Bản án 11/2020/DS-PT ngày 10/06/2020 về tranh chấp quyền quản lý di sản thừa kế

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

BẢN ÁN 11/2020/DS-PT NGÀY 10/06/2020 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN QUẢN LÝ DI SẢN THỪA KẾ

Ngày 10 tháng 6 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 24/TLDS-PT ngày 16 tháng 01 năm 2020 về việc tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số 23/2019/DS-ST ngày 12/11/2019 của Tòa án nhân dân huyện M bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 23/2020/QĐ-PT ngày 02 tháng 03 năm 2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La; giữa các Đ sự:

Nguyên đơn: Anh Phạm Tiến H;Địa chỉ: Tiểu khu C, thị trấn Nông trường M, huyện M, tỉnh Sơn La; có mặt.

Bị đơn: Anh Phạm Tiến N;Địa chỉ: Tiểu khu C, thị trấn Nông trường M, huyện M, tỉnh Sơn La; có mặt.

Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị đơn: Bà Dương Thị H; Luật sư thuộc Công ty Luật Quốc tế BA – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; có mặt.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Ông Phạm Tiến T; Địa chỉ: Tiểu khu C, thị trấn Nông trường M, huyện M, tỉnh Sơn La.Hiện đang chấp hành án tại: Trại giam Y, huyện P tỉnh Sơn La; vắng mặt.

Bà Phạm Thị H; địa chỉ: Tiểu khu C, TTNT M, huyện M, tỉnh Sơn La; có mặt.

Bà Phạm Thị L; địa chỉ: Tiểu khu 40, thị trấn nông trường M, huyện M, tỉnh Sơn La;

Bà Phạm Thị N; địa chỉ: Thôn M, xã T, huyện Ch, thành phố Hà Nội; Bà Phạm Thị Nh; địa chỉ; Số nhà 19, ngõ 34A, đường L, quận H, thành phố Hà Nội;

Bà Phạm Thị H; địa chỉ: Thôn T, xóm 5, xã T, huyện T, tỉnh Thái Bình.

Đều xin xét xử vắng mặt và có văn bản ủy quyền cho nguyên đơn anh Phạm Tiến H có mặt tại phiên tòa.

Người kháng cáo: Bị đơn anh Phạm Tiến N.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo nội dung đơn khởi kiện, lời khai tại phiên tòa và các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, Nguyên đơn anh Phạm Tiến H trình bày:

Gia anh và anh Phạm Tiến T, cháu Phạm Tiến N có họ hàng với nhau, anh Thiện là anh trai ruột của anh H và cháu N là con trai của anh Phạm Tiến T. Trước đây anh Phạm Tiến T có vợ là chị Dương Thị Hường nhưng hai anh chị đã ly hôn từ năm 1997.

Nguyên nhân khởi kiện đòi lại nhà đất của bố mẹ, cũng như nguyên nhân khởi kiện cháu N đến Tòa án với nội dung như sau:

Bố đẻ anh là Phạm Tiến Đ, mẹ đẻ anh là Đoàn Thị T, bố mẹ anh sinh được 07 anh chị em gồm bà Phạm Thị L, sinh năm 1940, bà Phạm Thị N, sinh năm 1944, bà Phạm Thị Nh, sinh năm 1949, bà Phạm Thị H, sinh năm 1954, bà Phạm Thị H sinh năm 1956, Phạm Tiến T, sinh năm 1959 và anh là Phạm Tiến H, sinh năm 1963, khi bố mẹ anh còn sống bố mẹ anh có một ngôi nhà gỗ 04 gian lợp ngói nằm trên diện tích đất 311m2 (Đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà Đoàn Thị T).

Đến năm 1994 ông Phạm Tiến Đ chết, đến năm 2012 bà Đoàn Thị T chết. Khi chết bố, mẹ anh không để lại di chúc giao cho con cái nào trong gia đình được sử dụng, quản lý ngôi nhà và diện tích đất nói trên, do đó ngôi nhà và diện tích đất trên để nguyên không có ai quản lý vì các anh chị đã đi xây dựng gia đình hết không có ai ở trông nom ngôi nhà đó, bản thân anh H và anh Thiện đều phải đi chấp hành án nên ngôi nhà không có ai trông coi quản lý đã xuống cấp trầm trọng, nay anh H đã đi chấp hành án xong trở về, bản thân anh cũng đã có nhà ở không liên quan đến nhà của bố mẹ anh, còn anh Thiện vẫn đang chấp hành án nên nguyện vọng của các anh chị em trong nhà là giao cho anh H tu sửa lại ngôi nhà và quản lý đất đai của bố mẹ để lại để làm nơi thờ cúng bố mẹ chứ không phân chia, tuy nhiên khi anh có ý định sửa thì cháu N cản trở không cho xuất trình một giấy ủy quyền của anh Thiện có nội dung là ủy quyền cho cháu N trông coi ngôi nhà đến khi anh Thiện chấp hành án trở về.

Với những lý do trên, anh H đề nghị Tòa án giải quyết buộc cháu N và anh Thiện không được cản trở việc anh tu sửa ngôi nhà, cháu N không được xâm phạm đến tài sản của bố, mẹ anh, bàn giao lại nhà và đất của bố mẹ anh để lại cho anh tu sửa trông coi, quản lý để làm nơi thờ cúng bố mẹ anh.

Theo Bản tự khai, trình bày tại phiên tòa và các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, Bị đơnanh Phạm Tiến N trình bày:

Anh không tự xâm chiếm nhà cửa của ông bà nội anh là ông Đ và bà T mà do bố anh có viết giấy ủy quyền cho anh trông coi quản lý vì bố anh đang đi chấp hành án.

Tuy bố mẹ anh đã ly hôn nhưng do không có ai hương khói cho ông bà ngày giỗ nên bố anh đã bàn bạc với các bác trong gia đình mang bát hương của ông Đ bà T về nhà mẹ anh và anh đang ở để thờ cúng, các bác đã đồng ý và từ đó mỗi lần giỗ là lại làm tại nhà anh. Xuất phát từ việc đó mà bố anh là Phạm Tiến T có giấy ủy quyền giao cho anh trông coi, chăm sóc cây cối, quản lý ngôi nhà. Kể từ đó đến nay, anh vẫn thực hiện đúng việc bố anh ủy quyền.

Hiện nay anh sinh sống cùng với mẹ anh, anh chỉ thực hiện việc ủy quyền của bố anh là trông coi quản lý, chờ bố anh chấp hành án về còn bản thân anh cũng không có tranh chấp tranh dành gì ngôi nhà và đất để ở cho bản thân anh.

Theo các văn bản ghi ý kiến và các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, Người có quyền, nghĩa vụ liên quan ông Phạm Tiến T trình bày:

Anh là anh trai của anh Phạm Tiến H, bố mẹ anh là ông Phạm Tiến Đ, mẹ là Đoàn Thị T, bố mẹ anh chết đi để lại một ngôi nhà và đất, cây cối ăn quả, khi chết ông bà không để lại di chúc. Anh là con trai trưởng trong gia đình nên anh có trách N hương khói cho ông bà.

Trong lúc anh đi chấp hành án, anh có ủy quyền cho con trai là Phạm Tiến N trông coi ngôi nhà và đất của ông bà. Nay anh H và anh chị em trong nhà có nguyện vọng giao cho anh H tu sửa quản lý anh không nhất trí đề nghị Tòa án xem xét giao cho cháu Phạm Tiến N quản lý.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 23/2019/DS-ST ngày 12/11/2019 của Tòa án nhân dân huyện M đã quyết định: Căn cứ vào khoản 1 Điều 228 của Bộ luật tố tụng dân sự; các Điều 166, 169, 181, 207, 208, 209, 212, 217, 218 Bộ luật dân sự năm 2015; khoản 9 Điều 6 Luật Nhà ở:

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Phạm Tiến H.

Xử tạm giao cho anh Phạm Tiến H quản lý tài sản của ông Phạm Tiến Đ và bà Đoàn Thị T gồm nhà, đất và tài sản trên đất, anh H có trách N sửa chữa những phần ngôi nhà bị hư hỏng, nghiêm cấm việc anh Phạm Tiến H không được tự ý phá dỡ xây mới ngôi nhà khi chưa có sự đồng ý của các chị em trong gia đình.

Được quyền quản lý nhà, tài sản trên đất và diện tích đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà Đoàn Thị T số 0010/QSDĐ/323/QĐUB do UBND huyện M cấp ngày 02/4/2004.

Trong quá trình được tạm giao quản lý nhà, đất của ông Phạm Tiến Đ, bà Đoàn Thị T, anh Phạm Tiến H không được sử dụng sai mục đích như cho thuê, cho mượn hoặc tự ý thực hiện các giao dịch như mua bán, chuyển nhượng khối tài sản của ông Đ, bà N cho người khác. Khối tài sản của ông Phạm Tiến Đ và bà Đoàn Thị N gồm đất và tài sản trên đất tại Tiểu khu C, thị trấn nông trường M, huyện M, tỉnh Sơn La.

2. Buộc anh Phạm Tiến N có trách N bàn giao lại cho anh Phạm Tiến H toàn bộ nhà và đất của ông Phạm Tiến Đ và bà Đoàn Thị T đang quản lý cho anh Phạm Tiến H. Nghiêm cấm anh Phạm Tiến N có hành vi cản trở anh Phạm Tiến H trong quá trình sửa chữa ngôi nhà , phá hủy tài sản của ông Phạm Tiến Đ và bà Đoàn Thị T, tự ý xâm phạm vào nhà, đất của ông Phạm Tiên Đ và bà Đoàn Thị T khi chưa có sự đồng ý của anh Phạm Tiến H trong thời gian anh Phạm Tiến H được tạm giao quản lý ngôi nhà của ông Đ, bà T.

Ngoài ra, Bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo cho các Đ sự.

Do không nhất trí với Bản án sơ thẩm, ngày 20 tháng 11 năm 2019 bị đơn anh Phạm Tiến N có đơn kháng cáo, không nhất trí với bản án sơ thẩm do xác định sai quan hệ pháp luật, phải là Tranh chấp về chia di sản thừa kế; nguyên đơn anh Phạm Tiến H không có quyền khởi kiện; anh N nhận trông coi tài sản của ông Đ bà T thông qua ủy quyền của bố đẻ là ông Phạm Tiến T nên đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét, để anh N tiếp tục trông coi tài sản cho đến khi ông Thiện chấp hành án trở về.

* Tại phiên tòa phúc thẩm:

Nguyên đơn anh Phạm Tiến H không nhất trí kháng cáo của bị đơn anh Phạm Tiến N, đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Bị đơn anh Phạm Tiến N và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp luật sư Dương Thị Hương giữ nguyên nội dung kháng cáo, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét hủy bản án sơ thẩm hoặc sửa bản án sơ thẩm theo hướngbác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn anh Phạm Tiến H; để anh Phạm Tiến N được tiếp tục trông coi, quản lý di sản cho đến khi ông Phạm Tiến T chấp hành án trở về.

* Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến như sau: Về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Thư ký, Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng tuân thủ đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Về nội dung vụ án: Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, phần trình bày của các Đ sự tại phiên tòa, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn anh Phạm Tiến N, sửa bản án sơ thẩm về phần quan hệ pháp luật; không chấp nhận kháng cáo của anh N về việc nhận trông coi, quản lý di sản thừa kế của ông Phạm Tiến Đ và bà Đoàn Thị T.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

* Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà, xem xét nội dung kháng cáo và ý kiến trình bày của các Đ sự tại phiên toà. Tòa án nhận định như sau:

[1] Về quan hệ pháp luật: Bố mẹ của Nguyên đơn Phạm Tiến H là ông Phạm Tiến Đ, bà Đoàn Thị T khi còn sống có tạo dựng được một khối tài sản gồm diện tích 311m2 đất và 01 ngôi nhà gỗ 4 gian; diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà Đoàn Thị T tại Tiểu khu C, thị trấn nông trường M, huyện M, tỉnh Sơn La.

Năm 1994, ông Đ chết, đến năm 2012 bà T chết; cả hai ông bà đều không để lại di chúc đối với khối di sản thừa kế nêu trên và không giao quyền quản lý di sản thừa kế cho ai. Các thành viên trong gia đình thay nhau trông coi, quản lý khối di sản của ông Đ, bà T.

Khi anh H được sự ủy quyền của các chị em trong gia đình, đãtiến hành sửa chữa, tôn tạo lại ngôi nhà trên đất; thì bị đơn anh Phạm Tiến N là cháu của ông Đ, bà T ngăn cản, không cho làm với lý do; trước khi đi chấp hành án, anh N đã được bố đẻ là ông Phạm Tiến T giao cho quản lý khối di sản của ông bà Đ T, nên anh N có trách N trông coi, quản lý khối di sản này.

Cả anh H và anh N đều không có yêu cầu chia di sản thừa kế của ông bà Đ, T; mà chỉ tranh chấp về quyền quản lý khối di sản của ông bà. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm xác định quan hệ pháp luật là Tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là chưa chính xác; cần xác định quan hệ pháp luật là “Tranh chấp quyền quản lý di sản thừa kế” để đảm bảo giải quyết đúng nội dung tranh chấp của các bên.

Ông Đ chết năm 1994, bà T chết năm 2012; tính đến thời điểm anh H khởi kiện ra Tòa án (ngày 15/8/2019) vẫn chưa hết thời H khởi kiện liên quan đến di sản thừa kế của ông bà. Do đó, anh H vẫn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết về tranh chấp quyền quản lý di sản thừa kế của ông Đ, bà T.

[2] Về những người tham gia tố tụng Đối tượng tranh chấp quyền quản lý di sản thừa kế giữa anh Phạm Tiến H và anh Phạm Tiến Nlà khối di sản của ông Đ, bà T. Liên quan đến khối di sản này, ngoài ông Phạm Tiến T, còn có các bà Phạm Thị L, Phạm Thị N, Phạm Thị Nh, Phạm Thị H, Phạm Thị H đều là con gái của ông Đ, bà T cũng có quyền được quản lý khối di sản thừa kế. Tòa án cấp sơ thẩm không đưa những người này vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền, nghĩa vụ liên quan là thiếu sót.

Tuy nhiên, qua xác minh với các bà Liền, Nhi, Nhường, Hoài, Hài đều xác nhận, đã ủy quyền toàn bộ cho anh H giải quyết vụ án tại Tòa án; nhất trí với việc giao di sản thừa kế cho anh H trông coi, quản lý; việc Tòa án cấp sơ thẩm không đưa các bà vào tham gia tố tụng, các bà không có ý kiến gì, không bị ảnh hưởng vì quyền và lợi ích của các bà đã đồng nhất với anh H; đồng thời xin vắng mặt trong các buổi xét xử của Tòa án cấp phúc thẩm. Do đó, xét thấy thiếu sót nêu trên của Tòa án cấp sơ thẩm chưa đến mức vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và đã được Tòa án cấp phúc thẩm khắc phục.

[3] Về nội dung kháng cáo

[3.1] Về việc xác định quan hệ pháp luật là “Tranh chấp di sản thừa kế”: Theo nội dung đơn khởi kiện của anh Phạm Tiến H, anh được các đồng thừa kế bao gồm các bà Liền, Nhi, Nhường, Hoài, Hài đồng ý ủy quyền cho anh, đứng ra trông coi, quản lý, sửa chữa và tôn tạo lại đất, tài sản trên đất tại Tiểu khu C, thị trấn nông trường M, huyện M, tỉnh Sơn La. Toàn bộ nhà và đất là di sản thừa kế do bố mẹ anh để lại.

Cháu N là con trai của anh Phạm Tiến T đã ngăn cản, không cho anh H tiến hành việc tôn tạo, tu sửa lại di sản thừa kế. Do đó, anh H đã khởi kiện ra Tòa án, yêu cầu giải quyết về tranh chấp quyền quản lý di sản thừa kế; không yêu cầu Tòa án giải quyết về chia di sản thừa kế.

Người có quyền, nghĩa vụ liên quan ông Phạm Tiến T là một trong các đồng thừa kế cũng không có yêu cầu độc lập về chia di sản thừa kế. Do đó, yêu cầu kháng cáo của anh N đề nghị xác định quan hệ pháp luật của vụ án là “Tranh chấp di sản thừa kế” là không có căn cứ chấp nhận.

[3.2] Về quyền khởi kiện của anh Phạm Tiến H:

Theo hồ sơ vụ án và tại phiên tòa, các Đ sự đều thừa nhận anh Phạm Tiến H thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Đ, bà T; ông Đ chết năm 1994, bà T chết năm 2012 không để lại di chúc; anh H có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo quy định tại Điều 636 của Bộ luật Dân sự 2005, trong đó có quyền quản lý di sản thừa kế theo quy định tại các Điều 638, 640 của Bộ luật Dân sự 2005(nay được quy định tại các Điều 614 và các Điều 616, 618 Bộ luật dân sự năm 2015).

Anh Phạm Tiến N cho rằng, anh được giao quản lý khối di sản của ông Đ, bà T nên đã có hành vi ngăn cản việc quản lý di sản thừa kế của anh Phạm Tiến H. Theo quy định của pháp luật, anh H có quyền khởi kiệnghĩa vụ án về tranh chấp quyền quản lý di sản thừa kế để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, không có cơ sở chấp nhận kháng cáo của anh N về nội dung này.

[3.3] Về việc ông Phạm Tiến T ủy quyền cho anh Phạm Tiến N trông coi, quản lý di sản của ông Đ, bà T:

Năm 2012, sau khi bà T chết, ông Thiện là người đang trực tiếp sinh sống tại nhà và đất, tiếp tục quản lý di sản của ông bà Đ T. Khi ông Thiện đi chấp hành án, có giao lại cho anh N trông coi di sản của ông bà. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 616 của Bộ luật Dân sự 2015 thì “Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra”. Ông Đ bà T chết, không để lại di chúc; việc quản lý di sản của ông Thiện không có sự nhất trí bằng văn bản của các đồng thừa kế. Do đó, ông Thiện không có quyền giao lại cho con trai là Phạm Tiến N trông coi, sử dụng di sản của ông bà Đ T.

Giấy ủy quyền cho con trai Phạm Tiến N đề ngày 15/8/2013 của ông Phạm Tiến T không có giá trị pháp lý; không phải là cơ sở để phát sinh quyền quản lý di sản của anh Phạm Tiến N đối với di sản của ông bà Đ T.

[3.4] Về quyền quản lý di sản thừa kế của ông Đ, bà T: Kể từ thời điểm năm 2013, khi anh Thiện đi chấp hành án; anh N có qua lại trông coi, nhưng không ở trực tiếp tại nhà và đất của ông bà Đ, T mà ở một vị trí đất khác. Ngoài ra, còn có bà Phạm Thị H (con gái của ông Đ bà T) ở liền kề và trông coi khối di sản này. Do đó, xác định từ năm 2012 đến nay, di sản của ông Đ, bà T chưa giao cho ai quản lý.

Qúa trình giải quyết vụ án, ngoài ông Thiện; những người còn lại ở hàng thừa kế thứ nhất đều nhất trí giao cho anh Phạm Tiến H quản lý khối di sản của ông Đ, bà T. Xét thấy, các ông bà H, Liền, Nhi, Nhường, Hoài, Hài đều có đủ năng lực hành vi dân sự; quyết định dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện; không bị lừa dối, ép buộc; không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội. Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm giao quyền quản lý di sản cho anh Phạm Tiến H là phù hợp.

Từ những phân tích, nhận định nêu trên; xét thấy,có cơ sở chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn anh Phạm Tiến N; sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 23/2019/DS-ST ngày 12/11/2019 của Tòa án nhân dân huyện Mvề việc xác định quan hệ pháp luật và đưa bổ sung những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng; không chấp nhận kháng cáo của anh N về việc bác quyền khởi kiện và quyền quản lý di sản thừa kế của anh Phạm Tiến H.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có H lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

[4] Về án phíAnh Phạm Tiến N không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm do một phần yêu cầu kháng cáo được chấp nhận.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 308, Điều 309; khoản 2 Điều 148 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015; khoản 2 Điều 29 của Nghị quyết số 326/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của UBTVQH về định mức thu, miễn giảm, thu nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

* Tuyên xử: Chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn anh Phạm Tiến N; sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 23/2019/DS-ST ngày 12/11/2019 của Tòa án nhân dân huyện M như sau:

1. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp giữa nguyên đơn Phạm Tiến H và bị đơn Phạm Tiến N là: “Tranh chấp quyền quản lý di sản thừa kế”.

2. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Phạm Tiến H. Giao cho anh Phạm Tiến H được quyền quản lý di sản thừa kế của ông Phạm Tiến Đ và bà Đoàn Thị T gồm nhà, đất và tài sản trên đất mang tên bà Đoàn Thị T số 0010/QSDĐ/323/QĐUB do UBND huyện M cấp ngày 02/4/2004 tại Tiểu khu C, thị trấn nông trường M, huyện M, tỉnh Sơn La. (Có sơ đồ trích đo hiện trạng khu đất kèm theo).

Anh H có các quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản theo quy định tại các Điều 617, Điều 618 của Bộ luật Dân sự 2015 và có quyền yêu cầu C Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền quản lý di sản khi bị người khác xâm phạm theo quy định của pháp luật.

3. Về án phí:

Anh Phạm Tiến N không phải chịu 300.000 đồng tiền án phí dân sự phúc thẩm, được trả lại 300.000 đồng đã nộp theo Biên lai thu số AA/2016/0003509 nộp ngày 20/11/2019 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện M.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm có H lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Tng hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 26 của Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án tại các Điều 6, 7, 7ª, 7b và 9 của Luật thi hành án dân sự; Thời H thi hành án dược thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật thi hành án.”

Bản án dân sự phúc thẩm có H lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (Ngày 10/6/2020).

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1960
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 11/2020/DS-PT ngày 10/06/2020 về tranh chấp quyền quản lý di sản thừa kế

Số hiệu:11/2020/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Sơn La
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 10/06/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về
Anh Phạm Tiến H và anh Phạm Tiến T, cháu Phạm Tiến N có họ hàng với nhau, anh T là anh trai ruột của anh H và cháu N là con trai của anh Phạm Tiến T. Bố mẹ của Nguyên đơn Phạm Tiến H là ông Phạm Tiến Đ, bà Đoàn Thị T sinh được 07 người con, khi còn sống có tạo dựng được một khối tài sản gồm diện tích 311m2 đất và 01 ngôi nhà gỗ 4 gian. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà Đoàn Thị T.

Năm 1994, ông Đ chết, đến năm 2012 bà T chết; cả hai ông bà đều không để lại di chúc. Các thành viên trong gia đình thay nhau trông coi, quản lý khối di sản của ông Đ, bà T.

Nay anh H tu sửa lại ngôi nhà và quản lý đất đai của bố mẹ để lại để làm nơi thờ cúng bố mẹ chứ không phân chia, tuy nhiên khi anh có ý định sửa thì cháu N cản trở. Anh H đề nghị Tòa án giải quyết buộc cháu N và anh T không được cản trở việc anh tu sửa ngôi nhà, cháu N không được xâm phạm đến tài sản của bố, mẹ anh.

Tòa án đã Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Phạm Tiến H. Giao cho anh Phạm Tiến H được quyền quản lý di sản thừa kế của ông Phạm Tiến Đ và bà Đoàn Thị T. Anh H có các quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản theo quy định tại các Điều 617, Điều 618 của Bộ luật Dân sự 2015.