Bản án 25/2019/HSST ngày 16/05/2019 về tội hủy hoại rừng

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG

BẢN ÁN 25/2019/HSST NGÀY 16/05/2019 VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG

Ngày 16 tháng 5 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 74/2018/TLST-HS ngày 03 tháng 12 năm 2018 theo A định đưa vụ án ra xét xử số: 07/2019/QĐXXST-HS ngày 26 tháng 01 năm 2019 đối với bị cáo:

Họ và tên Nguyễn Thị P, sinh năm 1951 tại xã T, huyện C, tỉnh Hưng Yên. Nơi cư trú: Thôn N, xã Y, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang; nghề nghiệp: Làm ruộng; trình độ văn hóa: 02/10; dân tộc: Kinh; giới tính: Nữ; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Nguyễn Văn M và bà Nguyễn Thị Đ ( đều đã chết ); có chồng, 04 con; tiền án, tiền sự: Không; nhân thân: Tốt; không bị tạm giữ tạm giam (có mặt ).

Người bào chữa cho bị cáo: Ông Thân Văn L, bà Nguyễn Thị Như Q- Trợ giúp viên Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Giang (Ông L vắng mặt, bà Q có mặt).

Nguyên đơn dân sự: Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Mai Sơn, do ông Nguyễn Văn X, sinh năm 1966 đại diện.

Đa chỉ: Xã R, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang (vắng mặt).

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Hạt kiểm Lâm huyện Lục Nam do ông Nguyễn Văn D, sinh năm 1978 đại diện theo ủy quyền (vắng mặt).

+ Bà Triệu Thị K, sinh năm 1963

Địa chỉ: Thôn Hồng, xã Y, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang (vắng mặt).

+ Anh Đặng Quốc E, sinh năm 1963

 + Anh Bàn Văn A, sinh năm 1983

Cùng địa chỉ: Thôn M1, xã R, huyện Lục Na, tỉnh Bắc Giang (đều vắng mặt)

+ Bà Nguyễn Thị P1, sinh năm 1977

+ Bà Mưu Thị P2, sinh năm 1977

+ Bà Đ Thị P3, sinh năm 1958

+ Chị Phạm Thị T1, sinh năm 1980

+ Bà Hồ Thị T2, sinh năm 1965

 + Bà Nguyễn Thị T3, sinh năm 1962

 + Chị Phạm Y1, sinh năm 1980

 + Bà Phạm Thị Y2, sinh năm 1975

 + Ông Nguyễn Văn Y3, sinh năm 1971

 + Chị Phạm Thị Đ1, sinh năm 1985

 + Bà Nguyễn Thị Đ2, sinh năm 1959

 + Bà Phạm Thị Đ3, sinh năm 1963

Cùng địa chỉ: Thôn B Sơn, xã Y, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang (đều vắng mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Mai Sơn (Công ty Mai Sơn) là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp, có trụ sở tại xã R, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Hội đồng thành viên Công ty Mai Sơn gồm có 3 ông là: Nguyễn Văn X, Chủ tịch HĐTV, kiêm Giám đốc Công ty; Nguyễn Văn Thanh, Ủy viên HĐTV, kiêm Phó Giám đốc Công ty; Hoàng Trọng Huy, Ủy viên HĐTV, kiêm Phó Giám đốc Công ty. Ngày 11/01/2011 UBND tỉnh Bắc Giang cho Công ty Mai Sơn thuê 1.723,023 ha rừng thuộc quy hoạch rừng sản xuất, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 1.702,664 ha, trữ lượng 39.716,76m3; diện tích rừng trồng bằng vốn ngân sách là 20,369 ha, trữ lượng 1.945,27 m3; thời hạn cho thuê rừng là 50 năm, kể từ ngày 15/01/2011 đến ngày 15/01/2060. Diện tích rừng tự nhiên ở trên thuộc xã Y và xã Vô Tranh còn diện tích rừng trồng vốn ngân sách thuộc xã Vô Tranh. Ngày 13/01/2011, UBND tỉnh Bắc Giang cho Công ty Mai Sơn thuê quyền sử dụng 25.525,899 ha đất lâm nghiệp, trong đó có 1.723,023 ha rừng tại các xã Y, Vô Tranh, R thuộc huyện Lục Nam để quản lý và sử dụng đất nhằm bảo vệ rừng và phát triển vốn rừng theo Luật bảo vệ rừng và phát triển rừng; sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trên diện tích rừng và đất lâm nghiệp. Công ty Mai Sơn giao các khoảnh 15, 18, 19, 22, 29, 35, 36 tiểu khu 106; khoảnh 33 tiểu khu 105 và khoảnh 41 tiểu khu 110 đều thuộc xã Y cho đội Vĩnh Ninh của Công ty Mai Sơn có trụ sở tại thôn Hồng, xã Y, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Gang trực tiếp quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng. Tổng diện tích đất lâm nghiệp đội Vĩnh Ninh được giao là 1.032,9 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 772,6 ha; diện tích rừng trồng là 251,8 ha; đất trống là 8,3 ha và đất khác là 0,2 ha. Trong tất cả các khoảnh 15, 18, 19, 22, 29, 33, 35, 36 và 41 đều có cả rừng tự nhiên và rừng trồng.

Ngày 06/01/2012, Công ty Mai Sơn ký Hợp đồng khoán liên doanh bảo vệ rừng tự nhiên cho các ông: Dương Đức A1, sinh năm 1975, trú tại thôn M1, xã R, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang tại khoảnh 33 Khe Trị, tiểu khu 105 có diện tích là 92,644 ha và khoảnh 41 Khe Man, tiểu khu 110 có diện tích 101,080 ha; Phạm Văn E, sinh năm 1974, trú tại thôn Vĩnh Tân, xã Y, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang tại khoảnh 15 có diện tích 71.620 ha, khoảnh 18 có diện tích 100,675 ha thuộc Khe Muỗn, khoảnh 19 có diện tích 67,845 ha thuộc Khe Khách đều nằm trong tiểu khu 106; Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1961, trú tại thôn M1, xã R, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang tại khoảnh 22 có diện tích 121,727 ha và khoảnh 29 có diện tích 129,637 ha của tiểu khu 106 và Nguyễn Văn H2, sinh năm 1968, trú tại thôn Nhân lý, xã R, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang tại khoảnh 35 có diện tích 72,652 ha Khe Khoai và khoảnh 36 có diện tích 8,632 Khe Han, tiểu khu 106. Thời hạn của các hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng đều từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/12/2025. Theo hợp đồng khoán liên doanh bảo vệ rừng tự nhiên thì các ông Dương Đức A1, Phạm Văn E, Nguyễn Văn H1 và Nguyễn Văn H2 có trách nhiệm bảo vệ rừng, sử dụng đất nhận khoán đúng mục đích, đúng quy hoạch và chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của Công ty Mai Sơn. Trong quá trình bảo vệ rừng, ở tất cả các khoảnh Công ty Mai Sơn ký hợp đồng khoán liên doanh bảo vệ rừng tự nhiên cho các ông Dương Đức A1, Phạm Văn E, Nguyễn Văn H1và Nguyễn Văn H2 đều xảy ra tình trạng bị người dân chặt, phá nên ngày 22/8/2016, Công ty Mai Sơn đã thanh lý hợp đồng khoán liên doanh bảo vệ rừng với các ông Dương Đức A1, Phạm Văn E, Nguyễn Văn H1và Nguyễn Văn H2. Hiện các ông Dương Đức A1, Phạm Văn E, Nguyễn Văn H1và Nguyễn Văn H2 không còn liên quan gì đến việc bảo vệ rừng của Công ty Mai Sơn ở trên.

Ngày 25/10/2015, Công ty Mai Sơn ký Hợp đồng giao khoán sử dụng đất rừng sau khai thác vào mục đích trồng rừng liên doanh với ông Nguyễn Quang Tiện, sinh năm 1958, trú tại Thôn Hồng, xã Y, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 30 ha, trong đó có 11 lô thuộc khoảnh 15 diện tích là 19,3ha và 6 lô thuộc khoảnh 19 diện tích là 10,7ha. Thời hạn liên doanh 02 chu kỳ tính từ đầu năm 2016 đến hết tháng 10 năm 2028. Toàn bộ diện tích trên đều là đất lâm nghiệp có rừng trồng sau khai thác thuộc đất lâm nghiệp của Công ty Mai Sơn. Trong quá trình trồng rừng liên doanh diện tích đất rừng ký với Công ty Mai Sơn ở trên, Nguyễn Quang Tiện cùng vợ là Triệu Thị K, sinh năm 1963 có rủ Nguyễn Thị P, sinh năm 1951, trú tại thôn N, xã Y, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang cùng chung nhau trồng rừng liên doanh.

Từ khoảng tháng 10/2016, Công ty Mai Sơn bị người dân chặt, phá rừng tự nhiên trên diện tích được giao ở hầu hết tất cả cách khoảnh rừng giao cho đội Vĩnh Ninh quản lý. Công ty Mai Sơn đã phối hợp cùng với Hạt kiểm lâm huyện Lục Nam, UBND xã Y thành lập các tổ công tác để tiến hành tuần tra, ngăn chặn tình trạng phá rừng, tuyên truyền, họp dân tại các thôn có đất rừng bị chặt, phá. Ngày 26/02/2017, Công ty Mai Sơn có đơn đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Lục Nam điều tra, xử lý các đối tượng phá rừng trái phép tại đội Vĩnh Ninh.

Ngày 09/3/2017, Hạt kiểm lâm huyện Lục Nam có Công văn số 05 gửi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Lục Nam và Viện kiểm sát nhân dân huyện Lục Nam đề nghị xử lý việc chặt, phá rừng trái phép tại các khoảnh rừng do đội Vĩnh Ninh quản lý, bảo vệ phát hiện bị chặt, phá.

Ngày 28/3/2017, Phạm Thị Đ3, sinh năm 1963, trú tại thôn B Sơn, xã Y, huyện Lục Nam đến UBND xã Y, huyện Lục Nam đầu thú với Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Lục Nam về việc vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 11/2016, Đ3 được Nguyễn Thị P và Triệu Thị K thuê đi tìm người để cùng Đ3 đi chặt, phát rừng tại khu Dông 10 thuộc thôn Hồng, xã Y, huyện Lục Nam đồng thời giao nộp cho Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Lục Nam 01 quyển sổ có bìa cứng có chữ Hải Tiến bên trong có nhiều trang giấy Đ3 ghi chép số ngày công của những người đi chặt, phát rừng thuê cho P và K.

Quá trình điều tra, Phạm Thị Đ3 khai và kết quả điều tra xác định: Nguyễn Thị P là người trực tiếp đứng ra thỏa thuận với Đ3 về việc nhờ Đ3 tìm thêm người để đi chặt, phát rừng tại khu Dông 10 thuộc thôn Hồng, xã Y, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. P nói với Đ3 khu vực rừng đi chặt, phát là của P và K chung nhau, phát cây rừng đi để trồng cây bạch đàn và cây keo. P thỏa thuận trả 180.000đ/1 ngày công, sau tăng lên thành 200.000đ/1 ngày công, P là người trực tiếp đứng ra trả tiền công; dụng cụ đi phát rừng là dao thì người đi phát tự chuẩn bị. Thời gian bắt đầu đi chặt, phát rừng là từ ngày 04/10/2016, tại khoảnh 19, Khe Khách, khu Dông 10 của thôn Hồng, xã Y. Đ3 đã bảo được những người sau đi làm cùng gồm có: Nguyễn Thị P1, sinh năm 1977; Mưu Thị P2, sinh năm 1977; Đ Thị P3, sinh năm 1958; Phạm Thị T1, sinh năm 1980; Hồ Thị T2, sinh năm 1965; Nguyễn Thị T3, sinh năm 1962; Phạm Thị Y1, sinh năm 1980; Phạm Thị Y2, sinh năm 1975; Nguyễn Văn Y3, sinh năm 1971, Phạm Thị Đ1, sinh năm 1985 và Nguyễn Thị Đ2, sinh năm 1959 đều ở cùng thôn với Đ3. Đặc điểm rừng khi chặt, phát bao gồm các bụi cây tre, cây nứa, cây rừng loại nhỏ, bụi dây neo chằng chịt và một số cây gỗ loại nhỏ. Mỗi ngày đi làm có khoảng từ 2 đến 5 người, có ngày đông người, ngày ít người, có ngày thì không có ai đi làm. Những ngày đi làm, Đ3 ghi ngày công của người nào đi làm vào một quyển sổ chấm công mà Đ3 giao nộp cho Cơ quan điều tra ở trên. Tiền công thì P trực tiếp thanh toán cho những người đi phát, ai không lấy trực tiếp thì Đ3 nhận từ P, sau đó thanh toán lại cho người đi chặt, phát. Sau khi phát được khoảng 100 công tại khoảnh 19 Khe Khách khu Dông 10, khoảng cuối tháng 11/2016 P tiếp tục bảo Đ3 và nhóm người của Đ3 đi chặt, phát tại khoảnh 33 Khe Trị thuộc thôn Bãi Đá, xã Y, huyện Lục Nam được khoảng 7 công thì nghỉ.

Cùng ngày 28/3/2017, Phạm Thị Đ3 và Đ Thị P3 đã trực tiếp đi chỉ những vị trí Đ3 cùng với những người đi chặt, phát thuê cho P ở trên tại những vị trí đã chặt, phát. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Lục Nam đã phối hợp cùng với các cơ quan chuyên môn có liên quan tiến hành khám nghiệm hiện trường ở những vị trí phát hiện và yêu cầu Đ3 và P3 đưa đi chỉ. Phương pháp khám nghiệm là đo diện tích chặt phá nơi Đ3 và P3 đi chỉ và dùng máy chuyên dụng GPS để xác định tọa độ, mô tả hiện trạng vị trí. Kết quả khám nghiệm xác định: tại khu Dông 10 Khe Khách, vị trí chặt, phát là Lô số 01 khoảnh 19 Tiểu khu 106 thuộc thôn Hồng, xã Y, huyện Lục Nam, tổng diện tích đo được là 26.000m², hiện trạng là đã phát trắng và đốt cháy hoàn toàn, chỉ còn lại gốc cây. Tại Khe Trị, vị trí chặt, phát là Lô số 10 khoảnh 33 Tiểu khu 105 thuộc thôn Bãi Đá, xã Y, huyện Lục Nam, tổng diện tích đo được là 9.000m², hiện trạng là đã phát trắng và đốt cháy hoàn toàn, chỉ còn lại gốc cây.

Ngày 04/4/2017, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Lục Nam tiếp tục phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan tiến hành đo, đếm số gốc cây còn lại trên diện tích bị chặt, phát ở trên và đo đếm số cây tại diện tích liền kề theo phương pháp lập ô tiêu chuẩn. Kết quả tại diện tích 26.000m² lô số 1 khoảnh 19 Khe Khách tiến hành đo 10 ô tiêu chuẩn, 1 ô đối xứng, kết quả một ô tiêu chuẩn diện tích 1.000m² có trữ lượng cây gỗ là 0,978m3, 94 cây nứa đường kính 2-3cm, chiều cao từ 4-5 m và 185 cây tre đường kính 2,5-7cm, chiều cao từ 5-6m; tại diện tích 9.000m² lô số 10 khoảnh 33 Khe Trị tiến hành đo 3 ô tiêu chuẩn, 1 ô đối xứng,kết quả một ô tiêu chuẩn diện tích 1.000m² có trữ lượng cây gỗ là 0,041m3 và 178 cây tre đường kính 3-7cm, chiều cao từ 5-7m. Ngày 11/4/2017, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Lục Nam ra A định trưng cầu định giá tài sản, định giá tài sản tại khoảnh 19 và 33 được xác định bị chặt, phá ở trên. Ngày 20/4/2017, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Lục Nam kết luận: Khoảnh 19 có trị giá là 25.497.000 đ; Khoảnh 33 có trị giá là 21.543.000đ.

Ngày 10/4/2017, Nguyễn Thị P đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Lục Nam đầu thú và khai nhận: Sau khi chung nhau với Triệu Thị K trồng 30 ha rừng liên doanh với Công ty Mai Sơn, K có tiếp tục rủ P cùng thuê người đi chặt, phát diện tích rừng tự nhiên của Công ty Mai Sơn để trồng rừng kinh tế. P là người trực tiếp đứng ra thuê người đi chặt, phát rừng và thanh toán tiền công. P biết rõ toàn bộ diện tích rừng P thuê người đi chặt, phát đều là rừng tự nhiên thuộc quản lý của Công ty Mai Sơn, không phải là rừng của P và P cũng không xin phép Công ty Mai Sơn. Việc P thuê người đi chặt phát rừng tự nhiên của Công ty Mai Sơn là tự ý, không được cơ quan có thẩm quyền nào cấp phép, cho phép. Theo thỏa thuận giữa P và K thì P là người trực tiếp thuê người đi chặt, phát và trả tiền công còn K lo tiền cây giống và trồng rừng.

Kết quả điều tra xác định 2.6000m² tại lô số 1 khoảnh 19 Khe Khách và 9.000m² tại lô số 10 khoảnh 33 Khe Trị ở trên đều là rừng sản xuất rừng tự nhiên, Toàn bộ diện tích rừng này là UBND tỉnh giao cho Công ty Mai Sơn quản lý, bảo vệ. Đại diện theo pháp luật của Công ty Mai Sơn là ông Nguyễn Văn X đề nghị phải bồi Thường cho Công ty Mai Sơn giá trị thiệt hại theo kết quả định giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Lục Nam, số tiền tại khoảnh 19 là 25.497.000 đ; khoảnh 33 là 21.543.000 đ và bồi thương cây giống, nhân công trồng lại rừng tại 2.6000m² khoảnh 19 là 20.529.600 đ, 9.000m² khoảnh 33 là 7.106.400 đ. Tổng số tiền phải bồi Thường là 74.676.000đ.

Ngày 28/3/2017 và ngày 05/5/2017 lần lượt Phạm Thị Đ3, Đ Thị P3, Nguyễn Thị P1, Nguyễn Thị Đ2 và Nguyễn Thị T3 mỗi người giao nộp cho Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Lục Nam 01 con dao đều là loại dao quắm bằng kim loại đã dùng đi chặt, phát rừng thuê cho P ở trên. Hiện số vật chứng là các con dao này Cơ quan điều tra Công an huyện Lục Nam đang quản lý chờ chuyển xử lý cùng vụ án. Những người trực tiếp được P thuê chặt, phá rừng nói trên đều khai dùng dao trực tiếp chặt sát gốc toàn bộ những cây tre, nứa, dây neo, cây gỗ loại nhỏ trên diện tích rừng trên theo sự chỉ đạo của P và K. Bản thân những người này chỉ đi làm thuê lấy công, không biết đó là loại rừng gì, có được cơ quan có thẩm quyền cho phép khai thác hay không.

Quá trình điều tra Triệu Thị K chỉ thừa nhận có chung nhau với Nguyễn Thị P trồng 30 ha diện tích rừng sau khai thác với Công ty Mai Sơn, không có việc chung nhau với P thuê người đi chặt, phá diện tích rừng tự nhiên của Công ty Mai Sơn như nêu ở trên. Cơ quan điều tra tiến hành đối chất giữ K với P và những người đi chặt phá rừng, Triệu Thị K đều khẳng định không chung nhau với P thuê người đi chặt, phá rừng tự nhiên của Công ty Mai Sơn. Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra xác minh xử lý sau.

Tại cơ quan điều tra Nguyễn Thị P đã thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của bản thân như đã nêu ở trên.

Tại bản cáo trạng số: 12/CT-VKSLN ngày 09/3/2018 của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Lục Nam đã truy tố bị cáo Nguyễn Thị Phương phạm tội “Hủy hoại rừng” theo điểm đ khoản 2 Điều 243 của Bộ luật hình sự.

Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Lục Nam sau khi trình bày lời luận tội, phân tích các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, giữ nguyên quan điểm truy tố, đề nghị Hội đồng xét xử kết tội bị cáo theo toàn bộ nội dung bản cáo trạng và tuyên bố bị cáo Nguyễn Thị P phạm tội “Hủy hoại rừng”. Áp dụng điều luật và xử phạt với bị cáo như sau:

Áp dụng: Điểm đ khoản 2 Điều 243; điểm b, s, x khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 65 của Bộ luật hình sự. Xử phạt bị cáo từ 30 tháng đến 36 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 05 năm.

Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 584, 585, 586, 589 của Bộ luật dân sự. Buộc bị cáo phải bồi Thường tiếp cho Công ty Mai Sơn 29.676.000đ.

Về xử lý vật chứng: Áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự, khoản 2 Điều 106 của Bộ luật tố tụng hình sự. Tịch thu tiêu huy toàn bộ vật chứng.

Về án phí: Bị cáo phải chịu 200.000đ án phí hình sự sơ thẩm.

Người bào chữa cho bị cáo, bà Nguyễn Thị Như Q nhất trí với toàn bộ nội dụng bản luận tội của đại diện Viện kiểm sát.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[ 1 ]. Về tố tụng: Quá trình điều tra, truy tố Cơ quan điều tra Công an huyện Lục Nam, Viện kiểm sát nhân dân huyện Lục Nam, Điều tra viên, Kiểm sát viên đã thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra, truy tố bị cáo, nguyên đơn dân sự, người có quyền L, nghĩa vụ liên quan không ai có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, A định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Tại phiên tòa, bị cáo cũng không có khiếu nại gì. Do đó, hành vi, A định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[ 2 ]. Nội dung vụ án: Công ty Mai Sơn được UBND tỉnh Bắc Giang giao và cho thuê quản lý, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên tại khoảnh 19 và khoảnh 33 thuộc thôn Hồng và thôn Bãi Đá, xã Y, huyện Lục Nam. Từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 11/2016, Nguyễn Thị P lợi dụng sơ hở trong công tác bảo vệ rừng của Công ty Mai Sơn đã thuê Phạm Thị Đ3, Nguyễn Thị P1, Mưu Thị P2, Đ Thị P3, Phạm Thị T1, Hồ Thị T2, Nguyễn Thị T3, Phạm Thị Y1, Phạm Thị Y2, Nguyễn Văn Y3, Phạm Thị Đ1 và Nguyễn Thị Đ2 đi chặt, phát rừng sản xuất là rừng tự nhiên của Công ty Mai Sơn với mục đích chiếm đất lâm nghiệp của Công ty Mai Sơn để trồng rừng kinh tế. Diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên Nguyễn Thị P thuê người chặt, phá tại lô số 1 khoảnh 19 được xác định là 2.6000m² có trị giá là 25.497.000đ và tại lô số 10 khoảnh 33 được xác định là 9.000m² có trị giá là 21.543.000đ. Tổng diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên bị chặt, phá tại lô 1 khoảnh 19 và lô số 10 khoảnh 33 là 35.000m², trị giá 47.040.000đ. Hành vi của Nguyễn Thị P đã vượt quá mức đối đa quy định bị xử phạt hành chính được quy định tại Nghị định số 157 ngày 11/11/2013 của Chính phủ.

Tại phiên tòa, bị cáo khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như bản cáo trạng đã nêu. Hành vi của bị cáo vi phạm vào khoản 1 Điều 12 Luật bảo vệ và phát triển rừng và đã đủ yếu tố cấu thành tội “Hủy hoại rừng” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 243 Bộ luật hình sự.

[ 3 ]. Hành vi của bị cáo đã xâm phạm đến chế độ quản lý rừng của Nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác đối với đời sống xã hội. Vì vậy, cần phải áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo M1 có tác dụng giáo dục riêng, phòng ngừa chung. Tuy nhiên, khi lượng hình cũng cần xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo, thể hiện sự nhân đạo, khoan hồng của pháp luật Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

[ 5 ]. Về tình tiết tặng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân bị cáo, Hội đồng xét xử thấy:

Về tình tiết tăng nặng: Không có.

Về tình tiết giảm nhẹ: Tại cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; bị cáo đã tự nguyện bồi Thường để khắc phục hậu quả gần 2/3 thiệt hại cho Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Mai Sơn; bị cáo được Nhà nước tặng thưởng Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng ba. Đây là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, s, x khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự. Chồng bị cáo là thương binh loại A, hạng 4, có công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được Nhà nước tặng thưởng Huy chương kháng chiến hạng ba; sau khi thực hiện hành vi phạm tội bị cáo đã đến Cơ quan điều tra đầu thú; Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Mai Sơn có đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị. Đây là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.

Về nhân thân: Bị cáo là người có nhân thân tốt.

[ 6 ]. Từ những phân tích, đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, xét thấy không cần thiết phải cách ly bị cáo ra khỏi xã hội một thời gian nhất định cũng đủ điều kiện giáo dục, cải tạo các bị cáo trở thành người công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội.

[ 7 ]. Về trách nhiệm dân sự: Quá trình điều tra Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Mai Sơn yêu cầu bị cáo phải bồi Thường 74.676.000đ. Trong giai đoạn Tòa án chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử, bị cáo đã bồi Thường cho công ty Mai Sơn được 45.000.000đ. Tại phiên tòa, bị cáo đồng ý tiếp tục bồi Thường số tiền còn lại cho Công ty Mai Sơn là 29.676.000đ nên cần được chấp.

[ 8 ]. Về vật chứng: 01 dao quắm bằng kim loại Đ3 đen, tổng chiều dài 63cm, lưỡi dao dài, chuôi dao dài 31cm, bản rộng nhất lưỡi dao là 03cm, chuôi lắp them cán gỗ, đầu dao cong; 01 dao quắm bằng kim loại Đ3 đen, tổng chiều dài 34cm, bản rộng nhất lưỡi dao là 04cm; 01 dao quắm bằng kim loại Đ3 đen, chuôi gỗ dài 34cm, tổng chiều dài 61cm, lưỡi dao sắc, bản rộng nhất lưỡi dao là 4,4cm, chuôi lắp thêm cán gỗ, đầu dao cong; 01 dao quắm bằng kim loại Đ3 đen, lưỡi dao sắc, đầu dao cong, lắp thêm chuôi gỗ, trên cán quấn dây chun Đ3 đen, tổng chiều dài 58cm, lưỡi dao dài 30cm, chuôi dao dài 28cm, bản rộng nhất lưỡi dao là 04cm; 01 dao quắm bằng kim loại Đ3 đen, lưỡi dao sắc, đầu dao cong, lắp thêm chuôi gỗ, tổng chiều dài 58cm, lưỡi dao dài 30cm, chuôi dao dài 28cm, bản rộng nhất lưỡi dao là 4,3cm giá trị sử dụng thấp nên cần tịch thu tiêu hủy.

[ 9 ]. Đối với Phạm Thị Đ3, Đ Thị P3, Nguyễn Thị P1, Nguyễn Thị Đ2 và Nguyễn Thị T3 chỉ đi làm thuê lấy công, không biết rừng mình chặt là loại rừng gì, có được cơ quan có thẩm quyền cho phép khai thác hay không nên Cơ quan điều tra không khởi tố là phù hợp quy định của pháp luật.

Đi với Triệu Thị K chỉ thừa nhận có chung nhau với Nguyễn Thị P trồng 30 ha diện tích rừng sau khai thác với Công ty Mai Sơn, không có việc chung nhau với P thuê người đi chặt, phá diện tích rừng tự nhiên của Công ty Mai Sơn như nêu ở trên. Cơ quan điều tra tiến hành đối chất giữ K với P và những người đi chặt phá rừng, Triệu Thị K đều khẳng định không chung nhau với P thuê người đi chặt, phá rừng tự nhiên của Công ty Mai Sơn. Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra xác minh xử lý sau là phù hợp với quy định của pháp luật.

[ 11 ]. Về án phí: Bị cáo phạm tội nên phải chịu án phí hình sự sơ thẩm, ngoài ra bị cáo còn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm, nhưng bị cáo thuộc gia đình hộ nghèo nên bị cáo được miễn toàn bộ án phí HSST và án phí DSST.

[ 12 ]. Về quyền kháng cáo: Bị cáo, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo bản án theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Tuyên bố: Bị cáo Nguyễn Thị P phạm tội “Hủy hoại rừng”.

Căn cứ vào: Điểm đ khoản 2 Điều 243; điểm b, s, x khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65 của Bộ luật hình sự.

Xử phạt: Nguyễn Thị P 36 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 05 năm, kể từ ngày tuyên án. Giao bị cáo cho UBND xã Y, huyện Lục Nam giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

Trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên thì Tòa án có thể A định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

Trường hợp bị cáo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo Luật thi hành án hình sự.

Về Trách nhiệm dân sự: Căn cứ Điều 584, Điều 585, Điều 586, Điều 589 của Bộ luật dân sự. Buộc bị cáo Nguyễn Thị P bồi Thường tiếp cho Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Mai Sơn số tiền 29.676.000đ ( Hai mươi chín triệu, sáu trăm bẩy mươi sáu nghìn đồng ).

Về vật chứng: Căn cứ Điều 47 Bộ luật hình sự, Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự. Tịch thu tiêu hủy 01 dao quắm bằng kim loại Đ3 đen, tổng chiều dài 63cm, lưỡi dao dài, chuôi dao dài 31cm, bản rộng nhất lưỡi dao là 03cm, chuôi lắp them cán gỗ, đầu dao cong; 01 dao quắm bằng kim loại Đ3 đen, tổng chiều dài 34cm, bản rộng nhất lưỡi dao là 04cm; 01 dao quắm bằng kim loại Đ3 đen, chuôi gỗ dài 34cm, tổng chiều dài 61cm, lưỡi dao sắc, bản rộng nhất lưỡi dao là 4,4cm, chuôi lắp thêm cán gỗ, đầu dao cong; 01 dao quắm bằng kim loại Đ3 đen, lưỡi dao sắc, đầu dao cong, lắp thêm chuôi gỗ, trên cán quấn dây chun Đ3 đen, tổng chiều dài 58cm, lưỡi dao dài 30cm, chuôi dao dài 28cm, bản rộng nhất lưỡi dao là 04cm; 01 dao quắm bằng kim loại Đ3 đen, lưỡi dao sắc, đầu dao cong, lắp thêm chuôi gỗ, tổng chiều dài 58cm, lưỡi dao dài 30cm, chuôi dao dài 28cm, bản rộng nhất lưỡi dao là 4,3cm.

Về án phí: Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Miến án phí hình sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm cho bị cáo.

Trường hợp bản án, A định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự. Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Về quyền kháng cáo: Áp dụng Điều 331, Điều 333 của Bộ luật tố tụng hình sự. Báo cho bị cáo có mặt biết, được quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Nguyên đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được tống đạt bản án hoặc bản án được niêm yết.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

682
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 25/2019/HSST ngày 16/05/2019 về tội hủy hoại rừng

Số hiệu:25/2019/HSST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Lục Nam - Bắc Giang
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 16/05/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về