bốc mùi hôi thối, không thể bảo quản và không còn giá trị sử dụng nên Cơ quan điều tra đã tiến hành tiêu hủy theo quy định để đảm bảo vệ sinh môi trường là phù hợp.

- Đối với vật chứng là một đoạn cây dài khoảng 03m, đường k nh khoảng 03cm mà A Lkhai sử dụng làm bẫy thú rừng và một đoạn cây dài khoảng 01m, đường k nh khoảng 07 đến 08cm mà A L, A S R, A Skhai được A S R sử dụng đánh 02 cái vào đầu con bò dính bẫy làm con bò yếu đi rồi A S R dùng dao quắm cắt cổ con bò đến chết để thực hiện hành vi xẻ thịt lấy trộm ngày 28/7/2020. Ngày 23/10/2020, Cơ quan điều tổ chức lực lượng truy tìm nhưng không tìm thấy, nên không xem xét giải quyết. 

- Đối với xe môtô biển số 82M1-065.15 hiệu Yamaha, loại Jupiter, màu trắng, xám có giấy đăng ký mang tên Võ Minh T (sinh năm 1960; trú tại thôn 1, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum). Ngày 14/9/2019, A Đ (sinh năm 1984; trú tại thôn Kon Tu, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà; A Đ là anh trai A Sinh) mua chiếc xe môtô này tại tiệm sửa chữa, mua bán xe máy cũ “Minh T” số 441 Hùng Vương, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum do ông Tô Minh T làm chủ để làm phương tiện đi lại. Ngày 28/7/2020, A H nói mượn xe môtô của A Đ để đi làm, A Đ đồng ý cho mượn xe môtô biển số 82M1-065.15 sau đó A H đưa xe môtô này cho A S điều khiển chở A H đi trộm cắp tài sản. Việc A H sử dụng xe môtô này làm phương tiện đi trộm cắp tài sản ngày 28/7/2020 thì A Đ không biết và xe môtô biển số 82T1-2756 hiệu Suzuki, loại Smash, màu đen có giấy đăng ký mang tên A M (trú tại thôn Kon Tu Pêng, xã Pô Kô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) được ông A Sr (sinh năm 1968; trú tại thôn Kon Tu, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà; A Sr là bố ruột của A Sơ Rô) mua lại của A M; xe môtô này là tài sản thuộc sở hữu của ông A Sr. Ngày 28/7/2020, ông A Sr đi làm để xe môtô ở nhà và A S R tự ý lấy xe môtô này chở A Lđi trộm cắp tài sản. Việc A S R sử dụng xe môtô này làm phương tiện đi trộm cắp tài sản ngày 28/7/2020 ông A Sr không biết.

Ngày 31/8/2020 Cơ quan điều tra đã ra quyết định xử lý đồ vật, tài liệu bằng hình thức trả lại xe môtô biển số 82M1-065.15 và xe môtô biển số 82T1-2756 cho chủ sở hữu tiếp tục quản lý, sử dụng là phù hợp nên Hồi đồng xét xử không đề cập.

[8] Về trách nhiệm dân sự:

Các bị cáo A L, A S R, A Svà A H đã tự nguyện thỏa thuận bồi thường, khắc phục thiệt hại cho bị hại với số tiền là 12.000.000 đồng (Mười hai triệu đồng). Đại diện theo ủy quyền của bị hại không yêu cầu bồi thường gì thêm về dân sự, nên Hội đồng xét xử không xem xét giải quyết về trách nhiệm dân sự.

[9] Về án phí hình sự sơ thẩm: Các bị cáo A L, A S R, A Svà A H đều là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nên cần miễn án ph hình sự sơ thẩm cho các bị cáo là phù hợp.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Tuyên bố các bị cáo A L, A S R, A Svà A H phạm tội “Trộm cắp tài sản”.

1. Về hình phạt:

- Áp dụng khoản 1 Điều 173; điểm b, i, s khoản 1 Điều 51; Điều 58; Điều 65; của Bộ luật hình sự.

+ Xử phạt bị cáo A L12 (Mười hai) tháng tù, nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 24 (Hai bốn) tháng, tính từ ngày tuyên án (29/12/2020) Giao bị cáo A L cho Ủy ban nhân dân xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum giám sát, giáo dục bị cáo trong thời gian thử thách. Gia đình bị cáo A Lcó trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum trong việc giám sát, giáo dục bị cáo.

Trường hợp bị cáo A L thay đổi nơi cư trú thì áp dụng Điều 69 Luật thi hành án hình sự.

Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định.

- Áp dụng khoản 1 Điều 173; điểm b, i, s khoản 1 Điều 51; Điều 36; Điều 58 của Bộ luật hình sự.

+ Xử phạt bị cáo A S R 12 (Mười hai) tháng cải tạo không giam giữ, Thời hạn cải tạo không giam giữ tính từ ngày Ủy ban nhân dân xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà nhận được Quyết định thi hành án và bản sao bản án.

- Áp dụng khoản 1 Điều 173; điểm b, i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 36; Điều 58 của Bộ luật hình sự.

+ Xử phạt bị cáo A S9 (Chín) tháng cải tạo không giam giữ, Thời hạn cải tạo không giam giữ tính từ ngày Ủy ban nhân dân xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà nhận được Quyết định thi hành án và bản sao bản án.

+ Xử phạt bị cáo A H 7 (Bảy) tháng cải tạo không giam giữ, Thời hạn cải tạo không giam giữ tính từ ngày Ủy ban nhân dân xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà nhận được Quyết định thi hành án và bản sao bản án.

Giao các bị cáo A S R, A Sinh, A H cho Ủy ban nhân dân xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, tỉnh KonTum giám sát và giáo dục trong thời gian chấp hành hình phạt. Gia đình các bị cáo A S R, A Sinh, A H có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Đăk Ui trong việc giám sát và giáo dục các bị cáo.

- Miễn khấu trừ thu nhập và không áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo.

2. Về án phí:  Áp dụng điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án ph và lệ phí Tòa án. Miễn toàn bộ án phí hình sự sơ thẩm cho các bị cáo A L, A S R, A Svà A H .

3. Xử lý vật chứng: Áp dụng Điều 47 của Bộ luật hình sự; khoản 2 Điều 106 của Bộ luật tố tụng hình sự:

Tịch thu tiêu hủy: 01 bẫy dây (gồm đoạn cây và dây kim loại), 01 dây kim loại và 01 bao tải màu trắng đã thu giữ thuộc sở hữu của A L; 01 con dao loại dao thái và 01 bao tải màu vàng đã thu giữ thuộc sở hữu của A S; 01 con dao quắm (dao rựa) đã thu giữ thuộc sở hữu của A S R; 01 bao tải có quai đeo đã thu giữ thuộc sở hữu của A H.

(Các vật chứng có đặc điểm, hình dạng, kích thước như trong Biên bản giao nhận vật chứng tài sản ngày 09 tháng 12 năm 2020 giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đăk Hà và Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đăk Hà được ban hành kèm theo Lệnh xuất kho vật chứng số: 43/LXK – CSĐT ngày 09/12/2020 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Đăk Hà).

4. Về quyền kháng cáo: Căn cứ các Điều 331; 332; 333 của Bộ luật tố tụng hình sự: Các bị cáo, đại diện theo ủy quyền của bị hại có quyền kháng cáo bản án theo trình tự phúc thẩm trong hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày tuyên án (29/12/2020). Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt được quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 (Mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết tại nơi cư trú.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

221
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 31/2020/HS-ST ngày 29/12/2020 về tội trộm cắp tài sản

Số hiệu:31/2020/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Đắk Hà - Kon Tum
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 29/12/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về