Bản án 29/2019/DS-PT ngày 25/02/2019 về tranh chấp quyền sử dụng đất rừng, chia thừa kế

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU

BẢN ÁN 29/2019/DS-PT NGÀY 25/02/2019 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG, CHIA THỪA KẾ

Trong các ngày 22 và 25 tháng 02 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 200/2018/TLPT-DS ngày 28 tháng 9 năm 2018 về việc: Tranh chấp về quyền sử dụng đất rừng và chia thừa kế”.

Do bản án dân sự sơ thẩm số: 19/2018/DS-ST ngày 23 tháng 8 năm 2018 của Tòa án nhân dân huyện Năm Căn bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 333/2018/QĐ-PT ngày 12 tháng 12 năm 2018 giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Bà Châu Thị X, sinh năm 1950

Địa chỉ: Ấp B, xã T, huyện N, tỉnh C, .

Đi diện theo ủy quyền của bà X: Chị Bùi Thị H1, sinh năm 1981

Địa chỉ: p N, xã T, huyện N, tỉnh C, (Có mặt).

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà X: Ông Hà Văn Sơn, là Luật sư của Văn phòng Luật sư Trương Thành Ký thuộc Đoàn Luật sư thành phố Cần Thơ (Có mặt).

- Bị đơn: Chị Hồ Thị N1, sinh năm 1985 (Có mặt).

Hộ khẩu thường trú: Ấp B, xã T, huyện N, tỉnh C,

Chỗ ở hiện nay: Ấp T, xã T, huyện Đ, tỉnh C.

- Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển (Vắng mặt).

Đa chỉ: Ấp T, xã T, huyện N, tỉnh C, .

2. Chị Bùi Thị H1, sinh năm 1981 (Có mặt)

Địa chỉ: Ấp N, xã T, huyện N, tỉnh C, .

3. Anh Bùi Chí D, sinh năm 1982 (Vắng mặt)

Địa chỉ: Ấp B, xã T, huyện N, tỉnh C, .

4. Chị Bùi Kim N2, sinh năm 1986 (Có mặt)

Địa chỉ: Ấp T, xã T, huyện N, tỉnh C, .

Đi diện hợp pháp theo ủy quyền của anh D, chị N2: Chị Bùi Thị H1.

5. Cháu Bùi Kim Ngọc, sinh ngày 28/6/2009; Cùng địa chỉ với chị N1.

Đại diện hợp pháp theo pháp luật của cháu N3: Chị Hồ Thị N1 (là mẹ ruột của cháu N3).

- Người kháng cáo: Bà Châu Thị X, là nguyên đơn.

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Theo đơn khởi kiện của bà Châu Thị X và trong quá trình giải quyết vụ án chị Bùi Thị H1 trình bày:

Bà Châu Thị X yêu cầu chị Hồ Thị N1 trả lại phần đất lâm nghiệp tọa lạc tại ấp Bông Súng, xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau; diện tích được giao khoán 08ha, thuộc sự quản lý của Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển, sổ hợp đồng giao khoán đứng tên Bùi Chí C.

Năm 2013, vợ chồng bà X và ông Bùi Văn Lnhận chuyển nhượng thành quả lao động từ ông Sáu và ông Quân phần đất lâm nghiệp nêu trên với giá 780.000.000 đồng. Ông L, bà X và anh C trực tiếp giao dịch chuyển nhượng, có lập giấy chuyển nhượng do ông Quân, ông Sáu và Ông L, bà X ký tên, có ông Lữ Minh Thảo là Trưởng ban nhân dân ấp Bông Súng chứng kiến. Việc trả tiền chia làm 02 lần: Lần đầu vào ngày 02/3/2013 âm lịch, trả 500.000.000 đồng; lần hai trả 280.000.000 đồng, có biên nhận nhưng bà X làm thất lạc. Sau khi nhận chuyển nhượng xong Ông L, bà X thống nhất giao cho anh C trực tiếp đứng tên giao khoán với Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển và được cấp sổ hợp đồng giao khoán đứng tên hộ Bùi Chí C.

Năm 2014 anh C chết, năm 2016 Ông L chết. Ông L và bà X có 04 người con chung gồm: Chị Bùi Thị H1, anh Bùi Chí D, chị Bùi Kim N2 và anh Bùi Chí C (đã chết). Chị H1, anh D và chị N2 lập gia đình và sống riêng, Ông L, bà X ở chung với vợ chồng anh C, chị N1.

Sau khi anh C chết, chị N1 yêu cầu bà X giao phần đất lại cho chị N1 quản lý vì sổ hợp đồng giao khoán đứng tên anh C, chị N1 cho rằng đó là tài sản của anh C và chị N1 nên xảy ra tranh chấp. Do đó, bà X khởi kiện yêu cầu chị N1 trả lại phần đất nêu trên để bà X đứng tên sổ hợp đồng giao khoán với Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển.

Nay Ông L và anh C đã chết nên phần đất và tất cả tài sản trên đất bà X yêu cầu chia theo hộ khẩu gồm: Ông Bùi Văn L, bà Châu Thị X, anh Bùi Chí C, chị Hồ Thị N1 mỗi người được hưởng một phần. Đối với phần của Ông L và anh C, yêu cầu chia thừa kế theo quy định pháp luật.

* Theo chị Hồ Thị N1 trình bày:

Chị N1 không đồng ý yêu cầu khởi kiện của bà X, vì phần đất tranh chấp là tài sản của anh C và chị N1 tạo lập ra, không phải là tài sản của Ông L, bà X. Anh C là con trai út trong gia đình nên Ông L, bà X sống chung với anh C, chị N1. Anh C, chị N1 làm nghề thu mua cua tại xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi nên có điều kiện kinh tế dư giã. Năm 2013, anh C liên hệ với ông Sáu và ông Quân để chuyển nhượng phần đất nêu trên. Do sống chung với Ông L, bà X nên khi giao dịch chuyển nhượng Ông L, bà X cùng với anh C đi gặp ông Quân và ông Sáu thỏa thuận việc chuyển nhượng. Anh C, chị N1 có gửi tiết kiệm tại Ngân hàng nông nghiệp Đầm Dơi số tiền 1.000.000.000 đồng. Ngày 11/4/2013 là ngày giao tiền chuyển nhượng đất nên ngày 11/4/2013 anh C đã rút số tiền 700.000.000 đồng, lãi 6.666.700 đồng, gửi tiết kiệm lại số tiền 300.000.000 đồng, cùng ngày trả tiền đất 500.000.000 đồng; đến lần thứ hai trả tiếp 280.000.000 đồng cùng với ngày Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển cấp sổ hợp đồng giao khoán.

Việc lập thủ tục giao khoán do anh C trực tiếp đến Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển để lập thủ tục nhận giao khoán, không phải như lời trình bày của bà X để cho anh C đứng tên. Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển cấp sổ hợp đồng giao khoán đất rừng đứng tên anh C. Anh C, chị N1 sống cùng với Ông L, bà X và cháu Bùi Bích Ngọc, còn chị H1, anh D, chị N2 có gia đình sống riêng.

Chị N1 xác định phần đất nêu trên là của chị N1, anh C, chị N1 được quyền sử dụng ½ nên yêu cầu bà X trả lại ½ diện tích đất thuộc quyền sử dụng của chị N1. Đối với ½ diện tích còn lại thuộc quyền sử dụng của anh C yêu cầu chia thừa kế theo quy định pháp luật. Yêu cầu bà X trả lại căn nhà cấp 4 được xây dựng trên đất của anh C, chị N1 tạo lập và tài sản trong nhà gồm bộ ghế salon và dàn âm thanh bà X đang quản lý.

* Theo chị Bùi Thị H1 trình bày:

Chị là con của Ông L và bà X. Năm 2003, chị lập gia đình và sống bên chồng đến nay. Đối với phần đất tranh chấp tại ấp Bông Súng, xã Tam Giang giữa bà X với chị N1 phát sinh quyền thừa kế của chị đối với di sản của cha chị là Ông L chết để lại, chị từ chối nhận di sản thừa kế mà giao bà X được hưởng.

* Theo anh Bùi Chí D trình bày:

Anh là con của Ông L và bà X. Năm 2007, anh lập gia đình và sống trên phần đất được cha mẹ cho tại ấp Thanh Tùng, xã Thanh Tùng (diện tích khoảng 07 công). Đối với phần đất tại ấp Bông Súng, xã Tam Giang giữa bà X với chị N1 phát sinh quyền thừa kế của anh đối với di sản của cha anh là Ông L chết để lại, anh từ chối nhận di sản thừa kế mà giao bà X được hưởng.

* Theo chị Bùi Thị Nương trình bày:

Chị là con của Ông L và bà X. Năm 2008, chị lập gia đình và sống bên chồng đến nay. Đối với phần đất tại ấp Bông Súng, xã Tam Giang giữa bà X với chị N1 phát sinh quyền thừa kế của chị đối với di sản của cha chị là Ông L để lại, chị từ chối nhận di sản thừa kế mà giao bà X được hưởng.

* Theo Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển trình bày:

Ngày 15/4/2013, ông Lê Văn Sáu địa chỉ ấp Bông Súng, xã Tam Giang, huyện Năm Căn có đơn xin trả phần đất lâm nghiệp đã nhận giao khoán tại thửa số 356, khoảnh 10, tiểu khu 3, thuộc sự quản lý của Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển. Đồng thời, anh C có đơn xin nhận giao khoán phần đất nêu trên, có xác nhận của ấp Bông Súng, tiểu khu 3, Ủy ban nhân dân xã Tam Giang và Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển đồng ý cho hai bên trả và nhận đất hợp đồng giao khoán đất lâm nghiệp tại thửa đất nói trên theo thủ tục giao khoán đất rừng sản xuất.

Tha đất số 356, khoảnh 10, tiểu khu 3, Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển giao cho hộ anh C (anh Bùi Chí C làm đại diện) còn ai là người trực tiếp canh tác trên phần đất nói trên thì Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển không rõ.

Ngày 03/11/2014, anh C chết theo giấy chứng tử số 54, quyển số 01/2014 do Ủy ban nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi ký ngày 17/11/2014. Anh C chết trước khi có đơn xin trả đất do Ông L nộp đối với phần đất nêu trên tức là đơn không hợp lệ. Theo kế hoạch số 08 ngày 18/6/2003, Ủy ban nhân dân huyện quy định ngành lâm nghiệp hiện nay chưa cho tách thửa, khi nào có chủ trương thì Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển sẽ xem xét giải quyết. Đối với hộ nhận khoán đất rừng sản xuất tỷ lệ hưởng lợi dựa vào hình thức góp vốn cho đến khi khai thác. Khi khai thác trừ các khoản chi phí theo quy định, tỷ lệ ăn chia được tính theo lợi nhuận sau thuế. Theo giá trị định giá 322.785.000 đồng (rừng này chưa đến tuổi khai thác), khi thiết kế khai thác có xác định nguồn gốc rừng và các chi phí theo quy định. Đối với thủ tục giao khoán đất cho hộ anh C thì Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển chỉ thể hiện địa chỉ của anh C chứ không lưu hộ khẩu của gia đình anh C. Trường hợp giao khoán đất cho anh C, nay anh C chết, người đứng tên giao khoán thay cho anh C là vợ anh C. Kèm theo giấy chứng tử của anh C, nếu các con từ 18 tuổi trở lên phải có biên bản họp gia đình, có chứng thực của chính quyền địa phương nơi cư trú đồng ý để ai đứng tên.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 19/2018/DS-ST ngày 23 tháng 8 năm 2018 của Tòa án nhân dân huyện Năm Căn quyết định:

1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Châu Thị X tranh chấp về quyền sử dụng đất rừng.

2. Chấp nhận yêu cầu phản tố của chị Hồ Thị N1 về việc tranh chấp quyền sử dụng đất rừng và chia di sản thừa kế.

- Buộc bà Châu Thị X giao trả phần đất lâm nghiệp (đất rừng) thửa số 356, khoảnh 10, tiểu khu 3, thuộc sự quản lý của Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển, phần đất tọa lạc tại ấp Bông Súng – xã Tam Giang – huyện Năm Căn, với diện tích đo đạc thực tế là 8,34ha. Ngoài ra, trên phần đất có 01 căn nhà chính cấp 4, 01 căn nhà phụ cấp 4, 01 căn nhà bếp, 01 cây nước khoan, 01 bồn nước 1.000 lít, 01 bồn nước 2.000 lít và trữ lượng rừng trên phần đất cho chị Hồ Thị N1; vị trí tứ cận cụ thể như sau: Phía bắc giáp thửa số 247 (lô 102 hoặc thửa 352 cũ); Phía nam giáp rạch Bông súng; Phía tây giáp thửa 355 (lô 145); Phía đông giáp thửa 357 (lô 127).

(kèm theo sơ đồ vị trí phần đất) - Chị Hồ Thị N1 có trách nhiệm giao cho bà Châu Thị X giá trị di sản thừa kế và công sức đóng góp mà bà X được hưởng với số tiền là 423.902.083 đồng.

- Chị Hồ Thị N1 và cháu Bùi Bích N3mỗi người được nhận di sản thừa kế từ Bùi Chí C chết để lại với giá trị là 280.079.583 đồng; giao phần di sản thừa kế mà cháu Bùi Bích N3 được hưởng cho người giám hộ là chị Hồ Thị N1 (mẹ ruột) quản lý.

3. Về chi phí đo đạc, thẩm định và định giá: Chị Hồ Thị N1 có trách nhiệm giao trả ½ chi phí đo đạc, thẩm định và định giá tài sản cho bà Châu Thị X với số tiền là 3.100.000 đồng.

4. Về án phí dân sự sơ thẩm:

- Bà Châu Thị X phải chịu án phí có giá ngạch với số tiền là 20.956.000 đồng (hai mươi triệu chín trăm năm mươi sáu ngàn đồng, tính tròn số), được khấu trừ số tiền bà X đã nộp tạm ứng án phí với số tiền 300.000 đồng tại biên lai thu tiền số 0015564 ngày 10/8/2017 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Năm Căn, bà X phải nộp tiếp với số tiền 20.656.000 đồng.

- Chị Hồ Thị N1 phải chịu án phí có giá ngạch 5% với số tiền là 14.003.900 đồng (mười bốn triệu không trăm lẻ ba ngàn chín trăm đồng, tính tròn số), được khấu trừ số tiền chị N1 đã nộp tạm ứng án phí là 5.300.000 đồng tại biên lai thu tiền số 0015592 ngày 19/9/2017 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Năm Căn, chị N1 phải nộp tiếp là 8.703.900 đồng.

Ngoài ra, án sơ thẩm còn tuyên về lãi suất chậm trả quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 04/9/2018, bà Châu Thị X có đơn kháng cáo yêu cầu cấp phúc thẩm xét xử theo hướng cho gia đình bà được phân chia tài sản theo hộ gia đình, bà X được nhận phần đất của bà X, Ông L chuyển nhượng của ông Quân và ông Sáu, được chia đất và nhận thừa kế của anh C chết để lại.

Tại phiên tòa phúc thẩm, chị H1 giữ nguyên yêu cầu kháng cáo của bà X.

-Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà X phát biểu:

Phần đất tranh chấp là của Ông L, bà X sang nhượng của ông Quân và ông Sáu, có giấy sang nhượng. Ông L và bà X trả tiền sang nhượng cho ông Quân, Ông L và bà X trực tiếp canh tác phần đất này. Chị N1 không chứng minh được giấy tờ sang nhượng đất và trả tiền, chỉ căn cứ vào hợp đồng giao khoán do anh C đứng tên. Các xác nhận của ông Quân xác nhận sang nhượng cho Ông L, bà X, Ông L, bà X trả tiền. Biên bản xác minh ông Thảo là chính quyền địa phương trình bày ông có chứng kiến việc sang nhượng giữa Ông L, bà X với ông Quân. Ông Trọng xác nhận ông Quân, ông Sáu sang nhượng cho Ông L, bà X, Ông L nhờ ông viết giấy tay sang nhượng. Ngoài ra còn có trên 10 người xác nhận từ năm 2013 đến nay Ông L và bà X là người trực tiếp canh tác đất. Do anh C là con trai Út của Ông L, bà X nên Ông L, bà X để cho anh C đứng tên hợp đồng giao khoán. Theo hồ sơ giao khoán là giao cho hộ gia đình, nên phần đất tài sản chung của chung hộ gia đình gồm Ông L, bà X, anh C, chị N1 và cháu N3. Chị N1 xác định là tài sản riêng của chị N1 và anh C là không căn cứ. Từ các căn cứ trên, kiến nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của bà X, sửa bản án sơ thẩm xác định phần đất tranh chấp là tài sản chung của Ông L, bà X, anh C và chị N1, được chia làm 4 phần cho Ông L, bà X, anh C, chị N1; chia thừa kế đối với phần Ông L, anh C để lại theo pháp luật; đồng thời xem xét giao cho bà X phần được hưởng bằng diện tích đất (không chia giá trị). Đối với căn nhà xây dựng trên đất nếu nằm trên phần đất giao cho bên nào thì bên đó trả lại cho bên kia bằng giá trị tương ứng với phần được hưởng.

- Chị H1 không có ý kiến tranh luận.

- Chị N1 phát biểu ý kiến tranh luận: Phần đất tranh chấp là của vợ chồng chị và anh C sang nhượng. Tiền sang nhượng đất là của vợ chồng chị, chứng minh vợ chồng chị kinh doanh mua bán cua có thu nhập, có giấy tờ gửi tiền Ngân hàng do anh C đứng tên. Năm 2005, 2006 Ông L và bà X còn thiếu nợ Ngân hàng thì lấy tiền đâu để sang đất.

- Chị N2 không có ý kiến tranh luận.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau tham gia phiên tòa phát biểu: Việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án, của Hội đồng xét xử và những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng tại phiên tòa đúng quy định pháp luật. Đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ khoản 1 Điều 308 của Bộ luật tố tụng dân sự, không chấp nhận kháng cáo của bà X, giữ nguyên bản án sơ thẩm nhưng có điều chỉnh lại số liệu do diện tích đất đo đạc lại giảm so với diện tích của án sơ thẩm xác định. Trên phần đất có 02 khu mộ, chị N1 đồng ý chừa lối đi chung vào mỗi khu mộ ngang 3m từ giáp sông Bông Súng đến mỗi khu mộ, đề nghị Hội đồng xét xử ghi nhận sự tự nguyện của chị N1.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Xét kháng cáo của bà Châu Thị X, Hội đồng xét xử xét thấy: Bà X cho rằng vào năm 2013 vợ chồng bà X và Ông L chuyển nhượng thành quả lao động từ ông Nguyễn Hoàng Quân và ông Lê Văn Sáu (do ông Sáu đứng tên sổ hợp đồng giao khoán với Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển) diện tích đất 08ha. Việc chuyển nhượng có lập giấy tờ được chính quyền địa phương xác nhận, giá chuyển nhượng 780.000.000 đồng, nguồn tiền chuyển nhượng là của vợ chồng bà X tích lũy, vợ chồng bà X trực tiếp trả tiền cho ông Quân. Khi lập thủ tục giao khoán với Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển, vợ chồng bà X thống nhất để cho con trai là Bùi Chí C đứng tên hợp đồng giao khoán. Sau khi chuyển nhượng có xây dựng trên đất gồm 01 căn nhà chính và nhà phụ cấp 4, mua sắm 01 một số vật dụng trong gia đình. Tất cả đều là tài sản chung của vợ chồng bà X và vợ chồng chị N1, nên yêu cầu chia tài sản làm 04 phần. Đối với phần di sản của Ông L và anh C để lại yêu cầu chia thừa kế theo quy định pháp luật. Tuy nhiên chị N1 cho rằng phần đất nêu trên là do vợ chồng chị N1, anh C chuyển nhượng từ ông Quân và ông Sáu, nhưng vợ chồng chị N1 nhờ bà X, Ông L thỏa thuận giao dịch và đứng tên giấy chuyển nhượng với ông Quân và ông Sáu. Khi lập thủ tục giao khoán với Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển do anh C đứng tên. Nguồn tiền chuyển nhượng đất là của vợ chồng chị N1 tích lũy từ việc kinh doanh thu mua cua thịt trong thời gian dài mà có. Khi giao tiền, anh C rút tiền từ Ngân hàng do anh C đứng tên và trực tiếp giao tiền cho ông Quân. Trên phần đất này vợ chồng chị N1 có xây cất 01 căn nhà cấp 4 và mua sắm tài sản gồm 01 bộ ghế salon, 01 dàn âm thanh. Chị N1 xác định toàn bộ tài sản đang tranh chấp nêu trên là tài sản riêng của vợ chồng chị N1. Chị N1 không đồng ý yêu cầu khởi kiện của bà X, đồng thời yêu cầu bà X trả lại toàn bộ tài sản do vợ chồng chị đã tạo lập mà bà X đang quản lý. Chị N1 được sở hữu ½ số tài sản nêu trên, ½ còn lại thuộc quyền sở hữu của anh C, chị N1 yêu cầu chia thừa kế phần di sản của anh C để lại theo quy định pháp luật.

[2] Xét các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ, thấy rằng:

Đi với phần đất chuyển nhượng thành quả lao động từ ông Quân và ông Sáu: Quá trình giải quyết vụ án bà X và chị H1 có cung cấp các xác nhận của ông Quân, bà Diễm có nội dung Ông L, bà X là người giao tiền chuyển nhượng đối với phần đất nêu trên để chứng minh Ông L, bà X là người nhận chuyển nhượng. Tuy nhiên, tại biên bản xác minh ngày 18/7/2018 của Tòa án nhân dân huyện Năm Căn ông Quân, bà Diễm trình bày số tiền chuyển nhượng là do anh C đưa cho ông Quân, bà Diễm. Hơn nữa tại văn bản xác nhận của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Đầm Dơi anh C gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng số tiền 1.000.000.000 đồng từ ngày 27/5/2011, tất toán ngày 11/4/2013 thể hiện tại thời điểm chuyển nhượng, anh C đã rút khoản tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng. Mặt khác biên bản xác minh của Tòa án đối với những người dân và chính quyền địa phương nơi anh C, chị N1 sinh sống và những người làm ăn với vợ chồng anh C, chị N1 đều xác nhận việc thu mua cua là do vợ chồng anh C, chị N1 trực tiếp kinh doanh.Thu nhập từ việc kinh doanh mua bán cua là của anh C và chị N1, không thể cho là của chung vợ chồng Ông L, bà X với anh vợ chồng anh C, chị N1. Bỡi lẽ, việc kinh doanh thu mua cua là do vợ chồng anh C, chị N1 trực tiếp thực hiện giao dịch và chịu trách nhiệm. Giã sử nếu việc thu mua xảy ra bị thua lỗ, phát sinh nợ thì vợ chồng anh C, chị N1 là người phải chịu trách nhiệm chứ không phải là Ông L, bà X.

Mặc khác đối với Ông L, bà X từ Bến Tre xuống Thanh Tùng sinh sống, Ông L, bà X có 04 người con, Ông L làm thuê, bà X bán bánh dạo. Thời gian sinh sống Ông L, bà X có tạo lập được phần đất diện tích khoảng 07 công. Nhưng đến năm 2007 anh D (con Ông L, bà X) lập gia đình, Ông L, bà X đã cho anh D toàn bộ diện tích đất này Ông L, bà X không còn đất sản xuất. Thời gian này vợ chồng Ông L, bà X đã lớn tuổi, sống chung với vợ chồng anh C, chị N1, do anh C, chị N1 nuôi dưỡng. Ngoài ra, năm 2003 Ông L vay tiền Ngân hàng số tiền 9.000.000 đồng, đến năm 2004 mới trả hết nợ. Năm 2005 vay Ngân hàng 5.000.000 đồng, đến năm 2006 mới trả hết nợ. Tại phiên tòa, chị H1 trình số tiền Ông L, bà X tích lũy sau khi anh C lập gia đình 02 năm (tức đến năm 2011) Ông L và bà X đưa cho anh C đứng tên gửi Ngân hàng. Vấn đề đặt ra vì sao trước đó Ông L, bà X không đưa cho anh C đứng tên gửi Ngân hàng mà đến khi anh C lập gia đình 02 năm sau mới đưa anh C đứng tên gửi Ngân hàng. Hơn nữa, thời điểm năm 2011 là thời điểm anh C, chị N1 kinh doanh thu mua cua. Do đó trình bày của chị H1 là không có tính thuyết phục. Đồng thời chị H1 còn cho rằng nếu Ông L và bà X không có tiền tích lũy vì sao khi cưới vợ cho anh C cho nữ trang đến 01 lượng vàng 24K. Xét thấy việc Ông L, bà X có cho nữ trang đến 01 lượng vàng 24K cũng chưa thể xem đó là căn cứ chứng minh Ông L và bà X có tích lũy số tiền đến hàng trăm triệu đồng nêu trên như chị H1 trình bày.

Do đó lời trình bày của bà X, chị H1 cho rằng số tiền chuyển nhượng 780.000.000 đồng là tiền của Ông L, bà X tích lũy là không có căn cứ. Có cơ sở xác định nguồn tiền để chuyển nhượng thành quả lao động đối với phần đất nêu trên là của vợ chồng chị N1, anh C tạo lập ra.

Ngoài ra phần đất nêu trên do anh C đứng tên đơn xin giao khoán và hợp đồng giao khoán, được Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển chấp nhận giao khoán cho anh C (anh C đứng tên sổ hợp đồng giao khoán). Việc bà X, chị H1 cho rằng Ông L bà X thống nhất để cho anh C đứng tên hợp đồng giao khoán nhưng không có chứng cứ chứng minh, chị N1 cũng không thừa nhận có việc này. Theo Công văn 43/CV-CTY ngày 03 tháng 8 năm 2018 của Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển xác định: Sổ hợp đồng giao khoán đứng tên hộ Bùi Chí C, tuy Cường và Nhi không có sổ hộ khẩu riêng. Nhưng việc anh C đứng tên hộ là của gia đình Cường thì gồm vợ chồng anh C và cháu N3, khi anh C chết thì chị N1 sẽ là người đứng tên giao khoán với Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển. Như vậy phần đất mà Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển giao khoán cho hộ do anh C đứng tên chỉ có anh C, chị N1 và cháu N3, không có Ông L và bà X.

Bà X cho rằng phần đất là của vợ chồng bà X và Ông L chuyển nhượng, để cho anh C đứng tên hợp đồng giao khoán. Nhưng vì sao năm 2014 khi anh C chết Ông L không làm đơn xin thay đổi đứng tên hợp đồng giao khoán mà giả mạo làm đơn anh C đứng tên trả lại đất giao khoán để ông làm đơn xin nhận đất giao khoán, còn bà X đang trực tiếp quản lý sử dụng đất nhưng khởi kiện cho rằng phần đất là của chung vợ chồng bà X và Ông L với vợ chồng anh C và chị N1, yêu cầu chia làm 4 phần. Đây là vấn đề mâu thuẫn với lời trình bày của bà X.

Với những căn cứ nêu trên, xét lời trình bày của chị N1 cho rằng phần đất nhận chuyển nhượng thành quả của ông Quân, ông Sáu nêu trên do chị N1 và anh C nhận chuyển nhượng là có cơ sở chấp nhận.

Đi với căn nhà xây cất trên đất và các tài sản khác: Bà X và chị H1 trình bày nguồn tiền xây cất nhà và mua sắm tài sản là của bà X và Ông L tích lũy; chị N1 cho rằng nguồn tiền là của chị và anh C thu mua cua và thu nhập của phần đất nhận chuyển nhượng; mặt khác, chị N1 cũng cung cấp các hóa đơn do anh C đứng tên mua vật liệu xây cất nhà và mua sắm tài sản để chứng minh, trong khi đó bà X và chị H1 không cung cấp được tài liệu chứng cứ để chứng minh. Kết hợp với các căn cứ như đã phân tích ở phần trên, xét lời trình bày của bà X và chị H1 là không có cơ sở.

[3] Từ những phân tích nêu trên, cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà X. Chấp nhận yêu cầu phản tố của chị N1, xác định phần đất lâm nghiệp và tài sản trên đất gồm căn nhà cấp 4 (nhà chính, nhà phụ và nhà bếp), cây rừng và các tài sản khác thuộc quyền sử dụng của chị N1 và anh C là có căn cứ.

Xét yêu cầu của bà X và chị N1 về việc chia di sản thừa kế: Do yêu cầu phản tố của chị N1 được chấp nhận, nên tất cả tài sản gồm phần đất lâm nghiệp, nhà ở và các tài sản khác được xác định của vợ chồng anh C và chị N1. Chị N1 được hưởng ½ , ½ còn lại thuộc quyền sử dụng của anh C; anh C chết năm 2014 không để lại di chúc, nên phần di sản của anh C được chia thừa kế theo quy định pháp luật. Tại Công văn số 48/CV-CTY ngày 28/8/2017 của Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển có ý kiến đối với phần đất lâm nghiệp hiện nay chưa có chủ trương cho tách thửa, nên phần di sản của anh C phân chia cho bà X được xem xét phân chia bằng giá trị. Đối với đề nghị của Luật sư áp dụng pháp luật tương tự (như trường hợp quy định đối với đất nông nghiệp) để tách thửa là không đúng quy định pháp luật nên không được chấp nhận.

Hàng thừa kế thứ nhất của anh C gồm: Vợ là chị Hồ Thị N1, cha ruột là ông Bùi Văn L(chết năm 2016), mẹ ruột là bà Châu Thị X và con ruột là cháu Bùi Bích Ngọc. Ông L đã chết, nên hàng thừa kế thứ nhất của anh C còn lại gồm 03 người là chị N1, bà X và cháu N3.

Theo bản trích đo hiện trạng ngày 05/12/2018 của Trung tâm kỹ thuật – Công nghệ - Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau thể hiện phần đất tranh chấp có diện tích 80.196,1m2, nên cần điều chỉnh lại diện tích đất xem xét phân chia theo thực tế 80.196,1m2 so với diện tích án sơ thẩm xác định 8,34ha (83.400m2) thì chênh lệch thiếu 3.203,9m2. Tại biên bản thẩm định giá trị thành quả lao động ngày 10/01/2019, chị H1 và chị N1 thỏa thuận thống nhất giá trị thành quả 15.000 đồng/m2. Như vậy giá trị thành quả của toàn bộ diện tích đất là: 80.196,1m2 x 15.000 đồng = 1.202.941.500 đồng. Tuy phần đất là của vợ chồng chị N1, anh C chuyển nhượng từ nguồn tiền kinh doanh thu mua cua, nhưng xét thấy thời gian chị N1, anh C kinh doanh thu mua cua bà X, Ông L sống chung với chị N1, anh C. Nên cũng có công trông coi nhà cửa nên cần trích một phần trong giá trị phần đất nêu trên tỷ lệ 5% là 60.147.000 đồng cho bà X và Ông L được hưởng là phù hợp. Ông L đã chết, các con của Ông L đều từ chối nhận phần di sản của Ông L, nên giao cho bà X được hưởng. Phần giá trị còn lại 1.142.794.500 đồng, chị N1 và anh C mỗi người được hưởng ½ = 571.397.250 đồng, nên phần di sản anh C để lại đối với phần đất là 571.397.250 đồng.

Đi với phần cây rừng trên đất, kết quả định giá có giá trị bằng 322.785.000 đồng. Theo quy định phần cây rừng trên đất giao khoán, khi khai thác trừ các khoản chi phí, còn lại được phân chia với Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển. Nhưng cấp sơ thẩm không tính trừ ra phần phải phân chia cho Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển. Do chị N1 và Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển không kháng cáo phần này, đồng thời tại cấp phúc thẩm chị N1 đồng ý tự chịu phần phải phân chia cho Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển khi khai thác cây rừng nên quyền lợi của Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển vẫn đảm bảo nên không cần đặt ra xem xét vấn đề này.

Cấp sơ thẩm nhận định đối với phần cây rừng trên đất Ông L và bà X cũng có công quản lý, chăm sóc phần đất rừng nên xem xét cho Ông L và bà X hưởng phần giá trị cây rừng là phù hợp. Tuy nhiên, từ khi anh C chết Ông L và bà X trực tiếp quản lý đất sử dụng và hưởng hoa lợi trên phần đất. từ khi Ông L chết đến nay bà X tiếp tục quản lý sử dụng đất và hưởng hoa lợi trên đất, nhưng cấp sơ thẩm xét cho Ông L và bà X hưởng ½ giá trị cây rừng là chưa phù hợp. Do chị N1 không kháng cáo phần này nên cấp phúc thẩm không đặt ra sửa án sơ thẩm phần này mà giữ nguyên theo án sơ thẩm.

Phần giá trị cây rừng 322.785.000 đồng Ông L và bà X được hưởng ½= 161.392.500 đồng. Chị N1 và anh C được hưởng ½ = 161.392.500 đồng. Do các con của Ông L đều từ chối nhận di sản, nên giao bà X được hưởng toàn bộ giá trị cây rừng nêu trên. Phần giá trị cây rừng 161.392.500 đồng, chị N1 và anh C mỗi người hưởng ½ = 80.696.250 đồng. Như vậy phần di sản là giá trị cây rừng của anh C để lại là 80.696.250 đồng.

Đi với phần nhà và các tài sản khác, theo định giá có giá trị bằng 368.851.268 đồng (trong đó nhà giá trị = 345.956.268 đồng; các tài sản khác = 22.895.000 đồng). Anh C và chị N1 mỗi người hưởng ½ = 184.425.634 đồng. Như vậy phần di sản anh C để lại đối với nhà và các tài sản khác là 184.425.634 đồng.

Phần di sản anh C để lại xem xét chia thừa kế là: 571.397.250 đồng + 80.696.250 đồng + 184.425.634 đồng = 836.519.711 đồng. Bà X, chị N1, cháu N3mỗi người hưởng 1/3 = 278.839.711 đồng.

Tng giá trị bà X được nhận chia di sản thừa kế và công sức đóng góp là 161.392.500 đồng + 60.147.000 đồng + 280.079.583 đồng = 500.379.211 đồng.

Đi trừ với giá trị bộ ghế salon và dàn âm thanh mà bà X đã bán và sử dụng giá trị theo định giá 17.570.000 đồng, còn lại 482.809.211 đồng (500.379.211 đồng – 17.570.000 đồng = 482.809.211 đồng) chị N1 có trách nhiệm giao cho bà X khi án có hiệu lực pháp luật.

Đi với phần di sản thừa kế cháu N3 được nhận, do cháu N3 sinh ngày 28/6/2009 nên được giao cho chị Hồ Thị N1 (là mẹ ruột cháu N3) quản lý.

Hiện tại trên phần đất tranh chấp có 02 khu mộ: 01 khu mộ gồm mộ của Ông L và anh C diện tích 14,7m2; 01 khu mộ của cháu Ông L và anh C diện tích 2,5m2. Tại phiên tòa chị N1 thống nhất dành ra lối đi chung kích thước ngang 3m, chiều dài tính từ sông Bông Súng đến mỗi khu mộ, đây là sự tự nguyện của chị N1 không trái pháp luật, đạo đức xã hội nên Hội đồng xét xử ghi nhận.

Đi với yêu cầu của chị N1 về việc buộc bà X bồi thường thiệt hại trong thời gian bà X quản lý sử dụng phần đất nêu trên, xét thấy tại cấp sơ thẩm chị N1 không đặt ra yêu cầu này và cấp sơ thẩm cũng không xem xét nên cấp phúc thẩm không có căn cứ để xem xét. Trường hợp chị N1 có yêu cầu bà X bồi thường sẽ được khởi kiện bằng một vụ kiện dân sự khác.

Chi phí đo đạc trong giai đoạn phúc thẩm 11.345.000 đồng, bà X và chị N1 mỗi người phải chịu ½ = 5.672.500 đồng; bà X đã nộp toàn bộ số tiền 11.345.000 đồng nên buộc chị N1 trả lại cho bà X 5.672.500 đồng.

[4] Về án phí dân sự sơ thẩm: Bà X, cháu N3 được miễn (do bà X là người cao tuổi, cháu N3 là trẻ em). Chị N1 phải chịu 13.941.000 đồng, chị N1 đã dự nộp 5.300.000 đồng, đối trừ chị N1 phải nộp tiếp là 8.641.000 đồng. Án phí dân sự phúc thẩm bà X không phải chịu, đã dự nộp được nhận lại.

[5] Từ phân tích trên, Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của bà X, sửa một phần bản án sơ thẩm là có căn cứ.

[6] Các quyết định khác của án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị cấp phúc thẩm không xem xét có hiệu lực pháp lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 308 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Áp dụng Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Toà án;

Không chấp nhận kháng cáo của bà Châu Thị X.

Sửa một phần bản án dân sự sơ thẩm số 19/2018/DS-ST ngày 23 tháng 8 năm 2018 của Tòa án nhân dân huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.

Tuyên xử:

1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Châu Thị X tranh chấp về quyền sử dụng đất rừng.

2. Chấp nhận yêu cầu phản tố của chị Hồ Thị N1 về việc tranh chấp quyền sử dụng đất rừng và chia di sản thừa kế.

- Buộc bà X giao trả cho chị N1 phần đất lâm nghiệp (đất rừng) thửa s356, khoảnh 10, tiểu khu 3, thuộc sự quản lý của Công ty lâm nghiệp Ngọc Hiển, phần đất tọa lạc tại ấp Bông Súng, xã Tam Giang, huyện Năm Căn, với diện tích đo đạc thực tế 80.196,1m2, trên phần đất có 01 căn nhà chính cấp 4, 01 căn nhà phụ cấp 4, 01 căn nhà bếp, 01 cây nước khoan, 01 bồn nước 1.000 lít, 01 bồn nước 2.000 lít và trữ lượng rừng trên phần đất.

(Vị trí, ranh giới, kích thước của phần đất tranh chấp được thể hiện theo bản trích đo hiện trạng ngày 05/12/2018 của Trung tâm kỹ thuật – Công nghệ - Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau)) - Buộc chị N1 có trách nhiệm giao cho bà X giá trị di sản thừa kế và công sức đóng góp mà bà X được hưởng với số tiền là 482.809.211 đồng.

- Chị N1 và cháu Bùi Bích N3mỗi người được nhận di sản thừa kế từ Bùi Chí C chết để lại với giá trị là 278.839.711 đồng.

Giao phần di sản thừa kế cháu N3 được nhận cho chị N1 (là mẹ ruột cháu N3) quản lý.

- Buộc chị Hồ Thị N1 trả lại cho bà Châu Thị X số tiền chi phí đo đạc, thẩm định và định giá trong giai đoạn xét xử sơ thẩm 3.100.000 đồng và chi phí đo đạc trong giai đoạn xét xử phúc thẩm 5.672.500 đồng, tổng cộng bằng 8.772.500 đồng.

Kể từ ngày bà X có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi thi hành xong khoản tiền nêu trên thì hàng tháng chị N1 còn phải chịu thêm khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015.

- Ghi nhận sự tự nguyện của chị N1 về việc dành ra lối đi chung kích thước ngang 3m, tính từ sông Bông Súng đến khu mộ của Ông L, anh C và lối đi chung kích thước ngang 03m, chiều dài tính từ sông Bông Súng đến khu mộ cháu của Ông L và anh C.

- Án phí dân sự sơ thẩm:

Bà Châu Thị X, cháu N3 được miễn chịu án phí. Bà X đã dự nộp 300.000 đồng theo biên lai thu tiền số 0015564 ngày 10/8/2017 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Năm Căn được nhận lại.

Chị Hồ Thị N1 phải chịu 13.941.000 đồng, chị N1 đã dự nộp 5.300.000 đồng theo biên lai thu tiền số 0015592 ngày 19/9/2017 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Năm Căn được đối trừ chị N1 còn phải nộp tiếp 8.641.000 đồng.

- Án phí dân sự phúc thẩm bà Châu Thị X được miễn. Ngày 04/9/2018 bà X đã dự nộp 300.000 đồng theo Biên lai thu tiền số 0016094 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Năm Căn được nhận lại.

Các quyết định khác của án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Luật thi hành án dân sự, thì người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 của Luật thi hành án dân sự; thời hiệu yêu cầu thi hành án được quy định tại Điều 30 của Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

689
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 29/2019/DS-PT ngày 25/02/2019 về tranh chấp quyền sử dụng đất rừng, chia thừa kế

Số hiệu:29/2019/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Cà Mau
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 25/02/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về