Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 134/2005/NĐ-CP quy chế quản lý vay trả nợ nước ngoài

Số hiệu: 134/2005/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 01/11/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ

*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số : 134/2005/NĐ-CP

*****

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2005

 

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VAY VÀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam  ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 15  tháng 6 năm 2004;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này bản Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài.

Điều 2.  Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư  chịu trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Phan Văn Khải

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ VAY VÀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CPngày 01 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này điều chỉnh hoạt động vay, trả nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam, trừ trường hợp vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là thể nhân Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vay nước ngoài: là các khoản vay do người cư trú ở một nước vay của người không cư trú.

2. Vay nước ngoài của Việt Nam: là các khoản vay ngắn hạn (có thời hạn vay đến một năm), trung và dài hạn (có thời hạn vay trên một năm), có hoặc không phải trả lãi, do Nhà nước, Chính phủ Việt Nam và các tổ chức là người cư trú ở Việt Nam (sau đây gọi tắt là người vay) vay của các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ các nước, các tổ chức và cá nhân là người không cư trú (sau đây gọi tắt là người cho vay nước ngoài).

3. Người cư trú ở Việt Nam và người không cư trú được xác định theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối.

4. Vay nước ngoài của Chính phủ: là các khoản vay ưu đãi hỗ trợ phát triển chính thức (oda), vay thương mại hoặc tín dụng xuất khẩu và vay từ thị trường vốn quốc tế (dưới hình thức phát hành trái phiếu ra nước ngoài), do cơ quan được uỷ quyền của Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam ký vay dưới danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người cho vay nước ngoài.

5. Vay nước ngoài của doanh nghiệp: là các khoản vay do các doanh  nghiệp, tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt Nam (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) trực tiếp ký vay với người cho vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ hoặc vay thông qua phát hành trái phiếu ra nước ngoài hoặc thuê mua tài chính với nước ngoài.

6. Vay ODA: là các khoản vay đạt các điều kiện về vốn ODA theo quy định tại Quy chế quản lý và sử dụng ODA của Chính phủ.

7. Vay thương mại nước ngoài: là các khoản vay nước ngoài của Việt Nam không phải là vay ODA.

8. Nợ nước ngoài của quốc gia: là số dư của mọi nghĩa vụ nợ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả gốc và lãi tại một thời điểm  của các khoản vay nước ngoài của Việt Nam. Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân.

 9. Nợ nước ngoài của khu vực công: bao gồm nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ nước ngoài (nếu có) của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà nước (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp nhà nước) trực tiếp vay nước ngoài.

10. Nợ nước ngoài của Chính phủ: là số dư mọi nghĩa vụ nợ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả gốc và lãi tại một thời điểm  của các khoản vay nước ngoài của Chính phủ.

11. Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân: là nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc khu vực tư nhân (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp tư nhân).

12. Bảo lãnh vay vốn nước ngoài: là cam kết của cơ quan bảo lãnh với người cho vay nước ngoài về việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn của người vay (người được bảo lãnh). Trường hợp người vay (người được bảo lãnh) không trả được nợ khi đến hạn, cơ quan bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay cho người vay (người được bảo lãnh).

13. Bảo lãnh vay vốn nước ngoài của Chính phủ: là việc Chính phủ, thông qua Bộ Tài chính, cam kết bảo lãnh vay vốn nước ngoài cho người vay.

14. Nợ được khu vực công bảo lãnh: là khoản nợ mà việc chi trả các nghĩa vụ nợ (gốc, lãi, phí…) được Chính phủ hoặc tổ chức được phép cấp bảo lãnh thuộc khu vực công (các tổ chức tài chính, tín dụng nhà nước) đứng ra bảo lãnh theo luật pháp hiện hành.

15. Nghĩa vụ nợ dự phòng: là các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn, hiện tại chưa phát sinh nhưng có thể phát sinh khi xảy ra một trong các điều kiện đã được xác định trước (ví dụ: khi người được bảo lãnh không trả được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ nợ, bị phá sản ...).

16. Chiến lược quốc gia dài hạn về nợ nước ngoài (gọi tắt là Chiến lược nợ dài hạn): là văn kiện đưa ra mục tiêu, định hướng, các giải pháp, chính sách đối với quản lý nợ nước ngoài của quốc gia, được xây dựng trong chiến lược tổng thể về huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và 10 năm của đất nước.

17. Chương trình quản lý nợ trung hạn: là văn kiện cụ thể hoá nội dung Chiến lược nợ dài hạn cho giai đoạn từ 3 năm đến 5 năm và cập nhật từng năm, phù hợp với khuôn khổ chính sách kinh tế, tài chính và với mục tiêu ngân sách trung hạn và hàng năm của Chính phủ.

18. Kế hoạch hàng năm về vay, trả nợ nước ngoài: là văn kiện được xây dựng hàng năm bao gồm kế hoạch rút vốn vay và trả nợ của  Chính phủ và nợ của các doanh nghiệp, tổ chức thuộc khu vực công và tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia. 

19. Cơ quan chủ quản: là cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

20. Cơ quan cho vay lại: là Bộ Tài chính hoặc cơ quan, tổ chức được Bộ Tài chính uỷ quyền thực hiện cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, có trách nhiệm giám sát việc sử dụng vốn vay, thu hồi nợ cho vay lại và được hưởng phí cho vay lại theo quy định của pháp luật.

21. Thoả thuận cho vay lại: là Hợp đồng cho vay lại hoặc Hiệp định phụ cho vay lại giữa cơ quan cho vay lại với người vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

22. Người vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ (gọi tắt là người vay lại): là doanh nghiệp, tổ chức ký Thoả thuận cho vay lại và nhận nợ với cơ quan cho vay lại. Người vay lại có thể gồm:

- Doanh nghiệp, tổ chức là chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ theo cơ chế cho vay lại;

- Chính quyền địa phương được vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ cho các dự án đầu tư của địa phương.

23. Vốn đối ứng: là phần vốn trong nước cần thiết mà phía Việt Nam phải chi cùng với vốn vay nước ngoài để thực hiện dự án .

Vốn đối ứng có thể là ngoại tệ (tiền đặt cọc, tiền nhập máy móc thiết bị trường hợp không được sử dụng vốn vay...) hoặc tiền đồng Việt Nam (chi cho khảo sát, thiết kế, đền bù giải phóng mặt bằng, xây lắp, quản lý dự án, nộp các khoản  thuế theo luật định và tiền bảo hiểm...).

Chương 2:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA QUỐC GIA

Điều 3. Mục tiêu quản lý

1.Đáp ứng được các yêu cầu về huy động vốn của các thành phần kinh tế với chi phí thấp nhất cho đầu tư phát triển đất nước và cơ cấu lại nền kinh tế theo các định hướng, Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội.

2. Đảm bảo quản lý, phân bổ và sử dụng vốn có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và áp lực đối với các nguồn lực quốc gia (ngân sách nhà nước, Quỹ dự trữ ngoại hối của quốc gia), đảm bảo an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia.

3. Tạo điều kiện tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.

Điều 4. Nội dung và nguyên tắc quản l‎ý

1. Chính phủ thống nhất quản lý toàn diện nợ nước ngoài của quốc gia, từ việc huy động, tiếp nhận, phân bổ sử dụng, quản lý, theo dõi và giám sát bằng các công cụ sau:

a) Chiến lược nợ dài hạn, Chương trình quản lý nợ trung hạn và Kế hoạch hàng năm về vay, trả nợ nước ngoài của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Các chính sách, chế độ phù hợp và phân công trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại Quy chế này.

2. Hiệu quả của chương trình, dự án sử dụng vốn vay là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong việc quyết định vay vốn nước ngoài.

­3. Đảm bảo cân đối giữa vay và khả năng trả nợ, cân đối ngoại tệ và các cân đối vĩ mô khác của nền kinh tế về dài hạn.

 4. Các cơ quan chính quyền, đoàn thể, các cơ quan quản lý hành chính các cấp và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp không được phép trực tiếp vay nước ngoài, trừ trường hợp đặc biệt được pháp luật hiện hành hoặc Thủ tướng Chính phủ cho phép.

5. Tất cả các khoản vay nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy chế này phải được đăng ký chính thức với cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ sau khi ký kết theo Điều 6 của Quy chế này.

6. Trường hợp dự thảo thoả thuận vay hoặc bảo lãnh vay nước ngoài có những nội dung trái hoặc chưa được quy định trong những văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hoặc có những cam kết về thể chế, chính sách vượt thẩm quyền thì cơ quan chủ trì đàm phán thoả thuận phải lấy ý kiến các cơ quan liên quan và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

7. Việc ký kết các thoả thuận vay nước ngoài của Chính phủ thực hiện theo quy định của pháp luật về ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế. Trường hợp thoả thuận giữa cấp có thẩm quyền của Việt Nam với người cho vay có quy định khác thì thực hiện theo thoả thuận với người cho vay.

Điều 5. Chiến lược nợ dài hạn, Chương trình quản lý nợ trung hạn, Kế hoạch vay, trả nợ nước ngoài hàng năm

1. Chiến lược nợ dài hạn gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Đánh giá thực trạng nợ nước ngoài, tình hình và công tác quản lý nợ nước ngoài thời gian qua;

b) Mục tiêu, định hướng và hệ thống các chỉ tiêu về vay và trả nợ nước ngoài của quốc gia và phân theo khu vực kinh tế;

c) Các giải pháp, chính sách đối với quản lý nợ nước ngoài của quốc gia;

d) Tổ chức thực hiện Chiến lược.

2. Chương trình quản lý nợ trung hạn gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Đánh giá, dự báo các điều kiện thị trường vốn trong nước và quốc tế, cân đối ngoại tệ, biến động tỷ giá và lãi suất làm cơ sở điều chỉnh chính sách vay, trả nợ nước ngoài phù hợp trong từng thời kỳ;

b) Cân đối nhu cầu vay vốn nước ngoài cho bù đắp thâm hụt ngân sách và cho đầu tư phát triển trên cơ sở cân đối với các nguồn huy động vay trong nước;

c) Phương án huy động vốn vay nước ngoài của khu vực công: cơ cấu nguồn vay dự kiến (theo các điều kiện vay ưu đãi, vay thương mại, người cho vay, thị trường, đồng tiền vay, kỳ hạn và lãi suất bình quân theo các điều kiện vay), cơ chế sử dụng vốn vay (cấp phát, cho vay lại);

d) Dự báo huy động vốn vay từ nước ngoài của khu vực tư nhân trong giai đoạn trung hạn (từ 3 đến 5 năm) và từng năm;

đ) Đánh giá, dự báo biến động danh mục nợ của khu vực công (đồng tiền, lãi suất bình quân, kỳ hạn bình quân, các rủi ro về tỉ giá) và tình trạng nợ của quốc gia trong giai đoạn trung hạn (từ 3 đến 5 năm) và từng năm;

e) Đề xuất các giải pháp và các phương án xử lý nợ hoặc cơ cấu lại danh mục nợ cần thiết của khu vực công nhằm xử lý các khoản nợ xấu và giảm nhẹ nghĩa vụ nợ.

3. Kế hoạch hàng năm về vay và trả nợ nước ngoài gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Tình hình thực hiện vay và trả nợ nước ngoài hàng năm của quốc gia, phân tích thực trạng nợ quốc gia theo các chuẩn mực quốc tế, đánh giá rủi ro và mức độ các nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách nhà nước;

b) Kế hoạch rút vốn vay và trả nợ nước ngoài của khu vực công, bao gồm: nợ Chính phủ, nợ của các doanh nghiệp, tổ chức thuộc khu vực công;

c) Tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia, bao gồm hạn mức vay nước ngoài của khu vực công và dự báo mức vay nước ngoài của khu vực tư nhân.

Điều 6. Phân công trách nhiệm quản l‎ý nhà nước về vay, trả nợ nước ngoài

1. Bộ Tài chính, cơ quan đầu mối của Chính phủ thực hiện việc quản l‎ý nhà nước về vay và trả nợ nước ngoài của quốc gia, có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn, Kế hoạch hàng năm về vay và trả nợ nước ngoài trên cơ sở tổng hợp kế hoạch vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ, của các tổ chức thuộc khu vực công và tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đề án huy động và kế hoạch sử dụng vốn vay thương mại nước ngoài của Chính phủ khi Chính phủ có nhu cầu vay thương mại nước ngoài;

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ quốc gia, quy trình thu thập, báo cáo, tổng hợp, chia sẻ và công bố thông tin về nợ nước ngoài;

d) Tổ chức đàm phán, ký kết các Điều ước quốc tế về vay và bảo lãnh vay vốn nước ngoài của Chính phủ theo uỷ quyền hoặc phân công của Thủ tướng Chính phủ;

đ) Đại diện chính thức cho người vay đối với các khoản vay nước ngoài của Nhà nước, Chính phủ tại thoả thuận vay cụ thể;

e) Quản lý tài chính đối với các khoản vay nước ngoài của Chính phủ, bao gồm:

- Tổ chức đăng ký các khoản vay;

- Xây dựng chế độ quản lý tài chính, xây dựng và ban hành Quy chế cho vay lại trong nước vốn vay nước ngoài của Chính phủ; hướng dẫn và tổ chức cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và thu hồi vốn cho vay lại; báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình sử dụng nguồn vốn này.

g) Quản lý bảo lãnh của Chính phủ theo Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài, bao gồm: 

- Hướng dẫn quy trình xem xét và cấp bảo lãnh Chính phủ, thẩm định các điều kiện cấp bảo lãnh và hồ sơ bảo lãnh cho chương trình, dự án cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo lãnh; trực tiếp cấp bảo lãnh Chính phủ; tổ chức quản lý các khoản bảo lãnh của Chính phủ như đối với các khoản vay nước ngoài của Chính phủ;

- Thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh đối với người cho vay nước ngoài;

- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát kết quả hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn và trả nợ vay nước ngoài của người được bảo lãnh; được áp dụng các công cụ tài chính và các chế tài theo quy định của pháp luật để truy đòi số nợ đã trả thay người được bảo lãnh và các chi phí phát sinh có liên quan.

h) Chủ trì xây dựng và quản l‎ý cơ sở dữ liệu nợ nước ngoài của Chính phủ, tình hình vay, trả nợ nước ngoài của quốc gia; là đầu mối công bố, cung cấp thông tin về tình hình vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ, vay, trả nợ nước ngoài của quốc gia theo quy định của pháp luật;

i) Bảo đảm thực hiện mọi nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ đầy đủ, đúng hạn và có lợi nhất, bao gồm: tổ chức thực hiện việc trả nợ nước ngoài của Chính phủ từ ngân sách nhà nước; thành lập và tổ chức quản lý sử dụng Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài; xây dựng, đề xuất và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các phương án xử lý nợ, cơ cấu lại nợ nước ngoài của Chính phủ khi cần thiết;

k) Thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ phân công tại Quy chế quản lý và sử dụng ODA do Chính phủ ban hành;

l) Thực hiện đánh giá sau dự án đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn vay thương mại nước ngoài của Chính phủ và chương trình, dự án sử dụng các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược nợ dài hạn trong chiến lược tổng thể về huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế;

b) Chủ trì, thống nhất với Bộ Tài chính xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục chương trình, dự án được cấp phát hoặc vay lại toàn bộ  hoặc vay lại một phần nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;

c) Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ, Chương trình quản lý nợ trung hạn, Kế hoạch hàng năm về vay và trả nợ nước ngoài của quốc gia và giám sát các chỉ số vĩ mô về nợ nước ngoài của quốc gia;

d)  Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng quy trình thu thập, báo cáo, tổng hợp, chia sẻ và công bố thông tin về nợ nước ngoài trình Thủ tướng Chính phủ ban hành;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ phân công tại Quy chế quản lý và sử dụng ODA do Chính phủ ban hành.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm:

a) Thực hiện quản lý nhà nước đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức thuộc khu vực công; giám sát, theo dõi việc vay, trả nợ nước ngoài của khu vực tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra việc bảo lãnh vay nước ngoài của các ngân hàng thương mại và của các tổ chức khác được phép cấp bảo lãnh vay nước ngoài theo pháp luật hiện hành;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của các doanh nghiệp, tổ chức thuộc khu vực công  và dự báo mức vay nước ngoài hàng năm của khu vực tư nhân gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của khu vực công và của cả nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của các doanh nghiệp, tổ chức đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

d) Tổng hợp tình hình thực hiện vay và trả nợ nước ngoài hàng năm của các doanh nghiệp, tổ chức thuộc khu vực công và của khu vực tư nhân, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính để tổng hợp tình hình vay, trả nợ nước ngoài chung hàng năm của cả nước;

đ) Hướng dẫn và tổ chức việc đăng ký các khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức thuộc khu vực công và của khu vực tư nhân (kể cả các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh);

e) Giám sát các luồng tiền tệ liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài nhằm phục vụ cho việc tổng hợp cán cân thanh toán quốc tế, điều hành chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối;

g) Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro từ nợ của khu vực doanh nghiệp;

h) Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ, Chương trình quản lý nợ trung hạn và Kế hoạch hàng năm về vay và trả nợ nước ngoài;

i) Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng quy trình thu thập, báo cáo, tổng hợp, chia sẻ và công bố thông tin về nợ nước ngoài trình Thủ tướng Chính phủ ban hành;

k) Thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ phân công tại Quy chế quản lý và sử dụng ODA do Chính phủ ban hành.

4. Bộ Tư pháp có trách nhiệm:

a) Tham gia ý kiến về những vấn đề pháp lý trong các thoả thuận về vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ, các thoả thuận về bảo lãnh của Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; tham gia ý kiến trong trường hợp cần thiết về những vấn đề pháp lý khác có liên quan đến các văn kiện vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong nước theo đề nghị của người vay và của cơ quan bảo lãnh;

b) Thẩm định những vấn đề khác nhau giữa các thoả thuận về vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ và pháp luật trong nước; theo dõi việc xử lý các vấn đề này trong quá trình thực hiện các cam kết về vay và trả nợ nước ngoài;

c) Trong các trường hợp cần thiết, cấp ý kiến pháp lý đối với các thoả thuận vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ, các thoả thuận vay được Chính phủ bảo lãnh và cấp ý kiến pháp lý về tư cách pháp lý của người vay và của cơ quan bảo lãnh theo đề nghị của các cơ quan này.

5. Các cơ quan liên quan khác: có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về vay, trả nợ nước ngoài theo chức năng, thẩm quyền của mình và theo quy định tại Quy chế này.

Điều 7. Phối hợp liên ngành về quản lý nợ nước ngoài

Căn cứ yêu cầu thực tế của công tác quản lý nợ nước ngoài và đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ có thể thành lập tổ chức phối hợp liên ngành về quản lý nợ nước ngoài hoặc sử dụng cơ chế phối hợp sẵn có phù hợp với chức năng, quyền hạn của Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Chương 3

QUẢN LÝ VAY TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA KHU VỰC CÔNG

Điều 8. Mục tiêu 

Bảo đảm huy động có hiệu quả nguồn vốn cho đầu tư phát triển, giảm thiểu chi phí và rủi ro của các giao dịch huy động vốn và sử dụng vốn, đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ nợ của khu vực công (bao gồm các nghĩa vụ nợ trực tiếp và nghĩa vụ dự phòng) trên cơ sở giám sát chặt chẽ các nghĩa vụ nợ, giảm thiểu rủi ro cho ngân sách nhà nước và duy trì an toàn nợ quốc gia.

MỤC 1: QUẢN LÝ VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ

Điều 9. Các yêu cầu cơ bản

1. Việc vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ phải được thực hiện thống nhất theo các nguyên tắc quản lý nợ nước ngoài của quốc gia nêu tại Điều 4 của Quy chế này.

2. Bố trí nguồn vốn vay phù hợp với mục tiêu sử dụng, đảm bảo hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn, tạo ra nguồn ngoại tệ và tích luỹ trong nước đáp ứng được mục tiêu phát triển, đồng thời đảm bảo trả được nợ.

3. Tranh thủ tối đa các nguồn vay ưu đãi trên cơ sở cân nhắc hiệu quả và chi phí, ưu tiên sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi cho phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội.

4. Quản lý thận trọng việc vay thương mại nước ngoài của Chính phủ. Không sử dụng vốn vay thương mại nước ngoài cho các chương trình, dự án không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, hoặc sử dụng vốn vay thương mại ngắn hạn cho các mục tiêu dài hạn, trừ trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

5. Thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ, đảo nợ, vay mới trả cũ ... và các biện pháp quản lý nợ hiện đại trên cơ sở  phân tích danh mục nợ, nắm bắt điều kiện thị trường nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, hối đoái và chi phí đối với ngân sách nhà nước trong công tác vay và trả nợ nước ngoài.

Điều 10. Nguyên tắc quản lý

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ về thống nhất quản lý các khoản vay nợ, trả nợ nước ngoài của Chính phủ trên cơ sở Chiến lược nợ dài hạn và Chương trình quản lý nợ trung hạn, theo dõi và giám sát các khoản vay và trả nợ nước ngoài theo các hạn mức và kế hoạch vay, trả nợ hàng năm, áp dụng các chính sách và công cụ tài chính phù hợp để bảo đảm cơ cấu, thời hạn và tổng số nợ hợp lý, áp dụng các biện pháp chế tài theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo kỷ luật tài chính trong công tác quản lý vay, trả nợ nước ngoài.

2. Các cơ quan chính quyền địa phương không được phép trực tiếp vay nước ngoài. Trong trường hợp được pháp luật hoặc Thủ tướng Chính phủ ủy quyền và cho phép áp dụng cơ chế đặc biệt, chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được huy động vốn vay nước ngoài cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh theo nguyên tắc: địa phương xây dựng phương án, chủ động tìm nguồn vay, phối hợp với các cơ quan có liên quan đàm phán vay nước ngoài, lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về nội dung vay, điều kiện vay trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo cơ chế Chính phủ vay về cho vay lại. Địa phương có trách nhiệm bố trí ngân sách cấp tỉnh để trả nợ đầy đủ theo quy định của pháp luật.

3. Các cơ quan, tổ chức tiếp nhận và sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ hoặc vốn vay được Chính phủ bảo lãnh phải sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích, nội dung chương trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 11. Vay thương mại nước ngoài của Chính phủ

1. Tùy theo nhu cầu về vốn đầu tư phát triển, Chính phủ có thể huy động nguồn vốn vay thương mại nước ngoài thông qua các hình thức vay trực tiếp như vay tài chính, vay tín dụng xuất khẩu, phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế hoặc các hình thức phù hợp khác, trong khuôn khổ hạn mức vay thương mại hàng năm của Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Nguồn vay thương mại nước ngoài của Chính phủ chỉ được sử dụng cho các mục đích sau:

- Cho vay lại đối với chương trình, dự án đầu tư phát triển trọng điểm của Nhà nước có nhu cầu nhập khẩu thiết bị, công nghệ, có khả năng hoàn vốn trực tiếp và trả được nợ vay hoặc

- Để đảo nợ nước ngoài của Chính phủ theo nguyên tắc đảm bảo có lợi và với chi phí thấp nhất cho ngân sách nhà nước.

3. Trường hợp Chính phủ có nhu cầu vay thương mại nước ngoài, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập đề án huy động và kế hoạch sử dụng vốn vay trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định cho từng trường hợp cụ thể. Trường hợp phát hành trái phiếu dưới danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ để vay vốn trên thị trường vốn quốc tế, thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ về phát hành trái phiếu quốc tế.

Điều 12. Cơ chế tài chính sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ

1. Các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và các dự án thuộc lĩnh vực khác không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và là đối tượng chi của ngân sách nhà nước, bao gồm cả trường hợp ngân sách địa phương được vay lại vốn vay nước ngoài từ ngân sách trung ương để cấp phát cho chương trình, dự án: được cấp phát từ vốn vay nước ngoài theo cơ chế cấp phát vốn ngân sách nhà nước.

2. Các chương trình, dự án đầu tư phát triển có khả năng thu hồi vốn toàn bộ hoặc một phần (bao gồm cả các dự án cơ sở hạ tầng): áp dụng cơ chế cho vay lại toàn bộ hoặc cho vay lại một phần và cấp phát một phần từ ngân sách nhà nước tùy theo khả năng hoàn vốn.

3. Đối với khoản vay bằng ngoại tệ hoặc vay bằng hàng hoá không trực tiếp gắn với dự án:

a) Vay nước ngoài bằng ngoại tệ:

- Các khoản vay hỗ trợ ngân sách, phát hành trái phiếu quốc tế được hạch toán thu ngân sách nhà nước và được chuyển vào Quỹ ngoại tệ tập trung do Bộ Tài chính quản lý;

- Ngoại tệ vay hỗ trợ cán cân thanh toán quốc tế được Bộ Tài chính bán cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để chuyển vào Quỹ dự trữ ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý và chuyển phần tiền đồng Việt Nam tương đương về ngân sách nhà nước;

Các khoản vay hỗ trợ cán cân thanh toán theo thoả thuận hoán đổi tiền tệ (nguồn ngoại tệ hoán đổi vay từ các ngân hàng trung ương các nước khác) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm hoàn trả ngoại tệ và thu hồi nội tệ khi đến hạn.

- Tất cả ngoại tệ vay nước ngoài được sử dụng theo quyết định cụ thể của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với các tiêu chí của người cho vay.

b) Vay nước ngoài bằng hàng hoá:

- Trường hợp thỏa thuận vay có xác định đối tượng trong nước sử dụng hàng hoá: Bộ Tài chính quy đổi ra tiền Việt Nam để hạch toán vào ngân sách nhà nước và thực hiện chi cấp phát hoặc cho vay lại đối với đối tượng sử dụng hàng hoá;

- Trường hợp thoả thuận vay có xác định đối tượng trong nước sử dụng vốn vay bằng hàng hoá: Bộ Tài chính chủ trì tổ chức việc nhập hàng, bán đấu giá và nộp tiền vào ngân sách nhà nước để sử dụng theo quy định của thoả thuận vay;

- Trường hợp thoả thuận vay không xác định đối tượng sử dụng vốn vay: Bộ Tài chính chủ trì tổ chức việc nhập hàng, bán đấu giá và nộp tiền vào ngân sách nhà nước để sử dụng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 13. Cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ

1. Bộ Tài chính tổ chức cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ thông qua các tổ chức được uỷ quyền là Quỹ hỗ trợ phát triển, các ngân hàng thương mại nhà nước và Ngân hàng Chính sách Xã hội (cơ quan cho vay lại).

2. Cơ quan cho vay lại có trách nhiệm quản lý và thu hồi vốn từ người vay lại để nộp vào Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài, đồng thời được hưởng phí cho vay lại theo quy định.

3. Việc cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được thực hiện theo các điều kiện chính sau:

a) Đồng tiền vay lại:

- Đối với nguồn vốn vay ODA của Chính phủ: người vay lại được quyền lựa chọn đồng tiền vay lại là nội tệ hoặc ngoại tệ tùy theo khả năng trả nợ;

- Đối với vốn vay thương mại nước ngoài của Chính phủ: người vay lại phải vay lại bằng ngoại tệ gốc do Chính phủ vay nước ngoài, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

b) Thời hạn cho vay lại: phù hợp với thời gian hoàn vốn nêu trong Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư xây dựng công trình hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

c) Lãi suất và phí cho vay lại:

- Đối với vay thương mại nước ngoài của Chính phủ: lãi suất cho vay lại tính theo mức lãi suất thị trường, tối thiểu phải bằng mức lãi suất vay của nước ngoài, cộng các khoản phí vay nước ngoài và phí dịch vụ cho vay lại trong nước;

- Đối với vốn vay ODA: lãi suất cho vay lại bằng nội tệ được xác định theo ngành kinh tế kỹ thuật, căn cứ đồng tiền vay, thời hạn vay và khả năng hoàn vốn của chương trình, dự án, đảm bảo mức độ ưu đãi công bằng giữa các chương trình, dự án có tính chất tương tự trong cùng một ngành. Mức lãi suất này bao gồm cả phí cho vay lại trong nước và không vượt quá mức lãi suất tín dụng ưu đãi của Nhà nước quy định trong từng thời kỳ;

Trường hợp người vay lại đề nghị vay lại bằng ngoại tệ: lãi suất cho vay lại bằng lãi suất cho vay lại bằng nội tệ quy định cho ngành kinh tế kỹ thuật tương ứng trừ đi tỷ lệ rủi ro về tỷ giá hối đoái theo từng đồng tiền, nhưng trong mọi trường hợp không thấp hơn mức lãi suất vay nước ngoài.

Bộ Tài chính xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung lãi suất cho vay lại bằng nội tệ áp dụng thống nhất cho các ngành kinh tế kỹ thuật. Hàng năm, trên cơ sở khung lãi suất đã được duyệt, tùy theo biến động của thị trường tài chính và tiền tệ, Bộ Tài chính điều chỉnh và công bố lại mức lãi suất cho vay lại.

d) Bộ Tài chính xác định điều kiện cho vay lại cụ thể và ký hợp đồng ủy quyền cho vay lại (hoặc ký hiệp định vay phụ và hợp đồng ủy quyền cho vay lại) cho từng trường hợp theo các điều kiện khung nêu trên. Trường hợp đặc biệt cần quy định khác với điều kiện khung, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Chính phủ không xem xét bố trí vốn cho các chương trình, dự án thuộc diện vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ nhưng không có khả năng trả nợ theo các điều kiện vay lại đã được Bộ Tài chính công bố.

đ) Đối tượng được vay lại:

Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu có dự án đầu tư khả thi phù hợp với danh mục và quy hoạch đầu tư phát triển của Nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành, có nhu cầu sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ, có khả năng trả nợ, có tình hình tài chính lành mạnh, được xem xét để vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

e) Tài sản thế chấp:

Tùy theo đối tượng được vay lại cụ thể, cơ quan cho vay lại có thể yêu cầu thế chấp các tài sản để đảm bảo cho các khoản vay, bao gồm các tài sản hình thành từ vốn vay và các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Chính quyền địa phương vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ

 Trong một số trường hợp đặc biệt được pháp luật hoặc Thủ tướng Chính phủ cho phép, chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu đảm bảo cân đối được ngân sách để trả nợ, được vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ (thông qua Bộ Tài chính) để thực hiện các công trình, dự án của địa phương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là người đại diện chính quyền địa phương ký Thoả thuận cho vay lại và nhận nợ với Bộ Tài chính. Nguồn trả nợ lấy từ ngân sách của địa phương.

Điều 15. Trách nhiệm của người vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ

Trong mọi trường hợp, người vay lại phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện đầy đủ các cam kết và nghĩa vụ trả nợ theo thoả thuận vay lại đã ký kết; thường xuyên, định kỳ báo cáo về tình trạng khoản vay, khả năng trả nợ và tất cả các vấn đề phát sinh có liên quan cho cơ quan chủ quản, cơ quan cho vay lại và Bộ Tài chính; phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan kiểm toán, thanh tra… tiến hành các hoạt động giám sát khoản vay.

Điều 16. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan cho vay lại

1. Cơ quan cho vay lại chịu trách nhiệm thẩm định lại phương án tài chính của chương trình, dự án vay lại, năng lực tài chính của người vay lại và báo cáo kết quả thẩm định cho Bộ Tài chính trước khi ký kết Thoả thuận cho vay lại (kể cả khi chương trình, dự án đã có quyết định đầu tư). Trường hợp cho vay lại theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan cho vay lại không phải thẩm định lại và không chịu rủi ro tín dụng.

2. Cơ quan cho vay lại có trách nhiệm thu hồi đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ cho vay lại và hoàn trả cho ngân sách nhà nước thông qua Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

3. Cơ quan cho vay lại có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết phù hợp với quy định tín dụng hiện hành và quy định của pháp luật để đảm bảo việc thu hồi nợ và hoàn trả ngân sách nhà nước đầy đủ, đúng hạn. Trong trường hợp không thu hồi được nợ sau khi đã áp dụng mọi biện pháp trên, cơ quan cho vay lại báo cáo Bộ Tài chính để có biện pháp xử lý.

Điều 17. Bố trí vốn đối ứng

Mọi chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ phải được bố trí đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng.

Đối với chương trình, dự án thuộc diện được cấp phát: chương trình, dự án thuộc cấp nào sẽ do ngân sách cấp đó bố trí vốn đối ứng. Các chủ đầu tư, cơ quan chủ quản phải tính toán đầy đủ nhu cầu về vốn đối ứng, lập kế hoạch hàng năm gửi các cơ quan kế hoạch và cơ quan tài chính để cân đối trong ngân sách nhà nước hàng năm.

Đối với chương trình, dự án theo cơ chế vay lại (toàn bộ hoặc một phần) vốn vay nước ngoài của Chính phủ: các chủ đầu tư phải tự thu xếp nguồn vốn đối ứng và được ưu tiên vay từ các nguồn tín dụng của Nhà nước hoặc từ Quỹ hỗ trợ phát triển.

Điều 18. Trả nợ nước ngoài của Chính phủ    

Căn cứ vào kế hoạch ngân sách nhà nước trả nợ nước ngoài hàng năm đã được Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính tổ chức thực hiện việc trả nợ theo đúng cam kết với người cho vay nước ngoài tại các thoả thuận vay hoặc bảo lãnh của Chính phủ. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính chủ trì cùng các Bộ, ngành có liên quan đàm phán với các chủ nợ nước ngoài về hạn mức, thời hạn và hình thức trả nợ thích hợp (trả bằng tiền, bằng hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu hoặc chuyển đổi nợ, cơ cấu lại nợ...).

Những khoản chi ngân sách nhà nước đã trả nợ cho nước ngoài đối với các khoản vay về cho vay lại, trả nợ thay người được bảo lãnh được hoàn trả từ nguồn Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài.

Điều 19. Trách nhiệm hướng dẫn thực hiện

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Quy chế cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ  theo các quy định nêu tại mục 1 Chương III Quy chế này, trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định ban hành Quy chế.

MỤC 2: QUẢN LÝ BẢO LÃNH CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI VAY NƯỚC NGOÀI

Điều 20. Quy định chung

Bảo lãnh Chính phủ là hình thức bảo lãnh cao nhất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với các khoản vay nước ngoài.

Điều 21. Điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ để vay vốn nước ngoài

1. Đối tượng được xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ (người được bảo lãnh): là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế trực tiếp ký Thoả thuận vay với người cho vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ để thực hiện chương trình, dự án đầu tư hoặc tín dụng; có tình hình hoạt động như quy định của đoạn 6 Điều 22 của Quy chế này.

2. Loại hình chương trình, dự án được xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ:

a) Là chương trình, dự án đầu tư trọng điểm được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc

b) Là chương trình, dự án nhập các thiết bị công nghệ cao hoặc để sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ xuất khẩu và chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực ưu tiên đầu tư của Nhà nước, có khả năng trả được nợ hoặc

c) Là chương trình, dự án được tài trợ bằng khoản vay thương mại đi cùng nguồn vốn ODA tạo thành nguồn vốn tài trợ dưới dạng tín dụng hỗn hợp hoặc

d) Là chương trình, dự án vay của các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thẩm định và đề nghị cấp bảo lãnh Chính phủ.

3. Vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư cho chương trình, dự án phải đảm bảo không dưới 20% tổng mức vốn đầu tư cho chương trình, dự án đó.

4. Khoản vay thương mại nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh cho chương trình, dự án phải nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 22. Hồ sơ cấp bảo lãnh Chính phủ gồm:

1. Đề nghị chính thức của người cho vay nước ngoài yêu cầu bảo lãnh của Chính phủ.

2. Đề nghị chính thức của người được bảo lãnh với Thủ tướng Chính phủ về việc bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài.

3. Quyết định đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi/báo cáo đầu tư xây dựng công trình của chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành, có nội dung bảo đảm chương trình, dự án đó đáp ứng được các điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ vay vốn nước ngoài theo quy định tại Điều 21 của Quy chế này.

4. Phương án tài chính bảo đảm khả năng hoàn trả vốn vay được cơ quan cấp bảo lãnh thẩm định và chấp nhận. Chương trình, dự án của tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thẩm định phương án tài chính và đề nghị Chính phủ cấp bảo lãnh.

5. Thoả thuận vay, hợp đồng thương mại đã ký kết và được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành (trong trường hợp khoản vay nước ngoài được sử dụng để tài trợ cho các hợp đồng thương mại).

6. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc được cơ quan có thẩm quyền chứng minh người được bảo lãnh có hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính trong trạng thái bình thường, không có lỗ trong 3 năm liên tục gần nhất, không có các khoản nợ vay trong và ngoài nước quá hạn. Trường hợp người được bảo lãnh chưa đủ 3 năm hoạt động thì cần có văn bản cam kết của cơ quan chủ quản cấp trên bảo đảm khả năng trả nợ của người được bảo lãnh, hoặc phương án tài chính bảo đảm khả năng trả nợ được cơ quan cấp bảo lãnh thẩm định và chấp nhận.

Điều 23. Mức bảo lãnh Chính phủ

Các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh phải có trị giá tối thiểu tương đương 10 triệu USD (trừ các khoản vay thương mại đi theo vốn ODA để tài trợ dưới dạng tín dụng hỗn hợp).

Điều 24. Phí bảo lãnh

1. Bộ Tài chính quy định mức phí cụ thể cho từng chương trình, dự án, căn cứ vào thời hạn bảo lãnh và đánh giá mức độ rủi ro, nhưng tối đa không  vượt quá 1,5% năm tính trên số tiền vay còn đang được bảo lãnh.

2. Phí bảo lãnh được nộp vào Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính để làm nguồn dự phòng trả nợ trong trường hợp người được bảo lãnh không trả được nợ.

Điều 25. Tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh

Toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh được dùng làm thế chấp cho bảo lãnh của Chính phủ và không được dùng làm thế chấp để vay tiếp các nguồn vốn khác.

Điều 26. Trách nhiệm của người được bảo lãnh

1. Cung cấp cho Bộ Tài chính hồ sơ cấp bảo lãnh Chính phủ và các tài liệu cần thiết có liên quan để Bộ Tài chính thẩm định và đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo lãnh.

2. Thực hiện các nghĩa vụ của người vay theo thoả thuận vay đã ký và các nghĩa vụ của người được bảo lãnh đối với Bộ Tài chính theo Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài được ban hành theo quy định tại Điều 27 của Quy chế này.

3. Cung cấp cho Bộ Tài chính theo định kỳ và khi cần thiết các báo cáo tài chính được kiểm toán hoặc có xác nhận của cơ quan quản lý tài chính nhà nước cấp trên; báo cáo kế hoạch, tình hình rút vốn vay, trả nợ, dư nợ; báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án và các tình huống đặc biệt có ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chương trình, dự án và khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán theo thoả thuận vay.

4. Tạo điều kiện cho Bộ Tài chính kiểm tra tình hình thực hiện chương trình, dự án khi cần thiết.

5. Nộp phí bảo lãnh kịp thời và đầy đủ cho Bộ Tài chính theo quy định tại Điều 24 của Quy chế này.

Điều 27. Trách nhiệm hướng dẫn thực hiện

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài theo các nguyên tắc nêu tại mục 2 Chương III Quy chế này, trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định ban hành Quy chế.

MỤC 3: QUẢN LÝ VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC KINH TẾ THUỘC KHU VỰC CÔNG

(gọi tắt là doanh nghiệp nhà nước)

Điều 28. Nguyên tắc, phương thức quản lý

1. Doanh nghiệp nhà nước được trực tiếp vay vốn nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ cho Bên cho vay nước ngoài theo đúng các điều kiện đã cam kết tại các thoả thuận vay.

2. Chính phủ không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ do các doanh nghiệp nhà nước trực tiếp đi vay nước ngoài, trừ các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh nêu ở mục 2 Chương III Quy chế này.

3. Các khoản vay thương mại nước ngoài trung, dài hạn của các doanh nghiệp nhà nước phải nằm trong kế hoạch tổng hạn mức vay thương mại hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đáp ứng được các điều kiện về vay trung và dài hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định trong từng thời kỳ; phải được đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận và phải định kỳ báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình rút vốn, sử dụng vốn và trả nợ theo chế độ báo cáo do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

4. Trường hợp doanh nghiệp nhà nước vay vốn nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu quốc tế: doanh nghiệp phải lập đề án phát hành, lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Các khoản vay nước ngoài ngắn hạn của doanh nghiệp nhà nước phải nằm trong kế hoạch tổng hạn mức vay thương mại hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đáp ứng các điều kiện về vay ngắn hạn do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho từng thời kỳ.

6. Việc rút vốn vay và chuyển tiền trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện qua các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được phép hoạt động ngoại hối, trừ trường hợp rút vốn để thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp nước ngoài. Trường hợp rút vốn, trả nợ bằng tài sản, hàng hoá (vô hình hoặc hữu hình) không thực hiện qua ngân hàng, doanh nghiệp phải báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và khi cần thiết, phải có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực có liên quan.

7. Các doanh nghiệp nhà nước vay vốn nước ngoài có nghĩa vụ sử dụng vốn vay đúng mục đích, không được sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư cho các dự án trung và dài hạn, hoàn trả nợ (gốc và lãi) theo đúng cam kết trong thoả thuận vay ký với người cho vay nước ngoài, tự chịu mọi rủi ro và trách nhiệm trước pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện khoản vay và trả nợ.

8. Đối với các khoản vay trung và dài hạn của các doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng chỉ được thực hiện rút vốn và chuyển tiền trả nợ cho nước ngoài khi khoản vay đã được đăng ký theo quy định.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể quy trình quản lý vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước nhằm thực hiện các quy định nêu tại Điều này.

Điều 29. Các hình thức bảo đảm khoản vay

1. Trường hợp người cho vay nước ngoài yêu cầu khoản vay của doanh nghiệp nhà nước phải có bảo lãnh của Chính phủ thì thực hiện theo các quy định tại mục 2 Chương III Quy chế này và tại Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài.

2. Trường hợp người cho vay nước ngoài yêu cầu bảo lãnh của ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính, tín dụng khác thì việc bảo lãnh sẽ được thực hiện theo Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

3. Doanh nghiệp nhà nước vay vốn nước ngoài có thể tìm kiếm bảo lãnh của người không cư trú (các ngân hàng, tổ chức tài chính tín dụng hoặc công ty nước ngoài...) nhưng phải bảo đảm các điều kiện bảo lãnh không trái với pháp luật hiện hành của Việt Nam.

4. Ngân hàng, tổ chức được phép cấp bảo lãnh theo luật pháp hiện hành là người quyết định và chịu trách nhiệm cuối cùng về việc bảo lãnh vay nước ngoài cho doanh nghiệp nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp được bảo lãnh không trả được nợ cho nước ngoài khi đến hạn, cơ quan bảo lãnh phải chịu trách nhiệm trả nợ  thay cho doanh nghiệp; đồng thời có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết phù hợp với các quy định về tín dụng và các quy định khác của pháp luật Việt Nam để thu hồi các khoản nợ đã trả thay cho doanh nghiệp.

5. Doanh nghiệp nhà nước có thể sử dụng các tài sản hình thành từ vốn vay hoặc các hình thức bảo đảm khác phù hợp với pháp luật Việt Nam để đảm bảo việc vay vốn nước ngoài.

6. Đối với các khoản vay nước ngoài không có bảo lãnh hoặc bảo đảm thì các bên thực hiện khoản vay tự thoả thuận trách nhiệm về mọi rủi ro.

Chương 4:

QUẢN LÝ VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIÊP, TỔ CHỨC KINH TẾ THUỘC KHU VỰC TƯ NHÂN (GỌI TẮT LÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN)

Điều 30. Nguyên tắc quản lý

1. Các khoản nợ nước ngoài của doanh nghiệp tư nhân chịu sự giám sát, theo dõi của Chính phủ. Cơ quan thay mặt Chính phủ thực hiện giám sát, theo dõi là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký khoản vay với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi ký kết Thoả thuận vay với nước ngoài và phải thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Doanh nghiệp tư nhân sử dụng vốn vay nước ngoài phải tự chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc trả nợ theo đúng các quy định trong Thoả thuận vay, các quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ pháp lý quốc tế.

4. Đối với các khoản vay trung và dài hạn của các doanh nghiệp tư nhân, các ngân hàng trong nước chỉ được thực hiện rút vốn và chuyển tiền trả nợ cho nước ngoài khi khoản vay đã được đăng ký theo quy định.

Điều 31. Áp dụng các nguyên tắc quản lý nợ công

Trường hợp khoản vay của doanh nghiệp tư nhân được Chính phủ hoặc tổ chức được phép cấp bảo lãnh thuộc khu vực công (tổ chức tài chính/tín dụng nhà nước...) đứng ra bảo lãnh thì việc quản lý và giám sát khoản vay này được thực hiện theo các quy định tại mục 2 và mục 3 Chương III Quy chế này.

Điều 32. Trách nhiệm hướng dẫn thực hiện

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể quy trình giám sát, theo dõi vay và trả nợ nước ngoài của khu vực tư nhân theo các nguyên tắc trong Chương này.

Chương 5:

KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ BÁO CÁO TÌNH HÌNH VAY VÀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI

Điều 33. Kiểm tra, giám sát

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận và sử dụng vốn vay nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của mình.

2. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ các Bộ, ngành, địa phương trong công tác kiểm tra giám sát, đồng thời theo chức năng của mình trực tiếp tiến hành kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ và việc thực hiện nghĩa vụ của các đơn vị sử dụng vốn vay nước ngoài theo đúng quy định tại các thoả thuận vay nước ngoài hoặc các thoả thuận cho vay lại.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư hoặc các công trình xây dựng sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.

Điều 34. Chế độ báo cáo

1. Tất cả các đơn vị tiếp nhận và sử dụng vốn vay nước ngoài đều phải thực hiện chế độ báo cáo, đánh giá định kỳ hàng quý, hàng năm hoặc đột xuất về tình hình rút vốn, sử dụng vốn vay, trả nợ nước ngoài gửi cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý khoản vay là Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan bảo lãnh và cơ quan cho vay lại theo hướng dẫn của các cơ quan này.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương  thực hiện các báo cáo tổng hợp sau đây:

a) Báo cáo tổng hợp 6 tháng và hàng năm về tình hình vay, sử dụng vốn vay và trả nợ nước ngoài của ngành, địa phương mình;

b) Báo cáo về dự toán ngân sách của Bộ, địa phương hàng năm, trong đó nêu rõ dự kiến các khoản rút vốn vay nước ngoài, bố trí vốn đối ứng cho các chương trình, dự án theo đúng tiến độ chung về lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Chính phủ;

c) Báo cáo quyết toán các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình vay và trả nợ nước ngoài theo quy định về phân công trách nhiệm tại Quy chế này.

Chương 6:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 35. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý nợ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 36. Người đứng đầu các cơ quan quản lý trực tiếp của các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng nhà nước vay vốn nước ngoài chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hiệu quả của dự án vay do mình phê duyệt hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép vay vốn nước ngoài.

Trường hợp do việc thực hiện không đúng với các quy định hiện hành về xét duyệt hoặc thẩm định phương án đầu tư bằng vốn vay, quyết định sai về chủ trương đầu tư, gây ra thiệt hại về kinh tế thì người lập và người phê duyệt phương án, tùy theo mức độ thiệt hại phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Điều 37. Các chủ đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài, nếu để xảy ra tình trạng không trả được nợ do các nguyên nhân chủ quan, như sử dụng vốn kém hiệu quả, để lãng phí, thất thoát vốn, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của chính phủ và thiệt hại cho ngân sách nhà nước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Điều 38. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế này và các văn bản pháp luật liên quan, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự./.

 

THE GOVERNMENT
----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 134/2005/ND-CP

Hanoi, November 1, 2005

 

DECREE

ISSUING REGULATIONS ON CONTROL OF FOREIGN LOANS AND LOAN REPAYMENTS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated 25 December 2001;
Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam dated 12 December 1997 as amended on 17 June 2003;
Pursuant to the Law on Credit Institutions dated 12 December 1997 as amended on 15 June 2004;
On the proposal of the Minister of Finance;

DECREES:

Article 1. To issue with this Decree the Regulations on Control of Foreign Loans and Loan Repayments.

Article 2. This Decree shall be of full force and effect fifteen (15) days after the date of its publication in the Official/Gazette and shall replace Decree 90/1998/ND-CP of the Government dated 7 November 1998.

Article 3. The Minister of Finance, the Governor of the State Bank of Vietnam and the Minister of Planning and Investment shall be responsible for the implementation, guidance and inspection of the implementation of the Regulations on Control of Foreign Loans and Loan Repayments issued with this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

REGULATIONS

ON CONTROL OF FOREIGN LOANS AND LOAN REPAYMENTS
(Issued With Decree 134/2005/ND-CP of the Government dated 1 November 2005)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Governing scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2. Interpretation of terms

In these Regulations, the following terms shall be construed as follows:

1. Foreign loan means a loan borrowed by a resident of one country from a non-resident.

2. Foreign loans of Vietnam means short term loans (having a term of up to one year) and medium and long term loans (having a term of more than one year), both interest and non-interest bearing, borrowed by the State of Vietnam, the Government of Vietnam or organizations being residents of Vietnam (hereinafter referred to as borrowers) from international financial institutions, foreign Governments, or non-resident organizations and individuals (hereinafter referred to as foreign lenders).

3. Residents of Vietnam and non-residents shall be determined in accordance with the current law on foreign exchange control.

4. Foreign loans of the Government means preferential loans in the form of Official Development Aid ("ODA"), commercial loans, export credits and loans obtained from the international capital market (in the form of issuance of bonds in foreign countries) pursuant to an agreement signed between a body

in the capacity of the State or the Government of the Socialist Republic of Vietnam as authorized by the State or the Government of Vietnam [on the one hand] and a foreign lender [on the other hand].

5. Foreign loans of enterprises means loans obtained by enterprises and economic institutions which are established and operate pursuant to the current laws of Vietnam (hereinafter referred to as enterprises) by directly signing an agreement with a foreign lender on the basis of independent borrowing and repayment or by way of issuance of bonds in foreign countries or financial hire purchase with foreign parties.

6. ODA loans means loans which satisfy the conditions on ODA in accordance with the Regulations of the Government on management and utilization of ODA loans.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. National foreign debt means the outstanding debit balance (excluding contingent debt), both principal and interest, of all foreign loans of Vietnam at any one time. National foreign debt comprises public sector foreign debt and private sector foreign debt.

9. Public sector foreign debt means outstanding foreign loans obtained by the Government; and outstanding foreign loans (if any) of administrative authorities of provinces and cities under central authority, of State owned enterprises, of State owned financial and credit institutions, and of State owned economic institutions (hereinafter all referred to as State owned enterprises).

10. Foreign debt of the Government means the outstanding debit balance (excluding contingent debt), both principal and interest, of all foreign loans of the Government at any one time.

11. Private sector foreign debt means the outstanding foreign debt of enterprises and economic institutions belonging to the private sector (hereinafter referred to as private enterprises).

12. Guarantee for a foreign loan means the undertaking of a guarantor body with respect to the full and timely repayment of the debt by the borrower (the principal) to the foreign lender. Where the borrower (the principal) fails to repay when the debt falls due, the guarantor body shall be liable to make full payment of the debt on behalf of the borrower (the principal).

13. Government guarantee for a foreign loan means the Government, via the Ministry of Finance, undertakes to guarantee a foreign loan for a borrower.

14. Guaranteed debt of the public sector means outstanding loans for which the Government or a public sector institution which is authorized to issue guarantees (State owned financial and credit institutions) is the guarantor for repayment of all obligations associated with the loan (principal, interest, fees and so forth).

15. Contingent debt means potential debt obligations which have not yet currently arisen but which may arise on the occurrence of one of the previously specified conditions (for example: the principal of a guarantee fails to pay a part or all of the debt obligation, or is declared bankrupt and so forth).

16. Long term national strategy on foreign loans (abbreviated to long term debt strategy) means an official document which sets out the objectives, direction, solutions and policies applicable to control of the national foreign debt, formulated within the overall strategy on raising investment capital for the economy, in conformity with Vietnam's five year and ten year strategies for socio-economic development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



18. Annual master plan on foreign loans and loan repayment means an official document formulated each year containing a plan for drawdown of loan capital and for repayment of loans by the Government, enterprises and institutions belonging to the public sector and the overall quota on national foreign commercial borrowing.

19. Line body means a body at the level of a ministry, ministerial equivalent body or peoples committee of a province or city under central authority.

20. Re-lending body means the Ministry of Finance or a body or institution authorized by the Ministry of Finance to conduct re-lending of foreign loan capital of the Government, with responsibility for supervising the utilization of loan capital and the recovery of re-lending, and with entitlement to a re- lending fee in accordance with law.

21. Re-lending agreements means re-lending contracts or re-lending subordinate agreements between a re-lending body and a sub-borrower of foreign loan capital of the Government.

22. Sub-borrowers of foreign loan capital of the Government (abbreviated to sub-borrowers) means enterprises and organizations which sign a re-lending agreement with and receive loans from a re- lending body. Sub-borrowers shall comprise:

- Enterprises and organizations which are investors of projects using foreign loan capital of the Government pursuant to the re-lending regime;

- Local administrative authorities which borrow foreign loan capital of the Government for local investment projects.

23. Domestic contributed capital means the domestic contributed capital required from the Vietnamese party which, together with the foreign loan capital, is needed to implement the project.

Domestic contributed capital may be in foreign currency (such as security deposits, payments for import of machinery and equipment not financed by loan capital, and so forth) or in Vietnamese dong (such as payments for surveys, design, compensation for site clearance, construction and installation, project management, payment of tax pursuant to law, insurance premiums, and so forth).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



STATE CONTROL OF NATIONAL FOREIGN LOANS AND REPAYMENT OF NATIONAL FOREIGN LOANS

Article 3. Objectives of control

1. To meet the requirements for raising capital from all economic sectors at the lowest cost for investment and development of the country and for restructure of the economy in the direction of [and in accordance with the] strategy for development of the economy and society.

2. To ensure efficient management, allocation and utilization of capital, to reduce the risks to and pressure on national resources (the State Budget and the National Foreign Currency Reserves), and to ensure safety of funds and security of national finances.

3. To facilitate and strengthen international economic integration.

Article 4. Contents and principles of control

1. The Government shall exercise unified control throughout the whole country of the national foreign debt from raising, receiving, allocating and using [loan capital] to monitoring and supervising it, by using the following instruments:

(a) The long term debt strategy, the program on management of medium term debt, and the annual national master plan on foreign loans and loan repayments as approved by the Prime Minister of the Government;

(b) Appropriate policies and regimes, and delegation of management responsibility to State administrative bodes pursuant to the provisions in these Regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Ensuring the balance between borrowings and the ability to repay, the foreign currency balance, and the balancing of other macro-economic factors including in the long term.

4. Administrative authorities; mass organizations; administrative bodies at all levels; and political, social and occupational organizations shall not be permitted to obtain foreign loans directly, except in special cases where the current law or the Prime Minister of the Government permits.

5. All foreign loans as stipulated in article 2.2 of these Regulations must be officially registered with the competent Governmental body after an agreement is signed in accordance with article 6 of these Regulations.

6. In cases where a draft loan agreement or guarantee for a foreign loan contains terms and conditions contrary to or not yet regulated by the law of Vietnam, or where such agreement or guarantee contains undertakings on matters and policies which exceed authority, then the body responsible for negotiation of such agreement shall obtain opinions from the relevant bodies and report to the Prime Minister of the Government for his consideration and decision.

7. The signing of foreign loan agreements by the Government shall be implemented in accordance with the law on signing, acceding to and implementing international treaties. If an agreement between a competent Vietnamese body and a foreign lender contains different provisions then it shall be implemented in accordance with the agreement with the foreign lender.

Article 5. Long term debt strategy, program on management of medium term loans, and annual master plan on foreign loans and loan repayments

1. The long term debt strategy shall contain the following basic items:

(a) An assessment of the current status of outstanding foreign loans, and the status and work of control of foreign debt in the recent past;

(b) The objectives, direction and system of criteria for national foreign borrowings and repayment, classified according to economic sectors;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(d) Organization of implementation of the strategy.

2. The program on management of medium term loans shall contain the following basic items:

(a) An assessment and forecast of conditions on the international and domestic capital markets, the foreign currency balance, and fluctuations of exchange rates and interest rates providing the basis for appropriate adjustments to the policy on foreign loans and loan repayments in each period;

(b) Balancing the requirements for foreign loans to cover the State budget deficit and for investment and development on the basis of balancing the raising of capital as between domestic and foreign sources;

(c) Plan for raising foreign loan capital by the public sector: proposed structure of lending sources (according to conditions on preferential loans, commercial loans, lenders, markets, currencies of loans, average terms and interest rates pursuant to loan clauses and conditions), regime for utilization of loan capital (allocation of loan capital, re-lending and so forth);

(d) Forecast raising of foreign loans for the private sector in the medium term (in the period of from three to five years) and for each year;

(dd) An assessment and forecast of fluctuations in the list of debts owed by the public sector (loan currencies, average interest rates and average terms, exchange rate risks) and the status of foreign debt in the medium term (in the period of from three to five years) and for each year;

(e) Proposals on solutions and plans for dealing with debts or necessary re-structuring of the list of debts owed by the public sector aimed at dealing with bad debts and reducing debt obligations.

3. The annual master plan on foreign loans and loan repayments shall contain the following basic items:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) Plan for drawdown of loan capital and loan repayment by the public sector, comprising the Government debt, and debts of enterprises and institutions belonging to the public sector;

(c) Overall quota on national foreign commercial loans, comprising the limit on foreign borrowings of the public sector and the forecast level of foreign borrowings by the private sector.

Article 6. Delegation of responsibility for State control of foreign loans and loan repayments

1. The Ministry of Finance shall be the focal Governmental body exercising State control of national borrowing of foreign loans and of loan repayments, with responsibility:

(a) To preside over co-ordination with the Ministry of Planning and Investment and the State Bank to formulate, for submission to the Prime Minister of the Government for approval, the program on management of medium term loans and the annual master plan on foreign loans and loan repayment on the basis of the overall master plan on foreign loans and loan repayment of the Government and of public sector institutions, and the overall quota on national foreign commercial loans;

(b) To preside over co-ordination with the Ministry of Planning and Investment to formulate, for submission to the Prime Minister of the Government for approval, a plan for raising foreign commercial loans and a plan for using foreign commercial loans by the Government when the Government has a need for foreign commercial loans;

(c) To preside over co-ordination with the Ministry of Planning and Investment and the State Bank to formulate, for submission to the Prime Minister of the Government for promulgation, a system of criteria for supervision of the national debt and procedures for collating, reporting, summarising, distributing and announcing information on foreign debt;

(d) To organize negotiation and signing of international treaties on loans and of Government guarantees for foreign loans pursuant to its own authority or pursuant to authority delegated by the Prime Minister of the Government;

(dd) To act as official representative of the borrower in specific loan agreements in the case of foreign loans borrowed by the State or the Government;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Organization of loan registration;

- Formulation of a financial management regime; formulation and promulgation of a regime for domestic re-lending of foreign loan capital of the Government, guiding and organizing re-lending of foreign loan capital of the Government and its recovery; reporting to the Government on the status of this capital resource;

(g) To manage Government guarantees in accordance with the Regulations on Issuance and Control of Government Guarantees for Foreign Loans, including:

- Providing guidance on procedures for considering and issuing Government guarantees, appraising the conditions for issuance and application files from specific programs or projects for submission to the Prime Minister of the Government to make a decision on a guarantee; to directly issue Government guarantees; to organize control of Government guarantees as well as control of foreign loans of the Government;

- To discharge the obligations of the guarantor owed to the foreign lender;

- To inspect and supervise the business operating results of, the utilization of loan capital by, and repayment of foreign loans by principals; to apply financial instruments and other regimes as stipulated by law in order to recover sums and associated expenses paid in lieu of principals;

(h) To preside over establishment and administration of the foreign debt database of the Government and the status of the national foreign debt; to act as the focal body for announcing and providing information on the status of foreign loans and loan repayment of the Government, and of national foreign loans and loan repayment in accordance with law;

(i) To ensure full repayment on time, with the greatest benefit, of all foreign loans of the Government, including arranging repayment from the State Budget; establishing and organizing management of the Accumulated Fund for Foreign Loan Repayment; and when necessary, formulating, making proposals and submitting to the Prime Minister of the Government to approve, plans on debt restructuring and plans for dealing with debts of the Government; and to organize implementation of such plans;

(k) To fulfil the tasks assigned to the Ministry by the Government in the Regulations of the Government on management and utilization of ODA loans;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Ministry of Planning and Investment shall be responsible:

(a) To preside over co-ordination with the Ministry of Finance and the State Bank to formulate, for submission to the Prime Minister of the Government for approval, the long term debt strategy within the overall strategy on raising investment capital for the economy;

(b) To preside over co-ordination and to reach agreement with the Ministry of Finance on formulation of, for submission to the Prime Minister of the Government for approval, a list of programs and projects to which foreign loan capital of the Government will be allocated or to which foreign loan capital of the Government will be re-lent pursuant to the regime on total re- lending or pursuant to the regime on partial re-lending;

(c) To co-ordinate with the Ministry of Finance on formulation of a system of criteria for supervision of debts, the program on management of medium term loans, and the annual national master plan on foreign loans and loan repayment; to supervise macro-economic criteria of the national foreign debt;

(d) To co-ordinate with the Ministry of Finance on formulation of, for submission to the Prime Minister of the Government for promulgation, procedures for collating, reporting, summarising, distributing and announcing information on foreign debt;

(dd) To fulfil the tasks assigned to the Ministry by the Government in the Regulations of the Government on management and utilization of ODA loans.

3. The State Bank of Vietnam shall be responsible:

(a) To exercise State control of borrowing of foreign loans and of loan repayment by enterprises and institutions in the public sector; to supervise and monitor borrowing of foreign loans and of loan repayment by the private sector; to guide and inspect issuance of guarantees for foreign loans by commercial banks and other institutions permitted by the current law to issue guarantees for foreign loans;

(b) To preside over co-ordination with the relevant bodies on formulation of the quota on annual foreign commercial loans of enterprises and institutions in the public sector, and the forecast level of annual foreign loans by the private sector and to send them to the Ministry of Finance for inclusion in the overall quota on annual foreign commercial loans of the public sector and of the whole country, for submission to the Prime Minister of the Government for approval;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(d) To prepare an overall report on the annual status of borrowing of foreign loans and loan repayment by enterprises and institutions in the public and private sectors, and send it to the Prime Minister of the Government, and also to send it to the Ministry of Finance to prepare an overall report on the annual status of all foreign loans and loan repayment throughout the whole country;

(dd) To guide and organize foreign loan registration by enterprises and institutions in the public and private sectors, including loans guaranteed by the Government;

(e) To supervise currency flows relating to borrowing of foreign loans and loan repayment in order to service the international balance of payments, operation of the monetary policy and foreign exchange control;

(g) To establish an early warning system on risks associated with debts in the enterprise sector2 ;

(h) To co-ordinate with the Ministry of Finance on formulation of a system of criteria for supervision of debts, the program on management of medium term loans, and the annual national master plan on foreign loans and loan repayments;

(i) To co-ordinate with the Ministry of Finance on formulation of, for submission to the Prime Minister of the Government for promulgation, procedures for collating, reporting, summarising, distributing and announcing information on foreign debt;

(k) To fulfil the tasks assigned to the State Bank by the Government in the Regulations of the Government on management and utilization of ODA loans.

4. The Ministry of Justice shall be responsible:

(a) To participate with its opinion on legal issues in agreements to borrow and repay foreign loans by the Government, and in agreements for Government guarantees prior to submission of the agreements to the Prime Minister of the Government for approval; and to participate with its opinion on other relevant legal issues regarding borrowing of foreign loans and loan repayment by enterprises and institutions in Vietnam in necessary cases on request by borrowers and guarantor bodies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) In necessary cases, to issue legal opinions on agreements to borrow and repay foreign loans by the Government, and agreements for Government guarantees, and to issue legal opinions on the legal entity status of borrowers and guarantor bodies on request by such bodies.

5. Other relevant bodies shall be responsible to co-ordinate with the Ministry of Finance and the State Bank of Vietnam to exercise State control of foreign loans and loan repayment in conformity with their respective functions and these Regulations.

Article 7. Inter-ministerial mechanism for control of foreign debts

Based on the actual requirements for control of foreign debts and on the proposal of the Minister of Finance, the Prime Minister of the Government may establish an inter-ministerial body for control of foreign debts or use the current inter-ministerial mechanism in conformity with the functions and duties of the Government as stipulated by law.

Chapter III

CONTROL OF FOREIGN LOANS AND LOAN REPAYMENTS OF THE PUBLIC SECTOR

Article 8. Objectives

To ensure capital is raised efficiently for investment and development, reducing costs and risks associated with transactions raising capital and utilizing capital; to ensure that loans (comprising both direct debt and contingent debt) borrowed by the public sector are repaid on the basis of close supervision of debts, reducing risks to the State Budget and maintaining the security of the national foreign debt.

Section 1. CONTROL OF FOREIGN LOANS AND LOAN REPAYMENTS OF THE GOVERNMENT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The borrowing of foreign loans and loan repayment by the Government must be uniformly implemented in accordance with the principles for control of the national foreign debt stipulated in article 4 of these Regulations.

2. To set aside loan capital funds appropriate for use objectives, ensuring high efficiency in the utilization of loan capital, creating foreign currency resources and accumulating them within Vietnam to satisfy developmental objectives and at the same time ensuring loans are repaid.

3. To maximize preferential loan resources on the basis of balancing efficiency and costs, and giving priority to the use of preferential loan resources for developing social and economic infrastructure.

4. To carefully control the borrowing of foreign commercial loans by the Government; not to utilize such loan capital for programs and projects which are unable to directly recover capital, and not to utilize short-term commercial loan capital for long-term objectives except in special cases permitted by the Prime Minister of the Government.

5. To take measures for debt restructuring, debt reversal, borrowing new loans to repay old ones, and so forth; to take modern measures for debt control on the basis of analysing lists of debts and fully understanding market conditions aimed at reducing credit risks, exchange rate risks, and the costs to the State Budget of the work of controlling foreign loans and loan repayment.

Article 10. Principles of control

1. The Minister of Finance shall be responsible before the Government for exercising unified control of the borrowing and repayment of foreign loans of the Government on the basis of the long term debt strategy and the program on management of medium term loans, and shall monitor and supervise the borrowing and repayment of foreign loans on the basis of quotas and the annual loan master plan, and shall implement appropriate policies and financial instruments in order to ensure appropriate structures, terms and total amounts of loans, and shall apply sanctions in accordance with law to ensure financial discipline in the work of controlling the borrowing and repayment of foreign loans.

2. Local administrative authorities shall not be permitted to obtain foreign loans directly. In cases where the law or the Prime Minister of the Government delegates authority and permits application of special regimes, then administrative authorities in provinces and cities under central authority shall be permitted to obtain foreign loans for investment in development of infrastructure within the power of provincial State Budgets to allocate capital in accordance with these principles: localities should prepare their own plans and take the initiative in seeking lending sources, and negotiate foreign loans in co-ordination with the relevant bodies by obtaining opinions from the Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment and the State Bank on the contents and conditions in loan agreements prior to submitting them to the Prime Minister of the Government for his consideration and approval pursuant to the re-lending regime of the Government. Localities shall be responsible to arrange sufficient funds from provincial State Budgets to fully repay loans in accordance with law.

3. All bodies and organizations which receive and utilize foreign loan capital of the Government or foreign loan capital guaranteed by the Government must utilize it effectively, for the correct purpose, and in accordance with the contents of the program or project as approved by the competent body.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Depending on the requirements for capital for investment and development, the Government may raise foreign commercial loan funds in the form of direct borrowing such as financial loans, export credits and issuance of Government bonds on the international capital market and other appropriate forms, within the framework of the annual quota on commercial loans of the Government as approved by the Prime Minister of the Government.

2. Foreign commercial loan funds of the Government shall only be permitted to be utilized for the following purposes:

- For re-lending to programs and projects for investment and development being of a high importance to the State which have a need to import technology and equipment, and which are able to directly recover capital and repay the loan, or

- For debt reversal of foreign loans of the Government, on the principle of ensuring benefit to, and the lowest fees for the State Budget.

3. Whenever the Government has a requirement to borrow a foreign commercial loan, the Ministry of Finance shall preside over co-ordination with the Ministry of Planning and Investment to prepare a plan for raising and utilizing loan capital and submit it to the Prime Minister of the Government for his consideration and approval on a case by case basis. Any case of issuance of bonds in the name of the State or the Government to borrow on the international capital market shall be implemented in accordance with the current regulations of the Government on issuance of international bonds.

Article 12. Financial regime on utilization of foreign commercial loan funds of the Government

1. The following objects shall be permitted to be allotted foreign loan funds pursuant to the mechanism for allocation of State Budget capital, namely programs and projects for infrastructure investment, for social welfare purposes and for other spheres which are not capable of direct loan recovery but which are applicable objects for allocation of State Budget capital, including cases where the central State Budget re-lends to local State Budgets to allot funds to programs and projects.

2. The regime on total re-lending or the regime on partial re-lending plus partial allocation from State Budget capital shall apply to programs and projects which are capable of directly recovering the entire loan or part of the loan (including infrastructure projects), depending on their ability to repay.

3. In respect of foreign currency loans or commodity loans not directly attached to projects:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Loans supporting the State Budget3 and [loan capital obtained by] issuance of international bonds shall be accounted for as State Budget revenue and transferred to the consolidated foreign currency fund controlled by the Ministry of Finance;

- Foreign currency loans supporting international balance of payments4 shall be sold by the Ministry of Finance to the State Bank of Vietnam for transfer into the foreign currency reserve fund controlled by the State Bank of Vietnam, and the equivalent Vietnamese dong value shall be transferred into the State Budget.Loans supporting balance of payments pursuant to foreign currency swap contracts (swaps of foreign currency from central banks of other countries) shall be controlled by the State Bank of Vietnam which shall also be responsible for repaying the foreign currency and for recovering it domestically when [the loans] mature.

- All foreign currency borrowed from foreign countries shall be used in accordance with the particular decision of the Prime Minister of the Government and shall comply with the criteria of the lender.

(b) Foreign commodity loans:

- In the case of commodity loans for which domestic commodity users have been specified, the Ministry of Finance shall convert such loans into Vietnamese dong for the purpose of calculating revenue of the State Budget and shall allocate or re-lend to commodity users.

- In the case of commodity loans for which domestic loan users have been specified, the Ministry of Finance shall preside over arranging the import and sale of commodities by auction and payment of the proceeds to the State Budget for utilization in accordance with the terms of the loan agreement.

- In the case of commodity loans for which domestic loan users have not yet been specified, the Ministry of Finance shall preside over arranging the import and sale of commodities by auction and payment of the proceeds to the State Budget for utilization in accordance with the terms of the decision of the Prime Minister of the Government.

Article 13. Re-lending foreign loan capital of the Government

1. The Ministry of Finance shall organize the re-lending of foreign loan capital of the Government via authorized institutions being the Fund for Development Aid, State owned commercial banks and social policy banks (re-lending bodies).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The re-lending of foreign loan capital of the Government shall be implemented in accordance with the following main conditions:

(a) Currency of sub-loans:

- In the case of re-lending of ODA loan capital of the Government, the borrower shall have the right to choose whether the currency of the sub-loan is domestic or a foreign currency depending on the ability to repay;

- In the case of foreign commercial loan capital of the Government, the borrower must borrow the same original foreign currency borrowed by the Government, except in special cases as decided by the Prime Minister of the Government.

(b) Terms of sub-loans:

- The term of a sub-loan shall be consistent with the term for loan repayment stipulated in the feasibility study report, report on investment and construction of project works, or eco- technical report on construction works as approved by the competent body in accordance with law.

(c) Interest rates and re-lending fees:

- In the case of re-lending of foreign commercial loan capital of the Government, the interest rate of the sub-loan shall be calculated in accordance with market interest rates and must be at least equal to the interest rate of the foreign loan plus fees for the foreign loan plus fees for domestic re-lending services.

- In the case of re-lending of ODA loan capital, the interest rate in VND shall be calculated in accordance with the eco-technical industry, based on the loan currency, term and ability to recover capital of the program or project, ensuring an equal level of preference to programs and projects of the same nature within any one industry. The amount of this interest rate shall include the domestic re-lending fee and shall not exceed the preferential credit interest rate stipulated by the State in any one period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Ministry of Finance shall formulate, for submission to the Prime Minister of the Government for approval, a framework of re-lending interest rates in VND for uniform application to all eco-technical industries. Each year, on the basis of the approved framework, and depending on fluctuations in financial markets and currencies, the Ministry of Finance shall amend the framework and re-announce it.

(d) The Ministry of Finance shall verify the particular conditions for a sub-loan and sign a contract delegating authority to make the sub-loan (or sign a sub-loan agreement and a contract delegating authority to make the sub-loan) in each specific case in accordance with the framework conditions set out above. The Ministry of Finance shall report any special case requiring conditions other than the framework conditions to the Prime Minister of the Government for his decision.

The Government shall not consider allocating funds to programs or projects within the category of eligible borrowers via re-lending of foreign loan capital of the Government, if such programs or projects do not have the ability to repay in accordance with the conditions announced by the Ministry of Finance.

(dd) Entities eligible to be sub-borrowers:

Enterprises and economic institutions from all economic sectors which have a feasible investment project consistent with the State's list and master plan for investment and development as approved by the competent body in accordance with the current regulations, with a requirement to utilize foreign loan capital of the Government, which have the ability to repay and have a healthy financial status, shall be considered for a sub-loan of foreign loan capital of the Government.

(e) Mortgaged assets:

Depending on each specific borrower, the re-lending body may require a mortgage of assets as security for the loan, including assets formed from the loan capital and other assets stipulated by law.

Article 14. Re-lending of foreign loan capital of the Government to local administrative authorities

Local administrative authorities in provinces and cities under central authority which ensure the balancing of their local budget in order to repay a loan, shall be permitted, in a number of special cases where the law or the Prime Minister of the Government permits, to re-borrow foreign loan capital of the Government (via the Ministry of Finance) to implement local works and projects. The chairman of the peoples committee of the province or city under central authority shall act as representative of the local administrative authority in signing a sub-loan agreement which shall be recorded as a debt to the Ministry of Finance. Funds for repayment of a loan shall be sourced from the local budget.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Sub-borrowers shall, in all cases, be responsible before the law for complete performance of all the obligations and undertakings in the signed sub-loan agreement; and for preparation of a report on the status of the loan, the ability to repay it and on all other relevant issues which arise, and to submit such report to their line body, re-lending body, and the Ministry of Finance; and to facilitate auditing bodies and inspectorates to conduct loan supervisory activities.

Article 16. Responsibilities and powers of re-lending bodies

1. A re-lending body shall be responsible to appraise the financial plan of the program or project wishing to borrow a sub-loan (including when such program or project already has an investment decision) and the financial capacity of the borrower, and report the results of the appraisal to the Ministry of Finance prior to signing a re-lending agreement. The re-lending body shall not be required to conduct an appraisal in a case of re-lending at the direction of the Prime Minister of the Government, in which case the re-lending body shall not be liable for credit risks.

2. Re-lending bodies shall be responsible to recover sub-loan repayments in full and on time and pay them into the Accumulated Fund for Foreign Loan Repayment in accordance with guidelines of the Ministry of Finance.

3. Re-lending bodies shall have the right to take necessary measures consistent with the current regulations on credit and other laws to secure loan repayments in full and on time and recovery in turn by the State Budget. If a loan is non-recoverable despite application of all the above-mentioned measures, the re-lending body shall report to the Ministry of Finance to deal with the matter.

Article 17. Arrangement of domestic contributed capital

Domestic contributed capital must be arranged in full and on time for every program or project which utilizes foreign loan capital of the Government.

In the case of a program or project within the category of eligibility for allocation [of State Budget funds], the Budget of the level which has such program shall arrange the domestic contributed capital. Investors and line bodies must calculate fully their domestic contributed capital requirements, prepare an annual master plan and forward it to the master planning body and financial body in order to balance the annual State Budget.

In the case of a program or project for which the re-lending of foreign loan capital of the Government is implemented pursuant to the re-lending regime (total re-lending or partial re-lending), investors must make their own arrangements for providing domestic contributed capital and shall be granted preference for credit loans of the State or for ODA loans.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Based on the annual master plan for repayment of foreign loans from the State Budget as approved by the Prime Minister of the Government, the Ministry of Finance shall make repayments of loans strictly in accordance with the undertakings made to foreign lenders in loan agreements or in Government guarantees. Where necessary, the Ministry of Finance shall, together with relevant ministries and branches, negotiate with foreign creditors in respect of the appropriate levels, terms and forms of repayment of loans (such as, in cash or commodities, export services, conversion of loans, debt restructuring and so forth).

Disbursements made from the State budget in repayment of foreign loans raised for re-lending and in the case of repayment in lieu of principals of guarantees shall be refunded from the Accumulated Fund for Foreign Loan Repayment.

Article 19. Responsibility to provide implementing guidelines

The Ministry of Finance shall preside over co-ordination with the relevant bodies to formulate Regulations on Re-lending Foreign Loan Capital of the Government in accordance with the provisions in section 1 of Chapter III of these Regulations, for submission to the Prime Minister of the Government for promulgation.

Section 2. CONTROL OF GOVERNMENT GUARANTEES FOR FOREIGN LOANS

Article 20. General provision

A Government guarantee is the highest form of guarantee of the Socialist Republic of Vietnam for a foreign loan.

Article 21. Conditions for issuance of a Government guarantee for a foreign loan

1. Entities eligible for consideration for issuance of a Government guarantee (principals) shall be domestic enterprises, economic institutions and credit institutions from all economic sectors which directly sign a loan agreement with a foreign lender in the form of independent borrowing and self responsibility for repayment in order to implement an investment or credit program or project, and with the operational status stipulated in article 22.6 of these Regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Investment programs or projects of a high importance for which the National Assembly or the Prime Minister of the Government has approved the investment policy; or

(b) Programs or projects importing high technology equipment or producing goods or providing services for export and programs or projects in sectors to which the State gives investment priority and which have the ability to repay; or

(c) Programs and projects eligible for aid in the form of commercial loans accompanied by ODA to create a source of aid financing in the form of mixed credit; or

(d) Loan programs and projects of credit institutions which the State Bank of Vietnam appraises and recommends the issuance of a Government guarantee.

3. The capital of the owner being the investor of the project or project must be no less than twenty (20) per cent of the total invested capital of such program or project.

4. Any foreign commercial loan guaranteed by the Government for a program or project must be within the annual overall quota on foreign commercial loans of the Government approved by the Prime Minister of the Government.

Article 22. Application files for issuance of a Government guarantee shall comprise:

1. Official proposal from the foreign lender requesting a Government guarantee.

2. Official proposal from the principal to the Prime Minister of the Government for a guarantee for the foreign loan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Financial plan ensuring the ability to repay, appraised and approved by the guarantee-issuing body.

In the case of a program or project of a credit institution, the State Bank of Vietnam shall appraise the financial plan and recommend to the Government that it issue a guarantee.

5. Signed loan agreement [and/or] commercial contract approved by the competent body in accordance with the current regulations (in a case where the foreign loan is used to assist a commercial contract).

6. Financial statements which have been audited, or certified by the competent body in the case of the principal of a guarantee, showing that business operations and financial status are normal, that there were no losses in the most recent three consecutive years, and that there are no overdue domestic or foreign loans. If the principal of a guarantee has not been operating for three years, there must be a written undertaking from the higher level line body ensuring the principal's ability to repay, or a financial plan ensuring the ability to repay which has been appraised and approved by the guarantee- issuing body.

Article 23. Amount [of loans] subject to Government guarantees

Loans guaranteed by the Government must have a value of at least the equivalent of ten (10) million US dollars (except for commercial loans pursuant to ODA providing aid financing in the form of mixed credit).

Article 24. Fees for Government guarantees

1. The Ministry of Finance shall stipulate the specific fees for each program and project, based on the term of the guarantee and an assessment of the risks, but not to exceed one and half of one (1.5) per cent per annum of the amount of the loan balance which is guaranteed.

2. The collected fees shall be transferred to the Accumulated Fund for Foreign Loan Repayment in accordance with guidelines of the Ministry of Finance, as a reserve for repayments in the event that principals of guarantees fail to repay.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The entire assets formed from foreign loan capital guaranteed by the Government shall be used to provide a mortgage for the Government guarantee and shall not be permitted to be used to provide a mortgage in order to borrow other funds.

Article 26. Responsibilities of principals of guarantees

1. To supply to the Ministry of Finance an application file for issuance of a Government guarantee and other necessary relevant data so that the Ministry of Finance may make an appraisal and recommend to the Prime Minister of the Government that he make a decision on issuance of a guarantee.

2. To discharge the obligations of a borrower pursuant to the signed loan agreement and the obligations of a guarantor owed to the Ministry of Finance pursuant to the Regulations on Issuance and Control of Government Guarantees for Foreign Loans promulgated pursuant to article 27 these Regulations.

3. To supply to the Ministry of Finance, periodically and when necessary, financial statements which have been audited or certified by the higher level State administrative finance body; reports on plans, drawdowns, loan repayments and outstanding loan balances; and reports on the implementation of programs or projects including any special circumstances affecting implementation of the program or project and ability to discharge obligations pursuant to the loan agreement.

4. To facilitate inspections by the Ministry of Finance of the status of implementation of the program or project, when necessary.

5. To fully and promptly pay fees to the Ministry of Finance in accordance with article 24 of these Regulations.

Article 27. Responsibility to provide implementing guidelines

The Ministry of Finance shall preside over co-ordination with the relevant bodies to formulate Regulations on Issuance and Control of Government Guarantees for Foreign Loans in accordance with the principles stipulated in section 2 of Chapter III of these Regulations, for submission to the Prime Minister of the Government for promulgation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28. Principles of control

1. State owned enterprises shall be permitted to obtain foreign loans directly in the form of independent borrowing and self responsibility for repayment to the foreign lender in accordance with the conditions and undertakings in the loan agreement.

2. The Government shall not be liable for debts arising from foreign loans directly obtained by State owned enterprises, except for loans guaranteed by the Government as mentioned in section 2 of Chapter III of these Regulations.

3. All medium and long term foreign commercial loans obtained by State owned enterprises must be within the annual overall quota on foreign commercial loans approved by the Prime Minister of the Government; they must satisfy the conditions on medium and long term loans stipulated by the State Bank of Vietnam from time to time; they must be registered with the State Bank of Vietnam and confirmed by it; and there must be periodical reports made to the State Bank of Vietnam on the status of drawdown, capital utilization and loan repayment in accordance with the reporting regime stipulated by the Governor of the State Bank of Vietnam.

4. In a case where a State owned enterprise borrows foreign loan capital by the form of issuance of international bonds, it must prepare a plan on the issuance and obtain appraisal opinions from the Ministry of Finance and the State Bank of Vietnam prior to submission to the competent body for approval.

5. All short term foreign commercial loans obtained by State owned enterprises must be within the annual overall quota on foreign commercial loans approved by the Prime Minister of the Government, and must satisfy the conditions on short term loans stipulated by the Governor of the State Bank of Vietnam from time to time.

6. Drawdowns and transfers of money for repayment of foreign loans by State owned enterprises shall be made through banks operating in the territory of Vietnam which are authorized to conduct foreign exchange transactions, except for drawdowns to make direct payments to foreign suppliers. In cases where any drawdown or loan repayment in the form of goods or assets (whether such assets are tangible or intangible) is not made through a bank, the enterprise shall submit a report thereon in accordance with the regulations of the State Bank of Vietnam and, where necessary, the opinion of the State administrative body for the relevant industry or sector shall be required.

7. State owned enterprises obtaining foreign loans shall be responsible for using loans for proper purposes, shall not be permitted to use short term loans for investment in long or medium term projects, shall make repayments (of both principal and interest) in accordance with the undertakings in loan agreements signed with foreign lenders, and shall themselves bear all risks and responsibilities before the law of the State during the course of loan drawdown and repayment.

8. In the case of long and medium term loans of State owned enterprises, banks shall only be permitted to make disbursements and transfers of money for loan repayment to foreign lenders where such loans have been registered in accordance with regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 29. Forms of loan security

1. Where a foreign lender requests a bank guarantee for a loan to a State owned enterprise, the guarantee shall be provided in accordance with the provisions in section 2 of Chapter III of these Regulations and in accordance with the provisions in the Regulations on Issuance and Control of Government Guarantees for Foreign Loans.

2. Where a foreign lender requests a guarantee from a commercial bank or other financial or credit institution, the guarantee shall be provided in accordance with the Regulations on Guarantees and Cross-Guarantees for Foreign Loans issued by the Governor of the State Bank.

3. State owned enterprises obtaining foreign loans may seek a guarantee from non-residents (namely, foreign banks, financial or credit institutions, companies, and so forth) provided that the conditions of the guarantee are not contrary to the current law of Vietnam.

4. Any bank or institution which is authorized by the current law to issue a guarantee shall be the entity to make the final decision and shall be responsible for such guarantee of the foreign loan to the State owned enterprise. Where a guaranteed enterprise fails to make repayments to the foreign lender when the loan becomes due, the guarantor body shall be responsible for repayment of such loan on behalf of the enterprise and, at the same time, shall have the right to take all necessary measures in accordance with the credit regulations and other laws of Vietnam in order to recover the amount paid on behalf of the enterprise.

5. State owned enterprises may use assets formed from loans or other forms of security in accordance with the laws of Vietnam to secure foreign loans.

6. In the case of unsecured or unguaranteed foreign loans, the parties to the loan agreement shall agree between themselves on the responsibilities for all risks.

Chapter IV

CONTROL OF FOREIGN LOANS AND LOAN REPAYMENT OF ENTERPRISES AND ECONOMIC INSTITUTIONS BELONGING TO THE PRIVATE SECTOR
(REFERRED TO AS PRIVATE ENTERPRISES)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. All foreign loans obtained by private enterprises shall be subject to supervision and monitoring by the Government. The State Bank of Vietnam shall be the body representing the Government in the exercise of supervision and monitoring.

2. Private enterprises must register loans with the State Bank of Vietnam after signing loan agreements with the foreign lender and must implement the reporting regime stipulated by the Governor of the State Bank of Vietnam.

3. Private enterprises utilizing foreign loan capital shall themselves be totally liable to make repayments in accordance with the undertakings in loan agreements, the laws of Vietnam and international legal practice.

4. In the case of long and medium term loans of private enterprises, domestic banks shall only be permitted to make disbursements and transfers of money for loan repayment to foreign lenders where such loans have been registered in accordance with regulations.

Article 31. Application of the principles applicable to control of public debt

Where a loan obtained by a private enterprise is guaranteed by the Government or where the guarantor is some other public sector institution authorized to issue guarantees (such as a State owned financial or credit institution), then control and supervision of the loan shall be implemented in accordance with the provisions in sections 2 and 3 of Chapter III of these Regulations.

Chapter V

INSPECTION AND SUPERVISION OF, AND STATUS REPORTS ON FOREIGN LOANS AND LOAN REPAYMENT

Article 33. Inspection and supervision

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam, the Ministry of Planning and Investment and the Office of Government shall be responsible for providing guidelines and assistance to ministries, branches and local authorities for the purpose of inspection and supervision and, at the same time shall, depending on their respective functions, directly inspect and supervise the management of utilization of foreign loans of the Government and the performance of obligations by entities using foreign loan capital as provided for in foreign loan agreements or re-lending agreements.

3. The Ministry of Planning and Investment, and line bodies shall be responsible for conducting inspection and supervision of investment projects or construction works for which foreign loans are used in accordance with the current regulations on management of investment and construction.

Article 34. Reporting regime

1. Every quarter and year, or when necessary, all entities which obtain and use foreign loan capital shall implement the reporting and assessment regime regarding the status of drawdowns, utilization of loans and loan repayment by reporting to the line body, to the body managing the loan (the Ministry of Finance or the State Bank of Vietnam), the guarantor body and the re-lending body in accordance with the guidelines of such bodies.

2. Ministers, ministerial equivalent bodies and provinces and cities under central authority shall implement the following regime on general reports:

(a) Six monthly and annual general reports on the status of borrowing and use of foreign loans and loan repayment by their branches and localities;

(b) Reports on the forecast annual budgets of their branches and localities, specifying estimated drawdowns of foreign loan capital for, and sums required for domestic contributed capital in programs and projects in accordance with the general schedule for compiling the annual State Budget forecast of the Government;

(c) Finalization reports on commissioned projects which used foreign loan capital of the Government in accordance with the schedule stipulated by current State regulations.

3. The Ministry of Finance and the State Bank of Vietnam shall be responsible for submitting general reports on the status of borrowing and repayment of foreign loans to the Prime Minister of the Government in accordance with the provisions on delegation of responsibility stipulated in these Regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



REWARDS, DEALING WITH BREACHES

Article 35. Organizations and individuals making notable achievements in the work of control of loans shall be rewarded in accordance with law.

Article 36. Heads of bodies directly responsible for management of State owned enterprises and credit institutions obtaining foreign loans shall be responsible to the Government for the efficiency of the loan projects approved by them or recommended by them to another authority to approve.

In a case where incorrect implementation of the current regulations on approval or appraisal of a proposal for an investment loan or an improper decision on investment policy results in economic loss, the person who prepared and the person who approved the proposal shall, depending on the seriousness of the loss, be liable before the law.

Article 37. Investors using foreign loan capital which become unable to repay due to subjective reasons such as inefficient utilization of capital, waste or loss of capital which adversely affects the standing of the Government and causes losses to the State Budget, shall be liable before the law.

Article 38. Any organization or individual breaching these Regulations and other relevant legal instruments shall, depending on the nature and seriousness of the breach, be subject to administrative penalties or shall have to pay compensation for damage in accordance with law. Serious breaches shall be subject to prosecution for criminal liability.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


43.293

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.210.76
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!