Bản án 07/2018/HS-ST ngày 09/02/2018 về tội cố ý gây thương tích

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN T, TỈNH ĐỒNG NAI

BẢN ÁN 07/2018/HS-ST NGÀY 09/02/2018 VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

Ngày 06 và 09/02/2018 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Đồng Nai; xétxử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm: Thụ lý số 92/2017/TLST-HS ngày 19/12/2017; Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm số 02/2018/QĐXXST-HS ngày 15/01/2018; Quyết định hoãn phiên tòa số 02/2018/HSST-QĐ ngày 25/01/2018; Thông báo mở lại phiên tòa số 92/2018/TB-TA ngày 07/02/2018, đối với bị cáo:

* Nguyễn Đức T, tên gọi khác là S; sinh năm 1988;

Nơi sinh tại tỉnh Đồng Nai; đăng ký thường trú và chỗ ở trước ngày 04/10/2017 tại ấp T, xã P, huyện T, tỉnh Đồng Nai; dân tộc: Kinh; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: Thiên Chúa giáo; giới tính: Nam; nghề nghiệp: Làm thuê theo hợp đồng; trình độ văn hóa giáo dục phổ thông: 6/12; con ông: Nguyễn Văn K và con bà: Trần Thị H; vợ, con, tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 04/10/2017 (đến nay đang bị tạm giam tại Nhà tạm giữ Công an huyện T, tỉnh Đồng Nai);

* Bị hại: Trương Quốc H, sinh năm 1982;

Nơi cư trú tại ấp T 3, xã P, huyện T, tỉnh Đồng Nai.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án:

+ Phạm Thanh T, sinh năm 1989;

Nơi cư trú tại ấp T 3, xã P, huyện T, tỉnh Đồng Nai.

+ Nguyễn Văn K, sinh năm 1953;

Nơi cư trú tại ấp T, xã P, huyện T, tỉnh Đồng Nai.

* Người tham gia tố tụng khác:

Người làm chứng:

- Trần Như H1, sinh năm 1962;

Nơi cư trú tại ấp T, xã P, huyện T, tỉnh Đồng Nai.

- Đinh Trung Q, sinh năm 1988;

Nơi cư trú tại ấp T 3, xã P, huyện T, tỉnh Đồng Nai.

- Trần Như H2, sinh năm 1974;

Nơi cư trú tại ấp T 3, xã P, huyện T, tỉnh Đồng Nai.

(Bị cáo, ông K có mặt tại phiên tòa; những người tham gia tố tụng còn lại nêu trên vắng mặt tại phiên tòa).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

* Cáo trạng số 79/CT-VKS-HS ngày 24/11/2017 của Viện kiểm sát nhân dân huyện T, tỉnh Đồng Nai truy tố bị cáo về tội “Cố ý gây thương tích” theo Điều 104 khoản 2 điểm a của Bộ luật Hình sự (sau khi công bố Cáo trạng tại phiên tòa thì Kiểm sát viên trình bày ý kiến: Giữ nguyên Cáo Trạng):

Ngày 30/7/2017 tại nhà Phạm Thanh T (nhà ở số 109/12/4 thuộc ấp T 3, xã P, huyện T, tỉnh Đồng Nai) thì bị cáo, người bị hại và một số người khác cùng uống rượu. Đến khoảng 14 giờ 00 cùng ngày thì người bị hại nói chuyện trong lúc ăn uống là bị cáo “làm thợ xây yếu” thì bị cáo và người bị hại có những lời nói qua, nói lại làm phát sinh mâu thuẫn giữa bị cáo và người bị hại, bị cáo không đồng ý với lời nói của ngườibị hại, bị cáo đứng lên cầm lấy dao để trên kệ ti vi gần nơi ăn uống chém bị hại một nhát trúng vào cẳng tay trái do người bị hại đưa tay đỡ, rồi người bị hại lấy kéo để gần bếp đánh lại bị cáo thì bị cáo dùng dao đâm một nhát trúng vào nách bên trái của người bị hại, cộng “tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên là 27%” (tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số: 0687/GĐPY ngày 30/8/2017 của Trung tâm pháp y, Sở y tế tỉnh Đồng Nai);

Đến ngày 24/10/2017 thì ông K là cha của bị cáo đã trực tiếp quan hệ đến người bị hại để bồi thường là 10.000.000 đồng và được người bị hại đồng ý. Người bị hại nhận số tiền bồi thường thiệt hại này và có đơn “xin bãi nại” gửi đến Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện T xem xét, giải quyết vụ án.

Về vật chứng , tài sản được Cơ quan Điều tra thu giữ trong giai đoạn điều tra vụ án: 01 (một) cái kéo dài 24 cm; 01 con dao dài 29 cm (phần lưỡi dao dài 18 cm, chiều rộng của lưỡi dao 04 cm, phần cán dao dài 11 cm).

* Khi tranh luận thì Kiêm sat viên trình bày ý kiến luân tôi như sau:

Bị cáo gây thương tích 27% đối với bị hại. Viện kiểm sát truy tố bị cáo về tội “Cố ý gây thương tích” theo Điều 104 khoản 2 điêm a của Bộ luật Hình sự là có căn cứ pháp luật; gia đình bị cáo đã bồi thường 10.000.000 đồng, người bị hại làm giấy bãi nại cho bị cáo; tại phiên tòa thì bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; về nhân thân: Chưa có tiền án , chưa có tiên sư ; người bị hại cũng có lỗi đối với bị cáo làm cho bị cáo giận nên đã dùng dao chém người bị hại; đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm b, p khoản 1; khoản 2 Điều 46 của Bộ luật Hình sự 1999 để giảm nhẹ hinh phat đối vớibị cáo; xử phạt bị cáo từ 02 năm đến 02 năm 06 tháng tù. Về trách nhiệm dân sự: Bên bị cáo và người bị hại đã tự thỏa thuận xong nên không giải quyết. Áp dụng Điều 41 của Bộ luật Hình sự 1999 và Điều 76 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: Tịch thu dao, kéo là công cụ, phương tiện phạm tội không có giá trị sử dụng để tiêu hủy.

* Bị cáo trình bày ý kiến: Ngày 30/7/2017 tại chỗ ở của Phạm Thanh T thì bị cáo có dùng dao của T để chém người bị hại là do bị hại chê bị cáo có tay nghề thợ xây yếu.

* Ông Nguyễn Văn K trình bày ý kiến: Không yêu cầu bị cáo phải thanh toán lại số tiền mà ông đã bồi thường đến người bị hại.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về trách nhiệm hình sự đối với bị cáo:

Về văn bản, quyết định tố tụng của Cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát nhân dân huyện T đã xác định hiện trường về nhà ở số 109 nêu trên do ông T làm chủ sở hữu là không đúng sự thật, không có tài liệu để chứng minh nhà này thuộc quyền sở hữu của ông T là chưa có căn cứ pháp luật. Nhà này là thuộc quyền sở hữu của người khác mà ông T chỉ là người chiếm hữu, quản lý, sử dụng nhà ở theo hợp đồng, đây chỉ là chỗ ở hợp pháp của ông T (thể hiện tại lời khai của người làm chứng là ông H2, ý kiến trình bày của bị cáo, lời trình bày của ông K tại phiên tòa);

Trong giai đoạn điều tra, truy tố thì cơ quan tiến hành tố tụng làm việc với ông T với tư cách là người làm chứng là chưa đúng quy định của pháp luật. Để bảo đảm quyền, nghĩa vụ của đương sự khi xét xử vụ án tại Tòa án thì Tòa án đưa ông T tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; ông K là người trực tiếp bồi thường thiệt hại giúp bị cáo là 10.000.000 đồng đã giao tiền đến người bị hại nên ông cũng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Cần phải đưa họ tham gia tố tụng khi xét xử vụ án để giải quyết phần trách nhiệm dân sự, nghĩa vụ dân sự đối với người tham gia tố tụng trong vụ án được kịp thời, chính xác, toàn diện để bảo đảm quyền, lợi ích hợp của đương sự có liên quan vụ án.

Kết luận Điều tra và Cáo trạng nêu trên đã quyết định truy tố bị cáo về tội: “Cố ý gây thương tích” theo Điều 104 khoản 2 điểm a của Bộ Luật Hình sự là không chínhxác, chưa rõ ràng, không cụ thể, không đúng với quy định của pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 167 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Điều 243 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Để bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo theo quy định tại Điều 16, 61 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm của Tòa án đã quyết định xét xử vụ án đối với bị cáo về tội: “Cố ý gây thương tích” theo điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 104 của Bộ Luật Hình sự (năm 1999).

Kiểm sát viên luận tội, tranh luận tại phiên tòa là có căn cứ pháp luật. Hội đồngxét xử chấp nhận ý kiến trình bày luận tội, tranh luận, đề nghị của Kiểm sát viên đối với vấn đề: Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại; tội: “Cố ý gây thương tích”; tình tiết giảmnhẹ trách nhiệm hình sự;

Tại phiên tòa thì bị cáo không có ý kiến tranh luận, chỉ trình bày ý kiến: Bị cáo có sử dụng dao của ông T để chém người bị hại là do bị hại chê bị cáo có tay nghề thợ xây yếu, nay bị cáo thấy được hành vi sai trái, vi phạm pháp luật của bị cáo, đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Ý kiến trình bày của bị cáo là thống nhất với lời khai của bị cáo trong giai đoạn điều tra và phù hợp với tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được Hội đồng xét xử kiểm tra tại phiên tòa. Căn cứ vào các chứng cứ này, có đủ cơ sở chứng minh, kết luận: Bị cáo phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 104 của Bộ luật Hình sự năm1999.

* Xét tính chất, mức độ nguy hiểm đối với hành vi phạm tội của bị cáo thì Hội đồng xét xử thấy rằng: Bị cáo là người có đầy đủ khả năng để nhận thức và điều khiển hành vi của mình để nhận biết được hành vi đúng, sai phạm, vi phạm pháp luật. Lẽ ra, bị cáo phải làm những việc có ích lợi với mình, gia đình và xã hội, tôn trọng sức khỏe của người khác nhưng bị cáo không làm được điều này. Khi người bị hại có lời nói không đúng với bị cáo thì bị cáo không tìm cách giải quyết mâu thuẫn không phải đến mức đánh người bị hại để gây ra thương tích, tổn hại về sức khỏe của người bị hại. Bị cáo đã thực hiện tội phạm, trực tiếp xâm phạm đến thân thể, sức khỏe của người bị hại. Hành vi của bị cáo là không tôn trọng sức khỏe, thân thể của người khác, hành vi này rất nguy hiểm cho xã hội, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Do đó, cần phải áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với bị cáo để bị cáo chấp hành hình phạt, tích cực lao động, học tập, sửa chữa lỗi lầm tại nơi chấp hành án có người giám sát, giáo dục tư tưởng, đạo đức để bị cáo có tiến bộ về tư tưởng, ý thức chấp hành đúng chính sách pháp luật, tôn trọng pháp luật của Nhà nước để phấn đấu trở thành người công dân Việt Nam có đạo đức tốt sau khi bị kết án.

* Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

Người bị hại đã nhận tiền bồi thường là 10.000.000 đồng của ông K là cha đẻ của bị cáo giao gửi đến bị hại và người bị hại đồng ý không yêu cầu bị cáo phải bồi thườngthiệt hại thêm nữa, người bị hại làm giấy nhận tiền bồi thường và viết giấy “bãi nại” cho bị cáo; tại phiên tòa thì bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; về nhân thân: Chưa có tiền án, chưa có tiền sự; người bị hại cũng có những lời nói không đúng chuẩn mực đối với bị cáo làm cho bị cáo nóng giận nên đã dùng dao chém người bị hại. Đây là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, p khoản 1; khoản2 Điều 46 của Bộ luật Hình sự 1999 và điểm b, s khoản 1; khoản 2 Điều 51 của Bộ luậ tHình sự 2015. Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự này giữa hai Bộ luật không có nội dung khác nhau, cũng không có tình tiết giảm nhẹ mới có lợi cho bị cáo trong Bộ luật Hình sự 2015 để áp dụng đối với bị cáo. Do đó, Hội đồng xét xử thống nhất vẫn áp dụng: Điểm b, p khoản 1; khoản 2 Điều 46 của Bộ luật Hình sự 1999 để giảm nhẹ hinh phạt đối với bị cáo.

Bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên Hội đồng xét xử áp dụng: Điều 47 của Bộ luật Hình sự 1999 tương ứng với khoản 1 Điều 54 của Bộ luật Hình sự 2015 (các điều, khoản này của hai Bộ luật không có nội dung khác nhau) nên vẫn dụng Điều 47 của Bộ luật Hình sự 1999 để giải quyết vụ án, quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng và trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn: Tại khoản 1Điều 104 của Bộ luật Hình sự 1999 và khoản 1 Điều 134 của Bộ luật Hình sự 2015 thìkhung hình phạt không có sự thay đổi về nội dung; các Bộ luật Hình sự đều quy định khung hình phạt là “bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. Vì vậy, Hội đồng xét xử vẫn áp dụng khoản 1 Điều 104 của Bộ luật Hình sự 1999 để quyết định mức hình phạt đối với bị cáo là phù hợp với quy định của pháp luật và quy định tại Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc Hội.

[2] Xử lý các tài sản mà Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện T, tỉnh ĐồngNai thu giữ trong giai đoạn điều tra như sau:

Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử tuyên tịch thu, tiêu hủy dao, kéo (công cụ, phương tiện phạm tội và không có giá trị sử dụng) là không đúng quy định của pháp luật nên Hội đồng xét xử không chấp nhận đề nghị của Kiểm sát viên;

Khi nghị án thì Hội đồng xét xử thảo luận và thống nhất ý kiến: Dao, kéo nêu trên thì chủ sở hữu tài sản là ông Phạm Thanh T: Bị cáo sử dụng dao là tài sản của ông T để làm công cụ phạm tội là vật chứng trong vụ án; người bị hại sử dụng kéo là tài sản của ông T để làm công cụ đánh lại bị cáo nhưng người bị hại không phải là người phạm tội nên kéo này không phải là vật chứng trong vụ án mà là tài sản của ông T bị Cơ quan Điều tra Công an huyện T quyết định tạm giữ. Hội đồng xét xử giải quyết trả lại dao, kéo cho ông T là người có quyền sở hữu tài sản là phù hợp với quy định tại khoản 2Điều 41 của BLHS 1999 (khoản 2 Điều 47 của BLHS 2015) và khoản 1 và điểm akhoản 3 Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

[3] Về trách nhiệm dân sự: Người bị hại nhận tiền bồi thường thiệt hại của người thân thích với bị cáo và người bị hại không yêu cầu bị cáo phải bồi thường thiệt hại nữa và ý kiến trình bày của ông K là không yêu cầu bị cáo phải thanh toán lại số tiền mà ông đã bồi thường đến người bị hại nên Hội đồng xét xử không xem xét, giải quyết phần trách nhiệm dân sự.

[4] Về chi phí tố tụng:

Bị cáo là người bị kết án nên phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định tại khoản 2 Điêu 136 của Bộ luật  Tố tụng hình sự 2015 và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý, sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;

Bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm là 200.000 đồng.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ: Điều 260 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 104; điểm b, p khoản 1 và khoản 2 Điều 46; Điều 47 của Bộ luật Hình sự năm 1999;

Tuyên bố: Bị cáo Nguyễn Đức T phạm tội: “Cố ý gây thương tích”;

Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Đức T 01 (một) năm 08 (tám) tháng tù; thời hạn tù tính từ ngày 04/10/2017.

* Xử lý tài sản, vật chứng nêu trên như sau:

Căn cứ: Khoản 2 Điều 41 của BLHS 1999 và khoản 2 Điều 47 của BLHS 2015; khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;

Trong giai đoạn thi hành án dân sự thì Chi cục Thi hành án dân sự huyện T, tỉnh Đồng Nai sẽ giao trả lại tài sản đến ông Phạm Thanh T là 01 (một) cái kéo dài 24 cm;01 con dao dài 29 cm (phần lưỡi dao dài 18 cm, chiều rộng của lưỡi dao 04 cm, phần cán dao dài 11 cm).

* Về trách nhiệm dân sự: Người bị hại không yêu cầu bị cáo phải bồi thường thiêt hại nữa và ông K không yêu cầu bị cáo phải thanh toán lại số tiền mà ông đã bồi thường đến người bị hại nên Hội đồng xét xử không xem xét, giải quyết.

* Về chi phí tố tụng:

Căn cứ: Khoản 2 Điêu 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;

Bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm là 200.000 đồng (hai trăm nghìn đồng).

* Bị cáo, ông K có mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo Bản án hình sự sơ thẩm trong thời hạn là 15 ngày, tính từ ngày tuyên án;

Đối với người bị hại, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo của người tham gia tố tụng này là 15 ngày, tính từ ngày người tham gia tố tụng nhận được Bản án hình sự sơ thẩm hoặc ngày niêm yết Bản án theo quy định của pháp luật./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

363
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 07/2018/HS-ST ngày 09/02/2018 về tội cố ý gây thương tích

Số hiệu:07/2018/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Đồng Nai
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 09/02/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về