THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1899/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP ỦY BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA VỀ CƠ CHẾ MỘT CỬA ASEAN, CƠ
CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA VÀ TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng
6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 24 tháng
6 năm 2005;
Căn cứ Hiệp định và Nghị định thư
về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN và cơ chế hải quan một cửa quốc
gia;
Căn cứ Hiệp định Tạo thuận lợi
thương mại trong khuôn khổ Tổ chức thương mại Thế giới;
Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài
chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Thành lập, vị trí, chức năng
1. Thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa
quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (sau đây gọi tắt là Ủy ban chỉ đạo quốc gia).
2. Ủy
ban chỉ đạo quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành
giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp,
hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia theo quy định của Hiệp định và Nghị định
thư về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN; triển khai
các giải pháp đồng bộ để tạo thuận lợi cho thương mại và giao lưu hàng hóa qua biên giới.
Điều 2: Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban chỉ đạo quốc
gia
1. Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động của
các Bộ, cơ quan ngang Bộ; các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong việc thực
hiện các nhiệm vụ: xây dựng và triển khai Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa
quốc gia; triển khai các giải pháp đồng bộ để tạo thuận lợi cho thương mại và
giao lưu hàng hóa qua biên giới.
2. Xem xét, nghiên cứu, có ý kiến về
việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc xây dựng mới hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với
yêu cầu triển khai, vận hành Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế
một cửa quốc gia và cam kết
tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, gia nhập nhằm
tạo thuận lợi cho thương mại và giao lưu hàng hóa qua biên
giới trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành.
3. Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc cho
ý kiến về kết quả xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia, và các giải pháp tạo thuận lợi cho
giao lưu hàng hóa qua biên giới do Cơ quan thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc
gia và các cơ quan, tổ chức liên quan trình, trước khi
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
4. Kiến nghị việc cử đại diện của Việt
Nam tham gia Ban chỉ đạo của ASEAN, các Nhóm làm việc ASEAN về Cơ chế một cửa
ASEAN và các Nhóm hoặc cơ cấu làm việc theo yêu cầu của việc triển khai các điều
ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, gia nhập có liên quan đến tạo thuận lợi cho
thương mại và giao lưu hàng hóa qua biên giới.
5. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc
thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và
các giải pháp tạo thuận lợi cho thương mại và giao lưu hàng hóa qua biên giới.
Điều 3. Thành viên Ủy ban chỉ đạo quốc gia
1. Trưởng ban: Phó Thủ tướng Chính phủ
Vương Đình Huệ.
2. Phó Trưởng ban: Bộ trưởng Bộ Tài
chính.
3. Các Ủy viên:
- Thứ trưởng Bộ Công an.
- Thứ trưởng Bộ Công Thương.
- Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Thứ trưởng Bộ Tài chính.
- Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông.
- Thứ trưởng Bộ
Tư pháp,
- Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch.
- Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
- Thứ trưởng Bộ Y tế,
- Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
- Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.
- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Lãnh đạo Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam.
Điều 4. Cơ quan thường trực
Cơ quan thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia đặt tại Bộ Tài chính (Tổng
cục Hải quan). Cơ quan thường trực có nhiệm vụ:
1. Trực tiếp giúp Bộ trưởng Bộ Tài
chính thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ủy ban
chỉ đạo quốc gia.
2. Xử lý công việc hàng ngày của Ủy ban chỉ đạo quốc gia.
3. Chuẩn bị tài liệu, báo cáo, văn kiện,
đề án, chương trình, kế hoạch liên quan đến
việc thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho
thương mại và giao lưu hàng hóa qua biên giới.
4. Bảo đảm các điều kiện hoạt động của
Ủy ban chỉ đạo quốc gia.
5. Làm đầu mối liên hệ, phối hợp công
tác với các thành viên của Ủy ban chỉ đạo
quốc gia.
6. Giúp Ủy
ban chỉ đạo quốc gia trong công tác tham mưu, đôn đốc, điều phối việc thực
hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án đã được Ủy ban chỉ đạo quốc gia phê duyệt.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng
và Phó Trưởng ban phân công.
Điều 5. Cơ chế làm việc và chế độ thông tin báo cáo
1. Trưởng ban ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban chỉ đạo quốc gia; phân công nhiệm vụ cho Phó Trưởng ban và các ủy
viên của Ủy ban chỉ đạo quốc gia.
2. Các Ủy viên của Ủy ban chỉ đạo quốc gia làm việc theo chế độ
kiêm nhiệm, tuân thủ sự phân công của Trưởng ban.
3. Ủy
ban chỉ đạo quốc gia định kỳ họp 02 lần/năm. Tùy nội dung và tính chất
công việc, nếu xét thấy cần thiết, Trưởng ban quyết định triệu tập các cuộc họp đột xuất.
4. Trưởng ban sử dụng con dấu của Thủ
tướng Chính phủ; Phó Trưởng ban sử dụng con dấu của Bộ Tài
Chính.
Điều 6. Kinh phí hoạt động của Ủy ban chỉ đạo quốc gia do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Điều khoản thi hành.
1. Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2120/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm
2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một
cửa ASEAN và Cơ chế hải quan một cửa quốc gia.
2. Các văn bản của Ban chỉ đạo quốc
gia về Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế hải quan một cửa quốc gia thành lập theo
quyết định số Quyết định số 2120/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục
thực hiện cho tới khi có văn bản mới của Ủy ban
chỉ đạo quốc gia thành lập theo Quyết định này thay thế.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, đơn
vị có cán bộ là thành viên ủy ban chỉ đạo quốc gia nêu tại khoản 3 Điều 3 Quyết
định này có văn bản thông báo cho Cơ quan thường trực biết về họ, tên, chức vụ
cán bộ được cử tham gia Ủy ban chỉ đạo quốc
gia khi nhận được Quyết định này. Khi có thay đổi cán bộ tham gia Ủy ban chỉ đạo quốc gia, phải cử ngay người
khác thay thế và có văn bản gửi Cơ quan thường trực để báo cáo Trưởng ban.
4. Các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và các ủy viên Ủy ban chỉ đạo
quốc gia chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Kiểm toán Nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý của TTg.CP, các Vụ: TH, KTTH, TCCV, KGVX, PL,
NC, TGĐ Cổng TTĐT,
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).S
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|