Bản án 06/2020/KDTM-ST ngày 22/09/2020 về tranh chấp hợp đồng tín dụng

TOÀ ÁN NHÂN DÂN QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

BẢN ÁN 06/2020/KDTM-ST NGÀY 22/09/2020 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

Ngày 22 tháng 9 năm 2020, tại trụ sở Toà án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý  số 09/2020/TLST- KDTM ngày 02 tháng 3 năm 2020 về tranh chấp hợp đồng tín dụng theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 07/2020/QĐXXST-KDTM ngày 21 tháng 8 năm 2020 và Quyết định hoãn phiên tòa số 17/2020/QĐST-KDTM ngày 08 tháng 9 năm 2020 giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Ngân hàng Thương mại cổ phần Q (viết tắt là V); địa chỉ trụ sở: Phường B, Quân N, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Ông Nguyễn Ngọc C; nơi cư trú: Thôn C, xã N, huyện A, thành phố Hải Phòng; chức vụ: Chuyên viên cao cấp Ngân hàng Thương mại cổ phần Q, là người đại diện theo ủy quyền của V (Giấy ủy quyền số 55041.19 ngày 29 tháng 7 năm 2019); có mặt.

- Bị đơn: Công ty Trách nhiệm hữu hạn A (viết tắt là Công ty A); địa chỉ trụ sở: Số 10/297, cụm 6 phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.

Người đại diện hợp pháp của bị đơn: Ông Ngô Quốc C; nơi cư trú: Đường Đ, phường Đ, quận N, thành phố Hải Phòng; chức vụ: Giám đốc, là người đại diện theo pháp luật của Công ty A; có mặt.

- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Ông Ngô Quốc C và bà Hoàng Thị Kim C; cùng cư trú: nơi cư trú: Đường Đ, phường Đ, quận N, thành phố Hải Phòng.

Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bà Hoàng Thị Kim C: Ông Ngô Quốc C; nơi cư trú: nơi cư trú: Đường Đ, phường Đ, quận N, thành phố Hải Phòng ; ông C có mặt, bà C vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Trong đơn khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết vụ án kinh doanh thương mại tranh chấp về hợp đồng tín dụng, trong bản tự khai, quá trình giải quyết tại Tòa án và tại phiên tòa, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn trình bày:

Ngân hàng Thương mại cổ phần Q và Công ty A ký hợp đồng tín dụng nguyên tắc số 125/HDTD2-V30/08 ngày 15/02/2008 và vay vốn theo Hợp đồng hạn mức tín dụng số: 201/HĐTD2-V009/12 ngày 26/7/2012, nội dung: Tổng hạn mức tín dụng là 3.900.000.000 đồng; thời hạn vay theo thời hạn của từng khế ước nhận nợ nhưng không quá 04 tháng kể từ ngày nhận nợ; lãi suất vay theo quy định của V tại thời điểm giải ngân và phù hợp với quy định của pháp luật, lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn; mục đích vay bổ sung vốn lưu động phục vụ kinh doanh hàng tiêu dùng; phương thức trả nợ là gốc trả cuối kỳ, lãi trả hàng tháng.

Để bảo đảm cho khoản vay trên có 3 tài sản là bất động sản. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, V đã tạo điều kiện cho Công ty A giải chấp được 02 tài sản. Tài sản đảm bảo còn lại cho khoản vay trên là: Quyền sử dụng 132,64 m2 đất ở và quyền sở hữu ngôi nhà 01 tầng cấp 4 (diện tích xây dựng 112,62 m2) tại thửa đất số 210, tờ bản đồ số ĐK - 34, địa chỉ số 25/297 đường Đông Khê (cũ số 10/297), phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: AL 968500, vào sổ cấp GCNQSDĐ số: H04319 do UBND quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng cấp ngày 23/01/2008 cho người sử dụng đất là ông Ngô Quốc C và bà Hoàng Thị Kim C theo Hợp đồng thế chấp nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 125/2008/BĐ ngày 15/02/2008; đã được công chứng tại Phòng công chứng số 2 thành phố Hải Phòng, số công chứng 402/TC-ĐNV; quyển số 01 TP/CC-SCC/HĐGD ngày 21/02/2008 và Văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng thế chấp ngày 09/4/2011 được công chứng tại Phòng công chứng số 2 thành phố Hải Phòng, số công chứng 961/SĐTC-ĐNV; quyển số 02 TP/CC-SCC/HĐGD ngày 09/4/2011. Nghĩa vụ bảo đảm đối với các hợp đồng tín dụng ký kết trong khoảng thời gian từ ngày 15/02/2008 đến ngày 15/02/2013. Việc thế chấp tài sản bảo đảm đã được đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật

Quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, V đã giải ngân cho Công ty A nhiều lần theo từng khế ước nhận nợ cụ thể. Hiện tại, Công ty A còn nợ V theo từng khế ước cụ thể tạm tính đến ngày phiên tòa 22/9/2020 như sau:

- Lần 1: Giải ngân 530.000.000 đồng theo Khế ước nhận nợ số 201.47/KƯNN2-V009/13 ngày 16/5/2013; đã trả hết nợ gốc, nợ lãi trong hạn 1.171.397 đồng, nợ lãi quá hạn 349.062.725 đồng; tổng cộng 350.234.122 đồng.

- Lần 2: Giải ngân 282.640.400 đồng theo Khế ước nhận nợ số 201.48/KƯNN2-V009/13 ngày 30/5/2013; đã trả hết nợ gốc, nợ lãi trong hạn  2.416.576 đồng, nợ lãi quá hạn 227.426.598 đồng; tổng cộng 229.843.174 đồng.

- Lần 3: Giải ngân 141.938.000 đồng theo Khế ước nhận nợ số 201.49/KƯNN2-V009/13 ngày 10/6/2013; đã trả hết nợ gốc, nợ lãi trong hạn 1.660.281 đồng, nợ lãi quá hạn 113.536.206 đồng; tổng cộng 115.196.487 đồng.

- Lần 4: Giải ngân 500.000.000 đồng theo Khế ước nhận nợ số 201.50/KƯNN2-V009/13 ngày 11/6/2013; đã trả hết nợ gốc,  nợ lãi trong hạn 6.005.556 đồng, nợ lãi quá hạn 399.712.500 đồng; tổng cộng 405.718.056 đồng.

- Lần 5: Giải ngân 291.475.797 đồng theo Khế ước nhận nợ số 201.51/KƯNN2-V009/13 ngày 18/6/2013; đã trả hết nợ gốc,  nợ lãi trong hạn 4.250.689 đồng, nợ lãi quá hạn 238.150.300 đồng; tổng cộng 242.400.989 đồng.

- Lần 6: Giải ngân 400.000.000 đồng theo Khế ước nhận nợ số 201.52/KƯNN2-V009/13 ngày 08/7/2013; đã trả hết nợ gốc,  nợ lãi trong hạn 8.541.111 đồng, nợ lãi quá hạn 322.724.625 đồng; tổng cộng 331.265.736 đồng.

- Lần 7: Giải ngân 620.000.000 đồng theo Khế ước nhận nợ số 201.53/KƯNN2-V009/13 ngày 11/7/2013, đã trả nợ gốc 540.062.417 đồng; nợ gốc còn  lại  79.937.583 đồng,  nợ lãi  trong hạn 13.838.056 đồng, nợ lãi quá hạn 532.635.984 đồng; tổng cộng 626.411.623 đồng.

- Lần 8: Giải ngân 420.000.000 đồng theo Khế ước nhận nợ số 201.54/KƯNN2-V009/13 ngày 15/7/2013; chưa trả nợ gốc, nợ lãi trong hạn 9.915.500 đồng, nợ lãi quá hạn 512.488.806 đồng; tổng cộng 942.404.306 đồng.

- Lần 9: Giải ngân 400.000.000 đồng theo Khế ước nhận nợ số 201.55/KƯNN2-V009/13 ngày 16/7/2013; chưa trả nợ gốc, nợ lãi trong hạn 9.572.222 đồng, nợ lãi quá hạn 487.890.000 đồng; tổng cộng 897.462.222 đồng.

- Lần 10: Giải ngân 400.000.000 đồng theo Khế ước nhận nợ số 201.56/KƯNN2-V009/13 ngày 17/7/2013; chưa trả nợ gốc, nợ lãi trong hạn 9.831.111 đồng, nợ lãi quá hạn 487.500.000 đồng; tổng cộng 897.331.111 đồng.

Tổng cộng số tiền V đã giải ngân cho Công ty A là 3.986.054.197 đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, Công ty A không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết giữa hai bên. Việc vi phạm thời hạn thanh toán đã dẫn đến khoản vay bị phát sinh nợ quá hạn đối với khế ước nhận nợ đầu tiên kể từ ngày 16/9/2013, khế ước cuối cùng từ ngày 18/11/2013.

Kể từ khi khoản vay bị chuyển nợ quá hạn, V đã nhiều lần làm việc và tạo điều kiện cho Công ty A thực hiện nghĩa vụ trả nợ, tuy nhiên Công ty A mới thanh toán được một phần nghĩa vụ cho V, bị đơn đã trả được 2.686.116.614 đồng nợ gốc.

Vì vậy, V đề nghị Toà án buộc Công ty A phải trả ngay cho V toàn bộ khoản nợ của 10 khế ước trên tạm tính đến ngày phiên tòa 22/9/2020 tổng cộng là: 5.038.267.826 đồng, trong đó: nợ gốc là 1.299.937.583 đồng, nợ lãi trong hạn là 67.202.499 đồng, nợ lãi quá hạn là 3.671.127.744 đồng.

Trường hợp bị đơn không thanh toán được toàn bộ khoản nợ gốc, lãi nói trên, V được đề nghị Tòa án tuyên nguyên đơn được quyền yêu cầu Cơ quan Thi hành án có thẩm quyền kê biên và phát mại tài sản bảo đảm nói trên để xử lý thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.

Về án phí: Đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

* Đại diện bị đơn Công ty A trình bày trong biên bản lấy lời khai, quá trình giải quyết tại Tòa án và tại phiên tòa như sau:

Công ty A do ông Ngô Quốc C làm chủ tịch kiêm giám đốc và là người đại diện theo pháp luật; Công ty chỉ có một thành viên là ông C. Hiện tại, Công ty đã tạm ngừng hoạt động (từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2020) do hoạt động không hiệu quả theo Giấy xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh ngày 16/12/2019 của Phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng nhưng chưa làm thủ tục tuyên bố phá sản, giải thể.

Ông C xác nhận V và Công ty A ký hợp đồng tín dụng nguyên tắc số 125/HDTD2-V30/08 ngày 15/02/2008 và vay vốn theo Hợp đồng hạn mức tín dụng số: 201/HĐTD2-V009/12 ngày 26/7/2012 như nội dung mà nguyên đơn trình bày.

Tài sản bảo đảm cho khoản vay trên ban đầu là 03 bất động sản, sau đó bị đơn đã giải chấp được 02 tài sản và hiện tài sản bảo đảm còn 01 tài sản là: Quyền sử dụng 132,64 m2  đất ở và quyền sở hữu ngôi nhà 01 tầng cấp 4 (diện tích xây dựng 112,62 m2) được xây dựng trên đất của thửa đất số 210, tờ bản đồ số ĐK–34, tại địa chỉ số 25/297 Đông Khê, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng như nguyên đơn đã trình bày và đúng theo biên bản xem xét thẩm định tại chỗ của Tòa án. Việc ký kết hợp đồng thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.

Quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, V đã thực hiện giải ngân cho Công ty A nhiều lần với tổng số tiền là 3.986.054.197 đồng và Công ty A đã trả được một phần nợ cho V là 2.686.116.614 đồng. Hiện nay, đại diện bị đơn xác nhận Công ty A còn nợ V số tiền nợ gốc là 1.299.937.583 đồng, không đồng ý với số tiền nợ lãi trong hạn và nợ lãi quá hạn vì: Cách xử lý của V khi bị đơn lâm vào hoàn cảnh khó khăn, làm ăn thua lỗ, ngân hàng không khoanh lại khoản nợ gốc và tiếp tục tính lãi và mức lãi suất của ngân hàng quá cao.

Về phương án trả nợ, đại diện bị đơn cho rằng do hiện tại Công ty A còn nhiều khoản nợ và chỉ còn duy nhất 01 tài sản thế chấp tại V nên bị đơn chỉ đồng ý phát mại tài sản thế chấp để thanh toán tất cả các khoản nợ chứ không đồng ý chỉ thanh toán khoản nợ này tại V. Về số tiền trả nợ. Công ty A chỉ đồng ý thanh toán 50% nợ gốc và không thể thanh toán tiền nợ lãi.

* Ông Ngô Quốc C là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bà Hoàng Thị Kim C trình bày trong quá trình giải quyết tại Tòa án và tại phiên tòa:

Công ty A và V ký kết Hợp đồng hạn mức tín dụng số: 201/HĐTD2- V009/12 ngày 26/7/2012, nội dung: Hạn mức tín dụng ngắn hạn là: 3.900.000.000 đồng; thời hạn vay theo thời hạn của từng khế ước nhận nợ nhưng không quá 04 tháng kể từ ngày nhận nợ; lãi suất vay: Theo quy định của V tại thời điểm giải ngân và phù hợp với quy định của pháp luật; Mục đích vay: Bổ sung vốn lưu động phục vụ kinh doanh hàng tiêu dùng.

Để đảm bảo cho các khoản vay của công ty tại V, vợ chồng ông C, bà Cđã thế chấp quyền sử dụng 132,64 m2  đất ở và quyền sở hữu ngôi nhà 01 tầng (diện tích xây dựng 112,62 m2) được xây dựng trên đất của thửa đất số 210, tờ bản đồ số ĐK – 34, tại địa chỉ số 25/297 đường Đông Khê, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng như nguyên đơn đã trình bày và đúng theo biên bản xem xét thẩm định tại chỗ của Tòa án. Việc ký kết hợp đồng thế chấp của ông C, bà Clà hoàn toàn tự nguyện, khi ký kết đã đọc nội dung của hợp đồng và đã đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.

Hiện nay, Ngân hàng V khởi kiện yêu cầu Công ty A thanh toán toàn bộ số tiền nợ gốc, lãi theo các hợp đồng tín dụng đã ký kết, quan điểm của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đề nghị V tạo điều kiện trả nợ cho Công ty A, đề nghị V miễn toàn bộ số tiền nợ lãi trong hạn và quá hạn. Đối với yêu cầu phát mại tài sản của V, ông C và bà Cchỉ đồng ý phát mại tài sản bảo đảm để thanh toán tất cả các khoản nợ của Công ty A vì hiện tại ngoài V Công ty A còn rất nhiều khoản nợ khác.

Kiểm sát viên phát biểu quan điểm về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa; việc chấp hành pháp luật của nguyên đơn kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án đã đảm bảo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa 01 lần không có lý do dù đã được triệu tập hợp lệ là vi phạm quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bà Hoàng Thị Kim C vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện hợp pháp tham gia phiên tòa. Vì vậy, Tòa án xét xử vụ án vắng mặt người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là đúng theo quy định tại khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Về quan điểm giải quyết vụ án: Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, lời khai của đương sự; qua quá trình hỏi, tranh luận công khai tại phiên tòa, xét thấy hợp đồng tín dụng ký kết giữa hai bên là hợp pháp. Nguyên đơn đã thực hiện đúng nghĩa vụ giải ngân đủ số tiền nợ gốc theo 10 giấy nhận nợ; bị đơn đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán về nợ gốc và nợ lãi.

Vì vậy, căn cứ khoản 1 Điều 30, điểm b khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, khoản 1 Điều 147, Điều 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự; áp dụng các điều 90, 91, 94, 95 của Luật Các tổ chức tín dụng; các điều 317; 319; 322; 429; 463; 465; 466 của Bộ luật Dân sự năm 2015; khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với bị đơn về khoản nợ gốc, nợ lãi của 10 khế ước nhận nợ tính đến ngày 22/9/2020 là 5.038.267.826 đồng, trong đó: nợ gốc là 1.299.937.583 đồng, nợ lãi trong hạn là 67.202.499 đồng, nợ lãi quá hạn là 3.671.127.744 đồng.

Kể từ ngày tiếp theo ngày xét xử sơ thẩm, bị đơn Công ty A phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong các hợp đồng tín dụng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trường hợp trong hợp đồng tín dụng các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng cho vay theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng cho vay.

Trường hợp Công ty A không trả được số tiền nợ gốc, nợ lãi nêu trên, V có quyền đề nghị cơ quan Thi hành án có thẩm quyền phát mại tài sản bảo đảm theo Hợp đồng thế chấp và văn bản sửa đổi, bổ sung đã ký giữa hai bên để thu hồi nợ Công ty A phải chịu 113.038.268 đồng án phí dân sự sơ thẩm. Ngân hàng Thương mại cổ phần Q không phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm. Trả lại cho V số tiền tạm ứng án phí đã nộp. Các đương sự được quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và đã được thẩm tra tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định:

- Xét về áp dụng pháp luật tố tụng:

[1] Đây là vụ án tranh chấp về hợp đồng tín dụng giữa các tổ chức có đăng ký kinh doanh là Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam và Công ty A được quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự. Bị đơn Công ty A có trụ sở trên địa bàn quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự.

[2] Tại phiên tòa ngày 08/9/2020, đại diện bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Ngô Quốc C vắng mặt lần thứ nhất có đơn xin hoãn phiên tòa, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Hoàng Thị Kim C vắng mặt tại phiên tòa lần thứ nhất không có lý do nên Hội đồng xét xử đã ra Quyết định hoãn phiên tòa và tống đạt Quyết định hoãn phiên tòa cho những người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật. Tại phiên tòa hôm nay, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Hoàng Thị Kim C vắng mặt tại phiên tòa và có người đại diện hợp pháp là ông Ngô Quốc C tham gia phiên tòa nên Tòa án tiến hành xét xử vụ án vắng mặt người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự.

- Xét về áp dụng pháp luật nội dung:

[3] Việc ký kết Hợp đồng tín dụng nguyên tắc hợp đồng tín dụng nguyên tắc số 125/HDTD2-V30/08 ngày 15/02/2008; Hợp đồng hạn mức tín dụng số: 201/HĐTD2-V009/12 ngày 26/7/2012; Hợp đồng thế chấp nhà ở và QSDĐ ở số 125/2008/BĐ ngày 15/02/2008 và Văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng thế chấp ngày 09/4/2011 trước ngày Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực pháp luật; các hợp đồng này đang được thực hiện, có nộ i dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 đến nay có tranh chấp nên áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 688 của Bộ luật Dân sự năm 2015

- Xét về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn:

[4] Hợp đồng tín dụng nguyên tắc số 125/HDTD2-V30/08 ngày 15/02/2008; Hợp đồng hạn mức tín dụng số: 201/HĐTD2-V009/12 ngày 26/7/2012 được ký kết giữa bên cho vay là V và bên vay là Công ty A tuân thủ quy định tại các điều 116, 117 của Bộ luật Dân sự năm 2015 với các điều khoản của hợp đồng không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Do vậy các hợp đồng trên là hợp pháp, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của hai bên. Theo đó, V đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, giải ngân cho Công ty A vay đủ số tiền theo từng giấy nhận nợ. Công ty A đã nhận đủ tiền vay nhưng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của mình theo các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký kết, vi phạm các kỳ hạn thanh toán trả nợ, thời điểm vi phạm khế ước đầu tiên ngày 16/9/2013; thời điểm vi phạm khế ước nhận nợ cuối cùng ngày 18/11/2013. Như vậy, bị đơn đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán quy định trong hợp đồng tín dụng và các giấy nhận nợ. Vì vậy, V khởi kiện buộc Công ty A phải trả nợ gốc, nợ lãi để thu hồi nợ là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật, cần chấp nhận theo quy định tại các Điều 463; 465; 466 Bộ luật Dân sự 2015. Tính đến ngày xét xử sơ thẩm hôm nay, ngày 22/9/2020, Công ty A còn nợ và có nghĩa vụ phải trả cho V số tiền nợ gốc, nợ lãi còn lại của 10 giấy nhận nợ theo Hợp đồng tín dụng nguyên tắc số 125/HDTD2-V30/08 ngày 15/02/2008; Hợp đồng hạn mức tín dụng số: 201/HĐTD2-V009/12 ngày 26/7/2012, tổng cộng là: 5.038.267.826 đồng, trong đó: nợ gốc là 1.299.937.583 đồng, nợ lãi trong hạn là 67.202.499 đồng, nợ lãi quá hạn là 3.671.127.744 đồng.

[5] Quan điểm của bị đơn đồng ý về các khoản nợ V đưa ra tại phiên tòa nhưng không đồng ý về cách xử lý khoản vay của V khi khách hàng làm ăn thua lỗ nên bị đơn chỉ đồng ý trả 50% nợ gốc và không trả nợ lãi cho V do Công ty hiện không còn hoạt động, không có khả năng trả nợ là không có căn cứ nên không chấp nhận.

- Về yêu cầu phát mại tài sản:

[6] Để bảo đảm cho các khoản vay nêu trên, V và Công ty A còn ký kết Hợp đồng thế chấp nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 125/2008/BĐ ngày 15/02/2008 và Văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng thế chấp ngày 09/4/2011 như các bên đương sự trình bày.

[7] Hợp đồng thế chấp và văn bản sửa đổi, bổ sung nói trên được được chứng nhận tại Phòng Công chứng số 2 thành phố Hải Phòng và đã được đăng ký giao dịch bảo đảm, Bên thế chấp và ông C, bà Cxác nhận việc ký hợp đồng thế chấp là hoàn toàn tự nguyện, ông bà đã đọc nội dung hợp đồng trước khi ký nên các hợp đồng trên phù hợp với quy định của pháp luật cả về hình thức và nội dung, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Hội đồng xét xử xét thấy, quan điểm của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Hiện tại Công ty A chỉ còn 01 tài sản là tài sản thế chấp tại V trong vụ án này nên không đồng ý phát mại để trả nợ cho V mà chỉ đồng ý phát mại tài sản bảo đảm để thanh toán cho tất cả các khoản vay của Công ty A là không phù hợp với quy định của pháp luật vì không liên quan đến vụ án này và không nằm trong phạm vi khởi kiện của nguyên đơn nên Hội đồng xét xử không chấp nhận.

[8] Vì vậy, trường hợp bị đơn không trả được các khoản nợ từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật thì bên thế chấp còn phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của người thế chấp đối với V theo thỏa thuận của các bên tại các điều 1,4 của hợp đồng thế chấp và quy định tại các điều 317; 319; 322 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Vì vậy, Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu của V được quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

- Về án phí:

[9] Căn cứ khoản 1 Điều 147; khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 1 4 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án: Yêu cầu khởi kiện của V được chấp nhận nên nguyên đơn không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Trả lại cho V số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 56.380.000 đồng.

[10] Bị đơn Công ty A phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là: 112.000.000 đồng + 0,1% x (5.038.267.826 đồng - 4.000.000.000 đồng) = 113.038.268 đồng (làm tròn 113.039.000 đồng).

[11] Các đương sự có quyền kháng cáo bản án theo quy định của pháp luật. Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 1 Điều 30, điểm b khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, khoản 1 Điều 147, khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228, Điều 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự;

Căn cứ vào các điều 90, 91, 94, 95 của Luật các tổ chức Tín dụng;

Căn cứ vào các điều điều 317; 319; 322; 429; 463; 465; 466 của Bộ luật Dân sự năm 2015;

Căn cứ vào khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án

Xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng Thương mại cổ phần Q đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thương mại AC.

1. Bị đơn Công ty Trách nhiệm hữu hạn A phải trả cho nguyên đơn Ngân hàng Thương mại cổ phần Q tổng số tiền nợ còn lại của 10 giấy nhận nợ số: 201.47/KƯNN2-V009/13 ngày 16/5/2013; 201.48/KƯNN2-V009/13 ngày 30/5/2013; 201.49/KƯNN2-V009/13 ngày 10/6/2013; 201.50/KƯNN2-V009/13 ngày 11/6/2013; 201.51/KƯNN2-V009/13 ngày 18/6/2013; 201.52/KƯNN2- V009/13 ngày 08/7/2013; 201.53/KƯNN2-V009/13  ngày 11/7/2013; 201.54/KƯNN2-V009/13 ngày 15/7/2013; 201.55/KƯNN2-V009/13 ngày  16/7/2013; 201.56/KƯNN2-V009/13 ngày 17/7/2013 theo Hợp đồng tín dụng nguyên tắc  hợp đồng tín dụng nguyên tắc số 125/HDTD2-V30/08 ngày 15/02/2008; Hợp đồng hạn mức tín dụng số: 201/HĐTD2-V009/12 ngày 26/7/2012, tổng cộng là : 5.038.267.826 đồng, trong đó: nợ gốc là 1.299.937.583 đồng, nợ lãi trong hạn là 67.202.499 đồng, nợ lãi quá hạn là 3.671.127.744 đồng.

Kể từ ngày tiếp theo ngày xét xử sơ thẩm, bị đơn Công ty Trách nhiệm hữu hạn Aphải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong các hợp đồng tín dụng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trường hợp trong hợp đồng tín dụng các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng cho vay theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng cho vay.

2. Về quyền phát mại tài sản:

Trường hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Akhông trả được số tiền nợ gốc, nợ lãi nêu trên, Ngân hàng Thương mại cổ phần Q có quyền đề nghị cơ quan Thi hành án có thẩm quyền phát mại các tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 210, tờ bản đồ số ĐK - 34, tại địa chỉ số 25/297 (số mới 10/297) đường Đông Khê, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: AL 968500, vào sổ cấp GCNQSDĐ số: H04319 do UBND quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng cấp ngày 23/01/2008 cho người sử dụng đất là ông Ngô Quốc C và bà Hoàng Thị Kim C theo Hợp đồng thế chấp nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 125/2008/BĐ ngày 15/02/2008; đã đư ợc công chứng tại Phòng công chứng số 2 thành phố Hải Phòng, số công chứng 402/TC-ĐNV; quyển số 01 TP/CC-SCC/HĐGD ngày 21/02/2008 và Văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng thế chấp ngày 09/4/2011 được công chứng tại Phòng công chứng số 2 thành phố Hải Phòng, số công chứng 961/SĐTC-ĐNV; quyển số 02 TP/CC-SCC/HĐGD ngày 09/4/20114.

3. Về án phí:

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Aphải chịu 113.039.000 đồng (làm tròn) án phí dân sự sơ thẩm.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Q không phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm. Trả lại cho V số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 56.380.000 đồng theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí số 6327 ngày 02 tháng 3 năm 2020 tại Chi cục Thi hành án dân sự quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.

4. Quyền kháng cáo đối với bản án:

Nguyên đơn Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thương mại AC, những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Ngô Quốc C và bà Hoàng Thị Kim C được quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

5. Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

392
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 06/2020/KDTM-ST ngày 22/09/2020 về tranh chấp hợp đồng tín dụng

Số hiệu:06/2020/KDTM-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Quận Ngô Quyền - Hải Phòng
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 22/09/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về