Bản án 195/2019/DS-PT ngày 18/10/2019 về tranh chấp chia di sản thừa kế và yêu cầu huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG

BẢN ÁN 195/2019/DS-PT NGÀY 18/10/2019 VỀ TRANH CHẤP CHIA DI SẢN THỪA KẾ VÀ YÊU CẦU HUỶ GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Ngày 18 tháng 10 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số 202/2019/TLPT-DS ngày 04 tháng 7 năm 2019 về việc: “Tranh chấp chia di sản thừa kế và Yêu cầu huỷ Giấy chứng nhận quvền sử dụng đất”, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 1246/2019/QĐ-PT ngày 26/9/2019, giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Ông Ngô Đắc Q; địa chỉ: Tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B, tỉnh Quảng Bình. Có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Ngô Đắc Q: Bà Bùi Thị X1 - Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Bình. Có mặt.

2. Bị đơn: Bà Ngô Thị N; địa chỉ: Tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B, tỉnh Quảng Bình. Vắng mặt.

Người đại diện theo uỷ quyền của bà Ngô Thị N: Bà Đào Thị Kim C; địa chỉ: Tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B, tỉnh Quảng Bình (theo Giấy uỷ quyền ngày 18/10/2017). Có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Ngô Thị N: Ông Hà Nhật L - Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Bình. Có mặt.

3. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

+ Uỷ ban nhân dân thị xã B, tỉnh Quảng Bình;

Người đại diện theo pháp luật: Ông Phạm Quang L1, Chủ tịch UBND thị xã B. Vắng mặt.

Người đại diện theo uỷ quyền: Ông Đinh Thiếu S, Phó Chủ tịch UBND có đơn đề nghị xét xử vắng mặt (văn bản số 942/UBND ngày 9/10/2019).

+ Uỷ ban nhân dân phường Q1, thị xã B;

Người đại diện theo pháp luật: Ông Ngô Văn S1, Chủ tịch UBND phường. Vắng mặt.

Người đại diện theo uỷ quyền: Ông Nguyễn Văn Th1, cán bộ Địa chính - Xây dựng phường Q1. Vắng mặt.

+ Bà Ngô Thị L4; địa chỉ: Tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B, tỉnh Quảng Bình. Vắng mặt.

Người đại diện theo uỷ quyền của bà Luận: Ông Ngô Đắc Q (văn bản uỷ quyền ngày 8/10/2019), địa chỉ: Tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B, tỉnh Quảng Bình. Có mặt.

+ Bà Ngô Thị Đ; địa chỉ: Tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B, tỉnh Quảng Bình. Vắng mặt (đề nghị xử vắng mặt).

+ Ông Ngô Đắc P; địa chỉ: Tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B, tỉnh Quảng Bình. Có mặt.

+ Ông Ngô Đăng K; địa chỉ: Số 128, đường B1, thành phố Đ1, tỉnh Quảng Bình. Vắng mặt.

+ Ông Ngô Tiến L2; địa chỉ: Tổ dân phố H, phường Q2, thị xã B, tỉnh Quảng Bình. Vắng mặt.

+ Bà Ngô Thị TUYẾT L3; địa chỉ: Tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B, tỉnh Quảng Bình. Vắng mặt.

+ Ông Ngô Khắc Đ2; địa chỉ: Khu phố 6, xã D, huyện P1, tỉnh Kiên Giang. Vắng mặt.

+ Bà Ngô Thị Bích Q3; địa chỉ: Số 43/62, đường Y, phường X, quận N1, thành phố Cần Thơ. Vắng mặt.

+ Bà Ngô Thị T1; địa chỉ: Tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B, tỉnh Quảng Bình. Vắng mặt.

+ Bà Ngô Thị T2; địa chỉ: Tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B, tỉnh Quảng Bình. Vắng mặt.

Người đại diện theo uỷ quyền của ông Lợi, bà Lê, ông Đạt, bà Quy, bà Tuyên, bà Tuyết: Ông Ngô Đắc Q; địa chỉ: Tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B, tỉnh Quảng Bình. Có mặt.

+ Bà Đào Thị Kim C; địa chỉ: Tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B, tỉnh Quảng Bình. Có mặt.

+ Bà Đào Thị Mai H1; địa chỉ: Tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B, tỉnh Quảng Bình. Vắng mặt.

+ Ông Đào Huy H2; địa chỉ: Tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B, tỉnh Quảng Bình. Vắng mặt.

+ Ông Đào Tiến D; địa chỉ: Tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B, tỉnh Quảng Bình. Vắng mặt.

Người đại diện theo ủy quyền của bà H1, ông H2, ông D: Bà Đào Thị Kim C (văn bản uỷ quyền ngày 17/10/2019). Có mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

- Theo đơn khởi kiện và trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn ông Ngô Đắc Q trình bày: Cha Ông là ông Ngô Đắc Th2 (chết năm 1947) và mẹ ông là bà Nguyễn Thị N2 (chết năm 2008) sinh được 06 người con là: ông Ngô Đắc P2, bà Ngô Thị N, bà Ngô Thị L4, ông Ngô Đắc P, bà Ngô Thị Đ, và ông (Ngô Đắc Q).

Ông Ngô Đắc P2 đã chết, có 3 người vợ. Vợ đầu tiên là bà Trần Thị T3 (đã ly hôn) có bốn người con là: Ngô Thị T1, Ngô Thị T2, Ngô Thị Bích Q3, Ngô Khắc Đ2. Vợ thứ hai là bà Trần Thị T4 (đã ly hôn) có hai người con là: Ngô Thị TUYẾT L3, Ngô Tiến L2. Vợ thứ ba là bà Ngô Thị M1 (đã ly hôn) có một người con là Ngô Đăng K.

Cha mẹ Ông lúc còn sống ở trên thửa đất có diện tích khoảng 03 sào tại xã Q1, huyện Q4 (nay là tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B), tỉnh Quảng Bình, do ông bà nội ông là Ngô Văn Giai, Nguyễn Thị Tời để lại. Năm 1947, cha Ông bị giặc giết chết, mẹ Ông một mình nuôi 06 người con và sinh sống trên thửa đất này. Sau đó các anh em của Ông mỗi người đi mỗi nơi. Bà Ngô Thị N đi lấy chồng, sau khi chồng chết thì bà N về sinh sống với mẹ. Năm 1993, lợi dụng lúc các anh chị em đi làm ăn xa, bà N đã lén kê khai và được Uỷ ban nhân dân huyện Q4 (nay là Uỷ ban nhân dân thị xã B), tỉnh Quảng Bình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: A 191760 ngày 30/12/1993 mang tên Ngô Thị N với diện tích 1.380 m2. Việc bà N được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này mẹ và các anh, chị em trong gia đình không ai biết. Vì vậy, Ông làm đơn khởi kiện đề nghị Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Ngô Thị N để chia di sản thừa kế là toàn bộ thửa đất của bố mẹ Ông để lại cho 6 anh, chị, em Ông.

- Người đại diện theo uỷ quyền của bị đơn bà Ngô Thị N, bà Đào Thị Kim C trình bày: Mẹ Bà là bà Ngô Thị N, sinh năm 1931, có chồng là ông Trần Văn H3 (đã chết). Sau khi ông H3 chết, mẹ bà đi dân công Thượng Lào. Đến năm 1954, mẹ Bà về ở với bà ngoại (bà Nguyễn Thị N2) để chăm sóc bà ngoại và các em ăn học. Năm 1958, mẹ Bà lập gia đình tiếp với ông Đào T5, sinh được ba người con là Bà (Đào Thị Kim C), Đào Thị Mai H1 và Đào Huy H2. Ngoài ra, mẹ Bà còn có một người con riêng tên là Đào Tiến D.

Năm 1975, gia đình bà về ở tại thửa đất (đang tranh chấp) với bà ngoại (Cụ N2). Năm 1993, nghe Chính quyền địa phương thông báo rộng rãi về việc làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên mẹ bà đã đi làm theo trình tự thủ tục của Nhà nước quy định và đã được Uỷ Ban nhân dân huyện Q4 (nay là Thị xã B) cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với thửa đất số 79, diện tích 1.380 m2, tại xã Q1, huyện Q4 (nay là Thị xã B), tỉnh Quảng Bình. Kể từ khi mẹ bà được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các anh, em trong gia đình không ai có ý kiến gì và mẹ bà sinh sống ổn định trên thửa đất này. Năm 2008, do bị mối ăn sập nên mẹ Bà đã lấy thẻ đỏ đi vay tiền ngân hàng để xây lại nhà. Hiện tại, mẹ Bà đang sinh sống cùng với gia đình anh Đào Tiến D. Ngoài ra trên thửa đất này mẹ bà đã cho con trai, anh Đào Huy H2 làm nhà để ở. Bà C khẳng định, mẹ bà được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng quy định của pháp luật, nên bà đề nghị Toà án không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Ngô Đắc Q.

+ Ông Ngô Đắc P và ông Trần Quang Trứ (người đại diện theo uỷ quyền của bà Ngô Thị L4) đều thống nhất trình bày: Nhất trí với nội dung khởi kiện của ông Q, cả hai ông đều khẳng định thửa đất mà bà N sinh sống hiện tại có nguồn gốc là của bố mẹ các ông để lại. Bà N đã tự ý làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên mình mà không có sự đồng ý của mẹ và các anh, chị, em trong gia đình. Vì vậy, đề nghị Toà án huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà N, phần diện tích đất đã làm nhà thờ họ thì giữ nguyên, phần đất còn lại chia thành 6 phần cho 6 anh, chị, em thuộc hàng thừa kế thứ nhất (là con của ông Th2, bà N2). Riêng phần diện tích 70,6 m2 đã ủng hộ để làm Đình làng thì không đề nghị xem xét.

+ Bà Ngô Thị Đ trình bày: Bà N (chị gái bà) là người trực tiếp ở với mẹ bà, khi mẹ bà già yếu thì có bà N chăm sóc nuôi dưỡng. Trước đây đã có lần bà nghe mẹ bà nói “Đất này mẹ cho chị Nghị làm thẻ đỏ”, tuy nhiên không có giấy tờ gì. Bà mong muốn các anh, chị, em tự hoà giải nhưng không được. Bây giờ nếu Toà án chia thừa kế thì bà có ý kiến giữ nguyên phần đất đã làm nhà thờ họ, phần còn lại nếu chia thì bà nhường toàn bộ kỷ phần của bà cho bà N (chị gái bà).

+ Bà Ngô Thị T1 (con của ông Ngô Đắc P2 - đã chết) trình bày: Bà đề nghị cắt một phần đất trong thửa đất đang tranh chấp để làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Nhà thờ họ, sửa chữa Nhà thờ khang trang, rộng rãi hơn, phần còn lại bà không yêu cầu phân chia thừa kế.

+ Bà Đào Thị Mai H1 và ông Đào Huy H2 đều trình bày nhất trí như ý kiến của bà Đào Thị Kim C.

+ Trong quá trình giải quyết vụ án, phía UBND thị xã B trình bày: Về việc kiểm tra nguồn gốc sử dụng đất trước khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Ngô Thị N tại thửa đất số 79, tờ bản đồ số 07 do UBND huyện Q4 cấp năm 1993, tại thời điểm đó, cơ quan tham mưu cho UBND huyện Q4 là phòng Nông nghiệp - Địa chính huyện Q4. Đến thời điểm hiện tại các cán bộ công tác tại phòng Nông nghiệp - Địa chính đã nghỉ hưu do đó phòng Tài nguyên và môi trường không có thông tin để xác định nội dung có kiểm tra nguồn gốc sử dụng đất trước khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Ngô Thị N hay không. Về quá trình sử dụng đất của bà Ngô Thị N, qua ý kiến của UBND phường Q1, từ thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến trước năm 2017, bà Ngô Thị N sử dụng ổn định, không tranh chấp với các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất liền kề. Từ năm 2017 đến nay, bà Ngô Thị N có tranh chấp về đất đai đối với ông Ngô Đắc Q. Về nội dung diện tích đo đạc thực tế tăng lên so với diện tích ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp: Theo quy định tại điểm 3, khoản 20, Điều 2, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính Phủ, UBND phường Q1 cần xác nhận ranh giới nguồn gốc sử dụng đất (Ranh giới giữa diện tích đã cấp trong giấy chứng nhận và diện tích tăng), đồng thời có ý kiến về lý do, nguồn gốc phần diện tích tăng thêm. Nếu phần diện tích tăng thêm đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì đủ điều kiện cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ngày 09/3/2018, Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình đã tiến hành thẩm định tại chỗ và định giá tài sản tại thửa đất số 79, địa chỉ: Tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B, tỉnh Quảng Bình. Kết quả xem xét, thẩm định tại chỗ xác định diện tích đất sử dụng thực tế tại thửa đất số 79 của bà Ngô Thị N là 1.670 m2. Trên thửa đất của bà N có một số tài sản như sau:

+ Khuôn viên nhà thờ họ Ngô là 162m2, trong đó diện tích xây dựng nhà thờ là 61,8m2.

+ Ngôi nhà của anh Đào Tiến D (bà Ngô Thị N đang ở trong nhà anh D) có diện tích 129,3 m2;

+ Ngôi nhà cũ và một ngôi nhà cũ tháo dỡ diện tích 33m2 và 66,7m2, hiện không còn giá trị sử dụng. Các bên đương sự thống nhất không xem xét giá trị hai ngôi nhà này.

+ Ngôi nhà của anh Đào Huy H2 có diện tích 68 m2.

+ Bà Ngô Thị N có nhượng cho Đình làng 70,6m2 (nằm ngoài diện tích thẩm định).

+ Trên phần đất của anh D (bà N đang ở) có một Thiên đài (bàn thờ trời) dài 2,6m nằm sát với tường vào xây bao của ngôi nhà thờ; có một mái che với tổng diện tích là 44,8 m2.

+ Tổng diện tích 1.670 m2 đt trị giá 122.010.000 đồng (trong đó đất ở trị giá 350.000 đồng x 1,05 hệ số, đất vườn trị giá 33.000 đồng /m2).

Ngày 26/3/2019 Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ lại thửa đất, kết quả không thay đổi so với lần xem xét thẩm định trước đó, tuy nhiên trên phần sân nhà anh D đã được làm mái che bằng cột bê tông, lợp tôn che phủ toàn bộ sân và Thiên đài với diện tích 43,6 m2; trị giá mái che khoảng 42 triệu đồng.

Tại biên bản hoà giải ngày 04/01/2019 các đương sự thống nhất ý kiến đề nghị Toà án không xem xét phần đất 70,6 m2 đã hiến cho Đình Làng và phần đất đã xây dựng nhà thờ họ.

Ti Bản án số Bản án 195/2019/DS-PT ngày 18/10/2019 về tranh chấp chia di sản thừa kế và yêu cầu huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã quyết định:

Căn cứ vào khoản 5 Điều 26, Điều 34, Điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Điều 38 Luật đất đai 1993; khoản 3 Điều 100, khoản 1 Điều 203 của Luật đất đai năm 2013; các Điều 609, 623, 645, 649, 650, 651 và Điều 652 của Bộ luật dân sự 2015; các điều 12, 14, khoản 1, 2 Điều 26, khoản 7 Điều 27 của Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án.

Chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn ông Ngô Đắc Q. Tuyên xử:

1. Huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: A 191760, thửa đất số 79, địa chỉ: xã Q1, huyện Q4 (nay là tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B), tỉnh Quảng Bình do Uỷ ban nhân dân huyện Q4 (nay là thị xã B) cấp cho bà Ngô Thị N ngày 30/12/1993.

2. Chia di sản thừa kế cho các đồng thừa kế được hưởng như sau:

+ Giao cho ông Ngô Đắc Q được nhận phần đất (Phần 1), sơ đồ phần đất của ông Q có ký hiệu các điểm: 1, 2, 3, 4, 5; diện tích 234.6 m2, trong đó có 30 m2 đất ở và 204.6 m2 đất vườn.

+ Giao cho bà Ngô Thị L4 được nhận phần đất (Phần 4), sơ đồ phần đất của bà Luận có ký hiệu các điểm: 11, 12, 14, 15, 16, 17; diện tích 175 m2, trong đó có 30 m2 đất ở và 145 m2 đất vườn.

+ Giao cho ông Ngô Đắc P được nhận phần đất (Phần 3), sơ đồ phần đất của ông P có ký hiệu các điểm: 7, 8, 11, 12, 13; diện tích 175.6 m2, trong đó có 30 m2 đt ở và 145.6 m2 đất vườn.

+ Giao cho 07 người con của ông Ngô Đắc P2 gồm: Ngô Thị T1, Ngô Thị T2, Ngô Thị Bích Q3, Ngô Khắc Đ2, Ngô Thị TUYẾT L3, Ngô Tiến L2 và Ngô Đăng K được nhận kỷ phần của bố (ông Ngô Đắc P2) phần đất (Phần 2), sơ đồ phần đất có ký hiệu các điểm: 6, 7, 8, 9, 10; diện tích 174.6 m2, trong đó có 30 m2 đất ở và 144.6 m2 đất vườn.

+ Giao cho bà Ngô Thị N được nhận phần đất còn lại (bao gồm cả phần của bà Đ cho), sơ đồ phần đất của bà N có ký hiệu các điểm: 4, 5, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 9, 10, 6, 24, 23, 22; diện tích 674.1 m2, trong đó có 60 m2 đất ở và 614.1 m2 đất vườn.

+ Phần đất mở đường đi chung có diện tích 93.3 m2, sơ đồ đường đi có ký hiệu các điểm: 19, 20, 14, 12, 13, 7, 6, 24, 23, 22, 4, 3, 21.

+ Phần đất Nhà thờ họ Ngô có ký hiệu các điểm: 19, 20, 14, 15, 18; diện tích 142.8 m2 (có 61.8 m2 đã xây nhà thờ), trong đó có 20 m2 đất ở và 122.8 m2 đất vườn. Đối với phần đất này, các đồng thừa kế phải thống nhất cử người đại diện quản lý, làm các thủ tục về đất theo đúng quy định của Luật đất đai.

(Kèm theo Bản án này là sơ đồ phân chia di sản thừa kế).

Buộc bà Ngô Thị N phải bù tiền chênh lệch trị giá đất cho ông Ngô Đắc Q 144.540 đồng, bù cho bà Ngô Thị L4 2.111.340 đồng, bù cho ông Ngô Đắc P 2.091.540 đồng và bù cho các người con của ông Ngô Đắc P2 (Ngô Thị T1, Ngô Thị T2, Ngô Thị Bích Q3, Ngô Khắc Đ2, Ngô Thị TUYẾT L3, Ngô Tiến L2 và Ngô Đăng K) 2.124.540 đồng.

3. Về án phí: Bà Ngô Thị N phải chịu 300.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm và 1.792.134 đồng án phí chia tài sản; ông Ngô Đắc Q, ông Ngô Đắc P và bà Ngô Thị L4 phải chịu mỗi người 896.067 đồng án phí chia tài sản; bà Ngô Thị T1, bà Ngô Thị T2, bà Ngô Thị Bích Q3, ông Ngô Khắc Đ2, bà Ngô Thị TUYẾT L3, ông Ngô Tiến L2 và ông Ngô Đăng K mỗi người phải chịu 128.009 đồng án phí chia tài sản.

Ngoài ra bản án còn tuyên về quyền kháng cáo, quyền yêu cầu thi hành án và các chi phí tố tụng khác.

Ngày 07/6/2019, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình có kháng nghị số 1148/QĐKNPT-VKS-DS, kháng nghị phúc thẩm đối với bản án số 06/2019/DS-ST ngày 23/05/2019 của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình, yêu cầu cấp phúc thẩm xử sửa án sơ thẩm theo hướng miễn án phí cho bà Ngô Thị N, Ngô Thị L4, Ngô Thị Đ, ông Ngô Đắc Q, Ngô Đắc P, Ngô Thị T1 vì họ là người cao tuổi, người có công với cách mạng.

Ngày 05/6/2019, bà Ngô Thị N và ông Ngô Đắc Q kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Ông Q yêu cầu Toà giải quyết: Toà lấy một phần diện tích đất nhà thờ họ để mở đường giao thông là không hợp lý, đề nghị không cho bà N hưởng di sản bố mẹ do có hành vi ngược đãi, đề nghị giải toả nhà anh Đào Tiến D vì nhà anh D xây dựng không phép, đề nghị cho ông Q quyết định toàn bộ kỷ phần của ông P2 (đã chết), đề nghị trừ 70m2 đt mà bà N hiến cho đình làng và xem xét miễn giảm tiền án phí.

Bà N yêu cầu Toà giải quyết: Không nhất trí việc Toà án cấp sơ thẩm xác định thửa đất số 79 là di sản thừa kế của cụ Th2 và cụ N2 để lại, không thống nhất huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà, đề nghị Toà án áp dụng án lệ số 03/2016 và xem xét miễn giảm án phí dân sự.

Người bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn đề nghị Hội đồng xét xử xem xét chấp nhận nội dung kháng cáo của nguyên đơn, riêng nội dung nguyên đơn yêu cầu giao kỷ phần của ông P2 cho ông Q quản lý và nội dung yêu cầu giải toả nhà ông D thì đó là quyền của đương sự, đề nghị Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Người bảo vệ quyền lợi cho bị đơn đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng án lệ số 03/2016/AL để giải quyết đảm bảo quyền lợi cho bị đơn và yêu cầu xem xét miễn án phí theo quy định.

Trong văn bản số 942/UBND ngày 09/10/2019, người đại diện theo uỷ quyền của UBND thị xã B, tỉnh Quảng Bình - ông Đinh Thiếu Sơn, Phó Chủ tịch UBND đề nghị Toà án xét xử vắng mặt và giữ nguyên nội dung đã trình bày.

Tại phiên toà phúc thẩm, đại diện Viện kiểm sát đề nghị cho rằng Thẩm phán chủ toạ phiên toà và Hội đồng xét xử chấp hành đúng quy định của pháp luật tố tụng và đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình, chấp nhận một phần kháng cáo của ông Ngô Đắc Q và bà Ngô Thị N, sửa bản án sơ thẩm về về án phí, còn các nội dung kháng cáo khác thì không chấp nhận, giữ nguyên Bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ đã được thẩm tra tại phiên toà, kết quả trang tụng, quan điểm của Viện kiểm sát, sau khi thảo luận và nghị án, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định như sau:

[1] Tại phiên toà hôm nay, Viện kiểm sát giữ nguyên Quyết định kháng nghị; người khởi kiện giữ nguyên đơn khởi kiện và người kháng cáo giữ nguyên nội dung kháng cáo. Các đương sự không thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án nên Toà án tiến hành xét xử theo quy định.

[2] Xét nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát thấy rằng: Bà Ngô Thị N sinh năm 1931, bà Ngô Thị L4 sinh 1933, bà Ngô Thị Đ sinh 1935, ông Ngô Đắc Q sinh 1937, Ngô Đắc P sinh 1945, Ngô Thị T1 sinh 1953 là người cao tuổi. Mặt khác, các ông bà Ngô Thị N, Ngô Thị L4, Ngô Đắc Q, Ngô Đắc P2 là những người có công với cách mạng nhưng bản án sơ thẩm buộc bà Ngô Thị N chịu 300.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm và 1.792.134 đồng án phí chia tài sản; ông Ngô Đắc Q, Ngô Đắc P và Ngô Thị L4 mỗi người phải chịu 896.067 đồng án phí chia tài sản; bà Ngô Thị T1 phải chịu 128.009 đồng án phí chia tài sản là không đúng với quy định tại điểm đ, khoản 1 Điều 12, Điều 48 Nghị quyết số 326/NQ-UBTVQHK14 về án phí, lệ phí toà án và Điều 2 Luật người cao tuổi năm 2009. Do đó, chấp nhận nội dung kháng nghị này của Viện kiểm sát, sửa bản án sơ thẩm về phần án phí theo hướng các đương sự trên được miễn án phí theo quy định.

[3] Xét nội dung kháng cáo của người kháng cáo thấy rằng: Nguồn gốc nhà, đất tại thửa đất số 79, xã Q1, huyện Q4 (nay là Tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B), tỉnh Quảng Bình là của cụ Ngô Đắc Th2 và cụ Nguyễn Thị N2 được thừa hưởng từ cha, mẹ để lại. Cụ Th2 và cụ N2 sinh được 06 người con là: Ông Ngô Đắc P2, bà Ngô Thị N, bà Ngô Thị L4, bà Ngô Thị Đ, ông Ngô Đắc P và ông Ngô Đắc Q.

Cụ Ngô Đắc Th2 chết năm 1947, cụ Nguyễn Thị N2 và 06 người con tiếp tục sinh sống trên thửa đất này, nhưng sau đó các con cụ Th2 và cụ N2 trưởng thành, lần lượt xây dựng gia đình ở riêng, chỉ còn bà Ngô Thị N sống với mẹ (cụ N2 chết tháng 11/2008). Năm 1993, bà N kê khai và đến ngày 30/12/1993 được Uỷ ban nhân dân huyện Q4 (nay là thị xã B) cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: A 191760 đối với thửa đất số 79, địa chỉ: Xã Q1, huyện Q4 (nay là tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B), tỉnh Quảng Bình với diện tích 1.380 m2.

Trong quá trình giải quyết vụ án, bà C cho rằng mẹ Bà (bà N) là người trực tiếp nuôi bà ngoại (cụ N2), đã được bà ngoại đồng ý cho nên mẹ bà mới kê khai làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên không có tài liệu, chứng cứ nào để chứng minh cụ N2 đã đồng ý cho bà N thửa đất trên. Tại phiên toà phúc thẩm hôm nay, bà C cũng thừa nhận chỉ nghe nói cho bằng miệng chứ không có văn bản giấy tờ gì. Do đó, có cơ sở để xác định thửa đất số 79, xã Q1, huyện Q4 (nay là Tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B) có nguồn gốc của ông, bà của bà N để lại cho bố, mẹ và các anh, chị, em của bà N.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn đề nghị Toà án áp dụng Án lệ số 03/2016/AL của Toà án nhân dân tối cao để xác định thửa đất đang tranh chấp là tài sản riêng của bà N trong trường hợp này là không phù hợp, bởi lẽ: Thửa đất đang tranh chấp là di sản của cụ Th2 và cụ N2 để lại cho các con (ông Ngô Đắc P2, bà Ngô Thị N, bà Ngô Thị L4, ông Ngô Đắc P, bà Ngô Thị Đ và ông Ngô Đắc Q). Bà N cũng như các người con khác của cụ Th2 và cụ N2, sau khi trưởng thành đều xây dựng gia đình rồi ở riêng, tuy nhiên đến năm 1975 thì bà N trở về sống chung trong nhà với mẹ (cụ N2). Năm 2008, cụ N2 chết thì bà N tiếp tục sinh sống trong nhà trên thửa đất của bố, mẹ. Mặc dù bà N sinh sống ổn định trên thửa đất trong thời gian dài không có ai tranh chấp, khiếu nại gì, nhưng do trước lúc chết thì cụ Th2 và cụ N2 không để lại di chúc và không có căn cứ để xác định cụ N2 đã đồng ý cho bà N thửa đất (như lời trình bày của bà C), nên không thể áp dụng Án lệ số 03/2016/AL của Toà án nhân dân tối cao để xác định thửa đất đang tranh chấp là tài sản riêng của bà N.

Như vậy Uỷ ban nhân dân huyện Q4 (nay là thị xã B), tỉnh Quảng Bình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Ngô Thị N năm 1993 mà không được sự đồng ý của các thành viên trong gia đình là không đúng quy định của pháp luật về đất đai. Vì vậy yêu cầu huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nguyên đơn là có căn cứ, được chấp nhận. Do đó, Toà án cấp sơ thẩm xác định tài sản là di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tại thửa số 79 của cụ Th2 và cụ N2 và được chia theo pháp luật; huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số A191760 do UBND huyện Q4 cấp cho bà Ngô Thị N ngày 30/12/1993 và không thể áp dụng Án lệ số 03/2016 như phân tích trên là có căn cứ. Vì vậy nội dung kháng cáo của bà Ngô Thị N không có căn cứ chấp nhận.

[4] Về di sản thừa kế:

Theo kết quả xem xét, thẩm định tại chỗ, tại thời điểm hiện tại di sản cụ N2 và cụ Th2 để lại còn có móng nền nhà cũ và nhà cũ có diện tích 66,7m2 và 33 m2, tuy nhiên hiện nay không còn giá trị sử dụng nên các bên không yêu cầu phân chia; chỉ còn lại thửa đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số A 191760, thửa đất số 79, địa chỉ: xã Q1, huyện Q4 (nay là Tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B), tỉnh Quảng Bình do Uỷ ban nhân dân huyện Q4 (nay là thị xã B) cấp cho bà Ngô Thị N có diện tích 1.380 m2. Theo kết quả xem xét, thẩm định tại chỗ của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình thì diện tích thực tế của thửa đất này là 1.670 m2.

Mặc dù diện tích ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ít hơn diện tích sử dụng thực tế, tuy nhiên thửa đất có khuôn viên riêng, có tường rào ngăn cách với các chủ liền kề, được Chính quyền địa phương xác nhận đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp, diện tích thực tế sử dụng đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đã được lập hồ sơ mới đổi thành thửa số 819, tờ bản đồ địa chính số 14, diện tích 1.670 m2 nhưng do đang có tranh chấp nên chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới). Vì vậy cần xác định toàn bộ diện tích 1.670 m2 đất thuộc thửa đất số 79 tại tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B là di sản của cụ N2 và cụ Th2 để phân chia cho các đồng thừa kế.

Đi với diện tích 70,6 m2 mà bà N đã cho địa phương xây dựng “Đình Làng”, các đồng thừa kế đã thoả thuận không đòi lại, nên Toà án không xem xét. [5]. Những người được hưởng thừa kế:

Cụ Ngô Đắc Th2 và cụ Nguyễn Thị N2 chết không để lại di chúc, nên theo quy định của pháp luật thì cả 06 người con của hai cụ (ông Ngô Đắc P2, bà Ngô Thị N, bà Ngô Thị L4, bà Ngô Thị Đ, ông Ngô Đắc P và ông Ngô Đắc Q) thuộc hàng thừa kế thứ nhất được hưởng di sản của hai cụ để lại.

Ông Ngô Đắc P2 (đã chết vào tháng 7/2013) có 3 người vợ (đã chết và đã ly hôn), có tổng cộng 07 người con gồm: Ngô Thị T1, Ngô Thị T2, Ngô Thị Bích Q3, Ngô Khắc Đ2, Ngô Thị TUYẾT L3, Ngô Tiến L2 và Ngô Đăng K. Do ông P2 đã chết nên cả 07 người con của ông P2 là người thừa kế thế vị được nhận phần di sản của bố.

Bà Ngô Thị T1 không yêu cầu chia thừa kế, tuy nhiên bà Tuyên không phải là người đại diện cho tất cả các người con của ông Ngô Đắc P2, nên không thể xem ý kiến của bà Tuyên là ý kiến chung của các người con của ông P2. Hiện tại một số người con của ông P2 không đến Toà án để trình bày ý kiến của mình về phân chia di sản thừa kế, nên Toà án giao kỷ phần của ông P2 cho các con của ông P2, sau này các con của ông P2 có quyền tự định đoạt phần di sản này.

Bà Ngô Thị Đ tự nguyện nhường kỷ phần của bà cho bà Ngô Thị N, nên bà N được nhận hai kỷ phần.

[6]. Kỷ phần của từng người được hưởng thừa kế:

Trong quá trình hoà giải tại Toà án, các đương sự thoả thuận không phân chia diện tích 162 m2 thuc khuôn viên Nhà thờ, tuy nhiên do phần lớn diện tích đất (di sản thừa kế) nằm phía sau Nhà thờ nên phải trích một phần đất của Nhà thờ để mở đường đi vào các phần đất phía sau (có sơ đồ đường đi kèm theo), vì vậy diện tích khuôn viên Nhà thờ sẽ ít lại (còn lại 142.8 m2). Phần diện tích còn lại của Nhà thờ không đưa vào phân chia cho các đồng thừa kế theo như thoả thuận của đương sự.

Sau khi đã trừ đi diện tích khuôn viên Nhà thờ, diện tích mở đường đi chung phần còn lại được chia thành 06 kỷ phần, cụ thể như sau: (1.670 m2 (diện tích thửa đất) - 142.8 m2 (khuôn viên nhà thờ) - 93.3 m2 (diện tích mở đường đi chung)) : 6 (kỷ phần) = 238.98 m2. Do thửa đất trên có 200 m2 đất ở, còn lại là đất vườn, nên cần chia cho mỗi kỷ phần được nhận 30 m2 đất ở (30 x 6 = 180), còn lại 20 m2 đt ở thuộc về Nhà thờ. Mỗi kỷ phần trị giá thành tiền 17.921.340 đồng (30 m2 đất ở x 350.000 đồng/m2 x 1,05 hệ số = 11.025.000 đồng; 208.98 m2 đất vườn x 33.000 đồng /m2 = 6.896.340 đồng).

Căn cứ vào sơ đồ thửa đất, tình trạng sử dụng đất, thấy rằng: Mặc dù xác định thửa đất đang tranh chấp là di sản thừa kế của cụ Th2 và cụ N2 để lại cho 6 người con, tuy nhiên bà N đã sử dụng trong thời gian dài, trong quá trình sử dụng đất bà N đã làm nhà cho con trai anh Đào Tiến D (bà N đang ở cùng anh D) và anh Đào Huy H2, khi làm nhà thì các người con của cụ Th2, cụ N2 không có ý kiến gì. Vì vậy, không thể tháo dỡ các ngôi nhà đã được xây dựng kiên cố này để chia đều đất cho các đồng thừa kế, mà cần giao cho bà N tiếp tục được sử dụng phần đất đã làm nhà cho các con của bà N, trong trường hợp diện tích đất mà bà N đã làm nhà cho các con nhiều hơn kỷ phần mà bà N được hưởng thì bà N có nghĩa vụ bù lại trị giá bằng tiền (theo giá đất do Hội đồng định giá đã xác định) cho các đồng thừa kế khác. Ngoài ra do đặc điểm thửa đất có chỗ cao, chỗ thấp, chỗ có hồ nước sâu, trên thửa đất lại có nhà anh H2, nhà anh D, Nhà thờ, nên không thể chia đều các phần có diện tích bằng nhau mà cần chia thành từng phần phù hợp với đặc điểm của thửa đất, thuận tiện cho việc sử dụng, theo đó người nhận phần có diện tích nhiều hơn phải bù tiền chênh lệch cho người nhận phần có diện tích ít hơn. Toà án phân chia thửa đất thành các phần như sau:

+ Phần đất mở đường đi chung có diện tích 93.3 m2, sơ đồ đường đi có ký hiệu các điểm: 19, 20, 14, 12, 13, 7, 6, 24, 23, 22, 4, 3, 21.

+ Phần đất khuôn viên Nhà thờ họ Ngô có ký hiệu các điểm: 19, 20, 14, 15, 18; diện tích 142.8 m2 (trong đó có 61.8 m2 đã xây nhà thờ), trong đó có 20 m2 đất ở và 122.8 m2 đt vườn. Đối với phần đất này, các đồng thừa kế phải thống nhất cử người đại diện quản lý, làm các thủ tục về đất theo đúng quy định của Luật đất đai.

+ Giao cho ông Ngô Đắc Q được nhận phần đất thứ nhất (Phần 1), sơ đồ có ký hiệu các điểm: 1, 2, 3, 4, 5, diện tích 234.6 m2, trong đó có 30 m2 đất ở và 204.6 m2 đất vườn.

+ Giao cho bà Ngô Thị L4 được nhận Phần 4, sơ đồ có ký hiệu các điểm: 11, 12, 14, 15, 16, 17, diện tích 175 m2, trong đó có 30 m2 đất ở và 145 m2 đất vườn.

+ Giao cho ông Ngô Đắc P được nhận Phần 3, sơ đồ có ký hiệu các điểm: 7, 8, 11, 12, 13, diện tích 175.6 m2, trong đó có 30 m2 đt ở và 145.6 m2 đt vườn.

+ Giao cho các con của ông Ngô Đắc P2 gồm: Ngô Thị T1, Ngô Thị T2, Ngô Thị Bích Q3, Ngô Khắc Đ2, Ngô Thị TUYẾT L3, Ngô Tiến L2 và Ngô Đăng K được nhận kỷ phần của bố (ông P2) Phần 2, sơ đồ có ký hiệu các điểm: 6, 7, 8, 9, 10, diện tích 174.6 m2, trong đó có 30 m2 đất ở và 144.6 m2 đất vườn.

+ Giao cho bà Ngô Thị N được nhận phần đất, sơ đồ có ký hiệu các điểm: 4, 5, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 9, 10, 6, 24, 23, 22, diện tích 674.1 m2 (bao gồm cả phần của bà Đ cho), trong đó có 60 m2 đất ở và 614.1 m2 đất vườn.

Do bà N được nhận phần đất có diện tích nhiều hơn kỷ phần của mỗi người được hưởng, nên phải bù lại trị giá bằng tiền tương ứng với phần diện tích đất còn thiếu cho các đồng thừa kế khác. Số tiền bù chênh lệch được tính như sau: 674.1 m2 (phần đất bà N được giao) - 477.96 m2 (hai kỷ phần bà N được hưởng) = 196.14 m2 (phần vượt quá kỷ phần được hưởng). Số tiền mà bà N phải bù cho các đồng thừa kế là 196.14 m2 x 33.000 đồng/m2 = 6.472.620 đồng. Theo phần, ông Q được nhận 144.540 đồng (4,38 m2 đất x 33.000 đồng/m2), bà Luận được nhận 2.111.340 đồng (63,98 m2 đất x 33.000 đồng/m2), ông P được nhận 2.091.540 đồng (63,38 m2 đt x 33.000 đồng/m2), các con của ông P2 được nhận 2.124.540 đồng (64,38 m2 đất x 33.000 đồng/m2).

Từ những phân tích trên, thấy các nội dung kháng cáo của ông Ngô Đắc Q về diện tích đất mở đường, về không cho bà N hưởng di sản, về giải toả nhà anh Đào Tiến D, về quyền quyết định kỷ phần của ông Ngô Đắc P2, về diện tích đất đã hiến đình làng là không có căn cứ chấp nhận.

[7] Về nội dung kháng cáo của ông Q và bà N về miễn giảm án phí, tuy đương sự không có đơn riêng nhưng trong nội dung kháng cáo có yêu cầu, xét thấy họ là người cao tuổi và người có công nên chấp nhận miễn án phí theo quy định (đây cũng là nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát, đã phân tích trên).

Từ những vấn đề phân tích và lập luận trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy rằng kháng nghị của Viện kiểm sát có căn cứ chấp nhận; nội dung kháng cáo về xin miễn án phí của ông Q và bà N có cơ sở nên chấp nhận, sửa Bản án sơ thẩm (chỉ sửa phần án phí) còn các nội dung kháng cáo còn lại của ông Q bà N không có căn cứ nên không được chấp nhận, giữ nguyên các quyết định này của bản án sơ thẩm.

[8]. Về án phí: Do kháng cáo được chấp nhận nên sửa lại án phí dân sự sơ thẩm. Kháng cáo được chấp nhận mặt khác người kháng cáo là người cao tuổi nên không phải chịu án phí phúc thẩm.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự: Chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình, chấp nhận một phần kháng cáo của ông Ngô Đắc Q và bà Ngô Thị N, sửa án sơ thẩm.

Căn cứ vào khoản 5 Điều 26, Điều 34, Điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Điều 38 Luật đất đai 1993; khoản 3 Điều 100, khoản 1 Điều 203 của Luật đất đai năm 2013; các Điều 609, 623, 645, 649, 650, 651 và Điều 652 của Bộ luật dân sự 2015; các điều 12, 14, khoản 1, 2 Điều 26, khoản 7 Điều 27 của Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án.

Chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn ông Ngô Đắc Q. Tuyên xử:

1. Huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: A 191760, thửa đất số 79, địa chỉ: xã Q1, huyện Q4 (nay là tổ dân phố Th, phường Q1, thị xã B), tỉnh Quảng Bình do Uỷ ban nhân dân huyện Q4 (nay là thị xã B) cấp cho bà Ngô Thị N ngày 30/12/1993.

2. Chia di sản thừa kế cho các đồng thừa kế được hưởng như sau:

+ Giao cho ông Ngô Đắc Q được nhận phần đất (Phần 1), sơ đồ phần đất của ông Q có ký hiệu các điểm: 1, 2, 3, 4, 5; diện tích 234.6 m2, trong đó có 30 m2 đất ở và 204.6 m2 đất vườn.

+ Giao cho bà Ngô Thị L4 được nhận phần đất (Phần 4), sơ đồ phần đất của bà Luận có ký hiệu các điểm: 11, 12, 14, 15, 16, 17; diện tích 175 m2, trong đó có 30 m2 đất ở và 145 m2 đất vườn.

+ Giao cho ông Ngô Đắc P được nhận phần đất (Phần 3), sơ đồ phần đất của ông P có ký hiệu các điểm: 7, 8, 11, 12, 13; diện tích 175.6 m2, trong đó có 30 m2 đt ở và 145.6 m2 đất vườn.

+ Giao cho 07 người con của ông Ngô Đắc P2 gồm: Ngô Thị T1, Ngô Thị T2, Ngô Thị Bích Q3, Ngô Khắc Đ2, Ngô Thị TUYẾT L3, Ngô Tiến L2 và Ngô Đăng K được nhận kỷ phần của bố (ông Ngô Đắc P2) phần đất (Phần 2), sơ đồ phần đất có ký hiệu các điểm: 6, 7, 8, 9, 10; diện tích 174.6 m2, trong đó có 30 m2 đất ở và 144.6 m2 đất vườn.

+ Giao cho bà Ngô Thị N được nhận phần đất còn lại (bao gồm cả phần của bà Đ cho), sơ đồ phần đất của bà N có ký hiệu các điểm: 4, 5, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 9, 10, 6, 24, 23, 22; diện tích 674.1 m2, trong đó có 60 m2 đất ở và 614.1 m2 đất vườn.

+ Phần đất mở đường đi chung có diện tích 93.3 m2, sơ đồ đường đi có ký hiệu các điểm: 19, 20, 14, 12, 13, 7, 6, 24, 23, 22, 4, 3, 21.

+ Phần đất Nhà thờ họ Ngô có ký hiệu các điểm: 19, 20, 14, 15, 18; diện tích 142.8 m2 (có 61.8 m2 đã xây nhà thờ), trong đó có 20 m2 đất ở và 122.8 m2 đất vườn. Đối với phần đất này, các đồng thừa kế phải thống nhất cử người đại diện quản lý, làm các thủ tục về đất theo đúng quy định của Luật đất đai.

(Kèm theo Bản án này là sơ đồ phân chia di sản thừa kế).

Buộc bà Ngô Thị N phải bù tiền chênh lệch trị giá đất cho ông Ngô Đắc Q 144.540 đồng, bù cho bà Ngô Thị L4 2.111.340 đồng, bù cho ông Ngô Đắc P 2.091.540 đồng và bù cho các người con của ông Ngô Đắc P2 (Ngô Thị T1, Ngô Thị T2, Ngô Thị Bích Q3, Ngô Khắc Đ2, Ngô Thị TUYẾT L3, Ngô Tiến L2 và Ngô Đăng K) 2.124.540 đồng.

Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp Cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu thêm khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 thì người được thi hành án dân sự; người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

3. Về án phí sơ thẩm: Bà Ngô Thị N được miễn án phí dân sự sơ thẩm và án phí chia tài sản; ông Ngô Đắc Q, ông Ngô Đắc P, bà Ngô Thị L4 và bà Ngô Thị T1 được miễn án phí chia tài sản.

Bà Ngô Thị T2, bà Ngô Thị Bích Q3, ông Ngô Khắc Đ2, bà Ngô Thị TUYẾT L3, ông Ngô Tiến L2 và ông Ngô Đăng K mỗi người phải chịu 128.009 đồng án phí chia tài sản.

4. Về án phí phúc thẩm dân sự: Ông Ngô Đắc Q và bà Ngô Thị N không phải chịu án phí phúc thẩm dân sự.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

606
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 195/2019/DS-PT ngày 18/10/2019 về tranh chấp chia di sản thừa kế và yêu cầu huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Số hiệu:195/2019/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 18/10/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về