Bản án 23/2020/DS-PT ngày 18/05/2020 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm xây dựng

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

BẢN ÁN 23/2020/DS-PT NGÀY 18/05/2020 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM XÂY DỰNG

Ngày 18 tháng 5 năm 2020 tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Tuyên Quang mở phiên tòa xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 51/2019/TLPT-DS ngày 23 tháng 12 năm 2019 về việc "Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm xây dựng".

Do bản án dân sự sơ thẩm số 82/2019/DS-ST ngày 07/10/2019 của Tòa án nhân dân thành phố T bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 09/2020/QĐ-PT, ngày 21 tháng 2 năm 2020, giữa các đương sự:

* Nguyên đơn: Ban quản lý D

Địa chỉ: Số 150, đường Xuân Hòa, phường X, thành phố T, tỉnh Tuyên Quang.

Ni đại diện theo pháp luật: Ông Trần Viết Đ - Chức vụ: Giám đốc.

Người đại diện theo uỷ quyền: Ông Lê Duy C - Chức vụ: Chuyên viên phòng Kỹ thuật - Thẩm định, có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: Ông Đàm Quốc F - Luật sư thuộc Công ty luật TNHH MTV Quốc Cường - Đoàn luật sư tỉnh Tuyên Quang, có mặt.

* Bị đơn: Tng công ty bảo hiểm P

Địa chỉ: Số 21, tầng 22, Tòa nhà MIPECTOWER, số 229 Tây Sơn, T, Hà Nội.

Ni đại diện theo pháp luật: Ông Đào Hải N - Chức vụ: Tổng Giám đốc.

Ni đại diện theo uỷ quyền:

1. Ông Nguyễn Hoàng H, có mặt.

2. Phạm Thị Hồng H1, có mặt.

Luật sư của văn phòng luật sư NG Hoàng Hải và cộng sự - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

 Địa chỉ số 37, BT3, Bán đảo L, phường X, quận M, thành phố Hà Nội.

* Người kháng cáo: Bị đơn Tổng công ty bảo hiểm P

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Tại đơn khởi kiện, bản tự khai, biên bản hoà giải, nguyên đơn trình bày: Ban quản lý D được thành lập theo Quyết định số 422/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang. Trên cơ sở sát nhập các ban: Ban quản lý nâng cấp tỉnh lộ ADB; Ban quản lý dự án giao thông nông thôn 3; ban quản lý dự án giao thông; ban quản lý dự án vốn sự nghiệp kinh tế thuộc sở giao thông vận tải; Là đơn vị kế thừa quyền và nghĩa vụ của 04 ban nêu trên, Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh được giao quyền tự chủ, không phải là đơn vị kinh doanh, không có mục đích lợi nhuận, với chức năng là chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông được giao. Năm 2015 ban quản lý tỉnh lộ ADB được giao nhiệm vụ chủ đầu tư, dự án công trình cải tạo, nâng cấp đường Thổ Bình - Thượng Lâm, huyện B, tỉnh Tuyên Quang (đoạn Km0+00 - Km8+831,37) đã thực hiện việc lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức chào hàng cạnh tranh gói thầu bảo hiểm xây dựng công trình nêu trên.

Tng công ty bảo hiểm P là nhà thầu trúng thầu gói thầu số 09: Bảo hiểm xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp đường Thổ Bình - Thượng Lâm, huyện B, tỉnh Tuyên Quang (đoạn Km0+00 - Km8+831,37) theo Quyết định số 283/QĐ- SGTVT ngày 30/6/2015 của Sở GTVT Tuyên Quang. Tổng công ty bảo hiểm P ủy quyền cho Công ty bảo hiểm PJICO Tuyên Quang ký hợp đồng với Ban Quản lý dự án nâng cấp tỉnh lộ ADB (nay là Ban quản lý D) theo giấy ủy quyền số 273/2015/PJICO-GUQ ngày 26/6/2015 của Tổng Giám đốc Tổng công ty bảo hiểm P. Ban Quản lý dự án nâng cấp tỉnh lộ ADB - Sở GTVT Tuyên Quang và Công ty Bảo hiểm PJICO Tuyên Quang ký hợp đồng số 01/HĐ-BHXD ngày 08/7/2015 về bảo hiểm xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp đường Thổ Bình - Thượng Lâm, huyện B, tỉnh Tuyên Quang (đoạn Km0+00 - Km8+831,37) với các điều khoản chính như sau:

- Bên được bảo hiểm: Ban Quản lý dự án nâng cấp tỉnh lộ ADB - Sở GTVT Tuyên Quang (nay là Ban quản lý D); Các nhà thầu và các đơn vị khác có liên quan trực tiếp đến công trình;

- Bên bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm PJICO Tuyên Quang;

- Loại hình bảo hiểm: Bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng và lắp đặt;

- Đối tượng bảo hiểm: Theo quy tắc bảo hiểm rủi ro về xây dựng và lắp đặt và các điều khoản bổ sung trong hợp đồng;

- Quyền lợi được bảo hiểm: Bên bảo hiểm sẽ bồi thường cho Bên được bảo hiểm những tổn thất, thiệt hại vật chất trực tiếp, bất ngờ và không lường trước được xảy ra trong quá trình thi công và thời gian bảo hành công trình (12 tháng) cho toàn bộ công trình cải tạo, nâng cấp đường Thổ Bình - Thượng Lâm, huyện B, tỉnh Tuyên Quang (đoạn Km0+00 - Km8+831,37) do bất kỳ nguyên nhân gì không bị loại trừ trong Quy tắc bảo hiểm xây dựng gây nên.

Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của Chủ đầu tư/Chủ thầu phát sinh đối với tính mạng, thương tật thân thể hay/và thiệt hại tài sản của Bên thứ 3 trong quá trình thực hiện công trình.

- Số tiền bảo hiểm tổn thất vật chất: 92.350.673.000 đồng;

- Thời hạn bảo hiểm: Bảo hiểm công trình tính từ thời điểm bắt đầu thi công từng hạng mục đến khi hoàn thành bàn giao công trình đưa vào sử dụng và cộng thêm thời gian bảo hành công trình 12 tháng (thời điểm bắt đầu thi công ngày 22/9/2015). Bên được bảo hiểm cam kết cho đến ngày ký kết Hợp đồng bảo hiểm chưa có phát sinh khiếu nại nào đối với công trình được bảo hiểm.

- Phí bảo hiểm: 240.000.000 đồng (Đã bao gồm 10% thuế VAT);

- Trách nhiệm của Bên bảo hiểm: Hướng dẫn Bên được bảo hiểm trong việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm và các thủ tục cần thiết khi có tổn thất xảy ra; Sau khi nhận được thông báo có tổn thất của Bên được bảo hiểm, sau 48 giờ Bên bảo hiểm (hoặc đại diện Bên bảo hiểm) phải có mặt tại hiện trường để cùng Bên được bảo hiểm và các đơn vị liên quan khác tiến hành giám định và lập biên bản giám định hiện trường. Nếu quá thời hạn mà Bên bảo hiểm không có mặt thì Bên được bảo hiểm phải chấp nhận hiện trường và biên bản giám định mà Bên được bảo hiểm cùng các đơn vị liên quan lập; Sau khi nhận đủ hồ sơ khiếu nại của Bên được bảo hiểm, Bên bảo hiểm phải giải quyết bồi thường và thông báo kết quả cho Bên được bảo hiểm trong vòng 30 ngày phù hợp với Quy tắc bảo hiểm xây dựng và lắp đặt nêu trên, đồng thời Bên bảo hiểm tạm ứng trước tối đa 50% số tiền bồi thường tạm tính trước khi hoàn tất thủ tục khiếu nại cho Bên được bảo hiểm để nhanh chóng khắc phục tổn thất, đảm bảo tiến độ thi công công trình; Bên bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với Bên được bảo hiểm và các Bên liên quan thu thập hồ sơ bồi thường sau khi có tổn thất xảy ra; Bên bảo hiểm phải có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở Bên được bảo hiểm về hiệu lực của thời hạn bảo hiểm.

- Trách nhiệm của Bên được bảo hiểm: Thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ cho Bên bảo hiểm theo thỏa thuận và theo tiến độ cấp vốn của dự án; Trong thời hạn bảo hiểm, trường hợp phát sinh bất cứ tổn thất, thiệt hại nào được xác định thuộc phạm vi bảo hiểm thì Bên được bảo hiểm phải thông báo bằng điện thoại, Fax hoặc bằng văn bản cho Bên bảo hiểm trong vòng 24 giờ đối với ngày bình thường và 72 giờ đối với ngày nghỉ, lễ tết. Bên bảo hiểm sẽ mời chuyên gia hoặc cùng với Bên được bảo hiểm giám định thiệt hại và cùng nhau phối hợp thu thập hồ sơ yêu cầu bồi thường; Khi nhận được yêu cầu của Bên bảo hiểm, Bên được bảo hiểm sẽ có trách nhiệm cung cấp cho Bên bảo hiểm toàn bộ hồ sơ, chứng từ, tài liệu, lịch thi công, hồ sơ dự toán,... có liên quan đến đối tượng tổn thất; Bên được bảo hiểm sẽ cung cấp hoá đơn GTGT của đơn vị trực tiếp thực hiện việc khắc phục tổn thất cho Bên bảo hiểm.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng nêu trên, Bên được bảo hiểm đã tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng cụ thể: Thanh toán phí vàcung cấp đầy đủ hồ sơ tài liệu liên quan đến tổn thất cho Bên bảo hiểm; liên tục có các văn bản yêu cầu Bên bảo hiểm bồi thường tổn thất. Tuy nhiên, Bên bảo hiểm không tuân thủ các điều khoản quy định trong hợp đồng cụ thể: Trong quá trình thi công xây dựng công trình, xảy ra 04 vụ tổn thất vào các ngày 02/6/2016, ngày 9/8/2016, ngày 15/9/2016 và ngày 03/7/2017. Khi xảy ra tổn thất, Bên được bảo hiểm đã thông báo cho Bên bảo hiểm và sau khi tiến hành khắc phục tổn thất, Bên được bảo hiểm đã cung cấp đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường theo đúng hợp đồng cho Bên bảo hiểm và đề nghị thanh toán kinh phí khắc phục tổn thất nhưng sau hơn hai năm kể từ khi tổn thất xảy ra, Bên bảo hiểm chưa thống nhất ý kiến giải quyết bồi thường, mặc dù Bên được bảo hiểm liên tục có văn bản yêu cầu giải quyết, cụ thể:

- Văn bản số 144/QLDA ngày 06/6/2017 về cung cấp đầy đủ hồ sơ và yêu cầu thanh toán kinh phí khắc phục tổn thất đối với vụ tổn thất (ngày 02/6/2016, ngày 9/8/2016, ngày 15/9/2016) gói thầu số 1 là 892.986.985 đồng; gói thầu số 2 là 146.627.202 đồng; gói thầu số 3 là 93.421.000 đồng; tổng số tiền là 1.133.035.097 đồng.

- Sau 3 tháng từ ngày Bên được bảo hiểm có văn bản yêu cầu bồi thường, Bên bảo hiểm không có ý kiến giải quyết bồi thường, Bên được bảo hiểm tiếp tục có Văn bản số 283/QLDA ngày 05/9/2017 đôn đốc việc thanh toán kinh phí khắc phục tổn thất đối với vụ tổn thất ( ngày 02/6/2016, ngày 9/8/2016, ngày 15/9/2016) gói thầu số 1 là 892.986.985 đồng; gói thầu số 2 là 146.627.202 đồng; gói thầu số 3 là 93.421.000 đồng; tổng số tiền là 1.133.035.097 đồng.

- Sau hơn 7 tháng kể từ ngày Bên được bảo hiểm có Văn bản số 144/QLDA ngày 06/6/2017 . Đến ngày 15/1/2018, Công ty cổ phần giám định HDC mới có báo cáo giám định cuối cùng số HDC0317XG068 cho vụ tổn thất ngày 02/6/2016 là 32.891.652 đồng (chưa thuế VAT), số HDC0317XG077 cho vụ tổn thất ngày 9/8/2016 là 8.191.419 đồng (chưa thuế VAT), HDC0317XG078 cho vụ tổn thất ngày 15/9/2016 là 40.626.747 đồng (chưa thuế VAT), số HDC0317XG030 cho vụ tổn thất ngày 03/7/2017 là 46.742.333 đồng (chưa thuế VAT).

- Ngày 22/01/2018, Bên được bảo hiểm có Văn bản số 36/QLDA về việc không đồng ý giá trị bồi thường theo báo cáo cuối cùng của Công ty cổ phần giám định HDC và tiếp tục đề nghị thanh toán kinh phí khắc phục tổn thất vụ tổn thất xảy ra ngày 02/6/2016, giá trị là 41.659.000 đồng; vụ tổn thất xảy ra ngày 09/8/2016 là 275.135.440 đồng, vụ tổn thất xảy ra ngày 15/9/2016 là 101.963.603 đồng; vụ tổn thất xảy ra ngày 03/7/2017 là 402.887.000 đồng;

- Sau 1 tháng, Bên bảo hiểm không có ý kiến phản hồi. Do vậy, ngày 22/02/2018, Bên được bảo hiểm tiếp tục có Văn bản số 88/QLDA-DA1 về việc đề nghị thanh toán kinh phí khắc phục tổn thất vụ tổn thất xảy ra ngày 02/6/2016, giá trị là 41.659.000 đồng; vụ tổn thất xảy ra ngày 09/8/2016 là 275.135.440 đồng, vụ tổn thất xảy ra ngày 15/9/2016 là 101.963.603 đồng; vụ tổn thất xảy ra ngày 03/7/2017 là 402.887.000 đồng;

- Ngày 26/2/2018 Bên bảo hiểm có Văn bản số 12/2018/CV/TQU, 13/2018/CV/TQU, 14/2018/CV/TQU, 15/2018/CV/TQU trả lời Ban QLDA về giá trị bồi thường 04 vụ tổn thất, tổng số tiền bồi thường của 04 vụ là 141.279.366 đồng. Trong đó vụ tổn thất xảy ra ngày 02/6/20.16, giá trị là 36.180.817 đồng; vụ tổn thất xảy ra ngày 09/8/2016 là 9.010.561 đồng, vụ tổn thất xảy ra ngày 15/9/2016 là 44.689.422 đồng; vụ tổn thất xảy ra ngày 03/7/2017 là 51.416.566 đồng;

Sau khi nhận được Văn bản của Bên bảo hiểm, Bên được bảo hiểm đã có Văn bản số 100/QLDA ngày 01/3/2018 về việc không đồng ý số tiền bồi thường cho 04 vụ tổn thất và tiếp tục đề nghị thanh toán kinh phí khắc phục tổn thất vụ tổn thất xảy ra ngày 02/6/2016, giá trị là 41.659.000 đồng; vụ tổn thất xảy ra ngày 09/8/2016 là 275.135.440 đồng, vụ tổn thất xảy ra ngày 15/9/2016 là 101.963.603 đồng; vụ tổn thất xảy ra ngày 03/7/2017 là 402.887.000 đồng;

Ngày 8/3/2018, Bên bảo hiểm có Văn bản số 21/2018/CV/TQU về việc giải quyết bồi thường tổn thất 04 vụ với tổng số tiền là 141.279.366 đồng Ngày 15/3/2018, Bên được bảo hiểm có Văn bản số 131/QLDA-DA1 về việc chấp thuận, đề nghị thanh toán số tiền bồi thường vụ tổn tất xảy ra vào ngày 02/6/2016 là 36.180.817 đồng và tiếp tục đề nghị Bên bảo hiểm thanh toán tiền bồi thường 03 vụ còn lại với số tiền là 779.976.043 đồng, trong đó: Vụ tổn thất xảy ra ngày 09/8/2016 là 275.135.440 đồng; vụ tổn thất ngày 15/9/2016 là 101.963.603 đồng; vụ tổn thất xảy ra ngày 03/7/2017 là 402.887.000 đồng.

Đến ngày 23/4/2018, Bên bảo hiểm không có ý kiến phản hồi, Bên được bảo hiểm tiếp tục có Văn bản số191/QLDA-DA1 về việc đề nghị thanh toán số tiền bảo hiểm theo nội dung Văn bản số 131/QLDA-DA1 ngày 15/3/2018.

Ngày 07/5/2018, Công ty cổ phần giám định HDC có văn bản số 753/CV-HDC về việc không bồi thường khối lượng đào bạt mái taluy đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Ngày 15/6/2018, Bên được bảo hiểm tiếp tục có Văn bản số 303/QLDA- DA1 về việc chấp thuận, đề nghị thanh toán số tiền bồi thường vụ tổn thất xảy ra vào ngày 02/6/2016 là 36.180.817 đồng và tiếp tục đề nghị Bên bảo hiểm thanh toán tiền bồi thường 03 vụ còn lại với số tiền là 1.171.338.927 đồng, trong đó: Vụ tổn thất xảy ra ngày 09/8/2016 là 666.488.324 đồng; vụ tổn thất ngày 15/9/2016 là 101.963.603 đồng; vụ tổn thất xảy ra ngày 03/7/2017 là 402.887.000 đồng.

Đến ngày 02/8/2018, Bên được bảo hiểm tiếp tục cóVăn bản số 409/QLDA- DA1 về việc tiếp tục đôn đốc thanh toán bồi thường tổn thất 04 vụ tổn thất.

Sau nhiều lần đôn đốc, ngày 12/9/2018 Bên bảo hiểm mới có Văn bản số 55/2018/CV/TQU về việc thống nhất bồi thường khắc phục tổn thất, nêu ý kiến chưa thống nhất về khối lượng tại các vụ tổn thất: Toàn bộ phần đào bạt mái taluy để đảm bảo ổn định mái taluy không thuộc trách nhiệm của Bên bảo hiểm, Bên bảo hiểm chỉ đồng ý thanh toán số tiền hót đất sạt lở (Bên bảo hiểm hiểu đây là chi phí dọn dẹp hiện trường) tối đa 50% phí bảo hiểm của hợp đồng và tương ứng số tiền là 120.000.000 đồng tại báo cáo giám định cuối cùng số HDC0317XG030, HDC0317XG068, HDC0317XG077, HDC0317XG078 ngày 15/1/2018; Vụ tổn thất xảy ra ngày 03/7/2017 ''đồng ý với ý kiến đề xuất bồi thường công việc đắp đất hoàn trả nguyên trạng mái ta luy với khối lượng đất đắp bằng khối lượng rọ đá là 208m3. Pjico sẽ điều chỉnh và có thông báo tới Quý Ban QLDA ĐTXD các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang về hạng mục này''. Ngày 12/10/2018 Bên bảo hiểm có Văn bản số 65/2018/TBBT/TQU về việc thông báo bồi thường tổn thất xảy ra ngày 02/6/2018 với số tiền là 32.891.652 đồng (chưa bao gồm VAT). Tuy nhiên, đến nay Bên bảo hiểm vẫn chưa có ý kiến và chưa thanh toán cho Bên được bảo hiểm số tiền 36.180.817 đồng đã đượcBên được bảo hiểm chấp thuận, không vướng mắc.

Do đó, Ban quản lý D gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân thành phố T đối với Tổng công ty bảo hiểm P về việc vi phạm hợp đồng số 01/HĐ-BHXD ngày 08/7/2015, yêu cầu Tòa án giải quyết các nội dung sau:

1. Chậm thanh toán tiền bảo hiểm: Tổn thất xảy ra từ ngày 02/6/2016, Bên được bảo hiểm đã cung cấp đầy đủ hồ sơ tài liệu và chấp thuận giá trị bồi thường vụ tổn thất xảy ra ngày 02/6/2016 với giá trị là 36.180.817 đồng tại Văn bản số 131/QLDA-DA1 ngày 15/3/2018, mặc dù Bên bảo hiểm đã có 04 văn bản yêu cầu thanh toán nhưng đến ngày 07/1/2019 Bên bảo hiểm vẫn chưa thanh toán.

2. Vi phạm hợp đồng bảo hiểm xây dựng công trình đã ký kết về thời gian giải quyết bồi thường, thiếu tinh thần trách nhiệm, chây ỳ, chậm thực hiện giải quyết bồi thường tổn thất đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thanh quyết toán dự án hoàn thành của Chủ đầu tư, cụ thể: Tổn thất xảy ra từ ngày 02/6/2016, ngày 9/8/2016, ngày 15/9/2016 và ngày 03/7/2017, Bên được bảo hiểm đã cung cấp đầy đủ hồ sơ tài liệu liên quan và có nhiều văn bản đôn đốc yêu cầu thanh toán kinh phí bồi thường khắc phục nhưng đến ngày 12/9/2018 Bên bảo hiểm mới cóý kiến phản hồi.Vi phạm Điều 11, mục 11.1hợp đồng số 01/HĐ-BHXD ngày 08/7/2015.

3. Không chủ động tính toán, tạm ứng trước 50% số tiền bồi thường tạm tính của 04 vụ tổn thất theo Điều 11, mục 11.1hợp đồng số 01/HĐ-BHXD ngày 08/7/2015.

4. Bên được bảo hiểm đề nghị Bên bảo hiểm thanh toán tiền bồi thường tổn thất cho 4 vụ là 1.207.519.744 đồng. Bên bảo hiểm chỉ đồng ý thanh toán tiền bồi thường tổn thất cho Bên được bảo hiểm số tiền là 141.279.366 đồng.

* Tại biên bản ghi lời khai, biên bản hoà giải, người đại diện theo uỷ quyền của bị đơn trình bày: Theo đơn khởi kiện của Ban quản lý D khởi kiện ra Tòa án nhân dân thành phố T yêu cầu Toà án giải quyết đối với Tổng công ty bảo hiểm P với các nội dung:

1. Số tiền chậm thanh toán bảo hiểm (tổn thất xảy ra từ ngày 02/6/2016) là 36.180.817 đồng (Ba mươi sáu triệu một trăm tám mươi nghìn tám trăm mười bảy đồng). Nội dung này, đại diện cho bị đơn có ý kiến: Ngày 08/03/2018 PJICO Tuyên Quang đã có công văn số 21/2018/CV/TQU về việc giải quyết tổn thất công trình cải tạo nâng cấp đường Thổ Bình - Thượng Lâm, huyện B tỉnh Tuyên Quang với số tiền bồi thường là: 36.180.817 đồng (Đã bao gồm 10% thuế VAT). Tuy nhiên do chưa thống nhất được chính xác số tiền bồi thường nên đến ngày 12/10/2018 PJICO Tuyên Quang tiếp tục có Thông báo bồi thường số 65/2018/TBBT/TQU gửi Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình với nội dung: Đồng ý thanh toán bồi thường vụ tổn thất nêu trên cho Quý Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang số tiền là: 32.891.652 đồng. (Chưa bao gồm VAT). Bằng chữ: Ba mươi hai triệu tám trăm chín mươi mốt nghìn sáu trăm năm mươi hai đồng. Theo Thông báo bồi thường số 65/2018/TBBT/TQU PJICO cũng nêu rõ:“Nếu Quý Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang đồng ý với nội dung nêu trên, đề nghị xác nhận vào Thư chấp nhận số tiền bồi thường và chuyển quyền khiếu nại của PJICO theo mẫu gửi kèm theo”, nhưng PJICO Tuyên Quang vẫn chưa nhận được xác nhận của Ban QLDA về số tiền bồi thường đối vụ tổn thất ngày 02/06/2016 nên PJICO Tuyên Quang chưa có cơ sở để thanh toán vụ tổn thất nêu trên.

2. Thanh toán tiền bồi thường tổn thất của 04 (Bốn) vụ (ngày 02/6/2016;

ngày 09/8/2016; ngày 15/9/2016; ngày 03/7/2017) số tiền là 1.207.519.744 đồng (Một tỷ hai trăm linh bảy triệu năm trăm mười chín nghìn bảy trăm bốn mươi bốn đồng). Nội dung này, ngày 15/01/2018 Công ty cổ phần giám định HDC đã có Báo cáo giám định cuối cùng số HDC0317XG068 cho vụ tổn thất ngày 02/06/2016 là 32.891.652 đồng (Chưa bao gồm thuế VAT), số HDC0317XG077 cho vụ tổn thất ngày 09/08/2016 là 8.191.419 đồng (Chưa bao gồm thuế VAT), số HDC0317XG078 cho vụ tổn thất ngày 15/09/2016 là 40.626.747 đồng (Chưa bao gồm thuế VAT), số HDC0317XG030 cho vụ tổn thất ngày 03/07/2017 là 46.742.333 đồng (Chưa bao gồm thuế VAT).

Ngày 26/02/2018 Công ty bảo hiểm PJICO Tuyên Quang có thông báo bồi thường số: 12/2018/TBBT/TQU, 13/2018/TBBT/TQU, 14/2018/TBBT/TQU, 15/2018/TBBT/TQU gửi Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang về số tiền bồi thường cho vụ tổn thất xảy ra ngày 02/06/2016 là: 32.891.652 đồng (Chưa bao gồm thuế VAT); Vụ tổn thất xảy ra ngày 09/08/2016 là 8.191.419 đồng (Chưa bao gồm thuế VAT); Vụ tổn thất ngày 15/09/2016 là 40.626.747 đồng (Chưa bao gồm thuế VAT); Vụ tổn thất ngày 03/07/2017 là 46.742.333 đồng (Chưa bao gồm thuế VAT).

Do bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm chưa thống nhất được số tiền bồi thường nên Công ty bảo hiểm PJICO Tuyên Quang chưa có cơ sở để thanh toán tiền bồi thường của 04 vụ tổn thất nêu trên cho Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang.

3. Vi phạm hợp đồng bảo hiểm xây dựng công trình về thời gian giải quyết bồi thường đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thanh quyết toán dự án hoàn thành của chủ đầu tư (tổn thất xảy ra từ ngày 02/6/2016; ngày 09/8/2016; ngày 15/9/2016; ngày 03/7/2017, bên được bảo hiểm đã cung cấp đầy đủ hồ sơ tài liệu liên quan và có nhiều văn bản đôn đốc yêu cầu thanh toán kinh phí bồi thường khắc phục nhưng đến ngày 12/9/2018 bên bản hiểm mới có ý kiến phản hồi) theo Điều 11, mục 11.1 của Hợp đồng 01/HĐ-BHXD.

Cả 04 vụ tổn thất nêu trên, sau khi nhận được thông báo tổn thất của bên được bảo hiểm, Công ty bảo hiểm PJICO Tuyên Quang đều cử giám định viên phối hợp với bên được bảo hiểm và các đơn vị liên quan tiến hành giám định hiện trường các vụ tổn thất và đều có biên bản làm việc của cả 04 vụ tổn thất vào các ngày 02/06/2016; 09/08/2016; 15/09/2016; 03/07/2017.

Hợp đồng bảo hiểm xây dựng công trình số 01/HĐ-BHXD được ký ngày 08/07/2015 nhưng đến tận ngày 24/01/2017 (sau ngày xảy ra tổn thất của các vụ tổn thất năm 2016) phía Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang mới thanh toán hết phí bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm số 01/HĐ-BHXD.

Các vụ tổn thất xảy ra từ năm 2016 nhưng đến ngày 06/06/2017 Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang mới có công văn số 144/QLDA gửi Công ty bảo hiểm PJICO Tuyên Quang “V/v cung cấp hồ sơ và đề nghị thanh toán kinh phí khắc phục tổn thất do mưa lớn gây ra tại công trình cải tạo nâng cấp đường Thổ Bình - Thượng Lâm, huyện B”. Sau khi nhận được hồ sơ do Ban QLDA cung cấp, Công ty bảo hiểm PJICO Tuyên Quang đã lựa chọn giao cho Công ty giám định độc lập HDC trực tiếp làm việc với Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang để giải quyết, trong quá trình làm việc BQLDA tiếp tục làm rõ và cung cấp thêm nhưng giấy tờ liên quan còn thiếu trong hồ sơ. Ngày 15/01/2018 Công ty cổ phần giám định HDC đã có Báo cáo giám định cuối cùng số HDC0317XG068 cho vụ tổn thất ngày 02/06/2016 là 32.891.652 đồng (Chưa bao gồm thuế VAT), số HDC0317XG077 cho vụ tổn thất ngày 09/08/2016 là 8.191.419 đồng (Chưa bao gồm thuế VAT), số HDC0317XG078 cho vụ tổn thất ngày 15/09/2016 là 40.626.747 đồng (Chưa bao gồm thuế VAT), số HDC0317XG030 cho vụ tổn thất ngày 03/07/2017 là 46.742.333 đồng (Chưa bao gồm thuế VAT).

4. Không chủ động tính toán, tạm ứng trước 50% số tiền bồi thường tạm tính của 04 vụ tổn thất (ngày 02/6/2016; ngày 09/8/2016; ngày 15/9/2016; ngày 03/7/2017) theo Điều 11, mục 11.1 của Hợp đồng 01/HĐ-BHXD.

Do các vụ tổn thất nêu trên giữa bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm chưa thống nhất được số tiền tạm tính bồi thường nên Công ty bảo hiểm PJICO Tuyên Quang chưa có cơ sở để tạm ứng trước 50% số tiền bồi thường tạm tính của 04 vụ tổn thất nêu trên cho Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang.

Vụ án trên đã được Tòa án nhân dân thành phố T thụ lý, xác minh, thu thập chứng cứ, hòa giải nhưng không thành và đã đưa vụ án ra xét xử. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 82/2019/DS-ST ngày 07 tháng 10 năm 2019 của Tòa án nhân dân thành phố T đã quyết định:

Căn cứ các Điều 26; 35; 39; 147; 266; 271; 273 Bộ luật tố tụng dân sự;

Căn cứ các Điều 385; 404; 419; 357; 468 Bộ luật dân sự;

Căn cứ các Điều 12; 21; 30; 48 Luật kinh doanh bảo hiểm;

Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.

1. Công nhận sự thoả thuận của các đương sự về việc: Tổng công ty bảo hiểm P có nghĩa vụ bồi thường cho Ban quản lý D số tiền 36.180.817đồng (Ba mươi sáu triệu, một trăm tám mươi nghìn, tám trăm mười bẩy đồng) (vụ tổn thất xảy ra ngày 02/6/2016).

2. Tuyên xử: Buộc Tổng công ty bảo hiểm P có nghĩa vụ bồi thường cho Ban quản lý D số tiền 825.482.159 đồng (Tám trăm hai mươi lăm triệu, bốn trăm tám mươi hai nghìn, một trăm năm mươi chín đồng) (03 vụ tổn thất xảy ra các ngày 09/8/2016; 15/9/2016 và 03/7/2017).

Ngoài ra, bản án còn giải quyết về án phí, lãi suất chậm trả và quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật.

Ngày 17/10/2019 Tòa án nhận đơn kháng cáo của người đại diện theo pháp luật của bị đơn Tổng công ty bảo hiểm P, đơn kháng cáo có nội dung: Kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 82/2019/DS-ST ngày 07 tháng 10 năm 2019 của Tòa án nhân dân thành phố T với lý do phán quyết của Tòa án nhân dân thành phố T không phù hợp với tình tiết khánh quan của vụ án, có sai lầm trong việc áp dụng quy định pháp luật gây thiệt hại đến quyền lợi ích hợp pháp của PIJCO. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang sửa bản án sơ thẩm theo hướng bác yêu cầu khởi kiện của Ban quản lý D.

Ti phiên tòa phúc thẩm: Bị đơn Tổng công ty bảo hiểm P xin rút một phần yêu cầu kháng cáo đối với nội dung kháng cáo phần công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại tòa án cấp sơ thẩm. Đồng thời bổ sung kháng cáo và đề nghị Hội đồng xét xử hủy một phần bản án sơ thẩm đối với phán quyết về các vụ tổn thất ngày 09/8/2016, 15/9/2016, 03/7/2017 với lý do nguyên đơn không nhất trí với kết luận giám định nhưng trong quá trình giải quyết vụ án không đề nghị giám định lại, Tòa án cấp sơ thẩm không trưng cầu giám định độc lập chỉ căn cứ vào tài liệu do nguyên đơn cung cấp để ra phán quyết buộc công ty bảo hiểm bồi thường theo đơn khởi kiện của nguyên đơn là không đúng quy định của luật kinh doanh bảo hiểm.

Nguyên đơn Ban quản lý D đề nghị HĐXX bác kháng cáo của bị đơn giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm:

Về tố tụng: Thẩm phán, Hội đồng xét xử đã chấp hành đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án, Hội đồng xét xử đã thực hiện đảm bảo các thủ tục về phiên tòa phúc thẩm, sự có mặt của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Các đương sự thực hiện đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Đơn kháng cáo của người đại diện theo pháp luật của bị đơn Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điện là hợp lệ, trong hạn luật định, nội dung kháng cáo nằm trong nội dung bản án sơ thẩm.

Về nội dung: Đối với phần bị đơn rút yêu cầu kháng cáo đề nghị HĐXX đình chỉ xét xử phần yêu cầu này. Đối với nội dung kháng cáo đề nghị hủy một phần bản án Tòa án cấp sơ thẩm khi phán quyết đã căn cứ vào tài liệu do nguyên đơn cung cấp mà không thực hiện việc giám định độc lập là chưa đủ căn cứ do đó đề nghị HĐXX chấp nhận kháng cáo của bị đơn, hủy một phần bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố T.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về nội dung vụ việc:

Ngày 08/7/2015 Ban Quản lý dự án nâng cấp tỉnh lộ ADB (nay là Ban quản lý D) và Tổng công ty bảo hiểm P (ủy quyền cho Công ty bảo hiểm PJICO Tuyên Quang) ký hợp đồng số 01/HĐ-BHXD về bảo hiểm xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp đường Thổ Bình - Thượng Lâm, huyện B, tỉnh Tuyên Quang (đoạn Km0+00 - Km8+831,37) với các điều khoản chính quy định về: Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm; Đối tượng bảo hiểm; Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản; Phạm vi bảo hiểm; Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; Thời hạn bảo hiểm; Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm; Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường; Các quy định giải quyết tranh chấp; Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng. Hợp đồng trên đã được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 13 Luật kinh doanh bảo hiểm.

Sau khi ký hợp đồng số 01/HĐ-BHXD, hai bên ký các phụ lục hợp đồng về giấy chứng nhận bảo hiểm xây dựng; về đổi tên bên được bảo hiểm từ Ban Quản lý dự án nâng cấp tỉnh lộ ADB thành Ban quản lý D; về điều khoản cam kết chung.

Theo quy định tại Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính Phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng thì Ban Quản lý dự án đã thực hiện mua bảo hiểm công trình xây dựng, đây là một thủ tục bắt buộc để được cấp phép và thi công công trình xây dựng. Ngày 08/7/2015 ký hợp đồng bảo hiểm xây dựng, ngày 22/9/2015 bắt đầu thi công công trình, đến ngày 02/6/2016 có tổn thất xảy ra, các tổn thất tiếp theo xảy ra vào các ngày 09/8/2016, 15/9/2016 và 03/7/2017. Như vậy các tổn thất trên đều nằm trong thời hạn bảo hiểm theo Điều 4 của Hợp đồng bảo hiểm xây dựng.

Ngay sau khi có thiệt hại xảy ra, bên được bảo hiểm, bên bảo hiểm cùng các cơ quan (đơn vị thiết kế, tư vấn giám sát, đơn vị thi công, chính quyền địa phương) đã có mặt tại hiện trường và tiến hành lập biên bản xác định nguyên nhân sạt trượt mái ta luy dương xuống nền đường là do mưa lớn kéo dài. Đồng thời, trong biên bản cũng kết luận: Giao cho đơn vị tư vấn thiết kế hoàn thiện hồ sơ sạt trượt gửi đơn vị Tư vấn giám sát và Ban quản lý dự án để trình thẩm định, phê duyệt theo quy định. Đơn vị bảo hiểm công trình khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục bồi thường theo quy định của Hợp đồng bảo hiểm. Đơn vị thi công thực hiện công tác đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Như vậy, bên được bảo hiểm và bên bảo hiểm đã thực hiện đúng quy định về trách nhiệm của các bên như Điều 11 của Hợp đồng bảo hiểm đã ký kết về việc thông báo khi có tổn thất xảy ra và cùng nhau có mặt ở hiện trường và lập biên bản giám định hiện trường.

[2] Về tố tụng Hội đồng xét xử thấy rằng:

[2.1] Tại phiên tòa sơ thẩm các đương sự tự thỏa thuận và thống nhất được việc giải quyết đối với tổn thất ngày 02/6/2016 theo thỏa thuận này bên bảo hiểm bồi thường cho bên được bảo hiểm số tiền 36.180.817đ, Tòa án cấp sơ thẩm nhận định và công nhận thỏa thuận của các đương sự trong bản án là đúng quy định. Tại phiên tòa phúc thẩm đại diện theo ủy quyền của bị đơn xin rút kháng cáo đối với nội dung này, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy việc rút kháng cáo là tự nguyện phù hợp quy định của pháp luật, HĐXX đình chỉ xét xử đối với yêu cầu kháng cáo này.

[2.2] Đối với các tổn thất ngày 09/8/2016, 15/9/2016, 03/7/2017: Do các bên không thống nhất được số tiền bồi thường, nguyên đơn không nhất trí các kết quả giám định được thể hiện qua các Báo cáo giám định cuối cùng số: HDC0317XG030 (đối với vụ tổn thất 03/7/2017); HDC0317XG078 (đối với vụ tổn thất 15/9/2016); HDC0317XG068 (đối với vụ tổn thất 02/6/2016); HDC0317XG077 (đối với vụ tổn thất 09/8/2016) được công ty giám định HĐC ban hành ngày 15/01/2018, Nên nguyên đơn khởi kiện đề nghị Tòa án nhân dân thành phố T giải quyết về tranh chấp này.

Sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm bên bảo hiểm đã mời công ty giám định HĐC thực hiện việc giám định tổn thất tại các Báo cáo giám định cuối cùng số HDC0317XG030 (đối với vụ tổn thất 03/7/2017); HDC0317XG078 (đối với vụ tổn thất 15/9/2016); HDC0317XG068 (đối với vụ tổn thất 02/6/2016); HDC0317XG077 (đối với vụ tổn thất 09/8/2016) được công ty giám định HĐC ban hành ngày 15/01/2018 xác định mức độ tổn thất nằm trong phạm vi bảo hiểm và bên P sẽ thanh toán cho nguyên đơn là 141.279.366đ. Còn đối với các hạng mục nằm ngoài trách nhiệm của hợp đồng số 01/HĐ- BHXD ngày 08/7/2015 HĐC không đưa ra kết luận mức độ tổn thất đối với các nội dung này.

Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn bồi thường tổng số tiền 1.207.519.000đ quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn xuất trình các tài liệu chứng minh việc khắc phục các tổn thất như Hồ sơ thiết kết được sở giao thông vận tải tỉnh Tuyên Quang phê duyệt tại các quyết định 760/QĐ- SGTVT ngày 01/11/2016 và quyết định số 06/QĐ-SGTVT ngày 03/7/2017; Đồng thời xuất trình hóa đơn giá trị gia tăng do đơn vị thi công là Công ty trách nhiệm hữu hạn Thịnh Hưng phát hành ngày 31/12/2017 với số tiền là 2.621.578.000đ, nội dung thanh toán là “Khối lượng xây lắp công trình gói thầu số 2 thi công đoạn từ km 0+ 715,63 – Km 2 + 167,23 và cầu km 0+ 829,9 thuộc công trình cải tạo nâng cấp đường Thổ Bình – Thượng Lâm huyện B Tuyên Quang” (BL 437); và Hóa đơn giá trị gia tăng do Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Ngọc phát hành ngày 31/7/2017 với số tiền là 2.899.369.000đ, nội dung thanh toán là: “1. Giá trị khối lượng xây lắp công trình cải tạo nâng cấp đường Thổ Bình – Thượng Lâm huyện B tỉnh Tuyên Quang (theo hồ sơ thanh toán lần 4); 2. Giá trị khối lượng phát sinh được điều chỉnh bổ sung theo phụ lục hợp đồng kinh tế ngày 15/3/2017”.

Xét hồ sơ thiết kế bổ sung và các hóa đơn cũng như các tài liệu do phía nguyên đơn xuất trình thấy rằng số tiền được ghi trong quyết định phê duyệt thiết kế, các hóa đơn không trùng khớp với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn của nguyên đơn hơn nữa đây chỉ là tài liệu 1 phía cung cấp, không được bên bảo hiểm thừa nhận.

[2.3] Về số tiền bảo hiểm mà nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải thanh toán không nhất quán, nhiều lần thay đổi số tiền yêu cầu bị đơn phải bồi thường:

Tại văn bản số 144/QLDA ngày 06/6/2017 và văn bản số 283/QLDA ngày 05/9/2017 yêu cầu bảo hiểm bồi thường 1.133.0355.097đ Văn bản số 36/QLDA ngày 22/01/2018 yêu cầu bên bảo hiểm bồi thường 821.645.000đ trong đó vụ tổn thất ngày 02/6/2016 là 41.659.000đ; vụ tổn thất ngày 09/8/2016 là 275.135.440đ; vụ tổn thất ngày 15/9/2016 là 101.963.603đ; vụ tổn thất ngày 03/7/2017 là 402.887.000đ. Văn bản số 88/QLDA – DA1 ngày 22/02/2018 giữ nguyên mức yêu cầu bồi thường là 821.645.000đ; Văn bản số 100/QLDA ngày 01/3/2018, giữ nguyên yêu cầu bồi thường như văn bản số 36/QLDA.

Văn bản số 131/QLDA – DA1 ngày 15/3/2018; văn bản số 191/QLDA – DA1 ngày 23/4/2018 thì thay đổi mức yêu cầu bồi thường vụ tổn thất ngày 02/6/2016 xuống 36.180.817đ.

Sau khi công ty cổ phần giám định HDC có văn bản 753/CV –HĐC thì nguyên đơn thay đổi mức yêu cầu bồi thường tại văn bản số 303/QLDA –DA1 ngày 15/6/2018 nguyên đơn yêu cầu bị đơn bồi thường vụ tổn thất ngày 09/8/2016 thay đổi từ 275.135.440đ thành 666.488.324đ.

[2.4] Về kết luận giám định của HDC:

Hồ sơ vụ án thể hiện cùng với đơn khởi kiện nguyên đơn xuất trình bản phô tô (đóng dấu treo của nguyên đơn) các Báo cáo giám định được công ty cổ phần giám định HDC ban hành ngày 15/01/2018 gồm Báo cáo giám định cuối cùng số: HDC0317XG030 kết luận vụ tổn thất ngày 03/7/2017 (BL 229-277); Số HDC0317XG068 kết luận vụ tổn thất ngày 02/6/2016(BL 362-400); Số HDC0317XG077 kết luận vụ tổn thất ngày 09/8/2016 (BL 278-316); Số HDC0317XG078 kết luận vụ tổn thất ngày 15/9/2016 (BL 317-361);

Bị đơn xuất trình cho Tòa án cấp sơ thẩm các Báo cáo giám định cuối cùng trùng số với báo cáo bên nguyên đơn xuất trình nhưng được HDC ban hành ngày 06/8/2018 và số tiền xác định tổng mức độ tổn thất, các hạng mục thuộc phạm vi bảo hiểm cũng như mức độ tổn thất của các vụ tổn thất cũng có sự chênh lệch, không nhất trùng khớp với các bản báo cáo mà nguyên đơn cung cấp.

Báo cáo giám định cuối cùng của HDC không đồng nhất về số liệu; nguyên đơn không nhất trí với kết quả giám định của công ty giám định HDC. Quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn không đề nghị Tòa án sơ thẩm chỉ định giám định viên độc lập thực hiện việc giám định tổn thất, tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn thừa nhận một số hạng mục do phía công ty giám định HDC cho rằng không thuộc phạm vi bảo hiểm nên không đưa ra kết luận về mức độ tổn thất vì vậy Tòa án cấp sơ thẩm không ra quyết định trưng cầu giám định độc lập để xác định tổng tổn thất là không phù hợp Điều 48 Luật kinh doanh bảo hiểm.

Điều 48 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định. Giám định tổn thất 1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu. 2. Trong trường hợp các bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể trưng cầu giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Tòa án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.

Trong trường hợp này mặc dù nguyên đơn không đề nghị nhưng hồ sơ vụ án có nhiều mâu thuẫn về số tiền phải bồi thường, các kết luận giám định không đồng nhất, trước khi khởi kiện cũng như trong quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn không nhất trí kết luận giám định và nhiều lần thay đổi mức yêu cầu bị đơn bồi thường, các hóa đơn không rõ ràng, không đủ căn cứ chứng minh thiệt hại.

Để có căn cứ phán quyết thì Tòa án cấp sơ thẩm cần phải thực hiện thủ tục giám định tổn thất theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm, và buộc nguyên đơn nộp tạm ứng chi phí giám định theo quy định tại khoản 2 điều 159 BLTTDS. Từ đó mới có cơ sở để giải quyết và phán quyết đối với vụ án.

[3] Về nội dung:

Điều 8, khoản 8.8 của hợp đồng số 01/HĐ –BHXD ngày 08/7/2015 các bên quy định về Cơ sở giải quyết bồi thường như sau: “ - Đối với trường hợp tổn thất có thể sửa chữa được, cơ sở giải quyết bồi thường là chi phí cần thiết để phục hồi các hạng mục bị hư tổn trở lại trạng thái như trước khi xảy ra tổn thất sau khi trừ đi giá trị thu hồi. – Đối với trường hợp tổn thất toàn bộ, cơ sở để giải quyết bồi thường là giá trị thực tế của hạng mục đó ngay trước khi xảy ra tổn thất trừ đi giá trị thu hồi” Tại khoản 10.2 điều 10 các bên thỏa thuận: “- Đối với trường hợp tổn thất có thể sửa chữa được: Giá trị bồi thường được tính theo chi phí sửa chữa cần thiết để phục hồi các hạng mục bị tổn thất trở lại trạnh thái như trước khi xảy ra tổn thất trừ đi phần giá trị thu hồi....Đối với trường hợp tổn thất toàn bộ: Giá trị bồi thường được tính theo giá trị thực tế của hạng mục đó ngay trước khi xảy ra sự cố...”.

Quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn, bị đơn đều thừa nhận những tổn thất của các vụ như sạt lở ta luy dương, ta luy âm vv.. đều thuộc trường hợp không thể sửa chữa khắc phục, phục hồi các hạng mục trở lại trạng thái ban đầu, nguyên đơn khởi kiện và đề nghị buộc bị đơn thanh toán khoản tiền sửa chữa các hạng mục bị tổn thất là chưa phù hợp với thỏa thuận tại điểm 8.8 điều 8 và điểm 10.2 điều 10 của hợp đồng đã ký kết. Tòa án cấp sơ thẩm không thực hiện việc trưng cầu giám định độc lập, không thu thập tài liệu để xác định giá trị ban đầu của hạng mục bị tổn thất là bao nhiêu, phần sửa chữa có vượt quá giá trị ban đầu của hạng mục bị tổn thất hay không là không phù hợp với điểm b mục 3.2 điều 9 quy tắc bảo hiểm xây dựng ban hành kèm theo quyết định 633/2013/QĐ/TSC/TGĐ và thỏa thuận tại khoản 8.8 và khoản 10.2 mà các bên đã ký kết trong hợp đồng bảo hiểm.

Trong vụ án này bị đơn là Tổng công ty cổ phần bảo hiểm P không thực hiện đúng thỏa thuận đã được ghi trong điều 8.8 của hợp đồng, sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm bên bị đơn đã có mặt tại hiện trường, ký biên bản hiện trường nhưng sau đó không thực hiện trách nhiệm giám định của doanh nghiệp bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng cũng như quy định trong luật kinh doanh bảo hiểm, nhưng do chưa đủ căn cứ xác định mức độ tổn thất nên việc xác định trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được phát quyết khi có kết quả giám định độc lập trong quá trình giải quyết lại vụ án.

Tại phiên tòa phúc thẩm các đương sự không đề nghị Hội đồng xét xử giám định để xác định tổng mức độ tổn thất, do đó không đủ căn cứ xác định mức độ tổn thất trong vụ án này, những thiếu sót này của Tòa án cấp sơ thẩm không thể khắc phục được tại cấp phúc thẩm. Do vậy cần chấp nhận kháng cáo của bị đơn, hủy một phần bản án sơ thẩm số 82/2019/DSST ngày 07/10/2019 của Tòa án nhân dân thành phố T đối với phán quyết về số tiền bồi thường các vụ tổn thất ngày 09/8/201; 15/9/2016; 03/7/2017.

[2]. Về án phí dân sự phúc thẩm: Do cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo hủy bản án sơ thẩm nên Tổng Công ty cổ phẩn bảo hiểm P không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm. Trả lại cho Tổng Công ty cổ phẩn bảo hiểm P 300.000đ tạm ứng đã nộp tại biên lai thu số 0002994 ngày 08/11/2019 tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố T.

Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm và các chi phí khác được xác định lại khi giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào Các Điều 148, điều 289, Điều 298; khoản 3 điều 308, Điều 310 của Bộ luât tố tụng dân sự. Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

1. Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của bị đơn về nội dung kháng cáo phần quyết định của bản án sơ thẩm đã việc công nhận thỏa thuận của các đương sự về số tiền bồi thường và nghĩa vụ chịu án phí đối với vụ tổn thất ngày 02/6/2016. Quyết đinh của bản án sơ thẩm về nội dung công nhận thỏa thuận của các đương sự về nghĩa vụ thanh toán vụ tổn thất ngày 02/6/2016 và phần quyết định về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm của bị đơn đối với việc bồi thường vụ tổn thất ngày 02/6/2016 có hiệu lực pháp luật.

2. Chấp nhận kháng cáo của Tổng Công ty cổ phẩn bảo hiểm P Hủy một phần bản án dân sự sơ thẩm số: 82/2019/DS-ST, ngày 07/10/2019 của Tòa án nhân dân thành phố T, tỉnh Tuyên Quang đối với phần quyết định Tuyên xử: Buộc Tổng công ty bảo hiểm P có nghĩa vụ bồi thường cho Ban quản lý D số tiền 825.482.159 đồng (Tám trăm hai mươi lăm triệu, bốn trăm tám mươi hai nghìn, một trăm năm mươi chín đồng) (03 vụ tổn thất xảy ra các ngày 09/8/2016; 15/9/2016; 03/7/2017).

Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường tổn thất các ngày 09/8/2016; 15/9/2016; 03/7/2017 và các chi phí khác được xác định lại khi giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

Về án phí dân sự phúc thẩm: Tổng Công ty cổ phẩn bảo hiểm Pkhông phải chịu án phí dân sự phúc thẩm. Trả lại cho Tổng Công ty cổ phẩn bảo hiểm P 300.000đ tạm ứng đã nộp tại biên lai thu số 0002994 ngày 08/11/2019 tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố T.

Bn án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (18/5/2020)./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

818
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 23/2020/DS-PT ngày 18/05/2020 về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm xây dựng

Số hiệu:23/2020/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Tuyên Quang
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 18/05/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về