ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
16/2014/QĐ-UBND
|
Gia
Lai, ngày 12 tháng 8 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY
ĐỊNH VỀ PHÍ THAM QUAN DANH LAM THẮNG CẢNH, DI TÍCH LỊCH SỬ, CÔNG TRÌNH VĂN HÓA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và Lệ phí
ngày 28/8/2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP
ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ
phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-BTC
ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết
định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số
96/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai khóa X, kỳ
họp thứ (từ ngày 14/7 đến ngày 16/7/2014) quy định về phí tham quan danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia
Lai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đối tượng thu, nộp phí:
1/ Đơn
vị thu phí: là đơn vị trực tiếp quản lý danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,
công trình văn hóa.
2/ Đối
tượng nộp phí: cá nhân khi tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công
trình văn hóa thuộc tỉnh Gia Lai quản lý.
Điều 2. Mức thu và chế độ miễn, giảm phí:
1/ Mức
thu:
a) Do nhà nước đầu tư:
- Đối với người lớn: 10.000 đồng/lần/người.
- Đối với trẻ em (dưới 16 tuổi):
5.000 đồng/lần/người.
b) Đối với phí tham quan danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa do các đơn vị, doanh nghiệp
thực hiện không do nhà nước đầu tư là phí không thuộc ngân sách nhà nước. Mức
thu do đơn vị tự xây dựng nhưng không quá mức thu 20.000 đồng/lần/người đối với
người lớn và 10.000 đồng/lần/người đối với trẻ em (dưới 16 tuổi). Số tiền phí
do các đơn vị, doanh nghiệp thu được đối với các công trình không do nhà nước đầu
tư là doanh thu của đơn vị thu phí, đơn vị phải kê khai nộp thuế theo quy định của
Luật Thuế hiện hành.
2/ Chế
độ miễn, giảm phí:
a) Giảm 50% mức phí danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa đối với các trường hợp sau:
- Người được hưởng chính sách ưu
đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày
14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”. Trường
hợp khó xác định là người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy
định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg thì chỉ cần có giấy xác nhận của
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú.
- Người khuyết tật nặng theo quy
định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 14/4/2012 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết
tật.
- Người cao tuổi theo quy định tại
Điều 2 Luật Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
- Đối với người thuộc diện hưởng
cả hai hoặc ba trường hợp ưu đãi trên thì chỉ giảm 50% phí tham quan danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa.
b) Miễn phí tham quan danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa đối với người khuyết tật đặc
biệt nặng theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Người khuyết tật.
Điều 3. Quản lý, sử dụng phí:
1/ Đối
với phí thuộc ngân sách nhà nước: Các đơn vị sự nghiệp có thu được sử dụng 100%
số tiền phí thu được để hỗ trợ cho công tác duy tu, bảo dưỡng, quản lý đối với
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa đó.
- Chứng từ thu phí thực hiện theo
quy định hiện hành của Bộ Tài chính hướng dẫn về in, phát hành quản lý và sử
dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.
2/ Đối
với phí không thuộc ngân sách nhà nước: Số tiền phí do các đơn vị, doanh nghiệp
thu được đối với các công trình không do nhà nước đầu tư là doanh thu của đơn
vị thu phí, đơn vị phải kê khai nộp thuế theo quy định của Luật thuế hiện hành.
Điều 4.
1/ Quyết
định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký; thay thế Quyết định số
59/2004/QĐ-UB ngày 05/5/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai quy định về phí
tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa.
2/ Các
nội dung khác liên quan đến việc kê khai, thu, nộp, quản lý, sử dụng phí không
quy định tại quyết định này thì được thực hiện theo Thông tư số 63/2002/TT-BTC
ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về
phí và lệ phí, Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông
tư số 63/2002/TT-BTC; Thông tư số 153/2012/TT-BTC ngày 17/9/2012 của Bộ Tài
chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu
tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước; Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày
06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý
thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số
83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu
có).
Điều 5. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính,
Văn hóa thể thao và du lịch; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Thế Dũng
|