Bản án 19/2018/HNGĐ-PT ngày 17/10/2018 về tranh chấp chia tài sản khi ly hôn

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

BẢN ÁN 19/2018/HNGĐ-PT NGÀY 17/10/2018 VỀ TRANH CHẤP CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN

Ngày 17 tháng 10 năm 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước mở phiên tòa xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 71/2018/TLPT-HNGĐ ngày 01 tháng 8 năm 2018 về việc “Tranh chấp chia tài sản khi ly hôn”.

Do Bản án sơ thẩm số 05/2018/DS-ST ngày 26 tháng 4 năm 2018 của Tòa án nhân dân huyện Đ, tỉnh Bình Phước bị kháng cáo, kháng nghị.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 109/2018/QĐXXPT-HNGĐ ngày 05 tháng 10 năm 2018 giữa các đương sự:

+ Nguyên đơn: Ông Dương Văn N, sinh năm 1950; Trú tại: Số 38/3 đường H, tổ 6, khu phố 3, phường P, quận 9, Thành Phố Hồ Chí Minh. “Đề nghị xét xử vắng mặt”

+ Bị đơn: Bà Nguyễn Thị B, sinh năm 1955; Địa chỉ: Tổ 1, ấp Đ, xã T, huyện Đ, tỉnh Bình Phước. (Đã chết vào ngày 17/6/2017)

+ Người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của bị đơn bà Nguyễn Thị B:

1. Anh Dương Văn M, sinh năm 1978; Hộ khẩu thường trú: Tổ 3, khu phố P, phường T, thị xã Đ, tỉnh Bình Phước; Nơi ở hiện nay: Tổ 1, ấp Đ, xã T, huyện Đ, tỉnh Bình Phước. “Đề nghị xét xử vắng mặt”

2. Anh Dương Văn V, sinh năm 1980; Hộ khẩu thường trú: Tổ 3, khu phố P, phường T, thị xã Đ, tỉnh Bình Phước; Nơi ở hiện nay: Số 69/3 đường N, phường 15, quận T, Thành Phố Hồ Chí Minh. “Đề nghị xét xử vắng mặt”

+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Anh Dương Văn M, sinh năm 1978; Hộ khẩu thường trú: Tổ 3, khu phố P, phường T, thị xã Đ, tỉnh Bình Phước; Nơi ở hiện nay: Tổ 1, ấp Đ, xã T, huyện Đ, tỉnh Bình Phước. “Đề nghị xét xử vắng mặt”

2. Anh Dương Văn V, sinh năm 1980; Hộ khẩu thường trú: Tổ 3, khu phố P, phường T, thị xã Đ, tỉnh Bình Phước; Nơi ở hiện nay: Số 69/3 đường N, phường 15, quận T, Thành phố Hồ Chí Minh. “Đề nghị xét xử vắng mặt”

3. Chị Quản Thị H, sinh năm 1985; Hộ khẩu thường trú: Tổ 3, khu phố P, phường T, thị xã Đ, tỉnh Bình Phước. Nơi ở hiện nay: Số 69/3 đường N, phường 15, quận T, Thành phố Hồ Chí Minh. “Đề nghị xét xử vắng mặt”

4. Chị Trần Lê Ngọc S, sinh năm 1984; Trú tại: Số 69/3 đường N, phường 15, quận T, Thành phố Hồ Chí Minh. “Đề nghị xét xử vắng mặt”

5. Bà Nguyễn Thị Thùy T, sinh năm 1962; Trú tại: Số K298/14 đường L, quận T, thành phố Đà Nẵng. “Đề nghị xét xử vắng mặt”

+ Người làm chứng:

1. Ông Đoàn Hoàng A, sinh năm 1941; Trú tại: Số 5/5 đường số 15, ấp B, xã P, huyện C, Thành Phố Hồ Chí M. “Đề nghị xét xử vắng mặt”

2. Bà Nguyễn Thị D, sinh năm 1945; Trú tại: Số nhà 89, ấp 2 Y1, xã X, huyện C, tỉnh Đồng Nai. “Đề nghị xét xử vắng mặt”

3. Anh Lê Phước K, sinh năm 1984, chị Lù Thị P, sinh năm 1993; Trú tại: Ấp B, xã T, huyện B, tỉnh Đồng Tháp. “Đề nghị xét xử vắng mặt”

Người kháng cáo: Nguyên đơn ông Dương Văn N và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Dương Văn M.

Người kháng nghị: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn ông Dương Văn N trình bày:

Ông Dương Văn N và bà Nguyễn Thị B chung sống với nhau từ năm 1976, hôn nhân tự nguyện, có tổ chức hôn lễ theo phong tục tập quán, nhưng không đăng ký kết hôn. Trong quá trình chung sống vợ chồng chỉ sống hạnh phúc được trong thời gian đầu, đến năm 1979 do mâu thuẫn gia đình, bà B đã bế con bỏ đi vào huyện Long K, tỉnh Đồng Nai sinh sống. Năm 1991, ông N tìm được bà B và chung sống đến năm 2000 thì lại xảy ra mâu thuẫn và sống ly thân, hiện nay ông N, bà B đã thuận tình ly hôn.

Trong thời gian chung sống với nhau ông N và bà B có tạo dựng được khối tài sản chung là đất và tài sản gắn liền với đất gồm:

+ Thửa đất thứ nhất có diện tích 77,7m2, đất ở đô thị tọa lạc tại số 69/3 đường N, phường 15, quận T, TPHCM, trên đất có căn nhà diện tích 55,7m2 do hai con là anh Dương Văn M và Dương Văn V đang quản lý, sử dụng.

+ Thửa đất thứ hai có diện tích có diện tích là 25.680m2 tọa lạc tại ấp Đ, xã T, huyện Đ, tỉnh Bình Phước, đất được xác định theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) số 1488/QSDĐ/1703/QĐ-UB (H) ngày 02/01/2002 do Ủy ban nhân dân huyện Đ, tỉnh Bình Phước cấp cho bà Nguyễn Thị B. Trên đất có trồng cà phê, đất do bà B quản lý sử dụng từ năm 2000 đến nay.

Ông N yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia tài sản chung theo thỏa thuận trước đây của ông N và bà B, cụ thể là ông N được quyền quản lý sử dụng và sở hữu tài sản trên mảnh đất có diện tích 77,7m2, tọa lạc tại phường 15, quận T, TPHCM. Phần bà B và hai con quản lý sử dụng mảnh đất có diện tích là 25.680m2 tọa lạc tại ấp Đ, xã T, huyện Đ, tỉnh Bình Phước và các tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Trường hợp bà B không thực hiện theo thỏa thuận trước đây thì ông N yêu cầu Tòa án chia đôi tài sản trên và hoa lợi thu được từ năm 2004 đến nay.

Về nợ: Ông N không biết, không vay nên không đồng ý trả. Bà B vay thì tự bà chịu trách nhiệm.

Ngoài ra, ông N không có yêu cầu nào khác.

Quá trình giải quyết vụ án, bị đơn bà Nguyễn Thị B trình bày:

Về tài sản chung: Quá trình chung sống, bà B và ông N tạo dựng được các tài sản là đất và tài sản gắn liền với đất, cụ thể:

+ 01 mảnh đất có diện tích 77,7m2, đất ở đô thị tại số 69/3 đường N, phường 15, quận T, TPHCM, hiện nay trên đất có căn nhà 55,7m2 nhà cấp 3, do hai con Dương Văn M, Dương Văn V đang quản lý sử dụng. Nguồn gốc thửa đất này do ông N và bà B cùng góp tiền để nhận sang nhượng và xây dựng nhà ở trên đất. Sau khi nhận sang nhượng, ông N, bà B đã chung sống, sử dụng chung mảnh đất này từ năm 1991, sau đó cả hai người để cho hai con chung sử dụng từ năm 1997 đến nay. Bà B xác định phần đất này là tài sản chung của bà B và ông N, có công sức của hai con là anh M và anh V. Do vậy, bà B yêu cầu chia làm 03 phần bằng nhau: 01 phần cho hai con là anh M và anh V, 01 phần của ông N và 01 phần còn lại là của bà B.

+ 01 mảnh đất có diện tích là 25.680m2, đất tọa lạc tại ấp Đ, xã T, huyện Đ, tỉnh Bình Phước, được xác định theo GCNQSDĐ số 1488/QSDĐ/1703/QĐ-UB (H) ngày 02/01/2002 do UBND huyện Đ, tỉnh Bình Phước cấp cho bà Nguyễn Thị B, đến năm 2004 Nhà nước đo đạc chính quy lại sau khi trừ hành lang bảo vệ suối diện tích còn 25.200m2 theo GCNQSDĐ số 3944/QSDĐ/2735/QĐ-UB (H) ngày 30/11/2004 do UBND huyện Đ, tỉnh Bình Phước cấp. Trên đất có trồng cà phê xen một số cây lâu năm khác hiện do bà B quản lý sử dụng từ năm 2000 đến nay.

Về nguồn gốc đất là do mượn 04 cây vàng của bà Nguyễn Thị Thùy T và bà B góp 1,8 cây vàng từ việc bán đất và tài sản riêng của mình ở L, sau đó bà B, anh M cùng ông N nhận sang nhượng của ông Đoàn Hoàng A. Tuy nhiên, do mâu thuẫn vợ chồng căng thẳng nên bà B đã đưa cho ông N số tiền là 13.000.000 đồng vào năm 2000 (tương đương ½ diện tích rẫy) để ông N làm vốn sinh sống và ông N đi từ đó đến nay. Ông N yêu cầu chia tài sản 25.200m2 thì bà B không đồng ý, vì nếu ông N yêu cầu tiếp thì ông N yêu cầu chia tài sản này lần thứ 2.

Người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà Nguyễn Thị B là anh Dương Văn M và anh Dương Văn V trình bày:

Anh M, anh V tôn trọng và bảo lưu lời trình bày trước đây của bà B. Anh M và anh V yêu cầu: Đối với tài sản là phần diện tích đất 77,7m2 đất ở đô thị tại số 69/3 đường N, phường 15, quận T, TPHCM, trên đất có xây dựng căn nhà 55,7m2, nhà cấp 3, hiện nay đất và nhà do vợ chồng anh M và vợ chồng anh V đang quản lý sử dụng dùng làm nơi thờ cúng bà B nên anh M, anh V yêu cầu giao nhà này cho anh M, anh V quản lý, sử dụng. Tổng giá trị tài sản này có sự đóng góp công sức của anh M, anh V nên chia cho anh M, anh V mỗi người hưởng 10% giá trị tải sản, số còn lại chia đôi, bà B (cụ thể là anh M và anh V) sẽ hoàn trả cho ông N giá trị bằng tiền của tài sản này. Đối với diện tích đất 25.200m2, đất tọa lạc tại ấp Đ, xã T, huyện Đ, tỉnh Bình Phước cùng tài sản gắn liền vơi đất, đây là tài sản do mẹ con bà B tạo dựng không liên quan gì đến ông N nên không đồng ý chia cho ông N. Đối với 04 cây vàng mượn của bà Nguyễn Thị Thùy T, mục đích mượn là để nhận chuyển nhượng diện tích đất 25.200m2 nên anh M, anh V đồng ý nhận trách nhiệm trả cho bà T.

Quá trình giải quyết vụ án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Dương Văn M trình bày:

Anh M là con ruột của ông N và bà B. Quá trình chung sống, giữa ông N và bà B chỉ sống chung được 6 năm. Đến năm 1997 thì anh M và anh V có xuống Bình Phước hỏi mua đất rẫy tại ấp Đ, xã T, huyện Đ, tỉnh Bình Phước để ông N và bà B canh tác. Sau một thời gian thì ông N bỏ đi nên anh M phải về rẫy cùng canh tác với bà B, công sức đóng góp của ông M bỏ vào đó rất nhiều. Anh M yêu cầu được chia 20% giá trị phần diện tích rẫy tại ấp Đ, xã T, huyện Đ, tỉnh Bình Phước. Đối với tài sản là đất và nhà tại số 69/3 đường N, phường 15, quận T, TPHCM trước đây là nhà gỗ bị xuống cấp, năm 2003 dì anh M định cư ở Mỹ cho tiền sửa chữa, xây dựng lại như căn nhà hiện nay, anh M yêu cầu được chia 10% giá trị phần tài sản này.

Quá trình giải quyết vụ án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Dương Văn V trình bày:

Anh V là con ruột của ông N và bà B. Về phần nhà đất tại số 69/3 đường N, phường 15, quận T, TPHCM thì anh V đã sống từ năm 1992 đến nay. Hiện anh V đã lập gia đình và có 2 con nhỏ nên anh V yêu cầu được chia 10% giá trị phần tài sản này. Về phần đất rẫy tại ấp Đ, xã T, huyện Đ, tỉnh Bình Phước là do anh M và anh V tìm mua được, phần tiền mua đất là do bà B mượn của bà T. Đến năm 2005, anh V đã đi làm nhưng vẫn gửi tiền về để bà B thay đổi giống cây trồng. Anh V có yêu cầu được chia 15% giá trị phần diện tích rẫy tại ấp Đ, xã T, huyện Đ, tỉnh Bình Phước.

Quá trình giải quyết vụ án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Quản Thị H trình bày:

Chị H và anh M kết hôn vào năm 2006. Sau khi kết hôn, chị H và anh M cùng chung sống với bà B trên diện tích đất 25.200m2 nên chị H và anh M có bỏ công sức đóng góp trong việc quản lý, chăm sóc để cải tạo diện tích đất rẫy nâng cao giá trị rẫy như hiện nay. Chị H không có yêu cầu độc lập và có đơn xin vắng mặt trong suốt quá trình giải quyết vụ án.

Quá trình giải quyết vụ án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị Thùy T trình bày:

Bà T là em ruột của bà B. Năm 1996, bà T cho bà B vay 04 cây vàng 24K để bà B mua rẫy canh tác sản xuất. Do mối quan hệ là chị em ruột nên bà T và bà B không có thỏa thuận thời hạn trả và thỏa thuận lãi suất. Việc vay vàng giữa bà T và bà B có 02 con của bà B là anh M, anh V biết, còn việc ông N có biết hay không thì bà T không rõ. Bà B, ông N ly hôn và yêu cầu chai tài sản chung, bà T yêu cầu bà B, ông N phải có trách nhiệm hoàn trả cho bà T 04 cây vàng 24K. Bà T đề nghị xét xử vắng mặt.

Quá trình giải quyết vụ án, người làm chứng ông Đoàn Hoàng A trình bày:

Ông A và anh M, anh V lúc trước có rẫy gần nhau ở thị xã Đ, tỉnh Bình Phước; ông N là người mua rẫy của ông, còn bà B theo ông được biết là vợ của ông N. Ngoài ra, ông và anh M, anh V, ông N và bà B không có quan hệ gì với nhau. Chữ ký trong giấy sang nhượng đất rẫy có diện tích 03 ha với giá 5,8 lượng vàng đúng là chữ ký của ông A. Ông A xác nhận có chuyển nhượng đất rẫy cho ông N với diện tích là 03 ha. Ông A và ông N thanh toán với nhau bằng vàng trị giá 5,8 lượng vàng 9999. Ông A đã bán rẫy cho ông N rồi nên giữa ông N và bà B tranh chấp, ông A không có yêu cầu gì. Ông A đề nghị xét xử vắng mặt.

Quá trình xét xử của Tòa án nhân dân các cấp:

Tại Bản án sơ thẩm số 06/2012/HNGĐ-ST ngày 30 tháng 5 năm 2012 của Tòa án nhân dân huyện Đ, tỉnh Bình Phước (xét xử sơ thẩm lần 1) đã quyết định: Công nhận sự thuận tình ly hôn giữa ông Dương Văn N và bà Nguyễn Thị B. Về tài sản chung: Giao phần đất diện tích 77,7m2, đất ở đô thị, tọa lạc tại 69/3 N, phường 15, quận T, TPHCM trị giá 1.554.000.000 đồng và các tài sản gắn liền với đất trị giá 86.335.000 đồng; Công nhận phần diện tích 25.200m2, tọa lạc tại ấp Đ, xã T, huyện Đ, tỉnh Bình Phước, đất đã được UBND huyện Đ cấp GCNQSDĐ số 3944/QSDĐ/2735/QĐ-UB cho hộ bà Nguyễn Thị B ngày 31/11/2004 và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sử dụng và sở hữu chung của bà B, anh M, anh V có tổng trị giá 997.175.400 đồng; Buộc ông N phải hoàn lại cho bà B số tiền 738.750.150 đồng tương đương 45% tổng giá trị tài sản được chia; hoàn lại cho anh M và anh V mỗi người số tiền 82.016.750 đồng tương đương 5% tổng giá trị tài sản được chia; Buộc bà B, anh M, anh V phải liên đới trả cho bà T số vàng đã vay là 04 cây vàng loại vàng 98% trị giá 164.000.000 đồng .v.v… Tại Bản án phúc thẩm số 02/2013/HN-PT ngày 30 tháng 01 năm 2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước (xét xử phúc thẩm lần 1) đã quyết định: Hủy một phần Bản án sơ thẩm số 06/2012/HNGĐ-ST ngày 30 tháng 5 năm 2012 của Tòa án nhân dân huyện Đ, tỉnh Bình Phước về phần phân chia tài sản, giao hồ sơ về Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại theo quy định.

Tại Bản án sơ thẩm số 16/2014/HNGĐ-ST ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Tòa án nhân dân huyện Đ, tỉnh Bình Phước (xét xử sơ thẩm lần 2) đã quyết định: Giao cho ông N được quyền quản lý, sử dụng diện tích 77,7m2 đất ở đô thị (có 16m2 nằm trong quy hoạch) thuộc thửa số 85, tờ bản đồ số 151 tọa lạc tại 69/3 N, phường 15, quận T, TPHCM và các tài sản gắn liền với đất; Giao cho bà B được quyền quản lý, sử dụng diện tích 25.200m2 tọa lạc tại ấp Đ, xã T, huyện Đ, tỉnh Bình Phước; Cân đối giá trị tài sản, buộc ông N phải hoàn trả cho bà B số tiền 95.482.000 đồng và 139.653.000 đồng công sức đóng góp của bà B và giá trị 04 cây vàng trả nợ chung với bà B là 135.724.000 đồng; Buộc ông N phải hoàn trả cho anh M số tiền 178.492.000 đồng và anh V số tiền 131.941.000 đồng; Buộc bà B có nghĩa vụ trả cho bà T 04 cây vàng 24k, loại 98% .v.v… Tại Bản án phúc thẩm số 75/2015/DS-PT ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước (xét xử phúc thẩm lần 2) đã quyết định: Hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm số 16/2014/HNGĐ-ST ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Tòa án nhân dân huyện Đ, tỉnh Bình Phước, giao hồ sơ về Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại theo quy định.

Tại Bản án sơ thẩm số 05/2018/DS-ST ngày 26 tháng 4 năm 2018 của Tòa án nhân dân huyện Đ, tỉnh Bình Phước (xét xử sơ thẩm lần 3) đã quyết định:

Áp dụng khoản 3 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, các Điều 147, 163, 164, 165, 166 và 228 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; các Điều 219, 224, 305, 471, 474 Bộ luật dân sự 2005; các Điều 95, 96, 97, 98 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; Điều 48 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

[1] Tạm giao cho ông Dương Văn N được quyền quản lý, sử dụng diện tích đất 77,7m2, đất ở đô thị (diện tích nằm trong quy hoạch là 16m2), thuộc thửa số 85, tờ bản đồ số 151, tọa lạc tại số 69/3, hẻm 69, đường N, phường 15, quận T, TPHCM (Đất hiện nay chưa được Ủy ban nhân dân TPHCM cấp GCNQSDĐ, nhưng được cung cấp thông tin và được phúc đáp đất có đủ điều kiện để được cấp GCNQSDĐ), trị giá là 3.108.000.000 đồng và sở hữu tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất gồm 01 căn nhà có diện tích 55,7m2 (Kết cấu: Tường xây gạch, mái lợp tole), trị giá là 119.601.699 đồng. Tổng giá trị nhà và quyền sử dụng đất ông N được chia là 3.227.601.699 đồng.

Ông Dương Văn N có nghĩa vụ liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền về quản lý nhà đất tại quận T, Thành Phố Hồ Chí Minh đăng ký kê khai nhà đất để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà đối với thửa đất được giao. Mọi chi phí cho việc cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở ông Dương Văn N phải nộp theo quy định.

[2] Giao cho bà Nguyễn Thị B được quyền quản lý, sử dụng phần diện tích đất 25.200m2 tọa lạc tại ấp Đ, xã T, huyện Đ, tỉnh Bình Phước, được xác định theo GCNQSDĐ số 1488/QSDĐ/1703/QĐ-UB (H) ngày 02/01/2002 (Được điều chỉnh theo GCNQSDĐ số 3944/QSDĐ/2735/QĐ-UB cho hộ bà Nguyễn Thị B ngày 30/11/2004), trị giá là 730.800.000 đồng và sở hữu toàn bộ tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất gồm: 01 căn nhà có diện tích 36m2 (Kết cấu: tường xây gạch tô trát, mái lợp tôn, nền lát gạch men, có đóng la phông); nối liền hướng Nam của căn nhà chính có 01 căn nhà diện tích 19,5m2 (Kết cấu: tường xây tô, mái lợp tôn, nền lát gạch tàu); 01 nhà về sinh diện tích 7,5m2 (Kết cấu: tường xây gạch tô trát, mái lợp tôn, nền lát gạch men, bên trong có bệ cầu, vừa làm nhà tắm vừa làm nhà vệ sinh); 01 căn nhà có diện tích 32,8m2 (Kết cấu: mái tôn nên lát gạch men, tường xây tô); 01 chuồng trại diện tích 94,5m2 (Kết cấu: mái tôn nền láng xi măng, tường xây cao 0,7 mét , xây bằng gạch, cột trụ làm bằng bê tông); 160 cây tiêu trồng năm 2013, 200 cây tiêu trồng năm 2017; 150 cây bưởi trồng năm 2013; 36 cây quýt trồng năm 2014; 03 cây vú sữa không xác định năm trồng; 03 cây dừa trồng năm 2013; 03 cây sầu riêng trồng năm 2013.

Hiện nay, bà Nguyễn Thị B đã chết nên giao cho 02 con của bà B là anh Dương Văn M và anh Dương Văn V tạm thời quản lý, sử dụng.

Bà Nguyễn Thị B do 02 con của bà B là anh Dương Văn M và anh Dương Văn V làm đại diện có nghĩa vụ liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền về quản lý đất đại tại huyện Đ, tỉnh Bình Phước để được cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà đối với thửa đất được giao. Mọi chi phí cho việc cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bà Nguyễn Thị B phải nộp theo quy định.

[3] Bà Nguyễn Thị B do anh M và anh V kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng phải có nghĩa vụ trả cho bà Nguyễn Thị Thùy T 04 cây vàng 24k loại 98% trị giá là 146.720.000 đồng.

[4] Ông Dương Văn N có nghĩa vụ hoàn trả cho anh Dương Văn M là 271.000.083 đồng (tương đương với giá trị tài sản được chia) và anh Dương Văn V là 197.920.083 đồng (tương đương với giá trị tài sản được chia).

[5] Do giá trị tài sản được chia cho ông Dương Văn N lớn hơn giá trị tài sản của bà Nguyễn Thị B nên ông Dương N có nghĩa vụ hoàn trả số tiền chênh lệch cho bà Nguyễn Thị B (Do anh Dương Văn M và anh Dương Văn V làm đại diện) là 1.087.160.752 đồng.

[6] Không xem xét, giải quyết đối với quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông N, bà B và bà Trần Thị H1; các tài sản mà bà Nguyễn Thị B tạo dựng được trong thời kỳ sống ly thân tại huyện L, tỉnh Đồng Nai (nhà gỗ, đất ở); số tiền 13.000.000 đồng thu hoạch cà phê vụ mùa năm 2000 do ông Dương Văn N quản lý, quan hệ vay mượn tài sản của số tiền 1.000USD giữa ông Dương Văn N và ông Dương Hoàng T1 do tại phiên tòa các đương sự không yêu cầu giải quyết.

[7] Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Quản Thị H và ông Đoàn Hoàng A không có yêu cầu nên không xem xét, giải quyết.

[8] Về chi phí xem xét thẩm định, định giá tài sản: Là 10.500.000 đồng, ông Dương Văn N, bà Nguyễn Thị B, anh Dương Văn M, anh Dương Văn V mỗi người phải chịu 2.625.000 đồng. Do ông Dương Văn N đã nộp số tiền tạm ứng là 5.500.000 đồng và Tòa án nhân dân huyện Đ tạm ứng chi phí 5.000.000 đồng, nên buộc bà Nguyễn Thị B phải hoàn trả cho ông Dương Văn N số tiền là 2.625.000 đồng, anh Dương Văn M hoàn trả cho ông Dương Văn N 250.000 đồng, anh Dương Văn M nộp vào ngân sách Nhà nước là 2.375.000 đồng, anh Dương Văn V nộp vào ngân sách Nhà nước là 2.625.000 đồng.

Ngoài ra, Bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí, nghĩa vụ thi hành án và quyền kháng cáo của các đương sự theo luật định.

Ngày 13/5/2018, nguyên đơn ông Dương Văn N có đơn kháng cáo toàn bộ Bản án sơ thẩm số 05/2018/DS-ST ngày 26 tháng 4 năm 2018 của Tòa án nhân dân huyện Đ, tỉnh Bình Phước, ông không thừa nhận có vay 04 cây vàng và không đồng ý trả cho bà Nguyễn Thị Thùy T số vàng này và yêu cầu xem xét định giá lại hai diện tích đất đang tranh chấp, đồng thời không đồng ý tính công sức đóng góp của anh M và anh V.

Ngày 09/5/2018, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Dương Văn M có đơn kháng cáo một phần Bản án sơ thẩm số 05/2018/DS-ST ngày 26 tháng 4 năm 2018 của Tòa án nhân dân huyện Đ, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm sửa Bản án sơ thẩm, giao tài sản là nhà và đất ở tại 69/3 N, phường 15, quận T, TPHCM cho anh M quản lý, sử dụng, anh M sẽ đền bù phần chênh lệch cho ông N; công nhận tài sản ở ấp Đ, xã T, huyện Đ, tỉnh Bình Phước là tài sản riêng của bà B.

Ngày 11/5/2018, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ đã có Quyết định kháng nghị số 01/QĐKNPT-VKS-DS kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với Bản án sơ thẩm nêu trên theo hướng hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại theo thủ tục chung.

Quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm (lần 3):

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Trần Lê Ngọc S trình bày:

Chị S và anh V kết hôn vào năm 2011. Sau khi kết hôn, chị S và anh V cư trú tại địa chỉ 69/3 N, phường 15, quận T, TPHCM cùng với vợ chồng anh M, chị H. Chị S đề nghị Tòa án xem xét cho vợ chồng chị và anh V, cũng như vợ chồng anh M, chị H tiếp tục cư trú tại nhà đất nêu trên, trường hợp phải phân chia tài sản theo quy định pháp luật, chị S đề nghị Tòa án tạo điều kiện lưu trú tại địa chỉ này một thời gian để tìm nơi ở mới.

Người làm chứng bà Nguyễn Thị D trình bày:

Bà D là chị ruột của bà B. Bản thân bà D không có mâu thuẫn gì với bà B và ông N.

Do mâu thuẫn vợ chồng, năm 1980 B đem theo con ruột là anh M và anh V vào xã X, huyện C, tỉnh Đồng Nai sinh sống. Thời gian đầu cuộc sống của bà B còn khó khăn, nên bà D có để cho bà B một diện tích đất khoảng 01 hecta để thu hoạch điều chăm lo cho cuộc sống (thửa đất này có diện tích là gần 03 hecta do gia đình bà D mua trước đó). Thời điểm đó, thửa đất này chưa được cấp GCNQSDĐ. Do nỗ lực cố gắng mưu sinh, nên cuộc sống của bà B dần dần ổn định, sau đó em tôi chuyển sang thu mua nông sản, mua được mảnh đất và dựng 01 căn nhà gỗ để 03 mẹ con cùng sinh sống.

Năm 1991, bà B và ông N gặp lại nhau, lúc đó bà B có để dành được một số tiền, cùng với việc ông N được em trai đang định cư tại Mỹ cho 1.000 USD, cả hai vợ chồng lên TPHCM mua mảnh đất và tháo dỡ căn nhà gỗ tại xã X, huyện C lên dựng tại mảnh đất tại TPHCM để cả gia đình cùng sinh sống.

Khoảng năm 1995 - 1996 (bà D không nhớ rõ thời gian cụ thể), bà B cùng 02 con trai lên huyện Đ, tỉnh Sông Bé mua đất rẫy để canh tác. Lúc đó, em tôi để lại 01 hecta đấy rẫy điều tại xã X, huyện C cho gia đình bà D và gia đình bà D thanh toán cho bà B 02 cây vàng 24K để làm vốn mua đất rẫy tại huyện Đ, tỉnh Sông Bé (do chỗ chị em ruột nên các bên không lập giấy tờ gì, chỉ thỏa thuận bằng lời nói). Lúc đó, bà D còn nghe nói bà B và hai con trai có mượn của dì Nguyễn Thị Thùy T (là em gái út trong gia đình) một số vàng để góp vào mua đất rẫy (vay bao nhiêu bà D không rõ). Quá trình canh tác thửa đất rẫy này chủ yếu do bà B và 02 con trai làm, còn ông N chỉ thu hoạch được 01 mùa cà phê và lấy tiền bỏ đi đến nay.

Đối với căn nhà tại TPHCM, bà D có nghe em ruột đang định cư tại Mỹ cho tiền để bà B cùng 02 con trai sửa chữa lại làm nơi ở ổn định (việc cho tiền như thế nào bà D không biết rõ).

Về thửa đất mà bà B để lại cho vợ chồng bà D vào năm 1995 - 1996, đến ngày 06/12/2012 vợ chồng bà D đã được UBND huyện C, tỉnh Đồng Nai cấp GCNQSDĐ số BK 586667, vào sổ cấp GCN: CH 00104/QĐ 1094 đứng tên bà Nguyễn Thị D, ông Nguyễn S1, thuộc thửa đất số 20, tờ bản đồ số 15; diện tích 29160,6m2.

Người làm chứng anh Lê Phước K, chị Lù Thị P trình bày:

Vào năm 2008, bà B thuê anh K để làm rẫy (công việc trồng cây, bón phân, tưới nước chăm sóc cây) tại mảnh đất rẫy thuộc tổ 1, ấp Đ, xã T, huyện Đ, tỉnh Bình Phước. Việc thuê mướn các bên không lập thành văn bản, chỉ thỏa thuận bằng lời nói, tiền công bà B thuê anh K là 5.000.000đ/tháng; anh K bắt đầu làm từ năm 2008 đến nay. Lúc đó, gia đình bà B có bà B, vợ chồng con trai bà B là anh M, chị H sinh sống tại mảnh đất này. Bà B cùng vợ chồng anh M, chị H cùng làm và chăm sóc vườn rẫy, chăn nuôi trên thửa đất này.

Quá trình làm thuê anh K thấy bà B và vợ chồng anh M, chị H trồng cây, chăn nuôi thu hoạch mảnh vườn và đầu tư, chăm sóc cho những năm tiếp theo, tiền chăm sóc có từ đâu thì anh K không rõ. Đến khoảng năm 2009, bà B và vợ chồng anh M, chị H xây dựng thêm chuồng trại để chăn nuôi heo. Năm 2010, vợ con của anh M chuyển xuống TPHCM sinh sống nhằm mục đích cho các con đi học, anh M và bà B vẫn tiếp tục canh tác trên mảnh đất này.

Năm 2015, vợ anh K là chị Lù Thị P đến sinh sống chung với anh K trên mảnh đất này, anh K là người làm thuê cho bà B và anh M, còn vợ anh K chỉ lo cơm nước.

Anh K cam đoan chỉ là người làm thuê cho bà B và vợ chồng anh M tại mảnh đất nói trên và không có quyền lợi gì liên quan đén khối tài sản này.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

+ Các đương sự đề nghị xét xử vắng mặt, nên Hội đồng xét xử không thể ghi nhận ý kiến trình bày, tranh tụng của các bên.

+ Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước phát biểu:

- Về tố tụng: Trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm, Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Hội đồng xét xử đã tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

- Về nội dung: Xét thấy, vi phạm, thiếu sót về tố tụng của Tòa án cấp sơ thẩm đã được Tòa án cấp phúc thẩm thu thập, xác minh, bổ sung các chứng cứ, tài liệu thể hiện việc thiếu sót của Tòa án cấp sơ thẩm đã được khắc phục và không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Vì vậy, đại diện Viện kiểm sát thay đổi nội dung kháng nghị từ hủy Bản án sơ thẩm sang sửa Bản án sơ thẩm.

Đối với kháng cáo của ông Dương Văn N, anh Dương Văn M: Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận một phần kháng cáo, sửa Bản án sơ thẩm về việc tính công sức đóng góp của anh M, anh V, phân chia lại tài sản chung cho ông N và bà B.

Đối với kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ: Đề nghị Hội Đ xét xử chấp nhận kháng nghị, sửa Bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào hồ sơ vụ án, các tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định:

[1] Xét kháng cáo của ông Dương Văn N, anh Dương Văn M

[1.1] Về việc xác định tài sản chung:

Quá trình giải quyết vụ án, các đương sự đều thống nhất tài sản mà các bên đương sự đang tranh chấp bao gồm:

+ Thửa đất có diện tích 77,7m2, đất ở đô thị (trong đó có 16m2 nằm trong quy hoạch), thuộc thửa số 85, tờ bản đồ số 151, tọa lạc tại số 69/3 đường N, phường 15, quận T, TPHCM, đất hiện nay chưa được Ủy ban nhân dân TPHCM cấp GCNQSDĐ, nhưng được cung cấp thông tin và được phúc đáp đất có đủ điều kiện để được cấp GCNQSDĐ và tài sản gắn liền với thửa đất này (sau đây viết tắt là Thửa đất số 01).

+ Thửa đất có diện tích 25.200m2 được xác định theo GCNQSDĐ số S311091, vào sổ cấp GCN số: 1488/QSDĐ/1703/QĐ-UB (H) ngày 02/01/2002 (Được điều chỉnh theo GCNQSDĐ số AA015037, vào sổ cấp GCN số: 3944/QSDĐ/2735/QĐ-UB cho hộ bà Nguyễn Thị B ngày 30/11/2004), thuộc thửa đất số 100, tờ bản đồ số 9, tọa lạc tại ấp Đ, xã T, huyện Đ, tỉnh Bình Phước và tài sản gắn liền với đất (sau đây viết tắt là Thửa đất số 02).

Nguồn gốc Thửa đất số 01:

Theo trình bày của ông N và bà B, thửa đất này do ông bà nhận chuyển nhượng của bà Trần Thị H1 hai lần với tổng diện tích là 77,7m2, tiền nhận chuyển nhượng đất có nguồn gốc từ tiền tiết kiệm của bà B và tiền của ông N do em ruột ông N định cư bên Mỹ cho. Lời trình bày này phù hợp với trình bày của bà H1 tại giấy xác nhận bán đất (BL08). Sau khi nhận chuyển nhượng đất, ông N và bà B dựng 01 căn nhà gỗ trên thửa đất này để cả gia đình sinh sống (nguồn gốc căn nhà gỗ này do bà B tháo dở từ huyện L (nay là huyện C, tỉnh Đồng Nai) để dựng tại địa chỉ này (BL11). Năm 2003, bà B được em ruột định cư bên Mỹ cho tiền nên cùng hai con là anh M, anh V xây dựng căn nhà như hiện trạng hiện nay. Anh V đã cư trú tại thửa đất này từ năm 1997 đến nay, sau đó là anh M, chị H (vợ anh M), chị S (vợ anh V) cùng cư trú tại thửa đất này. Ông N, bà B và hai con là anh M, anh V đều thừa nhận đây là tài sản chung của ông N và bà B, còn anh M, anh V có công sức đóng góp cải tạo, nâng cấp và bảo quản làm tăng giá trị tài sản từ năm 1997 đến nay.

Nguồn gốc Thửa đất số 02:

Ông N cho rằng đây là tài sản chung của ông và bà B, có nguồn gốc nhận chuyển nhượng của ông Đoàn Hoàng A vào năm 1999, số tiền nhận chuyển nhượng do ông N bán nhà ở quê được 08 chỉ vàng, mẹ ông N cho hai cháu M, V 02 chỉ và ông nuôi heo bán 02 lần, lần 1 được 03 chỉ vàng và lần 2 được 02 chỉ vàng. Tổng cộng có 1,5 cây vàng, cùng với các nguồn thu chung khác của vợ chồng. Trong khi đó, bị đơn bà B và anh M, anh V lại xác định thửa đất này là tài sản riêng của bà B và anh M, anh V, có nguồn gốc nhận chuyển nhượng đất của ông Đoàn Hoàng A vào năm 1997, số tiền nhận chuyển nhượng đất do bà B chuyển nhượng đất rẫy ở huyện L (nay là huyện C, tỉnh Đồng Nai) và tiết kiệm được 1,8 cây vàng; Đồng thời, vay thêm của bà T 04 cây vàng 24K.

Xét thấy, các bên đương sự đều thừa nhận Thửa đất số 02 có nguồn gốc nhận chuyển nhượng của ông Đoàn Hoàng A. Tại biên bản lấy lời khai ngày 30/9/2013, ông A cho rằng: ông A và anh M, anh V lúc trước có rẫy gần nhau ở thị xã Đ, tỉnh Bình Phước; ông N là người mua rẫy, còn bà B theo ông được biết là vợ ông N. Chữ ký trong giấy sang nhượng đất rẫy có diện tích 03ha với giá 5,8 lượng vàng 9999. Ông xác nhận có chuyển nhượng đất rẫy cho ông N, ông N thanh toán vàng (BL213). Lời trình bày của ông A phù hợp với nội dung giấy sang nhượng đất ký kết năm 1999 giữa ông N với ông A (BL23). Đồng thời, tại Biên bản xác minh ngày 03/5/2014, ông Nguyễn Thái Đ - Ấp trưởng ấp Đ: diện tích đất 25.680m2 do bà B ông N cùng mua của ông Tư A. Sau khi mua đất năm 1996, ông N bà B cùng nhau canh tác, đến 2001 thì ông N không ở nữa, khi đi tôi có nghe bà B tâm sự đưa cho ông N khoảng hơn 10 triệu (BL284). Vì vậy, lời trình bày của ông N là có cơ sở.

Bà B cho rằng đây là tài sản riêng của bà, diện tích 25.680m2 có nguồn gốc tự khai phá năm 1998 là có mâu thuẫn với chính lời trình bày của bà và anh M, anh V khi xác định thửa đất này nhận chuyển nhượng vào năm 1996 - 1997 (BL42-43, 47-49, 106-107). Hơn nữa, tại hồ sơ đăng ký kê khai cấp GCNQSDĐ thể hiện, ngày 09/9/2001 khi bà B làm đơn xin cấp GCNQSDĐ đối với thửa đất này, đã tự nguyện ghi chú trong đơn có chồng là ông Dương Văn N (BL193), trong khi đó vào thời điểm này chỉ có bà B, anh M, anh V đang tạm trú tại địa phương (BL197). Nội dung này cũng phù hợp với kết quả xác minh tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đ vào ngày 15/8/2013 (BL200). Tại Biên bản hòa giải ngày 12/7/2013, bà B trình bày sau khi mâu thuẫn bà B đã chia cho ông N ½ tài sản với số tiền 13.000.000 Đ. (185-189). Như vậy, lời trình bày của bà B là không đủ cơ sở.

Ngoài ra, bà B cho rằng số tiền nhận chuyển nhượng đất là do bà chuyển nhượng đất rẫy tại huyện L (nay là huyện C, tỉnh Đồng Nai) được 1,8 cây vàng và vay thêm vàng của bà T để nhận chuyển nhượng thửa đất này. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị D (là chị ruột của bà B) cho rằng năm 1980, khi bà B đem theo con ruột là anh M và đang mang thai anh V vào xã X, huyện L (nay là huyện C, tỉnh Đồng Nai) sinh sống, do thấy cuộc sống của bà B còn khó khăn, nên bà D có để cho bà B một diện tích đất khoảng 01 hecta để thu hoạch điều chăm lo cho cuộc sống (thửa đất này có diện tích là gần 03 hecta do gia đình bà D mua trước đó). Thời điểm đó, thửa đất này chưa được cấp GCNQSDĐ. Khoảng năm 1995 - 1996 (bà D không nhớ rõ thời gian cụ thể), bà B cùng 02 con trai lên huyện Đ, tỉnh Sông Bé mua đất rẫy để canh tác. Lúc đó, bà B để lại 01 hecta đấy rẫy điều tại xã X, huyện C cho gia đình bà D và gia đình bà D thanh toán cho bà B 02 cây vàng 24K để làm vốn mua đất rẫy tại huyện Đ, tỉnh Sông Bé. Như vậy, lời trình bày của bà B và bà D chưa thống nhất về nội dung, hơn nữa bà D lại là chị ruột của bà B nên lời trình bày này chưa đủ cơ sở thuyết phục.

Anh M, anh V cho rằng đây là là tài sản riêng của bà B và hai anh cũng không có căn cứ, bởi vì bà T không thừa nhận cho hai anh vay vàng để nhận chuyển nhượng đất, mà chỉ xác nhận có cho bà B vay 04 cây vàng để nhận chuyển nhượng thửa đất này (BL81).

Như vậy, mặc dù các bên không cung cấp được đầy đủ chứng cứ để chứng minh số tiền nhận chuyển nhượng đất của ông A, nhưng qua những nhận định trên có căn cứ xác định Thửa đất số 02 là tài sản chung của bà B và ông N. Trong khi ông N chỉ canh tác trên thửa đất này từ năm 1999 đến năm 2000 thì bỏ đi đến nay, thì bà B và vợ chồng anh M, chị H, anh V đã liên tục canh tác trên thửa đất này, nên anh M, chị H, anh V cũng có công sức đóng góp vào khối tài sản này.

Đối với tài sản gắn liền với đất bao gồm: 01 căn nhà có diện tích 36m2 (Kết cấu: tường xây gạch tô trát, mái lợp tôn, nền lát gạch men, có đóng la phông), nối liền hướng Nam của căn nhà chính có 01 căn nhà diện tích 19,5m2 (Kết cấu: tường xây tô, mái lợp tôn, nền lát gạch tàu); 01 nhà về sinh diện tich 7,5m2 (Kết cấu: tường xây gạch tô trát, mái lợp tôn, nền lát gạch men, bên trong có bệ cầu, vừa làm nhà tắm vừa làm nhà vệ sinh); 01 căn nhà có diện tích 32,8m2 (Kết cấu: mái tôn nên lát gạch men, tường xây tô); 01 chuồng trại diện tích 94,5m2 (Kết cấu: mái tôn nền láng xi măng, tường xây cao 0,7 m , xây bằng gạch, cột trụ làm bằng bê tông); 160 cây tiêu trồng năm 2013, 200 cây tiêu trồng năm 2017; 150 cây bưởi trồng năm 2013; 36 cây quýt trồng năm 2014; 03 cây vú sữa không xác định năm trồng; 03 cây dừa trồng năm 2013; 03 cây sầu riêng trồng năm 2013. Những tài sản này do bà B cùng vợ chồng anh M, chị H, anh V tạo lập sau khi ông N bỏ đi. Tuy nhiên, quá trình giải quyết vụ án, vợ chồng anh M, chị H và anh V không yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết đối với những tài sản này, mà chỉ yêu cầu Tòa án xem xét công sức đóng góp vào khối tài sản chung nên cần xem đây là sự tự định đoạt của đương sự và được Hội đồng xét xử chấp nhận.

[1.2] Về công sức đóng góp và phân chia tài sản:

Đối với Thửa đất số 01:

Như nhận định nêu trên, Thửa đất số 01 là tài sản chung của bà B và ông N, tuy nhiên anh M, anh V có công sức đóng góp cải tạo, nâng cấp, bảo quản và làm tăng giá trị tài sản, vì vậy cần xem xét công sức đóng góp cụ thể của anh M và anh V.

+ Anh M cư trú tại thửa đất này từ năm 1991, đến năm 1999 thì cùng với gia đình đến canh tác trên Thửa đất số 02. Năm 2003 có công sức đóng góp cải tạo, nâng cấp và xây dựng lại căn nhà như hiện nay. Từ đó đến nay, anh M chủ yếu canh tác và sinh sống tại Thửa đất số 02. Vì vậy, công sức đóng góp của anh M tương đương 5% giá trị tài sản là phù hợp.

+ Anh V cư trú tại thửa đất này từ năm 1991 đến nay, có công sức đóng góp cải tạo, nâng cấp xây dựng lại căn nhà như hiện nay và bảo quản, làm tăng giá trị tài sản. Vì vậy, công sức đóng góp của anh V tương đương 10% giá trị tài sản là phù hợp.

+ Đối với ông N và bà B: mỗi người đều có đóng góp ngang nhau trong khối tài sản chung, nên được hưởng tương đương [100% - (10% phần anh V được hưởng) + 5% phần anh M được hưởng)]/2 = 42,5% giá trị tài sản.

+ Đối với chị H (vợ anh M), chị S (vợ anh V) cũng đang cư trú tại thửa đất này, nhưng do chị H, chị S không yêu cầu xem xét công sức đóng góp nên Hội đồng xét xử không giải quyết.

Theo Biên bản định giá ngày 16/11/2017 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng dân sự quận T, TPHCM, giá trị Thửa đất số 01 và tài sản gắn liền với đất như sau:

- Đất ở: 77,7m2 x 40.000.000đ/m2 = 3.108.000.000 đồng;

- Nhà ở: 55,7m2 x 2.620.000đ/m2 x 70% x 117,08% = 119.601.699 đồng.

Tổng giá trị tài sản là 3.227.601.669 đồng (Ba tỷ hai trăm hai mươi bảy triệu sáu trăm lẻ một ngàn sáu trăm sáu mươi chín đồng).

Như vậy, tài sản này được phân chia như sau:

+ Công sức đóng góp của anh M được hưởng tương đương 5% giá trị tài sản là: 3.227.601.669 đồng x 5% = 161.380.083 đồng (Một trăm sáu mươi mốt triệu ba trăm tám mươi ngàn không trăm tám mươi ba đồng).

+ Công sức đóng góp của anh V được hưởng tương đương 10% giá trị tài sản là: 3.227.601.669 đồng x 10% = 322.760.166 đồng (Ba trăm hai mươi hai triệu bảy trăm sáu mươi ngàn một trăm sáu mươi sáu đồng).

+ Đối với ông N và bà B: mỗi người đều có đóng góp ngang nhau trong khối tài sản chung, nên được hưởng tương đương 42,5% giá trị tài sản sau khi tính công sức đóng góp cho anh M, anh V. Cụ thể: 3.227.601.669 đồng x 42,5% = 1.371.730.709 đồng (Một tỷ ba trăm bảy mươi mốt triệu bảy trăm ba mươi ngàn bảy trăm lẻ chín đồng).

Xét thấy, cả ông N và vợ chồng anh M, chị H, vợ chồng anh V, chị S đều có yêu cầu được cư trú tại thửa đất này. Tuy nhiên, hiện vợ chồng anh M, chị H, vợ chồng anh V, chị S đều có công việc làm và thu nhập ổn định, nên việc tìm kiếm nơi cư trú mới là điều có thể thực hiện. Trong khi đó, ông N hiện nay đã lớn tuổi (68 tuổi), hiện chưa có nơi cư trú ổn định, đang ở trọ tại địa chỉ 38/3 H, tổ 6, khu phố 3, phường P, quận 9, TPHCM. Vì vậy, việc giao cho ông N một nơi cư trú ổn định là phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, hiện nay Thửa đất số 01 và tài sản gắn liền với đất chưa được cấp GCNQSDĐ và quyền sở hữu nhà ở, nên cần thiết giao cho ông N được tạm thời quản lý, sử dụng Thửa đất số 01 và sở hữu tài sản gắn liền với đất. Sau khi Bản án có hiệu lực pháp luật, ông N có quyền, nghĩa vụ liên hệ với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để thực hiện trình tự, thủ tục xin cấp GCNQSDĐ và quyền sở hữu nhà ở theo quy định pháp luật.

Do ông N được giao tạm thời quản lý, sử dụng và sở hữu tài sản gắn liền với Thửa đất số 01, nên ông N phải có nghĩa vụ thanh toán lại cho anh M công sức đóng góp tương đương với 5% giá trị tài sản là 161.380.083 đồng (Một trăm sáu mươi mốt triệu ba trăm tám mươi ngàn không trăm tám mươi ba đồng); thanh toán lại cho anh V công sức đóng góp tương đương với 10% giá trị tài sản 322.760.166 đồng (Ba trăm hai mươi hai triệu bảy trăm sáu mươi ngàn một trăm sáu mươi sáu đồng); thanh toán cho bà B (do anh M và anh V kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng) số tiền tương đương 42,5% giá trị tài sản 1.371.730.709 đồng (Một tỷ ba trăm bảy mươi mốt triệu bảy trăm ba mươi ngàn bảy trăm lẻ chín đồng).

Đối với yêu cầu của ông N về việc buộc bà B phải hoàn lại giá trị hoa lợi trên Thửa đất số 01, mỗi tháng 200.000 đồng, thời gian từ tháng 01/2004 đến tháng 02/2011 là 07 năm 02 tháng = 86 tháng x 200.000 Đ = 172.000.000 đồng: Ông N không cung cấp được chứng cứ để chứng minh và yêu cầu này vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu của ông N nên Hội đồng xét xử không xem xét giải quyết.

Đối với Thửa đất số 02:

Như nhận định nêu trên, Thửa đất số 02 là tài sản chung của bà B và ông N, nhưng phần đóng góp của mỗi người là khác nhau. Ngoài ra, còn có công sức đóng góp của anh M, anh V, chị H nên cũng cần phải xem xét công sức đóng góp của những người này. Cụ thể:

+ Đối với ông N: là người nhận chuyển nhượng thửa đất này và canh tác thu hoạch được một vụ mùa cà phê năm 1999-2000 thì bỏ đi đến nay. Không những vậy, khi đi ông N đã đem theo 13.000.000 đồng tiền thu hoạch vụ cà phê năm 1999-2000 (BL45-46, 47- 49, 138), đây là số tiền lớn vào thời điểm lúc bấy giờ. Vì vậy, phần đóng góp của ông N chỉ tương ứng 25% giá trị tài sản.

+ Đối với bà B: là người nhận chuyển nhượng thửa đất này và canh tác, chăm sóc, thu hoạch vườn rẫy liên tục từ đó đến khi bà B chết vào ngày 17/6/2017 (BL533). Đồng thời, bà B cùng anh M, anh V tạo dựng nên các tài sản gắn liền với đất (công trình kiến trúc, cây trồng,…). Vì vậy, phần đóng góp của bà B tương ứng 50% giá trị tài sản.

+ Đối với anh M: là người trực tiếp canh tác, chăm sóc, thu hoạch vườn rẫy liên tục từ khi nhận chuyển nhượng đất đến nay. Đồng thời, anh M cùng bà B, anh V tạo dựng nên các tài sản gắn liền với đất (công trình kiến trúc, cây trồng,…). Vì vậy, phần đóng góp của anh M tương ứng 20% giá trị tài sản.

+ Đối với anh V: là người phụ giúp canh tác, chăm sóc, thu hoạch vườn rẫy trong một thời gian và cùng bà B, anh V tạo dựng nên các tài sản gắn liền với đất (cây trồng). Vì vậy, phần đóng góp của anh V tương ứng 5% giá trị tài sản.

+ Đối với chị H (vợ anh M), sau khi kết hôn với anh M đã cư trú tại thửa đất này một thời gian, đến năm 2011 thì chuyển xuống cư trú tại phường 15, quận T, TPHCM. Chị H không yêu cầu xem xét công sức đóng góp nên Hội đồng xét xử không giải quyết.

Theo Biên bản định giá ngày 29/12/2017 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng dân sự huyện Đ, tỉnh Bình Phước, giá trị Thửa đất số 02 như sau:

- Đất: 25.200m2 x 29.000đ/m2 = 730.800.000 đồng;

- Công trình xây dựng: 01 căn nhà có diện tích 36m2 (kết cấu: tường xây gạch tô trát, mái lợp tôn, nền lát gạch men, có đóng la phông) x 2.400.000đ/m2 = 86.400.000 đồng; 01 căn nhà diện tích 19,5m2(kết cấu: tường xây tô, mái lợp tôn, nền lát gạch tàu) x 1.900.000đ/m2 = 37.050.000 đồng; 01 nhà về sinh diện tích 7,5m2 (kết cấu: tường xây gạch tô trát, mái lợp tôn, nền lát gạch men, bên trong có bệ cầu, vừa làm nhà tắm vừa làm nhà vệ sinh) x 1.700.000đ/m2 = 12.750.000 đồng; 01 căn nhà có diện tích 32,8m2 (kết cấu:

mái tôn nên lát gạch men, tường xây tô) x 1.900.000đ/m2 = 62. 320.000 đồng; 01 chuồng trại diện tích 94,5m2 (kết cấu: mái tôn nền láng xi măng, tường xây cao 0,7 m , xây bằng gạch, cột trụ làm bằng bê tông) x 520.000đ/m2 = 49.140.000 đồng;

- Cây trồng trên đất: 160 cây tiêu trồng năm 2013 x 180.000đ/cây = 28.800.000 đồng; 200 cây tiêu trồng năm 2017 x 110.000đ/cây = 22.000.000 đồng; 150 cây bưởi trồng năm 2013 x 185.000đ/cây = 27.750.000 đồng; 36 cây quýt trồng năm 2014 x 55.000đ/cây = 1.980.000 đồng; 03 cây vú sữa x 250.000đ/cây = 750.000 đồng; 03 cây dừa trồng năm 2013 x 115.000đ/cây = 345.000 đồng; 03 cây sầu riêng trồng năm 2013 x 250.000đ/cây = 750.000 đồng.

Tổng giá trị tài sản là 1.060.835.000 đồng (Trong đó quyền sử dụng đất là 730.800.000 đồng và tài sản gắn liền với đất là 330.035.000 đồng).

Như vậy, tài sản này được phân chia như sau:

+ Công sức đóng góp của anh M được hưởng tương đương 20% giá trị tài sản là: 1.060.835.000 đồng x 20% = 212.167.000 đồng (Hai trăm mười hai triệu một trăm sáu mươi bảy ngàn đồng).

+ Công sức đóng góp của anh V được hưởng tương đương 5% giá trị tài sản là: 1.060.835.000 đồng x 5% = 53.041.750 đồng (Năm mươi ba triệu không trăm bốn mươi mốt ngàn bảy trăm năm mươi đồng).

+ Phần ông N được phân chia tương đương 25% giá trị tài sản là: 1.060.835.000 đồng x 25% = 265.208.750 đồng (Hai trăm sáu mươi lăm triệu hai trăm lẻ tám ngàn bảy trăm năm mươi đồng).

+ Phần bà B được phân chia tương đương 50% giá trị tài sản là: 1.060.835.000 đồng x 50% = 530.417.500 đồng (Năm trăm ba mươi triệu bốn trăm mười bảy ngàn năm trăm đồng).

Xét thấy, sau khi nhận chuyển nhượng đất của ông A và tạo lập tài sản, đến năm 2000 ông N bỏ đi thì bà B cùng các con đã sinh sống và canh tác tại thửa đất này, tạo lập nên khối tài sản như hiện nay. Tuy bà B đã chết vào ngày 17/6/2017, nhưng sau đó anh M trực tiếp sinh sống và tiếp tục canh tác tại thửa đất này. Hơn nữa, ông N đã được xem xét giao tạm thời quản lý, sử dụng và sở hữu tài sản gắn liền với Thửa đất số 01, nên cần thiết giao Thửa đất số 02 này cho anh M và anh V là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà B tiếp tục quản lý, sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất, đồng thời thanh toán lại cho ông N, anh M, anh V phần đóng góp tương ứng.

Đối với yêu cầu của ông N về việc hoàn lại giá trị hoa lợi thu được từ Thửa đất số 02, mỗi tháng 1.500.000 đồng, thời gian từ tháng 01/2004 đến đến tháng 5/2014 là 12 năm 05 tháng = 149 tháng x 1.500.000 đồng = 223.500.000 đồng: Ông N không cung cấp được chứng cứ để chứng minh và yêu cầu này vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu của ông N nên Hội đồng xét xử không xem xét giải quyết.

Cân đối nghĩa vụ khi phân chia tài sản:

+ Cấn trừ nghĩa vụ thanh toán của ông N và bà B:

Do ông N được giao tạm thời quản lý, sử dụng và sở hữu tài sản gắn liền với Thửa đất số 01 và phải thanh toán lại cho bà B số tiền 1.371.730.709 đồng (tương đương 42,5% giá trị Thửa đất số 01). Trong khi đó, bà B (do anh M và anh V là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng) được giao quản lý, sử dụng và sở hữu tài sản gắn liền với Thửa đất số 02 và phải thanh toán lại cho ông N số tiền 265.208.750 đồng (tương đương 25% giá trị Thửa đất số 02). Cấn trừ nghĩa vụ cho nhau, ông N phải thanh toán cho anh M và anh V là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà B số tiền là: 1.371.730.709 đồng - 265.208.750 đồng = 1.106.521.959 đồng (Một tỷ một trăm lẻ sáu triệu năm trăm hai mươi mốt ngàn chín trăm năm mươi chín đồng).

+ Đối với việc thanh toán công sức đóng góp đối với Thửa đất số 02:

Do Thửa đất số 02 và tài sản gắn liền với đất được giao cho anh M và anh V - là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà B quản lý, sử dụng và sở hữu tài sản gắn liền với đất, vì vậy việc anh M và anh V thanh toán phần công sức đóng góp cho cá nhân anh M, cá nhân anh V, cũng như việc quản lý, sử dụng và sở hữu tài sản và kê khai đăng ký biến động quyền sử dụng đất được thực hiện theo sự tự thỏa thuận của anh M và anh V. Trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận với nhau thì có thể khởi kiện vụ việc dân sự để yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.

[1.3] Về nghĩa vụ trả nợ cho bà Nguyễn Thị Thu T:

Quá trình giải quyết vụ án, bà B, bà T và anh M, anh V thống nhất trình bày: vào năm 1996, bà B có vay của bà T 04 cây vàng 24K, mục đích để nhận chuyển nhượng Thửa đất số 02 (BL45-46, 47-49, 81, 106-107). Khi thỏa thuận thì bà B và bà T có lập giấy mượn vàng đề ngày 20/4/1996 (BL55). Bà T đề nghị bà B và ông N có nghĩa vụ trả cho bà số vàng đã vay.

Ông N cho rằng không biết việc bà B vay vàng của bà T, hơn nữa giấy vay vàng đề ngày 20/4/1996 do bà T cung cấp chỉ có bà B và bà T ký tên, giấy này được lập để chứng M việc bà B mượn vàng của bà T khi tỉnh Bình Phước chưa được tái lập, nhưng trong giấy lại ghi là tỉnh Bình Phước là không đúng với thực tế và là chứng cứ giả mạo.

Xét thấy, giấy vay vàng đề ngày 20/4/1996, nhưng trong giấy lại ghi là tỉnh Bình Phước là không đúng với thực tế, vì tỉnh Bình Phước được tái lập ngày 01/01/1997, nên không được xem xét là chứng cứ. Tuy nhiên, quá trình giải quyết vụ án, ông N thừa nhận vào năm 2000, khi ông N và bà B tạm thời chia tay, lúc tiễn ông ra bến xe về TPHCM thì bà B có nói với ông N chuyện nợ nần, nhưng ông N nói lại là nợ của ai người đó trả nên ông N không thừa nhận đây là khoản nợ chung, yêu cầu bà B có nghĩa vụ trả nợ. Như vậy, từ năm 2000 ông N đã biết việc bà B vay vàng của bà T, phù hợp với sự tự thừa nhận của ông N trong quá trình giải quyết vụ án, ông N khai tại phiên tòa sơ thẩm ngày 30/5/2012:“sau này tôi biết có mượn của cô T là em ruột của bà B 40 chỉ vàng 24K” (BL139) và Biên bản đối chất ngày 10/01/2014 (BL250-252).

Hơn nữa, như lời trình bày của ông N về số tiền nhận chuyển nhượng Thửa đất số 02, bản thân ông N bán nhà ở quê được 08 chỉ vàng, mẹ ruột ông N cho hai cháu M, V 02 chỉ vàng và ông N bán heo được 05 chỉ vàng, tổng cộng 1,5 cây vàng. Trong khi đó, số tiền nhận chuyển nhượng đất của ông A là 5,8 cây vàng, như vậy số tiền chênh lệch 4,3 cây vàng này phù hợp với thực tế bà B vay 04 cây vàng của bà T để nhận chuyển nhượng đất. Sự việc này cũng phù hợp với nhận định của Hội Đ xét xử khi nhận định Thửa đất số 02 là tài sản chung của bà B và ông N.

Từ nhận định này, có căn cứ xác định đây là khoản nợ chung phát sinh trong thời kỳ hôn nhân, nên ông N và bà B mỗi người phải có nghĩa vụ trả cho bà T ½ số vàng đã vay.

Tòa án cấp sơ thẩm nhận định 04 cây vàng 24K là nợ chung của ông N và bà B đối với bà T, nhưng khi quyết định lại buộc bà B và anh M, anh V phải có nghĩa vụ trả cho bà T khoản nợ này là mâu thuẫn với phần nhận định tại Bản án sơ thẩm. Vì vậy, cần sửa Bản án sơ thẩm về nghĩa vụ trả nợ của ông N, bà B đối với bà T, cụ thể:

Giá vàng 24K quy đổi thành tiền mặt tại thời điểm xét xử sơ thẩm ngày 26/4/2018 là1: [36.840.000đ/cây (giá bán) + 36.240.000đ/cây (giá mua)]/2 = 36.540.000đ/ cây.

Thành tiền: 36.540.000đ/cây x 04 cây = 146.160.000 Đ (Một trăm bốn mươi sáu triệu một trăm sáu mươi ngàn Đ).

Như vậy, ông N, anh M và anh V (là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà B) mỗi bên có nghĩa vụ trả cho bà T số tiền là: 146.160.000đ/2 = 73.080.000 đồng (Bảy mươi ba triệu không trăm tám mươi ngàn đồng).

[2] Xét kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ

[2.1] Về nghĩa vụ trả nợ cho bà Nguyễn Thị Thu T Viện kiểm sát cho rằng Tòa án xác định ông N, bà B mỗi người có nghĩa vụ trả cho bà T số tiền tương ứng 146.720.000đ/2 = 73.360.000 đồng, nhưng tại phần nhận định của Bản án sơ thẩm Tòa án cấp sơ thẩm lại xác định số tiền mỗi người phải chịu là 73.220.000 đồng là không chính xác.

Như nhận định tại mục [1.3] nêu trên, Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định không chính xác nghĩa vụ trả nợ đối với bà T, cũng như có mâu thuẫn giữa phần nhận định và quyết định tại Bản án sơ thẩm. Vì vậy, kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và được Hội Đ xét xử chấp nhận.

[2.2] Về phần giá trị tài sản mà ông Dương Văn N, bà Nguyễn Thị B được nhận trong khối tài sản chung Viện kiểm sát cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm không tuyên cụ thể phần giá trị tài sản mà ông N, bà B được nhận trong khối tài sản chung của vợ chồng, sau khi trừ đi phần tài sản mà họ có nghĩa vụ đối với người có yêu cầu độc lập là vi phạm khoản 2 Điều 266 BLTTDS năm 2015, gây khó khăn cho việc thi hành án.

Như nhận định tại tiểu mục [1.1] và [1.2] mục [1] nêu trên, kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và được Hội đồng xét xử chấp nhận, cần sửa Bản án sơ thẩm về nội dung này.

[2.3] Về án phí dân sự sơ thẩm:

Viện kiểm sát cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm tuyên buộc ông N, bà B mỗi người phải chịu án phí dân sự sơ thẩm với số tiền 64.342.222 đồng là không đúng.

Xét thấy, theo quy định tại Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án và Điều 13 Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP ngày 13/6/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thì ông N và bà B mỗi người phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản được chia và án phí đối với phần thực hiện nghĩa vụ đối với bà T.

Như nhận định trên, kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và được Hội đồng xét xử chấp nhận, cần sửa Bản án sơ thẩm về nội dung này (chi tiết nêu tại mục [5] của Bản án).

[2.4] Xác định giá trị tài sản bà Nguyễn Thị B được nhận:

Viện kiểm sát cho rằng tại phần nhận định của Bản án sơ thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm xác định tổng giá trị tài sản giao cho bà B là 1.060.835.000 đồng, nhưng tại phần quyết định lại thể hiện giá trị tài sản này là 3.108.000.000 đồng là không đúng với tài liệu có trong hồ sơ vụ án và mâu thuẫn với phần nhận định trong bản án. Kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và được Hội đồng xét xử chấp nhận, cần sửa Bản án sơ thẩm về nội dung này.

[2.5] Về xác định quan hệ pháp luật và ghi số hiệu Bản án:

Theo đơn khởi kiện ngày 11/3/2011 (BL01-02), nguyên đơn ông N yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn với bà B và phân chia tài sản chung của vợ cH.

Tại Bản án sơ thẩm số 06/2012/HNGĐ-ST ngày 30 tháng 5 năm 2012 của Tòa án nhân dân huyện Đ, tỉnh Bình Phước (xét xử sơ thẩm lần 1) đã quyết định: Công nhận sự thuận tình ly hôn giữa ông Dương Văn N và bà Nguyễn Thị B; phân chia tài sản chung của ông N và bà B theo quy định.

Sau khi xét xử sơ thẩm (lần 1), các đương sự không ai kháng cáo, Viện kiểm sát không kháng nghị về quyết định giải quyết quan hệ hôn nhân của Tòa án cấp sơ thẩm, vì vậy việc thuận tình ly hôn giữa ông N và bà B có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, việc phân chia tài sản chung theo đơn yêu cầu của ông N đã bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy Bản án sơ thẩm 02 lần do có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và thu thập, xác minh chứng cứ chưa đầy đủ. Vì vậy, khi Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm (lần 3), vụ án này phải được xác định là “Tranh chấp phân chia tài sản khi ly hôn”, đây là loại vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 28 BLTTDS năm 2015. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm xác định quan hệ pháp luật là “Yêu cầu chia tài sản thuộc quyền sử dụng và sở hữu chung của vợ chồng sau khi ly hôn”, thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều 28 BLTTDS năm 2015 và ghi số hiệu Bản án sơ thẩm là “ST-DS” là chưa chính xác. Vì vậy, kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và được Hội đồng xét xử chấp nhận, cần sửa Bản án sơ thẩm về nội dung này.

[3] Về việc giải quyết thừa kế tài sản của bà B: Trong quá trình giải quyết vụ án, ngày 17/6/2017 bà B chết. Quá trình giải quyết vụ án, do các đương sự không có yêu cầu nên Hội đồng xét xử không xem xét.

[4] Do Tòa án cấp sơ thẩm xác định công sức đóng góp của các bên trong khối tài sản chung chưa chính xác, nên việc phân chia tài sản chung và công sức đóng góp chưa đúng; xác định chưa chính xác nghĩa vụ trả nợ chung; xác định không đúng quan hệ pháp luật và cách ghi số hiệu Bản án sơ thẩm. Vì vậy, cần chấp nhận một phần kháng cáo của ông Dương Văn N, anh Dương Văn M; chấp nhận một phần kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ, tỉnh Bình Phước, sửa Bản án sơ thẩm theo quy định.

[5] Về án phí hôn nhân gia đình:

+ Án phí hôn nhân gia đình sơ thẩm: Do Bản án sơ thẩm bị sửa, nên nghĩa vụ chịu án phí hôn nhân gia đình sơ thẩm được tính lại như sau:

- Ông Dương Văn N được phân chia giá trị tài sản là: 1.371.730.709 đồng + 265.208.750 đồng = 1.636.939.459 đồng. Đồng thời, ông N có nghĩa vụ trả cho bà T khoản nợ đã vay là 73.080.000 đồng. Ngoài ra, yêu cầu về việc buộc bà B thanh toán giá trị hoa lợi trên Thửa đất số 01 và Thửa đất số 02 không được chấp nhận với số tiền là (172.000.000đ + 223.500.000đ) = 395.500.000 đồng. Như vậy, ông N phải chịu án phí sơ thẩm 2.105.519.459đ là: 72.000.000 đồng + (105.519.459 đồng x 2%) = 74.110.389 đồng (Bảy mươi tư triệu một trăm mười ngàn ba trăm tám mươi chín đồng).

- Bà Nguyễn Thị B được phân chia giá trị tài sản là: 1.371.730.709 đồng + 530.417.500 đồng = 1.902.148.209 đồng. Đồng thời, bà B có nghĩa vụ trả cho bà T khoản nợ đã vay là 73.080.000 đồng. Như vậy, anh M và anh V là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà B phải chịu án phí sơ thẩm là: 36.000.000 đồng + (1.175.228.209 đồng x 3%) = 71.256.846 đồng (Bảy mươi mốt triệu hai trăm năm mươi sáu ngàn tám trăm bốn mươi sáu Đ).

- Anh Dương Văn M được tính phần công sức đóng góp là: 161.380.083 đồng + 212.167.000 đồng = 373.547.083 đồng. Như vậy, anh M phải chịu án phí sơ thẩm là: 373.547.083 đồng x 5% = 18.677.354 đồng (Mười tám triệu sáu trăm bảy mươi bảy ngàn ba trăm năm mươi bốn đồng).

- Anh Dương Văn V được tính phần công sức đóng góp là: 322.760.166 đồng + 53.041.750 đồng = 375.801.916 đồng. Như vậy, anh V phải chịu án phí sơ thẩm là: 375.801.916 đồng x 5% = 18.790.096 đồng (Mười tám triệu bảy trăm chín mươi ngàn không trăm chín mươi sáu đồng).

+ Án phí hôn nhân gia đình phúc thẩm: Do kháng cáo của ông Dương Văn N, anh Dương Văn M được chấp nhận một phần, nên ông N, anh M không phải chịu án phí hôn nhân gia đình phúc thẩm.

[6] Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ nêu trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 2 Điều 308 và Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Chấp nhận một phần kháng cáo của ông Dương Văn N, anh Dương Văn M; chấp nhận một phần kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ, tỉnh Bình Phước.

Sửa Bản án sơ thẩm số 05/2018/DS-ST ngày 26 tháng 4 năm 2018 của Tòa án nhân dân huyện Đ, tỉnh Bình Phước.

Áp dụng khoản 1 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; các điều 219, 224, 305, 471, 474 Bộ luật dân sự năm 2005; các điều 95, 96, 97, 98 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; Điều 48 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; Điều 27 Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/02/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

1- Xác định quan hệ pháp luật là “Tranh chấp chia tài sản khi ly hôn”.

2- Giao cho ông Dương Văn N được tạm thời được quyền quản lý, sử dụng diện tích đất 77,7m2, đất ở đô thị (diện tích nằm trong quy hoạch là 16m2), thuộc thửa số 85, tờ bản đồ số 151, tọa lạc tại số 69/3, hẻm 69, đường N, phường 15, quận T, Thành phố Hồ Chí Minh; đất và tài sản gắn liền với đất hiện nay chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; tài sản gắn liền với đất gồm: 01 căn nhà có diện tích 55,7m2, kết cấu: Tường xây gạch, mái lợp tole; giá trị quyền sử dụng đất là 3.108.000.000 đồng (Ba tỷ một trăm lẻ tám triệu đồng), giá trị tài sản gắn liền với đất là 119.601.699 đồng (Một trăm mười chín triệu sáu trăm lẻ một ngàn sáu trăm chín mươi chín đồng). Tổng giá trị tài sản được giao là 3.227.601.699 đồng (Ba tỷ hai trăm hai mươi bảy triệu sáu trăm lẻ một ngàn sáu trăm chín mươi chín đồng).

Ông Dương Văn N có quyền, nghĩa vụ liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để kê khai, đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được giao theo quy định của pháp luật.

+ Ông Dương Văn N có nghĩa vụ thanh toán cho anh Dương Văn M công sức đóng góp tài sản tương đương với 5% giá trị tài sản là 161.380.083 đồng (Một trăm sáu mươi mốt triệu ba trăm tám mươi ngàn không trăm tám mươi ba đồng); thanh toán cho anh Dương Văn V công sức đóng góp tương đương với 10% giá trị tài sản 322.760.166 đồng (Ba trăm hai mươi hai triệu bảy trăm sáu mươi ngàn một trăm sáu mươi sáu đồng); thanh toán cho anh Dương Văn M và anh Dương Văn V là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà Nguyễn Thị B số tiền tương đương 42,5% giá trị tài sản 1.371.730.709 đồng (Một tỷ ba trăm bảy mươi mốt triệu bảy trăm ba mươi ngàn bảy trăm lẻ chín đồng).

+ Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Dương Văn N về việc yêu cầu bà Nguyễn Thị B (do anh Dương Văn M và anh Dương Văn V kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng) thanh toán giá trị hoa lợi trên thửa đất được giao với số tiền là 172.000.000 đồng (Một trăm bảy mươi hai triệu Đ).

3- Giao cho anh Dương Văn M và anh Dương Văn V là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà Nguyễn Thị B được quyền quản lý, sử dụng phần diện tích đất 25.200m2 thuộc thửa đất số 100, tờ bản đồ số 9 tọa lạc tại tổ 1, ấp Đ, xã T, huyện Đ, tỉnh Bình Phước; đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AA015037, vào sổ cấp giấy chứng nhận số: 3944/QSDĐ/2735/QĐ-UB cho hộ bà Nguyễn Thị B ngày 30/11/2004 cùng toàn bộ tài sản gắn liền với đất gồm: 01 căn nhà có diện tích 36m2, kết cấu: tường xây gạch tô trát, mái lợp tôn, nền lát gạch men, có đóng la phông; 01 căn nhà diện tích 19,5m2, kết cấu: tường xây tô, mái lợp tôn, nền lát gạch tàu; 01 nhà về sinh diện tích 7,5m2, kết cấu: tường xây gạch tô trát, mái lợp tôn, nền lát gạch men, bên trong có bệ cầu, vừa làm nhà tắm vừa làm nhà vệ sinh; 01 căn nhà có diện tích 32,8m2, kết cấu: mái tôn nên lát gạch men, tường xây tô; 01 chuồng trại diện tích 94,5m2, kết cấu: mái tôn nền láng xi măng, tường xây cao 0,7 mét, xây bằng gạch, cột trụ làm bằng bê tông; 160 cây tiêu trồng năm 2013, 200 cây tiêu trồng năm 2017; 150 cây bưởi trồng năm 2013; 36 cây quýt trồng năm 2014; 03 cây vú sữa không xác định năm trồng; 03 cây dừa trồng năm 2013; 03 cây sầu riêng trồng năm 2013. Giá trị quyền sử dụng đất là 730.800.000 đồng (Bảy trăm ba mươi triệu tám trăm ngàn đồng), giá trị tài sản gắn liền với đất là 330.035.000 đồng (Ba trăm ba mươi triệu không trăm ba mươi lăm ngàn đồng). Tổng giá trị tài sản được giao là 1.060.835.000 đồng (Một tỷ không trăm sáu mươi triệu tám trăm ba mươi lăm ngàn đồng).

+ Anh Dương Văn M và anh Dương Văn V là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà Nguyễn Thị B có nghĩa vụ thanh toán cho ông Dương Văn N giá trị tài sản được phân chia tương đương 25% giá trị tài sản là 265.208.750 đồng (Hai trăm sáu mươi lăm triệu hai trăm lẻ tám ngàn bảy trăm năm mươi đồng); thanh toán cho cá nhân anh Dương Văn M công sức đóng góp tương đương 20% giá trị tài sản là 212.167.000 đồng (Hai trăm mười hai triệu một trăm sáu mươi bảy ngàn đồng); thanh toán cho cá nhân anh Dương Văn V công sức đóng góp tương đương 5% giá trị tài sản là 53.041.750 đồng (Năm mươi ba triệu không trăm bốn mươi mốt ngàn bảy trăm năm mươi đồng).

Do thửa đất có diện tích 25.200m2 thuộc thửa đất số 100, tờ bản đồ số 9 tọa lạc tại tổ 1, ấp Đ, xã T, huyện Đ, tỉnh Bình Phước; đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AA015037, vào sổ cấp giấy chứng nhận số: 3944/QSDĐ/2735/QĐ-UB cho hộ bà Nguyễn Thị B ngày 30/11/2004 cùng toàn bộ tài sản gắn liền với đất được giao cho anh Dương Văn M và anh Dương Văn V là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà Nguyễn Thị B quản lý, sử dụng quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất, vì vậy việc anh M và anh V thanh toán phần công sức đóng góp cho cá nhân anh M, cá nhân anh V, cũng như việc quản lý, sử dụng và sở hữu tài sản và kê khai, đăng ký điều chỉnh biến động quyền sử dụng thửa đất nêu trên được thực hiện theo sự tự thỏa thuận của anh M và anh V. Trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận với nhau thì có thể khởi kiện vụ việc dân sự để yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.

+ Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Dương Văn N về việc yêu cầu bà Nguyễn Thị B (do anh Dương Văn M và anh Dương Văn V kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng) thanh toán giá trị hoa lợi trên thửa đất được giao với số tiền là 223.500.000 đồng (Hai trăm hai mươi ba triệu năm trăm ngàn đồng).

4- Cấn trừ nghĩa vụ thanh toán của ông Dương Văn N với bà Nguyễn Thị B (do anh Dương Văn M và anh Dương Văn V là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà Nguyễn Thị B) cho nhau, ông Dương Văn N phải thanh toán cho anh Dương Văn M và anh Dương Văn V là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà Nguyễn Thị B giá trị tài sản chênh lệch là 1.106.521.959 đồng (Một tỷ một trăm lẻ sáu triệu năm trăm hai mươi mốt ngàn chín trăm năm mươi chín đồng).

5- Ông Dương Văn N, anh Dương Văn M và anh Dương Văn V là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà Nguyễn Thị B mỗi người có nghĩa vụ trả cho bà Nguyễn Thị Thùy T số tiền 73.080.000 Đ (Bảy mươi ba triệu không trăm tám mươi ngàn Đ).

6- Án phí hôn nhân gia đình:

6.1- Án phí hôn nhân gia đình sơ thẩm:

- Ông Dương Văn N phải chịu án phí sơ thẩm là 74.110.389 đồng (Bảy mươi tư triệu một trăm mười ngàn ba trăm tám mươi chín đồng), được khấu trừ vào số tiền tạm ứng án phí 3.200.000 đồng (Ba triệu hai trăm ngàn đồng) ông N đã nộp theo biên lai thu tiền số 00183 ngày 11-3-2011và biên lai thu tiền số 012903 ngày 25-6-2014 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ, tỉnh Bình Phước. Ông Dương Văn N tiếp tục phải nộp số tiền án phí hôn nhân gia đình sơ thẩm là 70.910.389 đồng (Bảy mươi triệu chín trăm mười ngàn ba trăm tám mươi chín đồng).

- Anh Dương Văn M và anh Dương Văn V là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà Nguyễn Thị B phải chịu án phí sơ thẩm là 71.256.846 đồng (Bảy mươi mốt triệu hai trăm năm mươi sáu ngàn tám trăm bốn mươi sáu đồng), được khấu trừ vào số tiền tạm ứng án phí 1.200.000 đồng (Một triệu hai trăm ngàn đồng) bà B đã nộp theo biên lai thu tiền số 001682 ngày 24-5-2012 và biên lai thu tiền số 012869 ngày 11-6-2014 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ, tỉnh Bình Phước. Anh Dương Văn M và anh Dương Văn V tiếp tục phải nộp số tiền án phí hôn nhân gia đình sơ thẩm cho bà Nguyễn Thị B là 70.056.846 đồng (Bảy mươi triệu không trăm năm mươi sáu ngàn tám trăm bốn mươi sáu Đ).

- Anh Dương Văn M phải chịu án phí sơ thẩm là 18.677.354 đồng (Mười tám triệu sáu trăm bảy mươi bảy ngàn ba trăm năm mươi bốn đồng), được khấu trừ vào số tiền tạm ứng án phí 2.700.000 đồng (Hai triệu bảy trăm ngàn đồng) anh M đã nộp theo biên lai thu tiền số 001680 ngày 24-5-2012 và biên lai thu tiền số 012612 ngày 13-02-2014 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ, tỉnh Bình Phước. Anh Dương Văn M tiếp tục phải nộp số tiền án phí hôn nhân gia đình sơ thẩm là 15.977.354 đồng (Mười lăm triệu chín trăm bảy mươi bảy ngàn ba trăm năm mươi tư đồng).

- Anh Dương Văn V phải chịu án phí sơ thẩm là 18.790.096 đồng (Mười tám triệu bảy trăm chín mươi ngàn không trăm chín mươi sáu đồng), được khấu trừ vào số tiền tạm ứng án phí 2.700.000 đồng (Hai triệu bảy trăm ngàn đồng) anh V đã nộp theo biên lai thu tiền số 001679 ngày 24-5-2012 và biên lai thu tiền số 012613 ngày 13-02-2014 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ, tỉnh Bình Phước. Anh Dương Văn V tiếp tục phải nộp số tiền án phí hôn nhân gia đình sơ thẩm là 16.090.096 đồng (Mười sáu triệu không trăm chín mươi ngàn không trăm chín mươi sáu đồng).

6.2- Án phí hôn nhân gia đình phúc thẩm: Ông Dương Văn N, anh Dương Văn M không phải chịu án phí hôn nhân gia đình phúc thẩm. Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ, tỉnh Bình Phước hoàn trả lại cho ông Dương Văn N số tiền tạm ứng án phí hôn nhân gia đình phúc thẩm là 300.000 đồng (Ba trăm ngàn đồng) đã nộp tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Đ theo biên lai thu tiền số 0024730 ngày 29-5-2018; hoàn trả lại cho anh Dương Văn M số tiền tạm ứng án phí hôn nhân gia đình phúc thẩm là 300.000 đồng (Ba trăm ngàn đồng) đã nộp tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Đ theo biên lai thu tiền số 0024712 ngày 21-5-2018

7- Các quyết định khác của Bản án dân sự sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

660
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 19/2018/HNGĐ-PT ngày 17/10/2018 về tranh chấp chia tài sản khi ly hôn

Số hiệu:19/2018/HNGĐ-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bình Phước
Lĩnh vực:Hôn Nhân Gia Đình
Ngày ban hành: 17/10/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về