Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 08-TT/LB Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Văn hoá-Thông tin Người ký: Tào Hữu Phùng, Vũ Khắc Liên
Ngày ban hành: 31/01/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH-BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08-TT/LB

Hà Nội , ngày 31 tháng 1 năm 1996

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH, VĂN HOÁ - THÔNG TIN SỐ 08-TT/LB NGÀY 31 THÁNG 1 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN VIỆC THU VÀ SỬ DỤNG TIỀN PHẠT ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ VÀ DỊCH VỤ VĂN HOÁ  

Căn cứ vào Nghị định số 87/CP ngày 12-12-1995 của Chính phủ về tăng cường quản lý hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng.
Căn cứ Nghị định số 88/CP ngày 14-12-1995 của Chính phủ về qui định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động và dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng.
Căn cứ Chỉ thị số 814/TTg ngày 12-12-1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, thiết lập trật tự kỷ cương trong các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng.
Sau khi trao đổi ý kiến giữa các Bộ, ngành có liên quan, liên Bộ Tài chính và Văn hoá - Thông tin hướng dẫn việc thu và sử dụng tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động và dịch vụ văn hoá, như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.

1. Kể từ ngày 1-2-1996 mọi vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá đều phải xử phạt hành chính theo Nghị định số 88/CP ngày 14-12-1995 của Chính phủ.

2. Tổ chức, cá nhân đang thi hành công vụ khi xử lý vi phạm phải lập biên bản và ghi biên lai để đối tượng vi phạm nộp tiền phạt vào Kho bạc Nhà nước. Biên lai thu phạt phải do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) thống nhất phát hành (theo mẫu quy định). Việc quản lý và sử dụng biên lai thu tiền phạt được thực hiện theo chế độ ấn chỉ thuế của Bộ Tài chính.

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá do Bộ Văn hoá - Thông tin thống nhất theo mẫu trong cả nước.

3. Toàn bộ khoản thu về xử phạt các hành vi vi phạm trong hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá phải tập trung vào ngân sách Nhà nước thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

- Số thu về xử phạt được để lại 100% cho ngân sách địa phương để bổ sung kinh phí chi cho hoạt động giữ gìn trật tự, kỷ cương trong các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá trên địa bàn của tỉnh và thành phố (kể cả các khoản chi trực tiếp) cho các lực lượng của Trung ương tham gia vào giữ gìn trật tự kỷ cương về hoạt động văn hoá ở địa phương (các tỉnh và thành phố).

4. Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo và tạo điều kiện cho Kho bạc nhà nước tổ chức các điểm thu thích hợp để thực hiện việc thu nộp phạt được nhanh chóng, thuận tiện.

5. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xử phạt tiền có trách nhiệm nộp tiền phạt (bằng tiền Việt Nam) tại nơi quy định được ghi trong quyết định xử phạt.

II- NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ.

1. Nội dung chi để triển khai thực hiện Chỉ thị và Nghị định.

1.1. Ở Trung ương:

- Các hoạt động của các Bộ, ngành ở Trung ương nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị 814/TTg và Nghị định 87/CP ngày 12-12-1995 của Thủ tướng Chính phủ là hoạt động thường xuyên, liên tục được cân đối trong kế hoạch chi hàng năm của các Bộ, ngành thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý tài chính của Nhà nước.

1.2. Ở địa phương:

- Chi cho công tác tổ chức các đội kiểm tra văn hoá của địa phương (thành phố, quận, huyện, thị, phường, xã).

- Chi mua sắm, trang bị phương tiện cho công tác kiểm tra việc lập lại trật tự trong các hoạt động văn hoá và dịch cụ văn hoá trên từng địa bàn cụ thể.

- Chi cho công tác học tập, trao đổi nghiệp vụ của các cán bộ trong các đội kiểm tra và xử phạt hành chính, cán bộ chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị và Nghị định của Chính phủ.

- Chi phí cho việc chuyên chở các hiện vật bị thu giữ theo quyết định xử lý vi phạm và chi phí cho việc bảo quản chở xử lý các hiện vật thu giữ.

- Chi cho các hoạt động tuyên truyền phổ biến việc thực hiện Chỉ thị và Nghị định của Chính phủ lập lại trật tự kỷ cương trong các hoạt động và dịch vụ văn hoá, bài trừ các loại văn hoá độc hại.

- Chi cho việc in ấn tài liệu để tuyên truyền, kiểm tra và xử lý (theo mẫu thống nhất đã quy định).

- Chi cho Kho bạc Nhà nước theo quy định chung về thu và sử dụng tiền phạt các hành vi vi phạm hành chính.

- Chi bồi dưỡng cho những người làm nhiệm vụ ngoài giờ và những người có thành tích tham gia trong việc tuyên truyền giáo dục, phát hiện và xử lý các vi phạm. Cụ thể

+ Chi làm đêm, làm thêm giờ vận dụng theo Thông tư số 10/LĐTBXH-TL ngày 15/4/1995 của Bộ Lao động - thương binh và Xã hội.

+ Chi thưởng: Mức thưởng tối đa không quá 30% số tiền phạt đối với những vụ việc phức tạp (thưởng cho cả tập thể và cá nhân). Những người có thành tích liên tục trong năm tham gia vào công tác phòng, chống, phát hiện, xử lý v.v... có thể xét thường cho cả năm, nhưng mức thưởng tối đa không quá 200.000đ bình quân cho 1 tháng.

- Chi công tác phí (nếu có) theo chế độ hiện hành của Bộ Tài chính.

- Chi khác phát sinh phục vụ cho hoạt động thực hiện Nghị định của Chính phủ về lập lại trật tự văn hoá, mà chưa có trong các nội dung chi nêu ở trên, nhưng việc chi phải trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền duyệt và phải thực hiện đúng chế độ chi tiêu và quản lý tài chính hiện hành.

2. Lập dự toán chi và cấp phát kinh phí.

2.1.Căn cứ vào nội dung quy định ở điểm 1 phần II, các Bộ, ngành, các đơn vị được giao nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh, thành phố lập dự toán chi gửi cơ quan tài chính cùng cấp xét duyệt và cấp kinh phí cho hoạt động từng tháng, qui.

2.2. Sở Văn hoá Thông tin phối hợp với Sở Tài chính Vật giá căn cứ vào số thu về xử phạt và số chi theo nội dung quy định ở trên để cân đối kế hoạch thu chi, bảo đảm thu đúng, thu đủ, cấp phát kinh phí quản lý việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, chế độ quy định và thực hiện duyệt quyết toán thu chi theo chế độ tài chính hiện hành.

3. Xử phạt và thu phạt.

3.1 Người có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá và các dịch vụ văn hoá phải ra quyết định xử phạt làm cơ sở cho việc thu tiền phạt vào ngân sách. Quyết định xử phạt có 2 loại mẫu: Một loại sử dụng để phạt tiền đến 50.000đ, một loại sử dụng để xử phạt trong trường hợp phải lập biên bản vi phạm. (Theo mẫu đính kèm)

Người có thẩm quyền xử phạt khi ra quyết định xử phạt lập thành 3 bản (một bản giao cho người bị xử phạt, một bản giao cho cơ quan kho bạc Nhà nước do người bị xử phạt trực tiếp chuyển đến, một bản lưu tại cơ quan Nhà nước của người có thẩm quyền xử phạt). Đối với quyết định phạt tiền từ 2 triệu đồng trở lên phải lập thêm một bản quyết định xử phạt gửi Viện Kiểm soát nhân dân cùng cấp.

Để đảm bảo việc thi hành quyết định xử phạt, người bị xử phạt phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt giấy tờ tuy thân hoặc tài sản tương đương với số tiền bị xử phạt cho đến khi người vi phạm nộp đủ tiền phạt vào nơi quy định.

3.2. Kho bạc Nhà nước có thể thực hiện việc uỷ quyền thu tiền phạt cho một số đơn vị như: Bưu điện, Thuế, Ngân hàng, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc nộp kịp thời số thu về tiền phạt vào KBNN. Tiền thanh toán phí uỷ quyền thu được trích từ tổng số thu tiền phạt và nằm trong dự toán của KBNN tỉnh, thành phố được Sở Tài chính duyệt.

3.3 Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm hướng dẫn người bị phạt đến nộp tiền phạt tại các điểm thu tiền phạt thuận lợi nhất. Trong một số trường hợp đặc biệt, người bị xử phạt không thể nộp phạt tại các điểm thu trên địa bàn tỉnh, thành phố thì người xử phạt có thể đề nghị được nộp tại bất cứ điểm thu phạt nào của Kho bạc Nhà nước (hoặc do KBNN uỷ quyền) nhưng phải đảm bảo thời gian tối đa không quá 5 ngày. Kho bạc Nhà nước trung ương có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn việc thu tiền phạt. Khi nộp tiền phạt người bị xử phạt yêu cầu cơ quan Kho bạc Nhà nước (hoặc cơ quan KBNN uỷ quyền) cấp liên 2 và liên 3 biên lai thu tiền phạt (liên 3 nộp cho cơ quan quyết định phạt để làm căn cứ nhận lại giấy tờ hoặc tài sản).

3.4 Kho bạc Nhà nước thực hiện thu tiền phạt theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt. Trường hợp có khiếu nại và được cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì căn cứ vào quyết định giải quyết khiếu nại để cơ quan Kho bạc Nhà nước thu thêm, hoặc trả lại số chênh lệch theo quyết định mới. Định kỳ hàng quý, năm Kho bạc Nhà nước báo cáo quyết toán việc sử dụng biên lai thu tiền phạt với cơ quan thuế nơi cấp biên lai.

3.5 Định kỳ một tháng 2 lần vào ngày 15 và 30 hàng tháng, Kho bạc Nhà nước và cơ quan của người có thẩm quyển xử phạt tổng hợp, đối chiếu toàn bộ số tiền thu phạt (cả sổ đã thu và số chưa nộp) để nắm số tiền thu được, số chưa thu, chưa nộp và những trường hợp cần phải cưỡng chế thi hành.

3.6 Toàn bộ số tiền thu phạt hành chính về vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá được để lại 100% cho ngân sách địa phương và theo dõi riêng để bổ sung vào kinh phí cho công tác đảm bảo lập lại trật tự kỷ cương vế văn hoá, bài trừ các loại văn hoá độc hại. Số tiền thu phạt hành chính về vi phạm trật tự kỷ cương trong lĩnh vực văn hoá và dịch vụ văn hoá được ghi vào mục lục ngân sách: chương 99, loại 14, khoản 01, hạng 9, mục 47 xử phạt về văn hóa.

3.7 Hàng năm, Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Nội vụ và các địa phương phải lập dự toán kinh phí cho việc hoạt động lập lại trật tự kỷ cương về văn hoá chống các tệ nạn xã hội có liên quan đến hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá đồng thời trong kế hoạch ngân sách của Bộ, ngành gửi Bộ Tài chính để làm căn cứ lập dự toán ngân sách Nhà nước.

III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT TRONG VIỆC XỬ LÝ VÀ THU TIỀN PHẠT.

1. Người có thẩm quyền xử phạt khi xử lý các hành vi vi phạm phải căn cứ vào mức phạt cụ thể quy định tại Nghị định số 88/CP ngày 14 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ để quyết định đúng mức phạt, đồng thời hướng dẫn người bị xử phạt thực hiện quyết định xử phạt đúng quy định, nếu người bị phạt không chấp hành quyết định xử phạt (kéo dài thời gian nộp tiền, nộp không đủ, không nộp) thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế theo Điều 55 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

2. Kho bạc Nhà nước Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ và hạch toàn thu tiền phạt phù hợp với các quy định trên đây. Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức các bàn thu tiền để thu kịp thời tiền phạt cho Nhà nước và đảm bảo toàn bộ số thu tiền phạt được cập nhật và theo dõi thường xuyên theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.

3. Sở Tài chính vật giá các tỉnh, thành phố có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan Kho bạc Nhà nước kiểm tra giám sát việc thu tiền phạt và sử dụng tiền phạt theo đúng quy đinh.

4. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng nhiệm vụ được giao để thu tiền phạt mà không có quyết định xử phạt, không ghi biên lai hoặc giả mạo biển lai thu tiền phạt. Người có thẩm quyền xử phạt không được sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt, hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức. Người lạm dụng quyền hạn vi phạm quy định thì tuỳ mức độ vi phạm của người đó mà xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.

Mọi tổ chức và cá nhân vi phạm các quy định về xử phạt, thu tiền phạt, sử dụng tiền phạt sai nguyên tắc phải chịu trách nhiệm việc làm sai trái của mình hoặc của đơn vị mình trước pháp luật.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1-2-1996, mọi quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

2. Đề nghị Bộ trưởng các Bộ, thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phổ biến rộng rãi và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đúng các quy định trong Thông tư này.

K.T. Bộ trưởng
Bộ Tài chính
Thứ trưởng




TÀO HỮU PHÙNG
 

K.T. Bộ trưởng
Bộ Văn hóa – Thông tin
Thứ trưởng




VŨ KHẮC LIÊN

 

MẪU SỐ: 02/XPHC

.................. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Số:....... /QĐ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------------------

..... Ngày..... tháng..... năm 199...

QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

- Căn cứ vào Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995 và Nghị định số 88/CP của Chính phủ ngày 12/12/1995 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội;

- Căn cứ biên bản vi phạm hành chính lập ..... ngày..... tháng..... năm 199... ;

- Xét nội dung, tính chất, hành vi vi phạm hành chính;

Tôi...................................... Chức vụ........................................................

Đơn vị công tác:........................................................................................

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. - Xử phạt đối với ông, bà (hoặc tổ chức):......................................

+ Địa chỉ:...................................................................................................

+ Nghề nghiệp:..........................................................................................

+ Đã có hành vi vi phạm:...........................................................................

Quy định tại điều......, khoản....., điểm..... Nghị định số 88/ CP ngày 12/12/1995

+ Hình thức xử phạt hành chính...................................................................

.....................................................................................................................

+ Các biện pháp xử lý tang vật, phương tiện:................................................

.....................................................................................................................

+ Biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):......................................................

.....................................................................................................................

Điều 2. - Ông, Bà (hoặc tổ chức) có trách nhiệm đến cơ quan Kho bạc Nhà nước tại................... để nộp tiền phạt và thi hành nghiêm chỉnh các hình thức xử phạt và biện pháp khác tại Điều 1 quyết định này. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt nếu Ông, Bà (hoặc tổ chức) không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt này sẽ bị cưỡng chế thi hành. Ông, Bà (hoặc tổ chức) có quyền khiếu nại tại................ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

Điều 3. - Quyết định này có hiệu lực từ ngày..... tháng..... năm 199...

Người ra quyết định

(Ký và ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ: 03/XPHC

.................. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Số:....... /QĐ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------------------

..... Ngày..... tháng..... năm 199...

QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

(Phạt tiền tại chỗ từ 10.000 đ đến 50.000 đ)

- Căn cứ vào Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995 và Nghị định số 88/CP của Chính phủ ngày 12/12/1995 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội;

Tôi...................................... Chức vụ........................................................

Đơn vị công tác:........................................................................................

QUYẾT ĐỊNH

- Phạt tiền...........................đồng......................(Viết bằng chữ)..................

...................................................................................................................

- Đối với Ông, Bà (hoặc tổ chức):...............................................................

Địa chỉ:.......................................................................................................

Đã có hành vi vi phạm:...............................................................................

...................................................................................................................

Điều..........., khoản..........., điểm............. Nghị định 88/CP ngày 12/12/1995.

- Địa điểm phát hiện vi phạm:........................................................................

- Ông, Bà (hoặc tổ chức) có trách nhiệm đến cơ quan Kho bạc Nhà nước tại............................................................. để nộp tiền phạt.

- Những giấy tờ, tài sản giữ tại cơ quan của người có thẩm quyền phạt:...........

........................................................................................................................

- Trong thời hạn 5 ngày nếu Ông, Bà (hoặc tổ chức) không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Người ra quyết định

(Ký và ghi rõ họ tên)

THE MINISTRY OF CULTURE AND INFORMATION
THE MINISTRY OF FINANCE
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-----------

No. 8-TTLB

Hanoi January 31, 1996

 

INTER-MINISTERIAL CIRCULAR

GUIDING THE COLLECTION AND USE OF FINES AGAINST THE ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN CULTURAL AND CULTURAL SERVICE ACTIVITIES

Pursuant to Decree No.87-CP of December 12, 1995 of the Government on strengthening the management of the cultural and cultural service activities and stepping up the fight against a number of serious social evils;
Pursuant to Decree No.88-CP of December 14, 1995 of the Government providing for the fining of administrative violations in the domain of cultural activities and cultural services and in the fight against a number of social evils, and steeping up the fight against a number of serious social evils.
Pursuant to Directive No.814-TTg of December 12, 1995 of the Prime Minister to strengthen the management and establish discipline and order in cultural and cultural service activities, and stepping up the fight against a number of serious social evils.
Following consultations among the concerned Ministries and branches, the Ministry of Finance and the Ministry of Culture and Information jointly provide the following guidance for the collection and use of the fines against the administrative violations in cultural and cultural service activities:

I. GENERAL PROVISIONS

1. From February 1st, 1996 all administrative violations in the cultural activities shall be subject to administrative sanctions according to Decree No.88-CP of December 14, 1995 of the Government.

2. An organization or individual on public duty who handles a violation must make a written record and issue a voucher for the violator to pay the fine to the State Treasury. The voucher on the fine must be made according to the prescribed form uniformly issued by the Ministry of Finance (the General Taxation Department). The management and use of the fine collection voucher shall be done according to the tax sealing regime of the Ministry of Finance.

- The decision to fine an administrative violation in the cultural and cultural service activities shall proceed according to a unified form issued by the Ministry of Culture and Information applied throughout the country.

3. The whole revenue from the fines against violations in the cultural and cultural service activities shall be concentrated into the State budget through the system of State treasuries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The People's Committees at all levels shall direct and create conditions for the State Treasury to set up places for the expeditious and convenient collection and payment of fines.

5. A Vietnamese or foreign organization or individual that is fined for an administrative violation in the domain of cultural and cultural service activities in the territory of the Socialist Republic of Vietnam shall have to pay the fine (in the Vietnamese currency) at the place written in the fining decision.

II. CONCRETE STIPULATIONS

1. Expenditures for the implementation of the Directive and Decree

1.1. At the central level:

- The activities of the Ministries and branches at the center aimed at implementing Directive No.814-TTg and Decree No.87-CP of December 12, 1995 of the Prime Minister which are regular and continuous activities shall be listed in the annual spending plans of the Ministries and branches and defrayed according to current regulations on financial management of the State.

1.2. In the localities:

- Spending for the organization of cultural control teams in the localities (city, district, town, ward and commune).

- Spending on the purchase of equipment and means for the inspection of the re-establishment of order and discipline in the cultural and cultural service activities in each specific locality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Spending on the transportation of the objects seized according to the decision of handling violations and spending on the maintenance of the seized objects.

- Spending on the publicity and dissemination of the implementation of the Directive and Decree of the Government on re-establishment of order and discipline in the cultural and cultural service activities and the fight against poisonous cultural products.

- Spending on the printing of documents for education and publicity, control and handling of violations (according to prescribed forms).

- Spending on the State Treasury according to the general regulations on the collection and use of fines against administrative violations.

- Spending to reward persons doing off-duty work and those with meritorious deeds in the publicity and education for and in detecting and handling acts of violation. More concretely :

+ Spending on night duty and off-duty work according to Circular No.10/LD-TBXH-TL of April 15, 1995 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

+ Spending on rewards: The maximum reward shall not exceed 30% of the fine in complicated affairs (reward for a whole collective and to individuals). The persons with continuous achievements in the year in the prevention, fight, detection and handling of administrative violations are eligible for reward for the whole year but the maximum reward shall not exceed 200,000 VND on a monthly average.

- Spending on duty allowance (if any) according to the current regime of the Ministry of Finance.

- Other spendings as may arise from the activities in service of the implementation of the Decree of the Government on re-establishment of cultural order not mentioned in the above stipulations. However, this spending must be based on an estimate approved by the competent authority and must comply with the current regime of financial spending and management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1. Basing themselves on the provisions in Point 1, Section II, the Ministries, branches and units assigned with the duty in the territory of the province or city shall draw up the spending estimate and send it to the financial agency of the same level for approval and allocation of fund for the activities in each month and quarter.

2.2. The Culture and Information Service in collaboration with the Finance and Pricing Service shall base itself on the revenue from the fines and the expenditures as stipulated above to balance the revenue- expenditure plan, ensure judicious and full collection and correct allocation of fund and management of its use for the right purpose and in conformity with the regulations, and carry out the ratification of the revenue-expenditure statement of accounts in conformity with the current financial regime.

3. Fining and collection of fines

3.1. The person with authority to hand fines against administrative violations in the domain of cultural and cultural service activities shall issue the fining decision to serve as basis for the collection of fine for the budget. The fining decision shall comprise two forms: one to hand fines up to 50,000 VND and one to hand fines in cases which require the writing of violation records (see attached form).

When handing a fine, the person with authority to fine shall issue a fine decision to be done in three copies (one to be handed to the fined person, one to be directly delivered to the State treasury agency by the fined person, and one to be kept as file at the State agency of the person with authority to hand fines). For the fines of two million VND upward, another copy must be made and sent to the People's Procuracy of the same level.

To ensure enforcement of the fining decision, the fined person must produce to the agency with competence to fine his/her identity card or a property with a value equivalent to the fine until the violator has fully paid the fine at the prescribed place.

3.2. The State Treasury may delegate the authority to collect the fines to a number of units, such as the Post, Taxation, Banking Service, but must ensure the principle of timely collection of revenue from the fines and their remittance to the State Treasury. The authorization fee shall be deducted from the total fines and lies in the estimates of the State Treasury in the province or city already ratified by the Finance Service.

3.3. The person with authority to fine shall have to guide the fined person to pay the fine at the most convenient points of collection of fine. In a number of special cases in which the fined person cannot pay his/her fine at the fine collecting point in the province or city, the fining authority may propose that the fine be paid at any point of collection of the State Treasury (or point of collection authorized by the State Treasury), but at any rate the time for fine payment must not exceed five days. The Central State Treasury shall have to monitor, check and guide the collection of fines. When paying the fine, the fined person has the right to ask the State Treasury (or the agency authorized by the State Treasury) to issue voucher 2 and voucher 3 of fine collection (voucher 3 shall be sent to the agency deciding the fine to serve as basis for the fined person to recover his/her paper or property).

3.4. The State Treasury shall collect the fine according to the decision of the person with authority to fine. In case of complaint and if the complaint is settled by the authorized agency, the State Treasury shall base itself on the decision to settle the complaint to make additional collection or to return the difference according to the new decision. Periodically each quarter and each year, the State Treasury shall report the accounts on the use of vouchers of fine collection to the tax agency which issues the voucher.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.6. The whole of the administrative fines on administrative violations in the cultural and cultural service activities shall be left to the local budget and placed into a separate account for monitoring and to supplement the expenditures on the activities aimed at re-establishing discipline and order in the cultural domain and fight against the noxious cultural products.

The administrative fines on violations of discipline and order in the domain of culture and cultural services shall be recorded in the list of budget under Chapter 99, Type 14, Item 1, Category 9, Section 47 on fines in the cultural domain.

3.7. Each year the Ministry of Culture and Information, the Ministry of Interior and the localities have to establish the draft expenditures on the activities to re-establish order and discipline in the cultural domain and to fight the social evils related to cultural and cultural service activities in the budget plan of the Ministries and branches, and send them to the Ministry of Finance to serve as basis for drafting the State budget.

III.- RESPONSIBILITY OF THE STATE AGENCIES AND THE PERSONS WITH AUTHORITY TO HAND FINES IN THE HANDLING AND COLLECTION OF FINES

1. When handling an administrative fine, the person with authority to fine shall base himself/herself on the specific level of fine stipulated in Decree No.88-CP of December 14, 1995 of the Government to set the right level of fine while guiding the fined person to carry out the fining decision as prescribed. If the fined person refuses to comply (delaying the payment of fine, not paying fully, or refusing to pay), the person with authority to fine is entitled to issue a decision of forcible enforcement and shall have the task of organizing the forcible enforcement according to Article 55 of the Ordinance on Handling Administrative Violations.

2. The Central State Treasury shall have to provide professional guidance and guidance on accountancy in the collection of fines in conformity with the above prescriptions. The State Treasury in the provinces and cities directly under the Central Government shall have to set up tables of fine collection in order to make timely collection of fines for the State and ensure safety for the whole of the fines in a timely manner and also regularly follow the financial management according to State regulations.

3. The Finance and Pricing Service in the provinces and cities shall have to collaborate with the tax agency and the State Treasury to inspect and supervise the collection and use of fines as prescribed.

4. All acts of misusing the assigned task to collect fines without fining decision or without recording the fine in the voucher or recording it on a faked voucher are strictly prohibited. The person with authority to hand fines must not over-excersie his/her authority to harass the fined person, or to condone or cover up, or refrain from fining, or hand the fine not in time and not at the right level. The person who misuses his/her powers to violate these prescriptions shall, depending on the extent of the violation, be disciplined or examined for penal liability according to current prescriptions of law.

An organization or individual that violates the regulations on fining, collection of fines and use of fines in contravention of the principle shall have to bear responsibility for their wrongdoing or the wrongdoing of their unit before law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. This Circular takes effect on February 1st, 1996. All earlier regulations which are contrary to this Circular are now annulled.

2. The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People's Committees in the provinces and cities directly under the Central Government are requested to popularize widely this Circular and guide and control its strict implementation.

 

FOR THE MINISTEROF CULTURE AND INFORMATIONVICE
MINISTER




Vu Khac Lien

FOR THE MINISTEROF FINANCEVICE
MINISTER




Tao Huu Phung

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên bộ 08-TT/LB ngày 31/01/1996 1996 hướng dẫn thu và sử dụng tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá do Bộ tài chính, Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.319

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.198.173
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!