Bản án 164/2018/HNGĐ-ST ngày 15/08/2018 về ly hôn

TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CÀ MAU, TỈNH CÀ MAU

BẢN ÁN 164/2018/HNGĐ-ST NGÀY 15/08/2018 VỀ LY HÔN

Trong các ngày 14 và ngày 15 tháng 8 năm 2018 tại trụ sở Toà án nhân dân thành phố Cà Mau xét xử sơ thẩm công khai vụ án hôn nhân và gia đình thụ lý số:258/2018/TLST-HNGĐ, ngày 27 tháng 3 năm 2018 về việc ly hôn theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 513/2018/QĐXXST-HNGĐ ngày 01 tháng 8 năm 2018 giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Anh Ngô Tấn L; cư trú tại khóm 5, phường T, thành phố Cà Mau,tỉnh Cà Mau (có mặt).

- Bị đơn: Chị Lê Tuyết Ng; cư trú tại số 56, đường N, khóm 7, phường M, thànhphố Cà Mau, tỉnh Cà Mau (có mặt).

- Ngươi có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Bà Dương Thị T; cư trú tại số 56, đường N, khóm 7, phường M, thành phố CàMau, tỉnh Cà Mau (có mặt).

2. Chị Lê Tuyết H; cư trú tại ấp T, xã Đ, huyện D, tỉnh Cà Mau (có mặt).

3. Chị Lê Tuyết H1; cư trú tại ấp T, xã Đ, huyện D, tỉnh Cà Mau (có mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Tại đơn khởi kiện và lời khai trong quá trình giải quyết vụ án được bổ sung tại phiên tòa, anh Ngô Tấn L (nguyên đơn) trình bày:

Về hôn nhân, anh và chị Lê Tuyết Ng chung sống với nhau vào tháng 8 năm2016 nhưng đến ngày 16/11/2016 mới đăng ký kết hôn tại UBND phường M, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Quá trình chung sống, thời gian đầu có hạnh phúc nhưng đến năm 2017, giữa anh chị phát sinh mâu thuẫn nguyên nhân do chị Ng có những lời lẽ xúc phạm đến mẹ anh nên giữa vợ chồng xảy ra cự cải, đánh nhau. Hiện anh và chị Ng sống ly thân hơn 01 năm nay, cuộc sống nạnh ai nấy lo, không ai quan tâm đến ai,nay anh yêu cầu xin ly hôn với chị Ng.

Về con chung, anh và chị Ng chưa có.

Về tài sản chung, anh và chị Ng không có.

Về nợ chung, anh xác định anh và chị Ng có nợ bà Dương Thị T (mẹ vợ) tổng số tiền là 550.000.000đ. Số tiền nợ này, anh mượn nhiều lần, mỗi lần đều có viết biên nhận nhưng biên nhận do bà T giữ nên anh không nhớ chính xác thời gian và số tiền của mỗi lần mượn nợ, trong số tiền nợ trên bao gồm cả số tiền nợ của chị Lê Tuyết H là 40.000.000đ, nợ chị Lê Tuyết H1 số tiền 128.000.000đ mà bà T trả thay anh, hiện anh không còn nợ chị H và chị H1 cụ thể: anh vay tiền của chị H nhiều lần với số tiền40.000.000đ, lúc viết biên nhận nợ vào tháng 10/2016 nhưng không nhớ ngày và trong biên nhận cũng không ghi ngày, lãi suất thỏa thuận 7%/tháng mỗi tháng anh đóng tiền lãi cho chị H số tiền 2.800.000đ/tháng, việc đóng lãi anh không trực tiếp đưa cho chị H mà đưa tiền cho bà T nhờ bà T đóng lãi cho chị H, anh đóng lãi được 01 năm 06 tháng thì ngưng cho đến nay. Đối với số tiền của chị H1, anh cũng vay tiền của chị H1 nhiều lần đến tháng 10/2017, hai bên gặp nhau kết toán anh có viết biên nhận còn nợ chị H1 tổng số tiền 128.000.000đ, lãi suất thỏa thuận 6%/tháng mỗi tháng anh đóng 7.000.000đ, việc đóng lãi anh không trực tiếp đưa cho chị H1 mà đưa tiền cho bà T nhờ đóng lãi cho chị H1, anh đóng lãi được 01 năm 06 tháng thì ngưng cho đến nay. Ngoài ra, anh và chị Ng còn nợanh Lê Chí Phong số tiền 250.000.000đ nhưng đã trả được 50.000.000đ còn nợ lại200.000.000đ đến nay chưa trả. Khi ly hôn, anh yêu cầu chị Ng cùng có trách nhiệm trả số tiền nợ của bà T và anh Phong, mỗi người trả ½ số tiền nợ. Riêng số tiền nợ của chị H, chị H1 đã được bà T trả xong nên anh không đồng ý với yêu cầu của chị H, H1.

Đối với số tiền nợ hụi của anh Lê Chí Phong, anh L xác định 02 chân hụi này do chị Ng đứng tên và trực tiếp giao dịch với anh Phong, sau khi hốt hụi anh có sử dụng chung số tiền hụi này, anh thừa nhận chữ ký và chữ viết trong biên bản thỏa thuận chị Ng nộp cho Tòa án là chữ ký, chữ viết của anh nhưng anh yêu cầu chị Ng phải có trách nhiệm đóng lại tiền hụi chết của hai chân hụi đã hốt cho anh Phong chứ không anh không đồng ý đóng cho anh Phong. Riêng khoản tiền vay Ngân hàng Quốc Tế với số tiền 800.000.000đ, anh L xác định đây là nợ riêng của bà T và chị Ng do tại thời điểm vay, bà T đã lớn tuổi nên chị Ng đứng ra vay và anh L có ký tên vào hợp đồng với tư cách người thừa kế của chị Ng.

Quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, bà T là người trực tiếp trả lãi cho Ngân hàng, anh không có trả. Việc bà T và chị Ng cho rằng trong số tiền vay của Ngân hàng, anh có vay lại số tiền 50.000.000đ là không đúng nên anh không đồng ý với yêu cầu của bà T kiện đòi số tiền 50.000.000đ trên bởi chính việc anh đồng ý đứng ra ký kết hợp đồng tín dụng để bà T vay được tiền nên bà T mới cho anh số tiền này. Riêng việc chị Ng, bà T cho rằng ngoài số tiền nợ bà T có viết biên nhận, anh còn nợ bà T các khoản với số tiền là 428.000.000đ nhưng không có viết biên nhận là không đúng, anh xác định không có nợ bà T số tiền này.

Tại các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án được bổ sung tại phiên tòa, chịLê Tuyết Ng (bị đơn) trình bày:

Về thời gian chung sống, thời gian kết hôn, nơi đăng ký kết hôn đúng như lời trình bày của anh L nhưng mâu thuẫn giữa vợ chồng là do vấn đề kinh tế gia đình nên vợ chồng thường xuyên cự cải nhau. Nay anh L xin ly hôn, chị đồng ý.

Về con chung, chị và anh L chưa có.

Về tài sản chung, chị và anh L không có.

Về nợ chung: Chị Ng khai có nợ vợ chồng anh Lê Chí Phong, chị Châu Thanh Thúy số tiền 250.000.000 đồng, khi vay có viết biên nhận (hiện anh Phong đang giữ). Quá trình vay, bà Dương Thị T là mẹ ruột của chị có đứng ra trả nợ thay cho anh L50.000.000đ tiền vốn và 10.000.000đ tiền lãi cho vợ chồng anh Phong, hiện anh chị còn nợ lại anh Phong số tiền vốn là 200.000.000đ. Đồng thời, ngày 25/01/2016 (âl) anh Phong có mở dây hụi 2.000.000đ, gồm 46 chân, mỗi tháng khui một lần, chị tham gia chơi 02 chân và đã hốt hết. Sau đó, chị có đưa tiền hốt hụi cho anh L sử dụng nên hàng tháng anh, chịphải đóng tiền hụi chết cho anh Phong. Vì vậy, khi ly hôn chị yêu cầu anh L cùng có tráchnhiệm trả số tiền nợ trên, mỗi người trả ½ số tiền nợ cho vợ chồng anh Phong.

Về nợ riêng: Trước khi kết hôn, anh L có mượn nhiều lần của bà Dương Thị T với tổng số tiền 550.000.000đ và sau khi kết hôn, bà T có trả nợ thay cho anh L với tổng số tiền 428.000.000đ (trong đó trả cho bà Lê Tuyết H1 số tiền 128.000.000đ vào tháng 8/2017 âl, trả cho bà Nguyễn Thị Phương số tiền 39.000.000đ vào ngày 18/7/2017, trả cho chị Mị số tiền 60.000.000đ vào ngày 25/7/2017, trả cho anh Lê Chí Phong số tiền60.000.000đ vào ngày 30/7/2017, trả cho Ngân hàng Quốc Tế số tiền 50.000.000đ, trả cho bà Lê Tuyết H số tiền 40.000.000đ, anh L mượn của bà T số tiền 45.000.000đ để chuộc thẻ lương và mượn 10.000.000đ để nhận cầm xe của người khác). Tổng số tiền anh L nợ bà T là 978.000.000đ, đến nay anh L chưa trả lại cho bà T. Tuy nhiên, việc giao dịch mượn tiền giữa chị H, chị H1 với anh L, chị Ng không biết và tại phiên tòa, chị Ng xác định bà T không có trả số tiền nợ của chị H, chị H1 thay cho anh L, các khoản còn lại chị trình bày làđúng nên khi ly hôn, chị Ng yêu cầu anh L có trách nhiệm trả toàn bộ số nợ trên cho bà T,chị H và chị H1.

Riêng khoản tiền vay Ngân hàng Quốc Tế với số tiền 800.000.000đ, đây là nợ riêng của bà T và chị do tại thời điểm vay, bà T đã lớn tuổi nên chị Ng đứng ra vay, anh L có ký tên vào hợp đồng với tư cách người thừa kế. Quá trình thực hiện hợp đồng, bà T là người trực tiếp trả lãi cho Ngân hàng nên khi ly hôn, chị Ng không đặt ra yêu cầu anh Lc trả khoản nợ này mà giữa chị với bà T sẽ tự thỏa thuận với Ngân hàng.

Tại đơn khởi kiện yêu cầu độc lập và lời khai trong quá trình giải quyết vụ án được bổ sung tại phiên tòa, bà Dương Thị T trình bày:

Vào khoảng năm 2016 (trước khi chị Ng, anh L chung sống với nhau), bà có cho anh L mượn nhiều lần số tiền 550.000.000đ, mỗi lần đưa tiền anh L có viết biên nhận nợ cho bà. Sau khi kết hôn, bà tiếp tục trả nợ thay cho anh L nhiều lần với số tiền 428.000.000đ cho các chủ nợ như chị Ng trình bày nhưng không có viết biên nhận nợ. Nay chị Ng và anh L ly hôn bà yêu cầu anh L có trách nhiệm trả lại cho bà số tiền

550.000.000đ, không yêu cầu tính lãi và cũng không đặt ra trách nhiệm trả nợ đối với chị Ng. Riêng số tiền 428.000.000đ, quá trình giải quyết vụ án bà T cho rằng lúc trả nợ thay cho anh L, bà không yêu cầu anh L viết biên nhận nợ và anh L cũng không thừa nhận nợ số tiền trên nhưng tại phiên tòa, bà T xác định không có trả nợ thay cho anh L, anh L không có nợ bà các khoản với số tiền 428.000.000đ nên bà không đặt ra yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết.

Đối với khoản tiền vay Ngân hàng Quốc Tế, bà T xác định đây là nợ riêng của bà T và chị Ng do tại thời điểm vay, bà đã lớn tuổi nên chị Ng đứng ra vay và anh L có ký tên vào hợp đồng với tư cách người thừa kế của chị Ng. Quá trình thực hiện hợp đồng, bà là người trực tiếp trả lãi cho Ngân hàng, anh L không có trả nên khi chị Ng và anh L ly hôn, bà không đặt ra yêu cầu anh L cùng trả khoản nợ này mà giữa bà với chị Ng sẽ tự thỏa thuận, thương lượng với Ngân hàng. Riêng khoản tiền anh L vay của chị H và chị H1, bà T thừa nhận có nhận tiền của anh L nhờ bà đóng lãi dùm cho chị H được 02 lần, mỗi lần 2.000.000đ (02 lần 4.000.000đ) và đóng lãi dùm cho chị H1 được 2 lần với 10.000.000đ rồi ngưng cho đến nay, ngoài ra bà không nhận khoản tiền nào khác từ anh L, chị Ng và không có trả thay số tiền anh L nợ chị H cùng chị H1, không gộp số tiền này vào số tiền550.000.000đ mà bà yêu cầu anh Lc trả.

Tại đơn khởi kiện yêu cầu độc lập và lời khai trong quá trình giải quyết vụ án được bổ sung tại phiên tòa, chị Lê Tuyết H trình bày:

Trước đây, chị có cho anh L vay 02 lần với số tiền 40.000.000đ, đến ngày14/4/2016, hai bên gặp nhau kết toán anh L viết biên nhận nợ chị số tiền 40.000.000đ, lãi suất thỏa thuận 5%/tháng mỗi tháng anh L đóng lãi cho chị là 2.000.000đ. Quá trình vay, anh L đóng tiền lãi được khoảng 5 - 6 tháng thì ngưng cho đến nay. Tại Tòa, chị xác định giao dịch vay tiền giữa chị với anh L, chị Ng không biết và bà T cũng không đứng ra trả nợthay cho anh L nên khi giải quyết ly hôn, chị yêu cầu anh L trả số tiền nợ trên, không yêu cầu tính lãi và không đặt ra trách nhiệm trả nợ đối với chị Ng.

Tại đơn khởi kiện yêu cầu độc lập và lời khai trong quá trình giải quyết vụ án được bổ sung tại phiên tòa, chị Lê Tuyết H1 trình bày:

Trước đây, anh L có vay tiền của chị nhiều lần đến ngày 03/4/2016, hai bên gặp nhau kết toán nợ anh L viết biên nhận còn nợ của chị tổng số tiền 128.000.000đ, lãi suất thỏa thuận 7%/tháng mỗi tháng anh L đóng lãi cho chị H1 số tiền 7.000.000đ nhưng do giữa chị với anh L là quan hệ chị vợ, em rễ nên chị H1 chỉ nhận 5.000.000đ/tháng, anh L đóng lãi được khoảng 5 – 6 tháng thì ngưng cho đến nay, việc nhận tiền lãi chị nhận trực tiếp từ bà T chứ anh L không trả trực tiếp cho chị. Tại Tòa, chị xác định giao dịch vay tiền giữa chị với anh L, chị Ng không biết và bà T cũng không đứng ra trả nợ thay cho anh L. Nay chị yêu cầu anh L trả số tiền nợ trên, không yêu cầu tính lãi và không đặt ra trách nhiệm trả nợ đối với chị Ng.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

 [1] Về hôn nhân, anh Ngô Tấn L và chị Lê Tuyết Ng chung sống với nhau vào năm 2016, có đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật nên hôn nhân của anh, chị được pháp luật công nhận và bảo vệ. Xét mâu thuẩn thực tế được anh, chị trình bày là có thật và cũng chính từ mâu thuẩn trên mà vợ chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Nay cả hai anh chị cùng thống nhất thuận tình ly hôn nên chấp nhận.

 [2] Về con chung, anh Ngô Tấn L và chị Lê Tuyết Ng khai chưa có.

 [3] Về tài sản chung, anh Ngô Tấn L và chị Lê Tuyết Ng khai không có.

 [4] Về nợ chung, anh Ngô Tấn L và chị Lê Tuyết Ng thống nhất với nhau số tiền vay 200.000.000đ hiện còn nợ vợ chồng anh Lê Chí Phong, chị Châu Thanh Thúy là nợ chung nhưng quá trình giải quyết vụ án, anh Phong cùng chị Thúy đã có lời khai xác định không yêu cầu anh L, chị Ng trả nợ cho anh, chị khi ly hôn mà sẽ tự thương lượng, thỏa thuận với anh L, chị Ng. Trường hợp không thỏa thuận được, anh Phong cùng chị Thúy sẽ khởi kiện thành vụ kiện dân sự khác nên Tòa án tách ra không xem xét giải quyết trong vụ án này, không đưa anh Phong và chị Thúy vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là có cơ sở.

Các khoản nợ chị Ng không thống nhất là nợ chung gồm: nợ bà Dương Thị T số tiền 550.000.000đ, nợ chị Lê Tuyết H số tiền 40.000.000đ và nợ chị Lê Tuyết H1 số tiền là 128.000.000đ và số tiền hụi nợ anh Lê Chí Phong. Hội đồng xét xử thấy rằng, quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, anh L thừa nhận sau khi chị Ng hốt hai chân hụi của anh Phong, anh có sử dụng chung số tiền hụi này và tại biên bản thỏa thuận trả nợ hụi anh L thống nhất cùng chị Ng mỗi người có trách nhiệm đóng 01 chân hụi chết cho anh Phong nên khoản nợ hụi này được xác định là nợ chung của anh, chị. Tuy nhiên, anh Phong không khởi kiện yêu cầu anh L, chị Ng trả nợ hụi khi ly hôn mà sẽ tự thương lượng, thỏa thuận với anh L, chị Ng. Trường hợp không thỏa thuận được, anh Phong sẽ khởi kiện thành vụ kiện dân sự khác nên Tòa án tách ra không xem xét, giải quyết trong cùng vụ án là hợp lý.

Đối với khoản nợ của bà T, anh L cho rằng là nợ chung nhưng bà T và chị Ng cho rằng là nợ riêng bởi số tiền nợ này, anh L mượn bà T trước khi về chung sống với chị Ng. Xét lời trình bày của các đương sự và chứng cứ có tại hồ sơ thấy rằng, lời trình bày của anh L, chị Ng và bà T chưa đủ căn cứ để xác định toàn bộ số tiền550.000.000 là nợ chung của anh L, chị Ng hay là nợ riêng của anh L nhưng tại các biên nhận ngày 30/5/2016, 15/7/2016, 02/10/2016 (âl) thể hiện chị Ng và anh L đã cùng mượn, cùng trả nợ cho chị Thúy, anh Phong trong thời gian anh chị chưa về chung sống, kết hôn với nhau. Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, anh chị đềuthừa nhận khoản nợ trên là nợ chung của vợ chồng và cùng đồng ý trả nợ trong khi các biên nhận nợ anh L viết cho bà T thể hiện số tiền mượn có trước và sau ngày30/5/2016 (âl). Mặc dù, anh L nại ra lý do khoản nợ trên anh mượn của bà T sau khi về chung sống với chị Ng nhưng không có cơ sở chấp nhận bởi tại từng thời điểm viết biên nhận nợ thể hiện việc anh L mượn nợ bà T diễn ra trước tháng 8/2016. Hơn nữa, vào từng thời điểm viết biên nhận nợ, chưa có kết luận của cơ quan y tế chuyên môn hay Tòa án có thẩm quyền xác định anh L là người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, chữ ký và chữ viết trong biên nhận anh L thừa nhận do anh ký, viết ranên anh L phải chịu trách nhiệm đối với việc ký nhận của mình. Tuy rằng tháng8/2016 (âl), anh L và chị Ng mới chung sống với nhau nhưng chính việc anh, chị tự nguyện thừa nhận khoản nợ vay của chị Thúy, anh Phong vào các ngày 30/5/2016,15/7/2016, 02/10/2016 (âl) là nợ chung trong khi chỉ có một biên nhận nợ cả hai người cùng ký tên còn lại hai biên nhận do một mình chị Ng ký tên đều đó chứng tỏtrước khi chung sống anh, chị đã cùng làm ăn chung với nhau nên khi ly hôn, anh chị mới thống nhất chịu trách nhiệm chung đối với khoản nợ này. Chính vì lẽ đó, cần lấy mốc thời gian ngày 30/5/2016 (âl) để làm cơ sở xác định số tiền nợ bà T là nợ chung hay nợ riêng, theo đó trong 17 lần viết biên nhận mượn nợ của bà T tuy do một mình anh L ký tên trong biên nhận nhưng với phân tích trên, có căn cứ xác định 03 lần anh L ký mượn nợ bà T là nợ chung của vợ chồng còn lại là nợ riêng của anh L, cụ thể: sốtiền 250.000.000đ nợ ngày 16/6/2016, số tiền 20.000.000đ nợ ngày 27/7/2016 và số tiền 40.000.000đ nợ ngày 11/11/2016, tổng số tiền nợ là 310.000.000đ – đây là nợchung của anh L và chị Ng, số tiền 240.000.000đ của các biên nhận còn lại được xác định là nợ riêng của anh L.

Như phân tích, đánh giá nêu trên thì khoản nợ của chị H1, chị H đều xảy ra trước ngày 30/5/2016 (âl) và ngoài lời khai, anh L không có bất kỳ tài liệu chứng cứ nào chứng minh việc anh không còn nợ chị H1, chị H do bà T đã trả thay anh và nhập số tiền này vào số tiền nợ 550.000.000đ trong khi bà T, chị H1 và chị H không thừa nhận. Hơn nữa, qua đối chiếu 17 biên nhận nhận nợ anh viết cho bà T chỉ bằng số tiền bà T kiện đòi anh L trả nợ nên không có cơ sở để xác định số tiền nợ của chị H1, chị H đã được bà T trả thay và nằm trong số tiền bà T kiện đòi. Do đó, số tiền nợ chị H1 và chị H được xác định là nợ riêng nên anh L phải có trách nhiệm trả nợ cho chị H1, chị H. Đối với số tiền lãi đã trả, các đương sự thừa nhận là có nhưng do không xác định được thời gian trả lãi và các đương sự cũng không đặt ra yêu cầu điều chỉnh lãi suất nên Hội đồng xét xử không đặt ra xem xét. Riêng số tiền nợ 428.000.000đ mà chị Ng cho rằng anh L nợ bà T được xác định là không có bởi chính bà T khai nhận anh L không có nợ và lời khai nhận trên của bà T phù hợp với lời khai của chị Mị, anh Phong, chị Thúy, chị H1 cùng chị H nên Hội đồng xét xử không đề cập xem xét.

Đối với số tiền nợ Ngân hàng Quốc tế, chị Ng cùng bà T và anh L xác định khoản nợ này là nợ riêng của chị Ng và bà T, không liên quan gì đến anh L nên khi ly hôn, bà T và chị Ng không yêu cầu anh L cùng có trách nhiệm trả khoản nợ này. Đồng thời, đại diện Ngân hàng đã có văn bản xác định quá trình vay chị Ng thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, không có vi phạm gì và đề nghị chị Ngân tiếp tục thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng mà không đặt ra yêu cầu gì đối với anh L nên không yêu cầu Tòa án giải quyết số tiền nợ trên khi anh L, chị Ng ly hôn. Do đó, có căn cứ để xác định đây là nợ riêng của bà T và chị Ng, anh L không liên quan và không có trách nhiệm gì đối với khoản nợ này. Hơn nữa, Ngân hàng cũng không đặt ra yêu cầu giải quyết nên Hội đồng xét xử tách khoản nợ này ra không xem xét trong cùng vụ án. Nếu sau này, giữa chị Ng và bà T với Ngân hàng có phát sinh tranh chấp, Ngân hàng có đơn khởi kiện sẽ được xem xét, giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự ở một vụ án dân sự khác. Chính vì lẽ trên, Hội đồng xét xử không đưa Ngân hàng vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là có căn cứ.

 [5] Án phí dân sự sơ thẩm về hôn nhân và gia đình, anh L phải nộp và án phídân sự đối với phần nợ, anh L và chị Ng phải nộp theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào các Điều 56 của Luật hôn nhân và gia đình; các Điều 463, 466, 470 của Bộ luật Dân sự;

Căn cứ vào Điều 27 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

1. Chấp nhận yêu cầu của anh Ngô Tấn L về việc xin ly hôn chị Lê Tuyết Ng.

Về con chung, anh Ngô Tấn L và chị Lê Tuyết Ng khai chưa có nên không đặtra xem xét.

Về tài sản chung, anh Ngô Tấn L và chị Lê Tuyết Ng khai không có nên khôngđặt ra xem xét.

Về nợ chung:

- Nợ anh Lê Chí Phong, chị Châu Thanh Thúy tiền hụi và tiền vay nhưng không xem xét, giải quyết trong vụ án này.

- Buộc anh Ngô Tấn L và chị Lê Tuyết Ng, mỗi người người phải có trách nhiệm trả cho bà Dương Thị T số tiền là 155.000.000đ (một trăm năm mươi lăm triệu đồng).

Về nợ riêng, buộc anh Ngô Tấn L có trách nhiệm trả cho các chủ nợ gồm: trả cho chị Lê Tuyết H1 số tiền 128.000.000đ (một trăm hai mươi tám triệu đồng), trả cho chị Lê Tuyết H số tiền 40.000.000đ (bốn mươi triệu đồng) và trả cho bà Dương Thị T số tiền 240.000.000đ (hai trăm bốn mươi triệu đồng).

Kể từ ngày bà T, chị H1 và chị H có đơn yêu cầu thi hành án, anh L và chị Ng không tự nguyện thi hành xong khoản tiền trên thì hàng tháng phải trả thêm khoản lãi phát sinh theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015 tương ứng với số tiền và thời gian chậm thi hành.

2. Án phí:

- Án phí dân sự sơ thẩm về hôn nhân và gia đình, anh Ngô Tấn L phải nộp số tiền 300.000đ và án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch (đối với phần nợ chung, nợ riêng), anh L phải nộp số tiền 26.520.000đ.

Tổng các khoản án phí, anh L phải nộp là 26.820.000đ. Ngày 26/3/2018, anh L đã nộp số tiền tạm ứng án phí là 300.000đ theo biên lai số 0000533 được đối trừ chuyển thu sung quỹ nhà nước, anh L còn phải nộp tiếp số tiền là 26.520.000đ (hai mươi sáu triệu năm trăm hai chục nghìn đồng, chưa nộp).

- Án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch (đối với phần nợ chung), chị Lê Tuyết Ng phải nộp số tiền 7.750.000đ (bảy triệu bảy trăm năm chục nghìn đồng, chưa nộp).

- Bà Dương Thị T không phải chịu án phí, đã được miễn dự nộp nên không đặt ra việc hoàn lại.

- Chị Lê Tuyết H1 không phải chịu án phí. Ngày 26/4/2018, chị H1 đã nộp số tiền tạm ứng án phí là 3.200.000đ (ba triệu hai trăm nghìn đồng) theo biên lai số 0000716 được trả lại cho chị H1.

- Chị Lê Tuyết H không phải chịu án phí. Ngày 26/4/2018, chị H đã nộp số tiền tạm ứng án phí là 1.000.000đ (một triệu đồng) theo biên lai số 0000715 được trả lại cho chị H.

Trường hợp quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự cĩ quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Các đương sự được quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

198
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 164/2018/HNGĐ-ST ngày 15/08/2018 về ly hôn

Số hiệu:164/2018/HNGĐ-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thành phố Cà Mau - Cà Mau
Lĩnh vực:Hôn Nhân Gia Đình
Ngày ban hành: 15/08/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về