Bản án 07/2018/HS-ST ngày 08/05/2018 về tội cướp tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG

BẢN ÁN 07/2018/HS-ST NGÀY 08/05/2018 VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN

Ngày 08 tháng 5 năm 2018, tại Trụ sở Tòa án nhân dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 05/2018/HS-ST, ngày 06/3/2018, đối với các bị cáo:

1. Họ và tên: Trần Thanh A (tên gọi khác: Vũ A), sinh ngày 13/11/1999; Địa chỉ thường trú: Ấp P, xã N, huyện T, tỉnh Đồng Tháp; Chỗ ở hiện nay: Ấp P1, xã L, huyện K, tỉnh Sóc Trăng; Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không; Trình độ học vấn: 7/12; Nghề nghiệp: Mua bán; Con ông Trần Văn A1 và bà Trần Thị Kim A2; Anh, chị, em ruột có 02 người (lớn nhất là bị cáo, nhỏ nhất sinh năm 2001); Tiền án, tiền sự: Không; bị cáo tại ngoại, bị cáo có mặt tại phiên tòa.

- Người đại diện hợp pháp của bị cáo A: Cha Trần Văn A1, sinh năm 1971 và mẹ Trần Thị Kim A2, sinh năm 1979 (cùng vắng mặt).

Cùng địa chỉ: Ấp Đ1, xã L, huyện K, tỉnh Sóc Trăng.

- Người bào chữa cho bị cáo A: Luật sư Trần QD - Văn phòng luật sư QD thuộc Đoàn luật sư tỉnh Sóc Trăng (có mặt).

2. Họ và tên: Nguyễn Văn B, sinh ngày 27/02/1998; Địa chỉ thường trú: Ấp P1 xã L, huyện K, tỉnh Sóc Trăng; Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không; Trình độ học vấn: 8/12; Nghề nghiệp: Không; Con ông Nguyễn Văn B1 và bà Phan Thị B2; Anh, chị, em ruột có 02 người (lớn nhất là bị cáo, nhỏ nhất sinh năm 2003); Tiền án, tiền sự: Không; Bị cáo đang bị tạm giam tại: Trại Giam Bến Giá - Công an tỉnh Trà Vinh trong vụ án khác.

3. Họ và tên: Nguyễn Thị C (tên gọi khác: Ng), sinh ngày 20/8/2000; địa chỉ thường trú và đang cư trú tại: Ấp Ng, xã H, huyện Ch, tỉnh Trà Vinh; Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không; Trình độ học vấn: 11/12; Nghề nghiệp: Không; Con ông Nguyễn Hoàng C1 và bà Lê Thị Bé C2; Anh, chị, em ruột có 02 người (lớn nhất là bị cáo, nhỏ nhất sinh năm 2008); Tiền án, tiền sự: Không; bị cáo tại ngoại, bị cáo có mặt tại phiên tòa.

- Người đại diện hợp pháp của bị cáo C: Cha Nguyễn Hoàng C1, sinh năm 1976 (có mặt) và mẹ Lê Thị Bé C2, sinh năm 1979 (vắng mặt).

Cùng địa chỉ: Ấp Ng, xã H, huyện Ch, tỉnh Trà Vinh.

- Người bào chữa cho bị cáo C: Luật sư Trần TQ – Văn phòng luật sư Thanh Q thuộc Đoàn luật sư tỉnh Sóc Trăng (có mặt).

* Những người bị hại:

1. Nguyễn Văn D, sinh năm 1980 (vắng mặt).

Địa chỉ: Ấp G, thị trấn T, huyện K, tỉnh Sóc Trăng.

2. Phạm Văn Đ, sinh ngày 16/12/2003 (vắng mặt).

Người đại diện hợp pháp của bị hại Đ: Là mẹ ruột tên Châu Ngọc Đ1, sinh năm 1970 (vắng mặt).

Cùng trú tại: Ấp G1, thị trấn T, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

Người bảo vệ quyền lợi cho người bị hại Đ: Luật sư Qn – Văn phòng Luật sư

Qn thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Sóc Trăng (có mặt).

3. Hồ Thị Thúy V, sinh năm 1985 (vắng mặt).

Địa chỉ: Ấp G1, thị trấn T, huyện K, tỉnh Sóc Trăng.

4. Nguyễn Ngọc O, sinh năm 1980 (vắng mặt).

Địa chỉ: Ấp 1, xã X, huyện K, tỉnh Sóc Trăng.

5. Đinh Văn Q, sinh năm 1979 (vắng mặt).

Địa chỉ: Ấp 2, xã X, huyện K, tỉnh Sóc Trăng.

6. Nguyễn Thanh P, sinh năm 1971 (chết ngày 06/11/2017).

Những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của bị hại Phong:

- Ông Nguyễn Thanh P1, sinh năm 1939 (có yêu cầu vắng mặt).

- Nguyễn Thị Thu P2, sinh năm 1972 (có yêu cầu vắng mặt).

- Nguyễn Thị Tường P3, sinh năm 2004 (có yêu cầu vắng mặt).

- Nguyễn Người liên quan K P4, sinh năm 2012 (vắng mặt).

Người đại diện hợp pháp của cháu P3 và cháu P4: mẹ ruột tên Nguyễn Thị Thu P2.

Cùng địa chỉ: Ấp U1, xã L, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Nguyễn Hữu K, sinh ngày 17/10/2003 (có mặt).

Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan K: Cha

Nguyễn Văn K1và mẹ Phan Thị K2 (cùng vắng mặt).

Cùng địa chỉ: Ấp P1 xã L, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

2. Kim S, sinh năm 1978 (vắng mặt).

Địa chỉ: Ấp Ấp P1 xã L, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

* Người làm chứng: Trần Đỗ Khánh F, sinh năm 2004 (vắng mặt).

Người đại diện hợp pháp của người làm chứng F: Trần Thị F1, sinh năm 1954 (vắng mặt).

Cùng địa chỉ: Ấp G2, thị trấn T, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Do nghiện chơi game nên bị cáo B và em ruột là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan K, cùng nhau bỏ nhà đi thuê nhà trọ sinh sống, bị cáo B còn rủ thêm bạn gái là bị cáo C qua cùng ở chung nhà trọ, để có tiền tiêu xài và chơi game, bị cáo B đã rủ K và bị cáo C cùng đi trộm cắp tài sản của người khác, cụ thể như sau:

Chiều ngày 03/01/2017 bị cáo B cùng bị cáo C và bị cáo A đi chơi game ở chợ CL thuộc xã U, huyện K. Khi ra về thì bị cáo B rủ bị cáo C và bị cáo A đi đến nhà của bị cáo A để rủ bị cáo A lấy trộm xe mô tô của bị hại Nguyễn Văn To (là cha dượng của bị cáo A) để dùng làm phương tiện đi qua Trà Vinh là quê của bị cáo C chơi, thì được cả nhóm đồng ý và đến gặp bị cáo A để bàn bạc thì bị cáo A cũng đồng ý. Khoảng 20 giờ 30 phút cùng ngày Bị cáo A mở cửa nhà trước và dùng tay ra hiệu kêu bị cáo B vào nhà lấy trộm xe mô tô hiệu Wave anpha màu xanh, biển kiểm soát 83C1 - 131.44 của bị hại D đang đậu ở nhà trước thuộc ấp G, thị trấn T, huyện K, tỉnh Sóc Trăng, còn bị cáo C và bị cáo A đứng ở trước nhà bị hại D đợi và canh đường. Sau khi lấy trộm được xe của bị hại D, bị cáo B giao xe cho bị cáo A điều khiển chở bị cáo A, còn bị cáo B thì chạy xe đạp của bị cáo A chở bị cáo C. Đi được một đoạn thì sợ bị hại D phát hiện nên bị cáo B và bị cáo C bỏ xe đạp của bị cáo A cặp lộ đất gần nhà bị hại D. Bị cáo B điều khiển xe mô tô vừa lấy trộm được chở Bị cáo A, Người liên quan K và Bị cáo C đi đến ấp G, thị trấn T (gần bến phà Ba) để tiếp tục lấy trộm một chiếc xe đạp màu trắng - bạc (loại xe maxtin) của bị hại Hồ Thị Thúy V để ở cặp hông nhà, bị cáo B điều khiển xe mô tô chở bị cáo C và Người liên quan K còn Bị cáo A thị chạy xe đạp vừa lấy trộm được cùng đi về hướng xã T. Khi đi qua khỏi cầu Cái Trâm thì cả nhóm đi vào hướng xã Tr, đi được một đoạn thì B kêu Người liên quan K cùng Bị cáo A đi xe đạp quay về gần nhà bị hại D để lấy chiếc xe đạp của Bị cáo A mà lúc nãy bị cáo B và Bị cáo C để lại. Người liên quan K qua đi xe đạp cùng Bị cáo A đi về hướng nhà bị hại D còn bị cáo B thì chạy xe chở bị cáo C đi về hướng ấp 1 xã Tr để đi về xã U. Khi đi ngang tiệm Game của chị V1 (ở gần trường Trung học cơ sở Tr) thì bị cáo B thấy có 02 chiếc xe đạp đang để trước tiệm game nên bị cáo B chở Bị cáo C quay xe lại kêu Bị cáo A và Người liên quan K đến tiệm game của chị V1 lấy trộm xe đạp. Bị cáo A và Người liên quan K đồng ý nên chạy xe đạp lại tiệm game để lấy trộm xe đạp còn bị cáo B chở Bị cáo C đi về hướng xã U. Khi Bị cáo A và Người liên quan K đến tiệm game của chị V1 thì không thấy 02 chiếc xe đạp đậu ở tiệm game mà thấy bị hại Đ và bạn của bị hại Đ là người làm chứng F từ trong tiệm game đi ra và đi trên 02 chiếc xe đạp Maxtin về hướng lộ NSH. Lúc này bị cáo A rủ Người liên quan K đánh bị hại Đ để lấy xe đạp thì Người liên quan K đồng ý. Người liên quan K điều khiển xe đạp chở Bị cáo A chạy theo sau bị hại Đ là người làm chứng F đến đoạn đường vắng thuộc ấp G, thị trấn T thì Người liên quan K chạy xe đạp vượt lên ngang bằng xe của bị hại Đ thì Bị cáo A rủ Đ đánh nhau, Đ nói không đánh thì Bị cáo A dùng tay đánh trúng vào lưng của Đ một cái, rồi Người liên quan K điều khiển xe đạp chạy vượt lên qua khỏi xe của Đ và cho xe chặn ngang đầu xe của Đ, Đ dừng xe lại thì Bị cáo A bước xuống xe dùng tay đánh nhiều cái vào người của Đ làm cho Đ bị té xuống lộ, Bị cáo A lấy xe đạp của Đ chạy về hướng xã U. Khi đó Duy dừng xe lại rồi đi bộ lại chỗ Đ thì bị Người liên quan K dùng tay xô vào người làm F té xuống lộ. Người liên quan K lên xe đạp lấy trộm của chị V chạy theo Bị cáo A về hướng xã U. Khi đi đến cầu xã U thì Người liên quan K và Bị cáo A gặp bị cáo B và Bị cáo C rồi kể lại việc đã đánh Đ và lấy được chiếc xe đạp cho bị cáo B và Bị cáo C nghe. Sau đó, cả nhóm đi đến bến phà Ê thuộc xã Nh, huyện K để đi qua Trà Vinh chơi nhưng do quá giờ nên phà không chạy. Cả nhóm ngủ lại ở bến phà đến sáng ngày 04/01/2017 thì B và Bị cáo A mang xe đạp mà Bị cáo A cướp được của bị hại Đ đi bán ở tiệm mua bán xe cũ của anh Kim S ở ấp MT, xã Nh với số tiền là 300.000 đ (ba trăm ngàn đồng). Tiền bán xe đạp do bị cáo B giữ để chi xài chung cho cả nhóm. Sau đó cả nhóm đi xe mô tô lấy trộm của bị hại D và xe đạp lấy trộm của bị hại V đến huyện Ch, tỉnh Trà Vinh thì bán chiếc xe đạp đã trộm của V được số tiền 150.000đ (một trăm năm mươi ngàn) cả nhóm thuê nhà trọ ở và tiếp tục thực hiện thêm nhiều vụ trộm cắp tài sản của người khác. Đến ngày 07/01/2017 thì cả nhóm bị Công an huyện Ch, tỉnh Trà Vinh bắt giữ về hành vi Trộm cắp tài sản. Tại bản án số 22/2017/HS-ST, ngày 31/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện Ch, tỉnh Trà Vinh đã xử phạt bị cáo B 1 năm 6 tháng tù, xử phạt bị cáo C 01 năm tù cho hưởng án treo và xử phạt bị cáo A 9 tháng tù cho hưởng án treo về tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 điều 138 của Bộ luật hình sự.

Đối với các bị hại Phạm Văn Đ, Nguyễn Văn D và Hồ Thị Thúy V sau khi bị chiếm đoạt tài sản đã đến Công an thị trấn T trình báo sự việc.

Trong quá trình điều tra các bị cáo A, B và Bị cáo C đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Ngoài vụ án nêu trên, bị cáo B và đồng phạm đã thực hiện trước đó 04 vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện K, cụ thể như sau:

Vụ thứ 1: Khoảng 22 giờ ngày 29/11/2016, bị cáo B cùng bị cáo A và bị cáo A đến ngủ ở vựa bán vật liệu xây dựng của bị hại P, ở ấp U1, xã L, huyện K, tỉnh Sóc Trăng thì thấy có 01 xe gắn máy, cúp 50, không rõ biển số của bị hại P đang để ở trong sân không người trông coi, cả nhóm đã lấy trộm chiếc xe nêu trên, đến sáng hôm sau thì đem xe lấy trộm được đi bán ở vựa thu mua phế liệu của anh Nguyễn Thế Hg, sinh năm 1973, ở ấp NT, xã U, huyện K với số tiền là 300.000đ.

Vụ thứ 2: Khoảng 22 giờ ngày 30/11/2016, bị cáo B cùng bị cáo A và bị cáo A đi tìm tài sản của người khác để lấy trộm. Khi đến lộ đất thuộc ấp G1, thị trấn T thì thấy có 01 chiếc xe mô tô, loại xe Dream Trung quốc, màu nâu, không rõ biển

số của bị hại O, đang để ở cặp lộ đất không người trông coi, cả nhóm đã lấy trộm chiếc xe nêu trên, sau đó đem đi bán ở vựa thu mua phế liệu của anh Hà Tấn Cg, sinh năm 1987, ở ấp NT, xã U, huyện K với số tiền là 300.000đ.

Vụ thứ 3: Tối ngày 26/12/2016, bị cáo B cùng bị cáo C và bị cáo A rủ nhau đi tìm tài sản của người khác để lấy trộm. Cả nhóm đi đến nhà bị hại Q, ở ấp 2, xã Tr, huyện K, thì thấy có 01 chiếc xe gắn máy, loại xe cúp 50, màu xanh, không rõ biển số của bị hại Q đang để ở cặp hông nhà không người trông coi, cả nhóm đã lấy trộm chiếc xe nêu trên, sau đó đem đi bán ở vựa thu mua phế liệu của anh Phan Văn Cg, sinh năm 1983, ở ấp Ni, thị trấn T, huyện K với số tiền là 300.000đ.

Vụ thứ 4: Tối ngày 29/12/2016, bị cáo B cùng bị cáo C và bị cáo A rủ nhau đi tìm tài sản của người khác để trộm. Cả nhóm tiếp tục đi đến nhà bị hại Q, ở ấp 2, xã Tr, huyện K, thì thấy có 01 chiếc xe mô tô loại xe cúp 50, màu xanh, không rõ biển số của bị hại Q đang để ở cặp hông nhà không người trông coi, cả nhóm đã lấy trộm chiếc xe nêu trên, sau đó đem đi bán ở vựa thu mua phế liệu của anh Phan Văn Cg, sinh năm 1983, ở ấp Ni, thị trấn T, huyện Kế Sách với số tiền là 300.000đ.

Ngoài ra bị cáo B và đồng phạm còn khai nhận có lấy trộm 01 xe gắn máy, loại xe cúp 50 không rõ biển số, ở gần nhà thờ xã L nhưng không nhớ ngày tháng nào và không biết xe cup 50 đã lấy trộm là của ai. Cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh và truy tìm người bị hại để phối hợp điều tra làm rõ. Nhưng đến nay chưa xác định được người bị hại.

Trong quá trình điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an huyện Kế Sách đã trưng cầu định giá tài sản mà bị cáo B và đồng phạm đã lấy trộm và trưng cầu giám định pháp y về độ tuổi đối với Trần Thanh A, cụ thể như sau:

* Giám định về độ tuổi:

- Tại bản kết luận giám định pháp y về độ tuổi số: 1121/C54B, ngày 11/4/2017 của Tổng cục cảnh sát do Phân viện khoa học hình sự tại thành Phố Hồ Chí Minh thực hiện, đã kết luận tại thời điểm giám định (tháng 3/2017) Trần Thanh A có độ tuổi từ: 15 năm 04 tháng đến 15 năm 10 tháng.

- Tại bản kết luận giám định pháp y về độ tuổi số: 03/18/ĐT, ngày 22/01/2018 của Viện pháp y quốc gia do Phân viện tại thành Phố Hồ Chí Minh thực hiện, đã kết luận: Tại thời điểm giám định ngày 03/01/2018 Trần Thanh A có độ tuổi từ: 15 năm 09 tháng đến 16 năm 3 tháng.

* Định giá về tài sản:

- Tại bản kết luận định giá tài sản số 06 ngày 16/01/2017 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Kế Sách kết luận: Xe đạp maxtin inox (xe của bị hại Đ), giá trị còn lại 98% thành tiền 1.422.160đ.

- Tại bản kết luận định giá tài sản số 13 ngày 14/02/2017 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Kế Sách kết luận: Xe đạp maxtin inox (xe của bị hại V), giá trị còn lại 79,97% thành tiền 1.159.565đ.

- Tại bản kết luận định giá tài sản số 15 ngày 20/02/2017 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Kế Sách kết luận: Xe mô tô hiệu Wave, màu xanh, biển kiểm soát 83C1- 131.44 (xe của bị hại D), giá trị còn lại 50% thành tiền: 10.000.000đ.

Đối với 01 xe mô tô, loại Dream Trung Quốc, màu nâu, xe không rõ biển số, không rõ số khung, số máy (xe của bị hại O); 02 xe gắn máy, loại cúp 50, hiệu Honda, màu xanh - trắng, xe không rõ biển số, không rõ số khung, số máy (xe của bị hại Q); 01 xe gắn máy, loại cúp 50, hiệu Honda, màu xanh - trắng, xe không rõ biển số, không rõ số khung, số máy (xe của bị hại P), những xe này không xác định được số khung, số máy và biển số đăng ký nên không có cơ sở định giá nên hội đồng định giá không định giá được.

Bị cáo A có tham gia cùng bị cáo B, bị cáo C và bị cáo A trộm cắp tài sản của nhiều người, nhưng theo kết quả giám định pháp y của Tổng cục cảnh sát do Phân viện khoa học hình sự tại thành Phố Hồ Chí Minh, kết luận tại thời điểm giám định (tháng 3/2017) bị cáo A có độ tuổi từ: 15 năm 04 tháng đến 15 năm 10 tháng và kết quả giám định của Viện pháp y quốc gia do Phân viện tại thành Phố Hồ Chí Minh thực hiện, đã kết luận: Tại thời điểm giám định ngày 03/01/2018 Trần Thanh A có độ tuổi từ: 15 năm 09 tháng đến 16 năm 3 tháng. Như vậy, bị cáo A chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội “Trộm cắp tài sản” quy định tại khoản 1, Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999.

Đối với người có liên quan Nguyễn Hữu K (sinh ngày 17/10/2003) có tham gia cùng với bị cáo B, bị cáo C và bị cáo A trộm cắp tài sản và cướp tài sản, nhưng tại thời điểm tham gia trộm và cướp tài sản, Người liên quan K dưới 14 tuổi nên chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Đối với người có liên quan Kim S là người mua chiếc xe đạp do bị cáo A cướp của bị hại Đ nhưng do ông S không biết xe đạp này do phạm tội mà có, nên Cơ quan điều tra không xử lý đối với anh S.

Cáo trạng số 22/QĐ-KSĐT, ngày 09/10/2017 Viện kiểm sát nhân dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đã truy tố bị cáo Trần Thanh A về tội “Cướp tài sản” theo khoản 1 Điều 133 của Bộ luật hình sự năm 1999 và truy tố bị cáo Nguyễn Văn B và Nguyễn Thị Bị cáo C về tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 138 của Bộ luật hình sự năm 1999.

Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng phát biểu ý kiến như sau:

- Giữ nguyên quyết định truy tố bị cáo A về tội “Cướp tài sản”, đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 Điều 133, các điểm g và p khoản 1 Điều 46, điểm h Điều 48, Điều 33, Điều 45, Điều 69 và Điều 74 của Bộ luật hình sự năm 1999, Điều 91 của Bộ luật hình sự năm 2015, xử phạt bị cáo A từ 01 năm 6 tháng tù đến 02 năm 6 tháng tù.

- Giữ nguyên quyết định truy tố đối với bị cáo B về tội “Trộm cắp tài sản”, đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 Điều 138, các điểm h, g, o và p khoản 1 Điều 46, điểm n Điều 48, Điều 20, Điều 33, Điều 45 và Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 1999, xử phạt bị cáo B từ 01 năm đến 02 năm tù, tổng hợp hình phạt đối với 01 (một) năm 06 (sáu) tháng tù mà bị cáo B đã bị xét xử về tội “Trộm cắp tài sản” theo bản án hình sự sơ thẩm số: 22/2017/HS-ST, ngày 31/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện Ch, tỉnh Trà Vinh. Tổng cộng, đề nghị xử phạt bị cáo B từ 2 (hai) năm 06 (sáu) tháng đến 03 (ba) năm 6 (sáu) tháng tù.

- Giữ nguyên quyết định truy tố đối với bị cáo C về tội “Trộm cắp tài sản”, đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 Điều 138, các điểm h, g, o và p khoản 1 Điều 46, Điều 20, Điều 33, Điều 45, Điều 69, Điều 74 của Bộ luật hình sự năm  1999 và Điều 91 của Bộ luật hình sự năm 2015 đối với bị cáo Nguyễn Thị C, xử phạt bị cáo C từ 6 tháng đến 9 tháng tù. * Xử lý số tiền do phạm tội mà có:

Do bị cáo A, bị cáo B, bị cáo C cùng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan K đã trộm cắp tài sản và bán được tổng cộng 1.650.000đ và đã tiêu xài hết. Số tiền này do phạm tội mà có. Vì vậy, cần buộc bị cáo A, người đại diện hợp pháp của bị cáo A là cha mẹ của bị cáo A, bị cáo B, bị cáo C người đại diện hợp pháp của bị cáo C là cha mẹ bị cáo C cùng với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan K, người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan K là cha mẹ của Người liên quan K có nghĩa vụ liên đới nộp vào ngân sách nhà nước số tiền 1.650.000đ do phạm tội mà có.

* Về trách nhiệm bồi thường:

- Những người bị hại như: Đ, D, V đã nhận lại tài sản, còn bị hại Q và những người thừa kế của bị hại P, người liên quan S không yêu cầu các bị cáo bồi thường, nên không xem xét giải quyết về trách nhiệm bồi thường.

- Bị hại O yêu cầu các bị cáo phải bồi thường giá trị chiếc xe bị lấy trộm là 3.000.000đ, bị cáo A, bị cáo B và bị cáo A đồng ý bồi thường, nên đề nghị Hội đồng xét xử buộc bị cáo B, bị cáo A người đại diện hợp pháp của bị cáo A, bị cáo A người đại diện hợp pháp của bị cáo A, cùng liên đới bồi thường cho bị hại O 3.000.000đ.

Tại phiên tòa, bị cáo A thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội và yêu cầu Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo được hưởng mức hình phạt nhẹ hơn so với đề nghị của Viện Kiểm sát. Luật sư QD là người bào chữa cho bị cáo A thống nhất với Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng truy tố bị cáo A về tội “Cướp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 133 của Bộ luật hình sự và đề nghị Hội đồng xét xử cho bị cáo được hưởng mức thấp nhất của khung hình phạt, cho bị cáo được hưởng mức hình phạt nhẹ hơn so với đề nghị của Viện Kiểm sát, vì khi phạm tội bị cáo là người chưa thành niên, bị cáo có nhân thân tốt, sau khi phạm tội bị cáo thành thật khai báo, ăn năn hối cải, tài sản đã thu hồi và trả lại cho bị hại.

Tại phiên tòa, bị cáo B thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội và yêu cầu Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Tại phiên tòa, bị cáo C thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội và yêu cầu Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt và cho bị cáo được hưởng án treo. Luật sư TQ là người bào chữa cho bị cáo C thống nhất với Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng truy tố bị cáo C về tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 133 của Bộ luật hình sự và đề nghị Hội đồng xét xử cho cho bị cáo được hưởng án treo, vì khi phạm tội bị cáo là người chưa thành niên, phạm tội lần đầu thuộc bị cáo A hợp ít nghiêm trọng, tài sản trộm cắp có giá trị nhỏ, bị cáo có nhân thân tốt, trước khi phạm tội không có tiền án tiền sự, sau khi phạm tội bị cáo thành thật khai báo, ăn năn hối cải.

- Người bị hại Đ, người đại diện hợp pháp của người bị hại Đ và Luật sư của bị hại Đ không yêu cầu bị cáo A bồi thường do đã nhận lại chiếc xe đạp bị cướp và yêu cầu xử lý bị cáo A theo quy định của pháp luật.

- Người bị hại D không yêu cầu các bị cáo phải bồi thường do đã nhận lại tài sản bị lấy trộm và yêu cầu Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

- Người bị hại V không yêu cầu các bị cáo phải bồi thường và yêu cầu xử lý các bị cáo theo quy định của pháp luật.

- Người bị hại Q và những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của bị hại P không yêu cầu các bị cáo bồi thường đối với 03 chiếc xe cúp 50 mà các bị cáo lấy trộm của bị hại Q và bị hại P.

- Người bị hại O yêu cầu các bị cáo phải bồi thường giá trị chiếc xe bị mất trộm là 3.000.000đ và yêu cầu xét xử các bị cáo theo quy định của pháp luật.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Kim Thái Ban không yêu cầu các bị cáo bồi thường số tiền 300.000đ.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

 [1] Về thủ tục tố tụng:

Những người bị hại gồm: Nguyễn Văn D, Phạm Văn Đ, Người đại diện hợp pháp của bị hại Đ là mẹ ruột tên Châu Ngọc Đ1, Hồ Thị Thúy V, Nguyễn Ngọc O, Đinh Văn Q, cha mẹ của bị cáo A tên Trần Văn A1 và Trần Thị Kim A2, mẹ của bị cáo C tên Lê Thị bé C2, cha mẹ của bị cáo A tên Nguyễn Văn A1 và Phan Thị A2, S, người làm chứng tên Trần Đỗ Khánh F và người đại diện hợp pháp của người làm chứng Duy tên Trần Thị F1, đã được Tòa án triệu tập hợp lệ hai lần để tham dự phiên tòa nhưng vẫn vắng mặt không rõ lý do. Còn những người thừa kế quyền của nghĩa vụ của bị hại Nguyễn Thanh Phong tên: Nguyễn Thanh P1, Nguyễn Thị Thu P2, Nguyễn Thị Tường P3 và P4 có yêu cầu vắng mặt. Tại phiên tòa, các bị cáo luật sư của bị cáo, luật sư của bị hại và Kiểm sát viên đề nghị xét xử vắng mặt những người có tên nêu trên. Xét thấy, trong quá trình điều tra vụ án, những người có tên nêu trên đã có lời khai rõ ràng, việc vắng mặt của họ không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án. Vì vậy, Hội đồng xét xử áp dụng Điều 292 và Điều 293 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, quyết định xét xử vắng mặt những người có tên nêu trên.

 [2] Về nội dung vụ án:

- Tại phiên tòa, bị cáo Trần Thanh A khai nhận có thực hiện hành vi cướp tài sản đúng như nội dung cáo trạng đã truy tố.

- Tại phiên tòa, bị cáo Trần Thanh A, bị cáo Nguyễn Văn B và Nguyễn Thị C cùng khai nhận có thực hiện các hành vi trộm cắp tài sản đúng như nội dung cáo trạng đã truy tố.

Lời nhận tội nêu trên của các bị cáo phù hợp với nội dung Cáo trạng của Viện Kiểm sát; lời khai của những người bị hại; Kết luận định giá tài sản và các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án.

Để xác định mức hình phạt cụ thể tương ứng với hành vi phạm tội của từng bị cáo, Hội đồng xét xử xem xét vai trò, mức độ hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của từng bị cáo cụ thể như sau:

* Đối với bị cáo A: Bị cáo đã trực tiếp đánh vào người bị hại Đ nhiều cái để cướp chiếc xe đạp hiệu maxtin inox của bị hại Đ, chiếc xe có giá trị tại thời điểm bị chiếm đoạt là 1.422.160đ. Hành vi của bị cáo A là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội ở địa phương. Bị cáo biết rõ rằng tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người khác được pháp luật bảo vệ, không ai có quyền xâm phạm, nhưng vì muốn hưởng lợi trên thành quả lao động của người khác nên bị cáo vẫn cố tình xâm phạm. Bị cáo đã dùng tay đánh nhiều cái vào người bị hại Đ để cướp xe đạp của bị hại Đ. Khoản 1 Điều 133 của Bộ luật hình sự quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”.

Vì vậy, việc truy tố bị cáo A về tội “Cướp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 133 của Bộ luật hình sự năm 1999 là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không oan cho bị cáo. Hội đồng xét xử kết luận bị cáo Trần Thanh A phạm tội “Cướp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 133 của Bộ luật hình sự năm 1999.

Xét thấy, với hành vi phạm tội nguy hiểm nêu trên, cần phải cách ly bị cáo A ra khỏi đời sống xã hội trong một thời gian hợp lý để giáo dục, cải tạo bị cáo A trở thành người tốt sau này, đồng thời mới có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung trong xã hội. Mức hính phạt mà Viện kiểm sát đề nghị là có căn cứ pháp luật. Vì vậy, việc bị cáo A và Luật sư bào chữa cho bị cáo A yêu cầu được hưởng mức hình phạt nhẹ hơn mức đề nghị của Viện Kiểm sát là không có căn cứ, nên không được Hội đồng xét xử chấp nhận, vì không tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo và không đảm bảo tính răn đe phòng ngừa trong xã hội. Khi xem xét mức hình phạt đối với bị cáo A, Hội đồng xét xử thấy rằng:

- Về tình tiết tăng nặng: Bị cáo A đã thực hiện hành vi phạm tội đối với bị hại Đ là người chưa thành niên, thuộc trường hợp tăng nặng trách niệm hình sự, cụ thể là: Phạm tội đối với trẻ em, được quy định tại điểm h khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự.

- Về tình tiết giảm nhẹ: Sau khi phạm tội bị cáo có thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tài sản đã được thu hồi trả lại cho bị hại nên được xem như chưa gây thiệt hại về tài sản; khi phạm tội, bị cáo là người chưa thành niên nên nhận thức về pháp luật có phần bị hạn chế, đây là tình tiết giảm nhẹ được quy định tại các điểm g, và p khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự năm 1999. Ngoài ra, trước khi phạm tội bị cáo không có tiền án, tiền sự, đây là tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Bộ luật hình sự năm 1999. Hội đồng xét xử áp dụng để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo, để bị cáo thấy được chính sách khoan hồng của pháp luật Việt Nam.

* Đối với bị cáo B: Bị cáo đã cùng bị cáo C, bị cáo A và Người liên quan K nhiều lần lén lút lấy trộm tài sản của người khác, cụ thể: Lấy trộm 01 chiếc xe mô tô hiệu Wave anpha màu xanh, biển kiểm soát 83C1 - 131.44 của bị hại D, chiếc xe có giá trị tại thời điểm bị chiếm đoạt là 10.000.000đ, lấy trộm 01 chiếc xe đạp loại maxtin màu trắng - bạc của bị hại V, chiếc xe có giá trị tại thời điểm bị chiếm đoạt là 1.159.565đ, lấy trộm của bị hại P 01 chiếc mô tô cúp 50, lấy trộm của bị hại Ơn 01 chiếc xe mô tô Dream Trung quốc và lấy trộm của bị hại Sang 02 chiếc mô tô cúp 50. Hành vi của bị cáo B là  cho xã hội, đã xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội ở địa phương. Bị cáo biết rõ rằng tài sản

thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người khác được pháp luật bảo vệ, không ai có quyền xâm phạm, nhưng vì muốn có tiền tiêu xài cá nhân nên bị cáo vẫn cố tình xâm phạm. Bị cáo B đã lén lút cùng với bị cáo C, bị cáo A và bị cáo A nhiều lần lấy trộm tài sản của nhiều người. 

Khoản 1 Điều 138 của Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

Vì vậy, việc truy tố bị cáo B về tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật hình sự năm 1999 là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không oan cho bị cáo. Hội đồng xét xử kết luận bị cáo Nguyễn Văn B phạm tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật hình sự năm 1999.

Xét thấy, với hành vi phạm tội nguy hiểm nêu trên, cần phải cách ly bị cáo B ra khỏi đời sống xã hội trong một thời gian hợp lý để giáo dục, cải tạo bị cáo B trở thành người tốt sau này, đồng thời mới có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung trong xã hội. Khi xem xét mức hình phạt đối với bị cáo B, Hội đồng xét xử thấy rằng:

- Về tình tiết tăng nặng: Bị cáo B đã cùng với bị cáo C, bị cáo A và bị cáo A là những người chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội, thuộc bị cáo A hợp tăng nặng trách niệm hình sự, cụ thể là: Xúi giục người chưa thành niên phạm tội, được quy định tại điểm n khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự.

- Về tình tiết giảm nhẹ: Sau khi phạm tội bị cáo có thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tài sản đã được thu hồi trả lại cho bị hại D và V, bị cáo đồng ý bồi thường cho bị hại O, những người thừa kế của bị hại P và bị hại Q không yêu cầu bồi thường, bị cáo phạm tội lần đầu thuộc bị cáo A hợp ít nghiêm trọng, tài sản đã được thu hồi một phần và có giá trị không lớn, khi bị bắt ở tỉnh Trà Vinh bị cáo đã tự nguyện khai ra các lần phạm tội tại huyện K, tỉnh Sóc Trăng. Các tình tiết giảm nhẹ nêu trên được quy định tại các điểm g, h, o và p khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự năm 1999. Ngoài ra, trước khi phạm tội bị cáo không có tiền án, tiền sự, đây là tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Bộ luật hình sự năm 1999. Hội đồng xét xử áp dụng để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo, để bị cáo thấy được chính sách khoan hồng của pháp luật Việt Nam.

* Đối với bị cáo C: Bị cáo đã cùng với bị cáo B, bị cáo A và bị cáo A nhiều lần lén lút lấy trộm tài sản của người khác, cụ thể lấy 01 chiếc xe mô tô hiệu Wave anpha màu xanh, biển kiểm soát 83C1 - 131.44 của bị hại D, chiếc xe có giá trị tại thời điểm bị chiếm đoạt là 10.000.000đ, lấy trộm 01 chiếc xe đạp loại maxtin màu trắng - bạc của bị hại V, chiếc xe có giá trị tại thời điểm bị chiếm đoạt là 1.159.565đ và lấy trộm của bị hại Q 02 chiếc chiếc môt tô cúp 50, màu xanh, không rõ biển số. Hành vi của bị cáo C là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội ở địa phương. Bị cáo biết rõ rằng tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người khác được pháp luật bảo vệ, không ai có quyền xâm phạm, nhưng vì muốn có tiền tiêu xài cá nhân nên bị cáo vẫn cố tình xâm phạm. Bị cáo C đã lén lút cùng với bị cáo B, bị cáo A và bị cáo A nhiều lần lấy trộm tài sản của nhiều người.

Từ điều luật như đã viện dẫn nêu trên, việc truy tố bị cáo C về tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật hình sự năm 1999 là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không oan cho bị cáo. Hội đồng xét xử kết luận bị cáo Nguyễn Thị C phạm tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 133 của Bộ luật hình sự năm 1999.

Xét thấy, với hành vi phạm tội nguy hiểm nêu trên, cần phải cách ly bị cáo C ra khỏi đời sống xã hội trong một thời gian hợp lý để giáo dục, cải tạo bị cáo C trở thành người tốt sau này, đồng thời mới có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung trong xã hội. Vì vậy, việc bị cáo C và Luật sư bào chữa cho bị cáo C yêu cầu được hưởng án treo không được Hội đồng xét xử chấp nhận, vì không tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo và không đảm bảo tính răn đe phòng ngừa trong xã hội, bản án hình sự sơ thẩm số: 22/2017/HS-ST, ngày 31/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện Ch, tỉnh Trà Vinh đã xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị C 01 năm tù cho hưởng án treo về tội “trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật hình sự năm 1999, thời gian thử thcachs 02 năm, bản án đang có hiệu lực pháp luật.Vì vậy, theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 và Điều 7 của Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP, ngày 06/11/2013 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thì bị cáo C thuộc bị cáo A hợp không được hưởng án treo. Khi xem xét mức hình phạt đối với bị cáo C, Hội đồng xét xử thấy rằng:

- Về tình tiết tăng nặng: Bị cáo C không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 48 của Bộ luật hình sự năm 1999.

- Về tình tiết giảm giảm: Sau khi phạm tội bị cáo có thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tài sản đã được thu hồi trả lại cho bị hại D và V, bị hại Q không yêu cầu bồi thường; khi phạm tội, bị cáo là người chưa thành niên nên nhận thức về pháp luật có phần bị hạn chế, bị cáo phạm tội lần đầu thuộc bị cáo A hợp ít nghiêm trọng, tài sản đã được thu hồi một phần và có giá trị không lớn, khi bị khởi tố xét xử ở huyện Ch, tỉnh Trà Vinh bị cáo đã tự nguyện khai ra các lần phạm tội tại huyện K, tỉnh Sóc Trăng. Các tình tiết giảm nhẹ nêu trên được quy định tại các điểm h, g, o và p khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự năm 1999. Ngoài ra, trước khi phạm tội bị cáo không có tiền án, tiền sự, đây là tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Bộ luật hình sự năm 1999. Hội đồng xét xử áp dụng để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo C, để bị cáo C thấy được chính sách khoan hồng của pháp luật Việt Nam.

 [3] Đối với người có liên quan K (sinh ngày 17/10/2003) có tham gia cùng với bị cáo B, Bị cáo C trộm cắp tài sản và tham gia cùng với Bị cáo A cướp tài sản, nhưng tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, Người liên quan K dưới 14 tuổi nên chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Đối với người có liên quan Kim S là người mua chiếc xe đạp do bị cáo A cướp được của bị hại Đ, do ông S không biết xe đạp này do phạm tội mà có nên Cơ quan điều tra không xử lý đối với S là đúng quy định của pháp luật.

 [4] Xử lý số tiền do phạm tội mà có:

Bị cáo A, bị cáo B, bị cáo C và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan K đã trộm cắp tài sản của nhiều người và bán được tổng cộng 1.650.000đ cụ thể là: Bán xe đạp của bị hại Đ được 300.000đ, bán xe đạp của bị hại V được 150.000đ, bán xe của môt tô của bị hại P được 300.000đ, bán xe mô tô của bị hại O được 300.000đ, bán 02 xe mô tô của bị hại Q được 600.000đ và đã tiêu xài hết. Số tiền nêu trên do phạm tội mà có. Vì vậy, Hội đồng xét xử xử buộc bị cáo A cùng người đại diện hợp pháp của bị cáo A là cha mẹ của bị cáo A, bị cáo B, bị cáo C cùng người đại diện hợp pháp của bị cáo C là cha mẹ bị cáo C và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan K cùng người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan K là cha mẹ của Người liên quan K, phải có nghĩa vụ liên đới nộp 1.650.000đ để sung vào công quỹ nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự năm 2015.

 [5] Về trách nhiệm bồi thường:

- Do những người bị hại như: Đ, D, V đã nhận lại tài sản, còn bị hại Q và những người thừa kế của bị hại P, người liên quan S không yêu cầu các bị cáo bồi thường, nên Hội đồng xét xử không xét xét giải quyết về trách nhiệm bồi thường.

- Bị hại O yêu cầu các bị cáo phải bồi thường giá trị chiếc xe bị lấy trộm là 3.000.000đ, bị cáo A, bị cáo B và bị cáo A đồng ý bồi thường, nên Hội đồng xét xử buộc bị cáo B, bị cáo A người đại diện hợp pháp của bị cáo A, người đại diện hợp pháp của bị cáo A, cùng liên đới bồi thường cho bị hại O 3.000.000đ theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật hình sự năm 2015 và khoản 1 Điều 584; Điều 585; Điều 586; 587 và 589 của Bộ luật dân sự năm 2015.

[6] Về án phí: Các bị cáo A, Phước và Bị cáo C mỗi bị cáo phải chịu 200.000đ án phí hình sự sơ thẩm. Bị cáo A, bị cáo B và bị cáo A phải liên đới chịu 300.000đ tiền án phí dân sự sơ thẩm đối với số tiền phải bồi thường cho bị hại O theo quy định tại khoản 2 Điều 136 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; điểm a khoản 1 Điều 23 và khoản 2 Điều 26 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án.

Vì các lẽ trên.

QUYẾT ĐỊNH

- Căn cứ khoản 1 Điều 133; các điểm g và p khoản 1 Điều 46; điểm h Điều 48; Điều 33; Điều 45; Điều 69 và Điều 74 của Bộ luật hình sự năm 1999, áp dụng Điều 91 của Bộ luật hình sự năm 2015.

1. Tuyên bố bị cáo Trần Thanh A (tên gọi khác Vũ A) phạm tội “Cướp tài sản”.

Xử phạt bị cáo Trần Thanh A 1 (một) năm 06 (sáu) tháng tù. Thời gian chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo tự nguyện thi hành án hoặc ngày bắt bị cáo để thi hành án.

- Căn cứ khoản 1 Điều 138; các điểm h, g, o và p khoản 1, khoản 2 Điều 46; điểm n Điều 48; Điều 20; Điều 33 và Điều 45 của Bộ luật hình sự năm 1999.

2. Xử phạt bị cáo Nguyễn Văn B 15 (mười lăm) tháng tù. Tổng hợp với 01 (một) năm 06 (sáu) tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” theo bản án hình sự sơ thẩm số: 22/2017/HS-ST, ngày 31/5/2017 của Tòa án nhân dân huyện Ch, tỉnh Trà Vinh. Buộc bị cáo B chấp hành hình phạt chung của 02 bản án là 02 (hai) năm 09 (chín) tháng tù. Thời gian chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo tự nguyện thi hành án hoặc ngày bắt bị cáo để thi hành án.

- Căn cứ khoản 1 Điều 138; các điểm h, g, o và p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 20; Điều 33; Điều 45; Điều 69 và Điều 74 của Bộ luật hình sự năm 1999, áp dụng Điều 91 của Bộ luật hình sự năm 2015.

3. Xử phạt bị cáo Nguyễn Thị C (tên gọi khác Ng) 06 (sáu) tháng tù. Thời gian chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo tự nguyện thi hành án hoặc ngày bắt bị cáo để thi hành án.

4. Xử lý số tiền do phạm tội mà có:

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự năm 2015.

Buộc bị cáo Trần Thanh A, người đại diện hợp pháp của bị cáo A là cha tên Trần Văn A1 và mẹ tên Trần Thị Kim A2, bị cáo Nguyễn Văn B và bị cáo Nguyễn Thị C người đại diện hợp pháp của bị cáo C là cha tên Nguyễn Hoàng C1 và mẹ tên Lê Thị Bé C2 cùng với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan K, người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan K là cha tên Nguyễn Văn K1 và mẹ tên Phan Thị K2 có nghĩa vụ liên đới nộp vào ngân sách nhà nước số tiền 1.650.000đ (một triệu, sáu trăm năm mươi ngàn đồng) do phạm tội mà có.

5. Trách nhiệm bồi thường:

- Căn cứ Điều 48 của Bộ luật hình sự năm 2015.

- Căn cứ khoản 1 Điều 584; Điều 585; Điều 586; 587 và 589 của Bộ luật dân sự năm 2015.

Buộc bị cáo Trần Thanh Bị cáo A, người đại diện hợp pháp của bị cáo A là cha tên Trần Văn A1 và mẹ tên Trần Thị Kim A2, bị cáo Nguyễn Văn B và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan K, người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan K là cha tên Nguyễn Văn K1 và mẹ tên Phan Thị K2 có nghĩa vụ liên đới bồi thường cho bị hại Nguyễn Ngọc O số tiền 3.000.000đ (ba triệu đồng).

5. Về án phí:

- Căn cứ khoản 2 Điều 136 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

- Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 23 và khoản 2 Điều 26 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án.

- Buộc bị cáo Trần Thanh A, Nguyễn Văn B và Nguyễn Thị C mỗi bị cáo phải nộp 200.000đ (hai trăm ngàn đồng) tiền án phí hình sự sơ thẩm.

- Buộc bị cáo A, bị cáo B và người có liên quan K phải liên đới nộp 300.000đ (ba trăm ngàn đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.

6. Quyền kháng cáo:

- Các bị cáo và những người có mặt tại phiên tòa, có quyền kháng cáo bản án này trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án, để yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Đối với những người vắng mặt thì thời hạn kháng cáo nêu trên được tính từ ngày nhận được bản án hoặc ngày bản án này được tống đạt hợp lệ theo quy định của pháp luật.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

409
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 07/2018/HS-ST ngày 08/05/2018 về tội cướp tài sản

Số hiệu:07/2018/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Kế Sách - Sóc Trăng
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 08/05/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về