Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật về phí và lệ phí

Số hiệu: 63/2002/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trương Chí Trung
Ngày ban hành: 24/07/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 63/2002/TT-BTC

Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2002

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 63/2002/TT-BTC NGÀY 24 THÁNG 7 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÍ VÀ LỆ PHÍ

Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Chỉ thị số 13/2002/CT-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện, như sau:

I - PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Thông tư này áp dụng đối với việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí được quy định tại Danh mục chi tiết phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí (gọi tắt là Nghị định số 57/2002/NĐ-CP) do các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được nhà nước uỷ quyền, tổ chức khác và cá nhân (gọi chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện.

2. Thông tư này không áp dụng đối với các loại phí được quy định tại Điều 3 của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP:

a) Các loại phí bảo hiểm: phí bảo hiểm xã hội, phí bảo hiểm y tế và các loại phí bảo hiểm khác như phí bảo hiểm tiền gửi, phí bảo hiểm nhân thọ, phí bảo hiểm phi nhân thọ, phí tái bảo hiểm...;

b) Hội phí của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, câu lạc bộ không quy định tại Danh mục chi tiết phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định số 57/2002/NĐ-CP như: Đảng phí, Công đoàn phí, Đoàn phí, hội phí của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội đồng Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam, các câu lạc bộ; niên liễm, nguyệt liễm của các tổ chức trong và ngoài nước, như tổ chức Liên hợp quốc, tổ chức Mã số vật phẩm quốc tế, tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), các tổ chức quốc tế khu vực, tiểu khu vực, các hiệp hội chuyên ngành...;

c) Những khoản phí khác không quy định tại Danh mục chi tiết phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định số 57/2002/NĐ-CP như: cước phí vận tải, cước phí bưu chính viễn thông, phí thanh toán, chuyển tiền của các tổ chức tín dụng,....

3. Trường hợp thực hiện điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định về phí, lệ phí khác với quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí, Nghị định số 57/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

II - PHÂN CẤP THẨM QUYỀN QUY ĐỊNH VỀ PHÍ, LỆ PHÍ

1. Đối với phí

a) Việc phân cấp thẩm quyền quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với phí như sau:

- Chính phủ quy định đối với một số phí quan trọng, có số thu lớn, liên quan đến nhiều chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước;

- Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quy định đối với một số loại phí gắn với quản lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên, thuộc chức năng quản lý hành chính nhà nước của chính quyền địa phương;

- Bộ Tài chính quy định đối với các loại phí còn lại áp dụng thống nhất trong cả nước.

b) Đối với một số loại phí thuộc thẩm quyền Chính phủ quy định mà uỷ quyền cho Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định mức thu thì chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí thu được được thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính về loại phí đó.

c) Thẩm quyền quy định đối với từng loại phí cụ thể được ghi trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định số 57/2002/NĐ-CP .

d) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ được Chính phủ uỷ quyền quy định mức thu và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sau khi ban hành văn bản quy định thu phí áp dụng tại địa phương, phải gửi văn bản đã ban hành đến Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Chính phủ theo quy định.

đ) Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung mức thu; chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng, các tổ chức, cá nhân phản ảnh bằng văn bản về:

- Bộ Tài chính để Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, giải quyết (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Chính phủ theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh phí và lệ phí) hoặc để Bộ Tài chính nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp, kịp thời (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính);

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định đối với trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

e) Mọi trường hợp cần bổ sung danh mục phí, tổ chức, cá nhân báo cáo bằng văn bản về Bộ Tài chính để Bộ Tài chính trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

2. Đối với lệ phí

a) Việc phân cấp thẩm quyền quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với lệ phí như sau:

- Chính phủ quy định đối với một số lệ phí quan trọng, có số thu lớn, có ý nghĩa pháp lý quốc tế;

- Bộ Tài chính quy định đối với những lệ phí còn lại.

Thẩm quyền quy định đối với từng lệ phí cụ thể được ghi trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định số 57/2002/NĐ-CP .

b) Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung Danh mục lệ phí; mức thu; chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng thì các tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Bộ Tài chính để Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, giải quyết (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Chính phủ theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh phí và lệ phí) hoặc Bộ Tài chính nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp, kịp thời (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính).

3. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về phí, lệ phí theo quy định của Nghị định 57/2002/NĐ-CP hướng dẫn tại điểm 1, điểm 2 mục này không được uỷ quyền cho cơ quan cấp dưới quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của mình. Việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với từng phí, lệ phí cụ thể phải thực hiện đúng các nội dung hướng dẫn tại mục III, Thông tư này.

III - MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ

A - Mức thu phí

1. Mức thu phí đối với các dịch vụ do Nhà nước đầu tư hoặc do tổ chức, cá nhân đầu tư vốn đều phải trên cơ sở bảo đảm thu hồi vốn trong thời gian hợp lý; phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp; thuận tiện cho cả người thu phí và người nộp phí. Ngoài ra, mức thu đối với các dịch vụ do Nhà nước đầu tư còn phải bảo đảm thi hành các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ và phù hợp với tình hình thực tế.

2. Các khoản chi phí để thực hiện các dịch vụ thu phí, phục vụ cho việc xác định mức thu phí bao gồm:

a) Chi phí xây dựng, mua sắm, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và định kỳ máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc,... hoặc thuê ngoài tài sản trực tiếp phục vụ công việc thu phí. Chi phí này được phân bổ theo mức độ hao mòn của những tài sản trực tiếp phục vụ công việc thu phí;

b) Chi phí vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong quá trình thực hiện công việc thu phí;

c) Chi trả các khoản tiền lương hoặc tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công, theo chế độ hiện hành cho lao động trực tiếp thu phí, lệ phí;

3. Mức thu đối với những loại phí thuộc thẩm quyền của Chính phủ quy định thì thực hiện theo quy định của Chính phủ đối với từng loại phí cụ thể.

4. Mức thu đối với những loại phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

5. Thời gian hợp lý để thu hồi vốn đầu tư thực hiện các dịch vụ thu phí căn cứ vào đánh giá khả năng thu phí, hiệu quả thu phí, vốn đầu tư và nhu cầu cần thu hồi vốn đầu tư để thực hiện dịch vụ thu phí, được xác định (dự kiến) trong đề án thu phí.

6. Căn cứ vào quy định tại điểm 1, điểm 2 và điểm 5 mục này, tổ chức, cá nhân được thu phí có trách nhiệm xây dựng mức thu kèm theo đề án thu phí (gồm: phương thức đầu tư, thời gian đầu tư hoàn thành, thời gian đưa dự án đầu tư vào sử dụng, thời gian dự kiến bắt đầu thu phí, dự kiến mức thu và căn cứ xây dựng mức thu, đánh giá khả năng đóng góp của đối tượng nộp phí, hiệu quả thu phí và khả năng thu hồi vốn) để trình cơ quan có thẩm quyền quy định về phí (Chính phủ, Bộ Tài chính hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) xem xét, quyết định.

Mức thu phí trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung cần có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp, trừ trường hợp cơ quan xây dựng mức thu là cơ quan tài chính.

Ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính phải được gửi kèm trong hồ sơ và là một căn cứ pháp lý để cơ quan có thẩm quyền quy định về phí xem xét, quyết định.

Việc quy định mức thu phí phải căn cứ vào chủ trương chính sách của Nhà nước; tình hình kinh tế - chính trị - xã hội và đặc điểm của các vùng trong từng thời kỳ; tính chất, đặc điểm của từng dịch vụ thu phí, có tham khảo mức thu loại phí tương ứng ở các nước trong khu vực và thế giới (nếu có).

7. Mức phí không thuộc ngân sách nhà nước phải chịu thuế theo quy định tại khoản 2, Điều 17 của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP bao gồm cả thuế giá trị gia tăng theo thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng cho ngành dịch vụ tương ứng quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

B - Mức thu lệ phí

1. Mức thu lệ phí được ấn định trước bằng một số tiền nhất định đối với từng công việc quản lý nhà nước được thu lệ phí, không nhằm mục đích bù đắp chi phí để thực hiện công việc thu lệ phí, phù hợp với thông lệ quốc tế.

2. Căn cứ vào quy định tại điểm 1 nêu trên, tổ chức được thu lệ phí có trách nhiệm xây dựng mức thu kèm theo văn bản đề nghị thu lệ phí gửi Bộ Tài chính để Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét ban hành (đối với những loại lệ phí thuộc thẩm quyền của Chính phủ quy định) hoặc Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu, ban hành (đối với những loại lệ phí thuộc thẩm quyền Bộ Tài chính quy định).

3. Mức thu lệ phí trước bạ thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ về lệ phí trước bạ (Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 của Chính phủ về lệ phí trước bạ) và các văn bản hướng dẫn thi hành.

C - Quản lý, sử dụng tiền thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước

1. Tiền thu lệ phí, phí thu được từ các dịch vụ do Nhà nước đầu tư hoặc từ các dịch vụ thuộc đặc quyền của Nhà nước (gọi tắt là phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước) được quản lý, sử dụng như sau:

a) Tiền phí, lệ phí do cơ quan thuế trực tiếp tổ chức thu và trường hợp tổ chức khác thu phí, lệ phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động thu phí, lệ phí theo dự toán hàng năm thì tổ chức thu phải nộp toàn bộ số tiền phí, lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước;

b) Trường hợp tổ chức thu chưa được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động thu phí, lệ phí hoặc tổ chức thu được uỷ quyền thu phí, lệ phí thì tổ chức thu được để lại một phần trong số tiền phí, lệ phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí, lệ phí; phần tiền phí, lệ phí còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước.

2. Tiền thu phí, lệ phí nộp vào Kho bạc nhà nước theo quy định sau:

a) Đối với phí, lệ phí do cơ quan thuế thu thì đối tượng nộp phí, lệ phí trực tiếp nộp tiền vào ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước ở địa phương nơi thu theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Trường hợp Kho bạc nhà nước chưa tổ chức thu tiền phí, lệ phí trực tiếp từ đối tượng nộp thì cơ quan thuế thu tiền phí, lệ phí thay và cuối ngày phải làm thủ tục nộp hết số tiền phí, lệ phí đã thu trong ngày vào ngân sách nhà nước;

b) Đối với phí, lệ phí do các cơ quan nhà nước, tổ chức khác (ngoài cơ quan thuế) thu thì cơ quan nhà nước, tổ chức thu phí, lệ phí được mở tài khoản "tạm giữ tiền phí, lệ phí" tại Kho bạc nhà nước nơi thu để theo dõi, quản lý tiền phí, lệ phí. Căn cứ vào tình hình thu phí, lệ phí (số tiền phí, lệ phí thu được nhiều hay ít, nơi thu phí, lệ phí xa hay gần Kho bạc nhà nước,...) mà định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần, các cơ quan nhà nước, tổ chức thu phí, lệ phí phải gửi số tiền phí, lệ phí đã thu được trong kỳ vào tài khoản tạm giữ tiền phí, lệ phí và phải tổ chức hạch toán riêng khoản thu này theo chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp (đối với đơn vị sự nghiệp có thu) hoặc chế độ kế toán doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp);

c) Đối với phí, lệ phí do cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền thu ở nước ngoài phải nộp vào quỹ tạm giữ ngân sách nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý quỹ tạm giữ ngân sách nhà nước tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (Thông tư 29/2000/TT-BTC ngày 24/4/2000 của Bộ Tài chính).

3. Phần phí, lệ phí để lại cho tổ chức thu để trang trải chi phí cho việc thu phí, lệ phí được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền phí, lệ phí thu được hàng năm. Tỷ lệ phần trăm (%) này được xác định như sau:

Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho việc thu phí, lệ phí theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định

Tỷ lệ (%)

=

---------------------------------------------------

x 100

Dự toán cả năm về phí, lệ phí thu được

Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng loại phí, lệ phí và nội dung chi hướng dẫn tại điểm 4 mục này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tỷ lệ phần trăm (%) để lại cho tổ chức thu phí, lệ phí ổn định trong một số năm. Số tiền phí, lệ phí để lại được quản lý, sử dụng theo nội dung hướng dẫn tại điểm 4 mục này.

4. Phần phí, lệ phí để lại cho tổ chức thu không phải chịu thuế và được quản lý, sử dụng như sau:

a) Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, tiền phí, lệ phí để lại được quản lý, sử dụng theo quy định của Chính phủ về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích (Nghị định số 56/CP ngày 2/10/1996) và các văn bản hướng dẫn thực hiện, bao gồm cả các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ quản lý tài chính áp dụng riêng đối với từng ngành đặc thù (nếu có).

b) Đối với tổ chức khác, tiền phí, lệ phí để lại được chi dùng cho các nội dung sau:

- Chi trả các khoản tiền lương hoặc tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công, theo chế độ hiện hành cho lao động trực tiếp thu phí, lệ phí;

- Chi phí trực tiếp phục vụ cho việc thu phí, lệ phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện, nước, công tác phí, công vụ phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành;

- Chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác thu phí, lệ phí;

- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thu phí, lệ phí;

- Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thu phí, lệ phí trong đơn vị. Mức trích lập 2 (hai) quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi, bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước.

Hàng năm, tổ chức thu phí, lệ phí phải lập dự toán thu, chi gửi: cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan thuế cùng cấp (đối với tổ chức thu là Uỷ ban nhân dân các cấp phải gửi cơ quan tài chính, cơ quan thuế cấp trên), Kho bạc nhà nước nơi tổ chức thu mở tài khoản tạm giữ tiền phí, lệ phí để kiểm soát chi theo quy định hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư này; hàng năm phải quyết toán thu chi theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền phí, lệ phí chưa chi trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

5. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc thu phí, lệ phí, tăng thu nhập cho người lao động, việc thu phí, lệ phí được thực hiện theo cơ chế tài chính đã quy định tại Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước, Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.

6. Phần tiền phí, lệ phí nộp vào ngân sách nhà nước được phân chia cho các cấp ngân sách và được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đối với phí thuộc ngân sách nhà nước mà tiền phí thu được được Nhà nước đầu tư trở lại cho tổ chức thu (ngoài những nội dung quy định tại điểm 4-b mục này như học phí, viện phí,...) thì việc quản lý, sử dụng phải bảo đảm đúng mục đích đầu tư trở lại và cơ chế quản lý tài chính hiện hành.

D - Quản lý, sử dụng tiền thu phí không thuộc ngân sách nhà nước

Phí thu được từ các dịch vụ không do Nhà nước đầu tư, hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hạch toán, tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả thu phí là khoản thu không thuộc ngân sách nhà nước (gọi tắt là phí không thuộc ngân sách nhà nước).

Tiền thu phí không thuộc ngân sách nhà nước được xác định là doanh thu của tổ chức, cá nhân thu phí. Tổ chức, cá nhân thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu phí sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Hàng năm, tổ chức, cá nhân thu phí phải thực hiện quyết toán thuế đối với số tiền phí thu được cùng với kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh khác (nếu có) với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.

Đ - Miễn, giảm phí, lệ phí

Việc miễn, giảm phí, lệ phí trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 57/2002/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

1. Đối với lệ phí trước bạ, việc miễn, giảm lệ phí trước bạ thực hiện theo quy định của Chính phủ về lệ phí trước bạ và các văn bản hướng dẫn thi hành;

2. Đối với phí sử dụng cầu, đường bộ, đò, phà, việc miễn, giảm phí theo quy định tại tiết a và tiết b, khoản 2, Điều 14, Nghị định số 57/2002/NĐ-CP được thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính về phí sử dụng cầu, đường bộ, đò, phà;

3. Đối với học phí, việc miễn, giảm đối với một số đối tượng thực hiện theo quy định của Chính phủ về học phí và các văn bản hướng dẫn thi hành;

4. Đối với viện phí, việc miễn, giảm một phần viện phí đối với một số đối tượng thực hiện theo quy định của Chính phủ về viện phí và các văn bản hướng dẫn thi hành;

5. Đối với thuỷ lợi phí, việc miễn, giảm một phần thuỷ lợi phí trong một số trường hợp nhất định thực hiện theo quy định của Chính phủ về thuỷ lợi phí và các văn bản hướng dẫn thi hành;

6. Đối với một số trường hợp thật cần thiết phải miễn, giảm phí, lệ phí do yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và tình hình đặc điểm của từng thời kỳ, các tổ chức, cá nhân phải đề nghị bằng văn bản về Bộ Tài chính để Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

IV - TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN

A - Chứng từ thu phí, lệ phí

Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải lập và cấp chứng từ thu cho đối tượng nộp phí, lệ phí theo đúng quy định của Bộ Tài chính về chế độ phát hành, quản lý, sử dụng chứng từ. Cụ thể như sau:

1. Đối với phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân khi thu phí, lệ phí phải lập và cấp biên lai thu cho đối tượng nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế.

Trường hợp tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí có nhu cầu sử dụng chứng từ thu phí, lệ phí khác với mẫu chứng từ quy định chung thì phải có văn bản đề nghị cơ quan thuế có thẩm quyền giải quyết theo chế độ quy định.

2. Đối với phí không thuộc ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân khi thu phí phải lập và giao hoá đơn cho đối tượng nộp phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng.

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng hoá đơn tự in phải có văn bản đề nghị cơ quan thuế có thẩm quyền giải quyết theo chế độ quy định.

3. Trường hợp sử dụng chứng từ đặc thù như tem, vé,... in sẵn mức thu phí, lệ phí, phải thực hiện chế độ quản lý, sử dụng riêng cho phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc phát hành, quản lý, sử dụng chứng từ đặc thù đó.

4. Mọi trường hợp không được cấp chứng từ hoặc cấp chứng từ không đúng quy định thì đối tượng nộp phí, lệ phí có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí cấp chứng từ thu theo đúng quy định hoặc khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

B - Đồng tiền thu phí, lệ phí

1. Phí, lệ phí thu tại Việt Nam bằng đồng Việt Nam. Trường hợp pháp luật quy định được thu phí, lệ phí bằng ngoại tệ thì thu bằng ngoại tệ hoặc thu bằng đồng Việt Nam trên cơ sở quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu phí, lệ phí.

2. Phí, lệ phí thu ở nước ngoài được thu bằng tiền của nước sở tại hoặc bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.

3. Đồng tiền nộp phí, lệ phí đối với từng loại phí, lệ phí cụ thể thực hiện theo quy định tại văn bản quy định thu phí, lệ phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

C - Đăng ký, kê khai, thu, nộp, quyết toán phí, lệ phí

Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải đăng ký, kê khai, thu, nộp, quyết toán phí, lệ phí theo quy định như sau:

1. Đối với tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước

a) Trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày trước khi bắt đầu thu phí, lệ phí, tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải đăng ký với cơ quan thuế địa phương về loại phí, lệ phí, địa điểm thu, chứng từ thu và việc tổ chức thu phí, lệ phí (mẫu số 1), cụ thể như sau:

- Tổ chức thu phí, lệ phí trực thuộc trung ương, tỉnh, hoặc cấp tương đương quản lý, đăng ký với Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Tổ chức thu phí, lệ phí trực thuộc quận, huyện, thị xã, thị trấn, xã, phường, hoặc cấp tương đương quản lý và cá nhân thu phí, lệ phí, đăng ký với Chi cục thuế quận, huyện.

Trường hợp thay đổi, kết thúc hoặc đình chỉ thu phí, lệ phí thì phải thông báo với cơ quan thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi thay đổi, kết thúc hoặc đình chỉ thu phí, lệ phí.

b) Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thực hiện kê khai phí, lệ phí từng tháng và nộp tờ khai cho cơ quan thuế nơi đăng ký thu phí, lệ phí trong 5 ngày đầu của tháng tiếp theo để theo dõi, quản lý. Trường hợp trong tháng không phát sinh số thu phí, lệ phí vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế.

Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai theo quy định tại Thông tư này (mẫu số 2) và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai.

c) Trường hợp pháp luật quy định tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thực hiện nộp tiền phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế thì trình tự, thủ tục nộp ngân sách nhà nước được thực hiện như sau:

- Nhận được tờ khai thu, nộp phí, lệ phí của tổ chức, cá nhân thu gửi tới, cơ quan thuế thực hiện kiểm tra tờ khai và thông báo cho cơ quan thu phí, lệ phí về số tiền phí, lệ phí phải nộp, thời hạn nộp và chương, loại, khoản, mục, tiểu mục của mục lục ngân sách nhà nước quy định;

- Căn cứ vào thông báo nộp tiền phí, lệ phí của cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí làm thủ tục nộp ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp tiền phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước của tháng chậm nhất không quá ngày 15 của tháng tiếp theo. Trong trường hợp đã đến thời hạn nộp phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước mà chưa nhận được thông báo của cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí chủ động nộp phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước theo tờ khai; trường hợp nộp thừa thì được trừ vào số phí, lệ phí phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu kỳ trước nộp thiếu thì phải nộp đủ số kỳ trước còn thiếu.

d) Việc quyết toán phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước thực hiện cùng thời gian với việc quyết toán ngân sách nhà nước. Cơ quan thuế thực hiện quyết toán số thu theo biên lai, tổng số thu, số được để lại, số phải nộp ngân sách nhà nước. Cơ quan tài chính, cơ quan thuế quyết toán số chi từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại đơn vị theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính đối với từng loại phí, lệ phí.

2. Đối với tổ chức, cá nhân thu phí không thuộc ngân sách nhà nước

Tổ chức, cá nhân thu phí phải đăng ký, kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế quản lý theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành, cụ thể như sau:

- Đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật hiện hành về mã số đối tượng nộp thuế (Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 4/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định về mã số đối tượng nộp thuế; Thông tư số 79/1998/TT-BTC ngày 12/6/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg);

- Kê khai, nộp thuế theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các văn bản quy định, hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.

D - Hạch toán kế toán phí, lệ phí

1. Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí có trách nhiệm:

a) Mở sổ sách kế toán để theo dõi, phản ảnh việc thu, nộp và quản lý, sử dụng số tiền phí, lệ phí theo chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước;

b) Định kỳ báo cáo quyết toán việc thu, nộp, sử dụng số tiền phí, lệ phí thu được theo quy định của Nhà nước đối với từng loại phí, lệ phí;

c) Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân thu các loại phí, lệ phí khác nhau phải mở sổ sách kế toán theo dõi hạch toán và báo cáo quyết toán riêng đối với từng loại phí, lệ phí.

3. Trường hợp thay đổi, kết thúc hoặc đình chỉ thu phí, lệ phí thì phải quyết toán phí, lệ phí theo quy định trên đây trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi, kết thúc hoặc đình chỉ thu phí, lệ phí.

4. Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu quyết toán phí, lệ phí. Nếu phát hiện có sự trốn, lậu phí, lệ phí hoặc thuế phải nộp đối với những khoản phí phải chịu thuế, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Đ - Công khai chế độ thu phí, lệ phí

Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải niêm yết hoặc thông báo công khai tại địa điểm thu phí, lệ phí ở vị trí thuận tiện để các đối tượng nộp phí dễ nhận biết:

1. Niêm yết:

- Tên phí, lệ phí;

- Mức thu;

- Chứng từ thu.

2. Thông báo công khai: Văn bản quy định thu phí, lệ phí.

E - Nghĩa vụ với ngân sách nhà nước

1. Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước không phải chịu thuế. Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước không phải đăng ký, kê khai, nộp thuế đối với đối với các khoản phí, lệ phí này, mà thực hiện đăng ký, kê khai thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Tiền phí, lệ phí để lại cho đơn vị thu phí, lệ phí để trang trải chi phí cho việc thu phí, lệ phí không phản ánh vào ngân sách nhà nước. Khoản thu này được xác định là nguồn thu sự nghiệp của đơn vị. Khoản thu này không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung (nếu có).

2. Phí không thuộc ngân sách nhà nước do các tổ chức, cá nhân thu theo hướng dẫn tại mục D, phần III Thông tư này phải chịu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác (nếu có) theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.

V - TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phí và lệ phí.

2. Bộ Tài chính giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về phí và lệ phí.

3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Tài chính có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí, Nghị định số 57/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này;

b) Theo dõi, kiểm tra hoạt động thu, quản lý, sử dụng phí, lệ phí;

c) Thực hiện thanh tra tài chính theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí;

d) Xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phí và lệ phí;

đ) Bãi bỏ, đình chỉ thi hành các khoản phí, lệ phí theo thẩm quyền.

4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:

a) Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí, Nghị định số 57/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này đối với phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách;

b) Phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện việc thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách;

c) Báo cáo tình hình thực hiện việc thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách theo quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí, Nghị định số 57/2002/NĐ-CP , hướng dẫn tại Thông tư này và văn bản hướng dẫn riêng về phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách;

5. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về phí và lệ phí ở địa phương, có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện và báo cáo tình hình thực hiện thu phí, lệ phí ở địa phương với cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền và Hội đồng nhân dân cùng cấp;

b) Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về phí và lệ phí trong phạm vi địa phương;

c) Xử lý hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về phí, lệ phí theo quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí, Nghị định số 57/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.

VI - GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

1. Tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật về phí và lệ phí.

2. Tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí không đồng ý với quyết định thu phí, lệ phí có quyền gửi đơn khiếu nại đến tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp phí, lệ phí. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, người khiếu nại phải thực hiện quyết định thu phí, lệ phí.

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải giải quyết và trả lời cho người khiếu nại bằng văn bản; nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển đơn khiếu nại hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.

4. Trường hợp quá thời hạn quy định tại điểm 3 nêu trên mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền tiếp tục khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ về khiếu nại hoặc khởi kiện tại Toà án.

5. Quyết định giải quyết khiếu nại về phí, lệ phí của Bộ trưởng Bộ Tài chính là quyết định cuối cùng.

VII - KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân không nộp hoặc nộp không đủ số tiền phí, lệ phí thì không được phục vụ công việc, dịch vụ hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Người nào không thực hiện đúng những quy định về việc ban hành, tổ chức thực hiện, quản lý và sử dụng phí, lệ phí thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí không đúng quy định của pháp luật về phí và lệ phí thì bị xử lý theo quy định của pháp luật; số tiền đã thu sai phải được trả lại cho đối tượng nộp phí, lệ phí; trường hợp không xác định được đối tượng nộp phí, lệ phí thì số tiền đã thu sai phải nộp vào ngân sách nhà nước.

VIII - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định số 57/2002/NĐ-CP có hiệu lực thi hành và thay thế Thông tư số 54/1999/TT-BTC ngày 10/5/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 04/1999/NĐ-CP ngày 30/1/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước; Thông tư số 21/2001/TT-BTC ngày ắ/2001 của Bộ Tài chính sửa đổi một số nội dung tại Thông tư số 54/1999/TT-BTC ngày 10/5/1999 của Bộ Tài chính.

2. Các văn bản quy định về phí, lệ phí theo Nghị định 04/1999/NĐ-CP ngày 30/1/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước trái với Nghị định số 57/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.

3. Việc thu và miễn, giảm phí sử dụng cầu, đường bộ, đò, phà, bao gồm cả việc bãi bỏ cấp thẻ miễn phí thực hiện theo quy định của Quyết định số 77/2002/QĐ-BTC ngày 10/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tạm thời thực hiện thu và miễn, giảm phí sử dụng cầu, đường bộ, đò, phà. Những nơi tạm thời chưa thu phí sử dụng cầu, đường bộ đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe hai bánh gắn máy, xe ba bánh gắn máy thực hiện theo quy định riêng của Bộ Tài chính.

4. Căn cứ vào Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định số 57/2002/NĐ-CP , Chỉ thị số 13/2002/CT-TTg ngày 11/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này, các Bộ, cơ ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc rà soát lại các khoản phí, lệ phí đang thu tại ngành, địa phương mình theo đúng quy định tại khoản 1 của Chỉ thị số 13/2002/CT-TTg ngày 11/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ và tổng hợp, báo cáo về Bộ Tài chính (qua Tổ thường trực chỉ đạo triển khai thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí) như sau:

- Loại phí, lệ phí nào có tên trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí, đã có văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tiếp tục thực hiện cho đến khi có văn bản hướng dẫn mới;

- Loại phí, lệ phí nào có tên trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí nhưng chưa có văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì chưa được phép thu;

- Loại phí, lệ phí nào không có tên trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí thì không được phép thu. Cơ quan, đơn vị nào ban hành loại phí, lệ phí này phải ra ngay văn bản quy định bãi bỏ. Tổ chức, cá nhân đang thực hiện thu các loại phí, lệ phí đã bãi bỏ trên phải chấm dứt ngay việc thu phí, lệ phí và thực hiện kê khai quyết toán toàn bộ số tiền phí, lệ phí đã thu được với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.

Trong mọi trường hợp, không hoàn trả các khoản phí, lệ phí thu từ ngày 01 tháng 01 năm 2002 đến ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định mới về phí, lệ phí theo quy định tại Nghị định số 57/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.

5. Những trường hợp thu phí, lệ phí không quy định tại Danh mục chi tiết phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định số 57/2002/NĐ-CP hoặc có quy định tại Danh mục này nhưng không do cơ quan có thẩm quyền ban hành sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và hướng dẫn tại Thông tư này.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.

Trương Chí Trung

(Đã ký)

MẪU SỐ 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ

(Dùng cho tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước)

1. Tên đơn vị thu phí, lệ phí: .......................................................................

2. Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp: .........................................................

3. Quyết định thành lập:

- Số quyết định: ...........................................................................................

- Ngày thành lập:...........................................................................................

- Cơ quan ra quyết định:..............................................................................

4. Địa chỉ:.....................................................................................................

5. Điện thoại:..........................Fax:................................................................

6. Các mã số của đơn vị (nếu có):

- Mã số thuế:...................................................................................................

- Mã số đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước:................................................

7. Loại phí, lệ phí đăng ký thu:

STT

Tên loại phí, lệ phí

Cơ quan ban hành

Số văn bản

Ngày ban hành

1

2

...

8. Chứng từ thu phí, lệ phí:

STT

Tên chứng từ

Ký hiệu

1

2

...

9. Tài khoản giao dịch tại Kho bạc, ngân hàng:

- Tài khoản số: .........................................

tại: ...................................................

- Tài khoản số: ........................................

tại: ...................................................

Nơi gửi tờ khai:
- Cơ quan thuế: ........
- Địa chỉ: ..................

...., ngày ... tháng ... năm ...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

MẪU SỐ 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI THU, NỘP PHÍ, LỆ PHÍ...............

Tháng ............. Năm .............

(Dùng cho tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước)

1. Tên đơn vị thu phí, lệ phí: .........................................................................

2. Địa chỉ:.....................................................................................................

Đơn vị tính: ............

STT

Chỉ tiêu

Thực hiện tháng ...........

1

Số tiền phí, lệ phí kỳ trước:

a) Nộp thiếu

b) Nộp thừa

2

Số tiền phí, lệ phí đã thu được của tháng này

3

Số tiền được trích sử dụng theo chế độ của tháng này

4

Số tiền phải nộp ngân sách tháng này:

a) Trường hợp kỳ trước nộp thiếu (2 - 3 + 1a)

b) Trường hợp kỳ trước nộp thừa (2 - 3 - 1a)

Số tiền phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước (ghi bằng chữ) .........................

..............................................................................................................................

Xin cam đoan số liệu khai trên đây là đúng, nếu sai tôi xin chịu xử lý theo pháp luật.

Gửi kèm tờ khai này tờ khai chi tiết thu phí, lệ phí.

Nơi gửi tờ khai:
- Cơ quan thuế: ........
- Địa chỉ: ..................

...., ngày ... tháng ... năm ...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

TÊN ĐƠN VỊ THU PHÍ, LỆ PHÍ

TỜ KHAI CHI TIẾT THU PHÍ, LỆ PHÍ

Tháng ............. Năm .............

(Kèm theo tờ khai thu, nộp phí, lệ phí tháng ... năm ...)

STT

Chứng từ

Danh mục phí, lệ phí

Mức thu

Số tiền

Số hiệu

Ngày tháng

...., ngày ... tháng ... năm ...
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 63/2002/TT-BTC

Hanoi, July 24, 2002

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE LAW PROVISIONS ON CHARGES AND FEES

Pursuant to August 28, 2001 Ordinance No. 38/2001/PL-UBTVQH10 on Charges and Fees;
Pursuant to the Government’s Decree No. 57/2002/ND-CP of June 3, 2002 detailing the implementation of the Ordinance on Charges and Fees;
Pursuant to the Prime Minister’s Directive No. 13/2002/CT-TTg of June 11, 2002 on deploying the implementation of the Ordinance on Charges and Fees and the Government’s Decree No. 57/2002/ND-CP of June 3, 2002 detailing the implementation of the Ordinance on Charges and Fees;
The Ministry of Finance hereby guides the implementation as follows:

I. SCOPE OF APPLICATION

1. The Circular shall apply to the collection, remittance, management and use of charges and fees on the detailed list of charges and fees issued together with the Government’s Decree No. 57/2002/ND-CP of June 3, 2002 detailing the implementation of the Ordinance on Charges and Fees (called Decree No. 57/2002/ND-CP for short), which are carried out by the State agencies, economic organizations, people’s armed force units, non-business units and organizations authorized by the State, other organizations and individuals (called collectively as organizations and individuals).

2. This Circular shall not apply to those charges specified in Article 3 of Decree No. 57/2002/ND-CP:

a/ Insurance premiums of all kinds: social insurance, medical insurance premiums and other insurance premiums like deposit insurance, life insurance, non-life insurance, re-insurance premiums…;

b/ Membership fees of political, socio-political, social, socio-professional organizations and clubs not on the detailed list of charges and fees, issued together with Decree No. 57/2002/ND-CP like Party membership fee, trade union fee, membership fees of Vietnam Youth Union, Vietnam Women’s Union, Vietnam War Veterans’ Association, Vietnam Peasants’ Association, Vietnam Council of Union of Cooperatives, and clubs; yearly and monthly dues of domestic and foreign organizations, such as the United Nations organizations, the International Article Code Organization, the International Civil Aviation Organization (ICAO), inter-regional and sub-regional international organizations, professional associations…;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Where an international agreement signed or acceded to by the Socialist Republic of Vietnam contains charge and fee provisions different from those of the Ordinance on Charges and Fees, Decree No. 57/2002/ND-CP and the guidance in this Circular, the provisions of such international agreement shall apply.

II. DECENTRALIZATION OF THE COMPETENCE TO PRESCRIBE CHARGES AND FEES

1. Regarding charges:

a/ The competence to prescribe the rates and the regime of collection, remittance, management and use of charges is decentralized as follows:

- The Government shall prescribe a number of important charges with big amounts and related to many social and economic policies of the State;

- The People’s Councils of the provinces and centrally-run cities (called collectively the provincial-level) shall prescribe a number of charges associated with the land and natural resource management, which fall under the State administrative management function of the local administrations;

- The Ministry of Finance shall prescribe other charges for uniform application nationwide.

b/ For a number of charges which the Government has the competence to prescribe but it authorizes ministries or ministerial-level agencies to prescribe their rates, the regime of collection, remittance management and use of the collected charge amounts shall comply with the Government’s stipulations and the Finance Ministry’s guidance on such charges.

c/ The competence to prescribe each particular charge is inscribed in the detailed list of charges and fees issued together with Decree No. 57/2002/ND-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ If organizations or individuals find it necessary to change and/or add the charge rates and/or the regime of collection, remittance, management and use, they must report them in writing to:

- The Ministry of Finance either for submission to the Government for consideration and settlement (for cases falling under the Government’s competence as prescribed in the Ordinance on Charges and Fees), or for study and revision in a suitable and timely manner (for cases falling under the settling competence of the Ministry of Finance);

- The provincial-level People’s Committees for submission to the provincial-level People’s Councils for consideration and decision, for cases falling under the deciding competence of the provincial-level People’s Councils.

f/ For all cases of necessity to add the list of charges, organizations and individuals shall report them in writing to the Ministry of Finance for submission to competent State bodies for decision.

2. Regarding fees:

a/ The competence to prescribe the rates and the regime of collection, remittance, management and use of fees is decentralized as follows:

- The Government shall prescribe a number of important fees with big amounts and of international legal significance;

- The Ministry of Finance shall prescribe other fees.

The competence to prescribe each particular fee is prescribed in the detailed list of charges and fees issued together with Decree No. 57/2002/ND-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. State bodies competent to prescribe charges and fees under the provisions of Decree No. 57/2002/ND-CP and the guidance at Points 1 and 2, this Section, must not authorize their subordinate agencies to prescribe the charge and fee rates as well as the regime of collection, remittance, management and use of charges and fees which fall under their respective competence. The prescription of the rates and the regime of collection, remittance, management and use of each particular charge or fee must comply with the guidance in Section III of this Circular.

III. THE RATES AND THE REGIME OF COLLECTION, REMITTANCE, MANAGEMENT AND USE OF CHARGES AND FEES

A. CHARGE RATES

1. The rates of charges for the services invested by the State, organizations or individuals must ensure the full retrieval of capital within a reasonable duration; be compatible with the payers’ payment capability; and be convenient for both charge collectors and payers. Besides, the rates of charges for the services invested by the State must ensure the realization of the Party’s and the State’s socio-economic development policies in each period and be suitable to the practical situation.

2. Expenses for the provision of services for which charges are collected, and for the determination of charge rates include:

a/ Expenses for construction, procurement, maintenance, regular and periodical repair of machinery, equipment, working facilities, etc., or for  renting of property in direct service of the charge collection. These expenses shall be  apportioned according to the extent of wear and tear of the property in direct service of the charge collection;

b/ Expenses for supplies, raw materials, materials and fuel used in the charge-collecting process;

c/ Payment of salaries or wages, allowances, and salary- or wage-based contributions according to the current regime, to laborers directly involved in the charge and fee collection;

3. The rates of those charges falling under the prescribing competence of the Government shall comply with the Government’s stipulations on each particular kind of charge.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The reasonable duration for full recovery of capital already invested in the provision of services for which charges are collected shall be determined (estimated) on the basis of the assessment of the charge collection possibility, the charge collection efficacy, investment capital as well as the demand to recover the invested capital, and be inscribed in the charge collection schemes.

6. Basing themselves on the provisions at Points 1, 2 and 5 of this Section, organizations and individuals permitted to collect charges shall have to formulate the charge rates together with the charge collection schemes (describing the investment mode, the time of investment completion, the time of putting the investment project to use, the expected time of starting the charge collection, expected charge rates, bases for setting charge rates, evaluation of the payment capability of charge payers, charge collection efficacy, and the capital recoverability) and submit them to the agencies competent to prescribe charges (the Government, the Ministry of Finance or provincial-level People’s Councils) for consideration and decision.

Before the charge rates are submitted to competent authorities for promulgation or revision and/or addition, the finance agency of the same level should be consulted thereon, except where the charge rate-setting agency is the finance agency.

The written opinions of the finance agencies must be enclosed with the dossiers and shall serve as a legal base for the consideration and decision by the agencies competent to prescribe charges.

The prescription of charge rates must be based on the State’s undertakings and policies, the economic, political and social situation as well as the characteristics of the localities in each period, on the nature and characteristics of each service for which charge is collected, and refer to the rates of the similar charges (if any) in the countries in the region and the world.

7. The rates of those charges not belonging to the State budget shall be taxed under the provisions in Clause 2, Article 17 of Decree No. 57/2002/ND-CP, including value added tax at the rates applicable to the corresponding services as prescribed in the Value Added Tax Law and current documents guiding the implementation thereof.

B. FEE RATES

1. The to be-collected fees are pre-fixed in certain amounts of money for each State management job for which fee is collected, but not for the purpose of offsetting expenses incurred in the fee collection work, and in compliance with international practices.

2. On the basis of the provisions at Point 1 above, organizations permitted to collect fees shall have the responsibility to set the fee rates and send them together with the written requests for fee collection to the Ministry of Finance either for submission to the Government for consideration and promulgation (for fees falling under the prescribing competence of the Government), or for study and promulgation (for fees falling under the prescribing competence of the Ministry of Finance).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



C. MANAGEMENT AND USE OF COLLECTED AMOUNTS OF CHARGES AND FEES BELONGING TO THE STATE BUDGET

1. The charge and fee amounts collected from the services invested by the State or from those services exclusively owned by the State (called charges and fees belonging to the State budget for short) shall be managed and used as follows:

a/ For charge and fee amounts collected directly by the tax agencies or by other charge- and/or fee-collecting organizations which receive funding from the State budget to cover expenses for charge- and/or fee-collecting activities according to annual cost estimates, they must be fully remitted into the State budget;

b/ Where collecting organizations receive no funding from the State budget to cover expenses for charge- and/or fee-collecting activities or organizations are authorized to collect charges and/or fees, the collecting organizations shall be allowed to retain part of the collected charge and/or fee amounts to cover charge- and/or fee collection expenses, and must remit the rest into the State budget.

2. Collected charge and fee amounts shall be remitted into the State treasuries according to the following regulations:

a/ For charges and fees collected by the tax agencies, the payers shall pay them directly to the State budget through the State treasuries in the localities where such charges and fees are collected under the guidance of the tax agencies. Where State treasuries have not yet organized the collection of charges and fees directly from payers, the tax agencies shall collect charges and fees on behalf of State treasuries and must, at the end of each day, carry out procedures to remit all the charge and fee amounts collected in the day into the State budget;

b/ For charges and fees collected by State agencies and other organizations (other than tax agencies), such State agencies and organizations may open accounts for “temporary custody of charges and fees” at State treasuries in the localities where charges and fees are collected for monitoring and management of charge and fee amounts. Based on the situation of the charge and fee collection (whether collected charge and fee amounts are small or big, charge and fee collection places are close to or far from State treasuries…), daily or weekly, the State agencies and other organizations that collect charges and fees must remit the charge and fee amounts collected in the period into the “temporary custody of charges and fees” accounts and organize the separate accounting of these amounts according to the accounting regime applicable to administrative and non-business units (for non-business units having revenues), or according to the enterprises’ accounting regime (for enterprises);

c/ For charges and fees which State agencies or other organizations are authorized to collect abroad, they must be remitted in the fund of temporary custody of State budget under the Finance Ministry’s guidance on the management of the fund of temporary custody of State budget at overseas Vietnamese representation missions (the Finance Ministry’s Circular No. 29/2000/TT-BTC of April 24, 2000).

3. The portions of charge and fee amounts to be retained by the collecting organizations to cover charge and fee collection expenses shall be calculated in percentage (%) of the total charge and fee amount collected annually. This percentage (%) shall be determined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



=

Annual estimate of expenditures needed for the charge and fee collection according to the prescribed regime, criteria and norms

x

100

Annual estimate of to be-collected charge and fee amounts

Depending on the nature and characteristics of each charge or fee and the spending items at Point 4 of this Section, the competent State bodies shall decide on the percentage (%) to be retained by the charge- and/or fee-collecting organizations, which shall be kept stable for a few years. The retained charge and fee amounts shall be managed and used under the guidance at Point 4 of this Section.

4. The charge and fee amounts retained by the collecting organizations shall be tax-free, managed and used as follows:

a/ For public-utility State enterprises, they shall manage and use their retained charge and fee amounts under the Government’s stipulations on public-utility State enterprises (Decree No. 56/CP of October 2, 1996) and documents guiding the implementation thereof, including the Finance Ministry’s guiding documents on the financial management regime exclusively applicable to each specific branch (if any).

b/ For other organizations, they may spend their retained charge and fee amounts on the following:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Expenses in direct service of the charge and fee collection, such as stationery, office supplies, telephone, electricity, water, working trip allowances, official-duty allowances according to current criteria and norms;

- Expenses for regular repair, overhaul of property, machinery and equipment in direct service of the charge and fee collection;

- Procurement of supplies, raw materials and other expenses directly related to the charge and fee collection;

- Deductions into the reward and welfare funds for officials and employees directly involved in the charge and fee collection in the units, with the maximum level of three months’ actually paid salary per person per year if the current year’s collected revenue is higher than that of the preceding year, or of two months’ actually paid salary if the current year’s revenue is lower than or equal to that of the preceding year.

Annually, the charge- and fee-collecting organizations must make revenue and cost estimates and send them to the superior branch- or field-managing agency, the finance agency and the tax agency of the same level (if the collecting organizations are the People’s Committees at all levels, they must send such estimates to the superior finance and tax agencies), to the State treasuries where they open accounts for temporary custody of charges and fees for spending control according to current regulations and under the guidance of this Circular; annually, they must settle revenues and expenditures actually effected. After the settlement is carried out strictly as prescribed, any charge and fee amounts not yet spent in the year may be carried forward to the subsequent year for continued spending according to the prescribed regime.

5. In order to raise the quality and efficiency of the charge and fee collection and to increase laborers’ incomes, the charge and fee collection shall comply with the financial mechanism already prescribed in the Government’s Decree No. 73/1999/ND-CP of August 19, 1999 on policies to encourage the socialization of activities in educational, healthcare, cultural and sport domains, the Prime Minister’s Decision No. 192/2001/QD-TTg of December 17, 2001 on expanding the experimental assignment of package payrolls and administrative management fundings to State administrative agencies, and the Government’s Decree No. 10/2002/ND-CP of January 16, 2002 on the financial regime applicable to non-business units having revenues.

6. The charge and fee portions remitted into the State budget shall be distributed to the budgets at various levels and shall be managed and used under the provisions of the State Budget Law and documents guiding the implementation thereof.

For those charges belonging to the State budget but their collected amounts are reinvested by the State in the collecting organizations (apart from the contents specified at Point 4b of this Section like school fees, hospital charges…), the management and use thereof must ensure the re-investment purposes and comply with the current financial management regime.

D. MANAGEMENT AND USE OF COLLECTED CHARGES NOT BELONGING TO THE STATE BUDGET

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The collected amounts of charges not belonging to the State budget shall be determined as turnover of charge-collecting organizations or individuals that have the obligation to pay tax thereon according to law provisions and have the right to manage and use the after-tax charge amounts according to law provisions.

Annually, charge-collecting organizations and individuals shall have to effect the tax settlement for collected charge amounts together with the results of other production and business activities (if any) with the tax agencies according to current law provisions on taxation.

E. CHARGE AND FEE EXEMPTION AND REDUCTION

Charge and fee exemption and reduction in a number of special cases shall comply with the provisions in Article 14 of Decree No. 57/2002/ND-CP. Specifically:

1. The registration fee exemption or reduction shall comply with the Government’s regulations on registration fees and guiding documents;

2. The exemption from and reduction of bridge and road tolls and ferry-boat fares prescribed at Items a and b, Clause 2, Article 14 of Decree No. 57/2002/ND-CP shall comply with the Finance Ministry’s separate guiding documents on bridge and road tolls and ferry-boat fares;

3. The school fee exemption or reduction for a number of subjects shall comply with the Government’s regulations on school fee, and guiding documents;

4. The hospital charge exemption or reduction for a number of subjects shall comply with the Government’s regulations on hospital charge, and guiding documents;

5. The irrigation charge exemption or reduction in some particular cases shall comply with the Government’s regulations on irrigation charge, and guiding documents;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IV. FINANCE AND ACCOUNTING

A. CHARGE AND FEE COLLECTION VOUCHERS

Charge- and/or fee-collecting organizations and individuals must make and issue receipts to charge and fee payers according to the Finance Ministry’s regulations on the regime of issuance, management and use of vouchers. Specifically:

1. For charges and fees belonging to the State budget, organizations and individuals must, upon collecting charges and fees, issue receipts to charge and fee payers according to the Finance Ministry’s current regulations on the issuance, management and use of tax forms.

Where charge- and/or fee-collecting organizations and individuals aspire to use charge and fee receipts other than the generally-prescribed voucher forms, they must send written requests to competent tax agencies for settlement according to the prescribed regime.

2. For charges not belonging to the State budget, organizations and individuals must, upon collecting such charges, make and hand over invoices to charge payers according to the Finance Ministry’s current regulations on the issuance, management and use of sale invoices.

Organizations and individuals that aspire to use invoices printed by themselves must send written requests to competent tax agencies for settlement according to the prescribed regime.

3. Where such specific vouchers like stamps, tickets…with printed charge or fee amounts are used, they must be separately managed and used in an appropriate manner under the Finance Ministry’s guidance on the issuance, management and use of such specific vouchers.

4. Where they are not issued the vouchers or are issued improper ones, the charge or fee payers shall be entitled to request the collecting organizations or individuals to issue them vouchers as prescribed, or lodge complaints about or denunciations with competent State bodies for handling according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Charges and fees collected in Vietnam shall be in Vietnam dong. Where it is prescribed by law that charges and fees are collected in foreign currencies, they may be collected either in foreign currencies or in Vietnam dong on the basis of conversion of the relevant foreign currency into the Vietnamese currency at the exchange rate on the inter-bank foreign exchange market announced by the State Bank of Vietnam at the time the charges or fees are collected.

2. Charges and fees collected abroad may be collected in the currencies of the host countries or in freely-convertible currencies.

3. The currency used for the payment of each specific charge or fee shall comply with the regulations in the documents prescribing the charge and fee collection which are issued by competent agencies.

C. CHARGE AND FEE REGISTRATION, DECLARATION, COLLECTION, REMITTANCE AND SETTLEMENT

Charge- and/or fee-collecting organizations and individuals must register, declare, collect, remit and settle charges and fees as follows:

1. For organizations and individuals collecting charges and fees belonging to the State budget:

a/ Within 10 days before  starting to collect charges and fees, organizations and individuals must register with the local tax agencies the to be-collected charges and fees, collection places, receipt forms and the organization of charge and fee collection (form No. 1)*. Specifically:

- Centrally- and provincially-managed or equivalent-level charge- and/or fee-collecting organizations shall register with the tax departments of the provinces or centrally-run cities.

- The charge- or fee-collecting organizations managed by rural or urban districts, provincial towns, district townships, communes, wards or equivalent levels and charge- and/or fee-collecting individuals shall register with district-level tax sub-departments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Charge- and/or fee-collecting organizations and individuals shall declare charges and fees on a monthly basis and submit the declaration forms within the first five days of the subsequent month to the tax agencies where the charge and fee collection is registered for monitoring and management. Where in a month no charge or fee is collected, declaration forms must still be completed  and submitted to the tax agencies.

Charge- and/or fee-collecting organizations and individuals must declare fully on the right declaration forms prescribed in this Circular (form No. 2)(*) and bear responsibility for the accuracy of the declaration.

c/ Where it is prescribed by law that charge- and/or fee-collecting organizations and individuals shall remit charge and fee amounts into the State budget according to the tax agencies’ notices, the procedures for and order of remittance shall be as follows:

- Upon receiving the charge or fee collection and remittance declarations from the collecting organizations and individuals, the tax agencies shall check them and notify the charge- and/or fee-collecting agencies of the charge and fee amounts to be remitted, the remittance deadline, and the chapter, category, clause, item and sub-item of the State budget contents as prescribed.

- On the basis of the tax agencies’ charge and fee remittance notices, the charge- and fee-collecting organizations and individuals shall carry out procedures to make remittance into the State budget. The deadline for remittance of charge and fee amounts into the State budget for a particular month shall be the 15th day of the subsequent month. Where the deadline for remittance of charge and fee amounts into the State budget has come but the charge- and/or fee-collecting organizations and individuals have not yet received the notices of the tax agencies, they shall pay charge and fee amounts into the State budget according to their declarations; the overpaid amount, if any, shall be subtracted from the charge and fee amount payable in the subsequent period, or if there is any deficient amount in the preceding period, it must be remitted fully in the current period.

d/ The settlement of charges and fees belonging to the State budget shall be effected at the same time with the settlement of the State budget. The tax agencies shall settle collected amounts according to their invoices, total collected amount, the retained amount and the amount remitted into the State budget. The finance agencies and the tax agencies shall settle the spending of the charge and fee amounts left at the units according to Finance Ministry’s specific regulations on each particular charge or fee.

2. For organizations and individuals collecting charges not belonging to the State budget

The charge-collecting organizations and individuals must register, declare and pay tax to the managing tax agencies under the current law provisions on tax. Specifically:

- Registering tax with the tax agencies under the current law provisions on tax payer codes (the Prime Minister’s Decision No. 75/1998/QD-TTg of April 4, 1998 stipulating tax payer codes; and the Finance Ministry’s Circular No. 79/1998/TT-BTC of June 12, 1998 guiding the implementation of Decision No. 75/1998/QD-TTg);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



D. ACCOUNTING OF CHARGES AND FEES

1. Charge- and/or fee-collecting organizations and individuals shall have the responsibility to:

a/ Open accounting books to monitor and reflect the collection, remittance, management and use of charge and fee amounts according to the State’s current accounting regime;

b/ Periodically report on the settlement of the collection, remittance and use of collected charge and fee amounts according to the State’s regulations on each type of charge or fee;

c/ Effect the financial publicity regime as prescribed by law.

2. Organizations and individuals that collect charges and fees of different types must open accounting books to separately monitor the accounting and settlement of each type of charge or fee.

3. Where the charge and/or fee collection changes, terminates or halts, the charge and/or fee settlement must be effected according to the above-mentioned provisions within 30 days after the decision to change, terminate or halt the charge and/or fee collection is issued.

4. Charge- and/or fee-collecting organizations and individuals shall be accountable for the accuracy of data used in the charge and fee settlement. If they are detected to have evaded any charge and/or fee amounts or tax amounts payable on the taxable charge amounts, they shall be handled according to the provisions of law.

E. PUBLICIZATION OF THE CHARGE AND FEE COLLECTION REGIME

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For posting-up:

- Names of charges and fees;

- The collection rates;

- Collection vouchers.

2. For public announcement: Documents prescribing the charge and fee collection.

F. OBLIGATIONS TOWARDS THE STATE BUDGET

1. Charges and fees belonging to the State budget shall not be taxed. Organizations and individuals collecting charges and fees belonging to the State budget shall not have to register, declare and pay tax on these charges and fees but register and declare the collection, remittance, management and use of charges and fees under the guidance of this Circular.

Charge and fee amounts left for the charge- and fee-collecting units to cover their expenses for the charge and/or fee collection shall not be reflected in the State budget. This revenue is determined as a non-business revenue source of the units and shall not be subject to enterprise income tax, including enterprise income surtax (if any).

2. Charges which do not belong to the State budget and are collected by organizations and individuals under the guidance in Section D, Part III of this Circular shall be subject to valued added tax, enterprise income tax and other taxes (if any) under the current law provisions on tax.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Government shall perform the uniform State management over charges and fees.

2. The Ministry of Finance shall assist the Government in performing the uniform State management over charges and fees.

3. Within the ambit of its tasks and powers, the Ministry of Finance shall have to:

a/ Organize the implementation of the Ordinance on Charges and Fees, Decree No. 57/2002/ND-CP and the guidance in this Circular;

b/ Monitor and inspect the charge and fee collection, management and use activities;

c/ Financially inspect the charge- and fee-collecting organizations and individuals according to its competence;

d/ Consider and settle complaints and denunciations and handle law violations related to charges and fees;

e/ Cancel and suspend the collection of charges and fees according to its competence.

4. The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall have to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Coordinate with the Ministry of Finance in supervising and monitoring the collection, remittance, management and use of charges and fees in the branches and fields under their respective management;

c/ Report on the collection, remittance, management and use of  charges and fees in the branches and fields under their respective management according to the provisions of the Ordinance on Charges and Fees, Decree No. 57/2002/ND-CP, the guidance in this Circular, and separate guiding documents on charges and fees in the branches and fields under their respective management.

5. Within the ambit of their tasks and powers, the People’s Committees at all levels shall perform the State management over charges and fees in their respective localities and have to:

a/ Organize and report on the collection of charges and fees in their respective localities to the competent superior State agencies and the People’s Councils of the same level;

b/ Organize the inspection and supervision of the observance of law provisions on charges and fees within their respective localities;

c/ Handle, or propose competent State agencies to handle, law violations related to charges and fees according to the provisions of the Ordinance on Charges and Fees, Decree No. 57/2002/ND-CP and the guidance in this Circular.

VI. SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS

1. Organizations shall be entitled to complain about and individuals shall be entitled to complain about and denounce law violations related to charges and fees to competent State agencies.

2. Organizations and individuals that pay charges and fees but disagree with the charge or fee collection decisions shall be entitled to send written complaints to charge- or fee-collecting organizations or individuals within 30 days after paying charges or fees. Pending the settlement of their complaints, the complainants must still abide by the charge- or fee-collection decisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Where past the time limits prescribed at Point 3 above the complaints have not yet been settled or the complainants still disagree with the complaint-settling decisions, they shall be entitled to lodge further complaints with competent State agencies according to the Government’s stipulations on complaints or initiate lawsuits at court.

5. The Finance Minister’s decisions to settle charge- or fee-related complaints shall be the final ones.

VII. COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

1. Organizations and individuals that record achievements in the implementation of the Ordinance on Charges and Fees shall be commended and/or rewarded according to the provisions of law.

2. Organizations and individual that fail to pay or pay insufficiently charges or fees shall not be serviced or shall be handled according to the provisions of law.

3. Those who fail to comply with the regulations on the issuance, implementation organization, management and use of charges and fees shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing any damage, they must pay compensation therefor according to the provisions of law.

4. Organizations and individuals that collect charges and fees at variance with the law provisions on charges and fees shall be handled according to the provisions of law; the wrongly collected amounts must be returned to the charge or fee  payers; where the charge or fee payers cannot be identified, the wrongly collected amounts must be remitted into the State budget.

VIII. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes implementation effect as from the date Decree No. 57/2002/ND-CP comes into force and supersedes the Finance Ministry’s Circular No. 54/1999/TT-BTC of May 10, 1999 guiding the implementation of the Government’s Decree No. 04/1999/ND-CP  of January 30, 1999 on charges and fees belonging to the State budget, the Finance Ministry’s Circular No. 21/2001/TT-BTC of July 3, 2001 amending a number of contents of the Finance Ministry’s Circular No. 54/1999/TT-BTC of May 10, 1999.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The collection of, exemption from, and reduction of, bridge and land road tolls, and ferry-boat fares, including the cancellation of the granting of toll-exemption cards, shall comply with the Finance Minister’s Decision No. 77/2002/QD-BTC of June 10, 2002 temporarily prescribing the collection of, exemption from, and reduction of, bridge and land road tolls, and ferry-boat fares. At places where bridge and land road tolls are temporarily not collected for three-wheeled and two-wheeled motorcycles and mopeds, separate regulations of the Ministry of Finance shall be complied with.

4. Basing themselves on the list of charges and fees issued together with Decree No. 57/2002/ND-CP, the Prime Minister’s Directive No. 13/2002/CT-TTg of June 11, 2002 and the guidance in this Circular, the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall scrutinize charges and fees being collected in their respective branches and localities in strict accordance with the provisions in Clause 1 of the Prime Minister’s Directive No. 13/2002/CT-TTg of June 11, 2002, sum up and report to the Ministry of Finance (through the Standing Group for directing the implementation of the Ordinance on Charges and Fees) as follows:

- For those charges and fees on the detailed list of charges and fees, for which guiding documents of competent State bodies are available, they shall continue to be collected pending the issuance of new guiding documents;

- For those charges and fees on the detailed list of charges and fees, for which guiding documents of competent State bodies are not yet available, their collection shall not be permitted;

- For those charges and fees not on the detailed list of charges and fees, their collection shall not be permitted. Those agencies and units that have issued such charges and fees must immediately issue documents to cancel them. Organizations and individuals that are collecting charges and fees already canceled as prescribed above must immediately terminate the collection thereof, then declare and settle all of the collected charge and fee amounts with their managing tax agencies so as to remit them into the State budget according to current regulations.

Under all circumstances those charges and fees already collected between  January 1, 2002 and the date the competent agencies issue new regulations on charges and fees under the provisions of Decree No. 57/2002/ND-CP and the guidance of this Circular shall not be refunded.

5. For cases where charges and fees not on the detailed lists of charges and fees issued together with Decree No. 57/2002/ND-CP are collected or where charges and fees on this list are issued not by competent bodies, they shall be handled under the law provisions on charges and fees and the guidance of this Circular.

Any problems faced by organizations and individuals in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Finance for consideration and settlement.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE MINISTER OF FINANCE
  VICE MINISTER




 Truong Chi Trung

 (*) Forms are not printed herein.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24/07/2002 hướng dẫn các quy định pháp luật về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


93.598

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.138.144
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!