Bản án về khiếu kiện hành vi hành chính và yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi hành chính trái pháp luật gây ra số 01/2018/HC-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TNH BẾN TRE

BẢN ÁN 01/2018/HC-PT NGÀY 17/01/2018 VỀ KHIẾU KIỆN HÀNH VI HÀNH CHÍNH VÀ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI HÀNH CHÍNH TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA

Ngày 17 tháng 01 năm 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre, xét xử phúc thẩm công khai vụ án đã thụ lý số  07/2017/TLPT-HC ngày 23 tháng 11 năm 2017 về việc “Khiếu kiện hành vi hành chính và yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi hành chính trái pháp luật gây ra”.

Do bản án hành chính sơ thẩm số 04/2017/HC-ST ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Tòa án nhân dân huyện G bị kháng cáo.

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 402/2017/QĐ-PT ngày 26 tháng 12 năm 2017, giữa các đương sự:

- Người khởi kiện: Ông Lâm Quan K, sinh năm 1959

Địa chỉ: ấp 2, xã L, huyện G, tỉnh Bến Tre

- Người bị kiện: Ủy ban nhân dân xã L, huyện G, tỉnh Bến Tre

Địa chỉ: ấp 6, xã L, huyện G, tỉnh Bến Tre

Ngưi đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Thanh H - Phó Chủ tịch Ủy b an nhân dân xã L, huyện G, tỉnh Bến Tre (theo văn bản uỷ quyền ngày 17/01/2018)

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Bà Nguyễn Thị Kim C, sinh năm 1958

Địa chỉ: ấp 2, xã L, huyện G, tỉnh Bến Tre

* Người kháng cáo: Ông Lâm Quan K là người khởi kiện trong vụ án

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện ngày 06/9/2016, đơn khởi kiện bổ sung ngày 12/9/2017 và quá trình xét xử, người khởi kiện ông Lâm Quan K trình bày:

Gia đình ông được Ủy ban nhân dân huyện G cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất có diện tích 3.055m2  thuộc thửa 1915, tờ bản đồ số 1, loại đất CNL và phần đất có diện tích 3.228m2  thuộc thửa 298, tờ bản đồ số 7, loại đất CLN. Hai thửa đất trên cùng tọa lạc tại ấp 2, xã L, huyện G, tỉnh Bến Tre. Vào ngày 28/6/2008, tại trụ sở ấp 2, xã L, ông Phạm Hữu N (là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã L tại thời điểm đó) cho rằng thực hiện theo nghị quyết, chỉ thị của tỉnh, huyện phải thực hiện việc giải toả hành lang an toàn giao thông từ tim lộ vào mỗi bên là 06m để mở rộng lộ, bắt cầu qua xã L1. Theo ông N thì việc giải tỏa này đã được triển khai tại hội trường Ủy ban nhân dân huyện G nên không có văn bản hay giấy tờ gì, đồng thời việc giải tỏa này là giải tỏa trắng không có đền bù.

Vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 24/9/2008, ông N có đến nhà ông để thông báo vào chiều cùng ngày sẽ tiến hành cắt bỏ dừa c ủa ông theo tinh thần đã triển khai vào ngày 28/6/2008 tại trụ sở ấp 2, xã L, huyện G. Đến 17 giờ 15 phút cùng ngày, ông N cùng lực lượng đến để cắt dừa của ông. Ông N cho người tiến hành cắt bỏ dừa của ông trong khi không có quyết định giải tỏa, không có biên bản yêu cầu ông phải cắt dừa và cũng không được sự đồng ý của gia đình ông. Mặt khác, ông N đã chỉ đạo cắt bỏ của ông 23 cây dừa xiêm mà không thuộc diện che khuất tầm nhìn, không ảnh hưởng đến an toàn giao thông, những cây dừa này nằm hoàn toàn trên phần đất mà gia đình ông đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau này, ông mới biết được việc không có chỉ thị nào của tỉnh hoặc của huyện về việc giải tỏa mà không có đền bù như lời ông N đã nói. Ông có gửi đơn khiếu nại đến Ủy ban nhân dân huyện G, sau đó Ủy ban nhân dân huyện G chuyển đơn về Ủy ban nhân dân xã L trả lời khiếu nại cho ông.

Theo  như ông tìm hiểu thì tỉnh Bến Tre có Kế hoạch số 2279/KHUB ngày 26/6/2017 về việc lập lại hành lang an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, kèm theo Quyết định số 23 năm 2008 về việc bồi thường hỗ trợ. Huyện có kế hoạch giải tỏa hành lang an toàn giao thông đúng với tinh thần kế hoạch của tỉnh, có đề cập đến vấn đề bồi thường hỗ trợ như Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 30/5/2008 của Ủy ban nhân dân huyện G chứ không phải như ông N đã trình bày trước đó. Như vậy, hành vi giải tỏa hành lang an toàn giao thông của Ủy ban nhân dân xã L không đúng quy định. Nay ông yêu cầu Tòa án giải quyết tuyên bố hành vi giải tỏa hành lang an toàn giao thông ngày 24/9/2008 của Ủy ban nhân dân xã L là không đúng với kế hoạch của tỉnh, huyện, không đúng với chủ trương và quy định của pháp luật.

Tại buổi đối thoại ngày 12/9/2017, ông Lâm Quan K có thay đổi yêu cầu khởi kiện. Ông K cho rằng cần sử dụng mức giá năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành để bồi thường giá trị 23 cây dừa bị cưa của ông. Theo giá này, 23 cây dừa bị cưa là 21.750.000 đồng, gồm 20 cây dừa loại 1 = 20.000.000 đồng; 02 cây dừa loại 2 = 1.400.000 đồng và 01 cây dừa loại 3 = 350.000 đồng.

Ngoài ra, ông K còn yêu cầu bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần xuất phát từ hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân xã L với số tiền 20.000.000 đồng và tiền mất thu nhập do không lao động được trong 03 tháng là 9.000.000 đồng do hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân xã L là không đúng quy định dẫn đến xô xát làm cho ông bị thương tích với tỷ lệ thương tích là 14%. Đối với yêu cầu chấm dứt việc phun thuốc cỏ hành lang đường giao thông làm rơi thuốc xuống ao ảnh hưởng đến việc nuôi tôm của ông K thì nay Ủy ban nhân dân xã L đã chấm dứt việc phun thuốc cỏ nên ông K rút yêu cầu khởi kiện về việc này.

Theo bản tự khai và quá trình xét xử, người đại diện theo uỷ quyền của người bị kiện trình bày:

Vào thời điểm năm 2007, ông Phạm Hữu N đang là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã L. Về việc giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ, Ủy ban nhân dân xã L có ý kiến như sau: Thực hiện theo Nghị quyết số 37/2007/NQ -CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, Ủy ban nhân dân huyện G cũng đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã L thực hiện giải tỏa hành lang an toàn giao thông. Thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên nên Ủy ban nhân dân xã L có kế hoạch giải tỏa hành lang an toàn giao thông trên địa bàn xã, giải tỏa trên tất cả 04 tuyến lộ, trong đó có tuyến lộ từ đường tỉnh 885 vào Ủy ban nhân dân xã L (là tuyến lộ ngang qua đất của ông K), phạm vi giải toả trên tuyến lộ này là 06m tính từ tim lộ. Số lượng 23 cây dừa của ông K nằm ở vị trí tim lộ vào khoảng 3,5-4,5m. Như vậy, hàng dừa này nằm trong phạm vi giải tỏa. Việc cắt dừa để giải tỏa hành lang an toàn giao thông được đa số hộ dân trên địa bàn xã đồng tình và hưởng ứng nhưng cũng có 01 số hộ dân không đồng ý (gồm 03 hộ, trong đó có hộ của ông K). Ủy ban nhân dân xã L đã vận động thuyết phục các hộ dân và nhận được sự đồng tình của 02 trong 03 hộ, riêng hộ ông K vẫn không thực hiện. Sau đó, Ủy ban nhân dân xã L đã họp xin ý kiến của Ủy ban nhân dân huyện G, Ủy ban nhân dân huyện G chỉ đạo phải thực hiện việc giải tỏa đồng bộ và toàn diện trên tất cả các hộ dân thuộ c diện phải giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, khi Ủy ban nhân dân xã L thực hiện việc giải tỏa, hộ ông K vẫn không đồng ý và có hành vi cản trở đoàn giải tỏa dẫn đến hai bên xô xát lẫn nhau. Sau đó, ông K có nhiều lần gửi đơn khiếu nại đến Ủy ban nhân dân xã L và Ủy ban nhân dân huyện G. Phía Ủy ban nhân dân xã L cũng đã có văn bản trả lời cho ông K.

Nay trước yêu cầu của ông K, Ủy ban nhân dân xã L không đồng ý bồi thường đối với 23 cây dừa đã bị cắt bỏ, vì việc này là thực hiện theo chủ trương chung của Nhà nước, theo chỉ đạo của cấtp trên, tất cả cán bộ đảng viên và nhân dân phải hưởng ứng thực hiện. Đồng thời, Ủy ban nhân dân xã L cũng không chấp nhận bồi thường đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại tổn thất tinh thần của ông với số tiền 20.000.000 đồng và tiền mất thu nhập do không lao động được trong 03 tháng là 9.000.000 đồng.

Đối với yêu cầu dừng việc phun thuốc cỏ làm rơi thuốc xuống ao gây ảnh hưởng đến việc nuôi tôm của ông K, Ủy ban nhân dân xã L đã kiểm tra, trao đổi với lực lượng làm nhiệm vụ này để tránh tình trạng làm rơi thuốc cỏ xuống ao (nếu có) để tránh gây ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản của người dân.

Người đại diện theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân xã L, huyện G, ông H cho rằng việc thực hiện theo chủ trương chung của Nhà nước về giải tỏa hành lang an toàn giao thông là theo chỉ đạo của cấp trên, mọi cấp, mọi ngành và tất cả cán bộ đảng viên và nhân dân phải hưởng ứng, thực hiện nên vẫn giữ nguyên ý kiến như đã trình bày, không đồng ý bồi thường số tiền mà ông K đã yêu cầu.

Ti Bản án hành chính sơ thẩm số 04/2017/HC-ST ng à y 28/9/2017 của Tòa án nhân dân huyện G đã quyết định:

Căn cứ khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 31, khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính và Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, tuyên xử:

Bác yêu cầu của ông Lâm Quan K về việc “Khiếu kiện hành vi hành chính của cơ quan nhà nước trong việc giải tỏa hành lang an toàn giao thông” và bác yêu cầu bồi thường thiệt hại giá trị 23 cây dừa với số tiền 21.700.000 đồng đối với Ủy ban nhân dân xã L, huyện G, tỉnh Bến Tre.

Đình chỉ yêu cầu chấm dứt việc xịt cỏ hành lang đường đi làm rơi xuống ao ảnh hưởng đến việc nuôi tôm của ông Lâm Quang K.

Đình chỉ yêu cầu bồi thường thiệt hại tổn thất tinh thần với số tiền 20.000.000 đồng, tiền mất thu nhập trong 03 tháng là 9.000.000 đồng của ông Lâm Quang K.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 10/10/2017, ông Lâm Quan K kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Ti phiên tòa phúc thẩm:

Ông Lâm Quang K trình bày:

Ông không bổ sung tài liệu chứng cứ nào khác ngoài các tài liệu chứng cứ đã giao nộp tại Tòa án cấp sơ thẩm. Ông K vẫn giữ yêu cầu kháng cáo, lý do kháng cáo: ông không đồng tình với nhận định của Tòa án cấp sơ thẩm vì Ủy ban nhân dân xã L không thực hiện đúng kế hoạch số 54/KH-UBND của Ủy ban nhân dân huyện G cụ thể: giải phóng mặt bằng 23 cây dừa xiêm nằm sát mí ngã ra mương không cản trở tầm nhìn, không ảnh hưởng đến an toàn giao thông; Ủy ban nhân dân xã thực hiện giải tỏa trắng không đền bù; Tòa án cho rằng hàng dừa cách tim lộ từ 3,5-4,5m là không đúng với thẩm định của Tòa ngày 12/11/2015; năm 2008 cắm mốc lộ giới đặt ra phạm vi giải tỏa từ tim lộ ra 6m vượt quá quy định về hành lang an toàn giao thông. Do đó, đề nghị Tòa cấp phúc thẩm hủy một phần bản án sơ thẩm, buộc Ủy ban nhân dân xã L bồi thường giá trị 23 cây dừa bị cắt bỏ là 21.750.000 đồng.

Ông Nguyễn Thanh H là người đại diện theo uỷ quyền của người bị kiện trình bày:

Việc Ủy ban nhân dân xã L thực hiện hành vi giải toả hành lang an toàn giao thông là theo văn bản chỉ đạo của cấp trên. Số lượng 23 cây dừa của ông K nằm ở vị trí tim lộ vào khoảng 3,5-5m là nằm trong phạm vi giải tỏa và theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện G và Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre thì giải tỏa cây xanh không có đền bù. Vì vậy, Ủy ban nhân dân xã L không đồng ý bồi thường đối với 23 cây dừa đã bị cắt bỏ và cũng không chấp nhận bồi thường đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại tổn thất tinh thần của ông với số tiền 20.000.000 đồng và tiền mất thu nhập do không lao động được trong 03 tháng là 9.000.000 đồng.

Ngưi có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị Kim C trình bày: Bà thống nhất với lời trình bày và yêu cầu khởi kiện của ông Lâm Quan K, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét.

Kim sát viên tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến:

- Về tố tụng: Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng tại phiên tòa đã thực hiện đúng theo quy định pháp luật.

- Về nội dung vụ án: Căn cứ khoản 2 Điều 241 Luật Tố tụng Hành chính, đề nghị Hội đồng xét xử hủy bản án hành chính sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện G, đình chỉ giải quyết vụ án.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được xem xét tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về tố tụng:

Về đối tượng khởi kiện: Căn cứ khoản 2 Điều 3, khoản 1 Điều 30 Luật Tố tụng hành chính,  đối tượng khởi kiện là hành vi giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ ngày 24/9/2008 của Ủy ban nhân dân xã L, huyện G; đồng thời, ông K còn yêu cầu bồi thường giá trị 23 cây dừa đã bị cắt bỏ với số tiền 21.750.000 đồng và bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần với số tiền 29.000.000 đồng theo Điều 7 Luật Tố tụng hành chính.

Về thời hiệu khởi kiện: sau khi Ủy ban nhân dân xã L thực hiện hành vi giải tỏa hành lang an toàn giao thông, ông Lâm Quan K đã thực hiện việc khiếu nại, khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền nên vẫn còn trong thời hiệu theo quy định tại Điều 116 Luật Tố tụng hành chính.

Về thẩm quyền Tòa án giải quyết: ông K khởi kiện đối với hành vi giải tỏa hành lang an toàn giao thông ngày 24/9/2008 của Ủy ban nhân dân xã L, huyện G và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Tố tụng hành chính, Tòa án nhân dân huyện G giải quyết vụ án là đúng quy định pháp luật.

[2] Về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, nội dung của hành vi hành chính bị khởi kiện: Thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tại nạn giao thông và ùn tắc giao thông, trên cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2 theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, ngày 30/5/2008 Ủy ban nhân dân huyện G đã ban hành Kế hoạch số 54/KH-UBND triển khai giai đoạn 2 của kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn huyện. Để thực hiện các kế hoạch trên, ngày 15/6/2008, Ủy ban nhân dân xã L đã ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND triển khai giai đoạn 2 của kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn xã L.  Ngày 18/6/2008,  Ban An toàn giao  thông xã có Kế hoạch số 204/KH- BATGT về việc thực hiện giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn xã L giai đoạn 2. Ngày 24/9/2008, Ủy ban nhân dân xã L tiến hành giải tỏa hành lang an toàn giao thông, trong đó có tuyến lộ vào Ủy ban nhân dân xã qua phần đất của ông K. Việc giải tỏa hành lang an toàn giao thông được Ủy ban nhân dân xã L thực hiện các bước triển khai đến các hộ dân và đã nhiều lần động viên hộ gia đình ông K thực hiện nhưng ông vẫn không hợp tác và có hành vi chống đối người thi hành công vụ. Việc Ủy ban nhân dân xã Lương Hoà thực hiện hành vi giải tỏa hành lang an toàn giao thông là đúng trình tự, thủ tục và đúng thẩm quyền.

Theo nội dung Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 15/6/2008 của Ủy ban nhân dân xã L, từ 30/6/2008 đến ngày 30/12/2008 thực hiện giải tỏa cây xanh gây cản trở tầm nhìn, cổng rào, các công trình tạm, trong đó có tuyến lộ từ đường tỉnh 885 vào Ủy ban nhân dân xã L (đường huyện) có phạm vi giải tỏa từ tim lộ trở ra mỗi bên là 6m. Tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, ông K cũng đã biết trường hợp giải tỏa đối với tuyến đường huyện là từ tim lộ vào 6m và thừa nhận 23 cây dừa của ông bị cắt bỏ nằm trong phạm vi 3,5-5m, tức là nằm trong phạm vi giải tỏa nêu trên.

Ông K cho rằng theo Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 30/5/2008 của Ủy ban nhân dân huyện G và Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 15/6/2008 của Ủy ban nhân dân xã L thì 23 cây dừa của ông phải được bồi thường hỗ trợ, tuy nhiên theo Công văn số 2387 ngày 08/6/2017 Ủy ban nhân dân huyện G đã khẳng định chỉ hỗ trợ bồi thường các công trình vi phạm phải giải tỏa, còn đối với những cây xanh che khuất tầm nhìn không nằm trong phạm vi bồi thường khi bị giải tỏa; đồng thời, Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 15/6/2008 của Ủy ban nhân dân xã L cũng chỉ đề cập đến việc thực hiện đền bù giải tỏa các công trình kiên cố trong phạm vi giải tỏa, mà không đề cập đến việc đền bù giải tỏa đối với cây xanh và kế hoạch này là phù hợp với tinh thần của Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 30/5/2008 của Ủy ban nhân dân huyện G. Mặt khác, tại công văn số 3723/UBND-TD ngày 16/9/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre cũng đã yêu cầu: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện G nên có quyết định giải quyết khiếu nại của ông Lâm Quan K (không bồi thường là đúng vì số dừa nằm trong hành lang lộ giới, không đảm bảo an toàn giao thông…)”.

Việc Ủy ban nhân dân xã L thực hiện việc cắt bỏ 23 cây dừa của ông để giải tỏa hành lang giao thông mà không có đền bù là theo đúng chủ trương, kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền cấp trên.

[3]  Đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần với số tiền 29.000.000 đồng mà ông cho rằng do hành vi hành chính không đúng của Ủy ban nhân dân xã L gây ra, do ông không có kháng cáo nên cấp phúc thẩm không xem xét.

[4] Quan điểm của Kiểm sát viên không phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử nên không được chấp nhận.

[5] Do kháng cáo không được được chấp nhận nên ông K phải chịu án phí hành chính phúc thẩm. Tuy nhiên, do ông thuộc trường hợp người có công với cách mạng nên được miễn án phí theo điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14  ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 1 Điều 241 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, tuyên xử:

Bác kháng cáo của người khởi kiện ông Lâm Quan K; giữ nguyên bản án hành chính sơ thẩm số 04/2017/HC-ST ngày 28/9/2017 của Tòa án nhân dân huyện G về việc “Khiếu kiện hành vi hành chính và yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi hành chính trái pháp luật gây ra”, cụ thể như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 30; khoản 1 Điều 31; khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính và Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án:

1. Bác yêu cầu của ông Lâm Quan K về việc “Khiếu kiện hành vi hành chính của cơ quan nhà nước trong việc giải tỏa hành lang an toàn giao thông” và bác yêu cầu bồi thường thiệt hại giá trị 23 cây dừa với số tiền 21.700.000 đồng đối với Ủy ban nhân dân xã L, huyện G, tỉnh Bến Tre.

Đình chỉ yêu cầu chấm dứt việc xịt cỏ hành lang đường đi làm rơi xuống ao ảnh hưởng đến việc nuôi tôm của ông Lâm Quang K.

Đình chỉ yêu cầu bồi thường thiệt hại tổn thất tinh thần với số tiền 20.000.000 đồng, tiền mất thu nhập trong 03 tháng là 9.000.000 đồng của ông Lâm Quang K.

2. Về án phí:

- Án phí hành chính sơ thẩm: ông Lâm Quan K không phải phải chịu án phí hành chính sơ thẩm. Hoàn trả số tiền tạm ứng án phí mà ông Lâm Quan K đã nộp là 200.000 đồng (Hai trăm nghìn đồng) theo biên lai thu số 0016810 ngày 19/10/2016 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện G, tỉnh Bến Tre.

- Án phí hành chính phúc thẩm: ông Lâm Quan K được miễn nộp tiền án phí hành chính phúc thẩm.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1801
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về khiếu kiện hành vi hành chính và yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi hành chính trái pháp luật gây ra số 01/2018/HC-PT

Số hiệu:01/2018/HC-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bến Tre
Lĩnh vực:Hành chính
Ngày ban hành: 17/01/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về