Bản án 02/2019/KDTM-PT ngày 04/04/2019 về tranh chấp hợp đồng tín dụng

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

BẢN ÁN 02/2019/KDTM-PT NGÀY 04/04/2019 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

Trong các ngày 03 và 04 tháng 4 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa, xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 01/2019/TLPT-KDTM ngày 03 tháng 01 năm 2019 về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng.

Do Bản án sơ thẩm số 03/2018/KDTM-ST ngày 31/10/2018 của Tòa án nhân dân thành phố C, tỉnh Khánh Hòa bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 22/2019/QĐ-PT ngày 20 tháng 3 năm 2019 giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Ngân hàng N Địa chỉ: Số 02 đường L, quận B, thành phố Hà Nội.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Trịnh Ngọc K - Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Trương Văn C - Phó giám đốc Ngân hàng N Chi nhánh thành phố C; theo Giấy ủy quyền số 427/UQ-NHNo-CR ngày 10/7/2018.

Đa chỉ: Số 1730 đường H, phường P, thành phố C, tỉnh Khánh Hòa. Ông C có mặt.

- Bị đơn: Ông Trương Công D - Chủ Doanh nghiệp K.

Đa chỉ: Tổ dân phố K, phường B, thành phố C, tỉnh Khánh Hòa. Ông D có mặt.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Trương Thị X, sinh năm 1971; địa chỉ: Tổ dân phố K, phường B, thành phố C, tỉnh Khánh Hòa.

Bà X ủy quyền cho ông Trương Công D, sinh năm 1966; địa chỉ: Tổ dân phố K, phường B, thành phố C, tỉnh Khánh Hòa; ông D có mặt.

- Người kháng cáo: Bị đơn ông Trương Công D - Chủ Doanh nghiệp K.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo Đơn khởi kiện đề ngày 17/5/2018, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn Ngân hàng N trình bày:

Căn cứ Hợp đồng tín dụng số 4702-LAV-200900841/HĐTD ngày 25/10/2011 và Phụ lục hợp đồng tín dụng số 4702-LAV-200900841/PLHĐTD ngày 02/3/2012 được ký giữa Ngân hàng N Chi nhánh thành phố C, tỉnh Khánh Hòa (viết tắt là Ngân hàng N) và Doanh nghiệp K, theo đó Ngân hàng N thỏa thuận cho Doanh nghiệp K được tiếp tục vay vốn theo phương thức hạn mức tín dụng, mức dư nợ cao nhất 2.000.000.000đ, mục đích bổ sung nhu cầu vốn lưu động dùng để sản xuất nước uống tinh khiết và kinh doanh vật tư phục vụ ngành nước; lãi suất cho vay theo từng thời điểm nhận nợ; lãi suất tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng là 19%/năm; lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay. Doanh nghiệp K đã nhận nợ tiền vay tại Ngân hàng N theo 14 giấy nhận nợ. Tuy nhiên, đến kỳ hạn trả nợ theo các giấy nhận nợ trên, Doanh nghiệp K không trả được cho Ngân hàng N nên Ngân hàng đã chuyển sang nợ quá hạn. Sau đó, Ngân hàng N đã liên tục làm việc với chủ Doanh nghiệp K để yêu cầu thanh toán nợ nhưng chủ doanh nghiệp hứa hẹn nhiều lần vẫn không thực hiện việc trả nợ.

Đến ngày 25/9/2013, chủ Doanh nghiệp K xin tự bán bớt tài sản thế chấp và đã trả nợ gốc số tiền 520.000.000đ và lãi 10.000.000đ.

Đến ngày 22/5/2014, chủ Doanh nghiệp K xin tự bán bớt tài sản thế chấp và đã trả nợ gốc 1.479.300.000đ và lãi 700.000đ.

Sau đó, Ngân hàng N đã làm việc nhiều lần với chủ Doanh nghiệp K và chủ doanh nghiệp cam kết trả nợ dần nhưng đến nay vẫn không thực hiện đúng theo cam kết. Tính đến ngày 17/5/2018, tổng số tiền Doanh nghiệp K phải trả cho Ngân hàng N là 524.384.195đ, trong đó nợ gốc 700.000đ; nợ lãi 523.684.195đ.

Tài sản hiện đang thế chấp cho Ngân hàng N theo Hợp đồng thế chấp tài sản số HS1202.036546115/BĐTV-BL ngày 29/02/2012 là quyền sử dụng đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AL559067, số vào sổ cấp GCN: H00358 do Ủy ban nhân dân thị xã C cấp ngày 27/10/2008, diện tích đất 38,9m2 và nhà ở gắn liền với đất, diện tích xây dựng 38,9m2, diện tích sàn 77,8m2; địa chỉ: tổ dân phố Khánh Cam 2, phường B, thành phố C, tỉnh Khánh Hòa; chủ sở hữu tài sản: ông Trương Công D và bà Trương Thị X.

Ngân hàng N yêu cầu ông Trương Công D - Chủ Doanh nghiệp K trả cho Ngân hàng số tiền nợ tạm tính đến ngày 17/5/2018 là 524.384.195đ, trong đó nợ gốc 700.000đ; lãi: 523.684.195đ và các khoản lãi, phí phát sinh cho đến khi Ngân hàng thu hết nợ. Nếu ông D không trả nợ, Ngân hàng yêu cầu xử lý tài sản theo quy định của pháp luật.

Trong các văn bản Doanh nghiệp K gửi cho Ngân hàng N và các biên bản làm việc giữa Doanh nghiệp K và Ngân hàng N, Doanh nghiệp K đều không có ý kiến gì về việc Doanh nghiệp không nhận được hợp đồng tín dụng nên không có căn cứ để nói Ngân hàng không giao hợp đồng tín dụng cho Doanh nghiệp.

Đi với yêu cầu của ông D về việc buộc Ngân hàng N phải trả lại văn bản hành chính số 614/UB do Ủy ban nhân dân huyện C ban hành ngày 26/10/1997 về việc cho phép xây dựng nhà ở để giải tỏa nhà vi phạm lộ giới và bản vẽ xin phép xây dựng: Vấn đề này Ngân hàng không thực hiện được vì có liên quan đến tài sản thế chấp đảm bảo cho khoản vay của bà Trương Thị X.

Đi với số tiền nợ gốc còn lại 700.000đ, Ngân hàng thực hiện theo đúng với Công văn số 365/NHNo-TCKT ngày 18/01/2012 của Ngân hàng N.

Tại đơn trình bày ngày 12/6/2018 và biên bản hòa giải ngày 13/7/2018, bị đơn ông Trương Công D - Chủ Doanh nghiệp K trình bày:

Ngày 25/10/2011, Doanh nghiệp K có ký Hợp đồng tín dụng số 4702-LAV- 200900841/HĐTD, đến ngày 02/3/2012, có ký Phụ lục sửa đổi Hợp đồng tín dụng số 4702-LAV-200900841/PL-HĐTD với Ngân hàng N nhưng Doanh nghiệp K không nhận được hợp đồng và phụ lục sửa đổi hợp đồng tín dụng nêu trên; đồng thời Doanh nghiệp K có thế chấp cho Doanh nghiệp K 03 tài sản bảo đảm theo các Hợp đồng thế chấp số HS1110.036546115A ngày 25/10/2011, số HS1110.036546115B ngày 25/10/2011 và số HS1202.036546115 ngày 29/2/2012. Đã nhiều lần chủ Doanh nghiệp K yêu cầu Ngân hàng N giao cho Doanh nghiệp hợp đồng tín dụng nhưng Ngân hàng không giao, Doanh nghiệp chỉ nhận được 03 hợp đồng thế chấp tài sản và các giấy nhận nợ, ngoài ra không nhận được các loại giấy tờ khác từ cán bộ tín dụng như các biên bản làm việc, các thông báo thay đổi lãi suất trong suốt thời gian chịu trả nợ lãi quá hạn…Tình trạng này kéo dài dẫn đến Doanh nghiệp K sẽ bị thiệt hại nặng nề về tài chính.

Ngày 10/9/2012, Doanh nghiệp K có nợ vay Ngân hàng N số tiền nợ gốc 2.000.000.000đ, nợ lãi 95.843.028đ.

Ngày 25/9/2013, Doanh nghiệp K có tờ trình đề nghị Ngân hàng N cho bán bớt tài sản thế chấp là cơ sở sản xuất nước uống tinh khiết KICAWA tại địa chỉ số 7A đường Lam Sơn, phường B, thành phố C theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số PH:AH267868, số vào sổ cấp giấy chứng nhận: H00128 do Ủy ban nhân dân thị xã C cấp ngày 11/5/2017 theo Hợp đồng thế chấp số: HS1110.036546115B/BĐTV-BL ngày 25/10/2011 để trả nợ gốc đã vay là 520.000.000đ và lãi 10.000.000đ. Ngân hàng đồng ý tại biên bản làm việc cùng ngày 25/9/2013; Doanh nghiệp đã thực hiện việc trả bớt nợ gốc và nợ lãi.

Ngày 22/5/2014, Doanh nghiệp K tiếp tục có tờ trình đề nghị Ngân hàng N cho Doanh nghiệp trả hết nợ gốc vay và xin rút một phần tài sản thế chấp là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số PH V021618, số vào sổ: 00014QSDĐ/P-BN- TXCR do UBND thị xã C cấp ngày 02/12/2002 theo Hợp đồng thế chấp số HS1110.036546115A/BĐTV-BL.

Tại biên bản làm việc ngày 22/5/2014, Ngân hàng đã đồng ý cho ông Trương Công D và bà Trương Thị X (bên thứ ba thế chấp) trả hết nợ gốc của Doanh nghiệp K cho Ngân hàng cụ thể: Số tiền trả hết nợ gốc là 1.480.000.000đ. Tài sản ông Trương Công D và bà Trương Thị X được rút là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số PH V021618, số vào sổ: 00014QSDĐ/P-BN-TXCR do Ủy ban nhân dân thị xã C cấp ngày 02/12/2002. Toàn bộ số tiền trả nợ đã được nộp vào tài khoản số: 4702205003463 của Doanh nghiệp K để Ngân hàng thu hồi nợ.

Tại thời điểm ngày 26/5/2014, ông Trương Công D đã nộp tổng cộng: 1.479.300.000đ + số dư tài khoản của Doanh nghiệp K ngày 22/5/2014 là 2.234.108 đ = 1.481.534.108đ. Như vậy, số tiền trong tài khoản của Doanh nghiệp K lúc này đã vượt quá số tiền 1.480.000.000đ mà nội dung biên bản làm việc ngày 22/5/2014 hai bên đã thông qua và nhất trí nhưng Ngân hàng cố tình không thu hết số nợ gốc theo những gì đã thỏa thuận mà chỉ thu 1.479.300.000đ cho 14 giấy nhận nợ.

Trong khoảng thời gian từ 10/9/2012 đến 31/12/2016, Ngân hàng N yêu cầu Doanh nghiệp K xác nhận các biên bản làm việc tại các ngày: 10/9/2012, 06/11/2012, 06/12/2012, 30/3/2013, 23/7/2013, 20/9/2013, 25/9/2013, 25/2/2014, 22/5/2014, 11/11/2014, 03/3/2015, 08/6/2015, 24/9/2015, 04/3/2016. Ngày 31/12/2016, cán bộ tín dụng của Ngân hàng N là ông Trần Thanh N đến Doanh nghiệp K yêu cầu xác nhận số dư tài khoản và xác nhận nợ lãi, biên bản đã được lập thành 02 bản, chủ Doanh nghiệp đã ký tên, đóng dấu và cán bộ Ngân hàng hứa sẽ mang đến cho Doanh nghiệp một bản sau khi lãnh đạo Ngân hàng ký đóng dấu nhưng đến nay, Doanh nghiệp K vẫn không nhận được biên bản nói trên.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Doanh nghiệp K yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố C:

- Ra quyết định hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án nhân dân thành phố C đã ban hành ngày 30/5/2018.

- Yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố C buộc Ngân hàng N thu 700.000đ nợ gốc mà Ngân hàng đã không thực hiện đúng thỏa thuận tại biên bản làm việc ngày 22/5/2014; đồng thời, buộc Ngân hàng trả lại văn bản hành chính số 614/UB của UBND huyện C ban hành ngày 26/10/1997 về việc cho phép xây dựng nhà ở để giải tỏa nhà vi phạm lộ giới và bản vẽ xin phép xây dựng mà Doanh nghiệp đã giao cho Ngân hàng theo Hợp đồng thế chấp số: HS 1110036546115A/BĐTV-BL ngày 25/10/2011 đã được giải chấp.

- Yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố C hủy bỏ Hợp đồng tín dụng số: 4702-LAV-200900841/HĐTD ngày 25/10/2011. Ông D có căn cứ xác định Doanh nghiệp K không nhận được hợp đồng tín dụng nói trên nên ông không có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Đề nghị Ngân hàng và doanh nghiệp nên ngồi lại để thống nhất giải quyết số nợ lãi.

Người đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Trương Thị X là ông Trương Công D trình bày:

Bà X không chấp nhận việc dùng tài sản của mình để bảo lãnh vay vốn của Doanh nghiệp K khi Doanh nghiệp K không nhận được hợp đồng tín dụng. Yêu cầu Ngân hàng N trả lại văn bản hành chính số 614/UB của UBND huyện C ban hành ngày 26/10/1997 về việc cho phép xây dựng nhà ở để giải tỏa nhà vi phạm lộ giới và bản vẽ xin phép xây dựng.

Bản án số 03/2018/KDTM-ST ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Tòa án nhân dân thành phố C, tỉnh Khánh Hòa đã căn cứ vào các Điều 342, Điều 343, khoản 7 Điều 351, Điều 355, 471, 474 Bộ luật Dân sự năm 2005; khoản 2 Điều 91, Điều 95 Luật các tổ chức tín dụng; Án lệ số 08/2016/AL; khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, tuyên xử:

Chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng N.

1. Buộc ông Trương Công D phải trả cho Ngân hàng N số tiền 524.432.904đ (Năm trăm hai mươi bốn triệu bốn trăm ba mươi hai nghìn chín trăm linh bốn đồng) gồm 700.000đ (Bảy trăm nghìn đồng) tiền nợ gốc, 394.136.722đ (Ba trăm chín mươi bốn triệu một trăm ba mươi sáu nghìn bảy trăm hai mươi hai đồng) tiền lãi trong hạn, 129.596.181đ (Một trăm hai mươi chín triệu năm trăm chín mươi sáu nghìn một trăm tám mươi mốt đồng) tiền lãi quá hạn và lãi phát sinh cho đến khi Doanh nghiệp K trả hết nợ gốc kể từ ngày 01/11/2018 theo lãi suất nợ quá hạn theo Hợp đồng tín dụng số 4702-LAV-200900841/HĐTD ngày 25/10/2011 và được điều chỉnh lãi suất theo từng thời kỳ cho phù hợp với lãi suất của Ngân hàng N.

2. Ngân hàng N có nghĩa vụ hoàn trả tài sản thế chấp cho ông Trương Công D, bà Trương Thị X khi ông Trương Công D trả nợ xong.

3. Trường hợp ông Trương Công D không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì Ngân hàng N có quyền yêu cầu Chi cục Thi hành án dân sự thành phố C xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AL559067, số vào sổ cấp GCN H00358 do Ủy ban nhân dân thị xã C cấp ngày 27/10/2008, diện tích đất 38,9m2; tài sản gắn liền với đất là nhà ở, diện tích xây dựng 38,9m2, diện tích sàn 77,8m2; địa chỉ: tổ dân phố K, phường B, thành phố C, tỉnh Khánh Hòa; chủ sở hữu tài sản ông Trương Công D và bà Trương Thị X.

4. Tiếp tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản tại ngân hàng đối với tài khoản số 4702205003463 của ông Trương Công D - chủ Doanh nghiệp K tại Ngân hàng N Chi nhánh thành phố C, tỉnh Khánh Hòa với số tiền phong tỏa 22.285.890đ (Hai mươi hai triệu hai trăm tám mươi lăm ngàn tám trăm chín mươi đồng) theo Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2018/QĐ-BPKCTT ngày 30/5/2018 của Tòa án nhân dân thành phố C.

5. Về án phí:

- Hoàn lại cho Ngân hàng N 12.487.000 đồng tạm ứng án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm đã nộp theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số AA/2016/0012335 ngày 28/5/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố C.

- Ông Trương Công D phải chịu 24.977.316đ (Hai mươi bốn triệu chín trăm bảy mươi bảy nghìn ba trăm mười sáu đồng) án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm.

Ngày 14/11/2018, bị đơn có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, đề nghị hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố C xét xử lại.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn giữ nguyên kháng cáo, cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm đã vi phạm thủ tục tố tụng và xét xử không đúng về nội dung nên đề nghị hủy bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố C xét xử lại, cụ thể:

- Về thủ tục tố tụng: Bị đơn có Đơn yêu cầu phản tố đề ngày 12/6/2018 yêu cầu Tòa án hủy Hợp đồng tín dụng số 4702-LAV-200900841/PL-HĐTD ngày 25/10/2011 nhưng Tòa án cấp sơ thẩm đã không thụ lý yêu cầu phản tố của bị đơn là không đúng.

- Về nội dung: (1) Doanh nghiệp K không nhận được Hợp đồng tín dụng số 4702-LAV-200900841/PL-HĐTD cũng như Phụ lục sửa đổi hợp đồng này nên hợp đồng này không có giá trị thực hiện. (2) Vì hợp đồng tín dụng không có giá trị thực hiện nên việc Tòa án cấp sơ thẩm xử lý tài sản thế chấp và áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản của Doanh nghiệp K tại Ngân hàng N Chi nhánh thành phố C, tỉnh Khánh Hòa với số tiền phong tỏa 22.285.890đ cũng không đúng. (3) Theo Biên bản làm việc ngày 22/5/2014 giữa Ngân hàng N, Doanh nghiệp K và bên bảo đảm thì Ngân hàng N đã đồng ý cho ông Trương Công D và bà Trương Thị X rút bớt tài sản thế chấp để trả nợ gốc 1.480.000.000đ cho Ngân hàng, tiền trả nợ được chuyển vào tài khoản của Doanh nghiệp K để Ngân hàng thu nợ. Thời điểm ngày 26/5/2014, số dư tài khoản của Doanh nghiệp K là 1.481.584.108đ, đủ để trả hết nợ gốc của Doanh nghiệp K nhưng Ngân hàng N chỉ trích 1.479.300.000đ để thu hồi nợ, để lại 700.000đ nợ gốc là không đúng theo thỏa thuận ngày 22/5/2014. Như vậy, Doanh nghiệp K đã trả hết nợ gốc, chỉ còn nợ lãi chưa trả. (4) Việc tính nợ lãi của Ngân hàng N là không đúng.

Đại diện Ngân hàng N đề nghị Tòa án không chấp nhận kháng cáo của bị đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa: Tòa án cấp phúc thẩm đã thực hiện đúng qui định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; đề nghị không chấp nhận toàn bộ kháng cáo của bị đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Yêu cầu của bị đơn ông Trương Công D – Chủ Doanh nghiệp K về việc hủy Hợp đồng tín dụng số 4702-LAV-200900841/HĐTD ngày 25/10/2011 tại Đơn yêu cầu phản tố đề ngày 12/6/2018 không phải là yêu cầu phản tố mà chỉ là ý kiến phản bác của bị đơn đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn theo qui định tại khoản 2 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm không thụ lý yêu cầu này của bị đơn là đúng.

[2] Việc giao kết Hợp đồng tín dụng số 4702-LAV-200900841/PL-HĐTD ngày 25/10/2011 và Phụ lục sửa đổi Hợp đồng tín dụng số 4702-LAV- 200900841/PL-HĐTD ngày 02/3/2012 giữa Ngân hàng N và Doanh nghiệp K là sự tự nguyện của các bên, nội dung hợp đồng phù hợp với các qui định của pháp luật nên được công nhận hợp pháp. Ông D cho rằng hợp đồng tín dụng trên không có giá trị thực hiện với lý do ông không nhận được bản hợp đồng là không có căn cứ pháp lý; bản thân ông cũng không chứng minh được việc ông không được nhận hợp đồng này. Trong khi đó, Điều 14 Hợp đồng tín dụng có quy định “Hợp đồng được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 01 bản, Bên B giữ 01 bản”. Tại các văn bản Doanh nghiệp K gửi cho Ngân hàng N và các biên bản làm việc giữa Doanh nghiệp K với Ngân hàng N trong quá trình thực hiện hợp đồng trên, Doanh nghiệp K đều không có ý kiến về việc Doanh nghiệp không nhận được hợp đồng tín dụng; tất cả những giấy nhận nợ theo hợp đồng tín dụng đều có chữ ký của ông D là chủ Doanh nghiệp K nên không có căn cứ để cho rằng Ngân hàng không giao hợp đồng tín dụng cho Doanh nghiệp K.

[3] Theo Biên bản làm việc ngày 22/5/2014 thì Ngân hàng N Chi nhánh C đồng ý cho ông Trương Công D và bà Trương Thị X rút bớt tài sản thế chấp để trả nợ gốc 1.480.000.000đ cho Ngân hàng. Tuy nhiên, Mục 4.4. Phần IV của Công văn số 365/NHNo-TCKT ngày 18/01/2012 của Ngân hàng N về việc hạch toán kế toán nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh quy định “Trường hợp khách hàng chưa trả hết lãi tương ứng với số tiền thu nợ gốc trên hợp đồng tín dụng, nếu khoản nợ gốc quá hạn được Chi nhánh xem xét quyết định thu trước nợ gốc thì Chi nhánh phải duy trì số tiền tối thiếu theo dõi trên hợp đồng tín dụng (nợ gốc), cụ thể theo các mức sau: Đối với Doanh nghiệp và hợp tác xã: 1.000.000đ (một triệu đồng), đối với khách hàng còn lại 50.000đ (năm mươi nghìn đồng). Trường hợp, hợp đồng tín dụng phát tiền vay từ 02 lần trở lên, chương trình giao dịch quản lý thành từng lần giải ngân riêng biệt”. Doanh nghiệp K chưa trả hết lãi tương ứng với số tiền thu nợ gốc trên hợp đồng tín dụng nên Ngân hàng N Chi nhánh C chỉ thu nợ gốc 1.479.300.000đ cho 14 giấy nhận nợ, để lại khoản nợ gốc 700.000đ cho dù số dư tài khoản của Doanh nghiệp K đủ để trả hết nợ gốc là thực hiện đúng qui định của Ngân hàng N.

[4] Do Doanh nghiệp K không thực hiện đúng việc trả nợ gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng đã được ký kết giữa Ngân hàng N và Doanh nghiệp K, tính đến ngày 31/10/2018 còn nợ gốc 700.000đ, nợ lãi trong hạn 394.136.722đ, nợ lãi quá hạn 129.596.181đ nên việc Ngân hàng N khởi kiện yêu cầu Doanh nghiệp K trả toàn bộ số nợ trên là có căn cứ. Ông D cho rằng việc tính lãi của Ngân hàng N không đúng nhưng không chứng minh được; trong khi đó, các tài liệu do Ngân hàng N cung cấp và đã được Tòa án kiểm tra lại cho thấy việc tính lãi trên của Ngân hàng N là đúng. Hơn thế nữa, tuy trong hợp đồng tín dụng có thỏa thuận về việc tính lãi đối với lãi chậm trả với mức 0,05%/ngày trên số lãi chậm trả nhưng Ngân hàng N đã không yêu cầu đối với khoản này.

[5] Tài sản thế chấp bảo đảm cho khoản vay của Doanh nghiệp K tại Ngân hàng N hiện nay là quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số vào sổ cấp GCN: H00358 do Ủy ban nhân dân thị xã C cấp ngày 27/10/2008 theo Hợp đồng thế chấp tài sản số HS1202.036546115/BĐTV_BL ngày 29/02/2012. Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực pháp luật nên trong trường hợp Doanh nghiệp K không trả được nợ cho Ngân hàng N thì Ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ như quyết định của bản án sơ thẩm là đúng. Tuy nhiên, việc Tòa án cấp sơ thẩm tuyên sau khi ông D trả hết nợ cho Ngân hàng N thì Ngân hàng N phải trả lại cho ông D và bà X tài sản bào đảm là không chính xác, lẽ ra phải tuyên trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tài sản thế chấp; Tòa án cấp phúc thẩm điều chỉnh lại cho đúng.

[6] Việc Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản tại ngân hàng đối với tài khoản số 4702205003463 của ông Trương Công D - Chủ Doanh nghiệp K tại Ngân hàng N với số tiền phong tỏa 22.285.890đ là có căn cứ, đúng theo quy định tại Điều 124, Điều 133, Điều 136 Bộ luật tố tụng dân sự và phù hợp với điểm e Điều 10.1. Hợp đồng tín dụng mà hai bên đã ký kết. Ngân hàng N được nhận lại 2.300.000đ tiền thực hiện biện pháp bảo đảm đã nộp vào tài khoản phong tỏa của Tòa án nhân dân thành phố C tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Khánh Hòa, phòng giao dịch C, số tài khoản: 0581000736129.

[7] Như vậy, toàn bộ kháng cáo của bị đơn là không có căn cứ, không được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận.

[8] Về án phí: Bị đơn phải chịu án phí sơ thẩm như quyết định của bản án sơ thẩm và phải chịu 2.000.000đ án phí phúc thẩm do kháng cáo của mình không được Tòa án chấp nhận.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ Khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Điều 342, Điều 343, Khoản 7 Điều 351, Điều 355, Điều 471 và Điều 474 Bộ luật Dân sự năm 2005; Khoản 2 Điều 91, Điều 95 Luật Các tổ chức tín dụng; Án lệ số 08/2016/AL; Khoản 2 Điều 26, Khoản 1 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, tuyên xử:

Không chấp nhận kháng cáo của bị đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm như sau:

Chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng N.

1. Buộc ông Trương Công D - Chủ Doanh nghiệp K phải trả cho Ngân hàng N số tiền 524.432.904đ (Năm trăm hai mươi bốn triệu bốn trăm ba mươi hai nghìn chín trăm linh bốn đồng) gồm 700.000đ (Bảy trăm nghìn đồng) tiền nợ gốc, 394.136.722đ (Ba trăm chín mươi bốn triệu một trăm ba mươi sáu nghìn bảy trăm hai mươi hai đồng) tiền lãi trong hạn, 129.596.181đ (Một trăm hai mươi chín triệu năm trăm chín mươi sáu nghìn một trăm tám mươi mốt đồng) tiền lãi quá hạn và lãi phát sinh kể từ ngày 01/11/2018 cho đến khi ông Trương Công D – Chủ Doanh nghiệp K trả hết nợ gốc theo lãi suất nợ quá hạn được thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng số 4702-LAV-200900841/HĐTD ngày 25/10/2011 và được điều chỉnh lãi suất theo từng thời kỳ cho phù hợp với lãi suất của Ngân hàng N.

2. Sau khi ông Trương Công D – Chủ Doanh nghiệp K thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán nợ gốc và lãi cho Ngân hàng N thì Ngân hàng N có nghĩa vụ hoàn trả cho ông Trương Công D và bà Trương Thị X Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AL559067, số vào sổ cấp GCN H00358 do Ủy ban nhân dân thị xã C cấp ngày 27/10/2008 đối với thửa đất số 206 tờ bản đồ 37 tại Tổ dân phố Khánh Cam 2, phường B, thị xã C (nay là thành phố C), tỉnh Khánh Hòa .

3. Trường hợp ông Trương Công D không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì Ngân hàng N có quyền yêu cầu Chi cục Thi hành án dân sự thành phố C xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AL559067, số vào sổ cấp GCN H00358 do Ủy ban nhân dân thị xã C cấp ngày 27/10/2008, diện tích đất 38,9m2; tài sản gắn liền với đất là nhà ở 02 tầng, khung sườn bê tông cốt thép, mái đúc, diện tích xây dựng 38,9m2, địa chỉ: tổ dân phố Khánh Cam 2, phường B, thành phố C, tỉnh Khánh Hòa; chủ sở hữu tài sản ông Trương Công D và bà Trương Thị X.

4. Tiếp tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản tại ngân hàng đối với tài khoản số 4702205003463 của ông Trương Công D - Chủ Doanh nghiệp K tại Ngân hàng N Chi nhánh thành phố C, tỉnh Khánh Hòa với số tiền phong tỏa 22.285.890đ (Hai mươi hai triệu hai trăm tám mươi lăm ngàn tám trăm chín mươi đồng) theo Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2018/QĐ-BPKCTT ngày 30/5/2018 của Tòa án nhân dân thành phố C.

5. Ngân hàng N được nhận lại 2.300.000đ đã nộp vào tài khoản phong tỏa của Tòa án nhân dân thành phố C tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Khánh Hòa, phòng giao dịch C, số tài khoản: 0581000736129.

6. Về án phí:

- Hoàn lại cho Ngân hàng N 12.487.000 đồng tạm ứng án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm đã nộp theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số AA/2016/0012335 ngày 28/5/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố C.

- Ông Trương Công D - Chủ Doanh nghiệp K phải chịu 24.977.316đ (Hai mươi bốn triệu chín trăm bảy mươi bảy nghìn ba trăm mười sáu đồng) án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm và 2.000.000đ án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm nhưng được trừ 300.000đ tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số AA/2018/0000140 ngày 27/11/2018; như vậy, ông Trương Công D phải nộp 26.677.316đ.

Qui định chung :

- Trường hợp bản án được thi hành theo qui định tại điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo qui định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo qui định tại điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Bn án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

473
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 02/2019/KDTM-PT ngày 04/04/2019 về tranh chấp hợp đồng tín dụng

Số hiệu:02/2019/KDTM-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Khánh Hoà
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 04/04/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về