Bản án 234/2018/HS-PT ngày 08/10/2018 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG

BẢN ÁN 234/2018/HS-PT NGÀY 08/10/2018 VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Vào ngày 08 tháng 10 năm 2018 tại Trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 158/TLPT-HS ngày 27 tháng 02 năm 2018 đối với các bị cáo: Trương Thị T về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Do có kháng cáo của bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 03/2018/HS-ST ngày 18/01/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

- Bị cáo có kháng cáo:

Trương Thị T, sinh năm: 1963 tại thành phố Hà Nội. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: thị xã B, tỉnh Đắk Lắk; chỗ ở: thị xã B, tỉnh Đắk Lắk; trình độ học vấn: 11/12; nghề nghiệp: Kinh doanh; con ông Trương Văn H và bà Trần Thị Đ; bị cáo có chồng là Nguyễn Văn N (đã chết) và có 04 con, lớn nhất sinh năm 1982, nhỏ nhất sinh năm 2000; tiền án, tiền sự: Không có.

Bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 30-5-2017, hiện đang tạm giam.

Có mặt.

Người bào chữa cho bị cáo: Luật sư La Văn T - Văn phòng Luật sư L, Đoàn luật sư tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

- Nguyên đơn dân sự: Ngân hàng phát triển V; Địa chỉ: thành phố Hà Nội.

Người đại diện theo ủy quyền: ông Đặng Minh Q - chức vụ: Phó Trưởng Văn phòng đại diện Ngân hàng phát triến tại thành phố Hồ Chí Minh (Văn bản ủy quyền số 2756/GUQ.NHPT-PC ngày 23-11-2017). Có mặt.

Địa chỉ: tỉnh Đắk Lắk.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn dân sự Ngân hàng phát triển V: Luật sư Đàm Quốc C - Luật sư thuộc Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn C, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội. Có mặt.

Địa chỉ: thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.

- Người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Ngân hàng E - Chi nhánh B (E B).

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Trường G - chức vụ: Phó phòng phụ trách Phòng khách hàng doanh nghiệp. Có mặt.

Địa chỉ: thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.

2. Ngân hàng phát triển V - Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực Đắlc Lắk - Đắk Nông. Có mặt.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Quốc V - chức vụ: Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực Đắk Lắk - Đắk Nông. Có mặt.

Địa chỉ:,thành phố B, tỉnh Đắk Lắk .

3. Ông Nguyễn Ngọc Đ; Trú tại: thị xã B, tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

4. Bà Bùi Thị Xuân T; Trú tại: thị xã B, tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

5. Bà Trần Thị Kim C; Trú tại: thị xã B, tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

6. Ông Nguyễn Quảng Hồng T; Trú tại: thị xã B, tỉnh Đắk Lắk, vắng mặt và đã có đơn xin xét xử vắng mặt.

7. Ông Bùi Tuấn V; Trú tại: thị xã B, tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

8. Bà Hào Thị L; Trú tại: tỉnh Đắk Lắk. Vắng mặt.

9. Ông Trần Hoài K; Trú tại: thành phố B, tỉnh Đắk Lắk. Vắng mặt.

10. Bà Nguyễn Thị Hồng L; Trú tại: thành phố B, tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

11. Ông A (Công ty E, Thụy Sỹ); Địa chỉ: thành phố Hồ Chí Minh. Vắng mặt.

12. Ông Vũ Việt H; Hiện đang bị giam giữ tại Trại tạm giam cong an tỉnh Đắk Nông, vắng mặt và đã có yêu cầu đề nghị xét xử vắng mặt.

13. Ông Trần Xuân L. Hiện đang bị giam giữ tại Trại giam Đắk Tân - Bộ Công an, vắng mặt và đã có đơn xin vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Doanh nghiệp tư nhân thương mại TN (sau đây viết tắt là DN TN), được thành lập theo giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế doanh nghiệp tư nhân số 6000665414 do Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp ngày 04/01/1997; ngành nghề kinh doanh: Mua bán cà phê, nông sản, lương thực và phân bón các loại...; Chủ doanh nghiệp là Trương Thị T, sinh năm 1963. Từ năm 2001 đến đầu năm 2009, quá trình kinh doanh cà phê, nông sản, DN TN đã thua lỗ kéo dài, thu không đủ chi, số tiền vay ngày càng lón, lãi suất tăng cao. Tính đến tháng 5/2009, DN TN đã thua lỗ, mất cân đối về khả năng thanh toán nợ 30 tỷ đồng. Lúc này, toàn bộ tài sản của Doanh nghiệp đã thế chấp tại các Ngân hàng thương mại để vay vốn, các khoản vay tại các Ngân hàng thương mại khi đến hạn, doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, giai đoạn này, doanh nghiệp đang trong tình trạng kinh doanh thua lỗ năm sau cao hơn năm trước, nên không có khả năng thanh toán nhanh đối với khoản nợ vay ngăn hạn.

Đầu năm 2009, Trương Thị T biết được thủ tục cho vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Đắk Lắk - Đắk Nông (sau đây viết tắt là Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông) đơn giản, nhưng theo quy định của Ngân hàng Phát triển V thì: “Chi nhánh có thể từ chối cho vay khi khách hàng thua lỗ liên tục trong nhiều năm” và ch! cho vay ngắn hạn. Do DN TN kinh doanh thua lỗ trong nhiều năm, tình hình tài chính không ổn định nên sẽ không đủ điều kiện để lập hổ sơ vay vốn tại Chi nhánh NHPT Dak Lak - Đắk Nông. Vì vậy, đê được Chi nhanh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông giải quyết cho vay vốn hỗ trợ xuất khẩu, bị cáo Trưong Thị Tính đã có hành vi gian dối trong việc lập hồ sơ vay vốn và sử dụng vốn vay, cụ thể: Bị cáo chỉ đạo cho Nguyễn Ngọc Đ, là Ke toán DN TN lập báo cáo tài chính không trung thực (kinh doanh thua lỗ nhưng báo cáo có lợi nhuận) nộp cho Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông xét duyệt cho vay vốn, các báo cáo tài chính thể hiện: Báo cáo tài chính năm 2007 thể hiện lợi nhuận: 1.613.282.410 đồng; Báo cáo tài chính năm 2008 thể hiện lợi nhuận: 973.604.778 đồng; Báo cáo tài chính đến ngày 31/5/2009 thể hiện lợi nhuận: 881.901.699 đồng; Báo cáo tài chính đến ngày 31/7/2009 thể hiện lợi nhuận: 809.901.699 đồng; Báo cáo tài chính đến ngày 30/9/2009 thể hiện lợi nhuận: 1.386,694.899 đồng; Báo cáo tài chính năm 2009 thể hiện lợi nhuận: 1.739.675.161 đồng. Nhưng thực tế, các năm 2007, 2008 và 2009, DN TN đều kinh doanh thua lỗ: Năm 2007 lỗ 06 tỷ đồng, năm 2008 lỗ 10 tỷ đồng và năm 2009 lỗ 17.303.313.594 đồng. Ngoài ra, trong quá trình lập hồ sơ vay vốn tại Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông, bị cáo Trương Thị T còn dùng các họp đồng nguyên tắc không phải là hợp đồng xuất khẩu và các bản ghi nhớ mua hàng không phải là họp đồng kinh tế để lập hồ sơ vay vốn và nộp các văn bản này cho Chi nhánh NHPT Đắlc Lắk - Đắk Nông, cụ thể:

Từ ngày 28/5/2009 đến ngày 06/8/2009, DN TN đã sử dụng 01 Họp đồng thương mại số 09/P/70578/G ký ngày 22/5/2009 với Công ty O International.Ltd - Singapore và 07 Họp đồng kinh tế (hợp đồng nguyên tắc) ký vói Công ty tránh nhiệm hữu hạn O Việt Nam, để ký kết 06 Hợp đồng tín dụng xuất khẩu (số 131, 136, 138, 146, 157, 161) vay tổng số tiền 100 tỷ đồng tại Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông, tài sản đảm bảo là tiền gửi cầm cố số tiền 15 tỷ đồng của doanh nghiệp tại Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông. Sau khi Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông giải ngân số vốn vay 100 tỷ đồng, DN TN không sử dụng tiền vay để thu mua cà phê xuất khẩu theo đúng mục đích vay trong hợp đồng tín đụng, mà sử dụng số tiền trên vào việc trả nợ chi trả cho các hoạt động khác của doanh nghiệp. Để có tiền trả nợ cho Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông, từ ngày 26/10/2009 - 01/4/2011, DN TN đã sử dụng nguồn tiền vay từ các ngân hàng thương mại, từ tiền ứng mua hàng của các doanh nghiệp, cá nhân và dùng chính tiền vay của Chi nhánh NHPT Đắlc Lắk - Đắk Nông để trả cho Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông số tiền 85.800.000.000 đồng và Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông phải xử lý tài sản đảm bảo số tiền 14.200.000.000 đồng để thu nợ đủ số tiền 100 tỷ đồng nợ gốc của 06 hợp đồng tín dụng trên; Tính đến tháng 7/2017, DN TN còn nợ tiền lãi là 9.162.717.606đồng, không còn nợ gốc đối với khoản vay 100 tỷ đồng nêu trên.

Từ tháng 11/2009 đến tháng 12/2009, DN TN tiếp tục sử dụng 08 họp đồng nguyên tắc (số 09/017, 09/018, 09/019, 09/020, 09/021, 09/022, 09/023, 09/024) ký với Công ty tránh nhiệm hữu hạn O Việt Nam để lập thủ tục vay 40 tỷ đồng theo 04 Họp đồng tín dụng xuất khẩu: số 301/2009 ngày 11/11/2009; số 311/2009 ngày 18/11/2009; số 316/2009 ngày 01/12/2009; số 319/2009 ngày 11/12/2009 (Sau đây gọi tắt là các hợp đồng số 301, 311, 316 và 319) tại Chi nhánh NHPT Đắlc Lắk - Đắk Nông. Tháng 01/2010, DN TN sử dụng 04 Bản ghi nhớ mua hàng (số MM1001, MM1002, MM10003, MM10004) ngày 15/01/2010 ký với Công ty E Agroindustrial Corp.Ltd - Thụy Sĩ,^đê lập thủ tục vay tại Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông theo 02 Hợp đồng tín dụng xuất khẩu số 01/2010 ngày 21/01/2010 và số 04/2010 ngày 22/01/2010 (Sau đay gọi tắt là hợp đồng số 01 và 04), để vay số tiền 25 tỷ đồng tại Chi nhánh NHTT Đắk Lắk Đắk Nông. DN TN tiếp tục sử dụng 15 tỷ đồng là tiền gửi cầm cố của 06 Hợp đồng tín dụng xuất khẩu (số 131, 136, 138, 146, 157, 161) làm tài sản đảm bảo tại Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Dale Nông (số tiền này là tài sản đảm bảo cho khoản vay 100 tỷ và sau đó bị xử lý đế thu nợ cho khoản vay 100 tỷ đồng mà DN TN đã vay truớc đó). Mục đích sử dụng tiền vay là để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh mặt hàng xuất khẩu.

Từ ngày 12/11/2009 đến ngày 16/12/2009, Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông đã giải ngân cho DN TN 40 tỷ đồng vốn vay theo 04 Hợp đồng tín dụng xuất khẩu số 301, 311, 316 và 319. Sau khi vay được 40 tỷ đồng, bị cáo T đã dùng phần lớn số tiền này đế trả nợ cho các ngân hàng thương mại và trả cho khoản vay trước đó tại Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông mà không sử dụng tiền vay để thu mua cà phê phục vụ xuất khẩu theo cam kết. Sau đó, để Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông không thu hồi vốn vay và tiếp tục giải quyết cho vay số tiền 25 tỷ đồng theo 02 hợp đồng tín dụng xuất khẩu số 01 và số 04, bị cáo Trương Thị T tiếp tục có hành vi gian dối như: Chỉ đạo cho Bùi Thị Xuân T, là Kế toán doanh nghiệp lập khống các phiếu chi tiền, phiếu nhập kho thể hiện thu mua cà phê của 305 hộ dân thuộc địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk với số tiền là 40.935.293.000 đồng, rồi đưa cho Kế toán Nguyễn Ngọc Đ và bị cáo T ký tên, sau đó đem nộp cho Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông để chứng minh việc sử dụng số tiền 40 tỷ đồng đã vay (Thực tế, 305 hộ dân trên không có cư trú tại địa phương). Trong các ngày 21 và 25/01/2010, Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông đã giải ngân cho DN TN 25 tỷ đồng vốn vay theo 02 Họp đồng tín dụng xuất khẩu số 01 và 04. Sau khi vay, DN TN không nộp chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn vay cho Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông.

Số tiền 65 tỷ đồng vay của Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông, bị cáo Trương Thị T đã sử dụng đê trả nợ cho các ngân hàng thương mại, trả nợ cho khoẫn vay trưỗc đó tại Chi nhánh NHPT Đẵk Lẩk - Đắk Nỗng, trả nợ cho các hộ dân có cà phê gửi kho tại doanh nghiệp và thu mua cà phê nhưng không xuất khẩu mà giao lại cho các Công ty đã cho DN TN ứng tiền mua cà phê trước đó, mà không thực hiện việc trả nợ cho Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông, cụ thể: Ngày 02/12/2009, chuyển khoản trả nợ cho Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông số tiền 10 tỷ đồng theo hợp đồng số 136 ngày 03/6/2009; ngày 20/11/2009, chuyển khoản trả nợ cho E B 04 tỷ đồng; ngày 12/11/2009, chuyển khoản cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên H 10 tỷ đồng, sau khi chuyển tiền, số tiền này được rút về đưa cho Trương Thị T quản lý, sử dụng; từ ngày 20/11/2009 đến ngày 21/01/2010, bị cáo Trương Thị T chỉ đạo rút 41 tỷ đồng tiền mặt (Ngày 20/11/2009 rút 6 tỷ đồng; ngày 16/12/2009 rút 10 tỷ đồng; ngày 21/01/2010 rút 15 tỷ đồng; ngày 25/01/2010 rút 10 tỷ đồng). Sau khi rút tiền, bị cáo T sử dụng 03 tỷ đồng tiền mặt để nộp trả nợ cho E B vào ngày 20/11/2009, số tiền 38 tỷ đồng còn lại do bị cáo T quản lý, sử dụng đe trả nợ cho các hộ dân có cà phê gửi kho tại doanh nghiệp và thu mua cà phê nhưng không xuất khẩu mà giao lại cho các Công ty đã cho DN TN ứng tiền mua cà phê trước đó.

Ngày 16/6/2010, DN TN và Công ty TNHH O Việt Nam đã ký biên bản hủy 08 hợp đồng nguyên tắc (số 09/017, 09/018, 09/019, 09/020, 09/021, 09/022, 09/023, 09/024), với lý do không thống nhất được giá bán và các điều khoản trong họp đồng.

 Kết quả xác minh tại Công ty tránh nhiệm hữu hạn O Việt Nam thể hiện: Công ty tránh nhiệm hữu hạn O Việt Nam không có thẩm quyền ký kết các hợp đồng xuất khẩu; 08 họp đồng nêu trên là hợp đồng nguyên tắc, khi DN TN giao hàng, nếu muốn xuất khẩu thì phải ký kết họp đồng xuất khẩu với Văn phòng đại diện Công ty O International Singapore tại Việt Nam; nếu bán hàng nội địa thì ký kết hợp đồng mua bán nội địa với Công ty tránh nhiệm hữu hạn O Việt Nam.

Kết quả thực hiện ủy thác Tư pháp hình sự với Liên bang Thụy Sĩ và

Công văn số ACOM-CV/05-2013 ngày 24/01/2013 số 14-2014/ACOM-CV

ngày 17/02/2014 của Công ty tránh nhiệm hữu hạn Thương phẩm Atlantic Việt

Nam, xác định: 04 văn bản số MM1001, MM1002, MM10003, MM10004 ngày

15/01/2010 giữa DNTN TN với Công ty E - Thụy Sĩ không tương thích với các giao dịch hợp đồng kinh tế của Công ty E - Thụy Sĩ. Công ty E - Thụy Sĩ có Giấy uỷ quyền ngày 02/02/2009 cho ông A làm đại diện hợp pháp để ký kết các hợp đồng giao dịch mua cà phê tại Việt Nam.

Kết quả làm việc với ông A - người, ký kết Bản ghi nhớ với DN TN xác định: Các Bản ghi nhớ mua hàng số MM1001, MM1002, MM10003, MM10004 ngày 15/01/2010 mà ông A ký với DN TN, xác định đây chỉ là bản ghi nhớ thế hiện việc DN TN có chào giá mặt hàng cà phê cho Công ty E và có dự định ký kết họp đồng mua bán trong tương lai. Các bản ghi nhớ này không được xem là giao dịch mua bán thực tế, không phải là hợp đồng kinh tế. Do không thương lượng được việc mua bán cà phê nhân nên ông A không ký kết họp đồng kinh tế về việc mua bán cà phê với DN TN theo nội dung của 04 bản ghi nhớ nêu trên.

Tại Công văn số 11452/BCT-PC ngày 09/12/2011 và Công văn số

5154/BCT -PC ngày 13/6/2017 của Bộ Công thương, xác định: Các hợp đồng đã ký kết giữa TN với Công ty tránh nhiệm hữu hạn O Việt Nam không thuộc trường hợp hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, không thể hiện hoại động xuất khẩu, không có căn cứ để cho rằng đây là các họp đồng xuất khẩu.

Tại Bản kết luận giám định số 1317/KLGĐ-STC ngày 09/6/2017 của Giám định viên Sở Tài chính tỉnh Đăk Lắk, xác định: Đối vói việc Chi nhánh NHPT cho vay 04 hợp đồng tín dụng xuất khẩu vói tổng số tiền 40 tỷ đồng theo

08 hợp đồng kinh tế (hợp đồng nguyên tắc) ký kết giữa DN TN với Công ty tránh nhiệm hữu hạn O Việt Nam: Không có căn cứ đế xác định 08 hợp đồng kinh tế giữa DN TN vói Công ty tránh nhiệm hữu hạn O Việt Nam là hợp đồng xuất khẩu, nên 08 hợp đồng này không đảm bảo tính họp pháp, họp lệ và không thuộc đối tượng cho vay của Ngân hàng phát triển. Việc Chi nhánh NHPT Đắk

Lắk - Đắk Nông ký kết 04 họp đồng tín dụng xuất khẩu đối với DN TN theo 08

hợp đồng kinh tế nêu trên là không đúng quy định của Nhà nước.

Tại Chứng thư thẩm định giá ngày 03/11/2015 do Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông cung cấp thể hiện: Giá trị tài sản đảm bảo là Quyền sử dụng đất của DN TN được định giá là 2.497.824.000 đồng; tiền cầm cố đảm bảo và tiền lãi của tiền cầm cố là 2.362.595.233 đồng.

Như vậy, sau khi trừ đi trị giá tài sản bảo đảm và tiền cầm cố đảm bảo, thì

bị cáo Trương Thị T đã chỉếm đoạt của Chi nhánh NHPT Đắk Lắlc - Đắk Nông số tiền 60.139.580.767 đồng (Sáu mươi tỷ một trăm ba mươi chín triệu năm trăm tám mươi nghìn bảy trăm sáu mươi bảy đồng).

Từ tháng 01/2011 đến tháng 04/2017, Trương Thị T đã tự nguyện nộp cho Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắlc Nông 6.127.372.000 đồng để khắc phục một phần hậu quả. Tính đến tháng 7/2017, các khoản nợ vay của DN TN tại Chi nhánh NHPT Đắk Lắlc - Dale Nông và các Chi nhánh ngân hàng thương mại đã quá hạn 100%, tài sản thế chấp đảm bảo của DN TN có tổng giá trị ít hơn so với

dư nợ. Cụ thể: Nợ 05 ngân hàng thương mại, 04 doanh nghiệp, 01 cá nhân và nợ thuế là: 122.306.828.567 đồng (Trong đó: Nợ gốc 62.284.103.001 đ và nợ lãi tạm tính là 60.022.725.566đ); Nợ Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông là:

185.015.145.626 đồng (Trong đó: Nợ gốc 56.510.032.767d; nợ lãi

128.505.112.859đ). Tổng giá trị tài sản còn lại của Trương Thị T được Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Đăk Lắk xác định trị giá là

42.232.000.000 đồng (Các tài sản này đều đã được thế chấp tại các ngân hàng, doanh nghiệp và giá trị tài sản không đủ đế thanh toán nợ gốc và lãi); công nợ

phải thu của doanh nghiệp còn lại 14.969.500.000 đồng từ Công ty Trí Việt và

115,918 tấn cà phê nhân của 03 cá nhân nhưng không có khả năng thu hồi. Hiện nay, Trương Thị T không còn tài sản nào khác, DN TN không còn hoạt động kinh doanh, không còn nguồn doanh thu và lợi nhuận đế thanh toán cho các

khoản công nợ.

Quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã thu giữ của bị cáo Trương

Thị T 01 CMND; 01 điện thoại di động và 02 sổ hợp đồng năm 2009 và năm

2010 của DN TN.

Đối với việc lập các Báo cáo tài chính phản ánh không đúng thực tế kinh doanh của doanh nghiệp (kinh doanh lỗ nhưng báo cáo có lợi nhuận) rồi lập hồ sơ vay của Chi nhánh NHPT Đăk Lăk - Đăk Nông trong thời gian từ ngày

28/5/2009 đến ngày 06/8/2009, số tiền vay là 100 tỷ đồng của Trương Thị T đã thể hiện hành vi gian dối. Tuy nhiên, sau khi cho vay Chi nhánh NHPT Đắk Lắk

- Đắk Nông đã thu hồi toàn bộ số tiền 100 tỷ đồng mà ĐN TN đã vay theo 06

Hợp đồng tín dụng xuất khẩu số 131, 136, 138, 146, 157, 161, cụ thể: DN TN đã trả nợ 85.800.000.000 đồng và ngày 01/04/2011 Ghi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông đã xử lý số tiền 14.200.000.000 đồng là tài sản đảm bảo. Do không có hậu quả xảy ra, nên Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk không đề cập xử lý đối với hành vi gian dối nêu trên của Trương Thị T.

* Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 03/2018/HS-ST ngày 18/01/2018 của

Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đã quyết định:

- Tuyên bố: Bị cáo Trương Thị T phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139 của Bộ luật Hình sự năm 1999; điểm b, s, v khoản 1 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội.

Xử phạt: Bị cáo Trương Thị T tù chung thân. Thòi hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị bắt tạm giữ, tạm giam, ngày 30/5/2017.

- Về bồi thường thiệt hại: Áp dụng khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm

2015; áp dụng Điều 584, Điều 585 và Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015.

- Buộc bị cáo Trương Thị T phải có trách nhiệm bồi thường cho Ngân hàng Phát triển V số tiền đã chiếm đoạt chưa bồi thường là 56.510.032.767 đồng. Áp dụng khoản 2 Điều 357 của Bộ luật dân sự năm 2015 để tính lãi suất

trong giai đoạn thi hành án khi đương sự có đơn yêu cầu thi hành án.

- Ngân hàng phát triển V được quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản thế chấp mà Doanh nghiệp tư nhân thương mại TN đã thế chấp tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực Đắk Lắk - Đắk Nông là quyền sử dụng đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AM 204453, do ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk cấp ngày 13/8/2008, đứng tên Doanh nghiệp tư nhân thương mại TN, địa chỉ tại phường Đạt Hiếu, thị xã B, tỉnh Đắk Lắk, theo quy định của pháp ĩuật để thu hồi khoản tiền mà bị cáo phải bồi thường.

- Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn dân sự Ngân hàng Phát triển V về việc yêu cầu bị cáo bồi thường tiền lãi của số tiền chiếm đoạt chưa bồi thường tính đến ngày 18/01/2018 là 130.134.898.216 đồng.

- Không chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng phát triển V về việc buộc Ngân hàng E - Chi nhánh B (E B) phải chuyển trả lại số tiền 07 (bảy) tỷ đồng cho Ngân hàng phát triển V.

Ngoài ra, bản án còn tuyên quyết định về phần án phí; quyền kháng cáo,

xử lý vật chứng theo quy định của pháp luật.

Ngày 22 tháng 01 năm 2018 bị cáo Trương Thị T kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Trong thời hạn luật định Ngân hàng Phát triển V kháng cáo yêu cầu bị cáo phải bồi thường tiền lãi của số tiền chiếm đoạt chưa bồi thường tính đến ngày

18/01/2018 là 130.134.898.216 đồng và buộc Ngân hàng E - Chi nhánh B (E B)

phải chuyển trả lại số tiền 07 (bảy) tỷ đồng cho Ngân hàng phát triển V.

Tại phiên toà phúc thẩm hôm nay:

Bị cáo Trương Thị T và Ngân hàng Phát triển V vẫn giữ nguyên yêu cầu

kháng cáo.

Ý kiến của Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại

Đà Nẵng:

Tại phiên toà phúc thẩm hôm nay, bị cáo Trương Thị T đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Do đó, có đủ cơ sở xác định: Doanh nghiệp của bị cáo kinh doanh thua lỗ lên tục nhiều năm nhưng lại quyết toán báo cáo gian dối kinh doanh có lãi để lập hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng phát triển V, sau đó đã chiếm đoạt số tiền 56.510.032.767 đồng. Hành vi của bị cáo đã cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Toà án cấp sơ thẩm đã áp dụng điểm a khoản 4

Điều 139 của Bộ luật Hình sự năm 1999; điểm b, s, v khoản 1 Điều 51; khoản 1 Điều

48; điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự năm 2015 xử phạt bị cáo mức án tù chung thân là phù hợp, không nặng, tương xứng với tính chất, mức độ và hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra. Do đó, không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo và ý kiến tranh luận của Luật sư về xem xét lại tội danh của bị cáo. Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của bị cáo, giữ nguyên quyết định của Bản án sơ thẩm.

Đối với kháng cáo của Ngân hàng phát triển V:

Về yêu cầu bị cáo T phải có trách nhiệm trả số tiền thiệt hại phát sinh là khoản tiền lãi 130.134.898.216 đồng, Xét thấy, để bị cáo T vay được vốn và sau đó chiếm đoạt số tiền vay cũng có một phần lỗi do có hành vi sai trái của các cán bộ Ngân hàng, hiện nay đã và đang tiếp tục xử lý trách nhiệm hình sự. Do đó, đối với số tiền thiệt hại này Ngân hàng phát triển V cũng phải gánh chịu một phần hậu quả.

Về yêu cầu Ngân hàng E B phải chuyển trả lại số tiền 07 tỉ đồng mà bị cáo T đã dùng số tiền vay được của Ngân hàng phát triển V chuyển trả cho Ngân hàng E B. Xét thấy, trong quá trình kinh doanh việc dùng số tiền vay được của các cá nhân hay các tổ chức tín dụng này trả cho các cá nhân hay tổ chức tín dụng khác là hoạt động bình thường. Trường hợp của Ngân hàng E B nhận tiền trả nợ vay của bị cáo T là ngay tình, không biết số tiền này do phạm tội mà có; đồng thời, Ngân hàng E B cũng đã thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản thế chấp.

Do đó, không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của Ngân hàng phát triển

V.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Trương Thị T cho rằng: Toà án cấp sơ

thẩm xử phạt bị cáo tù chung thân là quá nặng; chưa làm rõ về động cơ tư lợi cá nhân của bị cáo; đối với 04 bản ghi nhớ mà bị cáo đã ký với Công ty E Agroindustrial Corp.Ltd - Thụy Sĩ, là hoạt động thương mại bình thường và có thể thực hiện được nên việc bị cáo ký kết các hợp đồng tín dụng số 01 và

04 vay số tiền 25 tỷ đồng là đúng quy định . Vì vậy, cần xem xét lại số tiền đã truy tố đối với bị cáo. Toà án cấp sơ thẩm cho rằng bị cáo có hành vi gian dối lập báo cáo tài chính sai, khống và sử dụng 08 hợp đồng nguyên tắc và

04 bản ghi nhớ để lập hồ sơ vay vốn chiếm đoạt tài sản . Tuy nhiên việc bị cáo lập báo cáo tài chính có lợi nhuận chỉ nhằm mục đích được vay tiền để

phục vụ hoạt động kinh doanh, đây không phải là thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt, đồng thời thủ tục hồ sơ vay thực hiện theo đúng quy định và đã được Ngân hàng thẩm định, nên việc truy tố bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, là không có cơ sở vững chắc. Đề nghị Hội đồng xét xử đánh giá về hành vi và thủ đoạn gian dối có trước hay có sau khi vay, để xác định đúng về tội danh

và hành vi của bị cáo.

Về tình tiết giảm nhẹ: Tại thời điểm bị cáo vay tiền, thực tế thị trường cà phê tại Đắk Lắk có nhiều biến động, giá cả lên xuống thất thường nên bị cáo đã không thực hiện được việc thu mua cà phê nhân để thực hiện hoạt động xuất khẩu như mục đích của hợp đồng vay, dẫn đến không có khả năng trả nợ vay; bị cáo phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do tự mình gây ra, là tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 46 của Bộ luật Hình sự năm 1999; bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; mặc dù khó khăn nhưng bị cáo cũng đã tự nguyện nộp số tiền 6.127.372.000 đồng và sau khi xét xử sơ thẩm bị cáo đã nộp tiếp số tiền 300.000.000đồng để khắc phục một

phần hậu quả; Toà án cấp sơ thẩm bỏ sót tình tiết giảm nhẹ bị cáo là gia đình có công với cách mạng. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét áp dụng Điều 47

Bộ luật hình sự năm 1999 để áp dụng mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt. Mặc khác, như đã phân tích trên, hành vi của bị cáo thoả mãn dấu hiệu tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” nên đề nghị Hội đồng xét xử chuyển tội danh cho bị cáo cho phù hợp với p háp luật.

Ý kiến của bị cáo Trương Thị T: Đồng ý với quan điểm bào chữa của Luật sư và không có ý kiến bào chữa và bổ sung.

Ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn dân sự và đại diện nguyên đơn dân sự cho rằng: Đối với Hợp đồng số 311, số tiền giải ngân là 10 tỷ đồng vào ngày 20/11/2009 thì Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông đã giải ngân chuyển vào tài khoản của DN TN tại Ngân hàng Ngoại thương, chi nhánh Đắk Lắk, sau đó DN TN đã chuyển khoản cho E B 04 tỷ đồng, tiếp đó DN TN rút tiền về nhập quỹ và dùng 03 tỷ đồng tiền mặt để trả cho E B. Vì vậy, số tiền chiếm đoạt của Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông, bị cáo đã dùng 07 tỷ đồng để trả cho E B. Đây là tiền do bị cáo phạm tội mà có, nên là vật chứng của vụ án phải trả lại cho chủ sỡ hữu. Đề nghị Hội đồng xét xử buộc E B phải chuyển trả lại số tiền 07 tỷ đồng cho Ngân hàng phát triển V. Đối với số tiền bị cáo chiếm đoạt chưa bồi thường, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giải quyết theo qui định của pháp luật.

Ý kiến của đại diện Ngân hàng phát triển V: Theo ý kiến của Kiểm sát viên, Luật sư bào chữa cho bị cáo cho rằng Ngân hàng phải chứng minh thiệt hại của số tiền này, do huy động vốn nhiều đợt, nhiều nguồn và với lãi suất khác nhau nên không thể chứng minh cụ thể được; đề nghị Hội đồng giải quyết theo qui định của pháp luật.

Ý kiến của Ngân hàng E - Chi nhánh thành phố B (E B): Ngày

20/11/2009 Doanh nghiệp TN chuyển khoản từ tài khoản của doanh nghiệp tại

Ngân hàng Ngoại thương, Chi nhánh Đắk Lắk để trả nợ vay cho E B số tiền là

04 tỷ đồng và nộp tiền mặt số tiền 03 tỷ đồng để trả nợ vay. Số tiền này do doanh nghiệp tự nguyện trả nợ và E B thu nợ hoàn toàn ngay thẳng và hợp pháp; hợp đồng vay cũng đã được thanh lý, E B đã giải chấp đối với tài sản thế chấp và quan hệ tín dụng đối với hợp đồng này đã kết thúc. Số tiền 04 tỷ đồng được chuyển từ tài khoản của Doanh nghiệp TN sang E B, chứ không phải trực tiếp từ Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông sang cho E B, còn 03 tỷ đồng do nhân

viên của Doanh nghiệp TN nộp tiền mặt. Do đó, đại diện Chi nhánh NHPT Đắk Lắk - Đắk Nông cho rằng đây là tiền do bị cáo chiếm đoạt, là vật chứng của vụ án và yêu cầu E B phải hoàn trả số tiền 07 tỷ đồng là không có cơ sở và không phù hợp. Đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên quyết định bản án hình sự sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN:

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra, xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận thấy như sau:

Xét yêu cầu kháng cáo của bị cáo và kháng cáo của Ngân hàng phát triển

V:

 [1] Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, lời khai của bị cáo Trương Thị T

phù hợp với lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra, với lời khai của đại diện nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và phù hợp với các chứng cứ, tài liệu đã được thu thập có trong hồ sơ vụ án. Do đó, có đủ cơ sở kết luận: Bị cáo Trương Thị T đã có thủ đoạn gian dối, lập các báo cáo tài chính không trung thực, Doanh nghiệp TN kinh doanh thua lỗ trong nhiều năm liên tục, nhưng lại lập báo cáo có lợi nhuận và dùng các hợp đồng nguyên tắc không phải là hợp đồng xuất khẩu và các bản ghi nhớ mua hàng, không phải là hợp đồng kinh tế, để lập hồ sơ vay vốn nhằm chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng phát triển V, Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực Đắk Lắk - Đắk Nông. Từ ngày 11/11/2009 đến ngày 22/01/2010, thông qua việc ký kết 06 Hợp đồng vay vốn tín dụng xuất khẩu số 301, 311, 316, 319, 01 và 04 với Ngân hàng phát triển V, Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực Đắk Lắk - Đắk Nông, đã được giải ngân số tiền vay là 65.000.000.000 đồng. Sau khi được giải ngân số tiền 40.000.000.000 đồng theo các hợp đồng số 301, 311, 316 và 319, bị cáo tiếp tục có hành vi gian dối là

kho thể hiện có chứng minh việc sử dụng số tiền 40 tỷ đồng đã vay, mục đích để được giải ngân tiếp và chiếm đoạt số tiền 25 tỷ đồng theo hợp đồng số 01 và số 04. Tổng số tiền vay được giải ngân là 65.000.000.000 đồng, sau khi đã trừ đi khoản tiền cầm cố bảo đảm và tiền lãi của tiền cầm cố là 2.362.595.233 đồng và giá trị tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất thế chấp có giá trị là 2.497.824.000 đồng, thì bị cáo đã chiếm đoạt của Ngân hàng phát triển V, Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực Đắk Lắk - Đắk Nông số tiền là 60.139.580.767 đồng. Vì vậy, hành vi của bị cáo Trương Thị T đã phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 139 của Bộ luật Hình sự năm 1999, không có căn cứ để chấp nhận ý kiến của Luật sư đề nghị Hội đồng xét xử xem xét chuyển tội danh cho bị cáo T.

 [2]. Toà án cấp sơ thẩm khi quyết định hình phạt đã xem xét và vận dụng đầy đủ các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như: Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; bị cáo đã khắc phúc hậu quả nộp số tiền 6.127.372.000 đồng cho Ngân hàng phát triển V, Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực Đắk Lắk - Đắk Nông; quá trình hoạt động kinh doanh bị cáo và doanh nghiệp có nhiều thành tích xuất sắc và có nhiều đóng góp cho hoạt động xã hội, được các cấp khen thưởng, đây là những tình tiết giảm nhẹ được quy định tại các điểm b, s, v khoản 1

Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015. Tuy nhiên, xét thấy hành vi phạm tội của bị cáo và hậu quả do bị cáo gây ra là đặc biệt nghiêm trọng ; đã xử phạt bị

cáo T ví mức án tù chung thân là phù hợp với tính chất, mức độ và hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, có như vậy mới đảm bảo việc cải tạo, giáo dục riêng đối với bị cáo và có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung trong xã hội. Sau khi xét xử sơ thẩm, gia đình bị cáo đã nộp 300.000.000 đồng tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk để khắc phục hậu quả và cung cấp tài liệu thể hiện bố của bị cáo là người có công với cách mạng. Xét thấy đây là những tình tiết giảm nhẹ mới nhưng số tiền bị cáo T khắc phục quá ít so với số tiền còn phải khắc phục. Do đó, không có cơ sở để xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

 [3]. Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

Đối với yêu cầu kháng cáo của đại diện Ngân hàng phát triển V và và ý

kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Ngân hàng:

 [3.1]. Về yêu cầu bị cáo T phải bồi thường thiệt hại tiền lãi của số tiền chiếm đoạt chưa bồi thường tính đến ngày 18/01/2018 là 130.134.898.216 đồng. Hội đồng xét xử xét thấy, số tiền 60.139.580.767 đồng là số tiền bị cáo T phạm tội mà có; hơn nữa, để bị cáo vay được số tiền này cũng có một phần trách nhiệm của các cán bộ Ngân hàng. Do đó, Toà án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng phát triển V là có cơ sở. Hiện nay, 06 cán bộ Ngân hàng phát triển đang bị Cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự; vì vậy, số tiền bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của Ngân hàng sẽ được giải quyết cùng trong vụ án với các cán bộ Ngân hàng phát triển V.

 [3.2]. Về yêu cầu Ngân hàng E B phải chuyển trả lại số tiền 07 tỷ đồng cho Ngân hàng phát triển V: Xét thấy Doanh nghiệp TN sau khi được Ngân hàng phát triển V giải ngân số tiền vay đã không sử dụng để kinh doanh mà ngày

20/11/2009 DN TN lại dùng một phần số tiền này chuyển khoản từ tài khoản của doanh nghiệp tại Ngân hàng Ngoại thương, chi nhánh Đắk Lắk để trả nợ vay cho E B số tiền là 04 tỷ đồng và nộp tiền mặt số tiền 03 tỷ đồng để trả nợ vay. Tuy

nhiên, Ngân hàng E B không biết và cũng không thuộc trường hợp buộc phải biết số tiền khách hàng trả nợ là nguồn tiền xuất phát từ đâu, có trái pháp luật không. Đồng thời, sau khi nhận được số tiền trả nợ, Ngân hàng E B đã xoá chấp, trả lại tài sản thế chấp cho bị cáo T. Vì vậy, không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu kháng cáo này của Ngân hàng phát triển V.

 [4]. Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử xét thấy bị cáo T kháng cáo tuy có 02 tình tiết giảm nhẹ mới nhưng không đủ cơ sở để làm căn cứ xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo; ý kiến của Kiểm sát viên là phù hợp cần chấp nhận, không chấp nhận yêu cầu kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo T và kháng cáo của Ngân hàng phát triển V, giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm.

 [5]. Các quyết định khác của Bản án hình sự sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị Hội đồng xét xử không xem xét.

 [6]. Về án phí: Do kháng cáo không được chấp nhận nên bị cáo T phải chịu 200.000đ án phí hình sự phúc thẩm; Ngân hàng phát triển V phải chịu

300.000 đồng án phí dân sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên;

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 355; Điều 356 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị cáo Trương Thị T và kháng

cáo của Ngân hàng phát triển V, giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số

03/2018/HS-ST ngày 18/01/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139 của Bộ luật Hình sự năm 1999; điểm b, s, v khoản 1 Điều 51; khoản 1 Điều 48; điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự năm 2015; Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuyên xử:

1. Về hình phạt:

Xử phạt: Bị cáo Trương Thị T tù chung thân, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị bắt tạm giữ, tạm giam, ngày 30/5/2017.

2. Về bồi thường thiệt hại: Áp dụng Điều 584, Điều 585 và Điều 589 của

Bộ luật Dân sự năm 2015.

- Buộc bị cáo Trương Thị T phải có trách nhiệm bồi thường cho Ngân hàng Phát triển V số tiền đã chiếm đoạt chưa bồi thường là 56.510.032.767

đồng (Năm mươi sáu tỷ năm trăm mười triệu không trăm ba mươi hai nghìn bảy trăm sáu mươi bảy đồng). Áp dụng khoản 2 Điều 357 của Bộ luật dân sự năm 2015 để tính lãi suất trong giai đoạn thi hành án khi đương sự có đơn yêu

cầu thi hành án.

- Ngân hàng phát triển V được quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản thế chấp mà Doanh nghiệp tư nhân thương mại TN đã thế chấp tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực Đắk Lắk - Đắk Nông là quyền sử dụng đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AM 204453, do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk cấp ngày 13/8/2008, đứng tên Doanh nghiệp tư nhân thương mại TN, địa chỉ tại phường Đạt Hiếu, thị xã B, tỉnh Đắk Lắk, theo quy định của pháp luật để thu hồi khoản tiền mà bị cáo phải bồi thường.

3. Các quyết định khác của Bản án hình sự sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị .

4. Về án phí: Áp dụng Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý, sử dụng án phí lệ, phí Tòa án.

Bị cáo Trương Thị T phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm;

200.000 đồng án phí hình sự phúc thẩm và 164.510.000 đồng (Một trăm sáu mươi tư triệu năm trăm mười nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm. Ngân hàng phát triển V phải chịu 300.000 đồng án phí dân sự phúc thẩm nhưng được khấu trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp theo Biên lai thu tiền số 0005537 ngày

07/3/2018 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

592
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 234/2018/HS-PT ngày 08/10/2018 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Số hiệu:234/2018/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 08/10/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về