Bản án 113/2020/DS-PT ngày 27/05/2020 về tranh chấp đòi lại tài sản

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU 

BẢN ÁN 113/2020/DS-PT NGÀY 27/05/2020 VỀ TRANH CHẤP ĐÒI LẠI TÀI SẢN 

Trong các ngày 27 tháng 4 và ngày 27 tháng 5 năm 2020 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 78/2020/TLPT-DS ngày 06 tháng 02 năm 2020 về việc “Tranh chấp đòi lại tài sản”.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số: 225/2019/DS-ST ngày 29/11/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 83/2020/QĐPT-DS ngày 21 tháng 02 năm 2020 giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Ông Trần Phi H1, sinh năm 1976 Cư trú tại: Ấp 6, xã T, thành phố C, tỉnh C. (Có mặt).

Người đại diện hợp pháp theo ủy quyền của nguyên đơn: Ông Quách Phú T4, sinh năm 1956; Cư trú tại:Ấp X, xã L, thành phố C., tỉnh Cà Mau (Có mặt).

Người bảo vệ, quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: Luật sư Nguyễn Văn Truyền thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau (Có mặt).

- Bị đơn: Ông Trần Quốc H2, sinh năm 1974

Cư trú tại: Ấp 6, xã T, thành phố C, tỉnh C. (Có mặt).

Người đại diện hợp pháp theo ủy quyền của bị đơn: Ông Hồ Vũ P2, sinh năm 1980; Cư trú tại: Xã H, thành phố C. (Có mặt).

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Bà Trịnh Thị L, sinh năm 1974 (Vắng mặt) Địa chỉ: Ấp 6, xã T, thành phố C, tỉnh C..

Người đại diện hợp pháp theo ủy quyền của bà L: Ông Trần Phi H1; Cư trú tại: Ấp 6, xã T, thành phố C, tỉnh C. (Có mặt).

2. Bà Huỳnh Thị H3, sinh năm 1970 (Vắng mặt).

Đa chỉ: Ấp 6, xã T, thành phố C, tỉnh C..

Người đại diện hợp pháp theo ủy quyền của bà H3: Ông Trần Quốc H2, sinh năm 1974 (theo Văn bản uỷ quyền ngày 25/5/2020 (Có mặt).

3. Ông Trần Văn H4, sinh năm 1948 (Vắng mặt)

Địa chỉ: Ấp Tân Dân, xã An Xuyên, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

4. Bà Trần Thị A, sinh năm 1950 (Vắng mặt).

Đa chỉ: Ấp 6, xã T, thành phố C, tỉnh C..

5. Bà Trần Thu C, sinh năm 1954 (Vắng mặt).

Đa chỉ: Ấp 2, xã T, huyện T, tỉnh C..

6. Ông Trần Quốc T1, sinh năm 1958 (Có mặt).

Đa chỉ: Ấp 6, xã T, thành phố C, tỉnh C..

7. Bà Trần Kim H7, sinh năm 1960 (Vắng mặt).

Đa chỉ: Ấp 2, xã A, thành phố C., tỉnh Cà Mau.

8. Ông Trần Việt H6, sinh năm 1968 (Có mặt).

Đa chỉ: Ấp 6, xã T, thành phố C, tỉnh C..

9. Bà Trần Kim D, sinh năm 1966 (Vắng mặt).

Đa chỉ: Ấp 2, xã A, thành phố C., tỉnh Cà Mau.

10. Bà Trần Mộng N, sinh năm 1976 (Vắng mặt)

Địa chỉ: Ấp 1, xã T, huyện T, tỉnh C..

11. Bà Trần Cẩm D2, sinh năm 1968 (đã chết).

Đa chỉ: Ấp 6, xã T, thành phố C, tỉnh C..

Người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà Trần Cẩm D2:

12. Anh Nguyễn Văn T2, sinh năm 1987.

Người đại diện hợp pháp theo ủy quyền của anh T2: Anh Hồ Vũ P2 (Có mặt).

13. Anh Nguyễn Văn Ph, sinh năm 1992 (Vắng mặt).

14. Chị Nguyễn Thị T3, sinh năm 1994 (Vắng mặt).

Cùng địa chỉ: Ấp 2, xã A, thành phố C., tỉnh Cà Mau.

- Người kháng cáo: Ông Trần Quốc H2 – Là bị đơn.

NỘI DUNG VỤ ÁN

- Tại đơn khởi kiện và lời khai trong quá trình giải quyết vụ án được bổ sung tại phiên tòa, ông Quách Phú T4 là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trình bày:

Cha mẹ của nguyên đơn và bị đơn có 11 người con, trong đó có 05 người con trai và 06 người con gái. Cha mẹ của nguyên đơn và bị đơn thống nhất chia đất cho 05 người con trai, còn 06 người con gái thì không có cho tài sản. Năm 1990, cha mẹ của ông Phi H1 đã chia đất cho các con, cụ thể: Đối với phần đất ruộng chia cho 05 người con trai, mỗi người 10 công ruộng, riêng ông Trần Văn H4 nhiều hơn là 13 công do không nhận đất vườn, còn lại 10 công để lại cho cha mẹ ông Phi H1 dưỡng già. Đất vườn có hai phần đất, phần đất thứ nhất chiều ngang 21m, chiều dài 105m tọa lạc tại ấp 6, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau chia cho hai người con là Trần Quốc T1 và Trần Việt H6 mỗi người ngang 10,5m, chiều dài 105m. Phần đất vườn thứ hai có chiều ngang 36m, chiều dài 56m, tọa lạc tại ấp 6, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau chia ra ba phần mỗi phần chiều ngang 12m, chiều dài 56m cho ông Trần Phi H1 một phần, Trần Quốc H2 một phần và ông Trần Văn Triệu một phần, việc phân chia này không có giấy tờ chỉ phân chia bằng miệng và các anh em đã nhận đất. Riêng phần đất vườn của cha mẹ ông Phi H1 để lại dưỡng già thì con nào ở chung sẽ hưởng phần này. Sau khi chia đất xong ông Trần Phi H1 đang ở chung với cha mẹ nên quản lý luôn cả phần đất của cha mẹ và phần đất ông được chia.

Năm 2002, ông Trần Phi H1 được các anh sắp xếp cho ra ở riêng vì không hợp tính với cha mẹ. Ông Trần Quốc H2 được về sống chung với cha mẹ.

Năm 2002, mẹ ông qua đời, năm 2011 cha ông qua đời. Cha mẹ ông chết không để lại di chúc. Khi tranh chấp thì ông mới biết tờ di chúc ngày 24/02/2005. Ý kiến trong Tờ di chúc không phải của ông Triệu, chữ ký và chữ viết trong Tờ di chúc cũng không phải của ông Triệu. Đồng thời, ông yêu cầu giám định chữ ký và chữ viết của ông Triệu trong Tờ di chúc.

Nay ông yêu cầu Tòa án buộc ông Trần Quốc H2 và bà Huỳnh Thị H3 giao lại cho ông phần đất vườn có diện tích chiều ngang 12m, chiều dài một cạnh 55m, chiều dài một cạnh 56m tọa lạc tại ấp 6, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau do cha ông là ông Trần Văn Triệu đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Ông Hồ Vũ P2 đại diện bị đơn Trần Quốc H2 trình bày:

Ngun gốc phần đất tranh chấp là của cha mẹ ông Quốc H2 để lại. Phần đất vườn ngang 21m dài 52m giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất do cha ông Quốc H2là cụ Trần Văn Triệu đứng tên. Năm 1991, cha mẹ ông có chia đất cho các con như ông Phi H1 trình bày. Ông Phi H1 ở chung và lo cho cha mẹ nhưng sau đó ông Phi H1 đã bỏ cha mẹ ra đi nên cha ông Quốc H2 không cho đất ông Phi H1 thể hiện tại Tờ di chúc vào ngày 24/02/2005.

Vì vậy, ông không đồng ý toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Trần Phi H1. Yêu cầu Tòa án chia theo di chúc của ông Trần Văn Triệu khi chết để lại. Tờ di chúc của ông Triệu lập vào ngày 24/02/2005 đã được Ủy ban nhân dân xã Tân Thành, thành phố Cà Mau xác nhận ngày 23/8/2006.

- Bà Huỳnh Thị H3 trình bày: Thống nhất ý kiến của bị đơn, bà không đồng ý toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Trần Phi H1.

- Ông Trần Văn H4 trình bày: Ông H4 không có ý kiến. Ông không yêu cầu chia di sản thừa kế do cha mẹ ông chết để lại.

- Bà Trần Thị A trình bày: Cha mẹ bà là ông Trần Văn Triệu chết năm 2010 và bà Châu Thị Nhồng chết năm 2003. Khi bà Nhồng chết không để lại di chúc, còn ông Triệu chết có để lại Tờ di chúc lập ngày 24/02/2005. Do ông Trần Quốc H2 chăm sóc cha mẹ nên toàn bộ phần đất ông Trần Văn Triệu đứng tên thì ông Trần Quốc H2 được hưởng. Bà xác định, bà không có yêu cầu chia thừa kế đối với phần tài sản cha mẹ bà để lại. Bà không đồng ý toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Trần Phi H1.

- Bà Trần Thu C trình bày: Bà thống nhất ý kiến theo Tờ di chúc lập ngày 24/02/2005 của ông Trần Văn Triệu chết để lại đã được Ủy ban nhân dân xã Tân Thành, thành phố Cà Mau xác nhận vào ngày 23/8/2006. Bà xác định, bà không có yêu cầu chia thừa kế đối với phần tài sản cha mẹ bà để lại.

- Bà Trần Kim H7 trình bày: Bà thừa nhận khi ông Triệu lập Tờ di chúc này có sự chứng kiến của bà và bà Trần Kim D, người trực tiếp viết Tờ di chúc ngày 24/02/2005 là do ông Nguyễn Quốc Điền (địa chỉ: ấp 6, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau) là người viết hộ ông Trần Văn Triệu. Bà thống nhất ý kiến theo Tờ di chúc của cha bà là ông Trần Văn Triệu chết để lại. Bà xác định, bà không có yêu cầu chia thừa kế đối với phần tài sản cha mẹ bà để lại.

- Bà Trần Kim D trình bày: Việc cha mẹ bà có phân chia đất theo ông Trần Việt H6 trình bày bà không biết. Bà thừa nhận khi ông Triệu lập Tờ di chúc ngày 24/02/2005 đã được Ủy ban nhân dân xã Tân Thành, thành phố Cà Mau xác nhận vào ngày 23/8/2006 bà có biết. Bà thống nhất ý kiến theo Tờ di chúc của cha bà là ông Trần Văn Triệu chết để lại. Bà không yêu cầu chia di sản thừa kế. Yêu cầu để lại phần đất này cho ông Trần Quốc H2.

- Bà Trần Mộng N trình bày: Ngày ông Trần Văn Triệu lập di chúc bà không có tham dự nhưng sau đó bà có nghe nói lại việc ông Trần Văn Triệu đã lập Tờ di chúc. Bà thống nhất ý kiến theo Tờ di chúc của cha bà là ông Trần Văn Triệu chết để lại. Bà không yêu cầu chia di sản thừa kế. Yêu cầu để lại phần đất này cho ông Trần Quốc H2.

- Ông Trần Quốc T1 trình bày: Khi mẹ ông chết không để lại di chúc, còn cha ông là cụ Trần Văn Triệu chết có để lại di chúc hay không thì ông không biết. Khi ông Trần Phi H1 và ông Trần Quốc H2 tranh chấp thì ông mới biết Tờ di chúc ngày 24/02/2005. Ý kiến trong Tờ di chúc không phải của cụ Triệu, chữ ký và chữ viết trong Tờ di chúc cũng không phải của cụ Triệu viết.

Vì năm 1990, 1991 ông được cha mẹ ủy quyền đứng ra chia đất cho các anh em như các đương sự trình bày là đúng. Sau khi chia đất xong thì ông Trần Quốc H2 đã về nhận đất và cất nhà ở trên đất, còn Trần Phi H1 thì ở chung với cha mẹ. Đến năm 2002, ông và ông Việt Hùng thống nhất với cha mẹ cho Phi H1 ra ở riêng và Quốc H2về ở chung nuôi cha mẹ, vì cha ông không hợp với Phi H1. Từ đó Phi H1 về vuông cất nhà ở để làm vuông. Đối với phần đất của Trần Quốc H2 được cha chia và phần đất của cha ông để dưỡng già thì ông thống nhất giao lại cho Trần Quốc H2 toàn quyền quản lý, ông xác định, ông không yêu cầu chia thừa kế đối với phần tài sản cha mẹ ông để lại. Đối với phần đất vườn chiều ngang 12m, chiều dài một cạnh 55m, chiều dài một cạnh 56m tọa lạc tại ấp 6, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau do cha ông là cụ Trần Văn Triệu đã chia cho Trần Phi H1 thì yêu cầu Trần Quốc H2 giao trả lại cho Trần Phi H1 đúng theo ý chí của cha mẹ ông khi còn sống.

- Ông Trần Việt H6 trình bày: Cha mẹ ông có hai phần đất, phần đất ruộng và phần đất vườn. Trước đây lúc cha mẹ ông còn sống đã chia đất cho các anh em trai của ông, riêng các chị em gái thì không được chia đất. Đối với phần đất ruộng chia cho 05 người con trai, mỗi người 10 công ruộng, riêng ông Trần Văn H4 nhiều hơn là 13 công do không nhận đất vườn, còn lại 10 công để lại cho cha mẹ ông dưỡng già. Đất vườn có hai phần đất, phần đất thứ nhất chiều ngang 21m, chiều dài 105m tọa lạc tại ấp 6, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau chia cho hai người là Trần Quốc T1 và Trần Việt H6 mỗi người ngang 10,5m, chiều dài 105m. Phần đất vườn thứ hai 36m, chiều dài 56m tọa lạc tại ấp 6, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau chia ra ba phần mỗi phần chiều ngang 12m, chiều dài 56m cho ông Trần Phi H1 một phần, Trần Quốc H2 một phần và ông Trần Văn Triệu một phần, việc phân chia này không có giấy tờ chỉ phân chia bằng miệng. Khi mẹ ông chết không để lại di chúc, còn cha ông là ông Trần Văn Triệu chết có để lại di chúc hay không thì ông không biết. Khi ông Trần Phi H1 và ông Trần Quốc H2 tranh chấp thì ông mới biết Tờ di chúc lập ngày 24/02/2005. Ý kiến trong Tờ di chúc không phải của cụ Triệu, chữ ký và chữ viết trong Tờ di chúc cũng không phải của cụ Triệu. Yêu cầu Tòa án chia cho ông Trần Phi H1 phần đất vườn chiều ngang 12m, chiều dài một cạnh 55m, chiều dài một cạnh 56m tọa lạc tại ấp 6, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau do cha ông là ông Trần Văn Triệu đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông xác định, ông không có yêu cầu chia thừa kế đối với phần tài sản cha mẹ ông để lại.

Tại cấp sơ thẩm: Những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là: Bà A, bà C, bà H5, bà D1, bà N đều yêu cầu chia thừa kế đối với phần đất cụ Triệu để lại. Đồng thời, có cấp một bản tự khai yêu cầu Tòa án chia thừa kế đối với phần đất ngang 24m dài 56m là phần đất của cụ Triệu để dưỡng già và phần đất trước đây cụ Triệu chia cho ông Trần Phi H1.

Từ nội dung vụ án nêu trên, tại Bản án dân sự sơ thẩm số: 225/2019/DS-ST ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau đã quyết định:

Tuyên xử: Chp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

- Buộc ông Trần Quốc H2 và bà Huỳnh Thị H3 di dời và chặt toàn bộ cây trồng; đập hàng rào để giao lại cho Trần Phi H1 phần đất có diện tích 669.1m2 có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp ngày 10/8/1996 đứng tên Trần Văn Triệu, đất tọa lạc tại Tân Thành, thị xã Cà Mau, Minh Hải (nay là ấp 6, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) theo bản trích đo hiện trạng ngày 30/8/2019 của Trung tâm kỹ thuật, công nghệ, quan trắc, Tài nguyên và môi trường thuộc sở tài nguyên và môi trường tỉnh Cà Mau, có tứ cận:

+ Ngang 12m mặt tiền giáp lộ xi măng; Ngang 12m mặt hậu giáp phần đất của ông Lê Văn Bộ; Dài một cạnh 55,26m giáp Tăng Hồng Quân, một cạnh dài 56,63m giáp phần đất còn lại ông Trần Quốc H2 đang quản lý.

- Buộc ông Trần Quốc H2 có nghĩa vụ thanh toán chi phí đo đạc cho ông Trần Phi H1 số tiền là 7.573.000 đồng.

Ngoài ra, án sơ thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo theo luật định. Ngày 12-12-2019, ông Trần Quốc H2 có đơn khang cáo toàn bộ Bản án sơ thẩm, yêu cầu hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm, lý do: Bản án sơ thẩm nhận định rằng việc bà Nhồng, ông Triệu (cha mẹ nguyên đơn, bị đơn) lúc còn sống có cho phần đất vườn đối với ông Trần Phi H1 có cạnh ngang 12m, cạnh dài 56m là có thật, tất cả các anh em trong gia đình ai cũng xác nhận. Tuy nhiên, sau đó bà Nhồng, ông Triệu lại thay đổi ý định, không cho ông Trần Phi H1 phần đất vườn có cạnh ngang 12m x dài 56m, lúc này một lần nữa các anh chị em trong nhà đều biết và xác nhận việc thay đổi ý định này, có 05 người làm chứng, nhưng án sơ thẩm bỏ qua.

Tại phiên tòa phúc thẩm: Người đại diện cho ông Trần Quốc H2 là ông Hồ Vũ P2 và ông Trần Quốc H2 xác định kháng cáo toàn bộ Bản án sơ thẩm. Đồng thời, có yêu cầu giám định chữ ký của cụ Trần Văn Triệu trong tờ di chúc ngày 24-02-2005.

Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho ông Trần Phi H1 là Luật sư Nguyễn Văn Truyền, ông Trần Phi H1, ông Quách Phú T4 người đại diện cho ông Trần Phi H1: Đề nghị không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Trần Quốc H2, giữ nguyên Bản án sơ thẩm.

Đi diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau tham gia phiên tòa phát biểu: Về tố tụng, Thẩm phán, Hội đồng xét xử tiến hành đúng theo quy định của pháp luật tố tụng và các đương sự cũng chấp hành đúng với quyền và nghĩa vụ của các đương sự được pháp luật quy định. Về nội dung, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm: Căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự; tuyên xử không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Trần Quốc H2; giữ nguyên Bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, xét kháng cáo của ông Trần Quốc H2. Hội đồng xét xử thấy rằng:

[1] Về tố tụng: Tòa sơ thẩm đã thụ lý đúng thẩm quyền và giải quyết đúng quan hệ pháp luật tranh chấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Đương sự có mặt tại phiên toà ngày 27/4/2020, nhưng nay vắng mặt (Bà H3, bà A, bà H5, bà N), Hội đồng xét xử tiến hành xét xử theo quy định tại Điều 259 Bộ luật tố tụng dân sự.

[2] Về nội dung tranh chấp: Nguyên đơn (ông Phi H1 ) yêu cầu bị đơn giao trả lại phần đất do cha mẹ đã cho khoảng năm 1990 (khi cho bằng miệng, chưa lập thủ tục sang tên), đất có chiều ngang 12m, chiều dài 56m, tọa lạc tại ấp 6, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau. Bị đơn (ông Quốc Hùng) cho rằng phần đất ông Phi H1 kiện đòi, trước đây cha mẹ có hứa cho ông Phi H1 , nhưng do nguyên đơn không ở với cha mẹ, nên cha mẹ đã thay đổi ý kiến lấy lại phần đất nêu trên. Sau khi mẹ (bà Châu Thị Nhồng) chết năm 2002, cha là ông Trần Văn Triệu đã lập di chúc để lại đất cho ông Quốc H2(Tờ di chúc ngày 24/02/2005). Từ đó, ông Quốc H2 không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của ông Phi H1. Đối với ông Phi H1 thì không thống nhất và cho rằng không có Tờ di chúc ngày 24/02/2005 (Bút lục số 07, 08).

[3] Về nguồn gốc phần đất tranh chấp: Vào khoảng năm 1990, cụ Triệu, cụ Nhòng có chia đất (chia miệng) cho các con là thực tế đã xảy ra, cụ thể là: Đất làm vuông chia 05 người con trai, mỗi người 10 công, còn lại 10 công cụ Triệu để lại dưỡng già; 01 phần đất vườn đã chia cho ông Trần Việt H6 và ông Trần Quốc T1, mỗi người ngang 10,5m, chiều dài 105m (phần đất này không tranh chấp, những người được cho đã xác lập thủ tục và được cấp Giấy CNQSDĐ). Phần đất vườn còn lại ngang 36m, chiều dài 56m,chia ra 03 phần, mỗi phần có chiều ngang 12m, chiều dài 56m: ông Trần Phi H1 01 phần, ông Trần Quốc H2 01 phần; còn lại 01 phần ông Trần Văn Triệu để lại dưỡng già, có căn nhà của vợ chồng cụ Triệu (Hiện phần đất vườn ngang 36m x 56m vẫn còn đứng tên cụ Trần Văn Triệu trong Giấy CNQSDĐ).

[4] Quá trình sử dụng đất tranh chấp: Sau khi chia đất thì ông Phi H1 về sống chung nhà với vợ chồng ông Triệu (trên 02 phần đất 24m x 56m). Đối với ông Quốc H2đã nhận đất từ khi chia (nay ông Trần Quốc H2 đã hoán đổi đất với người khác, nhưng chưa xác lập thủ tục). Đến năm 2002 bà Nhồng mất, ông Trần Phi H1 được gia đình thống nhất cho dọn ra ở riêng tại phần đất ruộng được cha mẹ cho (không có tranh chấp), lúc này ông Trần Quốc H2 dọn về sống chung và chăm sóc cụ Triệu. Đến ngày 24/02/2005 xuất hiện Tờ di chúc, thể hiện cụ Triệu lập di chúc phần đất nêu trên cho ông Quốc Hùng, ông Quốc H2sử dụng phần đất đến năm 2018 thì phát sinh tranh chấp với ông Phi H1.

[5] Do ông Phi H1 không thống nhất có Tờ di chúc, nên từ cấp sơ thẩm ông Phi H1 có yêu cầu giám định chữ ký trong Tờ di chúc nêu trên, nhưng từ cấp sơ thẩm, phía bị đơn đã không cung cấp bản gốc của Tờ di chúc để cho Toà án tiến hành giám định, đến cấp phúc thẩm bị đơn kháng cáo và xuất trình bản gốc di chúc ngày 24/02/2005 và có yêu cầu giám định chữ ký của cụ Triệu trong di chúc. Xét thấy, trong vụ án này nguyên đơn đòi bị đơn trả lại đất, nguyên đơn cho rằng đất này nguyên đơn đã được tặng cho xong (nhưng chưa thực hiện thủ tục sang tên); còn bị đơn cho rằng đất nguyên đơn đòi thì bị đơn đã được thừa kế hợp pháp theo di chúc, và đã sử dụng ổn định từ năm 2002, có xây rào, trồng cây, cha mẹ chết cũng đã chôn chết đất này (nguyên đơn không ngăn cản), nên không đồng ý đối với yêu cầu của nguyên đơn. Tuy nhiên, trong vụ án này, do bị đơn không có yêu cầu phản tố công nhận Tờ di chúc nêu trên, nên việc đặt ra giám định chữ ký trong Tờ di chúc này cũng không thể giải quyết toàn diện, khách quan được vụ án, nên xét thấy không nhất thiết phải giám định chữ ký của cụ Triệu trong Tờ di chúc này. Hơn nữa, đối với phần đất ngang 36m x 56m nguyên đơn và bị đơn xác định được cho miệng (trong đó có diện tích đang tranh chấp là 669,1m2), thì cụ Triệu vẫn còn đứng tên trong Giấy CNQSDĐ năm 1996 (Bút lục số 105), như vậy cần xác định trong phần đất nguyên đơn kiện đòi, hiện vẫn còn là di sản của cụ Triệu, cụ Nhồng để lại và chưa chia thừa kế. Lẽ ra, án sơ thẩm cần bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, vì nguyên đơn kiện đòi tài sản nhưng không có chứng cứ chứng minh đất là của nguyên đơn, và đất tranh chấp còn là di sản thừa kế chưa chia. Quá trình giải quyết vụ án, các bà A, bà C, bà H5, bà D1, bà N cũng có trình bày có nguyện vọng chia thừa kế đối với phần di sản của cụ Triệu, cụ Nhòng để lại (nhưng chưa nộp đơn). Chính vì vậy, sau khi bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, nếu hàng thừa kế thứ nhất của cụ Triệu, cụ Nhồng không tự thoả thuận được việc phân chia di sản, thì đều có quyền nộp đơn yêu cầu chia di sản của của Triệu, cụ Nhòng để lại theo quy định chung của pháp luật.

[6] Từ phân tích trên, không có căn cứ chấp nhận kháng cáo đòi huỷ án sơ thẩm của bị đơn. Do bị đơn kháng cáo toàn bộ Bản án sơ thẩm, nên có căn cứ chấp nhận một phần là sửa Bản án sơ thẩm, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với bị đơn là phù hợp.

[7] Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau đề nghị bác kháng cáo của bị đơn và giữ nguyên Bản án sơ thẩm là chưa phù hợp.

[8] Về chi phí tố tụng: Do không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, nên nguyên đơn phải chịu chi phí tố tụng là 7.573.000 đồng (đã dự nộp xong).

[9] Về án phí dân sự:

- Án phí sơ thẩm: Ông Trần Phi H1 phải chịu 300.000 đồng, đã dự nộp 935.000 đồng, được đối trừ và nhận lại 635.000 đồng.

- Án phí phúc thẩm: Ông Trần Quốc H2 không phải chịu, đã dự nộp 300.000 đồng được hoàn lại.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.

Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo ông Trần Quốc H2.

Sửa Bản án dân sự sơ thẩm số: 225/2019/DS-ST ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

Tuyên xử:

1. Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Trần Phi H1 đối với ông Trần Quốc H2 và bà Huỳnh Thị H3 đòi lại phần đất có diện tích 669.1m2 (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp ngày 10/8/1996 đứng tên Trần Văn Triệu), đất tọa lạc tại Tân Thành, thị xã Cà Mau, tỉnh Minh Hải (nay là ấp 6, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau); kèm theo Bản trích đo hiện trạng ngày 30/8/2019 của Trung tâm Kỹ thuật, Công nghệ, Quan trắc, Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Cà Mau, có tứ cận: Ngang 12m mặt tiền giáp lộ xi măng, Ngang 12m mặt hậu giáp phần đất của ông Lê Văn Bộ; Dài một cạnh 55,26m giáp phần đất Tăng Hồng Quân, Dài một cạnh 56,63m giáp phần đất còn lại ông Trần Quốc H2 đang quản lý.

2. Chi phí tố tụng: Ông Trần Phi H1 phải chịu chi phí tố tụng theo luật định là 7.573.000 đồng (đã dự nộp xong).

3. Về án phí:

- Án phí sơ thẩm: Ông Trần Phi H1 phải chịu 300.000 đồng, ông Phi H1 đã dự nộp tạm ứng số tiền 935.000 đồng theo biên lai thu số 0000236 ngày 05/6/2019 tại Chi cục thi hành án dân sự thành phố Cà Mau, được đối trừ và nhận lại 635.000 đồng.

- Án phí phúc thẩm: Ông Trần Quốc H2 không phải chịu, Ông Quốc H2đã dự nộp tạm ứng số tiền 300.000 đồng theo biên lai thu số 0001178 ngày 18/12/2019 tại Chi cục thi hành án dân sự thành phố Cà Mau được nhận lại.

Trường hợp bản án được thi hành theo Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án, hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo qui định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b, 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo qui định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự..

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

435
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 113/2020/DS-PT ngày 27/05/2020 về tranh chấp đòi lại tài sản

Số hiệu:113/2020/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Cà Mau
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 27/05/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về