Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 12/2000/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 14/08/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12/2000/NQ-CP

Hà Nội , ngày 14 tháng 8 năm 2000

 

NGHỊ QUYẾT

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 12/2000/NQ-CP NGÀY 14 THÁNG 8 NĂM 2000 VỀ "CHÍNH SÁCH QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ" TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2010

Thuốc lá là nguyên nhân của nhiều loại bệnh nguy hiểm đối với con người như ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và các bệnh về hệ hô hấp. Theo số liệu điều tra năm 1997, ở Việt Nam tỷ lệ nam giới hút thuốc là 50%, nữ giới là 3,4%; ước tính, 10% dân số hiện nay (khoảng trên 7 triệu người) sẽ chết sớm do các bệnh có liên quan đến thuốc lá, trong đó 3,7 triệu người sẽ chết ở độ tuổi trung niên. Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới, đến năm 2020, số người chết vì thuốc lá sẽ nhiều hơn tổng số người chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông đường bộ.

Ngoài những tác hại đối với sức khỏe, hút thuốc lá còn gây ra những tổn thất lớn về kinh tế của từng gia đình và toàn xã hội. ở Việt Nam, ước tính phần đóng góp của ngành công nghiệp thuốc lá cho ngân sách nhà nước chỉ chiếm 1/3 số tiền (khoảng 6.000 tỷ đồng) mà người dân dùng để hút thuốc lá.

Vì vậy, Chính phủ ban hành "Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá" trong giai đoạn 2000 - 2010.

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

Giảm nhu cầu sử dụng, tiến tới kiểm soát và giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá, nhằm giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh có liên quan đến thuốc lá.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giảm tỷ lệ nam giới hút thuốc lá từ 50% xuống còn 20%.

b) Giảm tỷ lệ nữ hút thuốc lá xuống dưới 2%.

c) Giảm tỷ lệ thanh thiếu niên (từ 15 - 24 tuổi) hút thuốc lá từ 26% xuống 7%.

d) Bảo đảm quyền của những người không hút thuốc lá được sống trong bầu không khí không có khói thuốc lá.

đ) Giảm tổn thất do thuốc lá gây ra cho mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.

II. NỘI DUNG:

1. Các chính sách nhằm giảm sử dụng các sản phẩm thuốc lá:

a) Giáo dục sức khỏe (thông tin, giáo dục và truyền thông):

Xây dựng chiến lược về thông tin, giáo dục và truyền thông nhằm giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm thuốc lá.

Bảo đảm cung cấp cho toàn dân các thông tin cần thiết và chính xác về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người, đối với kinh tế, các quy định của pháp luật và chuẩn mực xã hội.

Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa ở cộng đồng, đặc biệt đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên thông qua các hoạt động giáo dục trong trường học.

Hướng dẫn các nhân viên y tế để họ tuyên truyền cho người bệnh và người nhà bệnh nhân những thông tin cần thiết về tác hại của hút thuốc lá cũng như ảnh hưởng của khói thuốc lá đến sức khỏe con người và các phương pháp cai nghiện thuốc lá.

b) Quản lý chặt chẽ quảng cáo, khuyến mại thuốc lá và các hình thức tài trợ:

Cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức, kể cả việc sử dụng tên, nhãn hiệu và biểu tượng của các sản phẩm thuốc lá với các sản phẩm và các dịch vụ không liên quan đến thuốc lá.

Nghiêm cấm tổ chức các hoạt động tiếp thị, kể cả việc sử dụng hệ thống tiếp viên để chào hàng, in nhãn, mác quảng cáo trên phương tiện vận chuyển.

Thực hiện nghiêm pháp luật về Thương mại, trong đó quy định cấm khuyến mại bằng thuốc lá và các hình thức tiếp thị tương tự đối với trẻ em dưới 16 tuổi.

Cấm các tổ chức trong nước nhận tài trợ để tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao có gắn với việc quảng cáo thuốc lá.

c) Quy định lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe:

Lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe phải được in rõ ràng, dễ thấy trên tất cả các bao bì của các sản phẩm thuốc lá. Nội dung lời cảnh báo phải gây ấn tượng mạnh, ngắn gọn; tiến tới việc phải in nồng độ các chất độc hại (đặc biệt là nicôtin, hắc ín) trên tất cả các bao bì của các sản phẩm thuốc lá.

d) Thuế và giá đối với thuốc lá:

Thuốc lá là mặt hàng độc hại, không khuyến khích tiêu dùng, do đó chính sách thuế đối với các sản phẩm thuốc lá luôn luôn cần ở mức thu cao.

Nhà nước có biện pháp điều tiết giá cả thuốc lá, chống bán phá giá thuốc lá.

đ) Hỗ trợ cai nghiện thuốc lá:

Khuyến khích, tổ chức và hỗ trợ các biện pháp cai nghiện thuốc lá và nghiên cứu các phương pháp cai nghiện phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Tăng cường đào tạo, tập huấn cho các nhân viên y tế về các phương pháp cai nghiện thuốc lá phù hợp cho mọi đối tượng.

Có các biện pháp nhằm nâng cao vai trò của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội trong việc khuyến khích cai nghiện thuốc lá.

e) Quy định những nơi không hút thuốc lá:

Không hút thuốc lá trong các cuộc họp, trụ sở cơ quan, các cơ sở y tế, trường học, nhà trẻ, rạp chiếu bóng, nhà hát, trên các phương tiện giao thông công cộng, những nơi tập trung đông người. Cần có quy định nơi được hút thuốc lá.

Khuyến khích, vận động nhân dân không hút thuốc lá trong các lễ hội, cuộc vui gia đình, đám cưới, đám tang...

ư

2. Các chính sách nhằm giảm cung cấp các sản phẩm thuốc lá:

a) Quản lý chặt chẽ việc sản xuất thuốc lá:

Nhà nước độc quyền về sản xuất thuốc lá. Chỉ có những doanh nghiệp nhà nước, các liên doanh với nước ngoài đã được cấp giấy phép và có đủ điều kiện quy định mới được sản xuất thuốc lá. Các doanh nghiệp không được phép đầu tư mở rộng hoặc đầu tư mới vượt quá tổng năng lực sản xuất thuốc lá điếu hiện tại.

Ngừng các dự án mới về hợp tác, sản xuất, gia công hoặc liên doanh với nước ngoài sản xuất thuốc lá điếu, không tăng thêm nhãn mác thuốc lá nước ngoài.

Bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng thuốc lá theo các tiêu chuẩn của Việt Nam. Từng bước giảm nồng độ nicôtin và hắc ín xuống bằng mức ở các nước phát triển trong các sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất tại Việt Nam.

Kiểm soát chặt chẽ việc in ấn nhãn, mác và bao bì thuốc lá nhằm ngăn chặn tình trạng sản xuất thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn, mác.

Bảo đảm cho công nhân ngành công nghiệp thuốc lá được làm việc trong môi trường đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.

b) Quản lý kinh doanh thuốc lá điếu:

Thuốc lá là mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ: Nhà nước thực hiện kiểm soát lưu thông, tiêu thụ thuốc lá trên thị trường, từng bước nắm độc quyền trong bán buôn, quản lý chặt chẽ việc bán lẻ các sản phẩm thuốc lá.

Cấm bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi.

Tăng cường các biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá giả và thuốc lá nhái nhãn, mác.

c) Cấm nhập khẩu thuốc lá:

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 278/CT ngày 03 tháng 8 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc cấm nhập khẩu và lưu thông thuốc lá điếu của nước ngoài trên thị trường nước ta.

d) Chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá:

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Xây dựng phong trào toàn dân tự giác tham gia chống buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh và tiêu thụ thuốc lá nhập lậu. Có các hình thức khuyến khích về vật chất để động viên phong trào chống buôn lậu và kinh doanh thuốc lá nhập lậu.

Tăng cường các giải pháp về kinh tế, tạo công ăn việc làm có thu nhập ổn định cho các cư dân biên giới, để người dân tự nguyện không tham gia vận chuyển và tiếp tay cho việc buôn lậu thuốc lá.

3. Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá:

Đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm với các nước trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực, trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách, chiến lược nhằm làm giảm nhu cầu sử dụng và giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá.

Tranh thủ sự hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật và tài chính của các nhà tài trợ song phương, đa phương của các nước và các tổ chức phi Chính phủ cho chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá.

4. Tổ chức thực hiện các chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2001 - 2010:

Xây dựng Chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá để tổ chức thực hiện các chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Các cấp chính quyền có trách nhiệm hướng dẫn và giám sát việc thực hiện các chính sách quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội vận động nhân dân, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên không hút thuốc lá và khuyến khích những người đang hút thuốc lá giảm và bỏ hút thuốc lá.

Chuẩn bị, tiến tới xây dựng Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.

5. Triển khai Chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá:

Bộ trưởng Bộ Y tế là Chủ nhiệm Chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Bộ phận thường trực của Chương trình đặt tại Bộ Y tế.

Lãnh đạo các Bộ, ngành sau đây tham gia vào Ban Chủ nhiệm Chương trình: Bộ Thương mại, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam cử người tham gia Ban Chủ nhiệm Chương trình.

Ban Chủ nhiệm Chương trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2001 - 2010.

6. Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện tốt chính sách quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2000 - 2010.

Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp với ngành y tế và các cơ quan nhà nước có liên quan vận động nhân dân trong cả nước hưởng ứng và tham gia tích cực vào các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 12/2000/NQ-CP

Hanoi, August 14, 2000

 

RESOLUTION

ON “NATIONAL TOBACCO CONTROL POLICY” IN THE PERIOD 2000-2010

Tobacco causes many dangerous diseases such as lung cancer, cardiac infarction, arteriosclerosis and respiratory diseases. According to a survey carried out in 1997, the rate of male smokers in Vietnam was 50% and the corresponding rate for female smokers was 3.4%. It is estimated that 10% of the present population (about more than 7 million) now alive will die prematurely due to tobacco-related diseases out of whom 3.7 million will die during their middle age. In accordance with the prediction of WHO, the mortality rate due to tobacco will, by 2020, be higher than the aggregate mortality rate due to HIV/AIDS, tuberculosis, road accidents and suicides added altogether.
In addition to harmful effects o­n health, smoking also causes many big economic losses to society as a whole and to every household. It is estimated that in Vietnam, the contribution of the tobacco industry to the national budget accounts just for 1/3 of the amount (about VND 6,000 billion) that people spend o­n tobacco.
The Government of Vietnam, basing o­n the evidence, decides upon the promulgation of a "National Tobacco Control Policy" for the 2000 - 2010 period.

I. OBJECTIVES

1. Overall objective

To reduce the demand for tobacco products so as to control and gradually reduce the supply of tobacco products in order to reduce the morbidity and mortality due to tobacco-related diseases.

2. Specific objectives

a. Reduce the proportion of male smokers from 50% to 20%.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c. Reduce the proportion of young smokers (15 - 24 years of age), from 26% to 7%.

d. Protect the rights of non-smokers to breathe clean, smoke-free air.

e. Reduce tobacco-related losses for individuals, families and society as a whole.

II. CONTENT

1. Policies to reduce demand for tobacco products

a. Health education (information, education and communication)

A strategy for information, education and communication for reducing the demand for tobacco products must be made.

Ensuring that the whole population is provided with relevant and reliable information about tobacco as related to health hazards, financial consequences, legal aspects and social norms.

Promoting information - education - communication activities, the cultural village and family movement at the communities, especially among the youth via education activities at school.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. Strict control over advertising, sales promotion and sponsorship of different types

Banning all forms of both direct and indirect advertising of tobacco products including the use of brands of tobacco products, trademarks and logos o­n non-tobacco products and services.

Strictly prohibiting the organization of marketing activities, including the use of the system of marketing staff for sales promotion and printing of trademarks or labels o­n vehicles.

Strictly conforming to the Trade Law in which it is regulated that commercially initiated free distribution of cigarettes and similar marketing methods of tobacco products to children under 16 are prohibited.

Banning domestic organizations from receiving sponsorship from tobacco companies for cultural, art and sport events related to tobacco advertising.

c. Health warnings

Health warnings are obligatory to be visibly and clearly printed o­n all packets of tobacco products. The health warnings must be impressive, highly visible and carry a strong, brief message. It must also in the coming future show the hazardous contents (especially nicotine and tar) o­n every pack of tobacco.

d. Taxes and prices of tobacco products

Tobacco is a type of harmful goods of which the consumption must not be encouraged, thus taxes imposed o­n tobacco products must be at a high level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e. Smoking cessation support

Encouraging, organizing and supporting smoking cessation methods and exploring smoking cessation methods which are appropriate with the Vietnamese context.

Increasing training for health staff as regards different appropriate affordable methods of smoking cessation for every target group.

Promoting the role of every individual, the family, community and society in encouraging smokers to give up smoking.

f. Smoke-free areas

Smoking is banned at meetings, offices, health facilities, schools, kindergartens, cinemas, theatres and o­n public transport means, crowded places. Smoking areas should be regulated.

Encouraging and recommending people not to smoke at social festivals, weddings, funerals ect.

2. Policies to reduce supply of tobacco products

a. Strict control over tobacco production

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



New projects o­n cooperation, production or joint ventures with foreign countries in producing cigarettes must be ceased and no more cigarettes of foreign brands are produced.

Securing the standards of tobacco quality according to the standards of Vietnam. Gradually reducing the level of nicotine and tar content of Vietnamese cigarettes to the level now applied in developed countries.

Strictly controlling the printing of cigarette trademarks and packages in order to prevent the production of fake cigarettes or fake cigarette brands.

Workers of the tobacco industry must be guaranteed to work in a hygienic environment as regulated.

b. Control of cigarette trading

Tobacco is a type of goods of which trading is limited in accordance with the regulation of the Decree 11/1999/ND-CP dated 3/3/1999 of the Government. The Government must control the circulation and consumption of cigarettes o­n the market, gradually take the monopoly in wholesale trade and strictly control the retail trade of tobacco products.

Banning sales of tobacco products to people under age 18.

Taking strict measures to prevent and handle the production and consumption of fake tobacco products and faked cigarette brands.

c. Banning tobacco importation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d. Controlling smuggling of tobacco products

Intensifying inspection and strictly handling violations.

Developing a movement in which the whole population is engaged in preventing smuggling, transporting, sales and consumption of smuggled cigarettes. Certain financial incentives to promote the movement of preventing smuggling and sales of smuggled cigarettes should be applied.

Strengthening economic solutions, creating jobs with sustainable income for people living o­n border areas so that they volunteer not to get involved in transporting and lending a hand to cigarette smuggling via borders.

3. Expanding international cooperation in tobacco control

Promoting an international exchange of experiences and first of all among countries in the region as regards formulation and implementation of policies and strategies to reduce demand and supply of tobacco products.

Exploring possibilities for increased technical and financial support from bilateral and multilateral donors as well as from NGOs to the National Tobacco Control Policy.

4. Implementation of national tobacco control policies of the 2000 - 2010 period

Establishing a National Tobacco Control Program to organize the implementation of national tobacco control policies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



All ministries, sectors and People's Committees at all levels in collaboration with the Fatherland Front and socio-political organizations should mobilize people, in particular young people, not to start smoking and encourage smokers to reduce and give up smoking.

Preparations should be made to issue Law o­n Tobacco Control.

5. Implementation of National Tobacco Control Program

The Minister of Health is assigned to be the Head of this National Tobacco Control Program.

The standing body of the Program should be located at the Ministry of Health.

The leaders of the following Ministries should participate in the Steering Board of the Program: Ministries of Trade; Culture and Information; Industry; Finance; Agriculture and Rural Development; Education and Training; Planning and Investment; Justice; Science, Technology and Environment; Vietnamese Committee of Child Care and Protection. The Vietnamese Fatherland Front; Vietnamese Confederation; Farmers' Organization; Women's Union; Youth Union; Veterans' Association should assign representatives to participate in the Steering Committee of the Program.

The Steering Committee of the Program is in charge of developing and organizing the implementation of the national tobacco control plan of the 2000 - 2010 period.

6. All ministries, ministerial bodies, Government offices and People's Committee at all levels should organize and implement the National Tobacco Control Policy of 2000 – 2010 period.

The Vietnamese Fatherland Front and other socio-political organizations should collaborate with the health sector and concerned Government bodies to mobilize the whole population to actively support and participate in tobacco control activities to protect people's health so as to improve the quality of people's life and promote the socio-economic development of the country.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 12/2000/NQ-CP ngày 14/08/2000 về "Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá" trong giai đoạn 2000-2010 do Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.802

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.108.172
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!