Bản án 276/2019/HS-PT ngày 20/09/2019 về tội vi phạm các quy định khai thác và bảo vệ rừng và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG

BẢN ÁN 276/2019/HS-PT NGÀY 20/09/2019 VỀ TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG VÀ TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC

Ngày 20 tháng 9 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 152/2018/TLPT-HS ngày 21/02/2018 đối với bị cáo Lê Ngọc V về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Do có kháng cáo của bị cáo, đối với bản án hình sự sơ thẩm số 19/2017/HS-ST ngày 11/12/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên.

- Bị cáo có kháng cáo:

Lê Ngọc V, sinh năm 1992; tại: Phú Yên. Nơi cư trú: Thôn Ph, xã H2, huyện P, tỉnh Phú Yên; nghề nghiệp: Buôn bán; trình độ văn hóa (học vấn): 8/12; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam. Con ông Lê Văn Ch, sinh năm 1946 và bà Nguyễn Thị L2, sinh năm 1950, có vợ là Trần Quỳnh Nh, sinh năm 1990 và 01 con sinh năm 1990. Tiền án, tiền sự: Không; nhân thân: Ngày 13/01/2010 bị Tòa án nhân dân huyện P, tỉnh Phú Yên phạt 02 năm tù cho hưởng án treo về tội “Cố ý gây thương tích”; có mặt.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Ông Trần Trung L, sinh năm 1971; trú tại: Tổ 5, phường T4, thành phố P2, tỉnh Gia Lai; vắng mặt.

2. Ông Nguyễn Duy K, sinh năm 1959; trú tại: 73 đường B2, thị xã A, tỉnh Gia Lai; vắng mặt.

3. Ông Lê Văn D, sinh năm 1959; trú tại: Tổ 14, khô phố 2, thị trấn V2, huyện V1 tỉnh Đồng Nai; vắng mặt.

- Người bào chữa cho bị cáo Lê Ngọc V: Ông Vũ Xuân H – Luật sư, Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên; có mặt.

Ngoài ra trong vụ án còn có bị cáo Huỳnh Văn T và 17 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có kháng cáo, không bị kháng cáo, kháng nghị Tòa án cấp phúc thẩm không triệu tập tham gia phiên tòa.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Ngày 13/8/2016, Lê Ngọc V đến huyện C, tỉnh Gia Lai mua 92,631m3 hp gỗ xẻ, chủng loại Bình Linh 81,131m3 giá 5.700.000đ/m3; Kiền kiền 7,747m3 giá 9.200.000đ/m3, sến mật 3,753m3 giá 10.500.000đ/m3 rồi về Phú Yên tìm nơi tiêu thụ. Các ông Lê Đồng T1, Huỳnh Văn Tr là chủ cơ sở cưa xẻ gỗ tại huyện P, tỉnh Phú Yên; Đỗ Văn H1 là chủ cơ sở cưa xẻ gỗ tại huyện T2, tỉnh Phú Yên đồng ý giá mua tại Phú Yên có hồ sơ lâm sản hợp pháp đối với gỗ Bình linh 8.700.000đ/m3, Kiền kiền 9.500.000đ/m3; Sến 11.500.000đ/m3 (riêng với T1 bán giá Bình linh 8,5 triệu/m3).

Ngày 20/8/2016 Lê Ngọc V thuê xe ô tô tải biển số 78C-026.01 của Huỳnh Thạch V1 ở xã H2, huyện T3 chở Lê Ngọc V và ông Lê Quốc B ở thôn P1, xã H2, huyện P lên Gia Lai để bốc gỗ. Trong hai ngày 21, 22/8/2016 Lê Ngọc V thuê thêm 02 xe ôtô tải và lần lượt bốc gỗ lên xe để chở về Phú Yên, như sau: xe biển số 78C-026.01 chở 30,009m3; xe biển số 81C-094.85 của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên TD chở 22,720m3; xe biển số 81C- 068.73 của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vẩn tải thương mại (TNHH MTV VT-TM) VA chở 39,902m3.

Sau khi gỗ được bốc lên xe, Lê Ngọc V biết lô gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp, đã tìm cách làm hồ sơ lâm sản giả để hợp thức hóa nhằm vận chuyển về Phú Yên tiêu thụ. Ngày 22/8/2016 V gọi điện thoại nói cho Huỳnh Văn T biết đã mua được lô gỗ Bình linh tại huyện C, tỉnh Gia Lai nhưng không có giấy tờ hợp pháp, V bảo T biết ai làm hồ sơ lâm sản hợp thức hóa giới thiệu cho V. T giới thiệu Hồ Khánh Q ở Gia Lai. Được sự đồng ý của T, V chuyển tiền đặt cọc trước cho Q 20.000.000đồng, nhưng Q không làm được. Ngày 24/8/2016 V tiếp tục điện thoại đặt cho Lê Văn D ở huyện V1, tỉnh Đồng Nai làm hồ sơ lâm sản hợp thức hóa. D không làm được nên giới thiệu cho Nguyễn N có hộ khẩu thường trú tại 358/18 đường Ng, phường Ng1, thành phố Q1, tỉnh Bình Định.

Ngọc đồng ý với giá 1.400.000đồng/m3 và yêu cầu V sử dụng điện thoại di động chụp bản kê quy cách gỗ, các thông tin của người mua chuyển qua Zalo để họp thức hóa hồ sơ lâm sản. D yêu cầu V đặt cọc trước 30.000.000đ, D chuyển cho Ngọc 20.000.000đ còn giữ lại 10.000.000đ sử dụng.

Ngày 28/8/2016 Lê Ngọc V cùng với Huỳnh Văn T và Nguyễn Như L1 ở xã H3, huyện P vào tỉnh Đồng Nai mua gỗ thì D gọi điện báo cho V biết hồ sơ đã làm xong và yêu cầu V mang tiền ra thành phố Q1, tỉnh Bình Định gặp Nguyễn N để nhận. V yêu cầu chuyển hồ sơ lâm sản đã hợp thức hóa qua Zalo cho V kiểm tra. Ba bộ hồ sơ lâm sản hợp thức hóa Nguyễn N chuyển qua Zalo cho V gồm: Hợp đồng nhập khẩu gỗ giữa Công ty TNHH LA của Lào với Công ty TNHH MTV BH, Gia Lai; tờ khai hải quan; Hợp đồng mua bán giữa Công ty TNHH MTV BH với Công ty TNHH TM XD HT, thành phố Hồ Chí Minh; Hợp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT của Công ty TNHH TM XD HT xuất bán cho các ông Lê Đồng T1, Huỳnh Văn Tr, Đỗ Văn H1. Mỗi bộ hồ sơ kèm theo một bản kê lâm sản do Công ty TNHH TM XD HT lập có Hạt kiểm lâm huyện N1, tỉnh Kom Tum xác nhận. Thấy 03 bản kê lâm sản do Hạt kiểm lâm N1, tỉnh Kom Tum xác nhận, trong khi gỗ V mua tại huyện C, tỉnh Gia Lai là hồ sơ không hợp pháp, hợp thức hóa, nhưng V vẫn chấp nhận. Sau khi trao đổi với D, V bàn với T là 03 bộ hồ sơ lâm sản hợp thức hóa lô gỗ Bình linh V mua tại Gia Lai mà V đặt cho Lê Văn D đã làm xong và bảo T ra Q1 liên hệ gặp Nguyễn N nhận 03 bộ hô sơ lâm sản mang lên Gia Lai cho V để vận chuyển gỗ về Phú Yên. V hứa thực hiện xong việc này sẽ trả cho T 40.000.000đ tiền nợ và tiền hoa hồng giới thiệu cho V mua gỗ, T đồng ý quay về Phú Yên đến nhà ông Lê Đồng T1 (anh ruột V) lấy 100.000.000đ mang ra thành phố Q1, tỉnh Bình Định để nhận hồ sơ.

Khong 18 giờ 30 phút ngày 28/8/2016 tại quán cà phê gần bến xe thành phố Q1, tỉnh Bình Định, Nguyễn N giao 03 bộ hồ sơ lâm sản cho T. T xem và một lần nữa xác định đây là hồ sơ lâm sản không hợp pháp, được hợp thức hóa cho lô gỗ Bình linh đã mua tại huyện C, tỉnh Gia Lai và các bản kê lâm sản trong 03 bộ hồ sơ do Hạt kiểm lâm huyện N1 tỉnh Kom Tum xác nhận.

Khong 01 giờ sáng ngày 29/8/2016 T mang 03 bộ hồ sơ lâm sản lên huyện C, tỉnh Gia Lai đưa cho các lái xe. V sử dụng 03 bộ hồ sơ lâm sản này vận chuyển 92,631 m3 gỗ về Phú Yên tiêu thụ.

Ngày 30/8/2016 thì 92,631m3 gỗ Bình Linh, Kiền kiền, Sến mật được vận chuyển về giao cho các cơ sở cưa xẻ gỗ của ông Lê Đồng T1, ông Huỳnh Văn Tr, ông Đỗ Văn H1. Các chủ cơ sở cưa xẻ gỗ không biết hồ sơ giả nên cầm đến Hạt kiểm lâm sở tại làm thủ tục nhập lâm sản. Hạt kiểm lâm huyện T2 và Hạt kiểm lâm huyện P không phát hiện các bộ hồ sơ lâm sản này là giả, nên đã xác nhận theo quy định. Ông Huỳnh Văn Tr đã trả cho V 200.000.000 đồng, ông Đỗ Văn H1 đã trả cho V 191.000.000 đồng, ông Lê Đồng T1 chưa trả.

Ngày 09/9/2016 Chi cục kiểm lâm tỉnh Phú Yên kiểm tra cơ sở cưa xẻ gỗ của ông Đỗ Văn H1; Hạt kiểm lâm huyện P kiểm tra cơ sở cưa xẻ gỗ của ông Lê Đồng T1 và ông Huỳnh Văn Tr đã phát hiện thu giữ 03 bộ hồ sơ lâm sản không hợp pháp do Công ty TNHH TM XD HT xuất bán gỗ cho các cơ sở cưa xẻ gỗ này cùng với 239 hộp gỗ xẻ với khối lượng 81,7m3. Trong đó thu của ông T1 30,009m3 gỗ Bình linh, Kiền kiền; của ông Tr 22,720m3 gỗ Bình linh, sến mật và của ông H1 28,971m3 gỗ Bình linh. Ông Đỗ Văn H1 thừa nhận đã xẻ ra thành phẩm bán 10,931m3 gỗ Bình linh thu được khoảng 97.000.000 đồng.

Kết luận giám định số 799 ngày 11/10/2016 và số 957 ngày 29/11/2016 của Chi cục kiểm lâm tỉnh Phú Yên kết luận trong 239 hộp gỗ xẻ có 70,2m3 gỗ Bình linh; 7,747m3 gỗ Kiền kiền và 3,753m3 gỗ Sến mật.

Kết luận giám định số 285 ngày 30/11/2016 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Phú Yên kết luận: Hình dấu tròn Hạt kiểm lâm N1 và chữ ký tên Huỳnh D1 trên các bản kê lâm sản trong 03 bộ hồ sơ lâm sản hợp thức hóa được thu giữ tại các cơ sở cưa xẻ gỗ của ông T1, ông H1 và ông Tr không phải con dấu của Hạt kiểm lâm huyện N1 và không phải chữ ký của ông Huỳnh D1 - Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện N1, tỉnh Kom Tum.

Kết quả xác minh về Công ty TNHH TM XD HT tại thành phố Hồ Chí Minh là không có thật.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 19/2017/HS-ST ngày 11/12/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên đã quyết định:

Tuyên bố: Bị cáo Lê Ngọc V phạm tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Áp dụng khoản 2 Điều 175; khoản 1 Điều 267; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 50 Bộ luật Hình sự.

Phạt: Bị cáo Lê Ngọc V 02 (Hai) năm 03 (Ba) tháng tù về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”; 06 (Sáu) tháng tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Tổng hợp hình phạt của 02 tội, buộc bị cáo Lê Ngọc V phải chấp hành hình phạt chung là 02 (Hai) năm 09 (Chín) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về tội danh và hình phạt đối với bị cáo Huỳnh Văn T; xử lý vật chứng; án phí và quyền kháng cáo.

Ngày 25/12/2017 (Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên nhận ngày 26/12/2017) bị cáo Lê Ngọc V có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm xin giảm hình phạt và xin hưởng án treo; ngày 9/5/2018 bị cáo Lê Ngọc V có đơn thay đổi bổ sung kháng cáo đề nghị hủy bản án sơ thẩm và tuyên bố bị cáo không phạm tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo vẫn giữ yêu cầu kháng cáo và đề nghị hủy toàn bộ bản án vì còn người phạm tội khác chưa được xét xử, người bào chữa và bị cáo trình bày: Bị cáo thỏa thuận trao đổi với ông Trần Trung L, Nguyễn Duy K giám đốc doanh nghiệp tư nhân PL mua 118,306m3 gỗ hộp xẻ chủng loại Bình Linh, Kiền Kiền, Sến Mật; sau khi bốc gỗ lên xe thì mới biết được gỗ không có giấy tờ, ông L bảo Tôi chờ ông K về làm giấy Tôi đã chờ nhưng không có, buộc Tôi phải tự liên hệ nhờ làm giấy tờ, các giấy tờ Tôi nhờ làm không biết là giấy tờ giả, Tòa án kết tội Tôi nhưng không kết tội ông L, ông K là không đúng và oan cho Tôi, đề nghị hủy bản án sơ thẩm.

Kiểm sát viên đại diện cho Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng phát biểu quan điểm giải quyết vụ án như sau: Về việc chấp hành pháp luật của Tòa án: Tòa án cấp phúc thẩm đã thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Xét yêu cầu kháng cáo của bị cáo thì thấy: Tòa án cấp sơ thẩm đã kết tội bị cáo và xử phạt bị cáo về hai tội là “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” là đúng pháp luật. Tuy nhiên cấp sơ thẩm khi điều tra, truy tố và xét xử còn để lọt người phạm tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” đối với Lê Văn D; vì Lê Văn D là người đã nhận tiền 30 triệu đồng của Lê Ngọc V để làm hợp thức hóa hồ sơ kiểm lâm đối với 92,631m3 gỗ, D đã giữ lại 10 triệu đồng và đưa cho Nguyễn N 20 triệu đồng để Ngọc làm hồ sơ chuyển cho D, như vậy hành vi của Lê Văn D và Nguyễn N đủ yếu tố cấu thành tội phạm “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” đối với Lê Văn D có nới cư trú và có mặt ở địa phương nhưng không được tuy tố và xét xử là bỏ lọt tội phạm. Do đó đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 355, Điều 358 Bộ luật tố tụng hình sự hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, giao hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên đẻ điều tra tuy tố, xét xử theo thủ tục chung. Do hủy bản án của Tòa án cấp sơ thẩm nên kháng cáo của Lê Ngọc V không xem xét.

Người bào chữa cho bị cáo trình bày: Thống nhất với quan điểm của kiểm sát viên đại diện cho Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra, truy tố và xét xử lại. Tuy nhiên, kiểm sát viên cho rằng chỉ lọt tội làm giả là không đúng mà cần điều tra truy tố đối với hai ông Trần Trung L và Nguyễn Duy K (Doanh nghiệp tư nhân PL) về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” và đối với Lê Văn D và ông Nguyễn N về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Bị cáo Lê Ngọc V thống nhất với lời trình bày của luật sư bào chữa.

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có tại hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa và các quy định của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1]. Kháng cáo của bị cáo Lê Ngọc V hợp lệ theo quy định tại Điều 333, 334, 339 Bộ luật tố tụng hình sự được Hội đồng xét xử chấp nhận xem xét. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các ông Trần Trung L, Nguyễn Duy K, Lê Văn D mặc dù đã được Tòa án phúc thẩm tống đạt giấy triệu tập tham gia phiên tòa nhiều lần nhưng vắng mặt, do đó Tòa án xét xử vắng mặt theo quy định tại Điều 351 Bộ luật tố tụng hình sự.

[2]. Xét kháng cáo của bị cáo Lê Ngọc V, thấy:

[2.1]. Căn cứ vào lời khai của bị cáo Lê Ngọc V và chủ doanh nghiệp tư nhân PL là ông Trần Trung L và Nguyễn Duy K, những người nhân chứng và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Hội đồng xét xử có cơ sở xác định: Trước ngày 20/8/2016 Lê Ngọc V đến doanh nghiệp tư nhân PL tại Thôn Đ1, xã B1, huyện C, tỉnh Gia Lai gặp và trao đổi thỏa thuận với Trần Trung L và Nguyễn Duy K là chủ doanh nghiệp mua gỗ nhóm II đến nhóm IV khoảng hơn 100m3 tại bãi gỗ doanh nghiệp với giá 5.700.000 đồng/m3 (BL589); V đã đưa số tiền đặt cọc: 50.000.000 đồng tiền mặt cho ông L, sau đó chuyển qua tài khoản cho ông L số tiền 300 triệu đồng (qua tài khoản SacomBank), ngày 29/8/2016 V tiếp tục chuyển cho L 100 triệu đồng qua tài khoản Ngân hàng AgriBank (BL591); chiều ngày 20/8/2016 Lê Ngọc V thuê 3 xe ô tô tải đến doanh nghiệp tư nhân PL nhận gỗ và bốc lên 3 xe vào ngày 21 và 22/8/2016 với khối lượng 118m3 từ nhóm II đến nhóm IV, nhưng chưa có hồ sơ Lâm sản hợp pháp. Ngày 24/8/2016 V chuyển cho Lê Văn D 30 triệu đồng làm hồ sơ lâm sản hợp thức hóa số gỗ đã bốc lên xe, D chuyển cho Nguyễn N 20 triệu đồng để làm hồ sơ còn giữ lại 10 triệu đồng sử dụng; ngày 28/8/2016 Nguyễn N đã giao cho Huỳnh Văn T 3 bộ hồ sơ lâm sản do Hạt kiểm lâm huyện N1 tỉnh Kon Tum xác nhận, khoảng 1 giờ sáng ngày 29/8/2016 T mang 3 bộ hồ sơ lên huyện C tỉnh Gia Lai đưa cho các lái xe; V sử dung 3 bộ hồ sơ này vận chuyển gỗ về Phú Yên, đến ngày 30/8/2016 số lượng gỗ Binh Linh, Kiền Kiền, Sến Mật được vận chuyển về giao cho các cơ sở cưa xẻ gỗ của ông Lê Đồng T1, Huỳnh Văn Tr, Đỗ Văn H1; tại Kết luận giám định số 285 ngày 30/11/2016 của Phòng kỹ thuật Công an tỉnh phú Yên kết luận: 3 bộ hồ sơ lâm sản không phải con dấu của Hạt kiểm lâm huyện N1 và không phải chữ ký của ông Huỳnh D1 - Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện N1, tỉnh Kon Tum.

[2.2]. Lời khai của Trần Trung L và Nguyễn Duy K và lời khai của Lê Ngọc V có tại hồ sơ vụ án là khác nhau về chủng loại gỗ mà các bên đã mua bán; ông L và ông K khai bán cho V khối lương 118,306m3 loi gỗ Bằng Lăng, Xoay, Huỹnh, Sao Cát và Sến Bô Bô theo bảng kê lâm sản lập ngày 15/12/2016 của kế toán doanh nghiệp (Bảng kê này lập sau khi xuất gỗ bán cho V vào tháng 8/2016 gần bốn tháng); Lê Ngọc V khai mua chũng loại gỗ Binh Linh, Kiền Kiền, Sến Mật phù hợp với chũng loại gỗ trong 3 bộ hồ sơ hợp thức theo kết luận giám định số 799 ngày 11/10/2016 và số 957 ngày 29/11/2016 của Chi cục kiểm lâm tỉnh Phú Yên. Theo lời khai của lái xe vận chuyển gỗ, dữ liệu hành trình của 3 xe vận chuyển gỗ, các cơ sở nhận gỗ tại Phú Yên và các nhân chứng thì không có cơ sở để xác định có sự thay đổi loại chủng gỗ trong quá trình vận chuyển gỗ; những mâu thuẫn này chưa được cấp sơ thẩm làm rõ. Tại phiên tòa sơ thẩm nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (theo bản án sơ thẩm) là các ông Trần Trung L, ông Nguyễn Duy K, ông Lê Văn D, ông Nguyễn N điều vắng mặt nhưng Tòa án sơ thẩm vẫn tiến hành xét xử và kết luận hành vi của các ông Trần Trung L, Nguyễn Duy K không đủ tài liệu chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội nên không xem xét đến trách nhiệm hình sự là không có căn cứ vững chắc; đối với Lê Văn D, Nguyễn N được tách ra để xử lý sau là vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 326 Bộ luật tố tụng hình sự.

[2.3]. Hành vi của các ông Trần Trung L, Nguyễn Duy K chủ doanh nghiệp tư nhân PL có dấu hiệu tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”, Hành vi của Lê Văn D và Nguyễn N có dấu hiệu tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Tòa án sơ thẩm đã trả hồ sơ điều tra bổ sung nhưng Viện kiểm sát cấp sơ thẩm không chấp nhận; việc không điều tra truy tố xét xử những người trên là còn bỏ lọt người phạm tội. Do đó, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của bị cáo, đề nghị của Kiểm sát viên đại diện cho Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng tại phiên tòa hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho cấp sơ thẩm để điều tra, truy tố, xét xử lại theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 355, điểm a khoản 1 Điều 358 Bộ luật tố tụng hình sự.

[3]. Do hủy bản án để điều tra truy tố xét xử lại, do vậy các kháng cáo khác của bị cáo Lê Ngọc V Hội đồng xét xử không xem xét.

[4], Bị cáo Lê Ngọc V không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Chp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Lê Ngọc V.

Căn cứ điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 355, điểm a khoản 1 Điều 358 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Luật số 101/2015/QH13, ngày 27/11/2015). Nghị quyết số: 326/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội, quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Tuyên xử:

1. Hy bản án sơ thẩm số 19/2017/HSST ngày 11/12/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên. Chuyển hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên để điều tra lại theo thủ tục chung.

2. Bị cáo Lê Ngọc V không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

3. Bản án hình sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

447
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 276/2019/HS-PT ngày 20/09/2019 về tội vi phạm các quy định khai thác và bảo vệ rừng và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

Số hiệu:276/2019/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 20/09/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về