Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2471/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 28/12/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Định hướng xuất khẩu 4 nhóm ngành hàng

Theo đó, chiến lược đề ra định hướng phát triển xuất khẩu 4 nhóm ngành hàng gồm: Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản; nhóm hàng nông, lâm, thủy sản; nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo và nhóm hàng mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2471/QĐ-TTg ban hành ngày 28/12/2011.


Đối với nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản, sẽ có lộ trình giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô; đầu tư công nghệ để tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu. Đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, cần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.

Đối với nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo: phát triển sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao. Riêng nhóm hàng mới, sẽ rà soát các mặt hàng mới có kim ngạch hiện nay còn thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới để có các chính sách khuyến khích phát triển, tạo sự đột phá trong xuất khẩu.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2471/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THỜI KỲ 2011 – 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại tờ trình số 11031/TTr-BCT ngày 28 tháng 11 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 (dưới đây viết tắt là Chiến lược) với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm chiến lược

a) Phát triển sản xuất để tăng nhanh xuất khẩu, đồng thời đáp ứng nhu cầu trong nước; khai thác tốt lợi thế so sánh của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm và tiến tới cân bằng cán cân thương mại.

b) Xây dựng, củng cố các đối tác hợp tác chiến lược để phát triển thị trường bền vững; kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của quốc gia, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị - đối ngoại, chủ động và độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế.

c) Đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu. Tích cực và chủ động tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; chú trọng xây dựng và phát triển hàng hóa có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát:

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010, bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD, cán cân thương mại được cân bằng.

b) Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11 – 12%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân 12%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 11%/năm. Duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10% thời kỳ 2021 – 2030.

- Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu; tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 10 – 11%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân dưới 11%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân dưới 10%/năm.

- Giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020; thặng dư thương mại thời kỳ 2021 – 2030.

3. Định hướng xuất khẩu

a) Định hướng chung

- Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu.

- Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.

b) Định hướng phát triển ngành hàng

- Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản (là nhóm hàng có lợi thế về tài nguyên nhưng bị giới hạn nguồn cung): Có lộ trình giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô; đầu tư công nghệ để tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng các cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 11,2% năm 2010 xuống còn 4,4% vào năm 2020.

- Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (là nhóm hàng có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài hạn nhưng giá trị gia tăng còn thấp): Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 21,2% năm 2010 xuống còn 13,5% vào năm 2020.

- Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo (là nhóm hàng có tiềm năng phát triển và thị trường thế giới có nhu cầu): Phát triển sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao; phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ giá trị trong nước, giảm phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 40,1% năm 2010 tăng lên 62,9% vào năm 2020.

- Nhóm hàng mới (nằm trong nhóm hàng hóa khác): Rà soát các mặt hàng mới có kim ngạch hiện nay còn thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới để có các chính sách khuyến khích phát triển, tạo sự đột phá trong xuất khẩu. Định hướng tỷ trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 12% năm 2010 tăng lên 19,2% vào năm 2020.

c) Định hướng phát triển thị trường

- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng.

- Phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế, khu vực và tăng cường hoạt động ngoại giao kinh tế để mở rộng thị trường xuất khẩu; phát triển hệ thống cơ quan xúc tiến thương mại tại các khu vực thị trường lớn và tiềm năng; tăng cường bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

- Tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trường của nước ngoài và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA.

- Tổ chức xây dựng và từng bước phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại thị trường nước ngoài.

- Định hướng về cơ cấu thị trường đến năm 2020: châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 46%, châu Âu khoảng 20%, châu Mỹ khoảng 25%, châu Đại Dương khoảng 4% và châu Phi khoảng 5%.

4. Định hướng nhập khẩu

- Chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, đồng thời phát triển sản xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiểm soát chặt việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn.

- Đáp ứng yêu cầu nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị và công nghệ cao phù hợp với nguồn lực, trình độ sản xuất trong nước và tiết kiệm năng lượng, vật tư; định hướng nhập khẩu ổn định cho các ngành sản xuất sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu mà khai thác, sản xuất trong nước kém hiệu quả hoặc có tác động xấu đến môi trường.

- Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu.

5. Giải pháp thực hiện chiến lược

a) Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Phát triển sản xuất công nghiệp:

+ Tiếp tục đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động các ngành sản xuất có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn như cơ khí, đồ gỗ, dệt may, da giày; phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng cao như vật liệu xây dựng, sản phẩm hóa dầu, sản phẩm cao su, sản phẩm công nghệ cao.

+ Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển, thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đối với các ngành cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, linh kiện ôtô, dệt may, da giày và công nghệ cao.

+ Khuyến khích phát triển các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu là đầu mối cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, cơ khí.

+ Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xử lý môi trường trong sản xuất phù hợp với cam kết quốc tế.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp:

+ Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các ngành nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh để định hướng cho doanh nghiệp tập trung đầu tư vào các ngành hàng này.

+ Ban hành chính sách, biện pháp nhằm tổ chức lại sản xuất nông lâm ngư nghiệp theo hướng liên kết về lực lượng, tư liệu sản xuất để tạo điều kiện đưa khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, giống mới vào sản xuất. Giảm các khâu trung gian trong việc cung ứng vật tư, thiết bị cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

+ Xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu để nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu và bảo vệ uy tín, thương hiệu hàng hóa Việt Nam.

+ Ban hành cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích gắn kết việc phát triển vùng nguyên liệu với sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Triển khai các chương trình hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong cả nước để đầu tư phát triển vùng nguyên liệu; liên kết sản xuất, chế biến tại chỗ phục vụ xuất khẩu.

+ Chủ động có đối sách phù hợp với các chính sách bảo hộ mậu dịch dưới mọi hình thức nói chung và đối với hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam nói riêng.

b) Phát triển thị trường

- Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương nhằm mở rộng thị trường phân phối hàng hóa Việt Nam; rà soát các cơ chế, chính sách và cam kết quốc tế để bảo đảm sự đồng bộ trong quá trình thực hiện các cam kết.

- Tiến hành rà soát, đàm phán, ký mới và bổ sung các hiệp định đã ký về sự phù hợp và công nhận lẫn nhau về chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện lưu thông thuận lợi, ổn định cho hàng hóa xuất khẩu.

- Tổ chức hiệu quả, đồng bộ hoạt động thông tin, dự báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, luật pháp, chính sách và tập quán buôn bán của các thị trường để giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường hiệu quả.

- Đổi mới mô hình tổ chức, tăng cường hoạt động của các thương vụ, cơ quan xúc tiến thương mại ở nước ngoài; đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng tập trung phát triển sản phẩm xuất khẩu mới có lợi thế cạnh tranh, không bị hạn chế về thị trường hoặc vào các thị trường còn nhiều tiềm năng; đẩy mạnh hoạt động xây dựng và bảo vệ thương hiệu ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm.

- Khuyến khích hoạt động của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong tổ chức phân phối hàng hóa Việt Nam vào hệ thống phân phối tại nước nhập khẩu.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực cửa khẩu biên giới; cung cấp, cập nhật thông tin về thị trường, cơ chế, chính sách biên mậu của nước láng giềng; hướng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính để đảm bảo ổn định và phòng tránh được những rủi ro hoạt động thương mại biên giới.

c) Chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu

- Tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ.

- Rà soát, điều chỉnh các chính sách về thu hút đầu tư nhằm thu hút mạnh đầu tư trong nước và ngoài nước vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu.

- Đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu; tạo sự thuận lợi trong việc đi vay từ các tổ chức tín dụng để tăng lượng hàng hóa xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế.

- Điều hành chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, cân đối hài hòa giữa yêu cầu xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu.

d) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao nhận kho vận và đẩy nhanh xã hội hóa hoạt động dịch vụ logistics

- Rà soát đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, luồng lạch, kho tàng bến bãi tại các cảng biển và các địa điểm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Xây dựng chính sách phát triển các dịch vụ logistics; thu hút đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật cho dịch vụ logistics và năng lực thực hiện các dịch vụ này.

đ) Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

- Đổi mới hệ thống đào tạo nguồn nhân lực theo hướng: Đào tạo gắn với yêu cầu, mục tiêu phát triển của từng ngành hàng và có chất lượng, tay nghề cao, trước hết là đối với sản xuất hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, cơ khí.

- Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, từng bước thực hiện đào tạo theo yêu cầu định hướng của cộng đồng doanh nghiệp.

- Bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đầu tư, tham gia vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành hàng sản xuất, xuất khẩu.

e) Kiểm soát nhập khẩu

- Nâng cao hiệu quả đầu tư và sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam; có chính sách khuyến khích hơn nữa việc đầu tư sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu trong nước, hạn chế đầu tư vào khu vực phi sản xuất; đẩy mạnh đầu tư sản xuất những mặt hàng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh.

- Đàm phán, thỏa thuận về trao đổi thương mại cấp Chính phủ nhằm cải thiện cán cân thương mại với các đối tác thương mại một cách hợp lý, phù hợp với nhu cầu, trình độ sản xuất trong nước và các cam kết quốc tế.

- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại trong nước nhằm tạo cơ hội kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên phụ liệu với các doanh nghiệp sử dụng các loại máy móc, thiết bị và hàng hóa này; có cơ chế bổ sung việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong đấu thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

- Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật hàng hóa phù hợp với các cam kết quốc tế để kiểm soát nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân.

- Tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu phù hợp các cam kết quốc tế và các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

g) Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của hiệp hội ngành hàng.

- Tập trung nguồn lực đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã và đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng, tạo sản phẩm có chất lượng quốc tế, hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng thời chú trọng sản xuất các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu trong nước.

- Triển khai áp dụng các mô hình quản trị doanh nghiệp, mô hình quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong tổ chức sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm.

- Thực hiện phương châm liên kết và hợp tác để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm tránh rủi ro trong kinh doanh và khai thác tiềm năng tại các thị trường mới. Đa dạng hóa đồng tiền thanh toán và phòng ngừa rủi ro về tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu.

- Tổ chức lại hoạt động thông tin ngành hàng, xúc tiến thương mại của các hiệp hội ngành hàng. Đề cao vai trò liên kết giữa các hội viên, đại diện và bảo vệ lợi ích của các hội viên  trong thương mại quốc tế; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ các cơ quan quản lý nhà nước giao theo luật định.

6. Tổ chức thực hiện

a) Căn cứ các mục tiêu, định hướng và các nhóm giải pháp của Chiến lược được phê duyệt tại Quyết định này, Chiến lược phát triển các ngành hàng và Chương trình quốc gia liên quan, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội ngành hàng xây dựng Chương trình hành động thực hiện Chiến lược này, xác định cụ thể các nội dung nhiệm vụ của các Bộ, ngành, cơ quan, thời hạn hoàn thành và nguồn lực thực hiện; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào quý I năm 2012.

b) Căn cứ các mục tiêu, định hướng của Chiến lược và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược này, Bộ Công Thương hướng dẫn các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Chương trình hành động thực hiện Chiến lược theo chức năng, thẩm quyền; định kỳ hàng năm có báo cáo gửi Bộ Công Thương.

c) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược, báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào phiên họp Chính phủ thường kỳ cuối năm.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Hiệp hội ngành hàng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3)

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

 

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 2471/QD-TTg

Hanoi, December 28, 2011

 

DECISION

APPROVING THE GOODS IMPORT AND EXPORT STRATEGY FOR THE 2011-2020 PERIOD, WITH ORIENTATIONS TOWARD 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the 2011-2020 socio-economic development strategy;

At the proposal of the Minister of Industry and Trade in Report No. 11031/TTr-BCT of November 28. 2011.

DECIDES:

Article 1. To approve the goods import and export strategy for the 2011-2020 period, with orientations toward 2030 (below referred to as the strategy), with the following principal contents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To develop production for quickly increasing exports while meeting domestic demand; to tap comparative advantages of the economy, raising the effectiveness and competitiveness of imports and exports and restructuring the economy toward industrialization and modernization, employment generation and trade balance:

b/ To build and consolidate strategic partners for developing sustainable markets: to harmoniously combine short-term and long-term national interests, economic and political-external relation interests, to engage in international economic integration in a proactive, independent and self-reliant manner;

c/ To diversify import and export markets. To actively and proactively participate in the global production network and value chain; to attach importance to producing and developing high added-value goods with brand names on domestic and overseas markets.

2. Development objectives

a/ General objectives

Total goods export value by 2020 will increase more than 3 times over 2010, bringing the average level per capita to over USD 2.000, and achieving trade balance;

b/ Specific objectives

- The average goods export growth rate will be 11-12%/year during 2011-2020, 12%/year during 2011-2015 and 11%/year during 2016-2020. To maintain the growth rate at 10% during 2021-2030;

- The import growth rate will be lower than the export growth rate: the average goods import growth rate will be 10-11%/year during 2011-2020, below 11%/year during 2011-2015 and below 10%/year during 2016-2020;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Export orientations

a/ General orientations

- To develop export both extensively and intensively toward sustainable and reasonable growth, expanding export scale while attaching importance to increasing export value:

- To restructure exports in a rational manner toward industrialization and modernization, focusing on quickly increasing the proportions of high added-value export products, deeply processed products, hi-tech products and environment-friendly products in the export structure.

b/ Development orientations for different commodity groups

- Group of fuels and minerals (abundant in natural resources but limited in supply sources): To adopt a roadmap for incrementally reducing the export of crude ores, investing in technologies to increase the export of processed products and make use of favorable market and price opportunities to increase export value. The directed share of this group in the export structure will be 4.4% by 2020, down from 11.2% in 2010;

- Group of agricultural, forest and fishery products (with long-term advantages and competitiveness but still low added value): To increase productivity, quality and added value; to restructure exports strongly toward deep processing and developing exports with advanced scientific and technological applications. The directed share of this group in the export structure will be 13.5% by 2020, down from 21.2% in 2010;

- Group of processed and manufactured industrial products (with development potential and global market demand): To develop hi-tech and high gray-matter products; to develop support industries, increase the ratio of domestic value, reduce dependence on imported materials and accessories, The directed share of this group in the export structure will be 62.9% by 2020, up from 40.1% in 2010;

- New group (included in the group of other goods): To scrutinize new goods items with still low value but high growth potential in the coming time in order to adopt their development incentives and make a breakthrough in their export. The directed share of this group in the export structure will be 19.2% by 2020, down from 12% in 2010:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To diversify export markets; to strengthen and expand the shares of Vietnamese goods in traditional markets: to make a breakthrough in expanding new potential export markets;

- To bring into play Vietnam's role and position in international and regional organizations, and intensify economic diplomacy in order to expand export markets: to develop the system of trade promotion agencies in major and potential markets; to better protect Vietnamese goods and enterprises in regional and global markets;

- To make full use of foreign market openings and tariff reduction roadmaps in order to boost export and increase the effectiveness of the export of Vietnamese goods into the markets with which Vietnam has signed FTAs;

- To build and incrementally develop the system of distribution of Vietnamese goods in overseas markets:

- Directed market structure by 2020: Asia will account for about 46%; Europe, about 20%; America, about 25% : Oceania, about 4%; and Africa, about 5%.

4. Import orientations

- To proactively adjust the growth of import while developing production of materials, raw materials and accessories to serve export- oriented industries, meeting domestic demand and developing support industries, closely controlling the import of goods items discouraged from import, helping reduce the trade deficit in the long term.

- To meet the demand for imported machines, equipment and high technologies suitable lo domestic resources and production level and save energies and supplies; to stabilize imports for industries using materials, raw materials and supplies which are still exploited or produced inefficiently or with adverse environmental impacts in the country.

- To diversify import markets and narrow the trade deficits with relevant markets.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Production development and economic restructuring

- Industrial manufacture development:

+ To further renew technologies and increase the productivity of industries with large export earnings, such as mechanical engineering, wood furniture, textiles and garments and footwear; to develop the production of exports with potential, high growth rate and added value like building materials and petrochemical, rubber and hi-lech products.

+ To provide incentives for the development of and investment in support industries with a view to meeting domestic demand and participating in global supply chains in such industries as mechanical engineering, electronics-informatics, auto parts, textiles and garments, footwear and high technologies.

+ To promote development of centers supplying raw materials and accessories as key suppliers for textile and garment, footwear, wood furniture, plastic, electronic and mechanical enterprises.

+ To adopt policies to assist enterprises in tackling environmental problems arising in their production according to international commitments.

- Agricultural production development

+ To further finalize the master plan on development of agricultural commodity lines with competitive edge, for directing enterprises to increase investment in these commodity lines.

+ To adopt policies and measures to reorganize agriculture, forestry and fisheries along the line of combining workforce and production tools to facilitate the application of science, technique and new technologies and varieties to production. To reduce intermediaries in the supply of materials and equipment for production and in the distribution of products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ To adopt mechanisms and policies to encourage combination of the development of raw-material zones with the production, processing and export of agricultural, forest and fishery products. To deploy programs on cooperation and alignment among localities across the country to develop raw-material zones; and to align production and processing within each locality to serve export.

+ To proactively work out appropriate measures to address trade protectionism in all forms in general and against Vietnamese agricultural, forest and fishery products in particular.

b/ Market development

- To step up bilateral and multilateral negotiations to expand outlet markets for Vietnamese goods; to review domestic mechanisms and policies as well as international commitments to ensure consistency in the process of realizing the country's commitments.

- To review, negotiate and sign new agreements and supplement signed agreements on compatibility and mutual recognition of product quality, facilitating favorable and stable circulation of exports.

- To effectively and synchronously organize activities of information and forecasting about domestic and overseas goods markets and laws, policies and commercial practices of overseas markets in order to assist enterprises in raising their competitiveness and effectively entering into these markets.

- To renew the organization and increase the operation of overseas trade bureaus and trade promotion agencies, while raising the effectiveness of trade promotion activities toward focusing on developing new exports with competitive edge and without market restrictions or with potential markets; to boost the building and protection of the brands of export goods and products in key export markets.

- To encourage the overseas Vietnamese communities to engage in placing Vietnamese goods into the distribution systems of importing countries.

- To speed up the building of commercial infrastructure facilities in border-gale areas; to provide and update information on markets and border trade mechanisms and policies of neighboring countries; to direct enterprises to import and export goods through international and major border gates in order to ensure stability and avoid risks in border trade.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To prioritize credit loans for the development of production, agriculture, export and support industries;

- To revise investment attraction policies to strongly attract domestic and foreign investment in export production;

- To step up export credit insurance activities to insure risks for export enterprises; to facilitate the borrowing of loans from credit institutions in order to increase quantities of exports and accessibility to international markets;

- To flexibly administer monetary and foreign exchange management policies in order to stabilize the macro economy and harmoniously balancing export requirement and import demand.

d/ Investment in the development of forwarding and warehousing infrastructure facilities and quick socialization of logistics services

- To review, invest in and upgrade transport infrastructure works, fairways and channels, warehouses and storage yards at seaports and customs clearance sites for imports and exports;

- To develop policies to develop logistics services; to attract investment in developing technical infrastructure for logistics services and their provision capacity.

e/ Human resource training and development

- To renovate the human resource training system along the line of associating training with development requirements and objectives of each commodity line and turning out quality and skilled human resources, first of all for textile and garment, footwear, wood furniture and plastic, electronic and mechanical industries:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To add mechanisms and policies lo support enterprises and commodity line associations to invest and participate in training human resources for manufacturing and export-oriented industries.

f/ Import control

- To increase investment effectiveness and competitiveness of Vietnamese products: to introduce more incentives for investment in the production of goods to meet domestic demand and limit investment in non-production sectors; lo intensify investment in the production of goods in which Vietnam has competitive edge;

- To negotiate and agree on governmental-level trade exchange with a view to reasonably improve trade balance with trade partners suitable to domestic demand and production level and international commitments;

- To intensify domestic trade promotion in order to link enterprises manufacturing machines, equipment, supplies, raw materials and accessories with users of these machines, equipment and goods; to adopt a mechanism requiring the use of locally made supplies and goods in bids for state budget-funded projects;

- To promulgate technical regulations on goods in compliance with international commitments to control import of goods of inferior quality affecting the environment and people's health:

- To increase import control measures in compliance with international commitments and principles of the World Trade Organization.

g/ Raising of competitiveness of enterprises and the role of commodity line associations

- To concentrate resources on renewing technologies, improving product designs and diversifying products, increasing the quality of products and creating products of international quality for export, while attaching importance to producing new products to meet domestic demand;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To realize alignment and cooperation to increase product quality and competitiveness in the market:

- To diversify export markets to avoid business risks and tap new potential markets. To diversify payment currencies and prevent exchange rate risks in import and export activities;

- To reorganize information and trade promotion activities of commodity line associations. To promote their role of connecting members and representing and protecting their interests in international trade. These associations shall effectively perform their assigned tasks according to law.

6. Organization of implementation

a/ Pursuant to the objectives, orientations and solution groups of the strategy approved under this Decision, the commodity line development strategy and related national programs, the Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, sectors, localities and commodity line associations in. elaborating action programs in implementation of the strategy, and specifying the contents of their respective tasks, completion time and implementation resources: then submit them to the Prime Minister for approval in the first quarter of 2012:

b/ Pursuant to the objectives and orientations of the strategy and the action program in implementation of this strategy, the Ministry of Industry and Trade shall guide other ministries, sectors and provincial-level People's Committees in elaborating action programs in implementation of the strategy according to their respective functions and powers; and annually send reports to the Ministry of Industry and Trade:

c/ The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors and provincial-level People's Committees in, examining and evaluating the implementation of the strategy, and shall report to the Prime Minister at the year-end regular government meeting.

Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees and commodity line associations shall implement this Decision.-

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


20.895

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.124.161
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!