Bản án 02/2021/DSPT ngày 11/01/2021 về tranh chấp quyền thừa kế tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH

BẢN ÁN 02/2021/DSPT NGÀY 11/01/2021 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN THỪA KẾ TÀI SẢN 

Ngày 11 tháng 01 năm 2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 21/2020/TLPT-DS ngày 17/11/2020, về“Tranh chấp quyền thừa kế tài sản”.

Do bản án dân sự sơ thẩm số 03/2020/DSST ngày 28/09/2020 của Tòa án nhân dân huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh bị kháng cáo. Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 28/2020/TB-TA ngày 28/12/2020; giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Ông Phạm Ngọc N, SN 1953; Địa chỉ: Số nhà 51, đường Tô Bá Ngọc, P. Hưng Bình, TP. Vinh, Nghệ An, có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn Th - Luật sư Văn phòng Luật sư Trung Vinh – Đoàn Luật sư tỉnh Nghệ An, có mặt.

- Bị đơn: Ông Phạm C, SN 1940; Địa chỉ: Xóm 9, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh , có mặt.

- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

Ông Phạm Đ, SN 1939; Địa chỉ: Xóm 9, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà T, vắng mặt.

Bà Phạm Thị Ng; Sn 1935; Địa chỉ: SN 36, ngõ 114, đường Nguyễn Văn Linh, tổ 7, P. Tô Hiệu, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, vắng mặt.

Bà Phạm Thị Y; SN 1936; Địa chỉ: Ấp Bàu Mây, xã Phú Thanh, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, vắng mặt.

Ông Phạm K; Sn 1945; Địa chỉ: Tổ dân phố Đ lý Vận Tải, Bộ Tư lệnh Đặc công, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội, vắng mặt.

Bà Phạm Thị L; SN 1949; Địa chỉ: SN 104. đường Nguyễn Văn Thoại, P. Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng, vắng mặt.

Người kháng cáo: Ông Phạm Ngọc N.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện, quá trình giải quyết và tại phiên tòa sơ thẩm phía Nguyên đơn trình bày:

Cha ông là cụ Phạm Mại mất năm 1994, mẹ ông là cụ Nguyễn Thị Chắt mất năm 1959, cả hai khi mất không để lại di chúc. Bố mẹ sinh được 07 người con là: Phạm Ngọc N, Phạm K, ông Phạm C, bà Phạm Thị Y, ông Phạm Đ, bà Phạm Thị Ng và bà Phạm Thị L. Cha mẹ có để lại thửa đất có số thửa 504 và 525, tờ bản đồ số 7 xác lập từ năm 1993 với diện tích 1224 m2 đất tại xóm 9 (còn gọi là xóm Lũy), xã Kim Lộc (nay là Kim Song Trường), huyện Can Lộc, tỉnh Hà T. Sau khi bố mẹ mất ngày 30/5/2017 Bảy anh chị em đã lập biên bản họp gia đình thống nhất phân chia thửa đất này thành 02 phần trong đó chia cho ông Phạm C 520,7m2 theo kết quả đo đạc của Tòa án là thửa số 130 tờ bản đồ số 27 với diện tích 516,2m2. Sau đó 6 anh chị em đã yêu cầu cán bộ địa chính đo lại và tháng 6 năm 2017 đã xây tường phân chia đối với đất này thành 02 thửa như hiện nay trong đó 01 thửa có nhà và các công trình trên đất của ông Phạm C, 01 thửa đất có nhà thờ và các công trình khác. Tuy nhiên sau đó ông C và gia đình không chấp nhận còn có thái độ gây gỗ đòi toàn bộ đất đai trên. Vì vậy ông và các đồng thừa kế khác đề nghị Tòa án chia thừa kế đối với thửa đất này cụ thể:

Phân chia 1.224 m2 đất do cha mẹ tôi là cụ Phạm Mại và cụ Nguyễn Thị Chắt để lại tại xóm 9 (còn gọi là xóm Lũy), xã Kim Lộc, huyện can Lộc, tỉnh Hà T, số thửa là 504 và 525, tờ bản đồ số 7 xác lập từ năm 1993 thành 7 kỷ phần thừa kế như nhau, mỗi kỷ phần là 174,85 m2. Trong đó:

- Sáu phần đất của ông, Phạm Thị Ng, Phạm Thị Y, Phạm Đ, Phạm Thị L và Phạm K được phân chia liền kề nhau, trong đó có nhà thờ đã xây dựng để thuận lợi cho việc quản lý nhà thờ và xây dựng các công trình phục vụ chung cho sáu người và thuận tiện cho việc xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung của sáu người.

- Đối với phần đất ông Phạm C được phân chia trên cơ sở đảm bảo gi Nguyên trạng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống, lối đi ra đường xóm của gia đình ông Phạm C đã được xây dựng từ trước. Đảm bảo không vượt quá kỷ phần diện tích đất được quyền thừa kế của ông Phạm C.

- Về đất ở theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp ngày 25/12/1995 của cụ Phạm Mại là 200 m2 đã được cụ Phạm Mại làm nhà ở trên diện tích đó, nay nhà ở của cụ Phạm Mại được tu sửa thành nhà thờ, trong đó ông Phạm C cũng được quyền thờ cúng tổ tiên tại nhà thờ đó, nên số diện tích đất ở pH nằm trong tổng diện tích đất chung của sáu chúng tôi là Phạm Thị Ng, Phạm Thị Y, Phạm Đ, Phạm K, Phạm Thị L và Phạm Ngọc N.

Căn cứ vào kết quả thẩm định ông yêu cầu Tòa án giải quyết như sau: Chia cho 06 anh chị em là Phạm K, ông Phạm Ngọc N, bà Phạm Thị Y, ông Phạm Đ, bà Phạm Thị Ng và bà Phạm Thị L phần đất 841,9m2 cụ thể: Phần đất tính theo hàng rào tại thửa 129 là 660,8m2 và 181,1m2 phần đất trống trên thửa đất 130 theo kết quả thẩm định. Phần diện tích của 06 anh chị em chúng đề nghị không chia nhỏ ra làm 06 phần mà nhập làm 01 phần để tạo điều kiện trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sinh hoạt cũng như tôn tạo nhà thờ.

Theo các văn bản ghi lời khai, quá trình tố tụng phía bị đơn ông Phạm C trình bày: Thửa đất có số thửa 504 và 525, tờ bản đồ số 7 xác lập từ năm 1993 với diện tích 1224 m2 tại xóm 9 (còn gọi là xóm Lũy), xã Kim Lộc (nay là Kim Song Trường), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh là do cha mẹ ông là cụ Phạm Mại và cụ Nguyễn Thị Chắt để lại.

Sau khi bố mẹ mất ngày 30/5/2017 nhân giỗ lần thứ 59 của mẹ, 07 anh chị em đã lập biên bản họp gia đình thống nhất phân chia thửa đất này thành 02 phần trong đó chia cho ông 520,7m2 theo kết quả đo đạc của Tòa án là thửa số 130 tờ bản đồ số 27 với diện tích 516,2m2. Còn phần đất 686,9m2 theo kết quả đo đạc của Tòa án là thửa số 129 tờ bản đồ số 27 với diện tích 660,8m2 để làm nhà thờ. Sau đó ông N có mời ông Nguyễn Văn Hoàng là bị thư chi bộ thôn và ông Nguyễn Văn Phước là trưởng thôn đến đo đạc và xác định ranh giới, trong tháng 6/2017 ông N đã bỏ kinh phí xây toàn bộ hàng rào ngăn cách giữa hai thửa đất.

Hiện nay ông N yêu cầu chia như vậy tôi không nhất trí tôi đề nghị Tòa án gi Nguyên ranh giới mà các bên đã thỏa thuận và xây tường rào kiên cố vào năm 2017 Tại bản án dân sự sơ thẩm 03/2020/DSST ngày 28/9/2020 của Tòa án nhân dân huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh quyết định:

Áp dụng Điều 609, 610, 612, 611, 613, 614, 623, 649, 650, 651, 688 Bộ luật dân sự 2015; Điều 36 Pháp lệnh thừa kế năm 1990. Khoản 5 Điều 26, Điểm a Khoản 1 Điều 35, Điểm a, c Khoản 1 Điều 39, Điều 147, Điều 155, Khoản 1 Điều 157, Điều 158; Điều 227; Điều 228 của Bộ luật tố tụng dân sự; xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn:

- Nguyên đơn ông Phạm Ngọc N và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ông Phạm K, bà Phạm Thị Y, ông Phạm Đ, bà Phạm Thị Ng và bà Phạm Thị L được sử dụng 660,8m2 có tứ cận: phía Tây giáp đất hộ gia đình bà Nguyễn Thị Mười và vườn hoang có chiều dài 47,91m; phía Nam giáp đường liên thôn có chiều dài 14,15m; phía Bắc giáp hộ gia đình ông Nguyễn Văn Thống có chiều dài 11,01m; phía Đông giáp phần đất ông C đang sử dụng có chiều dài 45,25m. Trong đó có 110m2 đất ở và 550,8m2 đất vườn.

- Bị đơn ông Phạm C được sử dụng 516,2m2 có tứ cận: Phía Tây giáp phần đất của 06 người được chia có chiều dài 45,25m; phía Nam giáp đường liên thôn có chiều dài 15,66m; phía Bắc giáp hộ gia đình anh Nguyễn Văn Thống có chiều dài 7,71m; phía Đông giáp đất hộ gia đình anh Nguyễn Văn Thuộc và Nguyễn Viết Dũng có chiều dài 40,26m. Trong đó có 90m2 đất ở và 426,2m2 đất vườn..

Ngoài ra án sơ thẩm còn tuY về án phí sơ thẩm và quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật.

Không đồng ý với bản án sơ thẩm, ngày 09/10/2020 ông Phạm Ngọc N kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm và đề nghị Tòa phúc hủy bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn.

Tại phiên tòa phúc thẩm Nguyên đơn vẫn gi Nguyên nội dung kháng cáo, đại diện VKSND tỉnh Hà Tĩnh phát biểu về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và các đương sự. Sau khi phân tích đánh giá các chứng cứ của vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm đề nghị HĐXX áp dụng khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự không chấp nhận kháng cáo của Nguyên đơn, giữa Nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa, kết quả tranh luận, HĐXX thấy rằng:

[1] Về thủ tục tố tụng: Đơn kháng cáo của ông Phạm Ngọc N làm trong hạn luật định được chấp nhận xem xét theo thủ tục phúc thẩm.

Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có kháng cáo nhưng Tòa án đã triệu tập họ hợp lệ nhưng tại phiên tòa vắng mặt. Xét thấy sự vắng mặt của những người này không ảnh hưởng đến việc xét xử nên căn cứ khoản 3 Điều 296 BLTTDS Tòa án tiến hành xét xử vụ án theo quy định của pháp luật.

[2] Về nội dung Xét yêu cầu kháng cáo của Nguyên đơn Phạm Ngọc N HĐXX thấy rằng

[2.1] Kháng cáo của Nguyên đơn cho rằng quá trình giải quyết vụ án Nguyên đơn ông có đơn yêu cầu Luật sư tham gia tố tụng nhưng Tòa cấp sơ thẩm không làm các thủ tục tham gia tố tụng cho Luật sư cũng như không gửi Quyết định xét xử, giấy báo phiên tòa cho Luật sư là ảnh hưởng đến quyền lợi của Nguyên đơn. Qua phản ánh tại trang 3 bút ký phiên tòa sơ thẩm cũng như biên bản lấy lời khia, biên bản hòa giải: khi Thẩm phán chủ tọa giải thích quyền và nghĩa vụ của Nguyên đơn được quy định tại Điều 70, 71 BLTTDS và hỏi “Nguyên đơn có nhờ ai bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình tại phiên tòa không?” Nguyên đơn trả lời tự mình bảo vệ… Mặc dù trong quá trình giải quyết vụ án Nguyên đơn có yêu cầu Luật sư nhưng tại phiên tòa sơ thẩm Nguyên đơn trả lời tự mình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Trường hợp Nguyên đơn yêu cầu có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì có quyền yêu cầu tạm hoãn phiên tòa để mời người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tham gia phiên tòa nhưng Nguyên đơn không thực hiện quyền của mình vì vậy HĐXX không xem xét. Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, Nguyên đơn có yêu cầu mời Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình vì vậy quyền lợi của Nguyên đơn không bị ảnh hưởng.

[2.2] Xét kháng cáo của Nguyên đơn về việc chia thừa kế * Về xác định di sản thừa kế, thời điểm mở thừa kế và người được chia thừa kế:

Quá trình giải quyết vụ án các đương sự đều công nhận cha mẹ của họ là cụ Nguyễn Thị Chắt (mất năm 1956) và Phạm Mại (mất năm 1994) để lại di sản là thửa đất số 504 và 525, tờ bản đồ số 7 xác lập từ năm 1993, đất mang tên ông Phạm Mại với diện tích 1.224 m2, tại xóm 9 (còn gọi là xóm Lũy), xã Kim Song Trường; nay là thửa số 129 và 130; theo kết quả thẩm định của Tòa cấp sơ thẩm có diện tích 1.177m2 . Các đương sự đều nhất trí yêu cầu Tòa án chia thừa kế đối với diện tích đất như trên. Vì vậy Tòa sơ thẩm xác định di sản thừa kế chia theo pháp luật là 1.177m2 là chính xác.

Bà Nguyễn Thị Chắt mất năm 1959, năm 1994 ông Phạm Mại chết, theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990; khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự 2015 thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế của ông Phạm Mại và bà Nguyễn Thị Chắt vẫn còn. Ông Phạm Mại và bà Nguyễn Thị Chắt có 07 người con là Phạm Ngọc N, Phạm K, ông Phạm C, bà Phạm Thị Y, ông Phạm Đ, bà Phạm Thị Ng và bà Phạm Thị L. Cụ Mại và cụ Chắt chết không để lại di chúc nên chia thừa kế cho các đồng thừa kế theo quy định pháp luật.

* Về căn cứ để chia di sản thừa kế.

Theo lời khai của các đương sự thì từ năm 1973 Phạm C lấy vợ về sinh sống cùng bố mẹ trên thửa đất này cho đến nay còn 06 anh chị em đều thoát ly khỏi địa phương sinh sống và làm việc ở các địa phương khác. Năm 1986 khi ông C được bố là ông Phạm Mại cho ra ở riêng xây nhà kiên cố trên phần đất bên cạnh như hiện trạng hiện nay các đồng thừa kế đều nhất trí và không có ý kiến gì.

Theo lời trình bày của ông Phan Đình Ngọc là người được ông Mại nhờ đo đạc chia vườn để ông C xây nhà thì “năm 1986 cụ Phạm Mại mời ông Nguyễn Văn Nhiên cán bộ ruộng đất của xã đo đất chia đôi vườn ở của cụ để cho ông Phạm C làm nhà, cụ có nhờ tôi giúp đỡ. Khi tiến hành đo dạc tôi cầm một đầu thước dây, ông C cầm một đầu thước dây, ông Nhiên cầm sổ ghi chép số liệu còn cụ Mại chỉ ranh giới”. Như vậy cần khẳng định việc ông C làm nhà trên phần đất như hiện trạng hiện nay đã được ông Phạm Mại và các đồng thừa kế đồng ý và việc xác lập ranh giới thửa đất đã trên 30 năm không có tranh chấp.

Nguyên đơn trình bày sau khi bà Chắt và ông Mại mất, các đồng thừa kế đã có ý định chia tài sản này làm hai phần phần như hiện trạng ngày nay, tuy nhiên do không có mặt cả bảy anh chị em nên không thực hiện được thủ tục. Ngày 30/5/2017 nhân dịp ngày giỗ lần thứ 59 của mẹ, các đồng thừa kế đã lập biên bản họp gia đình thống nhất phân chia thửa đất này thành 02 phần trong đó chia cho ông Phạm C 520,7m2 theo kết quả thẩm định là thửa số 130 tờ bản đồ số 27 với diện tích 516,2m2. Biên bản họp gia đình này chưa được công chứng chứng thực tuy nhiên lời khai của các đồng thừa kế đều khẳng định nội dung thỏa thuận vào ngày 30/5/2017 là hoàn toàn tự nguyện, các đồng thừa kế đều ký vào biên bản. Như vậy, việc thỏa thuận của các đồng thừa kế vào ngày 30/5/2017 phù hợp với việc chia đất và làm nhà của ông Phạm C và ông Phạm Mại vào năm 1986.

Sau khi lập biên bản chia đất ông Phạm Ngọc N và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đã xây dựng hàng rào kiên cố ngăn cách giữa hai thửa đất. Theo kết quả thẩm định của Tòa án sơ thẩm phần đất có nhà thờ diện tích 660,8m2 còn phần đất có các công trình của ông Phạm C có diện tích 516,2m2. Mặc dù phần diện tích của ông C lớn hơn so với kỷ phần thừa kế theo pháp luật, tuy nhiên quá trình sinh sống trên đất từ năm 1973 đến nay ông C đã có công sức đóng góp trong việc tôn tạo, cải tạo đối với thửa đất, hơn nữa theo trình bày của Nguyên đơn và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan việc yêu cầu chia thừa kế đối với thửa đất nhằm mục đích làm nhà thờ đề thờ cúng bố mẹ cũng như làm nhà là nơi ở để con cháu về quê mỗi dịp giỗ tết chứ các đồng thừa kế không có ý định về sinh sống trên thửa đất này.

Nguyên đơn và những người liên quan yêu cầu lấy toàn bộ phần đất phía trước nhà của bị đơn chỉ trừ lối ra cho bị đơn như vậy ảnh hưởng đến công năng cũng như tính năng và giá trị sử dụng thửa đất của bị đơn ông Phạm C.

Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm chia di sản thừa kế là thửa đất số 504 và 525, tờ bản đồ số 7 xác lập từ năm 1993 với diện tích 1.224 m2 nay là thửa số 129 và 130 theo kết quả thẩm định có tổng diện tích 1.177m2 tại xóm 9 (còn gọi là xóm Lũy), xã Kim Song thành hai phần theo như hiện trạng hàng rào đã xây dựng kiên cố từ năm 2017; trong đó: Nguyên đơn ông Phạm Ngọc N và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ông Phạm K, bà Phạm Thị Y, ông Phạm Đ, bà Phạm Thị Ng và bà Phạm Thị L được hưởng phần di sản thừa kế là 660,8m2 còn bị đơn ông Phạm Đ được hưởng phần di sản thừa kế 516,2m2 là có căn cứ.

Từ những phân tích trên HĐXX xét thấy rằng không có căn cứ để chấp nhận nội dung kháng cáo của Nguyên đơn; giữ Nguyên bản án sơ thẩm.

[3]. Về án phí dân sự phúc thẩm: Nguyên đơn là người cao tuổi nên căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 miễn án phí DSPT cho ông Phạm Ngọc N.

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ Luật tố tụng dân sự;

Không chấp nhận kháng cáo của Nguyên đơn ông Phạm Ngọc N;

Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số 03/2020/DS-ST ngày 28/9/2020 của Tòa án nhân dân huyện Can Lộc, tỉnh Hà T.

Áp dụng Điều 609, 610, 612, 611, 613, 614, 623, 649, 650, 651, 688 Bộ luật dân sự 2015; Điều 36 Pháp lệnh thừa kế năm 1990. Khoản 5 Điều 26, Điểm a Khoản 1 Điều 35, Điểm a, c Khoản 1 Điều 39, Điều 147, Điều 155, Khoản 1 Điều 157, Điều 158; Điều 227; Điều 228 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Điểm đ Khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30- 12-2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;

TuY xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn:

- Nguyên đơn ông Phạm Ngọc N và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ông Phạm K, bà Phạm Thị Y, ông Phạm Đ, bà Phạm Thị Ng và bà Phạm Thị L được sử dụng 660,8m2 có tứ cận: phía Tây giáp đất hộ gia đình bà Nguyễn Thị Mười và vườn hoang có chiều dài 47,91m; phía Nam giáp đường liên thôn có chiều dài 14,15m; phía Bắc giáp hộ gia đình ông Nguyễn Văn Thống có chiều dài 11,01m; phía Đông giáp phần đất ông C đang sử dụng có chiều dài 45,25m. Trong đó có 110m2 đất ở và 550,8m2 đất vườn.

- Bị đơn ông Phạm C được sử dụng 516,2m2 có tứ cận: Phía Tây giáp phần đất của 06 người được chia có chiều dài 45,25m; phía Nam giáp đường liên thôn có chiều dài 15,66m; phía Bắc giáp hộ gia đình anh Nguyễn Văn Thống có chiều dài 7,71m; phía Đông giáp đất hộ gia đình anh Nguyễn Văn Thuộc và Nguyễn Viết Dũng có chiều dài 40,26m. Trong đó có 90m2 đất ở và 426,2m2 đất vườn.

(Vị trí thửa đất được chia có sơ đồ kèm theo bản án) Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án và người pH thi hành án có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự.

2. Về lệ phí đo đạc, xem xét thẩm định tại chổ: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự Nguyên đơn ông Phạm Ngọc N chịu toàn bộ số tiền lệ phí xem xét thẩm định tại chỗ.

3. Về án phí DSST: Miễn án phí dân sự sơ thẩm cho Nguyên đơn ông Phạm Ngọc N, bị đơn ông Phạm C và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ông Phạm K, bà Phạm Thị Y, ông Phạm Đ, bà Phạm Thị Ng và bà Phạm Thị L.

Về án phí DSPT: Miễn án phí dân sự phúc thẩm cho Nguyên đơn ông Phạm Ngọc N.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

506
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 02/2021/DSPT ngày 11/01/2021 về tranh chấp quyền thừa kế tài sản

Số hiệu:02/2021/DSPT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hà Tĩnh
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 11/01/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về