Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 37-CT/TW Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Ban Chấp hành Trung ương Người ký: Đào Duy Tùng
Ngày ban hành: 16/05/1994 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG
******

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
********

Số: 37-CT/TW

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 1994 

 

CHỈ THỊ

VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ NỮ TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thực tiễn 10 năm thi hành Chỉ thị 44-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ” đã xác nhận sự trưởng thành và đóng góp lớn lao của đội ngũ cán bộ nữ. Cán bộ nữ trong các ngành, các cấp tỏ rõ năng lực và phẩm chất chính trị, đảm đương tốt nhiệm vụ trong tình hình mới.

Song, trong các cơ quan lãnh đạo và quản lý, đội ngũ cán bộ nữ còn chiếm tỷ lệ thấp và đang có chiều hướng giảm sút. Tình hình trên, trước hết do cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành chưa nhận thức đúng vai trò, khả năng của cán bộ nữ, thiếu những chính sách và biện pháp cụ thể trong việc chăm lo bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng và đề bạt cán bộ nữ, có nơi tư tưởng coi thường cán bộ nữ còn nặng nề. Việc chỉ đạo công tác cán bộ nữ thiếu chặt chẽ, chưa thường xuyên. Một bộ phận cán bộ nữ còn an phận, thiếu ý chí vươn lên.

Sự nghiệp đổi mới của đất nước đang tạo ra môi trường mới cho sự phát triển tiềm năng của lao động nữ và cán bộ nữ.

Để làm tốt công tác cán bộ nữ trong tình hình mới, Ban Bí thư yêu cầu các cấp, các ngành làm tốt một số việc dưới đây:

1- Tiếp tục nâng cao nhận thức, quan điểm của Đảng về vấn đề cán bộ nữ

Cần làm cho cán bộ, đảng viên quán triệt sâu sắc Nghị quyết 04-NQ/TW ngày 12-7-1993 của Bộ chính trị về “Tăng cường và đổi mới công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”. Việc nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội là yêu cầu quan trọng để thật sự thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng trí tuệ và nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ. Chống những biểu hiện lệch lạc, coi thường phụ nữ, khắt khe, hẹp hòi trong đánh giá, đề bạt cán bộ nữ.

Đồng thời cần nhận rõ những đặc điểm riêng của cán bộ nữ, tạo nên sự thông cảm, giúp đỡ thiết thực để cán bộ nữ vươn lên, kể cả sự hỗ trợ và khích lệ từ mỗi gia đình cán bộ nữ.

Bản thân cán bộ nữ cần chủ động khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, nâng cao phẩm chất và trình độ mọi mặt, tự khẳng định mình trong công tác, biết kết hợp hài hòa giữa công việc gia đình và công tác xã hội.

2- Có quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ

Cần xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng lao động nữ nói chung và cán bộ nữ nói riêng. Trước mắt, các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở phải có quy hoạch cán bộ nữ.

Sớm xác định những ngành, những lĩnh vực phù hợp, phát huy được thế mạnh của phụ nữ, những chức danh lãnh đạo và quản lý cần có cán bộ nữ, từ đó có kế hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt và sử dụng.

Chú ý phát hiện tài năng trẻ và có quy trình đào tạo, bồi dưỡng thích hợp để sớm đề bạt, sử dụng.

Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nữ làm công tác khoa học – kỹ thuật, kinh tế, pháp luật, hành chính, quản lý nhà nước…., cán bộ nữ dân tộc ít người, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa

Các trường lớp đào tạo, bồi dưỡng của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể, khi chiêu sinh cần có quy định tỷ lệ nữ một cách thỏa đáng, đưa vào chương trình đào tạo những kiến thức về giới. Có những hình thức đào tạo, bồi dưỡng thích hợp với đặc điểm của cán bộ nữ như mở tại cơ sở, vùng, miền……, phân chia chương trình đào tạo thành những khóa ngắn ngày, tạo điều kiện sinh hoạt thuận lợi cho học viên nữ trong thời gian học tập.

3- Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp, các ngành

Việc sử dụng, đề bạt cán bộ nữ phải dựa trên cơ sở quy hoạch, được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn theo chức danh công tác.

Trên cơ sở rà soát đội ngũ cán bộ nữ hiện có, có biện pháp điều chỉnh, bổ sung cán bộ nữ vào những vị trí thích hợp, phù hợp với yêu cầu và năng lực của cán bộ.

Phải tăng thêm cán bộ nữ ở các cấp từ cơ sở đến trung ương, kể cả cán bộ ngoài Đảng. Cụ thể :

- Tăng cấp ủy viên nữ, ủy viên thường vụ nữ trong các cấp ủy đảng.

- Tăng cán bộ nữ trong các cấp chính quyền, các cơ quan dân cử (Quốc hội, Hội đồng nhân dân), trong các đoàn thể và Mặt trận Tổ quốc.

- Những ngành đông nữ, những xí nghiệp quốc doanh đông nữ (30% trở lên) và những ngành mà chức năng, nhiệm vụ có liên quan nhiều đến vấn đề phụ nữ, các cơ quan làm công tác tổ chức, cán bộ, kế hoạch, chính sách, v.v… phải có tỷ lệ cán bộ nữ tương xứng và phải có cán bộ nữ giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt ở các cấp.

4- Xây dựng chính sách tạo điều kiện cho cán bộ nữ làm việc và khuyến khích tài năng nữ phát triển

Xây dựng chính sách cán bộ nữ tạo điều kiện cho chị em vừa hoàn thành tốt chức năng xã hội, vừa thực hiện tốt chức năng người mẹ.

Cần có chế độ trợ cấp cho cán bộ nữ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng khi còn nuôi con nhỏ ở độ tuổi nhà trẻ. Có chính sách khuyến khích đối với các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động nữ.

Đặc biệt chú ý chính sách khuyến khích tài năng nữ trong các trường học, trong mọi lĩnh vực hoạt động. Những nữ khoa học có tài, những cán bộ nữ quản lý giỏi cần được khuyến khích sử dụng, khi cần thiết có thể nghỉ hưu ở tuổi 60 như nam giới.

Cần khuyến khích, huy động các lực lượng xã hội vào những hoạt động dịch vụ đời sống, chăm lo sức khỏe, chăm sóc trẻ nhỏ, giảm nhẹ lao động gia đình để phụ nữ có điều kiện nghỉ ngơi, giải trí, học tập nâng cao trình độ, đảm nhiệm tốt công việc được giao.

5- Đẩy mạnh công tác phát triển đảng trong phụ nữ

Các tổ chức đảng thường xuyên tuyên truyền, bồi dưỡng, phát triển đảng viên trong nữ thanh niên, nữ lao động trong các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đặc biệt ở các vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng tôn giáo. Coi trọng việc phát triển đảng trong số phụ nữ có triển vọng đưa vào quy hoạch cán bộ.

Cần nắm vững đặc điểm của đảng viên nữ để phân công tác hợp lý. Những nơi có tỷ lệ đảng viên nữ ra khỏi Đảng cao, cần phần tích nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.

6- Tổ chức chỉ đạo thực hiện

Các cấp ủy đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn và lãnh đạo các ngành cần quán triệt chỉ thị này, chỉ đạo phổ biến chỉ thị tới cán bộ, đảng viên của các cơ sở đảng. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện chỉ thị có kết quả.

Trong các cơ quan làm công tác tổ chức – cán bộ các cấp cần có bộ phận chuyên trách công tác cán bộ nữ để giúp cấp ủy làm tốt công tác này.

Các ban cán sự đảng có nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan nhà nước để thể chế hóa những chủ trương đề ra trong chỉ thị này thành các chính sách, quy định và hướng dẫn thi hành cụ thể.

Ban Tổ chức Đảng, Ban Dân vận và Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp có trách nhiệm giúp cấp ủy hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này.

 

 

T.M BAN BÍ THƯ




ĐÀO DUY TÙNG

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 37-CT/TW ngày 16/05/1994 về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới do Ban Bí thư Trung ương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.112

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.241.82
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!