Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1012/QĐ-TTg 2015 Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics cả nước

Số hiệu: 1012/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 03/07/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1012/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOACH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUNG TÂM LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN CẢ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Tờ trình số 12065/TTr-BCT ngày 02 tháng 12 năm 2014 và Công văn số 3801/BCT-TTTN ngày 20 tháng 4 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển các trung tâm logistics trở thành các trung tâm dịch vụ nòng cốt trong lưu thông và phân phối hàng hóa, phục vụ đắc lực cho sản xuất, tiêu dùng hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước.

2. Phát triển các trung tâm logistics theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp và hiện đại; gắn kết hợp lý với quy hoạch phát triển thương mại, công nghiệp, giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội khác của các vùng trong cả nước; từng bước hội nhập vào thị trường dịch vụ logistics trong khu vực và trên thế giới.

3. Phát triển các trung tâm logistics dựa trên sự huy động tích cực mọi nguồn lực của xã hội, bao gồm cả nguồn lực từ các nhà đầu tư nước ngoài. Bảo đảm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng và khai thác các trung tâm logistics trên phạm vi cả nước.

4. Phát triển các trung tâm logistics có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở xác định số lượng, quy mô, vị trí các trung tâm logistics phù hợp với từng thời kỳ.

5. Phát triển các trung tâm logistics theo hướng bền vững, kết hợp chặt chẽ với bảo đảm an ninh quốc phòng, tạo việc làm tại chỗ, thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền, tiết kiệm đất đai canh tác, bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Phát triển mạng lưới trung tâm logistics bảo đảm đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Khai thác có hiệu quả thị trường dịch vụ logistics của Việt Nam, trong đó tập trung vào các dịch vụ logistics thuê ngoài, tích hợp trọn gói và đồng bộ, tổ chức và hoạt động theo mô hình logistics bên thứ 3 (3PL) nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển thông qua việc tối thiểu hóa chi phí và bổ sung giá trị gia tăng cho hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp. Từng bước triển khai mô hình logistics bên thứ 4 (4PL) và logistics bên thứ 5 (5PL) trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, hiệu quả, chuyên nghiệp.

2. Phấn đấu đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt khoảng 24% - 25%/năm, tỷ trọng đóng góp vào GDP toàn nền kinh tế là 10%, tỷ lệ dịch vụ logistics thuê ngoài khoảng 40%, giảm thiểu chi phí logistics của toàn nền kinh tế so với GDP còn khoảng 20%. Đến năm 2030, các chỉ tiêu này lần lượt là 34% - 35%/năm, 15%, 65%/năm và 15% - 17%/năm.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Phát triển các trung tâm logistics hạng I cấp quốc gia và quốc tế, có vị trí và vai trò là trung tâm gốc. Từ các trung tâm gốc này, phát triển theo hình rẻ quạt là các trung tâm logistics hạng II cấp vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế; bám sát và hỗ trợ lưu thông hàng hóa từ sản xuất, nhập khẩu đến tiêu dùng, xuất khẩu của các vùng, tiểu vùng và trên các hành lang kinh tế; kết nối với hệ thống cảng biển, cảng cạn, cảng hàng không, ga đường sắt, mạng lưới giao thông đường bộ, các cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu quốc tế và khu kinh tế cửa khẩu, các khu công nghiệp, khu sản xuất hàng hóa tập trung...

2. Hình thành và phát triển các trung tâm logistics chuyên dụng, trước mắt là các trung tâm logistics chuyên dụng hàng không gắn liền với các cảng hàng không, kết nối cùng với hệ thống các trung tâm logistics hạng I và hạng II để hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hoặc trung chuyển hàng hóa qua các loại hình vận tải đa phương thức, phục vụ cho đầu vào và đầu ra của sản xuất công nghiệp tại các khu công nghiệp, trung tâm công nghệ cao, vùng sản xuất tập trung quy mô lớn.

IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

1. Tiêu chí quy hoạch

a) Dựa trên cơ sở dung lượng thị trường dịch vụ logistics phục vụ cho phát triển lưu thông hàng hóa, sản xuất, tiêu dùng và xuất nhập khẩu của các khu vực, vùng miền trong cả nước. Bảo đảm quy mô nhu cầu phải đủ lớn, mức độ tập trung cao và có khả năng phát triển ổn định, lâu dài.

b) Đấu nối thuận tiện với các hệ thống giao thông vận tải. Bám sát kết cấu hạ tầng giao thông và các hành lang vận tải. Sử dụng thuận tiện được ít nhất là một phương thức trong mạng lưới vận tải đa phương thức.

c) Bảo đảm quan hệ chặt chẽ với các đối tác; kết nối với các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, các loại hình cảng, các nhà ga, bến xe, các cửa khẩu, các khu công nghiệp và khu sản xuất hàng hóa tập trung...; kết nối với các khách hàng tiêu thụ, trong đó trọng tâm là các nhà phân phối bán buôn, bán lẻ hàng hóa, các nhà xuất khẩu...

d) Có lợi thế về vị trí địa lý, gần nguồn cung cấp hàng hóa như khu công nghiệp, hệ thống cảng, cửa khẩu,... hoặc gần thị trường, khách hàng tiêu thụ. Trong đó, ưu tiên lựa chọn xác định các trung tâm logistics có lợi thế gần thị trường, địa bàn tiêu dùng tập trung, có sức tiêu thụ lớn và ổn định, thương mại phát triển, hoạt động mua bán sôi động, có mạng lưới phân phối rộng lớn và được phân bố với mật độ cao.

đ) Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội khác của vùng và địa phương. Bảo đảm đủ quỹ đất để bố trí các phân khu chức năng, đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài của trung tâm.

Trung tâm logistics hạng I có vị trí nằm gần hoặc có thể kết nối với cảng biển, cảng hàng không quốc tế, có công năng tích hợp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ của một trung tâm logistics, hoạt động như một cảng, bãi container, kho ngoại quan, kho CFS, quy mô diện tích từ 20 ha trở lên, bán kính phục vụ tối thiểu là trên 100 km.

Trung tâm logistics hạng II có vị trí nằm ở các trung tâm kinh tế, thị trường tiêu thụ lớn, các vùng sản xuất tập trung, gồm một số công năng chính, chủ yếu của một trung tâm logistics, hoạt động như một bãi container, kho ngoại quan, kho CFS, quy mô diện tích từ 10 ha trở lên, bán kính phục vụ tối thiểu là trên 50 km.

Trung tâm logistics chuyên dụng gắn liền hoặc có đường giao thông thuận tiện kết nối trực tiếp đến các cảng hàng không, diện tích tối thiểu là 03 ha.

e) Các trung tâm logistics chuyên dụng gắn liền với các cảng hàng không phải phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển hệ thống cảng hàng không của cả nước, tập trung thực hiện các dịch vụ logistics đối với các mặt hàng công nghệ cao, hàng hóa dễ hư hỏng, hàng hóa có giá trị lớn...; kết nối và phục vụ hoạt động của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp hiện đại và các trung tâm công nghệ chế tạo tiên tiến trên địa bàn các vùng kinh tế trọng điểm Bắc - Trung - Nam, trước hết nhằm tối ưu hóa trong lưu thông, phân phối đối với vật tư, hàng hóa hiện đại, phức tạp, tinh xảo, giá trị cao và dễ hư hỏng thuộc đầu vào, đầu ra của các doanh nghiệp này, từng bước mở rộng công năng, phục vụ cho cả hoạt động tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu qua các cảng hàng không quốc tế trên địa bàn cả nước.

2. Phương án quy hoạch

a) Miền Bắc: Hình thành và phát triển 07 Trung tâm logistics hạng I, hạng II và 01 Trung tâm logistics chuyên dụng gắn liền với cảng hàng không tại địa bàn các vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế.

- Vùng đồng bằng sông Hồng:

+ Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thuộc Vùng Thủ đô: 01 Trung tâm hạng I (Bắc Hà Nội), 01 Trung tâm hạng II (Nam Hà Nội). Giai đoạn đến năm 2020 (giai đoạn I), Trung tâm Bắc Hà Nội có quy mô tối thiểu 20 ha, Trung tâm Nam Hà Nội có quy mô tối thiểu 15 ha. Giai đoạn đến năm 2030 (giai đoạn 2), Trung tâm Bắc Hà Nội có quy mô trên 50 ha, Trung tâm Nam Hà Nội có quy mô trên 30 ha; kết nối với các cảng cạn, cảng biển (Hải Phòng, Hòn Gai, Cái Lân) và các cảng hàng không (trọng điểm là Cảng hàng không quốc tế Nội Bài), các bến xe, nhà ga, các khu công nghiệp,...; phạm vi hoạt động chủ yếu là địa bàn Hà Nội và các địa phương thuộc Vùng Thủ đô, các tỉnh lân cận phía Bắc và phía Nam Hà Nội. 01 Trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài hoặc có đường giao thông thuận tiện kết nối trực tiếp đến cảng hàng không và có khả năng kết nối với vận tải đa phương thức với quy mô tối thiểu 5 - 7 ha (giai đoạn I) và trên 7 ha (giai đoạn II);

+ Hành lang kinh tế ven biển Đông Nam Bắc bộ: 01 Trung tâm hạng II có quy mô tối thiểu 10 ha đến năm 2020 và trên 30 ha đến năm 2030; phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình và phía Đông Nam Hà Nội; kết nối với các cảng cạn, cảng biển (Hải Phòng, Hòn Gai, Cái Lân), cảng hàng không, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp...;

+ Hành lang kinh tế ven biển Đông Bắc Bắc bộ: 01 Trung tâm hạng II có quy mô tối thiểu 20 ha đến năm 2020 và trên 40 ha đến năm 2030; phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh và thành phố: Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh và phía Đông Bắc Hà Nội; kết nối với các cảng cạn, cảng biển (Hải Phòng, Hòn Gai, Cái Lân), cảng hàng không, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp, các cửa khẩu (thuộc tỉnh Quảng Ninh).

- Vùng trung du và miền núi phía Bắc:

+ Hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn: 01 Trung tâm hạng II có quy mô tối thiểu 10 ha đến năm 2020 và trên 20 ha đến năm 2030; phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng và Bắc Kạn; kết nối với các cảng cạn, cảng biển (Hải Phòng, Hòn Gai, Cái Lân), cảng hàng không, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp, các cửa khẩu (thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng);

+ Hành lang kinh tế Hà Nội - Lào Cai: 01 Trung tâm hạng II có quy mô tối thiểu 20 ha đến năm 2020 và trên 30 ha đến năm 2030; phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang và Hà Giang; kết nối với các cảng cạn, cảng biển (Hải Phòng, Hòn Gai, Cái Lân), cảng hàng không, nhà ga, bến xe các khu công nghiệp, các cửa khẩu (thuộc các tỉnh Lào Cai, Hà Giang);

+ Hành lang kinh tế Tây Bắc Bắc bộ: 01 Trung tâm hạng II có quy mô tối thiểu 10 ha đến năm 2020 và trên 20 ha đến năm 2030; phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu; kết nối với các cảng cạn, cảng biển (Hải Phòng, Hòn Gai, Cái Lân), cảng hàng không, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp, các cửa khẩu (thuộc các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu);

b) Miền Trung - Tây Nguyên: Hình thành và phát triển 06 Trung tâm logistics hạng I, hạng II và 01 Trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại địa bàn các vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế.

- Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung:

+ Khu vực thành phố Đà Nẵng: 01 Trung tâm hạng I, giai đoạn đến năm 2020 có quy mô tối thiểu 30 ha, giai đoạn đến năm 2030 có quy mô trên 70 ha, phạm vi hoạt động chủ yếu gồm Đà Nẵng và các tỉnh lân cận; kết nối với các cảng cạn, cảng biển (Đà Nẵng, Kỳ Hà, Chân Mây), nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp... 01 Trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng hoặc có đường giao thông thuận tiện kết nối trực tiếp đến cảng hàng không với quy mô tối thiểu 3 - 4 ha (giai đoạn I) và 7 - 8 ha (giai đoạn II);

+ Hành lang kinh tế đường 8, đường 12A và duyên hải Bắc Trung bộ: 01 Trung tâm hạng II có quy mô tối thiểu 20 ha đến năm 2020 và trên 40 ha đến năm 2030; phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình; kết nối với các cảng cạn, cảng biển (Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng), cảng hàng không, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp, các cửa khẩu (thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình);

+ Hành lang kinh tế đường 9: 01 Trung tâm hạng II có quy mô tối thiểu 10 ha đến năm 2020 và trên 20 ha đến năm 2030; phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình và phía Bắc Đà Nẵng; kết nối với các cảng cạn, cảng biển (Hòn La, Chân Mây), cảng hàng không, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp, các cửa khẩu (thuộc các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình);

+ Hành lang kinh tế đường 14B: 01 Trung tâm hạng II có quy mô tối thiểu 10 ha đến năm 2020 và trên 20 ha đến năm 2030; phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và phía Nam Đà Nẵng; kết nối với các cảng cạn, cảng biển (Đà Nẵng, Kỳ Hà, Chân Mây), cảng hàng không, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp, các cửa khẩu (thuộc tỉnh Quảng Nam);

+ Hành lang kinh tế đường 19 và duyên hải Nam Trung bộ: 01 Trung tâm hạng II có quy mô tối thiểu 20 ha đến năm 2020 và trên 30 ha đến năm 2030; phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và hướng lên các tỉnh Tây Nguyên; kết nối với các cảng cạn, cảng biển (Quy Nhơn, Dung Quất, Ba Ngòi), cảng hàng không, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp, các cửa khẩu (thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên)....

- Vùng Tây Nguyên:

Hành lang kinh tế Đông Trường Sơn: 01 Trung tâm hạng II có quy mô tối thiểu 10 ha đến năm 2020 và trên 20 ha đến năm 2030; phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và hướng ra các tỉnh duyên hải; kết nối với các cảng cạn, cảng biển (thuộc các tỉnh vùng duyên hải), cảng hàng không, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp, các cửa khẩu (thuộc các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông).

c) Miền Nam: Hình thành và phát triển 05 trung tâm logistics hạng I, hạng II và 01 trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại địa bàn các vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế.

- Vùng Đông Nam bộ:

+ Khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận: 02 Trung tâm hạng II (phía Bắc thành phố, phía Nam thành phố), quy mô mỗi Trung tâm giai đoạn đến năm 2020 tối thiểu là 40 ha và giai đoạn đến năm 2030 là trên 70 ha, phạm vi hoạt động chủ yếu gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận phía Bắc, phía Nam thành phố; kết nối với các cảng cạn, cảng biển (cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Bà Rịa - Vũng Tàu), nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp.... 01 trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - Long Thành hoặc có đường giao thông thuận tiện kết nối trực tiếp đến cảng hàng không với quy mô tối thiểu 3 - 4 ha (giai đoạn I) và 7 - 8 ha (giai đoạn II);

+ Tiểu vùng kinh tế các tỉnh Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh: 01 Trung tâm hạng I có quy mô tối thiểu 60 ha đến năm 2020 và trên 100 ha đến năm 2030; phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đắk Nông và Lâm Đồng; kết nối với các cảng cạn, cảng biển (cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Bà Rịa - Vũng Tàu), nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp, các cửa khẩu (thuộc các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Đắk Nông);

+ Tiểu vùng kinh tế các tỉnh Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh: 01 Trung tâm hạng II có quy mô tối thiểu 20 ha đến năm 2020 và trên 50 ha đến năm 2030; phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và Bến Tre; kết nối với các cảng cạn, cảng biển (cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Bà Rịa - Vũng Tàu, Mỹ Tho), cảng hàng không, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp, các cửa khẩu (thuộc các tỉnh Long An, Đồng Tháp);

- Tiểu vùng kinh tế trung tâm đồng bằng sông Cửu Long: 01 Trung tâm hạng II có quy mô tối thiểu 30 ha đến năm 2020 và trên 70 ha đến năm 2030; phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh và thành phố: Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và An Giang; kết nối với các cảng cạn, cảng sông (Cần Thơ, Mỹ Thới), cảng hàng không, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp, các cửa khẩu (thuộc các tỉnh Kiên Giang, An Giang).

3. Lựa chọn các dự án ưu tiên đầu tư

Danh mục các dự án trung tâm logistics được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2015 - 2020 tại Phụ lục I đính kèm.

V. GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU

1. Cụ thể hóa, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách hiện hành nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để phát triển hệ thống trung tâm logistics; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý khai thác các trung tâm logistics bằng nhiều hình thức theo quy định của pháp luật; khuyến khích đầu tư và phát triển dịch vụ logistics, gồm cả hoạt động của trung tâm logistics chuyên dụng gắn với cảng hàng không, kho hàng không kéo dài có yêu cầu riêng về an ninh, an toàn kiểm tra, giám sát hải quan.

2. Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức đầu tư theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa; vận dụng linh hoạt các chính sách hỗ trợ, ưu đãi hiện hành phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế - xã hội của từng địa phương về tín dụng, thuế, giá, phí, lệ phí, chuyển giao công nghệ, nhượng quyền....

3. Đánh giá, lựa chọn một số công trình trọng điểm và cấp thiết, có vai trò quan trọng và có khả năng tạo được đột phá lớn để áp dụng thực hiện các quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư; ưu tiên đầu tư nâng cấp các trung tâm logistics hiện có, phù hợp quy hoạch và hoạt động có hiệu quả trong thời gian qua.

4. Lựa chọn các nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện đầu tư các trung tâm logistics theo Quy hoạch này, đặc biệt là đối với các trung tâm logistics chuyên dụng hàng không có các yêu cầu, tiêu chuẩn riêng về an toàn, an ninh.

5. Bố trí quỹ đất phù hợp dành cho phát triển hệ thống trung tâm logistics. Các địa phương chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện các chính sách đất đai để hỗ trợ cho xây dựng các trung tâm logistics. Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đối với các dự án có vị trí kinh doanh thuận lợi.

6. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực làm công tác quản lý, xây dựng, vận hành, khai thác các trung tâm logistics. Đồng thời, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ quản lý hiện đại trong tổ chức và hoạt động của các trung tâm logistics kết hợp với tăng cường đầu tư phương tiện, thiết bị kỹ thuật tiên tiến, bảo đảm để các trung tâm logistics thực hiện chức năng và công năng một cách lâu dài với hiệu quả cao, cạnh tranh và hội nhập được với các trung tâm logistics của khu vực và thế giới.

7. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp phân phối hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu, tăng cường sử dụng dịch vụ cung ứng bởi các trung tâm logistics nhằm giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị phần và quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp, đồng thời tạo động lực thúc đẩy phát triển cho các trung tâm logistics.

8. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics, bảo đảm tương thích và đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch giao thông, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và các quy hoạch chuyên ngành khác như quy hoạch thương mại, quy hoạch các khu công nghiệp, khu sản xuất hàng hóa tập trung, khu kinh tế và kinh tế cửa khẩu... của các ngành, các địa phương và cả nước.

9. Nâng cao chất lượng hệ thống giao thông vận tải hiện có, ưu tiên huy động các nguồn lực để xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao có lưu lượng giao thông lớn trên hành lang Bắc - Nam, Đông - Tây; hiện đại hóa hệ thống nhà ga, bến cảng, kho bãi, phát triển các tuyến giao thông với các nước láng giềng, đường xuyên Á... để bảo đảm kết nối thuận tiện giữa các trung tâm logistics với nhau, giữa các trung tâm logistics với khu vực sản xuất, các địa bàn tiêu thụ và các đầu mối giao thông.

10. Tiếp tục thuận lợi hóa các thủ tục hải quan nhằm tạo điều kiện cho các hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh qua Việt Nam, từ đó phát triển các loại hình vận chuyển hàng hóa đa phương thức và hình thành các trung tâm trung chuyển hàng hóa mang tầm khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương:

a) Công khai rộng rãi Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; rà soát phân hạng, công bố các trung tâm logistics theo Quy hoạch; định kỳ tổ chức thanh tra, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch.

c) Chủ động xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa bàn trong trường hợp có sự biến động về kinh tế - xã hội và nhu cầu dịch vụ logistics.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương có liên quan hướng dẫn, xem xét, áp dụng các quy định đối với dự án đầu tư xây dựng và khai thác trung tâm logistics theo hình thức đối tác công - tư.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp lý để khuyến khích đầu tư phát triển dịch vụ logistics, gồm cả hoạt động của trung tâm logistics chuyên dụng hàng không, kho hàng không kéo dài có yêu cầu riêng về an ninh, an toàn kiểm tra, giám sát hải quan.

3. Bộ Giao thông vận tải:

a) Tập trung triển khai thực hiện các dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng hệ thống giao thông vận tải, ưu tiên huy động các nguồn lực để xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao có lưu lượng giao thông lớn trên hành lang Bắc - Nam, Đông - Tây; hiện đại hóa hệ thống nhà ga, bến cảng, kho bãi, phát triển các tuyến giao thông với các nước láng giềng, đường xuyên Á... để bảo đảm kết nối thuận tiện giữa các trung tâm logistics với nhau, giữa các trung tâm logistics với khu vực sản xuất, các địa bàn tiêu thụ và các đầu mối giao thông.

b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát bảo đảm về an ninh, an toàn và các điều kiện cần thiết khác đối với các dự án đầu tư trung tâm logistics chuyên dụng hàng không, kho hàng không kéo dài.

4. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức thực hiện quy hoạch này bảo đảm các quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp, chính sách phát triển hệ thống trung tâm logistics thống nhất, đồng bộ và phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương và cả nước.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí quỹ đất để xây dựng các trung tâm logistics phù hợp với Quy hoạch đã được phê duyệt này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRUNG TÂM LOGISTICS ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)

Số TT

Tên dự án

Hạng

Diện tích mặt bằng

1

TT logistics Bắc Hà Nội

I

20 - 30 ha

2

TT logistics trên hành lang kinh tế ven biển Đông Bắc Bắc bộ

II

20 ha

3

TT logistics khu vực thành phố Đà Nẵng

I

30 - 40 ha

4

TT logistics trên hành lang kinh tế đường 19 và duyên hải Nam Trung bộ

II

20 ha

5

TT logistics tiểu vùng kinh tế các tỉnh Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh (thuộc vùng Đông Nam bộ)

I

60 - 70 ha

6

TT logistics tiểu vùng kinh tế trung tâm đồng bằng sông Cửu Long

II

30 ha

7

TT logistics hàng không thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng (gắn với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài)

Chuyên dụng

5 - 7 ha

 

PHỤ LỤC II

QUY HOẠCH CÁC TRUNG TÂM LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN CẢ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên dự án

Hạng

Diện tích mặt bằng

I

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

 

 

1

TT logistics Bắc Hà Nội

I

20 - 30 ha (giai đoạn I)
và trên 50 ha (giai đoạn II)

2

TT logistics Nam Hà Nội

II

15 - 20 ha (giai đoạn I)
và trên 30 ha (giai đoạn II)

3

TT logistics trên hành lang kinh tế ven biển Đông Nam Bắc bộ

II

10 ha (giai đoạn I)
và 30 ha (giai đoạn II)

4

TT logistics trên hành lang kinh tế ven biển Đông Bắc Bắc bộ

II

20 ha (giai đoạn I)
và 40 ha (giai đoạn II)

5

TT logistics chuyên dụng hàng không thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng (gắn với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài)

Chuyên dụng

5 - 7 ha (giai đoạn I) và trên 7 ha (giai đoạn II)

II

VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

 

 

1

TT logistics trên hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn

II

10 ha (giai đoạn I)
và 20 ha (giai đoạn II)

2

TT logistics trên hành lang kinh tế Hà Nội - Lào Cai

II

20 ha (giai đoạn I)
và 30 ha (giai đoạn II)

3

TT logistics trên hành lang kinh tế Tây Bắc Bắc bộ

II

10 ha (giai đoạn I)
và 20 ha (giai đoạn II)

III

VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

 

 

1

TT logistics khu vực thành phố Đà Nẵng

I

30 - 40 ha (giai đoạn I)
và trên 70 ha (giai đoạn II)

2

TT logistics trên hành lang kinh tế đường 8, đường 12A và duyên hải Bắc Trung bộ

II

20 ha (giai đoạn I)
và 40 ha (giai đoạn II)

3

TT logistics trên hành lang kinh tế đường 9

II

10 ha (giai đoạn I)
và 20 ha (giai đoạn II)

4

TT logistics trên hành lang kinh tế đường 14B

II

10 ha (giai đoạn I)
và 20 ha (giai đoạn II)

5

TT logistics trên hành lang kinh tế đường 19 và duyên hải Nam Trung bộ

II

20 ha (giai đoạn I)
và 30 ha (giai đoạn II)

6

TT logistics chuyên dụng hàng không thuộc khu vực thành phố Đà Nẵng (gắn kết với Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng)

Chuyên dụng

3 - 4 ha (giai đoạn I)
và 7 - 8 ha (giai đoạn II)

IV

VÙNG TÂY NGUYÊN

 

 

 

TT logistics trên hành lang kinh tế Đông Trường Sơn

II

10 ha (giai đoạn I)
và 20 ha (giai đoạn II)

V

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

 

 

1

TT logistics khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận (phía Bắc thành phố)

II

40 - 50 ha (giai đoạn I)
và 70 ha (giai đoạn II)

2

TT logistics khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận (phía Nam thành phố)

II

40 - 50 ha (giai đoạn I)
và 70 ha (giai đoạn II)

3

TT logistics tiểu vùng kinh tế các tỉnh Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh

I

60 - 70 ha (giai đoạn I)
và trên 100 ha (giai đoạn II)

4

TT logistics chuyên dụng hàng không thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh (gắn với Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - Long Thành)

Chuyên dụng

3 - 4 ha (giai đoạn I)
và 7 - 8 ha (giai đoạn II)

VI

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 

 

1

TT logistics tiểu vùng kinh tế các tỉnh Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh (thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long)

II

20 ha (giai đoạn I)
và trên 50 ha (giai đoạn II)

2

TT logistics thuộc tiểu vùng kinh tế trung tâm đồng bằng sông Cửu Long

II

30 ha (giai đoạn I)
và 70 ha (giai đoạn II)

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 1012/QD-TTg

Hanoi, July 03, 2015

 

DECISION

APPROVAL FOR NATIONWIDE LOGISTICS CENTER SYSTEM DEVELOPMENT PLANNING BY 2020 AND ORIENTATION TOWARDS 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001 dated December 25, 2001;

Pursuant to the Government's Decree No. 92/2006/ND-CP dated September 07, 2006 of the government on establishing, approving, and managing socio-economic development master plans; the Government's Decree No. 04/2008/ND-CP dated January 11, 2008 on amendments to some Articles of the Government's Decree No. 92/2006/ND-CP;

At the request of the Minister of Industry and Trade in Report No. 12065/TTr-BCT dated December 02, 2014 and Official Dispatch No. 3801/BCT-TTTN dated April 20, 2015,

DECIDES:

Article 1. Approval for nationwide logistics center system development planning by 2020 and orientation towards 2030, the primary contents of which are specified below, is granted:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Develop logistics centers into pivotal service centers in circulation and distribution of goods which greatly aid in production, consumption of domestic goods, export and import, promote overall socio-economic development of the entire country.

2. Development logistics centers towards comprehension, professionalism, and modernity; reasonably associated with development of trade, industry, road transport, waterways transport, rail transport, and air transport, land-use planning, and planning for development of other socio-economic infrastructure systems of various regions in the country; gradually integrate into regional and global markets of logistics services.

3. Development logistics center on the basis of mobilized resources of the society, including resources from foreign investors. Ensure effective mobilization and use of resources for construction and operation of logistics centers nationwide.

4. Development logistics with foci on the basis of defined quantity, scales, locations of logistics centers appropriate for each stage.

5. Development logistics centers in a sustainable way in association with National defense and security, employment creation, reduction of the gap between different regions, saving farm land, environmental protection, green growth, and response to climate change.

II. DEVELOPMENT TARGETS

1. Development a network of logistics centers that satisfy demands of manufacturing and circulation of domestic goods, export and import. Effectively exploiting Vietnam’s logistics service market, especially outsourced, all-inclusive, and integrated logistic services, Apply third-party logistics (3PL) provider model in order to promote development of production and trade through minimization of costs and increase of value added of goods and services of enterprises. Gradually apply fourth-party logistics (4PL) provider and fifth-party logistics (5PL) provider models on the basis of development of electronic commerce and management of a supply chain in a modern, effective, and professional way.

2. By 2020, the growth rate of logistics services is expected to reach 24% - 25% per year, contribution to GDP 10%, ratio of outsourced logistics services 40%, ratio of logistics cost of the whole economy to GDP is expected to reduce by 20%. By 2030, these indicators are expected at 34% - 35% per year, 15%, 65% per year, and 15% - 17% per year.

III. DEVELOPMENT ORIENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Establish and develop special class logistics centers, firstly special class aviation logistics centers associated with airports, connect to the systems of class I and class II logistics centers for assistance, promote export, import, and transit of goods by multimodal transport to serve input and output of industrial manufacturing in industrial parks, high technology centers, and large-scale concentrated manufacturing areas.

IV. DEVELOPMENT PLANNING

1. The planning must:

a) be based on the capacity of the logistics services market to serve development of goods circulation, manufacturing, consumption, export and import in various regions of the country; ensure sufficient demand, high concentration, and stable and sustainable development;

b) provide convenient connection to transport systems; be appropriate for the transport infrastructure and transport corridors; ensure convenient use of at least a transport method among the network of multimodal transport;

c) ensure tight relationship with partners; connect to manufacturers, importers, ports, train stations, bus stations, checkpoints, industrial parks, concentrated manufacturing zones, etc.; connect to customers, especially distributors, wholesalers, retailers, exporters of goods, etc.;

d) take advantage of geographical advantages and proximity to goods supply sources such as industrial parks, ports, checkpoints, etc. or markets, customers; locate logistics centers that are near areas that have high and stable consumption, thriving trade, and a wide and dense distribution network;

dd) be appropriate for the planning for development of the transport network, land-use planning, and planning for development of other socio-economic infrastructure systems of the region and administrative division; ensure sufficient land area to divide a center into specialized areas and ensure its prolonged development.

Each class I logistics center must be located near or connected to a sea port or international airport, have all services of a logistics center, operate as a port, container depot, bonded warehouse, CFS, the area of which is at least 20 hectares, and able to provide services within a radius of at least 100 km.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Special class logistics centers must be connected to or have roads that directly lead to airports. The minimum area of a specialized logistics center is 3 hectares.

e) Special class logistics centers associated with airports must be appropriate for the planning and orientation for nationwide development of airport system; focus on providing logistics services serving high technology products, perishable goods, goods of high values, etc.; connect and serve enterprises in modern industrial parks and developed manufacturing technology centers in key economic regions in the North, the Center, and the South in order to firstly optimize the circulation and distribution of modern, sophisticated, of high value, and perishable goods that are inputs and outputs of such enterprises, gradually expand the functions and scope of service provision to temporary import and transit through international airport nationwide.

2. Planning schedule

a) In the North: Establish and develop seven class I and class II logistics centers, and one special class logistics center associated with airports in various regions, sub-regions, and economic corridors.

- Red River Delta:

+ Hanoi and adjacent provinces: 01 class I center (North Hanoi logistics center), 01 class II center (South Hanoi logistics center). By 2020 (stage I): North Hanoi logistics center with a minimum area of 20 hectares, South Hanoi logistics center 25 hectares. By 2030 (stage 2): North Hanoi logistics center with an area of over 50 hectares, South Hanoi logistics center over 30 hectares; connected to ICDs, sea ports (Hai Phong, Hon Gai, Cai Lan), and airports (especially Noi Bai International Airport; bus stations, train stations, industrial parks, etc.; operating in Hanoi and adjacent provinces to the North and South of Hanoi. 01 special class aviation logistics center established at Noi Bai International Airport or whose roads directly lead to it and able to connect to multimodal transport with a minimum area of 5 – 7 hectares (stage I) and over 7 hectares (stage II);

+ Economic corridor along the Southeast coast of the North: 01 class II center with a minimum area of 10 hectares by 2020 and over 30 hectares by 2030; operating primarily in Ha Nam, Nam Dinh, Thai Binh, Ninh Binh, and the Southeast of Hanoi; connected to ICDs, sea ports, (Hai Phong, Hon Gai, Cai Lan), airports; bus stations, train stations, industrial parks, etc.;

+ Economic corridor along the Northeast coast of the North: 01 class II center with a minimum area of 20 hectares by 2020 and over 40 hectares by 2030; operating primarily in Hung Yen, Hai Duong, Hai Phong, Quang Ninh, and the Northeast of Hanoi; connected to ICDs, sea ports, (Hai Phong, Hon Gai, Cai Lan), airports; bus stations, train stations, industrial parks, checkpoints (in Quang Ninh province) etc.;

- The Northern midlands and highlands

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Hanoi – Lao Cai economic corridor: 01 class II center with a minimum area of 20 hectares by 2020 and over 30 hectares by 2030; operating primarily in Vinh Phuc, Phu Tho, Thai Nguyen, Yen Bai, Lao Cai, Tuyen Quang, and Ha Giang; connected to ICDs, sea ports, (Hai Phong, Hon Gai, Cai Lan), airports; bus stations, train stations, industrial parks, checkpoints (in Lao Cai and Ha Giang provinces)];

+ Economic corridor in the North West of the North: 01 class II center with a minimum area of 10 hectares by 2020 and over 20 hectares by 2030; operating primarily in Phu Tho, Hoa Binh, Son La, Dien Bien, and Lai Chau; connected to ICDs, sea ports, (Hai Phong, Hon Gai, Cai Lan), airports; bus stations, train stations, industrial parks, checkpoints (in Son La, Dien Bien, and Lai Chau province);

b) In the Center and the central highlands (Tay Nguyen): Establish and develop six class I and class II logistics centers, and one special class aviation logistics center in various regions, sub-regions, and economic corridors.

- Along the north central coast and central coast:

+ Da Nang city: 01 class I center with a minimum area of 30 hectares by 2020 and over 70 hectares by 2030; operating primarily in Da Nang city and adjacent provinces; connected to ICDs, sea ports, (Da Nang, Ky Ha, Chan May), train stations, bus stations, industrial parks, etc. 01 special class aviation logistics center established at Da Nang International Airport or whose roads directly lead to it with a minimum area of 3 – 4 hectares (stage I) and 7 – 8 hectares (stage II);

+ Economic corridor along Road 8, Road 12A, and north central coast: 01 class II center with a minimum area of 20 hectares by 2020 and over 40 hectares by 2030; operating primarily in Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, and Quang Binh; connected to ICDs, sea ports, (Nghi Son, Cua Lo, Hon La, Vung Ang), airports; bus stations, train stations, industrial parks, checkpoints (in Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Quang Ninh);

+ Economic corridor along Road 9: 01 class II center with a minimum area of 10 hectares by 2020 and over 20 hectares by 2030; operating primarily in Thua Thien – Hue, Quang Tri, Quang Binh, and North of Da Nang; connected to ICDs, sea ports, (Hon La, Chan May), airports; bus stations, train stations, industrial parks, checkpoints (in Thua Thien – Hue, Quang Tri, Quang Binh);

+ Economic corridor along Road 14B: 01 class II center with a minimum area of 10 hectares by 2020 and over 20 hectares by 2030; operating primarily in Quang Nam, Quang Ngai, and South of Da Nang; connected to ICDs, sea ports, (Da Nang, Ky Ha, Chan May), airports; bus stations, train stations, industrial parks, checkpoints (in Quang Nam);

+ Economic corridor along Road 19, and south central coast: 01 class II center with a minimum area of 20 hectares by 2020 and over 30 hectares by 2030; operating primarily in Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen, Khanh Hoa, Ninh Thuan, and towards provinces of Tay Nguyen region; connected to ICDs, sea ports, (Quy Nhon, Dung Quat, Ba Ngoi), airports; bus stations, train stations, industrial parks, checkpoints (in provinces of Tay Nguyen region);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ East Truong Son economic corridor: 01 class II center with a minimum area of 10 hectares by 2020 and over 20 hectares by 2030; operating primarily in Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak, Dak Nong, and towards coastal provinces; connected to ICDs, sea ports, (in coastal provinces), airports; bus stations, train stations, industrial parks, checkpoints (in Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak, Dak Nong);

c) The South: Establish and develop five class I and class II logistics centers, and one special class aviation logistics center in various regions, sub-regions, and economic corridors.

- The southeast:

+ Ho Chi Minh City: 02 class II center (to the North and South of the city) with a minimum area of 40 hectares by 2020 and over 70 hectares by 2030; operating primarily in Ho Chi Minh City and adjacent provinces to the north and south; connected to ICDs, sea ports, (Saigon Ports and Ba Ria – Vung Tau ports), train stations, bus stations, industrial parks, etc. 01 special class aviation logistics center established at Tan Son Nhat – Long Thanh International Airports or whose roads directly lead to them with a minimum area of 3 – 4 hectares (stage I) and 7 – 8 hectares (stage II);

+ Economic sub-regions in the provinces to the Northeast of Ho Chi Minh City: 01 class I center with a minimum area of 60 hectares by 2020 and over 100 hectares by 2030; operating primarily in Dong Nai, Ba Ria – Vung Tau, Binh Thuan, Binh Duong, Binh Phuoc, Tay Ninh, Dak Nong, and Lam Dong; connected to ICDs, sea ports, (Saigon Ports and Ba Ria – Vung Tau ports), airports; bus stations, train stations, industrial parks, checkpoints (in Tay Ninh, Binh Phuoc, Dak Nong);

+ Economic sub-regions in the provinces to the Southeast of Ho Chi Minh City: 01 class II center with a minimum area of 20 hectares by 2020 and over 50 hectares by 2030; operating primarily in Long An, Tien Giang, Vinh Long, Dong Thap, and Ben Tre; connected to ICDs, sea ports, (Saigon Ports and Ba Ria – Vung Tau ports), airports; bus stations, train stations, industrial parks, checkpoints (in Long An and Dong Thap);

- + Economic sub-regions in the Mekong Delta: 01 class II center with a minimum area of 30 hectares by 2020 and over 70 hectares by 2030; operating primarily in Can Tho city, Tra Vinh, Hau Giang, Vinh Long, Kien Giang, Ca Mau, Bac Lieu, Soc Trang, and An Giang provinces; connected to ICDs, sea ports, (Can Tho, My Thoi), airports; bus stations, train stations, industrial parks, checkpoints (in Kien Giang and An Giang);

3. Selection of prioritized projects

The list of prioritized logistics center projects during the period 2015 – 2020 is provided in Appendix I to this document.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Specify, revise, provide additional mechanisms and policies in order to mobilize the most domestic and overseas resources to development of the logistics center system; encourage and enable enterprises in various economic sectors to invest in construction and operation of logistics centers in various forms in accordance with law; encourage investment in and development of logistics services, including operation of special class logistics centers associated with airports, CFS with special requirements in terms of security, safety, and customs control.

2. Expand and diversify the forms of investment towards intensification of private sector involvement; flexibly apply applicable incentive policies appropriate for the socio-economic conditions of each area in terms of credit, taxes, prices, fees and charges, technology transfers, franchise, etc.

3. Assess, select some key and essential works that play an important role and are able to make an outbreak to apply regulations on PPP investment; give priority to investment in upgrading existing logistics centers that are appropriate for the planning and operating effectively over the past period.

4. Select capable, experienced investors to invest in logistics centers in accordance with this Planning, especially special class aviation logistics centers having special safety and security requirements.

5. Provide sufficient land area for development of the logistics center system. Local government must proactively and flexibly implement land policies to support construction of logistics centers. Hold land use right auction for projects whose locations are advantageous.

6. Pay attention to training of human resources for management, construction, operation of logistics centers. Intensify application of information technology and modern management technologies to organization and operation of logistics centers together with intensification of investment in advanced technical devices in order to ensure that logistics centers perform their functions in a sustainable, highly effective, competitive way that is comparable to regional and global logistics centers.

7. Encourage manufacturing and trading enterprises, especially those that domestically distribute goods, export, and import goods, to use services provided by logistics centers in order to reduce their costs, improve their competitiveness, expand their market share, and advertise their trademarks while motivate development of logistics centers.

8. Improve the quality and effectiveness of state management during the implementation of the logistics center system development planning; ensure compatibility and synchronicity with socio-economic development master plan, transport planning, construction planning, urban planning, and other plannings such as trade planning, plannings for industrial parks, concentrated manufacturing zones, economic zones checkpoint economic zones of various sectors, provinces, and the whole country.

9. Improve the quality of existing transport system; give priority to mobilization of resources to construction of high-speed roads and railroads with high capacity along the North – South and East – West corridors; modernize the system of train stations, ports, depots; develop traffic routes to adjacent countries and Trans-Asian Railway, etc. in order to ensure convenient connection of logistics centers, between logistics centers and production areas, consumption areas, and transport nodes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Implementation

1. The Ministry of Industry and Trade shall:

a) Make the nationwide logistics center system development planning by 2020 and orientation towards 2030 publicly available.

b) Take charge and cooperate with other Ministries, agencies, the People’s Committees of provinces relevant to the implementation of nationwide logistics center system development planning by 2020 and orientation towards 2030 publicly available; review, classify logistics centers and announce their classes according to this Planning; conduct periodic inspections of the implementation of this Planning.

c) Propose revisions to this Planning to the Prime Minister in order to suit the conditions of each province in case of socio-economic fluctuations and change of demand for logistics services.

2. The Ministry of Planning and Investment shall:

a) Take charge and cooperate with other Ministries, agencies, and local governments in providing guidance, review, applying regulations to PPP logistics center construction and operation projects.

b) Take charge and cooperate with the Ministry of Finance, relevant Ministries and agencies in reviewing, revising mechanism and policies in order to encourage investment in development of logistics services, including operation of special class aviation logistics centers and CFS logistics centers with special requirements in terms of safety, security, and customs control.

3. The Ministry of Transport:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Provide guidance, conduct inspection of fulfillment of security and safety conditions and other conditions of projects on investment in special class aviation logistics centers and CFS logistics centers

4. Other Ministries, agencies, and the People’s Committees of provinces, within the scope of their functions, tasks and powers, have the responsibility to cooperate with the Ministry of Industry and Trade in organizing the implementation of this Planning, ensure adherence to viewpoints, targets, orientations, solutions, and policies for development of logistics centers in a way that is uniform, comprehensive, and appropriate for development plans of each sector, province, and the whole country.

5. The People’s Committees of provinces have the responsibility to provide sufficient land area to build logistics centers in accordance with this Planning after it is approved.

Article 3. This Decision comes into force from the day on which it is signed.

Article 4. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces are responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

LIST OF PRIORITIZED LOGISTICS CENTER PROJECTS BY 2020
(promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 1012/QD-TTg dated July 03, 2015)

No.

Name of project

Class

Area

1

North Hanoi logistics center

I

20 – 30 hectares

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Logistics center along the coastal economic corridor of Northeast of the North.

II

20 hectares

3

Logistics center of Da Nang city

I

30 – 40 hectares

4

Logistics center along the economic corridor of Road 19 and the south central coast

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

20 hectares

5

Logistics center of economic sub-region of Northeast provinces of Ho Chi Minh City (in the Southeast)

I

60 – 70 hectares

6

Logistics center of economic sub-region of the Mekong Delta

II

30 hectares

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Aviation logistics center of the Red River Delta (associated with Noi Bai International Airport)

Special class

5 – 7 hectares

 

APPENDIX II

PLANNING FOR LOGISTICS CENTERS NATIONWIDE BY 2020 AND ORIENTATION TOWARDS 2030
(promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 1012/QD-TTg dated July 03, 2015)

No.

Name of project

Class

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I

RED RIVER DELTA

 

 

1

North Hanoi logistics center

I

20 – 30 hectares (stage I)
and over 50 hectares (stage II)

2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

II

15 – 20 hectares (stage I)
and over 30 hectares (stage II)

3

Logistics center along the coastal economic corridor of Southeast of the North.

II

10 hectares (stage I)
and 30 hectares (stage II)

4

Logistics center along the coastal economic corridor of Northeast of the North.

II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5

Special class aviation logistics center of the Red River Delta (associated with Noi Bai International Airport)

Special class

5 – 7 hectares (stage I) and over 7 hectares (stage II)

II

Northern midlands and highlands

 

 

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

II

10 hectares (stage I)
and 20 hectares (stage II)

2

Logistics center along Hanoi – Lao Cai economic corridor

II

20 hectares (stage I)
and 30 hectares (stage II)

3

Logistics center along the Northwest economic corridor of the North

II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

III

ALONG THE NORTH CENTRAL COAST AND CENTRAL COAST

 

 

1

Logistics center of Da Nang city

I

30 – 40 hectares (stage I)
and over 70 hectares (stage II)

2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

II

20 hectares (stage I)
and 40 hectares (stage II)

3

Logistics center along the economic corridor of Road 9

II

10 hectares (stage I)
and 20 hectares (stage II)

4

Logistics center along the economic corridor of Road 14B

II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5

Logistics center along the economic corridor of Road 19 and the south central coast

II

20 hectares (stage I)
and 30 hectares (stage II)

6

Special class aviation logistics center of Da Nang city (associated with Da Nang International Airport)

Special class

3 - 4 hectares (stage I)
and 7 – 8 hectares (stage II)

IV

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

Logistics center along East Truong Son economic corridor

II

10 hectares (stage I)
and 20 hectares (stage II)

V

THE SOUTHEAST

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

Logistics center of Ho Chi Minh City and adjacent provinces (to the North of the city)

II

40 - 50 hectares (stage I)
and 70 hectares (stage II)

2

Logistics center of Ho Chi Minh City and adjacent provinces (to the South of the city)

II

40 - 50 hectares (stage I)
and 70 hectares (stage II)

3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I

60 – 70 hectares (stage I)
and over 100 hectares (stage II)

4

Special class aviation logistics center of Ho Chi Minh City (associated with Tan Son Nhat – Long Thanh International Airport)

Special class

3 - 4 hectares (stage I)
and 7 – 8 hectares (stage II)

VI

MEKONG DELTA

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

Logistics center of economic sub-region of Southwest provinces of Ho Chi Minh City (in the Mekong Delta)

II

20 hectares (stage I)
and 50 hectares (stage II)

2

Logistics center of economic sub-region of the Mekong Delta

II

30 hectares (stage I)
and 70 hectares (stage II)

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1012/QĐ-TTg ngày 03/07/2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


19.328

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.198.173
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!