Bản án 152/2019/HS-ST ngày 18/10/2019 về tội sản xuất hàng giả là phân bón

TÒA ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

BẢN ÁN 152/2019/HS-ST NGÀY 18/10/2019 VỀ TỘI SẢN XUẤT HÀNG GIẢ LÀ PHÂN BÓN

Trong các ngày 16 và ngày 18 tháng 10 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, xét xử sơ thẩm công khai vụ án Hình sự sơ thẩm thụ lý số 148/2019/HSST ngày 06 tháng 9 năm 2019, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 131/2019/QĐXXST – HS ngày 10 tháng 9 năm 2019 và Quyết định hoãn phiên tòa số 20/2019/QĐST-HS ngày 24 tháng 9 năm 2019, đối với các bị cáo:

1. Nguyễn Quang T (tên thường gọi Út), sinh năm 1987; tại Thành phố Hồ Chí Minh; HKTT: Số 2/3 Quốc Lộ 1A, Khu phố 3, phường H, quận T, Thành phố H; trình độ học vấn: 10/12; nghề nghiệp: Làm thuê; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; con ông Nguyễn Văn T và bà Hồ Thị Hoàng L; có vợ tên Huỳnh Bích L và 02 con; tiền án: Ngày 26/4/2013, bị Tòa án nhân dân quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt 02 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 04 năm tính từ ngày 26/4/2013 về tội “Sản xuất hàng giả là phân bón” quy định tại khoản 1 Điều 158 Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009; tiền sự: Không; bị bắt tạm giam từ ngày 16/3/2019 đến nay. Có mặt.

2. Lê Hoàng Minh C, sinh năm: 1986; tại Đồng Tháp; HKTT: Số 1125/5A Kha Van Cân, tổ 1, khu phố 4, phường L, quận T, Thành phố H; trình độ học vấn: 9/12; nghề nghiệp: Kinh doanh; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; con ông Lê Minh T và bà Nguyễn Thị S; có vợ tên Nguyễn Thị Đ và 02 con; tiền án, tiền sự: Không. bị bắt tạm giam từ ngày 14/6/2019 đến ngày 09/8/2019 được cho bảo lãnh tại ngoại. Có mặt

- Người làm chứng: Phạm Đình Chiến, Mai Thanh Hiếu, Phan Văn An, Văn Quế Tài, Trần Hoa Nam Tử, Nguyễn Thị Đào, Nguyễn Văn Phúc, Đỗ Thanh Minh, Nguyễn Hoàng Khải, Kim Dân. Vắng mặt. Văn Quế Nghiệp, Hồ Tấn Hòa. Có mặt

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Phạm Đình Chiến và Nguyễn Quang T, Lê Hoàng Minh C và Mai Thanh Hiếu có mối quan hệ là bạn bè với nhau.

Khong giữa tháng 02/2015, thông qua bạn bè, Chiến, T, Hiếu quen biết được Phan Văn An. Trong quá trình quen biết nhau, Chiến, T, Hiếu và Sáu An thường cùng nhau uống cà phê tại quán NTZ gần chùa Vạn Đức, thuộc phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Khi uống cà phê thì Chiến và T cùng bàn bạc thỏa thuận với Hiếu và An với những nội dung như sau:

- Chiến và T sẽ bỏ tiền vốn ra mua nguyên liệu, chi phí thuê nhân công, thuê địa điểm sản xuất, thuê kho và tìm khách hàng tiêu thụ cũng như thuê xe tải lớn chở phân bón thành phẩm giả đi tiêu thụ. Sau khi tiêu thụ phân bón thành phẩm giả xong thì Chiến sẽ trả tiền công cho An theo thỏa thuận.

- Giao cho An tìm địa điểm sản xuất ở nơi vắng người qua lại trên địa bàn phường Tân Phước Khánh, TX. Tân Uyên, Bình Dương, nơi An đang tạm trú để thuê nhằm phục vụ cho việc sản xuất phân bón giả. Cứ mỗi lần sản xuất phân bón giả, Chiến sẽ đưa cho An số tiền từ 200.000đồng/lần đến 500.000đồng/lần sản xuất. An có trách nhiệm tìm nhân công pha trộn và trả tiền công cho họ, cứ sản xuất 01 tấn phân bón thành phẩm giả thì Chiến trả tiền cho An là 350.000 đồng/tấn, bốc vác các bao phân bón thành phẩm giả lên xe tải và 300.000 đồng/lần sản xuất để An mua cơm, nước uống và thuốc hút cho nhân công. Đồng thời, An còn có trách nhiệm tìm thuê xe tải chở nguyên liệu về địa điểm sản xuất và chở phân bón giả thành phẩm từ nơi sản xuất đến khu dân cư Vị Hảo để sang qua xe tải đưa đi tiêu thụ.

- Riêng Hiếu được Chiến giao công việc trực tiếp mua nguyên liệu, bao bì (bịch nhựa), nhận bao bì phân bón hiệu Kali Phú Mỹ và giám sát việc nhân công pha trộn nguyên liệu sản xuất phân bón giả. Mỗi lần sản xuất phân bón giả thì Chiến trả tiền công cho Hiếu là từ 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Sau khi thỏa thuận bàn bạc xong, đến khoảng tháng 5/2015, An quen biết Văn Quế Nghiệp, Sau khi quen biết Nghiệp, An biết được bà Nguyễn Thị Đào (là mẹ của Văn Quế Nghiệp). Sau đó, An trực tiếp đến nhà gặp Nguyễn Thị Đào để hỏi và thuê vị trí đất tại khu vực chuồng bò bên cạnh căn nhà ở của Nguyễn Thị Đào để sản xuất phân bón giả, hai bên chỉ thỏa thuận bằng miệng không có làm hợp đồng, cứ mỗi lần sản xuất phân bón giả thì An trả tiền cho Đào từ 200.000đồng/lần đến 500.000đồng/lần. Khi tìm được địa điểm sản xuất phân bón, An gặp Văn Quế Nghiệp để bàn bạc về việc thuê xe tải chở nguyên liệu là muối, bột màu để làm phân bón giả đưa đến địa điểm nhà của Đào và chở phân bón thành phẩm giả từ nhà của Đào đến khu dân cư Vị Hảo để sang qua xe tải đưa đi tiêu thụ. An và Nghiệp thỏa thuận: Tiền công vận chuyển từ cơ sở muối ở Hiệp Bình Phước, Thủ Đức về nhà của Đào là 150.000 đồng/tấn và vận chuyển phân bón thành phẩm giả từ nhà của Đào đến khu dân cư Vị Hảo là 400.000 đồng/chuyến. An giao cho Nghiệp tự liên hệ tìm xe tải để thực hiện công việc này và sẽ trả tiền trực tiếp cho Nghiệp, nghe vậy Nghiệp đồng ý.

Sau khi thỏa thuận với An xong, Nghiệp liên hệ với Hồ Tấn Hòa, Trần Hoa Nam Tử và Văn Quế Tài (là em ruột của Nghiệp), để bàn bạc về việc sẽ thuê các xe tải của Hòa, Tử và Tài chở nguyên liệu là muối, bột màu đưa đến địa điểm nhà của Đào để cho An làm phân bón giả và chở phân bón thành phẩm giả từ nhà của Đào đến khu dân cư Vị Hảo để sang qua xe tải đưa đi tiêu thụ. Nghe Nghiệp nói vậy thì Hòa, Tử và Tài biết rõ việc sản xuất phân bón giả của An nhưng vẫn đồng ý tham gia thực hiện. Riêng việc thuê nhân công để làm phân bón giả cũng như bốc vác các bao phân bón thành phẩm giả lên xe tải thì An trực tiếp liên hệ với một đối tượng tên Hoàng là bạn bốc vác quen biết trước đây ở khu vực Bình Chuẩn, Thuận An (An không rõ họ tên, địa chỉ cụ thể), An thỏa thuận công việc pha trộn làm phân bón giả là 320.000 đồng/tấn (An hưởng chênh lệch được 30.000 đồng/tấn).

Sau khi có địa điểm thuê làm nơi sản xuất phân bón giả cũng như việc tìm kiếm xe tải vận chuyển, nhân công pha trộn làm giả phân bón và bốc vác, đến khoảng giữa tháng 5/2015, Chiến, T, Hiếu và An tiến hành thực hiện việc sản xuất phân bón giả tại phường Tân Phước Khánh cho đến ngày bị bắt. Cụ thể:

Khong 11 giờ 30 phút ngày 17/12/2015, khi Chiến đang ở nhà tại địa chỉ: số 194/2 quốc lộ 13 cũ, khu phố 1, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh thì T điện thoại cho Chiến và kêu Chiến ra quán cà phê NTZ để uống cà phê, bàn bạc việc sản xuất phân bón giả do có khách đặt hàng. Khi nghe điện thoại của T xong, Chiến điều khiển xe môtô hiệu Wave màu đỏ đen (không nhớ biển số) từ nhà của Chiến đến quán cà phê NTZ, khi đến đây thì Chiến gặp T đang ngồi chờ trong phòng máy lạnh. Do không đủ tiền để mua nguyên liệu nên T có trao đổi với Chiến rủ thêm C, nghe vậy Chiến đồng ý, liền lúc đó T sử dụng điện thoại di động rủ C ra quán cà phê NTZ uống nước, đồng thời Chiến cũng gọi điện thoại cho Hiếu và rủ Hiếu ra quán cà phê NTZ để bàn bạc việc sản xuất phân bón giả. Một lúc sau, C đến quán NTZ, trong lúc ngồi uống cà phê thì T nói với Chiến, C và Hiếu biết: Có khách hàng ở Miền Tây (không rõ họ tên, địa chỉ) đặt mua 34 tấn phân bón hiệu Kali Phú Mỹ, loại 50kg/bao, sáng ngày 19/12/2015 sẽ giao phân bón cho khách hàng, Chiến, T và C mỗi người bỏ vốn ra ít nhất là 40.000.000 đồng để mua nguyên liệu sản xuất, lợi nhuận thu được sau khi tiêu thụ phân bón giả chia làm ba phần, trong đó:

Chiến, T và C mỗi người một phần. Khi T nói xong, Chiến nói để sản xuất 34 tấn phân bón giả thì cần phải mua 34 tấn muối và ba bao bột màu đỏ (một bao 25kg), 700 cái bịch nhựa, 700 cái bao bì phân bón hiệu Kali Phú Mỹ. Chiến nói việc liên hệ mua muối thì Chiến sẽ liên hệ cơ sở muối của bà Cổ Thị Tiên (sinh năm 1970, HKTT: Lưu Hiệp Anh, Trà Cú, Trà Vinh, tạm trú: Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh). Sau khi nghe T và Chiến nói xong thì C đồng ý tham gia. Đồng thời, Chiến gọi điện thoại cho An và nói An cho Chiến mượn 40.000.000 đồng để Chiến trả tiền mua muối, đồng thời kêu An thuê xe tải vận chuyển 34 tấn muối từ cơ sở muối của bà Tiên về nhà của Nguyễn Thị Đào, để sản xuất phân bón giả, qua điện thoại Chiến kêu An thuê nhân công để sản xuất phân bón giả tại nhà của Đào tối ngày 17/12/2015 đến sáng ngày 18/12/2015, Chiến nói với An gửi tiền mà Chiến hỏi mượn đưa cho tài xế xe tải đi vận chuyển muối gặp và đưa cho Chiến. Khi gọi điện thoại phân công việc cho An xong, Chiến tiếp tục phân công việc cho Hiếu: Khi nào xe tải đến cơ sở muối thì Hiếu đến lấy 40.000.000đ để trả tiền mua muối, đồng thời đi mua 700 cái bịch nhựa rồi ghé nhà Chiến lấy ba bao bột màu đỏ (một bao 25kg). Ba bao bột màu này do Chiến mua tại tiệm tạp hóa (không rõ tên, địa chỉ) gần khu vực chợ Kim Biên, thành phố Hồ Chí Minh với giá 650.000 đồng/bao, sau đó ghé nhà của Hà Văn Phan (sinh năm 1972, HKTT: khu phố 2, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh), là anh rễ của T để lấy 700 cái bao bì bằng nylong bên ngoài có ghi chữ phân bón hiệu Kali Phú Mỹ loại 50kg do T đặt mua rồi đem qua cơ sở muối để gửi xe tải nhận muối vận chuyển về nhà của Đào. Khi Chiến phân công việc cho Hiếu xong, Chiến có đưa tiền cho Hiếu để Hiếu đi mua bịch nhựa đựng phân bón, sau đó Chiến, T và C, Hiếu cùng ra về. Lúc này, Hiếu điều khiển xe môtô biển số 51X3 – 5168 từ quán cà phê NTZ đến một cửa hàng bán đồ nhựa (không rõ tên, địa chỉ cụ) để mua 700 cái bịch nhựa với giá 800.000 đồng rồi tiếp tục điều khiển xe môtô đến nhà Chiến (Thắng) để lấy 03 bao bột màu đỏ, sau đó Hiếu tiếp tục điều khiển xe môtô qua nhà Phan để lấy 700 cái bao bì bằng nylong bên ngoài có ghi chữ phân bón hiệu Kali Phú Mỹ loại 50kg để đem qua cơ sở muối gửi cho xe tải vận chuyển về địa điểm sản xuất phân bón. Cùng trong thời gian này, sau khi nghe điện thoại của Chiến xong thì An gọi điện thoại cho Văn Quế Nghiệp nói trưa nay đi vận chuyển 34 tấn muối đưa về nhà của Đào, đồng thời An hỏi mượn Nghiệp 20.000.000 đồng, Nghiệp đồng ý. Sau khi nghe điện thoại của An thì Nghiệp biết là ngày hôm nay sẽ làm phân bón giả, tuy nhiên do xe Nghiệp đang bận chở hàng nên Nghiệp đã liên hệ qua điện thoại gọi cho Trần Hoa Nam Tử, Hồ Tấn Hòa và Văn Quế Tài đi vận chuyển muối cho An từ phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh về nhà của Đào, nghe vậy Tử và Hòa đồng ý, riêng Tài trả lời xe đang chở hàng khi nào giao hàng xong sẽ chở. Nghiệp tiếp tục gọi điện thoại cho Đào và nói khi nào An đến nhà thì cho An mượn 20.000.000 đồng, chiều Nghiệp về trả lại số tiền này. Sau đó, Nghiệp điện thoại lại cho An biết và nói đã có 02 xe tải nhỏ, xe ôtô 70C-005.43 của Tử và xe ôtô 60C-172.86 của Hòa. Đồng thời, Nghiệp kêu An đến nhà mẹ ruột của Nghiệp để lấy 20.000.000 đồng nhưng phải trả tiền lãi suất là 200.000 đồng/ngày. Nghe vậy, An đồng ý và điều khiển xe môtô biển số 69H1 – 073.68 đến nhà và gặp Đào có địa chỉ nêu trên để lấy 20.000.000 đồng. Khi lấy tiền xong, An gọi điện thoại cho Nghiệp và hỏi xe tải nào đi lấy muối trước, Nghiệp trả lời xe của Tử đi trước, An kêu Nghiệp nói với Tử khi nào đi lấy muối thì ghé nhà trọ của An, địa chỉ: tổ 6, khu phố Khánh Hội, phường Tân Phước Khánh để An gửi tiền 30.000.000 đồng cho Tử đem xuống cơ sở muối đưa cho Hiếu trả tiền mua muối. Khi nghe điện thoại xong, Nghiệp gọi điện thoại và trao đổi nội dung mà An đã nói cho Tử biết. Sau đó, Tử gọi điện thoại cho Đỗ Thanh Minh (sinh năm 1996. ĐKHKTT: tổ 2, khu phố Khánh Lộc, phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, Bình Dương) là em vợ của Tử và kêu Minh đến nhà An để lấy tiền, Tử chỉ đường cho Minh đến nhà An để lấy tiền và đường đến chỗ lấy muối. Khi đến cơ sở muối tại Hiệp Bình Phước, Thủ Đức thì Tử cũng gặp Hòa điều khiển xe ôtô 60C-172.86 vừa đến cơ sở muối, lúc này khoảng 14 giờ cùng ngày. Sau đó, An gọi điện thoại cho Chiến và nói có 02 xe ôtô tải đến cơ sở muối rồi, nghe vậy Chiến liền gọi điện thoại cho Hiếu và kêu Hiếu ra cơ sở muối. Trong thời gian này, Tử và Hòa gặp bà Cổ Thị Tiên tại cơ sở muối, Tử và Hòa có nói với bà Tiên là đến chở muối cho Hiếu, bà Tiên cho nhân công bốc xếp muối lên xe ôtô của Hòa trước rồi đến xe ôtô của Tử. Khi các nhân công đang bốc xếp muối lên xe ôtô của Tử thì Hiếu điều khiển xe môtô 51X3 – 5168 đến cơ sở muối, một lúc sau Minh đến, Tử kêu Minh đưa số tiền 30.000.000 đồng cho Hiếu, sau đó Minh đi về. Sau khi nhân công bốc muối lên xe của Tử và Hòa mỗi xe 08 tấn muối xong, Hiếu kêu nhân công bốc xếp hai bao bột màu đỏ (một bao 25kg), bịch nhựa và bao bì nylong phân bón hiệu Kaili Phú Mỹ (không rõ số lượng) lên xe Tử, còn xe Hòa thì nhân công bốc xếp lên một bao bột màu đỏ, bịch nhựa, và bao bì nylong phân bón hiệu Kaili Phú Mỹ (không rõ số lượng) rồi Hòa, Tử vận chuyển về địa điểm sản xuất, Hòa điều khiển xe ôtô chạy trước, còn Tử chạy phía sau. Lúc này do chỉ vận chuyển có 16 tấn muối nên An gọi điện thoại cho Nghiệp và hỏi còn có xe tải nào nữa không để vận chuyển số muối còn lại về cho sớm thì Nghiệp nói còn xe của Tài đang kẹt chở hàng khi nào Tài giao hàng xong thì Tài sẽ vận chuyển 18 tấn muối còn lại, An đồng ý. Đồng thời cùng lúc này, Tài gọi điện thoại cho Nghiệp nói đã giao hàng xong và hỏi Nghiệp còn hàng không, Nghiệp trả lời còn hàng và kêu Tài xuống cở sở muối ở Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức lấy 18 tấn muối và vận chuyển về địa điểm sản xuất là nhà của Đào, Tài đồng ý. Sau đó, Tài điều khiển xe ôtô 60C-061.85 từ thị xã Bến Cát đến địa điểm lấy muối. Đến khoảng 14 giờ 30 phút cùng ngày, An gọi điện thoại cho Chiến và nói An đã đến cơ sở muối đưa tiếp cho Hiếu 10.000.0000 đồng rồi, qua điện thoại An có nói cho Chiến biết số tiền 40.000.000 đồng mà An đưa cho Chiến mượn là An mượn của Nghiệp 20.000.000 đồng với lãi suất 200.000 đồng/ngày, tiền của An là 20.000.000 đồng, nghe vậy Chiến đồng ý và không nói gì. Đến khoảng 15 giờ cùng ngày, An gọi điện thoại cho Nghiệp và nói tối nay (đêm ngày 17/12/2015) sẽ vận chuyển 34 tấn phân bón thành phẩm hiệu Kali Phú Mỹ giả, một bao có khối lượng 50kg từ khu vực chuồng bò nhà của Đào (địa điểm sản xuất) ra khu dân cư Vị Hảo, địa chỉ: khu phố Phước Hải, phường Thái Hòa để sang qua xe tải khác. An kêu Nghiệp sắp xếp cho xe tải nhỏ vận chuyển để dễ sang hàng, đừng cho xe tải lớn vận chuyển vì khó sang hàng, Nghiệp trả lời với An là có ba xe ôtô tải gồm xe ôtô 61C-115.97 của Nghiệp và hai xe ôtô của Tử, Hòa nêu trên. Nghiệp hỏi An khi nào bốc phân bón lên xe tải, An trả lời chiều cho xe tải đến địa điểm sản xuất để An cho nhân công bốc phân bón thành phẩm giả lên xe ôtô trước, Nghiệp tiếp tục hỏi An khi nào vận chuyển phân bón ra khu dân cư Vị Hảo, An trả lời khoảng 23 giờ đến 24 giờ đêm ngày 17/12/2015 khi nào có xe tải đến nhận phân bón thì An sẽ gọi điện thoại cho Nghiệp vận chuyển ra. Sau khi An gọi điện thoại cho Nghiệp, Nghiệp liền gọi điện thoại lần lượt cho Tử, Hòa và đều dặn khi nào về đến địa điểm sản xuất nhân công bốc muối xuống xe xong thì để xe ôtô tại đây để khi nào làm phân bón giả xong thì An sẽ cho nhân công bốc phân bón thành phẩm giả luôn lên xe để tối tăng bo, khi Nghiệp nói vậy thì Tử, Hòa đều hiểu là đêm nay 17/12/2015 sẽ vận chuyển phân bón thành phẩm giả từ địa điểm sản xuất ra khu dân cư Vị Hảo để sang xe tải khác. Sau đó, An gọi điện thoại cho Hoàng và kêu Hoàng cho bảy nhân công nam (không rõ tên) đến địa điểm sản xuất để sản xuất phân bón thành phẩm giả hiệu Kali Phú Mỹ loại một bao 50kg. Đồng thời, An gọi điện thoại cho đối tượng tên Nguyễn Minh Trí (tên thường gọi là Lỳ) đến địa điểm sản xuất để phối màu cho phân bón giả. Sau khi có mặt số nhân công do Hoàng kêu đến thì An đã chỉ đạo số nhân công này bốc nguyên liệu là muối có trên xe ôtô của Hòa, Tử và Tài xuống để giữa chuồng bò. Tử, Hòa cùng điều khiển cho các xe ôtô đậu sẵn khu vực phía trước chuồng bò nhằm để sau khi pha trộn thành phẩm giả đóng bao xong thì bốc vác lên xe của Tử và Hòa luôn. Riêng xe của Tài do có tải trọng lớn nên không được sử dụng mà chờ xe của Nghiệp về. Lúc này, An chỉ đạo số nhân công đổ muối xuống nền xi măng tại chuồng bò, Trí sử dụng cái thau nhựa để xúc bột màu đỏ trong bao ra rồi rắc đều trên muối rồi Trí cùng số nhân công dùng cuốc, xẻng trộn muối với bột màu cho đều rồi dùng cái xúc, xẻng xúc muối và bột màu đã trộn lên cái rây bằng kẽm để loại bỏ rác và muối đóng thành cục to, xong tiếp tục dùng xúc và xẻng xúc muối và bột màu đã rây vào bao bì phân bón hiệu Kali Phú Mỹ loại 50kg được đặt sẳn trên cân đồng hồ loại 60kg, khi nào xúc vào bao bì đạt đến khối lượng 50kg thì dừng lại và số nhân công dùng máy may điện may miệng bao bì lại là sản xuất thành phẩm một bao phân bón giả hiệu Kali Phú Mỹ 50kg, cứ làm liên tục như vậy sẽ cho ra nhiều bao phân bón thành phẩm giả hiệu Kali Phú Mỹ loại 50kg.

Khong 16 giờ cùng ngày, Chiến gọi điện thoại cho Hiếu đến nhà của T và C có cùng địa chỉ: khu phố 3, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức để lấy 25.000.000 đồng của T, 40.000.000 đồng của C trả tiền mua muối, tổng số tiền Hiếu nhận để tra tiền mua muối là 105.000.000 đồng. Tổng khối lượng muối mà Chiến mua tại cơ sở muối của đương sự Tiên vào ngày 17/12/2015 cho ba xe ôtô nói trên vận chuyển là 680 bao muối, một bao 50kg với giá 112.000 đồng/bao, với số tiền là 76.160.000 đồng. Chiến kêu Hiếu trả tiền mua muối cho bà Tiên là 70.200.000 đồng, còn nợ lại 5.960.000 đồng thì tối hoặc sáng mai tức ngày 18/12/2015 T sẽ ghé trả. Sau khi trả tiền xong cho cơ sở muối, Hiếu điều khiển xe môtô 51X3 – 5168 đến quán cà phê (không rõ tên, địa chỉ) gần nhà Chiến để đưa số tiền còn lại cho Chiến là 34.800.000 đồng.

Khong 17 giờ 30 phút cùng ngày, Nghiệp điều khiển xe ôtô 61C-115.97 về đến địa điểm sản xuất, khi thấy xe ôtô của Tử, Hòa đậu sẵn phía trước chuồng bò thì Nghiệp cũng điều khiển xe ôtô đậu trước chuồng bò gần xe của Hòa và Tử nhằm để sau khi pha trộn thành phẩm giả đóng bao xong thì cũng bốc vác lên xe của Nghiệp như đã thỏa thuận trước đó với An. Khoảng 18 giờ 30 phút cùng ngày, Chiến điều khiển xe môtô (không rõ biển số) từ nhà đến địa điểm sản xuất phân bón nêu trên để giám sát, chỉ đạo công nhân sản xuất cùng với An. Khoảng 30 phút sau, Hiếu cũng điều khiển xe môtô 51X3 – 5168 đến địa điểm sản xuất, lúc này Chiến tiếp tục chỉ đạo cho An, Hiếu giám sát và chỉ đạo cho số nhân công pha trộn nguyên liệu cho đều tức là trộn muối với bột màu cho đều với nhau. Khoảng 19 giờ cùng ngày Hòa, Tử và Minh (em vợ Tử) cùng uống cà phê tại quán cà phê (không rõ tên, địa chỉ) gần nhà Minh, trong lúc đang uống cà phê thì vợ của Tử tên Đỗ Phương Thanh (sinh năm 1988, HKTT: Tân Phước Khánh, Tân Uyên, Bình Dương) gọi điện thoại cho Tử và nói bị sốt nên Tử có nói với Minh khi nào Nghiệp gọi điện thoại cho Minh thì Minh điều khiển xe ôtô của Tử vận chuyển phân bón thành phẩm từ địa điểm sản xuất ra khu dân cư Vị Hảo giùm cho Tử, còn Tử về nhà lo cho vợ đang bị sốt. Khoảng 20 giờ cùng ngày Chiến đi về nhà, trước khi về Chiến có nói với Hiếu khi nào sản xuất phân bón giả gần xong thì gọi điện thoại báo cho Chiến biết để Chiến gọi điện báo T biết, để Chiến gọi điện thoại thuê xe tải đến khu dân Vị Hảo thuộc khu phố Phước Hải, phường Thái Hòa để nhận, vận chuyển phân bón đi tiêu thụ. Khoảng 20 giờ 45 phút cùng ngày, khi số nhân công sản xuất gần được 681 bao phân bón thành phẩm hiệu Kali Phú Mỹ (loại một bao 50kg), Hiếu gọi điện thoại và báo cho Chiến biết. Sau đó, Chiến gọi điện thoại cho Nguyễn Văn Phúc (sinh năm 1993. ĐKHKTT: ấp Quang Vinh, xã Châu Hưng, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) là tài xế xe ôtô 94C-013.57 mà trước đó lúc khoảng 16 giờ cùng ngày Chiến đã điện thoại liên hệ thuê xe, giá thuê vận chuyển là 200.000đ/tấn, qua điện thoại Chiến kêu Phúc điều khiển xe ôtô 94C-013.57 đến ngã tư Miếu Ông Cù thuộc phường Tân Phước Khánh, Tân Uyên thì Chiến cho Hiếu ra dẫn đường đến địa điểm khu dân cư Vị Hảo nhận vận chuyển phân bón. Sau đó, Chiến có điện thoại cho Hiếu giao việc này và nói với Hiếu khi nào bốc xếp 681 bao phân bón lên xe các tải xong thì Hiếu gọi điện thoại báo cho T biết để T chỉ đường cho Hiếu dẫn các xe tải ra khu vực gần khu dân cư Vị Hảo để giao.

Khong 22 giờ cùng ngày, sau khi đã sản xuất phân bón giả thành phẩm hiệu Kali Phú Mỹ xong với số lượng 34 tấn (681 bao, một bao 50kg) và bốc vác lên ba xe ô tô của Hòa, Tử và Nghiệp xong, Trí cùng với 07 nhân công đi về, lúc này khoảng 00 giờ 30 phút ngày 18/12/2016, Hiếu gọi điện thoại cho An và nói xe tải nhận phân bón (xe ôtô 94C-013.57) sắp tới khu dân cư Vị Hảo rồi. Nghe vậy, An liền gọi điện thoại cho Nghiệp và kêu Nghiệp điều khiển xe vận chuyển T bộ số phân bón giả ra khu dân cư Vị Hảo để sang qua xe ôtô 94C-013.57, đồng thời Sáu An gọi điện thoại cho Hoàng và yêu cầu cho 05 nhân công (không rõ tên, địa chỉ) đến khu dân cư Vị Hảo để bốc phân bón sang xe ôtô 94C-013.57. Ngay sau đó, Nghiệp điện thoại cho Hòa và Tử cùng với Nghiệp điều khiển các xe ôtô biển số 61C-115.97, 70C-005.43 và 60C-172.86 vận chuyển phân bón giả thành phẩm ra khu dân cư Vị Hảo. Khi các nhân công đang bốc phân bón giả hiệu Kali Phú Mỹ từ xe của Nghiệp qua xe ôtô 94C-013.57 được 125 bao thì bị lực lượng tuần tra Công an thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương phối hợp với Công an phường Tân Phước Khánh tuần tra, phát hiện bắt giữ. Tại thời điểm lực lượng Công an bắt giữ, trên xe ôtô 61C-115.97 của Nghiệp có 55 bao, xe ô tô 70C-005.43 của Tử có 200 bao, xe ô tô 60C-172.86 của Hòa có 180 bao. Đồng thời tiến hành khám xét tại địa điểm sản xuất là nhà của Nguyễn Thị Đào tạm giữ thêm 121 bao. Tổng cộng là 681 bao phân bón thành phẩm giả hiệu Kali Phú Mỹ (một bao 50kg). Ngoài ra còn tạm các đồ vật có liên quan gồm: 01 máy may tay loại máy dùng may miệng bao, màu xanh, hiệu GK9-2 đã qua sử dụng, còn hoạt động; 01 máy may tay loại máy dùng may miệng bao, màu xanh, bị hư hỏng, không còn hoạt động; 01 máy may tay loại máy dùng may miệng bao, màu bạc, hiệu JJ143653 đã qua sử dụng, còn hoạt động; 05 cái xẻng, lưởi kim loại, cán tre tầm vông dài 1,20m đã qua sử dụng; 03 cái máng xúc bằng kim loại đã qua sử dụng; 02 cái sàng lưới kẽm, khung gỗ khích thước 01m x 1,40m đã qua sử dụng; 02 cái cân đồng hồ hiệu Nhơn Hòa, màu xanh loại 60kg, đã qua sử dụng; 02 cái cuốc lưỡi kim loại, cán bằng tre tầm vông dài 1,20m; 02 cuộn chỉ may (01 màu vàng, 01 màu vàng cam) không nhãn hiệu; 25 cuộn chỉ may màu trắng, không nhãn hiệu; 121 bao phân bón thành phẩm hiệu Kali Phú Mỹ giả, một bao 50kg; 129 bao nguyên liệu dùng sản xuất phân bón (không rõ thành phần); 13 vỏ bao có in hiệu Kali Phú Mỹ chưa qua sử dụng; 78 vỏ bao có in hiệu Vina cam đã qua sử dụng; 17 vỏ bao có in hiệu Supe lân Lâm Thao đã qua sử dụng; 55 vỏ bao có in hiệu Đạm Cà Mau đã qua sử dụng; 70 vỏ bao có in hiệu Kali Cần Thơ đã qua sử dụng.

Ngày 21/12/2015, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tân Uyên đã ra Quyết định trưng cầu giám định số 23/QĐ-GĐ, trưng cầu Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 giám định: Nhãn, bao bì và các thành phần của sản phẩm phân bón hiệu Kali Phú Mỹ (một bao có khối lượng là 50kg) được lấy ngẫu nhiên từ 681 bao phân bón hiệu Kali Phú Mỹ (đã thành phẩm) được thu giữ, niêm phong để xác định nhãn, bao bì và các thành phần của sản phẩm phân bón hiệu Kali Phú Mỹ đã thu giữ có thành phần hóa học giống hay khác với mẫu bao bì, phân bón thật do Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí cung cấp. Ngày 16/01/2016, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tân Uyên nhận được thông báo kết quả giám định số 0229/N3.15/TĐ của Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, kết quả như sau: Các mẫu phân bón hiệu Kali Phú Mỹ gửi giám định có kết quả các chỉ tiêu kiểm tra trên bao bì ghi nhãn, chất lượng không phù hợp với kết quả kiểm tra tương ứng của mẫu so sánh.

Ngày 01/02/2016, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tân Uyên đã ra Quyết định trưng cầu định giá tài sản xác định giá trị của 681 bao phân bón hiệu Kali Phú Mỹ đã thành phẩm (một bao có khối lượng 50kg) vào ngày 18/12/2015. Tại Kết luận định giá tài sản số 49/HĐ-ĐGTS ngày 18/02/2016 của Hội đồng định giá tài sản thị xã Tân Uyên xác định giá trị 681 bao phân bón hiệu Kali Phú Mỹ đã thành phẩm (một bao có khối lượng 50kg) nêu trên là: 267.292.500 đồng.

Quá trình điều tra xác định, ngoài lần bị bắt nêu trên, Phạm Đình Chiến Mai Thanh Hiếu và Phan Văn An khai: trong khoảng thời gian từ tháng 5/2015 đến tháng 12/2015 đã năm lần thực hiện việc sản xuất phân bón giả tại địa điểm chuồng bò nhà của Đào (không nhớ thời gian cụ thể), số lượng sản xuất thấp nhất là 05 tấn, nhiều nhất là 13 tấn. Riêng ngày bị bắt sản xuất nhiều nhất là 34 tấn. Trong năm lần này, Nguyễn Quang T và Phạm Đình Chiến bỏ tiền ra mua nguyên liệu, chi phi thuê xe, nhân công như lần bị bắt, Hà Văn Phan là người cung cấp bao bì phân bón hiệu Kali Phú Mỹ (mỗi lần sản xuất thì T kêu Hiếu đến nhà Phan để nhận bao bì), còn việc bán phân bón cho ai, ở đâu do T chịu trách nhiệm (đây là nhiệm vụ của T), bị can Chiến có nghe T nói bán với giá từ 170.000 đồng đến 185.000 đồng/bao phân bón thành phẩm giả hiệu Kali Phú Mỹ 50kg. Sau khi tiêu thụ xong, lợi nhuận chia làm hai phần tức là T một phần, Chiến một phần, lợi nhuận mỗi người thu được là từ 3.500.000 đồng đến 7.500.000 đồng/lần sản xuất. Riêng ngày bị bắt (18/12/2015) T và Chiến thiếu vốn nên rủ C cùng bỏ vốn mua nguyên liệu để sản xuất phân bón giả, lợi nhuận thu được chia làm ba phần tức là T, Chiến và C mỗi người một phần, ngày 18/12/2016 chưa chia lợi nhuận vì chưa tiêu thụ thì đã bị bắt. Trong các lần này thì Chiến cũng trả tiền cho An là 350.000 đồng/tấn và đưa tiền cho An trả tiền thuê địa điểm sản xuất cho Đào, trả tiền thuê xe vận chuyển nguyên liệu, xe vận chuyển phân bón thành phẩm từ địa điểm sản xuất ra khu dân cư Vị Hảo cho Nghiệp, Tài, Tử và Hòa, trả tiền cho nhân công bốc phân bón sang xe, còn Hiếu được Chiến trả tiền công từ 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng/lần sản xuất. Việc sản xuất phân bón giả của Nguyễn Quang T, Phạm Đình Chiến, Mai Thanh Hiếu, Phan Văn An cùng đồng bọn tại địa điểm nêu trên là hoàn T không có giấy phép hay bất cứ loại giấy tờ gì, trộn muối với bột màu đỏ cho ra phân bón thành phẩm giả hiệu Kali Phú Mỹ một bao 50kg.

Đi với việc thuê vận chuyển, từ khoảng giữa tháng 5/2015 cho đến ngày 18/12/2015, bị can Văn Quế Nghiệp khai: vận chuyển thuê cho An 05 chuyến muối từ Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức về địa điểm sản xuất nói trên, một chuyến vận chuyển từ 4,5 tấn đến 05 tấn với giá 150.000 đồng/tấn và vận chuyển 06 chuyến phân bón thành phẩm giả hiệu Kali Phú Mỹ một bao 50kg từ địa điểm sản xuất đến khu dân cư Vị Hảo, một chuyến vận chuyển từ 4,5 tấn đến 05 tấn với giá 400.000 đồng/chuyến, riêng ngày bị bắt vận chuyển nhiều nhất; bị can Hồ Tấn Hòa vận chuyển thuê cho An 04 chuyến muối và 04 chuyến phân bón như Nghiệp, riêng ngày bị bắt vận chuyển nhiều nhất; bị can Trần Hoa Nam Tử vận chuyển thuê cho An 03 chuyến muối và 04 chuyến phân bón như Nghiệp, riêng ngày bị bắt vận chuyển nhiều nhất; còn bị can Văn Quế Tài vận chuyển thuê cho An 03 chuyến muối và 01 chuyến phân bón như Nghiệp, riêng ngày bị bắt vận chuyển nhiều nhất. Tất cả các lần nêu trên thì Nghiệp, Tài, Tử, Hòa không nhớ thời gian và đều dùng các xe ôtô nêu trên để vận chuyển, riêng ngày bị bắt thì nhớ rõ đã trình bày trên. Sau khi tiêu thụ phân bón xong, An trả tiền vận chuyển thuê cho Nghiệp rồi Nghiệp đưa cho Tài, Tử và Hòa, riêng ngày bị bắt thì chưa nhận tiền. Khi Nghiệp, Tài, Tử và Hòa vận chuyển phân bón thuê cho An nói trên thì Nghiệp, Tài, Tử và Hòa đều biết rõ là phân bón giả, bởi do các bị can có nhìn thấy An chỉ đạo cho số nhân công pha trộn muối với bột màu đỏ cho ra sản phẩm phân bón thành phẩm hiệu Kali Phú Mỹ một bao 50kg, sản xuất phân bón tại địa điểm nói trên là không có giấy phép, cũng như các bị can có nhìn thấy Phạm Đình Chiến, Mai Thanh Hiếu cùng có mặt tại địa điểm khu chuồng bò nhà của Nguyễn Thị Đào mỗi lần sản xuất phân bón giả.

Nguyễn Thị Đào khai: đã cho An thuê địa điểm tại chuồng bò để An sản xuất phân bón giả, An sản xuất không liên tục và An đã sản xuất phân bón giả tại địa điểm này được 06 lần (trong đó có lần bị bắt) Đào không nhớ thời gian, riêng ngày bị bắt thì Đào nhớ và đã trình bày cho cơ quan công an. Khi An sản xuất phân bón 06 lần nói trên thì Đào đều biết rõ là An sản xuất phân bón giả với lý do: An sản xuất phân bón tại địa điểm nói trên là không có giấy phép, An dùng xẻng và cuốc trộn muối với bột màu đỏ cho ra sản phẩm phân bón thành phẩm hiệu Kali Phú Mỹ một bao 50kg.

Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tân Uyên tạm giữ 05 xe ôtô gồm: 61C-115.97, 70C-005.43, 60C-172.86, 94C-013.57, 60C-061.85 sử dụng làm phương tiện phạm tội. Các vật chứng này đã xử lý tại Bản án số 17/2017/HS-ST ngày 17/02/2017 của Tòa án nhân dân thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Đi với Đỗ Thanh Minh là người điều khiển xe ôtô 70C-005.43 vận chuyển một chuyến phân bón thành phẩm vào ngày 18/12/2015 (ngày bị bắt) là lần đầu tiên (do vợ của Trần Hoa Nam Tử bị bệnh sốt nên Tử nhờ Minh vận chuyển giùm), khi Minh vận chuyển thì bản thân Minh hoàn T không biết là phân bón giả.

Đi với Hà Văn Phan (sinh năm 1972, HKTT: khu phố 2, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, tên thường gọi là Phong). Qua làm việc Phan không biết Mai Thanh Hiếu mua bao bì để chứa phân bón giả nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Tân Uyên không xử lý hành vi đồng phạm với vai trò giúp sức trong vụ án.

Đi với hành vi của Phạm Đình Chiến, Mai Thanh Hiếu, Phan Văn An, Văn Quế Nghiệp, Văn Quế Tài, Hồ Tấn Hòa, Trần Hoa Nam Tử, Nguyễn Thị Đào và vật chứng tạm giữ trong vụ án, đã được Tòa án nhân dân thị xã Tân Uyên xét xử và xử lý tại Bản án số 17/2017/HS-ST ngày 17/02/2017.

Cáo trạng số 152/CT – VKSTU ngày 04/9/2019 của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Tân Uyên truy tố các bị cáo Nguyễn Quang T và Lê Hoàng Minh C về tội “Sản xuất hàng giả là phân bón” theo khoản 2 Điều 158 của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Tại phiên tòa, trong phần tranh luận, Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thị xã Tân Uyên vẫn giữ nguyên quyết định truy tố các bị cáo, đồng thời đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ quy định của pháp luật, hình phạt đối với các bị cáo như sau:

- Căn cứ khoản 2 Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, điểm s khoản 1 Điều 51, điểm h khoản 1 Điều 52, Điều 56, Điều 58 của Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, xử phạt bị cáo Nguyễn Quang T mức hình phạt từ 04 năm đến 04 năm 06 tháng tù. Tổng hợp với hình phạt 02 năm tù tại Bản án số 117/2013/HSST ngày 26/4/2013 của Tòa án nhân dân quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung theo quy định.

- Căn cứ khoản 2 Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; điểm b, s khoản 1 Điều 51, Điều 58, Điều 65 của Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, xử phạt bị cáo Lê Hoàng Minh C mức hình phạt 03 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 (năm) năm.

Về trách nhiệm dân sự: Không đề nghị xử lý.

Về xử lý vật chứng: Do vật chứng của vụ án đã được xử lý xong, theo Bản án số 17/2017/HS-ST ngày 17/02/2017 Tòa án nhân dân thị xã Tân Uyên nên không đề nghị xử lý.

Tại phiên tòa, các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không có ý kiến tranh luận. Trong lời nói sau cùng, các bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt để có cơ hội sửa chữa lỗi lầm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án và đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Tân Uyên, Kiểm sát viên trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, không ai có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.

[2] Tại phiên tòa, các bị cáo đã khai nhận T bộ hành vi phạm tội. Lời khai của các bị cáo phù hợp với lời khai tại cơ quan điều tra, biên bản hỏi cung bị can, lời khai của người làm chứng cùng những tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án, đủ cơ sở xác định: Ngày 17/12/2015, các bị cáo Nguyễn Quang T, Lê Hoàng Minh C cùng đồng phạm đã có sự bàn bạc, thỏa thuận từ trước, sử dụng các nguyên liệu gồm: muối, bột màu đỏ, bao bì để sản xuất hàng giả là 681 bao phân bón hiệu Kali Phú Mỹ (một bao 50kg) trị giá 267.292.500 đồng, tại tổ 1, khu phố Khánh Long, phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, Bình Dương, sau đó đem đi tiêu thụ nhằm thu lợi nhuận chia nhau tiêu xài thì bị phát hiện. Do đó, hành vi mà các bị cáo thực hiện đã đủ yếu tố cấu thành tội “Sản xuất hàng giả là phân bón” được quy định tại khoản 2 Điều 158 của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Các bị cáo có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Do vậy, Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Tân Uyên, truy tố các bị cáo theo tội danh và điều khoản như trên là có căn cứ, đúng người, đúng tội.

[3] Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến chính sách quản lý thị trường của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Về nhận thức, các bị cáo biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vì mục đích tư lợi mà cố ý thực hiện, các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Do đó, để có tác dụng giáo dục bị cáo đồng thời nhằm đấu tranh phòng chống tội phạm chung, cần có mức hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ, hành vi phạm tội mà bị cáo đã thực hiện.

[4] Vụ án có tính chất đồng phạm nhưng giản đơn, bị cáo T là người chủ mưu, lên kế hoạch, chuẩn bị công cụ, phương tiện đồng thời rủ rê, lôi kéo người khác cùng tham gia. Sau khi phạm tội, bị cáo T bỏ trốn và bị truy nã, gây khó khăn cho việc điều tra vụ án. Vì vậy, hình phạt áp dụng đối với bị cáo T phải nghiêm khắc và cao hơn so với bị cáo C.

[5] Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Bị cáo Nguyễn Quang T đã bị kết án chưa được xóa án tích, lại tiếp tục phạm tội mới. Bị cáo phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

[6] Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Trong quá trình điều tra cũng như tại phiên toà, các bị cáo có thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình. Đây là tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Riêng bị cáo Lê Hoàng Minh C phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại, bị cáo là lao động chính trong gia đình, có con nhỏ. Đây là tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm h khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

[7] Bị cáo T đã bị Tòa án nhân dân quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt 02 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 04 năm tính từ ngày 26/4/2013 về tội “Sản xuất hàng giả là phân bón” quy định tại khoản 1 Điều 158 Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009 theo Bản án số 117/2013/HSST ngày 26/4/2013. Tính đến ngày bị cáo phạm tội mới là đang còn trong thời gian thử thách. Vì vậy, cần buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt tù của Bản án nêu trên đồng thời tổng hợp với hình phạt của tội mới, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung theo quy định.

[8] Căn cứ vào nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Xét mức hình phạt mà đại diện Viện kiểm sát đề nghị đối với bị cáo Nguyễn Quang T là nhẹ, chưa tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo. Do đó, Hội đồng xét xử xem xét áp dụng mức hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ tham gia thực hiện hành vi phạm tội của bị cáo.

Đi với bị cáo Lê Hoàng Minh C có nhân thân tốt, có vai trò không lớn, phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại, được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng, ổn định. Xét thấy, không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù và việc cho bị cáo C hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an T xã hội. Do đó, Hội đồng xét xử xem xét áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự khi quyết định hình phạt cũng đủ tác dụng răn đe, giáo dục đối với bị cáo C và cũng thể hiện chính sách khoan hồng của pháp luật Nhà nước ta. Vì vậy, đại diện Viện kiểm sát đề nghị cho bị cáo C được hưởng án treo là có căn cứ chấp nhận.

[9] Về trách nhiệm dân sự: Không đặt ra xem xét.

[10] Về biện pháp tư pháp: Không đặt ra xem xét.

[11] Án phí sơ thẩm: Các bị cáo phải nộp theo quy định pháp luật.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào Điều 135, khoản 2 Điều 136, Điều 260, Điều 331, Điều 333 Bộ luật Tố tụng Hình sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.

1. Về trách nhiệm hình sự: Tuyên bố các bị cáo Nguyễn Quang T, Lê Hoàng Minh C phạm tội “Sản xuất hàng giả là phân bón”.

2. Về hình phạt:

2.1. Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; điểm s khoản 1 Điều 51, điểm h khoản 1 Điều 52, Điều 38, Điều 56, Điều 58, khoản 4 Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Xử phạt bị cáo Nguyễn Quang T 05 (năm) năm tù. Tổng hợp với hình phạt 02 năm tù về tội “Sản xuất hàng giả là phân bón” theo Bản án số 117/2013/HSST ngày 26/4/2013 của Tòa án nhân dân quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, buộc bị cáo T phải chấp hành hình phạt chung là 07 (bảy) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày 16/3/2019.

2.2. Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; điểm h, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 38, Điều 58, Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Xử phạt bị cáo Lê Hoàng Minh C 03 (ba) năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 (năm) năm tính từ ngày tuyên án (18/10/2019).

Giao bị cáo về Ủy ban nhân dân phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Thi hành án hình sự.

Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

4. Về án phí: Mỗi Bị cáo phải nộp 200.000 đồng (hai trăm nghìn đồng) án phí hình sự sơ thẩm.

Các bị cáo có mặt được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

864
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 152/2019/HS-ST ngày 18/10/2019 về tội sản xuất hàng giả là phân bón

Số hiệu:152/2019/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân - Bình Dương
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 18/10/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về