Bản án 07/2021/HS-ST ngày 05/02/2021 về tội vi phạm quy định khai thác bảo vệ rừng và lâm sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN N, TỈNH KON TUM

BẢN ÁN 07/2021/HS-ST NGÀY 05/02/2021 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH KHAI THÁC BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN

Ngày 05 tháng 02 năm 2021 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện N, tỉnh Kon Tum xét xử công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số 09/2021/TLST – HS ngày 18-01-2021, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 05/2021/QĐXXST-HS ngày 22-01-2021 đối với các bị cáo:

1. A Q: Tên gọi khác: Không; Sinh ngày 28/8/1993; Nơi sinh: Kon Tum; Nơi cư trú: Thôn Đ, xã Đ, huyện N, tỉnh Kon Tum; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ văn hóa: 09/12; Dân tộc: Xơ Đăng; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Thiên chúa giáo; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông A Th và bà Y H, Có vợ là Y L, sinh năm 1993 và 01 con sinh năm 2016; Anh em ruột có 05 người, bị cáo là con thứ hai trong gia đình; Tiền sự: Không; Tiền án: Không; ị cáo ị bắt tạm giam từ ngày 17/12/2020 đến nay, có mặt.

2. A K: Tên gọi khác: Không; Sinh ngày 25/8/1992; Nơi sinh: Kon Tum; Nơi cư trú: Thôn Đ, xã Đ, huyện N, tỉnh Kon Tum; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ văn hóa: 05/12; Dân tộc: Xơ Đăng; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Thiên chúa giáo; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông A Đ và à Y Ph (đã chết); Có vợ là Y L, sinh năm 1995 và 02 con, lớn sinh năm 2014, nhỏ sinh năm 2019; Anh em ruột có 06 người, bị cáo là con thứ tư trong gia đình; Tiền sự: Không; Tiền án: Không; ị cáo ị bắt tạm giam từ ngày 17/12/2020 đến nay, có mặt.

3. K Đ: Tên gọi khác: Không; Sinh ngày 08/3/1995; Nơi sinh: Kon Tum; Nơi cư trú: Thôn Đ, xã Đ, huyện N, tỉnh Kon Tum; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ văn hóa: 10/12; Dân tộc: Triêng; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông K Th và bà Y B; Có vợ là Y L, sinh năm 1998 và 02 con, lớn sinh năm 2017, nhỏ sinh năm 2019; Anh em ruột có 05 người, bị cáo là con thứ tư trong gia đình; Tiền sự: Không; Tiền án: Không; ị cáo ị bắt tạm giam từ ngày 17/12/2020 đến nay, có mặt.

4. A T: Tên gọi khác: Không; Sinh ngày 12/4/2001; Nơi sinh: Kon Tum; Nơi cư trú: Thôn Đ, xã Đ, huyện N, tỉnh Kon Tum; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ văn hóa: 09/12; Dân tộc: Xơ Đăng; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Thiên chúa giáo; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông A Đ và à Y L; ị cáo chưa có vợ con; Anh em ruột có 06 người, bị cáo là con thứ tư trong gia đình; Tiền sự: Không; Tiền án: Không:

ị cáo ị bắt tạm giam từ ngày 17/12/2020 đến nay, có mặt.

5. A H: Tên gọi khác: Không; Sinh ngày 06/02/2003; Nơi sinh: Kon Tum; Nơi cư trú: Thôn Đ, xã Đ, huyện N, tỉnh Kon Tum; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ văn hóa: 09/12; Dân tộc: Xơ Đăng; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Thiên chúa giáo; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông A Ph và bà Y Th; Chị em ruột có 06 người, bị cáo là con thứ hai trong gia đình; Tiền sự: Không; Tiền án: Không; ị cáo ị áp dụng Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, có mặt.

Người đại diện cho A H là ông A Ph (bố đẻ); Nơi cư trú: Thôn Đ, xã Đ, huyện N, tỉnh Kon Tum, có mặt.

Người bào chữa cho các bị cáo A Q, A K, K Đ, A T, A H:

à Đặng Thị K – Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Kon Tum, có mặt.

Nguyên đơn dân sự: Ủy ban nhân dân (UBND) huyện N, tỉnh Kon Tum; người đại diện theo ủy quyền: Ông Đặng Thành K - Cán bộ Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện N; Địa chỉ: Thôn S, thị trấn P, huyện N, tỉnh Kon Tum, có mặt.

Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- U ND xã Đ, huyện N, tỉnh Kon Tum; người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Ngọc Th – Chủ tịch U ND xã Đ, có mặt.

- Ông A H, sinh năm 1987; nơi cư trú: Thôn Đ, xã Đ, huyện N, tỉnh Kon Tum, có mặt.

- Ông A Th, sinh năm 1980; nơi cư trú: Thôn Đ, xã Đ, huyện N, tỉnh Kon Tum, có mặt.

- Ông Đinh Trường N, sinh năm 1985; nơi cư trú: Thôn L, xã Đ, huyện N, tỉnh Kon Tum, có mặt.

- Ông Huỳnh Văn T, sinh năm 1988; nơi cư trú: Thôn B, thị trấn P, huyện N, tỉnh Kon Tum; Có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

- Ông A Ph, sinh năm 1979; nơi cư trú: Thôn Đ, xã Đ, huyện N, tỉnh Kon Tum, có mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Vào khoảng tháng 7 năm 2020, A Q khai đang ở nhà thì Đinh Trường N đến nhà nói với Q: “Xem ở làng có ai bán gỗ sao cát thì nói N mua”. Q hỏi giá bao nhiêu thì N nói “3.000.000đ/01m3 gỗ”. Sau đó Q rủ A K, A T, K Đ, A H đi vào lô 8, khoảnh 4, tiểu khu 153, lâm phần do hộ gia đình ông A H quản lý, thuộc địa giới hành chính xã Đ và phát hiện một cây gỗ sao cát nên đã dựng lán ở để khai thác. A Q, A K sử dụng cưa máy thay nhau cắt hạ cây gỗ sao cát, còn T, H, Đ phụ giúp cùng. Khoảng một tuần thì bọn Q đã cưa xẻ cây sao cát được 05 hộp gỗ, mỗi hộp dài từ 2m đến 2,2m, còn kích thước độ dầy tùy theo từng lóng gỗ. Sau đó mỗi người dùng xe mô tô độ chế chở 01 hộp chỗ về tập kết, cất giấu trong bụi tre ở khu vực đồi thông thuộc thôn Đ rồi về nhà nghỉ ngơi. Khoảng 02 đến 03 ngày sau, bọn Q tiếp tục đi đến vị trí cây sao cát xẻ thêm 07 hộp gỗ. Tuy nhiên thời điểm này đang là mùa mưa, đường lầy nên Q gọi điện thoại cho N nói không thể vận chuyển gỗ ra ngoài được. Q biết có một cây gỗ cóc đá nằm ở vị trí bên ngoài dễ khai thác và vận chuyển được ra ngoài nên Q hỏi N có mua gỗ cóc đá không thì N đồng ý mua với giá 2.000.000đ/01m3 gỗ. Sau đó Q rủ cả nhóm đến vị trí một cây gỗ cóc đá tại lô 20, khoảnh 4, tiểu khu 153, lâm phần do hộ gia đình ông A Th quản lý, thuộc địa giới hành chính xã Đ. Tại đây Q và K dùng cưa máy thay nhau cắt hạ cây cóc đá và xẻ thành 05 hộp gỗ, dài từ 2m đến 2,2m, kích thước độ dầy tùy theo từng lóng gỗ. Sau đó mỗi người dùng xe mô tô độ chế chở 01 hộp gỗ về đến khu vực đồi thông thuộc thôn Đ. Q gọi điện cho N áo đã vận chuyển gỗ đến nơi thì được N chỉ dẫn chở gỗ về tập kết tại đường bê tông liên thôn gần khu vực đồi thông. Sau khi chở 05 hộp gỗ cóc đá về tập kết trên đường bê tông thì cả nhóm tiếp tục quay lên chỗ cất giấu 05 hộp gỗ sao cát chở xuống đường bê tông tập kết để bán tất cả số gỗ này cho N. Sau khi tập kết gỗ xong A K, A T, K Đ, A H đi về trước còn Q ở lại chờ N đến để đo và án gỗ. Q đứng chờ khoảng 02 giờ sau thì thấy N điều khiển xe mô tô (không rõ đặc điểm, biển số xe) đến, lúc này N không đo gỗ mà nói với Q đứng chờ người khác đến đo gỗ. Khoảng 15 phút sau đó Huỳnh Văn T điều khiển xe ô tô (không rõ đặc điểm, biển số xe) đến đo và mua hết số gỗ này với giá 6.000.000đ (sáu triệu đồng). Toàn bộ số tiền từ việc bán gỗ trừ chi phí thì cả nhóm đã chia nhau mỗi người được 1.000.000đ (Một triệu đồng).

Tại biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 25/8/2020 của các cơ quan có thẩm quyền xác định ngoài hai cây gỗ sao cát và cóc đá ị chặt phá trên còn 08 cây gỗ khác cũng ị chặt hạ nằm rải rác ở khoảnh 4, tiểu khu 153, gồm các loại gỗ gội nếp, gỗ chò chỉ, gỗ nọng heo, gỗ dổi, gỗ trâm trắng. Đến nay các cơ quan chức năng chưa xác định được đối tượng liên quan đến chặt phá 08 cây gỗ này và đang tiếp tục điều tra để xác định sau.

Tại bản kết luận giám định tư pháp ngày 27/10/2020 và kết luận giám định bổ sung ngày 07/01/2021 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum kết luận: Thứ nhất, cây gỗ ký hiệu G01 là cóc đá, phân hạng gỗ nhóm VII, đường kính gốc chặt 110cm, tổng khối lượng gỗ thiệt hại (quy tròn) là 10,450m3, trong đó khối lượng gỗ còn thu được tại hiện trường 1,368m3, khối lượng gỗ đã mất (đã đưa ra khỏi hiện trường) 9,082m3. Thứ hai, cây gỗ ký hiệu G06 là sao cát, phân hạng gỗ nhóm III, đường kính gốc chặt 98cm, tổng khối lượng gỗ thiệt hại (quy tròn) là 9,982m3, trong đó khối lượng gỗ còn thu được tại hiện trường 3,475m3, khối lượng gỗ đã mất (đã đưa ra khỏi hiện trường) 6,507m3. Tổng khối lượng gỗ của cây sao cát và cóc đá là 20,432m3.

Tại biên bản định giá tài sản số 285/BB-HĐĐG ngày 06/11/2020 của Hội đồng định giá xác định:

Giá trị toàn bộ cây gỗ cóc đá, ký hiệu G01, khối lượng quy tròn được tính: (10,450m3 x 3.600.000đ/01m3 ) = 37.620.000đ (Ba mươi bảy triệu, sáu trăm hai mươi nghìn đồng).

Giá trị số gỗ của cây cóc đá còn lại tại hiện trường: (1,368m3 x 3.600.000đ/01m3) = 4.924.800đ (Bốn triệu, chín trăm hai mươi bốn triệu nghín, tám trăm đồng).

Giá trị toàn bộ cây gỗ sao cát, ký hiệu G06, khối lượng quy tròn được tính: (9,982m3 x 4.300.000đ/01m3 ) = 42.922.600đ (Bốn mươi hai triệu, chín trăm hai mươi hai nghìn, sáu trăm đồng).

Giá trị số gỗ của cây sao cát còn lại tại hiện trường: (3,475m3 x 4.300.000đ/01m3) = 14.942.500đ (Mười bốn triệu, chín trăm bốn mươi hai nghìn, năm trăm đồng).

Tại bản cáo trạng số: 03/CT-VKS ngày 15 tháng 01 năm 2021, Viện kiểm sát nhân dân huyện N đã truy tố A Q, A K, K Đ, A T, A H về tội: “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo điểm b khoản 2 Điều 232 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:

Tại phiên tòa đại diệnViện kiểm sát nhân dân huyện N đề nghị Hội đồng xét xử như sau:

Tách hành vi của Đinh Trường N, Huỳnh Văn T và những người có liên trong việc quản lý, bảo vệ rừng để tiếp tục điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ khi có đủ cơ sở sẽ xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Giữ nguyên cáo trạng truy tố đối với các bị cáo:

Về tình tiết tăng nặng: Áp dụng điểm o khoản 1 Điều 52 của Bộ luật hình sự đối với A Q về xúi giục A H là người chưa thành niên phạm tội.

Về tình tiết giảm nhẹ: Cho các bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ tại điểm b và s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự vì đã ồi thường được toàn bộ thiệt hại và đều thành khẩn khai áo, ăn năn hối cải.

Đề nghị tuyên phạt: A Q từ 30 tháng tù đến 36 tháng tù. A K từ 27 tháng tù đến 30 tháng tù. K Đ và A T mỗi bị cáo từ 24 tháng tù đến 27 tháng tù. A H được áp dụng Điều 54 của Bộ luật hình sự, mức hình phạt từ 21 tháng tù đến 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách từ 42 tháng đến 48 tháng. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với các bị cáo.

Về trách nhiệm dân sự: Giữa nguyên đơn dân sự với các bị cáo đã thỏa thuận được vấn đề bồi thường, các bị cáo đã nộp bồi thường đủ số tiền, đề nghị Hội đồng xét xử ghi nhận việc bồi thường.

Về xử lý vật chứng: Đề nghị tịch thu, tiêu hủy 01 cưa máy và 02 đoạn thước dây là công cụ, phương tiện phạm tội, đến nay không còn giá trị. Đề nghị giao cho UBND huyện N tiếp nhận số gỗ thu tại hiện trường còn lại của cây cóc đá và sao cát để xử lý theo thẩm quyền.

Về án phí: Các bị cáo không phải nộp án phí dân sự do đã thỏa thuận được với nhau trước khi mở phiên tòa. Miễn án phí hình sự cho các bị cáo vì sinh sống ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định pháp luật.

Tại phiên tòa: Các bị cáo A Q, A k, K Đ, A T, A H thừa nhận hành vi phạm tội đúng như cáo trạng Viện kiểm sát đã truy tố. Vào tháng 7/2020 (không nhớ rõ ngày cụ thể) các bị cáo dã sử dụng cưa máy, dao, thước dây để cưa hạ cây gỗ sao cát tại lô 8 và cây gỗ cóc đá tại lô 20 đều thuộc khoảnh 4, tiểu khu 153 thuộc địa giới hành chính xã Đ. Sau khi cưa hạ từng cây gỗ các bị cáo cắt thành lóng dài từ 2m đến 2,2m, xẻ từng hộp (không nhớ kích cỡ cụ thể của từng hộp gỗ) và đã dùng xe độ chế chở 05 hộp gỗ sao cát và 05 hộp gỗ cóc đá ra ngoài tập kết ở đường bê tông thuộc thôn Đ. Sau đó Q là người trực tiếp bán 05 hộp gỗ sao cát và 05 hộp gỗ cóc đá cho Đinh Trường N và Huỳnh Văn T. Việc trao đổi, mua bán giữa Q với Đinh Trường N và Huỳnh Văn T như thế nào thì A K, K Đ, A T, A H không biết. Chỉ nghe Q nói lại án được 06 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí mỗi bị cáo được chia 01 triệu và đã tiêu xài cá nhân hết.

Về trách nhiệm dân sự: Ở giai đoạn điều tra các bị cáo đã góp nộp lại số tiền 6.000.000đ (Sáu triệu đồng) được lợi từ việc bán gỗ. Ngoài ra A Q, A K, K Đ, A T mỗi bị cáo đã nộp bồi thường 17.000.000đ (Mười bảy triệu đồng). A H nộp bồi thường 6.542.600đ (Sáu triệu, năm trăm bốn mươi hai nghìn, sáu trăm đồng). Đề nghị Tòa ghi nhận việc bồi thường giữa UBND huyện N với các bị cáo.

Về nguồn gốc xe độ chế chở gỗ: A Q, A K, K Đ, A T cùng khai đối với người dân làm nương rẫy, vì đường dốc lầy lội, trươn trượt không thể đi xe mô tô thông thường nên đa số các nhà dân đều mua dụng cụ, lắp ráp độ chế thành phương tiện để chở mì, chở phân ón và đi làm đường rừng, không dùng tham gia đường giaothông quốc lộ. Sau khi chở gỗ về thì xe bị hư hỏng nặng không có tiền sửa nên A Q, A K, K Đ, A T đã đem án sắt vụn, không nhớ được người mua. Còn chiếc xe độ do A H sử dụng là của ông A Ph, sau khi chở gỗ H đã đem về trả lại cho ông A Ph.

- Người bào chữa cho các bị cáo ý kiến tại phiên tòa: Tại phiên tòa hôm nay cho thấy hành vi phạm tội của các bị cáo đúng như Viện kiểm sát đã truy tố. Mong Hội đồng xét xử xem xét đến nhân thân, hoàn cảnh gia đình của các bị cáo, đều là người dân tộc thiểu số, sống ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nghèo khó, trình độ hạn chế nên nhận thức và suy nghĩ còn nông nổi. Các bị cáo tuổi đời còn nhỏ, phạm tội nhất thời, các bị cáo đều thành khẩn khai áo, ăn năn hối cải và đã cố gắng bồi thường đầy đủ thiệt hại. Đề nghị Hội đồng xét xử cho các bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ theo các điểm b, s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự. Đề nghị không áp dụng tình tiết tăng nặng đối với A Q về xúi giục người chưa thành niên phạm tội vì Q rủ tham gia là rủ chung cả nhóm nên H thấy vậy cũng chủ động cùng tham gia. Đề nghị áp dụng Điều 90, 91 của Bộ luật hình sự đối với A H phạm tội còn tuổi vị thành niên. Cho các bị cáo được hưởng mức thấp nhất của khung hình phạt. Chỉ phạt A Q 26 tháng tù; A K 24 tháng tù; K Đ, A T, A H mỗi bị cáo 18 tháng tù, riêng A H được áp dụng Điều 65 của Bộ luật hình sự để cho hưởng án treo. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với các bị cáo. Miễn toàn bộ án phí cho các bị cáo.

- Ông Đinh Trường N khai tại phiên tòa: Bác bỏ lời khai của A Q và khẳng định không trao đổi, thỏa thuận và mua bán gỗ đối với A Q.

- Ông Huỳnh Văn T khai tại hồ sơ: ác ỏ lời khai của A Q cho rằng T đã đo kích cỡ gỗ, nhận gỗ, giao số tiền 6.000.000đ (Sáu triệu đồng) cho A Q.

- Đại diện UBND huyện N là ông Đặng Thành K trình ày: Năm 2013 UBND huyện N đã giao đất rừng ở lô 8 cho hộ ông A H; lô 20 cho hộ ông A Th, cùng khoảnh 4, tiểu khu 153 để quản lý, bảo vệ. Hộ ông A H và hộ ông A Th đã để cho các đối tượng A Q, A K, K Đ, A T, A H cưa hạ 01 cây gỗ sao cát và 01 cây gỗ cóc đá, gây tổng thiệt hại là 80.542.600đ (Tám mươi triệu, năm trăm bốn mươi hai nghìn, sáu trăm đồng). Ngày 29/01/2021 giữa UBND huyện N với các bị cáo đã thỏa thuận thống nhất việc bồi thường, cụ thể: Bồi thường toàn bộ giá trị thiệt hại là 80.542.600đ (Tám mươi triệu, năm trăm bốn mươi hai nghìn, sáu trăm đồng), không tính trừ giá trị gỗ thu hồi còn lại tại hiện trường. Các bị cáo thống nhất đã nộp lại số tiền 6.000.000đ (sáu triệu đồng) thu lợi từ việc bán gỗ. Số tiền còn lại 74.542.600đ (Bảy mươi bốn triệu, năm trăm bốn mươi hai nghìn, sáu trăm đồng). Trong số tiền này A Q, A K, A T, K Đ mỗi bị cáo nhận bồi thường 17.000.000đ (Mười bảy triệu đồng); A H là vị thành niên cùng người đại diện nhận bồi thường 6.542.600đ (Sáu triệu, năm trăm bốn mươi hai nghìn, sáu trăm đồng). Cả 05 bị cáo đã nộp đủ số tiền theo đúng thỏa thuận. Đối với số gỗ còn lại của cây sao cát và cây cóc đá yêu cầu giao lại cho UBND huyện N để xử lý theo thẩm quyền. Riêng đối với 08 cây gỗ khác chưa xác định được đối tượng khai thác và trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng của hộ ông A H và hộ ông A Th cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra làm rõ sau nên UBND huyện N không có ý kiến tại phiên tòa này.

Ông A H và ông A Th cùng ý kiến trình bày tại phiên tòa: Thừa nhận đã để các đối tượng khai thác rừng trái phép mà không phát hiện kịp thời. Gia đình có phần trách nhiệm, gia đình khắc phục thời gian tới kiểm tra thường xuyên hơn, để sớm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những vi phạm trên diện tích rừng do gia đình quản lý, trông nom, bảo vệ.

Ông A Ph trình bày tại phiên tòa: Ông là bố đẻ của A H, chiếc xe độ chế do ông lắp ráp để phục vụ làm nương rẫy, ông không biết A H đã sử dụng để đi chở gỗ. Sau khi H sử dụng về thì xe bị hư hỏng nặng, thấy tiền sửa quá tiền mua xe nên ông đã án sắt vụn không nhớ người mua được 200.000đ (Hai trăm nghìn đồng).

Đại diện U ND xã Đ, huyện N là ông Nguyễn Ngọc Th trình bày tại phiên tòa: Vụ khai thác gỗ rừng trái phép sảy ra tại địa àn xã Đ. Hiện số gỗ còn lại của cây sao cát và cây cóc đá vẫn để hiện trường, chưa vận chuyển ra được. Cơ quan điều tra đã àn giao số gỗ này cho U ND xã Đ trông nom, quản lý. U ND xã Đ sẽ chấp hành bàn giao số gỗ còn lại đúng theo xử lý của Hội đồng xét xử.

-Lời nói sau cùng của các bị cáo:

A Q: Bị cáo đã nhận thức được hành vi phạm tội của mình, thấy ăn năn hối cải. Đây là lần đầu phạm tội, xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Bị cáo hứa sẽ cải tạo tốt, sau khi ra tù chịu khó làm ăn và không bao giờ phạm tội nữa.

A K: Bị cáo là người dân tộc thiểu số, mồ côi mẹ từ nhỏ, không được học hành đến nơi đến chốn, gia đình khó khăn, ị cáo đã ăn năn hối cải về hành vi phạm tội đã gây ra, xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Bị cáo hứa không phạm tội nữa.

K Đ: Từ khi bị bắt biết mình phạm tội, thấy rất ăn năn hối cải, đây là lần đầu phạm tội, xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo hứa sau này sẽ trở thành người tốt, không phạm tội nữa.

A T: Bị cáo ăn năn hối cải về việc phạm tội của mình, đây là lần đầu phạm tội, xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Bị cáo hứa sẽ lo làm ăn, không phạm tội nữa.

A H: Vì tuổi còn nhỏ, không hiểu biết pháp luật nên đã phạm tội, xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Bị cáo xin hứa sau này lo làm ăn, phụ giúp gia đình, không phạm tội nữa.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án. Căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1]Về hành vi quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an huyện N, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân huyện N, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo và những người tham gia tố tụng không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2] Về hành vi phạm tội của các bị cáo:

Tại phiên tòa cả 05 bị cáo A Q, A K, K Đ, A T, A H đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình đúng như Cáo trạng Viện kiểm sát đã truy tố. Lời khai của các bị cáo tại phiên tòa phù hợp với các lời khai, tài liệu, chứng cứ có tại hồ sơ vụ án, thể hiện:

Vào tháng 7 năm 2020, A Q, A K, K Đ, A T, A H đã có hành vi dùng cưa máy, dùng dao để cưa chặt hạ 01 cây gỗ sao cát tại lô 8 và 01 cây gỗ cóc đá tại lô 20 đều thuộc khoảnh 4, tiểu khu 153, thuộc khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên tại địa àn xã Đ. Theo kết quả giám định của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum kết luận: Cây sao cát ký hiệu G06 thuộc gỗ nhóm III, cây cóc đá ký hiệu G01 thuộc gỗ nhóm VII, tổng khối lượng gỗ quy tròn bị thiệt hại của hai cây gỗ này là 20,432m3 gỗ. Như vậy, các bị cáo đều có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, cùng có hành vi khai thác trái phép cây rừng, vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng. Thể hiện lỗi cố ý cùng đồng phạm thực hiện tội phạm. Mục đích khai thác trái phép nhằm thu lợi từ việc bán gỗ, gây tác hại hủy hoại đi những lợi ích lớn mà rừng đem lại, gây ra lũ lụt, xói mòn đất, góp vào sự suy giảm rừng làm cho trái đất ngày càng nóng lên, làm tăng hiệu ứng nhà kính, gây ô nhiễm môi trường…; gây nguy hiểm cho xã hội ở mức nghiêm trọng, vi phạm điểm b khoản 2 Điều 232 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, có mức hình phạt tiền từ 300.000.000đ đến 1.500.000.000đ hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Chính vì vậy các ị cáo ị Viện kiểm sát nhân dân huyện N truy tố về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo điểm b khoản 2 Điều 232 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

[3] Đối với các hành vi có liên quan khác:

Theo lời khai của A Q thì Đinh Trường N là người chủ động đến gặp Q hỏi về việc mua bán gỗ, cho Q biết giá mua gỗ sao cát 3.000.000đ/01m3; giá mua gỗ cóc đá 2.000.000đ/01m3. Vì có được thông tin này nên Q mới rủ A K, K Đ, A T, A H cùng vào rừng cưa xẻ gỗ chở ra bán cho N. Khi gặp gỡ trao đổi việc mua bán gỗ giữa Q với N không có ai khác biết. Khi bàn giao gỗ, nhận tiền giữa Q với Huỳnh Văn T (là người thay N nhận gỗ, giao tiền) thì chỉ có Q và T không có người khác biết. Đinh Trường N, Huỳnh Văn T đều bác bỏ lời khai của A Q. A K, K Đ, A T, A H không biết gì về vấn đề này. Chiếc điện thoại Nokia Q dùng liên lạc với N để trao đổi mua bán gỗ cóc đá ị ướt, hư hỏng không sử dụng được nữa Q đã án 5.000đ (Năm nghìn đồng) cho người thu mua hàng dong, không nhớ được người mua. Cơ quan điều tra đã tiến hành các hoạt động điều tra, xác định ngoài lời khai của A Q chưa có tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh. Để tránh bỏ lọt tội phạm và sớm xử lý nghiêm minh các đối tượng phạm tội, nhằm răn đe, ngăn ngừa đối với các hành vi chặt phá rừng trái phép đang là điểm nóng tại địa phương hiện nay. Cơ quan điều tra đã tách hành vi của Đinh Trường N, Huỳnh Văn T và những người liên quan khác trong việc quản lý, bảo vệ rừng để tiếp tục điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ khi có đủ cơ sở sẽ xử lý theo quy định pháp luật nên Hội đồng xét xử không đề cập đến những hành vi có liên quan khác trong vụ án này.

[4] Về vai trò đồng phạm của từng bị cáo: Trong vụ án này A Q đóng vai trò chính, là người rủ rê lôi kéo người khác tham gia thực hiện tội phạm. Q chính là người chuẩn bị công cụ phạm tội như cưa máy, dây đo và tích cực cùng A K trong việc cưa hạ 02 cây gỗ rừng. Vai trò kế tiếp là A K, vì việc cưa hạ gỗ chủ yếu là K và Q thực hiện, còn A T, K Đ và A H phụ giúp trong việc phát dọn hiện trường, chặt cành, khiêng, đỡ vv…; Chính vì vậy Q phải chịu trách nhiệm hình sự cao nhất, kế tiếp là K, sau đó đến T, Đ và H.

Trong vụ án này tuy các bị cáo cùng cố ý thực hiện tội phạm và đều đóng vai trò là người thực hành nhưng đồng phạm ở mức giản đơn, mang tính nhất thời, không có sự câu kết chặt chẽ và không mang tính tổ chức.

[5] Xét về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ:

Không áp dụng tình tiết tăng nặng đối với A K, K Đ, A T, A H. Riêng đối với A Q đã rủ, lôi kéo A H là người chưa đủ 18 tuổi tham gia phạm tội nên Q phải chịu tình tiết tăng nặng theo điểm o khoản 1 Điều 52 của Bộ luật hình sự.

Về tình tiết giảm nhẹ: Trong suốt quá trình tham gia tố tụng từ điều tra – truy tố – xét xử, các bị cáo thể hiện “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” và các ị cáo đã “bồi thường được toàn bộ thiệt hại” theo yêu cầu của nguyên đơn dân sự nên cho các bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ theo các điểm b, s khoản 1 Điều 51của Bộ luật hình sự.

[6] Về áp dụng hình phạt: Trước khi phạm tội các bị cáo đều có nhân thân tốt, không bị tiền án, tiền sự, phạm tội nhất thời, đều là những người dân tộc thiểu số sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Sau khi phạm tội các bị cáo đều có thái độ thành khẩn khai áo, ăn năn hối cải và đã ồi thường đủ số tiền theo đúng yêu cầu của nguyên đơn dân sự. Tuy nhiên tội phạm mà các bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội ở mức nghiêm trọng và đang là điểm nóng gây nhiều bức xúc trong nhân dân và tại chính quyền địa phương, gây nhiều thiệt hại cho lợi ích Quốc gia và xã hội. Cần phải áp dụng hình phạt nghiêm và cách ly đối với các bị cáo A Q, A K, K Đ, A T để giáo dục, cải tạo các bị cáo và đảm bảo sự răn đe, phòng ngừa chung. Riêng đối với A H phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi, việc tham gia của H không phải là người chủ chốt, cầm đầu, không có vai trò tích cực trong việc phạm tội nên không cần cách ly đối với H theo nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội quy định tại các Điều 90, 91 của Bộ luật hình sự.

Tùy theo tính chất mức độ phạm tội, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nhân thân của từng bị cáo theo quy định tại điều 50 và Điều 58 của Bộ luật hình sự mà Hội đồng xét xử sẽ quyết định hình phạt cụ thể đối với từng bị cáo.

Về hình phạt bổ sung: Đối với A Q, A K, K Đ, A T nghề nghiệp làm nông và đều là những người dân tộc thiểu số sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nên không áp dụng hình phạt bổ sung đối với A Q, A K, K Đ, A T. Riêng đối với A H áp dụng khoản 6 Điều 91 của Bộ luật hình sự quy định không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

[7] Về xử lý vật chứng: Hội đồng xét xử căn cứ khoản 1, các điểm a, c khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 106 của Bộ luật tố tụng hình sự xử lý như sau:

Đối với con dao là công cụ, phương tiện phạm tội, các bị cáo đã ỏ quên tại hiện trường, cơ quan điều tra đã truy tìm nhưng không thấy nên Hội đồng xét xử không đề cập đến.

Đối với cưa máy đã hư hỏng, không có lưỡi cưa và 02 đoạn thước dây là công cụ, phương tiện phạm tội, không có giá trị nên tịch thu và tiêu hủy.

Đối với 05 xe mô tô độ chế các bị cáo dùng để chở gỗ. Sau khi chở gỗ thì bị hư hỏng không dùng để chở mì, phân bón làm rẫy được nữa, A Q, A K, K Đ, A T đã án sắt vụn, không nhớ được người mua. Cần tịch thu toàn bộ số tiền bán phương tiện phạm tội: Tịch thu A Q 300.000đ, A K 200.000đ, K Đ 250.000đ, A T 250.000đ để nộp ngân sách Nhà nước. Riêng chiếc điện thoại Nokia Q đã dùng liên lạc với Đinh Trường N. Vì hành vi của Đinh Trường N được tách ra để tiếp tục xác minh, điều tra và xử lý khi có đủ cơ cở nên Hội đồng xét xử không đề cập đến chiếc điện thoại Nokia này.

Ngoải ra, đối với chiếc xe mô tô độ chế A H sử dụng là của ông A Ph, chiếc xe này do không sử dụng được nữa ông Ph đã án sắt vụn và không nhớ người mua, ông Ph không biết H đã dùng vào việc phạm tội nên không tịch thu số tiền bán xe của ông Ph.

Đối với khối lượng gỗ còn lại của cây sao cát ký hiệu G06 và cây cóc đá ký hiệu G01. Tổng khối lượng quy tròn 4,843m3 hiện chưa đem ra khỏi hiện trường, đang do U ND xã Đ quản lý, trông nom, bảo vệ sẽ được giao lại cho UBND huyện N có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý theo quy định pháp luật.

[8] Về trách nhiệm dân sự: Nguyên đơn dân sự yêu cầu các bị cáo bồi thường toàn bộ thiệt hại hai cây gỗ là 80.542.600đ (tám mươi triệu, năm trăm bốn mươi hai nghìn, sáu trăm đồng). Trước khi mở phiên tòa các bị cáo với nguyên đơn dân sự đã tự nguyện thỏa thuận thống nhất việc bồi thường thiệt hại và yêu cầu Tòa ghi nhận. Các bị cáo đã thực hiện xong trách nhiệm dân sự, nộp đầy đủ số tiền bồi thường tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện N. Các bị cáo cũng đã nộp lại số tiền 6.000.000đ (Sáu triệu đồng) được lợi từ việc bán gỗ. Ngoài ra A Q, A K, A T, K Đ mỗi bị cáo đã nộp 17.000.000đ (mười bảy triệu đồng); A H đã nộp 6.542.600đ (Sáu triệu, năm trăm bốn mươi hai nghìn, sáu trăm đồng). Thấy rằng thỏa thuận giữa nguyên đơn dân sự với các bị cáo là tự nguyện, nội dung thỏa thuận không trái quy định pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 điều 584, khoản 1 điều 585, các khoản 1, 2 Điểu 586, 587, Điều 589 của Bộ luật dân sự để công nhận nội dung thỏa thuận này. Toàn bộ số tiền các bị cáo đã nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện N khi án có hiệu lực pháp luật sẽ được chuyển giao cho nguyên đơn dân sự. Do các bị cáo đã ồi thường xong tiền nên không áp dụng lãi chậm trả.

[9]Về án phí:

Đối với số tiền bồi thường thiệt hại về tài sản các bị cáo và nguyên đơn dân sự đã thỏa thuận và thực hiện trước khi mở phiên tòa, chỉ đề nghị Tòa án ghi nhận nên không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo điểm f khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/U TVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy an thường vụ Quốc Hội.

Đối với án phí hình sự sơ thẩm thì các bị cáo phải chịu. Tuy nhiên các ị cáo đều có đơn xin miễn án phí và đều là người dân tộc thiểu số, sống ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc iệt khó khăn nên miễn nộp án phí hình sự sơ thẩm cho các ị cáo theo điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/U TVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy an thường vụ Quốc Hội.

Vì các lẽ trên,  

QUYẾT ĐỊNH

 Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 232, các điểm b, s khoản 1 Điều 51; điểm o khoản 1 Điều 52, các Điều 17, 38, 50, 58 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với A Q:

Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 232, các điểm b, s khoản 1 Điều 51; các Điều 17, 38, 50, 58 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với A K, K Đ, A T:

Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 232, các điểm b, s khoản 1 Điều 51; các Điều 17, 50, 58, 65, 90, 91 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với A H:

Áp dụng khoản 1 điểm a, c khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 106 của Bộ luật tố tụng hình sự và các điểm a, b khoản 1 khoản 2 Điều 47 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về xử lý vật chứng:

Áp dụng khoản 1 Điều 584, khoản 1 Điều 585, các khoản 1, 2 Điểu 586, 587, Điều 589 của Bộ luật dân sự về trách nhiệm dân sự:

Căn cứ khoản 2 Điều 136 của Bộ luật tố tụng hình sự; Áp dụng điểm đ khoản 1 Điều 12, điểm f khoản 1 Điều 23 của Nghị quyết số 326/2016/U TVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy an thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án:

Căn cứ Điều 331 và Điều 333 của Bộ luật tố tụng hình sự về quyền kháng cáo:

 Xử:

1.Tuyên bố các bị cáo A Q, A K, K Đ, A T, A H phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản:

Xử phạt:  A Q 36 (Ba mươi sáu) tháng tù.

A K 32 (Ba mươi hai) tháng tù.

K Đ 28 (Hai mươi tám) tháng tù. A T 28 (Hai mươi tám) tháng tù.

Thời gian tù của A Q, A K, K Đ, A T tính từ ngày bị bắt tạm giam (ngày 17/12/2020).

Xử phạt A H 24 ( Hai mươi bốn) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 48 (Bốn mươi tám) tháng tính từ ngày tuyên án (05/02/2021).

Giao A H cho U ND xã Đ, huyện N, tỉnh Kon Tum, trong việc giám sát, giáo dục ị cáo trong thời gian thử thách. Gia đình ị cáo có trách nhiệm phối hợp với U ND xã Đ, huyện N, tỉnh Kon Tum trong việc giám sát, giáo dục ị cáo. Trong trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.

Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với các bị cáo.

2. Về xử lý vật chứng:

Tịch thu và tiêu hủy 01 cưa máy màu cam, đen, trắng, không có lưỡi cưa và 02 đoạn thước dây bằng kim loại theo biên bản giao nhận vật chứng ngày 28/01/2021 giữa cơ quan Công an huyện N với Chi cục thi hành án dân sự huyện N.

Tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước toàn bộ số tiền các bị cáo án xe mô tô độ chế là phương tiện phạm tội: Thu A Q 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng); A K 200.000đ (Hai trăm nghìn đồng); K Đ 250.000đ (Hai trăm năm mươi nghìn đồng); A T 250.000đ (Hai trăm năm mươi nghìn đồng).

U ND xã Đ, huyện N có trách nhiệm bàn giao lại toàn bộ số gỗ còn lại của cây gỗ sao cát ký hiệu G06 và cây gỗ cóc đá ký hiệu G01 với tổng khối lượng quy tròn là 4,843m3 cho UBND huyện N, tỉnh Kon Tum để xử lý theo thẩm quyèn, theo biên bản bàn giao vật chứng ngày 25/01/2021 giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện N với U ND xã Đ, huyện N, tỉnh Kon Tum.

3. Về trách nhiệm dân sự:

Công nhận sự thỏa thuận giữa UBND huyện N với các bị cáo về bồi thường toàn bộ thiệt hại của hai cây gỗ sao cát và cóc đá là 80.542.600đ (tám mươi triệu, năm trăm bốn mươi hai nghìn, sáu trăm đồng). Trong đó, các ị cáo đã nộp chung số tiền 6.000.000đ (sáu triệu đồng) theo biên lai thu tiền số AA/2010/006336 ngày 06-01-2021 của chi cục Thi hành án dân sự huyện N. Về nộp bồi thường cá nhân tại chi cục Thi hành án dân sự huyện N, cụ thể:

A Q đã nộp 17.000.000đ (Mười bảy triệu đồng) theo các biên lai thu tiền số AA/2010/006343 ngày 15-01-2021 và số AA/2010/006355 ngày 01-02-2021:

A K đã nộp 17.000.000đ (Mười bảy triệu đồng) theo các biên lai thu tiền số AA/2010/006347 ngày 15-01-2021 và số AA/2010/006358 ngày 01-02-2021:

K Đ đã nộp 17.000.000đ (Mười bảy triệu đồng) theo các biên lai thu tiền số AA/2010/006348 ngày 15-01-2021 và số AA/2010/006357 ngày 01-02-2021:

A T đã nộp 17.000.000đ (Mười bảy triệu đồng) theo các biên lai thu tiền số AA/2010/006344 ngày 15-01-2021 và số AA/2010/006356 ngày 01-02-2021:

A H đã nộp 6.542.600đ (Sáu triệu, năm trăm bốn mươi hai nghìn, sáu trăm đồng) theo các biên lai thu tiền số AA/2010/006345 ngày 15-01-2021 và số AA/2010/006351 ngày 29-01-2021.

Tổng số tiền các bị cáo đã nộp bồi thường là 80.542.600đ (tám mươi triệu, năm trăm bốn mươi hai nghìn, sáu trăm đồng) sẽ được giao lại cho UBND huyện N, tỉnh Kon Tum để xử lý theo thẩm quyền.

4.Về án phí:

A Q, A K, K Đ, A T, A H mỗi bị cáo phải nộp 200.000đ án phí hình sự sơ thẩm nhưng miễn nộp toàn bộ số tiền án phí này cho các bị cáo.

5. Về quyền kháng cáo:

Các bị cáo, người bào chữa cho các bị cáo, có quyền kháng cáo bản án, nguyên đơn dân sự có quyền kháng cáo liên quan đến việc bồi thường thiệt hại; những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo phần bản án có liên quan đến quyền lợi của mình trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án (05-02-2021). Ông Huỳnh Văn T có quyền kháng cáo phần bản án có liên quan đến quyền lợi của mình trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc kể từ ngày bản án được niêm yết tại trụ sở UBND thị trấn P, huyện N, tỉnh Kon Tum.

6. Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6,7 và 9 Luật Thi hành án dân sự. Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

277
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 07/2021/HS-ST ngày 05/02/2021 về tội vi phạm quy định khai thác bảo vệ rừng và lâm sản

Số hiệu:07/2021/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Đắk Glei - Kon Tum
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 05/02/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về