Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 26/2011/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 29/2011/NĐ-CP

Số hiệu: 26/2011/TT-BTNMT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Người ký: Phạm Khôi Nguyên
Ngày ban hành: 18/07/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 26/2011/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2011

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 29/2011/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 và Nghị định số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUY ĐỊNH:

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 29/2011/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến:

a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quy định tại Điều 3 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;

b) Dự án quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;  

c) Dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;

d) Dự án được đưa vào vận hành sau ngày 01 tháng 7 năm 2006 đã được cấp có thẩm quyền cấp quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa được cấp giấy xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

2. Thông tư này không áp dụng đối với việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua tổ chức dịch vụ thẩm định.

Chương 2

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Điều 3. Đối tượng thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và các hình thức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và hình thức thể hiện báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 3 và phần C Phụ lục I Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

2. Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP tự lựa chọn hình thức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.

3. Đối tượng đánh giá môi trường chiến lược chi tiết quy định tại phần C Phụ lục I Nghị định số 29/2011/NĐ-CP thực hiện theo hình thức do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo. Trường hợp trong văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ không yêu cầu cụ thể về hình thức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược chi tiết, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn hình thức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược chi tiết.

Điều 4. Lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược   

1. Thời điểm thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và yêu cầu về việc sử dụng kết quả đánh giá môi trường chiến lược được quy định tại Điều 4 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

2. Cơ quan chủ trì lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (sau đây gọi là chủ dự án) thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 3 Thông tư này có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và trình cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định.

Điều 5. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

1. Chủ dự án của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này đến cơ quan tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

2. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng bao gồm:

a) Một (01) văn bản đề nghị thẩm định thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.1 Thông tư này.;

b) Chín (09) bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được đóng thành quyển với hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc, nội dung thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục 1.2 và Phụ lục 1.3 Thông tư này;

c) Chín (09) bản dự thảo văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;

d) Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn chín (09) người, hoặc trong trường hợp cần thiết khác theo yêu cầu của công tác thẩm định, chủ dự án cung cấp thêm báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và dự thảo văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch so với số lượng tài liệu quy định tại điểm b và c khoản này.

3. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết lồng ghép trong báo cáo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bao gồm:

a) Một (01) văn bản đề nghị thẩm định thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.4 Thông tư này;

b) Chín (09) bản dự thảo văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được lồng ghép nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết. Yêu cầu về cấu trúc và nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết lồng ghép trong báo cáo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.5 Thông tư này;

c) Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn chín (09) người, hoặc trong trường hợp cần thiết khác theo yêu cầu của công tác thẩm định, chủ dự án cung cấp thêm dự thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch so với số lượng quy định tại điểm b khoản này.

4. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn bao gồm:

a) Một (01) văn bản đề nghị thẩm định thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.6 Thông tư này;

b) Năm (05) bản dự thảo văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được lồng ghép báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn. Yêu cầu về cấu trúc và nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn lồng ghép trong báo cáo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.7 Thông tư này.

5 Chủ dự án của đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này không phải lập hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

Điều 6. Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

1. Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

2. Việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện thông qua hội đồng thẩm định. Tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Chương 4 Thông tư này.

3. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Điều 8 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

4. Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, phải gửi văn bản thông báo cho chủ dự án để chỉnh sửa, bổ sung.

Điều 7. Trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được thẩm định

1. Thực hiện quy định tại Điều 9 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

2. Gửi lại cơ quan tổ chức thẩm định:

a) Ba (03) bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đã được chỉnh sửa, bổ sung kèm theo một (01) bản được ghi trên đĩa CD; một (01) dự thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được chỉnh sửa và văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.8 Thông tư này trong trường hợp báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng;

b) Ba (03) dự thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được chỉnh sửa, bổ sung kèm theo một (01) bản được ghi trên đĩa CD; văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.8 Thông tư này trong trường hợp báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết thực hiện dưới hình thức lồng ghép trong báo cáo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoặc báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn.

Điều 8. Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

1. Cơ quan tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược gửi hồ sơ báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược cho cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, bao gồm:

a) Một (01) văn bản báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.9 Thông tư này;

b) Một (01) bản sao văn bản của chủ dự án giải trình về việc tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

2. Thời hạn gửi hồ sơ báo cáo kết quả thẩm định chậm nhất là mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đã được chỉnh sửa, bổ sung kèm theo văn bản giải trình của chủ dự án.

Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi nhận được hồ sơ báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

1. Xem xét toàn diện, khách quan các đề xuất, kiến nghị được nêu trong hồ sơ báo cáo kết quả thẩm định của cơ quan tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và việc tiếp thu ý kiến thẩm định của chủ dự án.

2. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu chủ dự án chỉnh sửa, bổ sung dự thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trên cơ sở xem xét hồ sơ báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

Chương 3

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Điều 10. Đối tượng, thời điểm lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:

a) Dự án có thứ tự từ mục 1 đến mục 143 và mục 145 Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP; dự án có tên gọi khác nhưng có tính chất, quy mô tương đương các dự án có thứ tự từ mục 1 đến mục 143 Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;

b) Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường tới mức tương đương với các đối tượng từ mục 1 đến mục 143 Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;

c) Dự án thuội đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

2. Chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và trình cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định và phê duyệt. Thời điểm lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

Điều 11. Lập lại và thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa đi vào vận hành phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án hoặc không triển khai thực hiện dự án trong thời gian ba sáu (36) tháng, kể từ thời điểm ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ làm gia tăng phạm vi gây tác động hoặc làm gia tăng các tác động tiêu cực đến môi trường không do chất thải gây ra hoặc làm gia tăng tổng lượng chất thải hoặc phát sinh các loại chất thải mới, chất thải có thành phần gây ô nhiễm cao hơn so với kết quả tính toán, dự báo trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

2. Việc lập lại, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại các Điều 12, 13, 14 và Điều 15 Thông tư này.

3. Chủ dự án chỉ được triển khai thực hiện những nội dung thay đổi sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.

Điều 12. Tham vấn ý kiến trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Việc tham vấn ý kiến trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

2. Văn bản của chủ dự án gửi xin ý kiến tham vấn thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.1 Thông tư này.

3. Văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức được xin ý kiến tham vấn thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.2 Thông tư này.

4. Trong quá trình tham vấn, chủ dự án có trách nhiệm bảo đảm văn bản xin ý kiến tham vấn kèm theo tài liệu tóm tắt về các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường của dự án được gửi đến các cơ quan, tổ chức được tham vấn.

5. Thời hạn trả lời ý kiến tham vấn đối với cơ quan, tổ chức được tham vấn ý kiến là mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến tham vấn do chủ dự án gửi đến.

Điều 13. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Một (01) văn bản của chủ dự án đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.3 Thông tư này.

2. Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07) người, hoặc trong trường hợp cần thiết khác theo yêu cầu của công tác thẩm định, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục 2.4 và 2.5 Thông tư này.

3. Một (01) bản dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi).

4. Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này, ngoài các văn bản quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, phải kèm theo một (01) bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, quyết định phê duyệt hoặc giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường hoặc văn bản chứng minh bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang vận hành.

5. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này, ngoài các văn bản quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, phải kèm theo một (01) bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước đó.

Điều 14. Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc thẩm định, cách thức tiến hành và các hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Điều 18 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP. 

2. Tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Chương 4 Thông tư này.

Điều 15. Quy trình và thời hạn thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Quy trình và thời hạn thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tương ứng tại Điều 19 và Điều 20 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

2. Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện phải chính sửa, bổ sung, chủ dự án hoàn thiện báo cáo, ký vào phía dưới của từng trang báo cáo (từ trang bìa thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.4 Thông tư này) nhân bản, đóng thành quyển gáy cứng, đóng dấu (nếu có) và gửi báo cáo đến cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với số lượng đủ để gửi tới các địa chỉ quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP kèm theo một (01) bản được ghi trên đĩa CD và văn bản của chủ dự án giải trình về những chỉnh sửa, bổ sung nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu trong văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan thường trực thẩm định. 

3. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.6 Thông tư này.

Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt

1. Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường:

a) Chứng thực báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.7 Thông tư này;

b) Gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chứng thực đến các địa chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

2. Trách nhiệm của chủ dự án:

a) Điều chỉnh dự án đầu tư để đảm bảo phù hợp với yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;

b) Công khai thông tin về dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;

c) Thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Chương 5 Thông tư này trước khi đưa dự án đi vào vận hành chính thức.

Chương 4

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Điều 17. Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

2. Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quyết định hoặc ủy quyền cho thủ trưởng cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường trực thuộc quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

3. Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thành lập cho từng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, từng báo cáo đánh giá tác động môi trường.

4. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3.1 Thông tư này.

Điều 18. Thành phần và cơ cấu của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Thành phần, cơ cấu của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

2. Thành phần và cơ cấu của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP. Trường hợp dự án nằm trong: khu kinh tế; khu công nghiệp; khu công nghệ cao; khu chế xuất; cụm công nghiệp; khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung khác (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung), thành phần hội đồng thẩm định có thể có đại diện của cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và đại diện chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung nơi thực hiện dự án.

Điều 19. Chức năng và nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (dưới đây gọi chung là hội đồng thẩm định) có chức năng tư vấn cho thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan tổ chức việc thẩm định; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan tổ chức việc thẩm định về tính khách quan, trung thực của các kết luận thẩm định.

2. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai, trực tiếp giữa các thành viên hội đồng thẩm định và giữa hội đồng thẩm định với chủ dự án (trừ trường hợp thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn dưới hình thức lấy ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản) và kết luận về kết quả thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Thông tư này.

3. Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

4. Các hoạt động của hội đồng thẩm định được tổ chức thực hiện thông qua cơ quan thường trực thẩm định do cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP bố trí, thành lập.

Điều 20. Điều kiện, tiêu chí lựa chọn các chức danh của hội đồng thẩm định

1. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch hội đồng phải là người có chuyên môn về môi trường với ít nhất bảy (07) năm kinh nghiệm nếu có bằng đại học, ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm nếu có bằng thạc sỹ, ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm nếu có bằng tiến sỹ hoặc phải là lãnh đạo của cơ quan tổ chức việc thẩm định hoặc cơ quan thường trực thẩm định.

2. Ủy viên phản biện phải là người có chuyên môn về môi trường hoặc phù hợp với lĩnh vực của dự án (trong đó phải có ít nhất một (01) Ủy viên phản biện có chuyên môn về môi trường) với ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm nếu có bằng đại học, ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm nếu có bằng thạc sỹ, ít nhất một (01) năm kinh nghiệm nếu có bằng tiến sỹ.

3. Ủy viên thư ký phải là cán bộ của cơ quan thường trực thẩm định.

4. Ủy viên hội đồng phải là người có chuyên môn về môi trường hoặc phù hợp với lĩnh vực của dự án với ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm nếu có bằng đại học, ít nhất hai (02) năm kinh nghiệm nếu có bằng thạc sỹ, hoặc có bằng tiến sỹ.

Điều 21. Trách nhiệm của Ủy viên hội đồng

1. Nghiên cứu báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ, tài liệu liên quan do cơ quan thường trực thẩm định cung cấp.

2. Tham gia các cuộc họp của hội đồng thẩm định, các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các hoạt động điều tra, khảo sát được tổ chức trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường theo sự bố trí của cơ quan thường trực thẩm định.

3. Viết các báo cáo chuyên đề đánh giá, thẩm định các nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường theo sự phân công của cơ quan thường trực thẩm định.

4. Viết bản nhận xét về báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 3.2 Thông tư này gửi cơ quan thường trực thẩm định trước phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định ít nhất một (01) ngày làm việc; trình bày bản nhận xét tại phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định.

5. Viết phiếu thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 3.3 Thông tư này.

6. Viết nhận xét về báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chủ dự án chỉnh sửa, bổ sung sau phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan thường trực thẩm định.

7. Quản lý các tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật và nộp lại các tài liệu này khi có yêu cầu của cơ quan thường trực thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

8. Chịu trách nhiệm trước cơ quan tổ chức thẩm định và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá đưa ra đối với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định.

Điều 22. Quyền hạn của Ủy viên hội đồng

1. Đề nghị cơ quan thường trực thẩm định cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan đến hồ sơ đề nghị thẩm định để nghiên cứu, đánh giá.

2. Đề xuất với cơ quan thường trực thẩm định tổ chức các cuộc họp, hội nghị chuyên đề và các hoạt động khác để phục vụ trực tiếp công việc thẩm định.

3. Được tham dự các cuộc họp của hội đồng thẩm định; tham gia các cuộc họp, hội nghị chuyên đề và các hoạt động khác để phục vụ trực tiếp công việc thẩm định theo bố trí của cơ quan thường trực thẩm định.

4. Đối thoại trực tiếp với chủ dự án và tư vấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường tại phiên họp của hội đồng thẩm định; được bảo lưu ý kiến trong trường hợp có ý kiến khác với kết luận của hội đồng thẩm định.

5. Được hưởng thù lao theo chế độ tài chính hiện hành khi thực hiện các nhiệm vụ: viết bản nhận xét báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường; tham gia các cuộc họp của hội đồng thẩm định, các hội nghị, hội thảo chuyên đề và các hoạt động khác được giao trong quá trình thẩm định; được thanh toán các khoản chi phí đi lại, ăn, ở và các chi phí khác theo quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động của hội đồng thẩm định.

Điều 23. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch hội đồng

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên hội đồng quy định tại các Điều 21 và 22 Thông tư này, Chủ tịch hội đồng còn có trách nhiệm, quyền hạn sau đây:

1. Điều hành các cuộc họp của hội đồng thẩm định.

2. Xử lý các ý kiến được nêu trong các cuộc họp của hội đồng thẩm định và kết luận các cuộc họp của hội đồng thẩm định.

3. Ký biên bản cuộc họp và chịu trách nhiệm trước cơ quan tổ chức thẩm định và trước pháp luật về các kết luận đưa ra trong các cuộc họp của hội đồng thẩm định.

Điều 24. Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Chủ tịch hội đồng

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên hội đồng quy định tại các Điều 21 và 22 Thông tư này, Phó Chủ tịch hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn như của Chủ tịch hội đồng trong trường hợp Chủ tịch hội đồng vắng mặt.

Điều 25. Trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên phản biện

Ngoài các trách nhiệm và quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 8 Điều 21 và Điều 22 Thông tư này, Ủy viên phản biện có trách nhiệm viết nhận xét về các nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường theo mẫu quy định tương ứng tại Phụ lục 3.4 và Phụ lục 3.5 Thông tư này.

Điều 26. Trách nhiệm và quyền hạn của Uỷ viên thư ký

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên hội đồng quy định tại các Điều 21 và 22 Thông tư này, Ủy viên thư ký còn có trách nhiệm và quyền hạn sau:

1. Cung cấp mẫu bản nhận xét và mẫu phiếu thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các thành viên hội đồng thẩm định.

2. Báo cáo Chủ tịch hội đồng về những tồn tại chính của hồ sơ trên cơ sở tự nghiên cứu và tổng hợp ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định; báo cáo Chủ tịch hội đồng và cơ quan thường trực thẩm định về các hoạt động quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, nếu có.

3. Thông tin cho hội đồng thẩm định ý kiến nhận xét của các thành viên hội đồng thẩm định không tham dự phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định và ý kiến bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường gửi cơ quan thường trực thẩm định, nếu có.

4. Ghi và ký biên bản các cuộc họp của hội đồng thẩm định; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực về nội dung biên bản các cuộc họp của hội đồng thẩm định.

5. Lập các hồ sơ, chứng từ phục vụ việc thanh quyết toán các hoạt động của hội đồng thẩm định.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho hoạt động của hội đồng thẩm định theo yêu cầu của cơ quan thường trực thẩm định.

Điều 27. Trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên hội đồng là đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tham gia hội đồng thẩm định do các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên hội đồng ứng với chức danh cụ thể trong hội đồng được quy định tại Thông tư này, Ủy viên hội đồng là đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tham gia hội đồng thẩm định do các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập còn có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

1. Thu thập, cung cấp cho hội đồng thẩm định các thông tin, tài liệu liên quan đến chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án; chịu trách nhiệm về các thông tin, tài liệu cung cấp cho hội đồng thẩm định.

2. Trong trường hợp không tham gia các hoạt động của hội đồng thẩm định, được ủy quyền bằng văn bản cho người cùng cơ quan tham gia với đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của Ủy viên hội đồng. 

Điều 28. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thường trực thẩm định

1. Rà soát tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường để tiến hành việc thẩm định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, phải có văn bản trả lại hồ sơ trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc đối với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và năm (05) ngày làm việc đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường, kể từ ngày nhận được hồ sơ do chủ dự án gửi đến.

2. Dự thảo quyết định thành lập hội đồng thẩm định với cơ cấu và thành phần theo quy định tại Điều 18 Thông tư này theo mẫu quy định tại Phụ lục 3.1 Thông tư này trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3. Yêu cầu chủ dự án cung cấp, bổ sung các tài liệu trong trường hợp cần thiết và gửi tài liệu cho các thành viên hội đồng thẩm định trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thành lập hội đồng thẩm định.

4. Tổ chức lấy ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường không có người đại diện tham gia trong thành phần hội đồng thẩm định do Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập theo quy định tại Điều 29 Thông tư này.

5. Thu thập, cung cấp các thông tin liên quan đến chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoặc dự án cho hội đồng thẩm định.

6. Tổ chức các cuộc họp của hội đồng thẩm định và các hoạt động quy định tại khoản 7 Điều 7 và khoản 4 Điều 18 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

7. Thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về kết quả thẩm định và những yêu cầu liên quan đến việc hoàn chỉnh hồ sơ thẩm định trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức phiên họp chính thức cuối cùng của hội đồng thẩm định. Nội dung của văn bản thông báo phải chỉ rõ một (01) trong các tình trạng sau đây về kết quả thẩm định: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua.

8. Tổ chức rà soát nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ dự án gửi lại sau khi chỉnh sửa, bổ sung. Trong trường hợp cần thiết, có văn bản đề nghị một số thành viên hội đồng tiếp tục cho ý kiến nhận xét về báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chủ dự án chỉnh sửa, bổ sung.

9. Dự thảo văn bản báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.9 Thông tư này đối với trường hợp thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; dự thảo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.6 Thông tư này đối với trường hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

10. Lập dự toán, thanh quyết toán các khoản chi phí chi hoạt động của hội đồng thẩm định.

Điều 29. Tổ chức Lấy ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường không có đại diện tham gia trong thành phần hội đồng thẩm định do Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập

1. Cơ quan thường trực thẩm định gửi báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đến Sở Tài nguyên và Môi trường của các địa phương có liên quan trực tiếp đến các vấn đề môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch không có đại diện tham gia trong thành phần hội đồng thẩm định và báo cáo đánh giá tác động môi trường đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thực hiện dự án không có đại diện tham gia trong thành phần hội đồng để lấy ý kiến.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của cơ quan thường trực thẩm định trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan thường trực thẩm định.

4. Ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường được đưa ra xem xét, thảo luận tại phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định.

Điều 30. Điều kiện tiến hành phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định

Phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

1. Có sự tham gia (hiện diện trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến) từ hai phần ba (2/3) trở lên số lượng thành viên hội đồng thẩm định theo quyết định thành lập, trong đó bắt buộc phải có: Chủ tịch hội đồng hoặc Phó Chủ tịch hội đồng trong trường hợp Chủ tịch hội đồng vắng mặt (sau đây gọi chung là người chủ trì phiên họp), ít nhất một (01) Uỷ viên phản biện và Ủy viên thư ký.

2. Có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền của chủ dự án hoặc người được cấp có thẩm quyền của chủ dự án ủy nhiệm tham gia.

3. Chủ dự án đã nộp phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường  theo quy định của pháp luật.

Điều 31. Đại biểu tham gia các cuộc họp của hội đồng thẩm định

1. Thành phần đại biểu tham gia các cuộc họp của hội đồng thẩm định do cơ quan thường trực thẩm định quyết định và mời tham dự.

2. Đại biểu tham gia được phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của hội đồng thẩm định, chịu sự điều hành của người chủ trì phiên họp, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Nội dung và trình tự phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định

1. Uỷ viên thư ký đọc quyết định thành lập hội đồng thẩm định, giới thiệu thành phần tham dự và báo cáo tóm tắt về quá trình xử lý hồ sơ thẩm định, cung cấp thông tin về các hoạt động của hội đồng thẩm định và cơ quan thường trực thẩm định đã thực hiện.

2. Người chủ trì phiên họp điều hành phiên họp theo thẩm quyền được quy định tại Điều 23 Thông tư này.

3. Chủ dự án (hoặc đơn vị tư vấn được chủ dự án uỷ quyền) trình bày tóm tắt nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường.

4. Chủ dự án và các thành viên hội đồng thẩm định trao đổi, thảo luận về những vấn đề chưa rõ (nếu có) của hồ sơ.

5. Các ủy viên phản biện và các thành viên khác trong hội đồng thẩm định trình bày bản nhận xét, đánh giá.

6. Ủy viên thư ký đọc bản nhận xét của các thành viên hội đồng thẩm định vắng mặt và ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường không có đại diện trong thành phần hội đồng thẩm định.

7. Các đại biểu tham dự phát biểu ý kiến, nếu có.

8. Hội đồng thẩm định có thể họp riêng (do người chủ trì phiên họp quyết định) để thống nhất nội dung kết luận của hội đồng thẩm định trong trường hợp các thành viên hội đồng thẩm định có ý kiến trái ngược nhau.

9. Người chủ trì phiên họp công bố kết luận của hội đồng thẩm định.

10. Các thành viên hội đồng thẩm định có ý kiến khác với kết luận của người chủ trì phiên họp đưa ra, nếu có.

11. Chủ dự án phát biểu, nếu có.

12. Người chủ trì phiên họp tuyên bố kết thúc phiên họp.

Điều 33. Nội dung kết luận của hội đồng thẩm định

1. Kết luận của hội đồng thẩm định phải thể hiện rõ những nội dung sau đây:

a) Những nội dung của hồ sơ đáp ứng yêu cầu;

b) Những tồn tại của hồ sơ; các yêu cầu, khuyến nghị liên quan đến việc hoàn chỉnh hồ sơ (nếu có) dựa trên cơ sở ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định;

c) Kết quả thẩm định ở một (01) trong ba (03) mức độ: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua dựa trên cơ sở kết quả kiểm phiếu thẩm định theo nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Nguyên tắc đưa ra kết quả thẩm định:

a) Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: khi tất cả thành viên hội đồng thẩm định tham dự phiên họp có phiếu thẩm định (hoặc bản nhận xét trong trường hợp không tổ chức họp Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn) nhất trí thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;

b) Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên hội đồng tham dự có phiếu thẩm định (hoặc bản nhận xét trong trường hợp không tổ chức họp hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn) đồng ý thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung;

c) Không thông qua: khi có trên một phần ba (1/3) số thành viên hội đồng có phiếu thẩm định (hoặc bản nhận xét trong trường hợp không tổ chức họp hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn) không thông qua.

Điều 34. Hình thức và nội dung biên bản phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định

1. Biên bản phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 3.6 Thông tư này. Ý kiến của chủ dự án, của các thành viên hội đồng và của các đại biểu tham dự phiên họp phải được ghi chép đầy đủ, trung thực trong biên bản phiên họp.

2. Biên bản phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định phải được người chủ trì phiên họp và Ủy viên thư ký ký vào góc phía dưới bên trái của từng trang, ký và ghi rõ họ tên chức danh trong hội đồng ở trang cuối cùng.

Chương 5

THỰC HIỆN VÀ KIỂM TRA, XÁC NHẬN VIỆC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRƯỚC KHI ĐƯA DỰ ÁN VÀO VẬN HÀNH CHÍNH THỨC

Điều 35. Trách nhiệm của chủ dự án trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức

1. Trước khi đưa dự án đi vào vận hành chính thức, chủ dự án có trách nhiệm:

a) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm quy định tại Điều 23 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án quy định tại Điều 26 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;

b) Vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phục vụ giai đoạn vận hành của dự án;

c) Lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 39 Thông tư này.

2. Đối với trường hợp dự án không có công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành, chủ dự án không phải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.

3. Đối với trường hợp dự án liên quan đến xử lý chất thải nguy hại:

a) Dự án xử lý chất thải nguy hại không có các hạng mục đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác ngoài việc vận chuyển, xử lý, tái chế, tiêu hủy chất thải nguy hại và thuộc thẩm quyền cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chủ dự án không phải thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này nhưng phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;

b) Dự án liên quan đến xử lý chất thải nguy hại không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này, chủ dự án phải thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án theo quy định tại Thông tư này để được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trước khi xin cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại.

Điều 36. Thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn thi công xây dựng của dự án

1. Chủ dự án có trách nhiệm tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn thi công xây dựng của dự án.

2. Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn thi công xây dựng của dự án trong trường hợp cần thiết.

3. Hoạt động kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn thi công xây dựng của dự án được tiến hành thông qua đoàn kiểm tra do cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 39 Thông tư này thành lập với thành phần, cơ cấu quy định tại Điều 40 Thông tư này. Nội dung kiểm tra và trách nhiệm của đoàn kiểm tra do cơ quan thành lập đoàn kiểm tra quyết định.

4. Cơ quan thành lập đoàn kiểm tra có thể thuê các đơn vị tư vấn độc lập giám sát việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn thi công xây dựng.

5. Cơ quan tổ chức việc kiểm tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về kết quả kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn thi công xây dựng của dự án trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra.

Điều 37. Vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải

1. Việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phải được tiến hành đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm dự án.

2. Trước khi tiến hành vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải, chủ dự án phải có văn bản thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm cho cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4.1 Thông tư này.

3. Việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải kéo dài không quá sáu (06) tháng, kể từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.

4. Trong quá trình vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải, chủ dự án phải tự tiến hành hoặc thuê đơn vị có đủ năng lực và tư cách pháp nhân tiến hành lấy mẫu, đo đạc, phân tích thành phần và những tính chất đặc trưng của chất thải trước và sau khi được xử lý. Số lần tiến hành lấy mẫu và phân tích thành phần của chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án phải bảo đảm tối thiểu là ba (03) lần ở các thời điểm khác nhau. Thời điểm lấy mẫu tùy thuộc vào tính chất của từng hạng mục công trình của dự án cụ thể để bảo đảm các mẫu chất thải là đại diện, đặc trưng cho giai đoạn vận hành của dự án.

5. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP không phải thực hiện việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải, nhưng phải thực hiện việc lấy mẫu phân tích các loại chất thải sau khi được xử lý bởi các công trình xử lý chất thải đã được xây lắp tối thiểu ba (03) lần tại các thời điểm khác nhau trong điều kiện sản xuất bình thường để lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án để được kiểm tra, xác nhận trước ngày 05 tháng 6 năm 2013.

6. Trong quá trình vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải, nếu phát hiện chất thải xả ra môi trường không đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, chủ dự án phải dừng ngay hoạt động vận hành thử nghiệm, thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc phát tán chất thải ra môi trường và thông báo khẩn cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan nơi có dự án để chỉ đạo và phối hợp xử lý. Trường hợp gây ra sự cố môi trường hoặc chất thải xả ra môi trường không đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn dẫn đến thiệt hại cho tổ chức, cá nhân, chủ dự án phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án

1. Hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án gồm:

a) Một (01) văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 4.2 Thông tư này;

b) Một (01) bản sao quyết định phê duyệt kèm theo bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;

c) Năm (05) báo cáo kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 4.3 Thông tư này. Trường hợp dự án nằm trên địa bàn từ hai (02) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, chủ dự án phải gửi thêm số lượng báo cáo bằng số lượng các tỉnh tăng thêm để phục vụ công tác kiểm tra;

d) Phụ lục kèm theo với số lượng bằng số lượng báo cáo kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án quy định tại điểm c khoản này. Các tài liệu của phụ lục thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP

2. Trường hợp dự án được đầu tư theo nhiều giai đoạn hoặc có nhiều hạng mục độc lập, chủ dự án được lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án theo từng giai đoạn hoặc theo các hạng mục độc lập của dự án. 

Điều 39. Kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án

1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) giao cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường trực thuộc (sau đây gọi chung là cơ quan kiểm tra, xác nhận) tổ chức kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của mình.

2. Cơ quan kiểm tra, xác nhận tổ chức kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án sau khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 38 Thông tư này.

3. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 38 Thông tư này, cơ quan kiểm tra, xác nhận tổ chức kiểm tra, xác nhận cho từng giai đoạn của dự án hoặc cho các hạng mục độc lập của dự án.

4. Quy trình, thời hạn, cách thức kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án được quy định tại các Điều 27 và 28 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

5. Hoạt động kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án được thực hiện thông qua đoàn kiểm tra do cơ quan kiểm tra, xác nhận thành lập với thành phần, cơ cấu quy định tại Điều 40 Thông tư này.

6. Hoạt động kiểm tra việc khắc phục các nội dung còn tồn tại của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã được chủ dự án khắc phục quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại Điều 44 Thông tư này.

7. Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4.4 Thông tư này.

Điều 40. Thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án

1. Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan kiểm tra, xác nhận ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 4.5 Thông tư này.

2. Thành phần đoàn kiểm tra gồm: các cán bộ của cơ quan kiểm tra, xác nhận và các chuyên gia về môi trường, lĩnh vực liên quan đến dự án và theo cơ cấu: một (01) Trưởng đoàn là cán bộ của cơ quan kiểm tra, xác nhận, trong trường hợp cần thiết có thể có một (01) Phó trưởng đoàn; một (01) Thư ký và các thành viên.

3. Trường hợp việc kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường không do Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện, ngoài thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, trong thành phần đoàn kiểm tra còn có đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thực hiện dự án.

4. Trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, ngoài thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, trong thành phần đoàn kiểm tra có thể có đại diện cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp huyện nơi thực hiện dự án.

Điều 41. Nguyên tắc làm việc của đoàn kiểm tra 

1. Đoàn kiểm tra làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai giữa các thành viên và giữa các thành viên với đại diện chủ dự án trong các cuộc họp và trong quá trình kiểm tra thực tế các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện.

2. Đoàn kiểm tra tiến hành việc kiểm tra thực tế các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Có mặt ít nhất hai phần ba (2/3) số lượng thành viên đoàn kiểm tra theo quyết định thành lập của cơ quan kiểm tra, xác nhận, trong đó, phải có sự tham gia của Trưởng đoàn (hoặc Phó trưởng đoàn khi Trưởng đoàn vắng mặt) và Thư ký đoàn kiểm tra;

b) Có mặt của đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

Điều 42. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên đoàn kiểm tra

1. Trách nhiệm và quyền hạn chung của các thành viên đoàn kiểm tra: 

a) Nghiên cứu hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;

b) Thông qua Thư ký đoàn kiểm tra, yêu cầu chủ dự án cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu liên quan đến dự án để tham khảo, nghiên cứu phục vụ việc nhận xét, đánh giá về việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện trên thực tế và thể hiện trên hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận;

c) Tham gia các cuộc họp, các hoạt động kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trên thực tế do cơ quan kiểm tra, xác nhận tổ chức;

d) Đối thoại với chủ dự án về các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã được chủ dự án thực hiện trong quá trình kiểm tra thực tế;

đ) Viết bản nhận xét, đánh giá việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 4.6 Thông tư này gửi Thư ký đoàn kiểm tra để tổng hợp; chịu trách nhiệm trước cơ quan thành lập đoàn kiểm tra và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá của mình;

e) Quản lý các tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật và nộp lại khi có yêu cầu của cơ quan thực hiện việc kiểm tra, xác nhận sau khi hoàn thành nhiệm vụ;

g) Được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật hiện hành khi thực hiện các nhiệm vụ: đi kiểm tra thực tế; tham dự các cuộc họp của đoàn kiểm tra; viết bản nhận xét, đánh giá việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

2. Trách nhiệm và quyền hạn của Thư ký đoàn kiểm tra:

Ngoài các trách nhiệm và quyền hạn chung quy định tại khoản 1 Điều này, Thư ký đoàn kiểm tra còn có các trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

a) Liên hệ với chủ dự án, các thành viên đoàn kiểm tra, các tổ chức, cá nhân có liên quan để sắp xếp lịch trình công tác của đoàn kiểm tra;

b) Tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá của các thành viên đoàn kiểm tra và báo cáo Trưởng đoàn;

c) Lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4.7 Thông tư này;

d) Dự thảo biên bản kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án một cách đầy đủ, chính xác theo quy định tại Điều 43 Thông tư này.

3. Ngoài các trách nhiệm và quyền hạn chung của thành viên đoàn kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này, Phó trưởng đoàn kiểm tra còn có các trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng đoàn kiểm tra quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp Trưởng đoàn vắng mặt.

4. Trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng đoàn kiểm tra:

Ngoài các trách nhiệm và quyền hạn chung quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng đoàn kiểm tra còn có các trách nhiệm và quyền hạn sau:

a) Chịu trách nhiệm chung về hoạt động của đoàn kiểm tra;

b) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn kiểm tra;

c) Chủ trì và điều hành các cuộc họp của đoàn kiểm tra;

d) Chủ trì xử lý các kiến nghị của các thành viên đoàn kiểm tra, của chủ dự án và đại diện các cơ quan liên quan trong quá trình kiểm tra thực tế (nếu có).

Điều 43. Nội dung và hình thức thể hiện kết quả kiểm tra

1. Kết quả kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án và kết quả kiểm tra hồ sơ được thể hiện dưới hình thức biên bản kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 4.8 Thông tư này.

2. Nội dung biên bản kiểm tra phải thể hiện trung thực, khách quan về thực trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện trên thực tế ở thời điểm kiểm tra.

3. Biên bản kiểm tra phải được Trưởng đoàn kiểm tra (hoặc Phó trưởng đoàn kiểm tra trong trường hợp Trưởng đoàn kiểm tra vắng mặt), Thư ký đoàn kiểm tra và đại diện có thẩm quyền của chủ dự án ký vào từng trang biên bản, ký và ghi rõ họ tên, chức danh ở trang cuối cùng.

Điều 44. Kiểm tra việc chủ dự án khắc phục các nội dung còn tồn tại của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

1. Hoạt động kiểm tra việc chủ dự án khắc phục các nội dung còn tồn tại của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường được thực hiện thông qua đoàn kiểm tra đã được thành lập trước đó hoặc cơ quan kiểm tra, xác nhận thành lập lại trong trường hợp cần thiết. Việc kiểm tra trong trường hợp này không nhất thiết phải có đầy đủ các điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 41 Thông tư này.

2. Biên bản kiểm tra việc chủ dự án khắc phục các nội dung còn tồn tại của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 4.9 Thông tư này.

3. Đối với các dự án do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, sau khi nhận được báo cáo của chủ dự án về việc đã khắc phục các tồn tại trên hồ sơ và trên thực tế của dự án, cơ quan kiểm tra, xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định thực hiện việc kiểm tra việc chủ dự án khắc phục các nội dung còn tồn tại của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo một (01) trong các hình thức sau đây:

a) Tổ chức kiểm tra lại theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này;

b) Ủy nhiệm cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thực hiện dự án kiểm tra.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường được ủy nhiệm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này có trách nhiệm:

a) Tổ chức và tiến hành kiểm tra việc chủ dự án khắc phục các tồn tại trên thực tế theo nội dung được nêu trong văn bản ủy nhiệm trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản ủy nhiệm;

b) Lập biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 4.9 Thông tư này;

c) Có văn bản thông báo kết quả kiểm tra lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 4.10 Thông tư này gửi cơ quan ủy nhiệm trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra.

Chương 6

CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 45. Đối tượng phải lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường 

1. Chủ các dự án, tổ chức, cá nhân đề xuất các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là chủ dự án) sau phải lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường:

a) Dự án có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP; đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất;

b) Dự án, đề xuất cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường nhưng chưa tới mức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

2. Dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng chưa đi vào vận hành phải lập và đăng ký lại bản cam kết bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi địa điểm thực hiện;

b) Không triển khai thực hiện trong thời hạn hai bốn (24) tháng, kể từ ngày bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký;

c) Tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ làm gia tăng phạm vi gây tác động hoặc làm gia tăng các tác động tiêu cực đến môi trường không do chất thải gây ra hoặc làm gia tăng tổng lượng chất thải hoặc phát sinh các loại chất thải mới, chất thải có thành phần gây ô nhiễm cao hơn so với dự báo trong bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký nhưng chưa tới mức phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 46. Hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

1. Hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường đối với dự án thuộc đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường gồm:

a) Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường với hình thức trang bìa, trang phụ bìa; cấu trúc và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục 5.1 và 5.2 Thông tư này;

b) Một (01) dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) có chữ ký (ghi rõ họ tên, chức danh) của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có) của cơ quan chủ dự án.

2. Hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường đối với đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường gồm:

a) Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường với yêu cầu về cấu trúc và nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.3 Thông tư này;

b) Một (01) bản đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được chứng thực bởi chữ ký của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có) của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

3. Đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư này, ngoài các văn bản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường phải kèm theo một (01) bản sao văn bản chứng minh bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động.

4. Đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư này, ngoài các văn bản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường phải kèm theo một (01) bản sao văn bản chứng minh việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh trước đó.

Điều 47. Tổ chức thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

1. Việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại các Điều 31, 32 và 33 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

2. Văn bản ủy quyền tổ chức thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện theo mẫu quy định Phụ lục 5.4 Thông tư này.

3. Văn bản thông báo cho chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về việc không chấp nhận bản cam kết bảo vệ môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.5 Thông tư này.

Điều 48. Trách nhiệm của chủ dự án và của cơ quan nhà nước sau khi bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký

1. Trách nhiệm của chủ dự án sau khi bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký quy định tại Điều 35 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP và các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án, triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh.

2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư này, chủ dự án chỉ được triển khai thực hiện những nội dung thay đổi sau khi được đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

3. Sau khi chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã được ủy quyền có trách nhiệm:

a) Thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.6 Thông tư này cho chủ dự án;

b) Gửi bản cam kết bảo vệ môi trường cho các cơ quan liên quan theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;

c) Thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 36 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

Chương 7

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 49. Tổ chức thực hiện

1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoạt động đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP và theo mẫu quy định tại các Phụ lục 6.1, 6.2, 6.3 và 6.4 Thông tư này. 

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng Cục Môi trường bố trí Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ và làm cơ quan thường trực thẩm định đối với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền tổ chức thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; tổ chức kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thi công xây dựng; làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của các dự án do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp tăng cường đầu tư cho hệ thống thông tin dữ liệu về các hoạt động liên quan đến đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

Điều 50. Điều khoản thi hành

1. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 9 năm 2011.

Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường và Thông tư số 13/2009/TT-BTNMT ngày 18 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để hướng dẫn, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ TN&MT;
- Lưu: VT, PC, TCMT (34). MDung 320.

BỘ TRƯỞNG




Phạm Khôi Nguyên

 

PHỤ LỤC 1.1

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC CHI TIẾT DƯỚI HÌNH THỨC BÁO CÁO RIÊNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

(1)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ...
V/v đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng của  (2)

(Địa danh), ngày…  tháng … năm …

Kính gửi: (3)

 
Chúng tôi là: (1), Chủ dự án: (2), thuộc mục… Phụ lục I Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
(2) sẽ do (4) phê duyệt.
Địa chỉ liên hệ: …
Điện thoại: …; Fax: …; E-mail: …
Xin gửi đến (3) hồ sơ gồm:
- Chín (09) bản dự thảo (2);
- Chín (09) bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng của (2) bằng tiếng Việt.
Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng của (2).

 


Nơi nhận:
- Như trên;
-
- Lưu …

(5)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Cơ quan chủ dự án;
(2) Tên đầy đủ của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
(3) Cơ quan tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
(4) Cơ quan phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
(5) Thủ trưởng cơ quan chủ dự án.

PHỤ LỤC 1.2

MẪU BÌA VÀ TRANG PHỤ BÌA
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC CHI TIẾT DƯỚI HÌNH THỨC BÁO CÁO RIÊNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

 

(Tên cơ quan chủ quản)

(Chủ dự án)

 

 

 

 

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

của (1)

 

 

CHỦ DỰ ÁN (*)

(Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án ký, ghi họ tên, đóng dấu)

ĐƠN VỊ TƯ VẤN (nếu có) (*)

(Đại diện có thẩm quyền của đơn vị ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng… năm…

 

 

Ghi chú:

(1): Tên đầy đủ của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;

(*): Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.


PHỤ LỤC 1.3

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC CHI TIẾT DƯỚI HÌNH THỨC BÁO CÁO RIÊNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

- Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (CQK), trong đó nêu rõ là loại CQK mới, CQK điều chỉnh bổ sung hay loại khác.

- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thẩm định CQK.

- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt CQK.

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

2.1. Căn cứ pháp luật

- Liệt kê các văn bản pháp luật làm căn cứ để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) của CQK, trong đó nêu đầy đủ chính xác: mã số, tên, ngày ban hành, cơ quan ban hành của từng văn bản.

- Liệt kê các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng được sử dụng để thực hiện ĐMC của CQK (nếu có).

2.2. Căn cứ kỹ thuật và tài liệu tham khảo

- Liệt kê các tài liệu trong nước, ngoài nước hướng dẫn về kỹ thuật ĐMC đã sử dụng để thực hiện ĐMC của CQK, trong đó nêu đầy đủ, chính xác: tên, tác giả, thời gian ban hành, nơi ban hành hoặc nơi lưu giữ của từng tài liệu.

- Liệt kê các tài liệu tham khảo của các cá nhân, cơ quan khác có những thông tin, dữ liệu được sử dụng để thực hiện ĐMC.

- Đánh giá mức độ chi tiết, tin cậy, tính cập nhật, tính đồng bộ của căn cứ kỹ thuật và thông tin tham khảo.

2.3. Thông tin tự tạo lập

- Liệt kê các tài liệu của cơ quan chịu trách nhiệm lập CQK; của cá nhân, đơn vị tư vấn về ĐMC (nếu có) có những thông tin, dữ liệu được sử dụng để thực hiện ĐMC.

- Đánh giá mức độ chi tiết, tin cậy, tính cập nhật, tính đồng bộ của nguồn thông tin tự tạo lập.

3. Phương pháp sử dụng để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

3.1. Phương pháp ĐMC

Liệt kê đầy đủ các phương pháp ĐMC đã được sử dụng để thực hiện ĐMC, đồng thời, chỉ dẫn rõ ràng: từng phương pháp đã được sử dụng như thế nào, đối với bước nào của ĐMC; mức độ phù hợp và độ tin cậy của từng phương pháp dựa trên cơ sở của nguồn thông tin đã sử dụng.

3.2. Phương pháp khác

Liệt kê đầy đủ các phương pháp về điều tra, khảo sát, phân tích thí nghiệm và các phương pháp có liên quan khác đã được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐMC, đồng thời, chỉ dẫn rõ ràng: từng phương pháp đã được sử dụng như thế nào, đối với bước nào của báo cáo ĐMC; mức độ phù hợp và độ tin cậy của từng phương pháp.

4. Tổ chức thực hiện ĐMC

- Mô tả mối liên kết giữa quá trình lập CQK và quá trình thực hiện ĐMC, trong đó nêu rõ các bước thực hiện ĐMC được gắn kết như thế nào với các bước lập CQK, kèm theo trình bày dưới dạng sơ đồ dòng hoặc dạng bảng.

- Nêu tóm tắt về việc tổ chức, cách thức hoạt động của tổ chuyên gia về ĐMC do cơ quan lập CQK thành lập hoặc cơ quan tư vấn thực hiện ĐMC.

- Danh sách và vai trò của những người trực tiếp tham gia trong quá trình thực hiện ĐMC và trong việc lập báo cáo ĐMC.

- Mô tả cụ thể về quá trình làm việc, thảo luận của tổ chuyên gia về ĐMC với tổ chuyên gia về lập CQK nhằm lồng ghép các nội dung về môi trường vào trong từng giai đoạn của quá trình lập CQK.

Chương 1

MÔ TẢ TÓM TẮT CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH

1. Tên của CQK

Nêu đầy đủ, chính xác tên của CQK.

Lưu ý: tên của CQK phải được thống nhất tại trang bìa, phụ bìa, nội dung báo cáo ĐMC và các tài liệu liên quan khác. 

2. Cơ quan được giao nhiệm vụ lập CQK

Nêu đầy đủ, chính xác thông tin về cơ quan chủ quản và cơ quan được giao nhiệm vụ lập CQK: tên gọi, địa chỉ, phương tiện liên hệ (điện thoại, fax, thư điện tử và các phương tiện khác).

3. Mô tả tóm tắt CQK

Mô tả tóm tắt về nội dung CQK:

- Phạm vi không gian và thời kỳ của CQK.

- Các mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển; cơ cấu tổ chức kinh tế.

- Luận chứng các phương án phát triển của CQK và phương án chọn.

- Phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội trên lãnh thổ, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, định hướng quy hoạch sử dụng đất (nếu có).

- Luận chứng danh mục dự án ưu tiên đầu tư.

- Các định hướng, giải pháp chính về bảo vệ môi trường của CQK.

- Các giải pháp về cơ chế, chính sách.

- Các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm.

- Phương án tổ chức thực hiện CQK.

- Các bản đồ, sơ đồ liên quan (nếu có).

Chương 2

XÁC ĐỊNH PHẠM VI ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ MÔ TẢ DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN CQK

1. Xác định phạm vi của ĐMC và các vấn đề môi trường chính liên quan đến CQK

1.1. Phạm vi thực hiện ĐMC

- Phạm vi không gian, trong đó chỉ rõ những vùng lãnh thổ đã xác định để thực hiện ĐMC.

- Phạm vi thời gian thực hiện ĐMC.

1.2. Các vấn đề môi trường chính liên quan đến CQK

- Nêu rõ các vấn đề môi trường chính liên quan đến CQK cần xem xét trong ĐMC.

- Nêu rõ các mục tiêu môi trường trong các văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường có liên quan đến các vấn đề môi trường đã xác định ở trên.

Lưu ý:

- Các vấn đề môi trường chính cần được mã số hóa và sắp xếp theo thứ tự trước sau để thuận tiện cho việc theo dõi ở các phần tiếp theo.

- Các vấn đề môi trường chính được tiếp tục xem xét trong các bước thực hiện ĐMC.

- Trường hợp dự thảo CQK có nhiều phương án, phải xác định các vấn đề môi trường chính cho từng phương án.

2. Mô tả tóm tắt điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội vùng có khả năng bị tác động

2.1. Điều kiện về địa lý, địa chất

Mô tả tổng quát các điều kiện địa lý (bao gồm cả địa hình, địa mạo), địa chất thuộc vùng có khả năng bị tác động; chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

2.2. Điều kiện về khí tượng - thủy văn

Mô tả tổng quát về các điều kiện khí tượng - thủy văn thuộc vùng có khả năng bị tác động; chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

2.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên

Mô tả tổng quát về hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí, sinh vật, hệ sinh thái và các thành phần môi trường tự nhiên khác thuộc vùng có khả năng bị tác động; chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

2.4. Điều kiện về kinh tế

Mô tả tổng quát về hiện trạng hoạt động của các ngành kinh tế chính thuộc vùng có khả năng bị tác động (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khai khoáng, du lịch, thương mại, dịch vụ và các ngành khác); chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

2.5. Điều kiện về xã hội

Mô tả tổng quát về hiện trạng hoạt động của các công trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử và các công trình liên quan khác thuộc vùng có khả năng bị tác động; chỉ dẫn nguồn tài liệu; dữ liệu tham khảo, sử dụng.

Lưu ý: Việc mô tả điều kiện tự nhiên, môi trường,kinh tế - xã hội cần tập trung vào các thành phần môi trường, đối tượng có khả năng bị tác động bởi CQK

3. Mô tả diễn biến trong quá khứ của các vấn đề môi trường chính liên quan đến CQK

- Dựa trên các thông tin, dữ liệu đã có cần mô tả diễn biến trong quá khứ của các vấn đề môi trường chính liên quan đến CQK, so sánh với các mục tiêu, tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường liên quan.

- Xác định các nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi của các vấn đề môi trường chính này.

4. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp không thực hiện CQK (Phương án 0)

- Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính liên quan đến CQK trong trường hợp không thực hiện CQK theo phạm vi thời gian bắt đầu từ thời điểm xây dựng CQK.

- Xác định các nguyên nhân chính có thể tác động đến các vấn đề môi trường chính (như các quy hoạch, dự án đầu tư khác đang triển khai; các quy hoạch, dự án đầu tư đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai, các động lực thị trường, biến đổi khí hậu…).

Chương 3

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CQK ĐẾN MÔI TRƯỜNG

1. Đánh giá sự phù hợp giữa các quan điểm, mục tiêu của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường

- Đánh giá sự phù hợp hoặc mâu thuẫn giữa các quan điểm, mục tiêu của CQK với các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường đã được các cấp, các ngành xác lập trong các văn bản chính thống có liên quan, như: nghị quyết, chỉ thị của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; và các văn bản chính thống có liên quan khác.

- Dự báo tác động, ảnh hưởng của các quan điểm, mục tiêu của CQK đến các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường liên quan trong các văn bản nêu trên.

2. Đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất và luận chứng phương án chọn

Đánh giá tác động đến môi trường của các phương án phát triển đề xuất (trong trường hợp có từ 02 phương án trở lên) và đưa ra khuyến nghị về lựa chọn, điều chỉnh phương án phát triển dựa trên quan điểm về bảo vệ môi trường.

Lưu ý: tùy thuộc mức độ chi tiết của các phương án đề xuất, việc đánh giá, so sánh các phương án đề xuất cần đảm bảo mức độ chi tiết tương ứng. Trường hợp dự thảo CQK chỉ có một phương án thì phải giải thích rõ.

3. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện CQK

3.1. Đánh giá tác động của CQK đến môi trường

3.1.1. Đánh giá tác động của từng thành phần CQK đến môi trường

- Xác định các thành phần của CQK (các quy hoạch thành phần,các chương trình, dự án, các hoạt động đầu tư và các hoạt động khác) có khả năng gây ra tác động môi trường.

- Đánh giá tác động của từng thành phần CQK đến môi trường: xác định rõ đối tượng chịu tác động, phạm vi không gian và thời gian của tác động, đặc tính tác động, xác suất, khả năng đảo ngược của tác động (cần đánh giá cả các đối tượng tích cực và tiêu cực, tác động trực tiếp và gián tiếp).

- Đánh giá sự phù hợp về quy mô, công nghệ, phân bố không gian, thời gian thực hiện của từng thành phần CQK, các dự án, các hoạt động của CQK.

3.1.2. Đánh giá tác động của toàn bộ CQK đến môi trường

Đánh giá tác động của toàn bộ CQK đến môi trường trên cơ sở tổng hợp các tác động của từng thành phần CQK.

3.2. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính

Dự báo xu hướng của từngvấn đề môi trường chính đã được xác định theo không gian và thời gian cụ thể.

Lưu ý: việc đánh giá tác động của từng thành phần CQK và của toàn bộ CQK đến môi trường cần bám sát các vấn đề môi trường chính đã xác định.

4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy và những vấn đề còn chưa chắc chắn của các dự báo

- Việc nhận xét, đánh giá về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các dự báo, các nhận định đã đưa ra được thực hiện trên cơ sở các nhận xét, đánh giá về nguồn thông tin và các phương pháp (phương pháp ĐMC và phương pháp khác) đã được sử dụng trong ĐMC này.

- Trường hợp có những vấn đề còn thiếu độ tin cậy hoặc chưa chắc chắn trong các đánh giá, dự báo thì phải nêu cụ thể từng vấn đề và kèm theo sự giải thích rõ lý do (thiếu thông tin, dữ liệu; số liệu, dữ liệu hiện có đã bị lạc hậu; thiếu phương pháp; độ tin cậy của phương pháp có hạn; trình độ chuyên môn của các chuyên gia thực hiện ĐMC; các nguyên nhân khác).

Chương 4

THAM VẤN CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

1. Tổ chức việc tham vấn

Mô tả quá trình tổ chức tham vấn các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc tham vấn các bên liên quan đã được thực hiện ở các bước nào trong quá trình ĐMC, mục đích tiến hành tham vấn, đối tượng tiến hành tham vấn, phương pháp tham vấn.

2. Nội dung và kết quả tham vấn

Nêu từng nội dung đã tham vấn kèm theo chỉ dẫn cụ thể về: đối tượng tham vấn, phương pháp tham vấn và tóm tắt kết quả tham vấn của quá trình tham vấn trong từng bước thực hiện ĐMC, trong đó cần làm rõ:

- Các thông tin thu thập được từ các bên liên quan thông qua quá trình tham vấn.

- Các ý kiến đóng góp (bao gồm cả các ý kiến nhất trí và phản đối), các kiến nghị về điều chỉnh, bổ sung CQK của các bên liên quan.

Chương 5

CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG

1. Các nội dung của CQK đã được điều chỉnh trên cơ sở kết quả thực hiện ĐMC

1.1. Các đề xuất, kiến nghị điều chỉnh CQK của nhóm chuyên gia/đơn vị tư vấn thực hiện ĐMC và của các bên liên quan thông qua quá trình tham vấn

- Nêu rõ các đề xuất, kiến nghị điều chỉnh CQK của nhóm chuyên gia/đơn vị tư vấn thực hiện ĐMC.

- Nêu rõ các đề xuất, kiến nghị điều chỉnh CQK của các bên liên quan thông qua quá trình tham vấn.

1.2. Các nội dung của CQK đã được điều chỉnh trên cơ sở kết quả thực hiện ĐMC

Mô tả các nội dung CQK đã được cơ quan lập CQK điều chỉnh trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị nêu tại phần 1.1:

- Các điều chỉnh về quan điểm, mục tiêu, định hướng của CQK.

- Các điều chỉnh về phương án phát triển.

- Các điều chỉnh về phạm vi, quy mô, cơ cấu của phương án phát triển, các phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội hoặc phân bố ngành trên vùng lãnh thổ, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất.

- Các điều chỉnh đối với các dự án thành phần, hoạt động cụ thể trong CQK (loại hình, phương án công nghệ, địa điểm, quy mô, thời gian thực hiện của các dự án thành phần, hoạt động phát triển được đề xuất).

- Các điều chỉnh liên quan đến giải pháp, phương án tổ chức thực hiện CQK.

1.3. Các đề xuất, kiến nghị chưa được tiếp thu

- Các đề xuất, kiến nghị của nhóm chuyên gia/đơn vị tư vấn thực hiện ĐMC chưa được cơ quan lập CQK tiếp thu, giải thích rõ lý do.

- Các đề xuất, kiến nghị của của các bên liên quan thông qua quá trình tham vấn chưa được cơ quan lập CQK tiếp thu, giải thích rõ lý do.

2. Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thực hiện CQK

2.1. Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật

Đề ra các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do việc thực hiện các hoạt động, dự án của CQK; nhận xét, đánh giá về tính khả thi; dự kiến cách thức thực hiện, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng giải pháp.

2.2. Giải pháp về quản lý

Đề ra các giải pháp về quản lý nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do việc thực hiện các hoạt động, dự án của CQK; nhận xét, đánh giá về tính khả thi; dự kiến cách thức thực hiện, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng giải pháp.

2.3. Định hướng về đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Định hướng, yêu cầu về ĐTM đối với các dự án thành phần trong CQK, trong đó chỉ ra các vấn đề môi trường cần chú trọng, các vùng, ngành/lĩnh vực nào cần phải được quan tâm về ĐTM trong quá trình xây dựng các dự án thành phần; lý do chủ yếu.

2.4. Các giải pháp khác.

2.5. Các đề xuất, kiến nghị về điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khác có liên quan

3. Chương trình quản lý môi trường

Đề xuất chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình triển khai thực hiện CQK, trong đó chỉ rõ:

- Nội dung giám sát, các thông số/chỉ thị giám sát, địa điểm, trách nhiệm giám sát, cách thức thực hiện, nguồn lực cần thiết.

- Cách thức phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình thực hiện.

- Chế độ báo cáo trong quá trình thực hiện.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Về mức độ tác động tiêu cực đến môi trường của CQK

- Kết luận chung về sự phù hợp/mâu thuẫn của các mục tiêu của CQK và các mục tiêu về bảo vệ môi trường.

- Mức độ tác động tiêu cực đến môi trường nói chung trong quá trình triển khai CQK.

- Các tác động môi trường tiêu cực không thể khắc phục được kèm theo nguyên nhân.

2. Về hiệu quả của ĐMC

Cần nêu tóm tắt:

- Các nội dung chủ yếu của CQK đã được điều chỉnh.

- Các vấn đề còn chưa có sự thống nhất giữa các nội dung, yêu cầu về phát triển và về bảo vệ môi trường.

- Các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thực hiện CQK.

3. Về việc phê duyệt CQK

Dựa trên các kết quả của ĐMC, kiến nghị về việc thẩm định, phê duyệt CQK.

4. Kết luận và kiến nghị khác

 

PHỤ LỤC 1.4

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC CHI TIẾT LỒNG GHÉP TRONG BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

(1)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ...
V/v đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức lồng ghép của  (2)

(Địa danh), ngày…  tháng … năm …

Kính gửi: (3)

 
Chúng tôi là: (1), chủ dự án: (2) thuộc mục… Phụ lục I Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
(2) sẽ do (4) phê duyệt.
Địa chỉ liên hệ: …
Điện thoại: …; Fax: …; E-mail: …
Xin gửi đến (3) hồ sơ gồm:
- Chín (09) bản dự thảo (2) đã lồng ghép báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết bằng tiếng Việt.
Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức lồng ghép của (2)

 


Nơi nhận:
- Như trên;
-
- Lưu …

(5)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Chủ dự án;
(2) Tên đầy đủ của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
(3) Cơ quan tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
(4) Cơ quan phê duyệt chiến lược, kế hoạch, quy hoạch;
(5) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

 

PHỤ LỤC 1.5

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC CHI TIẾT LỒNG GHÉP TRONG BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

Chương/Phần

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

1. Tổ chức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

- Mô tả mối liên kết giữa quá trình lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (CQK) và quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), trong đó nêu rõ quá trình thực hiện ĐMC được gắn kết như thế nào với quá trình lập CQK.
- Nêu tóm tắt về việc tổ chức, cách thức hoạt động của tổ chuyên gia về ĐMC do cơ quan lập CQK thành lập hoặc đơn vị tư vấn thực hiện ĐMC.
- Danh sách và vai trò của những người trực tiếp tham gia trong quá trình thực hiện ĐMC và trong việc lập báo cáo ĐMC.
- Mô tả cụ thể về quá trình làm việc, thảo luận của tổ chuyên gia về ĐMC với tổ chuyên gia về lập CQK nhằm lồng ghép các nội dung về môi trường vào trong từng giai đoạn của quá trình lập CQK.
- Thông tin sử dụng để thực hiện ĐMC.
- Phương pháp sử dụng để thực hiện ĐMC.
- Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy và những vấn đề còn chưa chắc chắn của các dự báo.
2. Xác định phạm vi của ĐMC và các vấn đề môi trường chính liên quan đến CQK

2.1. Phạm vi thực hiện của ĐMC

- Phạm vi không gian, trong đó chỉ rõ những vùng lãnh thổ đã xác định để thực hiện ĐMC.
- Phạm vi thời gian thực hiện ĐMC.

2.2. Các vấn đề môi trường chính liên quan đến CQK

- Nêu rõ các vấn đề môi trường chính liên quan đến CQK cần xem xét trong ĐMC.
- Nêu rõ các mục tiêu môi trường trong các văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường có liên quan đến các vấn đề môi trường đã xác định ở trên.

Lưu ý:

- Các vấn đề môi trường chính cần được mã số hóa và sắp xếp theo thứ tự trước sau để thuận tiện cho việc theo dõi ở các phần tiếp theo.

- Các vấn đề môi trường chính được tiếp tục xem xét trong các bước thực hiện ĐMC.

- Trường hợp dự thảo CQK có nhiều phương án, phải xác định các vấn đề môi trường chính cho từng phương án.

3. Đánh giá sự phù hợp giữa các quan điểm, mục tiêu của CQK với các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường

- Đánh giá sự phù hợp hoặc mâu thuẫn giữa các quan điểm, mục tiêu của CQK với các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường đã được các cấp, các ngành xác lập trong các văn bản chính thống có liên quan, như: nghị quyết, chỉ thị của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; CQK về bảo vệ môi trường; CQK về khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; và các văn bản chính thống có liên quan khác.
- Dự báo tác động, ảnh hưởng của các quan điểm, mục tiêu của CQK đến các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường liên quan trong các văn bản nêu trên.
4. Đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất và luận chứng phương án chọn
Đánh giá tác động đến môi trường của các phương án phát triển đề xuất (trong trường hợp có từ 02 phương án trở lên) và đưa ra khuyến nghị về lựa chọn, điều chỉnh phương án phát triển dựa trên quan điểm về bảo vệ môi trường.

Lưu ý: tùy thuộc mức độ chi tiết của các phương án đề xuất, việc đánh giá, so sánh các phương án đề xuất cần đảm bảo mức độ chi tiết tương ứng. Trường hợp dự thảo CQK chỉ có một phương án thì phải giải thích rõ.

5. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện CQK

5.1. Đánh giá tác động của CQK đến môi trường

5.1.1. Đánh giá tác động của từng thành phần CQK đến môi trường

- Xác định các thành phần của CQK (các quy hoạch thành phần, các chương trình, dự án, các hoạt động đầu tư và các hoạt động khác) khả năng gây ra tác động môi trường.

- Đánh giá tác động của từng thành phần CQK đến môi trường: xác định rõ đối tượng chịu tác động, phạm vi không gian và thời gian của tác động, đặc tính tác động, xác suất, khả năng đảo ngược của tác động (cần đánh giá cả các tác động tích cực và tiêu cực, tác động trực tiếp và gián tiếp).
- Đánh giá sự phù hợp về quy mô, công nghệ, phân bố không gian, thời gian thực hiện của từng thành phần CQK, các dự án, các hoạt động của CQK.
- Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện CQK.

5.1.2. Đánh giá tác động của toàn bộ CQK đến môi trường

Đánh giá tác động của toàn bộ CQK đến môi trường trên cơ sở tổng hợp các tác động của từng thành phần CQK.

5.2. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính

Dự báo xu hướng của từng vấn đề môi trường chính đã được xác định theo không gian và thời gian cụ thể.

Lưu ý: việc đánh giá tác động của từng thành phần CQK và của toàn bộ CQK đến môi trường cần bám sát các vấn đề môi trường chính đã xác định.

6. Tổ chức việc tham vấn và kết quả tham vấn các bên liên quan trong quá trình ĐMC

6.1. Tổ chức việc tham vấn

Mô tả quá trình tổ chức tham vấn các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc tham vấn các bên liên quan đã được thực hiện ở các bước nào trong quá trình ĐMC, mục đích tiến hành tham vấn, đối tượng tiến hành tham vấn, phương pháp tham vấn.

6.2. Nội dung và kết quả tham vấn các bên liên quan

Nêu từng nội dung đã tham vấn kèm theo chỉ dẫn cụ thể về: đối tượng tham vấn, phương pháp tham vấn và tóm tắt kết quả tham vấn của quá trình tham vấn trong từng bước thực hiện ĐMC, trong đó cần làm rõ:

- Các thông tin thu thập được từ các bên liên quan thông qua quá trình tham vấn.
- Các ý kiến đóng góp (bao gồm cả các ý kiến nhất trí và phản đối), các kiến nghị về điều chỉnh, bổ sung CQK của các bên liên quan.

7. Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường

7.1. Các nội dung của CQK đã được điều chỉnh trên cơ sở kết quả thực hiện ĐMC

7.1.1. Các đề xuất, kiến nghị điều chỉnh CQK của nhóm chuyên gia/đơn vị tư vấn thực hiện ĐMC và của các bên liên quan thông qua quá trình tham vấn

- Nêu rõ các đề xuất, kiến nghị điều chỉnh CQK của nhóm chuyên gia/đơn vị tư vấn thực hiện ĐMC.
- Nêu rõ các đề xuất, kiến nghị điều chỉnh CQK của các bên liên quan thông qua quá trình tham vấn.
7.1.2. Các nội dung của CQK đã được điều chỉnh trên cơ sở kết quả thực hiện ĐMC
Mô tả các nội dung CQK đã được cơ quan lập CQK điều chỉnh trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị nêu tại mục 7.1.1:
- Các điều chỉnh về quan điểm, mục tiêu, định hướng của CQK.
- Các điều chỉnh về phương án phát triển.
- Các điều chỉnh về phạm vi, quy mô, cơ cấu của phương án phát triển, các phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội hoặc phân bố ngành trên vùng lãnh thổ, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất.
- Các điều chỉnh đối với các dự án thành phần, hoạt động cụ thể trong CQK (loại hình, phương án công nghệ, địa điểm, quy mô, thời gian thực hiện của các dự án thành phần, hoạt động phát triển được đề xuất).
- Các điều chỉnh về phương án tổ chức thực hiện CQK.

7.1.3. Các đề xuất, kiến nghị chưa được tiếp thu

- Các đề xuất, kiến nghị của nhóm chuyên gia/đơn vị tư vấn thực hiện ĐMC chưa được cơ quan lập CQK tiếp thu, giải thích rõ lý do.
- Các đề xuất, kiến nghị của của các bên liên quan thông qua quá trình tham vấn chưa được cơ quan lập CQK tiếp thu, giải thích rõ lý do.

7.2. Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thực hiện CQK

7.2.1. Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật

Đề ra các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do việc thực hiện các hoạt động, dự án của CQK; nhận xét, đánh giá về tính khả thi; dự kiến cách thức thực hiện, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng giải pháp.

7.2.2. Giải pháp về quản lý

Đề ra các giải pháp về quản lý nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do việc thực hiện các hoạt động, dự án của CQK; nhận xét, đánh giá về tính khả thi; dự kiến cách thức thực hiện, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng giải pháp.

7.2.3. Định hướng về đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Định hướng, yêu cầu về ĐTM đối với các dự án thành phần trong CQK, trong đó chỉ ra những vấn đề môi trường cần chú trọng, những vùng, ngành/lĩnh vực nào cần phải được quan tâm về ĐTM trong quá trình xây dựng các dự án thành phần; lý do chủ yếu.

7.2.4. Giải pháp khác

7.2.5. Các đề xuất, kiến nghị về điều chỉnh các CQK khác có liên quan

7.3. Chương trình quản lý môi trường

Đề xuất chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình triển khai thực hiện CQK, trong đó chỉ rõ:
- Nội dung giám sát, các thông số/chỉ thị giám sát, địa điểm, trách nhiệm giám sát, cách thức thực hiện, nguồn lực cần thiết.
- Cách thức phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình thực hiện.
- Chế độ báo cáo trong quá trình thực hiện.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Về mức độ tác động tiêu cực đến môi trường của CQK

- Kết luận chung về sự phù hợp/mâu thuẫn của các mục tiêu của CQK và các mục tiêu về bảo vệ môi trường.

- Mức độ tác động tiêu cực về môi trường nói chung trong quá trình triển khai CQK.

- Các tác động tiêu cực đến môi trường không thể khắc phục được kèm theo nguyên nhân.

2. Về hiệu quả của ĐMC

Cần nêu tóm tắt:

- Các nội dung chủ yếu của CQK đã được điều chỉnh.

- Các vấn đề còn chưa có sự thống nhất giữa các nội dung, yêu cầu về phát triển và về bảo vệ môi trường.

- Các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thực hiện CQK.

3. Về việc phê duyệt CQK

Dựa trên các kết quả của ĐMC, kiến nghị về việc thẩm định, phê duyệt CQK, các vấn đề cần lưu ý khi thẩm định, phê duyệt CQK (nếu có).

4. Kết luận và kiến nghị khác.

 

PHỤ LỤC 1.6

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC RÚT GỌN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

(1)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ...
V/v đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn của  (2)

(Địa danh), ngày…  tháng … năm …

Kính gửi:  (3)

 
Chúng tôi là: (1), chủ dự án: (2) thuộc mục… Phụ lục I Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
(2) sẽ do (4) phê duyệt.
Địa chỉ liên hệ: …
Điện thoại: …; Fax: …; E-mail: …
Xin gửi đến (3)  hồ sơ gồm:
- Năm (05) bản dự thảo văn bản chiến lược/quy hoạch/kế hoạch lồng ghép báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn bằng tiếng Việt.
Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn của (2).

 


Nơi nhận:
- Như trên;
-
- Lưu …

(5)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Chủ dự án;
(2) Tên đầy đủ của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
(3) Cơ quan tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
(4) Cơ quan phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
(5) Đại diện có thẩm quyền chủ dự án.

 

PHỤ LỤC 1.7

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC RÚT GỌN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

Chương/Phần

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

1. Tổ chức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

- Nêu tóm tắt về việc tổ chức, cách thức hoạt động của tổ chuyên gia về ĐMC do cơ quan lập CQK thành lập hoặc cơ quan tư vấn thực hiện ĐMC.
- Danh sách và vai trò của những người trực tiếp tham gia trong quá trình thực hiện ĐMC và trong việc lập báo cáo ĐMC.
- Mô tả quá trình làm việc, thảo luận của tổ chuyên gia về ĐMC với tổ chuyên gia về lập CQK nhằm lồng ghép các nội dung về môi trường vào trong từng giai đoạn của quá trình lập CQK.
- Mô tả tóm tắt quá trình tham vấn và kết quả tham vấn các bên liên quan trong quá trình thực hiện ĐMC.
- Thông tin sử dụng để thực hiện ĐMC.
- Phương pháp sử dụng để thực hiện ĐMC.
- Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy và những vấn đề còn chưa chắc chắn của các dự báo.
2. Xác định phạm vi của ĐMC và các vấn đề môi trường chính liên quan đến CQK

2.1. Phạm vi thực hiện ĐMC

- Phạm vi không gian, trong đó chỉ rõ những vùng lãnh thổ đã xác định để thực hiện ĐMC.

- Phạm vi thời gian thực hiện ĐMC.

2.2. Các vấn đề môi trường chính liên quan đến CQK

- Nêu rõ các vấn đề môi trường chính liên quan đến CQK cần xem xét trong ĐMC.
- Nêu rõ các mục tiêu môi trường trong các văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường có liên quan đến các vấn đề môi trường đã xác định ở trên.
Lưu ý:
- Các vấn đề môi trường chính cần được mã số hóa và sắp xếp theo thứ tự trước sau để thuận tiện cho việc theo dõi ở các phần tiếp theo.
- Các vấn đề môi trường chính có thể được kiểm tra, xem xét lại trong các bước sau bước xác định phạm vi ĐMC để đảm bảo được xác định đầy đủ, chính xác.
- Trường hợp CQK có nhiều phương án, phải xác định các vấn đề môi trường chính cho từng phương án.
3. Đánh giá tác động của CQK đến môi trường

3.1. Đánh giá sự phù hợp của các quan điểm, mục tiêu và phương án phát triển của CQK

Đánh giá khái quát về sự phù hợp hoặc mâu thuẫn giữa các quan điểm, mục tiêu của CQK với các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường, sự phù hợp của phương án phát triển lựa chọn.
3.2. Đánh giá tác động của CQK đến môi trường

3.2.1. Đánh giá tác động của từng thành phần CQK đến môi trường

Xác định các thành phần của CQK (các quy hoạch thành phần, các chương trình, dự án, các hoạt động đầu tư và các hoạt động khác) khả năng gây ra tác động môi trường.
- Đánh giá tác động của từng thành phần CQK đến môi trường: xác định rõ đối tượng chịu tác động, phạm vi không gian và thời gian của tác động, đặc tính tác động, xác suất, khả năng đảo ngược của tác động (cần đánh giá cả các tác động tích cực và tiêu cực, tác động trực tiếp và gián tiếp).
- Đánh giá sự phù hợp về quy mô, công nghệ, phân bố không gian, thời gian thực hiện của từng thành phần CQK, các dự án, các hoạt động của CQK.

3.2.2. Đánh giá tác động của toàn bộ CQK đến môi trường

Đánh giá tác động của toàn bộ CQK đến môi trường trên cơ sở tổng hợp các tác động của từng thành phần CQK.

Lưu ý: việc đánh giá tác động của từng thành phần CQK và của toàn bộ CQK đến môi trường cần bám sát các vấn đề môi trường chính đã xác định.

4. Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường

4.1. Các nội dung của CQK đã được điều chỉnh trên cơ sở kết quả thực hiện ĐMC

4.1.1. Các đề xuất, kiến nghị điều chỉnh CQK của nhóm chuyên gia/đơn vị tư vấn thực hiện ĐMC và của các bên liên quan thông qua quá trình tham vấn

- Nêu rõ các đề xuất, kiến nghị điều chỉnh CQK của nhóm chuyên gia/đơn vị tư vấn thực hiện ĐMC.

- Nêu rõ các đề xuất, kiến nghị điều chỉnh CQK của các bên liên quan thông qua quá trình tham vấn.

4.1.2. Các nội dung của CQK đã được điều chỉnh trên cơ sở kết quả thực hiện ĐMC

Mô tả các nội dung CQK đã được cơ quan lập CQK điều chỉnh trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị nêu tại mục 4.1.1:

- Các điều chỉnh về quan điểm, mục tiêu, định hướng của CQK.

- Các điều chỉnh về phương án phát triển.

- Các điều chỉnh về phạm vi, quy mô, cơ cấu của phương án phát triển, các phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội hoặc phân bố ngành trên vùng lãnh thổ, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất.

- Các điều chỉnh đối với các dự án thành phần, hoạt động cụ thể trong CQK (loại hình, phương án công nghệ, địa điểm, quy mô, thời gian thực hiện của các dự án thành phần, hoạt động phát triển được đề xuất).

- Các điều chỉnh về giải pháp, phương án tổ chức thực hiện CQK.

4.1.3. Các đề xuất, kiến nghị chưa được tiếp thu

- Các đề xuất, kiến nghị của nhóm chuyên gia/đơn vị tư vấn thực hiện ĐMC chưa được cơ quan lập CQK tiếp thu, giải thích rõ lý do.

- Các đề xuất, kiến nghị của các bên liên quan thông qua quá trình tham vấn chưa được cơ quan lập CQK tiếp thu, giải thích rõ lý do.

4.2. Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thực hiện CQK

4.2.1. Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do việc thực hiện CQK

- Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật: đề ra các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do việc thực hiện các hoạt động, dự án của CQK; nhận xét, đánh giá về tính khả thi; dự kiến cách thức thực hiện, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng giải pháp.
- Giải pháp về quản lý: đề ra các giải pháp về quản lý nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do việc thực hiện các hoạt động, dự án của CQK; nhận xét, đánh giá về tính khả thi; dự kiến cách thức thực hiện, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng giải pháp.
- Giải pháp khác.

4.2.2. Định hướng về đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Mô tả các định hướng, yêu cầu về ĐTM đối với các dự án thành phần trong CQK, trong đó chỉ ra các vấn đề môi trường cần chú trọng, những vùng, ngành/lĩnh vực nào cần phải được quan tâm về ĐTM trong quá trình xây dựng các dự án thành phần; lý do chủ yếu.

4.3. Chương trình quản lý môi trường

Đề xuất chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình triển khai thực hiện CQK, trong đó chỉ rõ:

- Nội dung giám sát, các thông số/chỉ thị giám sát, địa điểm, trách nhiệm giám sát, cách thức thực hiện, nguồn lực cần thiết.

- Cách thức phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình thực hiện.

- Chế độ báo cáo trong quá trình thực hiện.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Về mức độ tác động tiêu cực đối với môi trường của CQK

- Kết luận chung về sự phù hợp/mẫu thuẫn của các mục tiêu của CQK và các mục tiêu về bảo vệ môi trường; mức độ tác động tiêu cực về môi trường nói chung trong quá trình triển khai CQK.

- Các tác động môi trường xấu không thể khắc phục được; nguyên nhân; kiến nghị biện pháp giải quyết.

2. Về hiệu quả của ĐMC đối với quá trình lập CQK

Cần nêu tóm tắt:

- Các nội dung chủ yếu của CQK đã được điều chỉnh.

- Các vấn đề còn chưa có sự thống nhất giữa các nội dung, yêu cầu về phát triển và về bảo vệ môi trường.

- Các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thực hiện CQK.

3. Về việc phê duyệt CQK

Dựa trên các kết quả của ĐMC, kiến nghị về việc thẩm định, phê duyệt CQK, các vấn đề cần lưu ý khi thẩm định, phê duyệt CQK (nếu có).

4. Kết luận và kiến nghị khác.

 

PHỤ LỤC 1.8

MẪU VĂN BẢN GIẢI TRÌNH VỀ VIỆC TIẾP THU Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

(1)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ...
V/v giải trình về việc tiếp thu ý kiến thẩm định báo cáo ĐMC của (2)

(Địa danh), ngày…  tháng … năm …

Kính gửi: (3)

 
Căn cứ kết quả họp hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) của (2) tổ chức ngày …  tháng … năm … , (1) xin giải trình về việc tiếp thu ý kiến thẩm định báo cáo ĐMC của (2) như sau:
1. Về việc chỉnh sửa, bổ sung báo cáo ĐMC:
1.1. Các nội dung đã được tiếp thu, chỉnh sửa trong báo cáo ĐMC (giải trình rõ các nội dung đã chỉnh sửa, chỉ rõ số trang trong báo cáo ĐMC)
1.2 Các nội dung không được tiếp thu, chỉnh sửa (giải trình rõ các nội dung không được tiếp thu, chỉnh sửa và lý do không tiếp thu, chỉnh sửa)
2. Về việc điều chỉnh dự thảo (2)
2.1. Các nội dung của dự thảo (2) đã được tiếp thu, chỉnh sửa theo ý kiến của hội đồng thẩm định (giải trình rõ các nội dung đã chỉnh sửa, chỉ rõ số trang trong báo cáo (2))
2.2. Các nội dung của dự thảo (2) đề xuất được giữ nguyên (giải trình rõ các nội dung đề xuất được giữ nguyên và lý do)

 

Nơi nhận:
- Như trên;
-
- Lưu …

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Chủ dự án; 

(2) Tên đầy đủ của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;

(3) Cơ quan tổ chức việc thẩm định báo cáo ĐMC;

(4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

 

PHỤ LỤC 1.9

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

(1)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ...
V/v báo cáo kết quả thẩm định báo cáo ĐMC của (2)

(Địa danh), ngày…  tháng … năm …

Kính gửi: (3)

 

Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2005 và các văn bản pháp luật liên quan quy định về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) của (2), (1) xin báo cáo (3) kết quả thẩm định báo cáo ĐMC của (2) như sau:

1. Về quá trình thẩm định báo cáo ĐMC: (nêu tóm tắt quá trình tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐMC, quá trình tổ chức thẩm định và kết quả đánh giá của hội đồng thẩm định)
2. Về nội dung của báo cáo ĐMC sau khi đã được (4) chỉnh sửa, bổ sung: (nêu tóm tắt các nội dung đạt yêu cầu; các ý kiến cơ quan thẩm định báo cáo ĐMC chưa được tiếp thu, chỉnh sửa trong báo cáo ĐMC. 
3. Về việc điều chỉnh dự thảo (2):
3.1. Các nội dung của dự thảo (2) đã được chủ dự án điều chỉnh
3.2. Các nội dung của dự thảo (2) do chủ dự án đề xuất được giữ nguyên
3.3. Ý kiến của (1)
4. Kiến nghị của (1): (tùy theo mức độ tiếp thu, chỉnh sửa báo cáo ĐMC, (1) cần kiến nghị rõ ràng với (3) về việc phê duyệt hay chưa phê duyệt (2); chỉ đạo (4) tiếp tục thực hiện các yêu cầu, nội dung bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai (2). 
Trên đây là kết quả thẩm định báo cáo ĐMC của (2). (1) xin được báo cáo (3) để làm cơ sở xem xét, chỉ đạo việc thẩm định, phê duyệt (2).

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- …
- Lưu…

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Cơ quan tổ chức thẩm định báo cáo ĐMC;

(2) Tên đầy đủ của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;

(3) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (2);

(4) Thủ trưởng cơ quan chủ dự án.

 

PHỤ LỤC 2.1

MẪU VĂN BẢN CỦA CHỦ DỰ ÁN GỬI XIN Ý KIẾN THAM VẤN TRONG QUÁ TRÌNH LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

(1)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ...
V/v xin ý kiến tham vấn trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án (2)

(Địa danh), ngày…  tháng … năm …

Kính gửi: (3)

 

Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường (ĐTM), (1) đang tổ chức triển khai lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án (2).

(1) xin gửi đến (3) tài liệu tóm tắt về các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường của Dự án và rất mong nhận được ý kiến tham vấn của (3).

 

Nơi nhận:
- Như trên;

-
- Lưu…

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

TÀI LIỆU TÓM TẮT

Về các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường của Dự án (2)

(Kèm theo Văn bản số… ngày… tháng… năm… của (1))

I. Thông tin chung

1.1. Địa chỉ liên hệ của chủ dự án

1.2. Phương tiện liên lạc với chủ dự án

Số điện thoại, số Fax, E-mail …

1.3. Địa điểm thực hiện Dự án

Chỉ rõ vị trí địa lý (tọa độ, ranh giới) của địa điểm thực hiện Dự án kèm theo sơ đồ, bản đồ (nếu có) minh họa, chỉ rõ các đối tượng tự nhiên (sông ngòi, ao hồ, đường giao thông …), các đối tượng về kinh tế - xã hội (khu dân cư, khu đô thị; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử …) và các đối tượng khác xung quanh khu vực Dự án.

II. Quy mô sản xuất, kinh doanh

Nêu tóm lược về quy mô/công suất sản xuất; công nghệ sản xuất.

III. Các tác động môi trường

3.1. Các tác động đến đời sống cộng đồng

Nêu tóm tắt số hộ dân bị mất đất, mất nhà; tác động của dự án đến các hoạt động kinh tế, dân sinh; tác động đến các công trình văn hóa, lịch sử.   

3.2. Các loại chất thải phát sinh

Đối với mỗi loại chất thải phải nêu rõ nguồn phát sinh, tổng lượng thải, thành phần và tính chất đặc trưng.

3.3. Các tác động khác

Nêu tóm tắt các tác động của Dự án đến các hệ sinh thái, đa dạng sinh học; dự báo các các vấn đề môi trường có thể gây ra bởi Dự án như xói mòn, xói lở, trượt, sụt, lún đất; bồi lắng dòng chảy; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; biến đổi vi khí hậu; suy thoái các thành phần môi trường và các yếu tố khác.

IV. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực

Nêu tóm tắt các biện pháp giảm thiểu các tác động bất lợi của Dự án đến đời sống cộng đồng; chỉ rõ công nghệ, thiết bị và công trình xử lý chất thải kèm theo sơ đồ (bản vẽ) tổng mặt bằng của Dự án với các hạng mục công trình chính, các công trình xử lý và quản lý chất thải, các công trình, biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái, đa dạng sinh học và các vấn đề môi trường có thể gây ra bởi dự án như xói mòn, xói lở, trượt, sụt, lún đất; bồi lắng dòng chảy; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; biến đổi vi khí hậu; suy thoái các thành phần môi trường.

V. Cam kết thực hiện

Cam kết về việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường; các công trình, biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu các tác động tiêu cực khác do Dự án gây ra; cam kết xử lý đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành; cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

 

Ghi chú:

(1) Chủ dự án;

(2) Tên đầy đủ của Dự án;

(3) Cơ quan, tổ chức được xin ý kiến tham vấn.

(4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án

 

PHỤ LỤC 2.2

MẪU VĂN BẢN TRẢ LỜI CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐƯỢC XIN Ý KIẾN THAM VẤN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

(1)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ...
V/v ý kiến tham vấn về Dự án (2)

(Địa danh), ngày…  tháng … năm …

Kính gửi: (3)

 

(1) nhận được Văn bản số… ngày… tháng… năm… của (3) kèm theo tài liệu tóm tắt về các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường của Dự án (2). Sau khi xem xét tài liệu này, (1) có ý kiến như sau:

1. Về các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội: nêu rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với các nội dung tương ứng được trình bày trong tài liệu gửi kèm; trường hợp không đồng ý thì chỉ rõ các nội dung, vấn đề cụ thể không đồng ý.

2. Về các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường của Dự án: nêu rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với các nội dung tương ứng được trình bày trong tài liệu gửi kèm; trường hợp không đồng ý thì chỉ rõ các nội dung, vấn đề cụ thể không đồng ý.

3. Kiến nghị đối với chủ dự án: nêu cụ thể các yêu cầu, kiến nghị của cộng đồng đối với chủ dự án liên quan đến việc cam kết thực hiện các biện pháp, giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường của Dự án và các kiến nghị khác có liên quan đến Dự án (nếu có).

Trên đây là ý kiến của (1) gửi (3) để xem xét và hoàn chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
-
- Lưu …

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Cơ quan, tổ chức được xin ý kiến tham vấn;

(2) Tên đầy đủ của Dự án;

(3) Chủ dự án;

(4) Người đại diện có thẩm quyền của (1).

 

PHỤ LỤC 2.3

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

(1)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ...
V/v thẩm định báo cáo ĐTM của Dự án (2)

(Địa danh), ngày…  tháng … năm …

Kính gửi: (3)

 

Chúng tôi là: (1), chủ dự án (2), thuộc mục số... Phụ lục II (hoặc thuộc mục số... Phụ lục III) Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

Dự án đầu tư do... phê duyệt.

- Địa điểm thực hiện Dự án:…;

- Địa chỉ liên hệ:…;

- Điện thoại:…; Fax:…; E-mail: …

Xin gửi đến quý (3)  hồ sơ gồm:

- Một (01) bản dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương);

- Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án bằng tiếng Việt.

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị (3) thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường của Dự án.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
-
- Lưu …

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Chủ dự án;

(2) Tên đầy đủ của Dự án;

(3) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

(4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.


PHỤ LỤC 2.4

MẪU BÌA VÀ TRANG PHỤ BÌA CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

 

(Cơ quan chủ quản/phê duyệt dự án (nếu có))

(Chủ dự án)

 

 

 

 

 

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

của Dự án (1)

 

 

 

 

 

CHỦ DỰ ÁN (*)

(Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án ký, ghi họ tên, đóng dấu) (**)

ĐƠN VỊ TƯ VẤN (nếu có) (*)

(Đại diện có thẩm quyền của đơn vị ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng… năm…

 

 

Ghi chú:

(1) Tên đầy đủ, chính xác của Dự án;

(*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.

(**) Chỉ bắt buộc đóng dấu nếu chủ dự án là pháp nhân.


PHỤ LỤC 2.5

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

 

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Cần nêu rõ các nội dung chính của dự án, các tác động đến môi trường tự nhiên, kinh tế- xã hội, các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và chương trình quản lý môi trường. Bản tóm tắt cần được trình bày súc tích với văn phong dễ hiểu, không nặng tính kỹ thuật và có dung lượng không quá 10% tổng số trang của báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án:

1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án đầu tư (sự cần thiết phải đầu tư dự án), trong đó nêu rõ là loại dự án mới, dự án bổ sung, dự án mở rộng, dự án nâng cấp hay dự án loại khác.

Lưu ý:

- Đối với trường hợp lập lại báo cáo ĐTM, phải nêu rõ lý do lập lại và nêu rõ số, thời gian ban hành, cơ quan ban hành quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án trước đó.

- Đối với trường hợp dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất, phải nêu rõ văn bản phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận/đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc quyết định phê duyệt/văn bản xác nhận đề án bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động.

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương của dự án).

1.3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt (nêu rõ hiện trạng của các quy hoạch phát triển có liên quan đến dự án: đang trong giai đoạn xây dựng để trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt hoặc đã được phê duyệt thì nêu đầy đủ tên gọi của quyết định phê duyệt).

1.4. Trường hợp dự án nằm trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung khác thì phải nêu đầy đủ tên gọi của khu đó, sao và đính kèm các văn bản sau vào Phụ lục của báo cáo ĐTM:

- Quyết định phê duyệt (nếu có) báo cáo ĐTM của dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung khác.

- Văn bản xác nhận (nếu có) đã thực hiện/hoàn thành các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với trường hợp báo cáo ĐTM của dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung khác đi vào vận hành sau ngày 01 tháng 7 năm 2006).

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

2.1. Liệt kê các văn bản pháp luật và kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án, trong đó nêu đầy đủ, chính xác mã số, tên, ngày ban hành, cơ quan ban hành của từng văn bản.

2.2. Liệt kê các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng bao gồm các Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam, tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành; các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế hoặc các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác được sử dụng trong báo cáo ĐTM của dự án.

2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường.

3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM

Liệt kê đầy đủ các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và phân loại thành hai nhóm:

- Các phương pháp ĐTM;

- Các phương pháp khác (điều tra, khảo sát, nghiên cứu, đo đạc và phân tích môi trường...).

4. Tổ chức thực hiện ĐTM

4.1. Nêu tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự án, trong đó chỉ rõ việc có thuê hay không thuê đơn vị tư vấn, nêu rõ tên đơn vị tư vấn, họ và tên người đại diện theo pháp luật, địa chỉ liên hệ của đơn vị tư vấn.

4.2. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án (bao gồm các thành viên của chủ dự án và các thành viên của đơn vị tư vấn, nêu rõ học hàm, học vị, chuyên ngành đào tạo của từng thành viên).

Chương 1

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. Tên dự án

Nêu chính xác như tên trong dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương của dự án).

1.2. Chủ dự án

Nêu đầy đủ: chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; họ tên và chức danh của người đại diện theo pháp luật của chủ dự án.

1.3. Vị trí địa lý của dự án

Mô tả rõ ràng vị trí địa lý (gồm cả tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới…) của địa điểm thực hiện dự án trong mối tương quan với:

- Các đối tượng tự nhiên (hệ thống đường giao thông; hệ thống sông suối, ao hồ và các vực nước khác; hệ thống đồi núi; khu bảo tồn…).

- Các đối tượng kinh tế - xã hội (khu dân cư; khu đô thị; các đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các công trình văn hóa, tôn giáo, các di tích lịch sử…).

- Các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án, đặc biệt là các đối tượng có khả năng bị tác động bởi dự án.

- Các phương án vị trí của dự án (nếu có) và phương án lựa chọn. Lưu ý mô tả cụ thể hiện trạng quản lý và sử dụng đất trên diện tích đất của dự án.

Các thông tin về các đối tượng tại mục này phải được thể hiện trên sơ đồ vị trí địa lý (trường hợp cần thiết, chủ dự án bổ sung bản đồ hành chính vùng dự án hoặc ảnh vệ tinh) và có chú giải rõ ràng.

1.4. Nội dung chủ yếu của dự án (phương án lựa chọn)

1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án

1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án

Liệt kê đầy đủ, mô tả chi tiết về khối lượng và quy mô (không gian và thời gian) của các hạng mục của dự án có khả năng gây tác động đến môi trường trong quá trình thực hiện dự án, kèm theo sơ đồ, bản vẽ mặt bằng tổng thể bố trí tất cả các hạng mục công trình hoặc các sơ đồ, bản vẽ riêng lẻ cho từng hạng mục công trình. Các công trình được phân thành 2 loại sau:

- Các hạng mục công trình chính: công trình phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dự án;

- Các hạng mục công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động của công trình chính, như: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, cung cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, cây xanh phòng hộ môi trường, trạm xử lý nước thải, nơi xử lý hoặc trạm tập kết chất thải rắn (nếu có), các công trình bảo vệ rừng, tài nguyên thủy sản, phòng chống xâm nhập mặn, lan truyền nước phèn, ngăn ngừa thay đổi chế độ thủy văn, phòng chống xói lở, bồi lắng; các công trình ứng phó sự cố tràn dầu, cháy nổ, sự cố môi trường (nếu có) và các công trình khác (tùy thuộc vào loại hình dự án).

1.4.3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự án

1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành

Mô tả chi tiết, cụ thể về công nghệ sản xuất, vận hành từng hạng mục công trình có khả năng gây tác động đến môi trường, kèm theo sơ đồ minh họa. Trên các sơ đồ minh họa này phải chỉ rõ các yếu tố môi trường có khả năng phát sinh như: nguồn phát sinh chất thải và các yếu tố gây tác động khác không do chất thải gây ra như thay đổi cân bằng nước, bồi lắng, xói lở, chấn động, ồn, xâm phạm vùng sinh thái tự nhiên, xâm phạm vào khu dân cư, điểm di tích, công trình tôn giáo văn hóa, khu sản xuất, kinh doanh.

1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị

Liệt kê đầy đủ các loại máy móc, thiết bị chính cần có của dự án (nếu là thiết bị công nghệ cũ thì cần làm rõ tỷ lệ phần trăm của thiết bị).

1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án

Liệt kê đầy đủ thành phần và tính chất của các loại nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án kèm theo chỉ dẫn về tên thương hiệu và công thức hóa học (nếu có).

1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án

Mô tả chi tiết về tiến độ thực hiện các hạng mục công trình của dự án từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành và đi vào vận hành chính thức và có thể thể hiện dưới dạng biểu đồ.

1.4.8. Vốn đầu tư

Nêu rõ tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của dự án, trong đó, chỉ rõ mức đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường của dự án.

1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Yêu cầu:

- Đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này, nội dung của mục 1.4 cần phải thể hiện thêm các thông tin về cơ sở đang hoạt động đặc biệt là các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng trong dự án bổ sung, dự án mở rộng, dự án nâng cấp; các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được thay đổi, điều chỉnh, bổ sung.

- Đối với dự án được lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường được  quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này, nội dung của mục 1.4 cần làm rõ hiện trạng thi công các hạng mục công trình của dự án, thể hiện rõ các thông tin về những thay đổi, điều chỉnh của dự án.

Chương 2

ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất

Chỉ đề cập và mô tả những đối tượng, hiện tượng, quá trình có thể bị tác động bởi dự án (đối với dự án có làm thay đổi các yếu tố địa lý, cảnh quan; dự án khai thác khoáng sản và dự án liên quan đến các công trình ngầm thì phải mô tả một cách chi tiết); chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

2.1.2. Điều kiện về khí tượng

Chỉ trình bày các đặc trưng khí tượng có liên quan đến dự án và/hoặc làm căn cứ cho các tính toán có liên quan đến ĐTM (nhiệt độ không khí, độ ẩm, vận tốc gió, hướng gió, tần suất gió, nắng và bức xạ, lượng mưa, bão và các điều kiện về khí tượng dị thường khác); chỉ rõ độ dài chuỗi số liệu; nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

2.1.3. Điều kiện thủy văn/hải văn

Chỉ trình bày các đặc trưng thủy văn/hải văn có liên quan đến dự án và/hoặc làm căn cứ cho các tính toán có liên quan đến ĐTM (mực nước, lưu lượng, tốc độ dòng chảy và các điều kiện về thủy văn/hải văn khác); chỉ rõ độ dài chuỗi số liệu; nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý

Chỉ đề cập và mô tả những thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án như: môi trường không khí tiếp nhận trực tiếp nguồn khí thải của dự án (lưu ý hơn đến các vùng bị ảnh hưởng ở cuối các hướng gió chủ đạo), nguồn nước tiếp nhận trực tiếp nước thải của dự án, đất, trầm tích và hệ sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chất thải và các yếu tố khác của dự án.

Đối với môi trường không khí, nước, đất và trầm tích đòi hỏi như sau:

- Chỉ dẫn rõ ràng các số liệu đo đạc, phân tích tại thời điểm tiến hành ĐTM về chất lượng môi trường khu vực dự án (lưu ý: các điểm đo đạc, lấy mẫu phải có mã số, có chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, đồng thời, phải được thể hiện bằng các biểu, bảng rõ ràng và được minh họa bằng sơ đồ bố trí các điểm trên nền bản đồ khu vực. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích phải tuân thủ quy trình, quy phạm về quan trắc, phân tích môi trường; kết quả đo đạc, lấy mẫu, phân tích phải được hoàn thiện và được xác nhận của các đơn vị có chức năng theo quy định của pháp luật);

- Nhận xét về mức độ ô nhiễm không khí, nước, đất và trầm tích được đánh giá so với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Nhận định về nguyên nhân, nguồn gốc ô nhiễm. Trong trường hợp có đủ cơ sở dữ liệu về môi trường, đánh giá sơ bộ về sức chịu tải của môi trường ở khu vực dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh học

Cần có số liệu mới nhất về các hệ sinh thái trên cơ sở khảo sát thực tế do chủ dự án hoặc chủ dự án ủy nhiệm cơ quan tư vấn thực hiện, hoặc tham khảo từ các nguồn khác.

- Nêu số liệu, thông tin về các hệ sinh thái cạn có thể bị tác động bởi dự án, bao gồm: các nơi cư trú, các vùng sinh thái nhạy cảm (đất ngập nước, các vườn quốc gia, khu bảo vệ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển trong và lân cận khu vực dự án), khoảng cách từ dự án đến các vùng sinh thái nhạy cảm gần nhất. Diện tích các loại rừng (nếu có); danh mục các loài thực vật, động vật hoang dã, các loài sinh vật được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu có trong vùng có thể bị tác động do dự án.

- Nêu số liệu, thông tin về các hệ sinh thái nước có thể bị tác động bởi dự án, bao gồm các đặc điểm hệ sinh thái nước, danh mục các loài phiêu sinh, động vật đáy, cá và tài nguyên thủy sản khác.

Yêu cầu:

- Cần có số liệu mới nhất về điều kiện môi trường tự nhiên trên cơ sở khảo sát thực tế do chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn thực hiện. Nếu là số liệu của các đơn vị khác cần ghi rõ nguồn, thời gian khảo sát.

- Đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này, trên cơ sở số liệu hiện có, nội dung của mục 2.1 Phụ lục này cần bổ sung các thông tin về các thay đổi môi trường tự nhiên so với thời điểm phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án trước đó và nêu rõ số liệu về kết quả giám sát, quan trắc môi trường đã được thực hiện đối với cơ sở đang hoạt động. Phân tích các nguyên nhân của các thay đổi đó.

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.2.1. Điều kiện về kinh tế

Chỉ đề cập đến những hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khai khoáng, du lịch, thương mại, dịch vụ và các ngành khác), nghề nghiệp, thu nhập của các hộ bị ảnh hưởng do dự án trong khu vực dự án và số liệu kinh tế vùng kế cận có thể bị tác động bởi dự án; chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

2.2.2. Điều kiện về xã hội

Chỉ đề cập đến: dân số, đặc điểm các dân tộc (nếu là vùng có đồng bào dân tộc thiểu số), vị trí, tên các công trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử, khu dân cư, khu đô thị và các công trình liên quan khác trong vùng dự án và các vùng kế cận bị tác động bởi dự án; các ngành y tế, văn hóa, giáo dục, mức sống, tỷ lệ hộ nghèo ở các địa phương tại vùng có thể bị tác động do dự án.

Yêu cầu:

- Số liệu về kinh tế, xã hội phải được cập nhật vào thời điểm ĐTM trên cơ sở chủ dự án hoặc đơn vị tư vấn khảo sát bổ sung, kết hợp số liệu thu thập từ các nguồn khác. Chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

- Đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này và các dự án quy định tại Điều 11 của Thông tư này, nội dung của mục 2.2 Phụ lục này cần so sánh, đối chiếu với điều kiện kinh tế - xã hội tại thời điểm báo cáo ĐTM đã được phê duyệt và phân tích các nguyên nhân của các thay đổi đó.

Chương 3

ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

(Nguyên tắc chung: Việc đánh giá tác động của dự án tới môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội được thực hiện theo các giai đoạn chuẩn bị, xây dựng, vận hành và giai đoạn khác (nếu có) như: tháo dỡ, đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường và các hoạt động khác có khả năng gây tác động đến môi trường và phải được cụ thể hóa cho từng nguồn gây tác động, đến từng đối tượng bị tác động. Mỗi tác động đều phải được đánh giá một cách cụ thể, chi tiết về mức độ, về quy mô không gian và thời gian (đánh giá một cách định tính, định lượng, chi tiết và cụ thể cho dự án đó bằng các phương pháp tính toán cụ thể hoặc mô hình hóa (trong các trường hợp có thể sử dụng mô hình) để xác định một cách định lượng các tác động) và so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành).

3.1. Đánh giá tác động

3.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án.

Việc đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án phải được thực hiện đối với các hoạt động trong giai đoạn này và phải bao gồm các công việc sau:

- Phân tích, đánh giá ưu điểm, nhược điểm từng phương án địa điểm thực hiện dự án (nếu có) đến môi trường.

- Tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có).  Trường hợp các hoạt động giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư được thực hiện theo nhiều giai đoạn, nội dung này cần tiếp tục được đánh giá đầy đủ trong các giai đoạn tương ứng;

- Tác động do quá trình san lấp mặt bằng dự án (nếu có).

3.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng

3.1.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành (hoạt động) của dự án

3.1.4. Đánh giá tác động trong giai đoạn khác của dự án (tháo dỡ, đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường và các hoạt động khác có khả năng gây tác động đến môi trường)

Yêu cầu:

Trong giai đoạn thi công xây dựng, giai đoạn vận hành và giai đoạn khác (nếu có) của dự án (mục 3.1.2, 3.1.3 và 3.1.4 Phụ lục này), cần làm rõ các hoạt động của dự án và trên cơ sở đó đánh giá tác động của các hoạt động của dự án theo từng nguồn gây tác động. Từng nguồn gây tác động phải được đánh giá tác động theo đối tượng bị tác động, phạm vi tác động, mức độ tác động, xác suất xảy ra tác động, khả năng phục hồi của các đối tượng bị tác động.

Lưu ý cần làm rõ:

- Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải: cần cụ thể hóa về thải lượng (tải lượng) và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; cụ thể hóa về không gian và thời gian phát sinh chất thải;

- Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải (tiếng ồn, độ rung, xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; mất rừng, thảm thực vậy, động vật hoang dã, tác động đến các hệ sinh thái nhạy cảm, suy thoái các thành phần môi trường vật lý và sinh học; biến đổi đa dạng sinh học, các tác động do biến đổi khí hậu và các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải khác);

3.1.5. Tác động do các rủi ro, sự cố

- Việc đánh giá tác động này là dựa trên cơ sở kết quả đánh giá rủi ro của dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương) hoặc dựa trên cơ sở giả định các rủi ro, sự cố xảy ra trong quá trình triển khai dự án;

- Chỉ dẫn cụ thể về không gian, thời gian có thể xảy ra rủi ro, sự cố;

- Chỉ dẫn cụ thể về mức độ, không gian và thời gian xảy ra tác động do rủi ro, sự cố.

3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá

Nhận xét khách quan về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá về các tác động môi trường, các rủi ro, sự cố môi trường có khả năng xảy ra khi triển khai dự án. Đối với những vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan và các lý do chủ quan (như thiếu thông tin, dữ liệu; số liệu, dữ liệu hiện có đã bị lạc hậu; số liệu, dữ liệu tự tạo lập chưa có đủ độ chính xác, tin cậy; thiếu hoặc độ tin cậy của phương pháp đánh giá có hạn; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ về ĐTM có hạn; các nguyên nhân khác).

Chương 4

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường

4.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị

4.1.2. Trong giai đoạn xây dựng

4.1.3. Trong giai đoạn vận hành

4.1.4. Trong các giai đoạn khác (nếu có)

4.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố

4.2.1. Trong giai đoạn chuẩn bị

4.2.2. Trong giai đoạn xây dựng

4.2.3. Trong giai đoạn vận hành

4.2.4. Trong các giai đoạn khác (nếu có)

Yêu cầu:

- Đối với mỗi giai đoạn nêu tại mục 4.1 và 4.2 Phụ lục này, việc đề ra các biện pháp phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

+ Mỗi loại tác động tiêu cực đến các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội đã xác định tại Chương 3 đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, có lý giải rõ ràng về ưu điểm, nhược điểm, mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp việc triển khai các biện pháp giảm thiểu của dự án liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, phải kiến nghị cụ thể tên các cơ quan, tổ chức đó và đề xuất phương án phối hợp cùng giải quyết; trường hợp không thể có biện pháp khả thi thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị về phương hướng, cách thức giải quyết;

+ Phải chứng minh được sau khi áp dụng biện pháp giảm thiểu, các tác động tiêu cực sẽ được giảm đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp bất khả kháng, phải nêu rõ lý do và có các kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

+ Mỗi biện pháp đưa ra phải được cụ thể hóa về: tính khả thi của biện pháp; không gian, thời gian và hiệu quả áp dụng của biện pháp.

- Đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này, nội dung của các điểm 4.1.3, 4.2.3 Phụ lục này cần nêu rõ kết quả của việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của cơ sở đang hoạt động và phân tích các nguyên nhân của các kết quả đó. Hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có của cơ sở đang hoạt động và mối liên hệ của các công trình, biện pháp này với hệ thống công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.

Chương 5

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

5.1. Chương trình quản lý môi trường

Xây dựng một chương trình nhằm quản lý các vấn đề bảo vệ môi trường cho các giai đoạn chuẩn bị, xây dựng các công trình của dự án, vận hành dự án và giai đoạn khác (nếu có). Chương trình quản lý môi trường được xây dựng trên cơ sở tổng hợp từ các chương 1, 3, 4 dưới dạng bảng như sau:

Giai đoạn hoạt động của Dự án

Các hoạt động của dự án

Các tác động môi trường

Các công trình, biện pháp  bảo vệ môi trường

Kinh phí thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Thời gian thực hiện và hoàn thành

Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Trách nhiệm giám sát

1

2

3

4

5

6

7

8

Chuẩn bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vận hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giai đoạn khác (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.2. Chương trình giám sát môi trường

Đề ra chương trình nhằm giám sát các chất thải và các tác động không liên quan đến chất thải phát sinh trong suốt quá trình chuẩn bị, xây dựng, vận hành và giai đoạn khác (nếu có), như: tháo dỡ, đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường và các hoạt động khác có khả năng gây tác động đến môi trường của dự án.

- Giám sát chất thải: phải giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và những thông số đặc trưng cho chất thải của dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam với tần suất tối thiểu 01 lần/03 tháng. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành (không bắt buộc đối với chất thải rắn).

Việc giám sát liên tục, tự động chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của dự án đối với từng dự án cụ thể phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định có liên quan của pháp luật hiện hành. Trường hợp pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc này, cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường xem xét quyết định.

- Giám sát môi trường xung quanh: chỉ giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng cho dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành của Việt Nam trong trường hợp tại khu vực thực hiện dự án không có các trạm, điểm giám sát chung của cơ quan nhà nước, với tần suất tối thiểu 01 lần/06 tháng. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.

- Giám sát khác (nếu có, tùy thuộc từng dự án cụ thể):

+ Giám sát các yếu tố: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động tới các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội khác với tần suất phù hợp nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian của các yếu tố này. Các điểm giám sát (nếu có) phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.

+ Giám sát sự thay đổi của các loài động vật, thực vật quý hiếm trong khu vực thực hiện dự án và chịu tác động xấu do dự án gây ra với tần suất tối thiểu 01 lần/năm.

Chương 6

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

Nêu tóm tắt quá trình tổ chức tham vấn ý kiến cộng đồng và tổng hợp các ý kiến theo các mục như sau:

6.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã.

6.2. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư (nếu có)

6.3. Ý kiến của tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi Dự án (nếu có)

6.4. Ý kiến của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (nếu có)

6.5. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức được tham vấn

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Kết luận

Phải có kết luận về những vấn đề, như: đã nhận dạng và đánh giá được hết những tác động chưa, những vấn đề gì còn chưa dự báo được; đánh giá tổng quát về mức độ, quy mô của những tác động đã xác định; mức độ khả thi của các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực và phòng chống, ứng phó các sự cố, rủi ro môi trường; những tác động tiêu cực nào không thể có biện pháp giảm thiểu vì vượt quá khả năng cho phép của chủ dự án và nêu rõ lý do.

2. Kiến nghị

Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan giúp giải quyết những vấn đề vượt khả năng giải quyết của dự án.

3. Cam kết

Các cam kết của chủ dự án về việc thực hiện chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường như đã nêu trong Chương 5 (bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà dự án bắt buộc phải áp dụng); thực hiện các cam kết với cộng đồng như đã nêu tại mục 6.5 Chương 6 của báo cáo ĐTM; tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của dự án, gồm:

- Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ thực hiện và hoàn thành trong các giai đoạn chuẩn bị và xây dựng đến thời điểm trước khi dự án đi vào vận hành chính thức;

- Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện trong giai đoạn từ khi dự án đi vào vận hành chính thức cho đến khi kết thúc dự án;

- Cam kết về đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án;

- Cam kết phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường sau khi dự án kết thúc vận hành.

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO

Liệt kê các nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo (không phải do chủ dự án tự tạo lập) trong quá trình đánh giá tác động môi trường (tên gọi, xuất xứ, thời gian, tác giả, nơi phát hành của tài liệu, dữ liệu).

Yêu cầu: Các tài liệu tham khảo phải liên kết chặt chẽ với phần thuyết minh của báo cáo ĐTM.

PHỤ LỤC

Đính kèm trong Phụ lục của báo cáo ĐTM các loại tài liệu sau đây:

- Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến dự án, không bao gồm các văn bản pháp lý chung của Nhà nước;

- Các sơ đồ (bản vẽ, bản đồ) khác liên quan đến dự án nhưng chưa được thể hiện trong các chương của báo cáo ĐTM;

- Các phiếu kết quả phân tích các thành phần môi trường (không khí, tiếng ồn, nước, đất, trầm tích, tài nguyên sinh học…) có chữ ký kèm theo họ tên, chức danh của Thủ trưởng cơ quan phân tích và đóng dấu;

- Bản sao các văn bản liên quan đến tham vấn cộng đồng và các phiếu điều tra xã hội học (nếu có);

- Các hình ảnh liên quan đến khu vực dự án (nếu có);

- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Yêu cầu: Các tài liệu nêu trong Phụ lục phải liên kết chặt chẽ với phần thuyết minh của báo cáo ĐTM.

 

PHỤ LỤC 2.6

MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

 (1)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:...

(Địa danh), ngày… tháng… năm…

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án (2)

(3)

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Căn cứ (4);

Căn cứ (5) của (*) về việc giao trách nhiệm (ủy quyền) thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có);

Theo đề nghị của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án (2) họp ngày… tháng… năm… tại…);

Xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án (2) đã được chỉnh sửa, bổ sung gửi kèm Văn bản  số… ngày… tháng… năm… của (6);

Xét đề nghị của (7),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án (2) được lập bởi (6) (sau đây gọi là Chủ dự án) với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Phạm vi, quy mô, công suất của Dự án:

1.1. …

1.2. …

2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với Dự án:

2.1. …

2.2. …

3. Các điều kiện kèm theo (nếu có):

3.1. …

3.2. …

Điều 2. Chủ dự án có các trách nhiệm sau đây:

1. Lập, phê duyệt và niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường của Dự án trước khi triển khai thực hiện dự án.

2. Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

3. Lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án gửi cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xác nhận trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức (không ghi khoản 3 Điều này đối với các dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 35 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT)

Điều 3. Trong quá trình thực hiện nếu Dự án có những thay đổi so với các khoản 1 và 2 Điều 1 của Quyết định này, Chủ dự án phải có văn bản báo cáo và chỉ được thực hiện những thay đổi sau khi có văn bản chấp thuận của (1).

Điều 4. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án là căn cứ để quyết định việc đầu tư Dự án; là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của Dự án.

Điều 5. Ủy nhiệm (8) thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt tại Quyết định này.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

Nơi nhận:
- Chủ dự án;
-
- Lưu …

(3)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án; (2) Tên đầy đủ của Dự án; (3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của Dự án; (4) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1); (5) Văn bản của cơ quan (*) (được quy định tại khoản 2, Điều 18 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP) giao trách nhiệm (ủy quyền) cho (1) thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án (nếu có); (6) Chủ dự án; (7) Thủ trưởng cơ quan thẩm định (cơ quan thường trực thẩm định) báo cáo ĐTM của dự án; (8) Cơ quan được giao trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.

Đối với dự án khai thác khoáng sản, trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt đồng thời với dự án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, nội dung quyết định phê duyệt còn phải thể hiện được đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

PHỤ LỤC 2.7

MẪU CHỨNG THỰC BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

(1) chứng thực: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án

(2) được phê duyệt bởi Quyết định số… ngày… tháng… năm … của (3).

 

 

(Địa danh), ngày… tháng… năm…
Thủ trưởng cơ quan chứng thực
(ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

(1) Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cơ quan được cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường giao trách nhiệm (ủy quyền) chứng thực; (2) Tên đầy đủ của Dự án; (3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

 

PHỤ LỤC 3.1

MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

 (1)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:...

(Địa danh), ngày… tháng… năm…

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
(báo cáo đánh giá tác động môi trường) của (2)

(3)

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Căn cứ (4);

Căn cứ (*) về việc uỷ quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có);

Xét Văn bản số … ngày … tháng … năm … của (5) về việc đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (báo cáo đánh giá tác động môi trường) của (2);

Xét đề nghị của (6),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (báo cáo đánh giá tác động môi trường) của (2) gồm các Ông (Bà) có tên sau đây:

STT

Họ và tên

Học hàm, Học vị

Nơi công tác

Chức danh trong hội đồng

1

Chủ tịch

2

Phó Chủ tịch

3

Uỷ viên thư ký

4

Uỷ viên phản biện

5

Uỷ viên phản biện

6

Uỷ viên

Điều 2. Hội đồng có nhiệm vụ xem xét, thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (báo cáo đánh giá tác động môi trường) của (2), chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và gửi kết quả cho (3). Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 3. Các chi phí cho hoạt động của hội đồng được lấy từ nguồn … theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. (7) và các thành viên hội đồng có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Chủ dự án;
- …
- Lưu …

(3)
(Ký, ghi họ tên, chức vụ, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan tổ chức việc thẩm định hoặc cơ quan được cơ quan có thẩm quyền giao trách nhiệm (ủy quyền) tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM;

(2) Tên đầy đủ của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoặc dự án;

(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định;

(4) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1);

(5) Chủ dự án;

(6) Chức danh của thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định;

(7) Chức danh của thủ trưởng hoặc người đứng đầu các cơ quan liên quan trực thuộc cơ quan tổ chức việc thẩm định;

(*) Tên đầy đủ của văn bản của cơ quan tổ chức việc thẩm định uỷ quyền cho (3) thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án (2).

 

PHỤ LỤC 3.2

MẪU BẢN NHẬN XÉT VỀ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DÀNH CHO THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG KHÔNG PHẢI ỦY VIÊN PHẢN BIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------------

BẢN NHẬN XÉT
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
(BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG)
CỦA ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG

1. Họ và tên người nhận xét: …

2. Học hàm, học vị, chức vụ công tác: …

3. Nơi công tác (tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, Fax, e-mail):

4. Chức danh trong hội đồng: …

5. Tên chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án: …

6. Nhận xét về báo cáo:

6.1. Nhận xét chung về những ưu điểm, mặt tích cực của báo cáo:…

6.2 Nhận nội dung chưa đạt yêu cầu, cần được chỉnh sửa, bổ sung: (nhận xét chi tiết, cụ thể theo trình tự các chương, mục của báo cáo quy định tại Phụ lục 1.3, 1.5, 1.7 tương ứng với các loại hình báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Phụ lục 2.5 đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường):…

6.3. Những đề nghị và lưu ý khác: (nếu có)

7. Kết luận: (nêu rõ 01 trong 03 mức độ: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua)

 

 

(Địa danh nơi viết nhận xét), ngày … tháng … năm …
NGƯỜI VIẾT NHẬN XÉT
(Ký, ghi họ tên)

 

PHỤ LỤC 3.3

MẪU PHIẾU THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ PHIÊN HỌP CHÍNH THỨC CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

 (1)
--------

(Được đóng dấu treo của cơ quan thành lập hội đồng hoặc cơ quan thường trực thẩm định tương ứng với tên cơ quan (1))

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

(Địa danh), ngày… tháng… năm…

 

PHIẾU THẨM ĐỊNH
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
(BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG)

1. Họ và tên: …

2. Nơi công tác: (tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, Fax)

3. Lĩnh vực chuyên môn: (chỉ ghi tối đa hai (02) lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm nhất và liên quan đến việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường)

4. Chức danh trong hội đồng thẩm định: …

5. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định: số…ngày…tháng…năm… của …

6. Tên chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoặc tên dự án:…

7. Ý kiến thẩm định về báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (báo cáo đánh giá tác động môi trường) (lựa chọn bằng cách ký tên vào 01 trong 03 mức 7.1; 7.2, 7.3 sau đây):

7.1. Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung:                                                             

7.2. Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung:

7.3. Không thông qua:

8. Kiến nghị: (đối với chủ dự án, cơ quan tư vấn lập báo cáo, cơ quan thường trực thẩm định và cơ quan phê duyệt Dự án (nếu có)) 

 

 

(Địa danh nơi họp), ngày … tháng … năm …
NGƯỜI VIẾT PHIÊU THẨM ĐỊNH
(Ký, ghi họ tên)

 

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan thẩm định hoặc cơ quan thường trực thẩm định.

 

PHỤ LỤC 3.4

MẪU BẢN NHẬN XÉT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC CỦA ỦY VIÊN PHẢN BIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------------

BẢN NHẬN XÉT
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
CỦA ỦY VIÊN PHẢN BIỆN

 

1. Họ và tên người nhận xét: …

2. Học hàm, học vị, chức vụ công tác: …

3. Nơi công tác: (tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, Fax, e-mail)

4. Tên chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (CQK): …

5. Nhận xét về nội dung báo cáo ĐMC:

5.1. Nhận xét chung về những ưu điểm, mặt tích cực của báo cáo:..

5.2. Những nội dung chưa đạt yêu cầu, cần được chỉnh sửa, bổ sung: (nhận xét chi tiết, cụ thể theo trình tự các chương, mục của báo cáo quy định tương ứng tại Phụ lục 1.3, 1.5, 1.7 đối với các hình thức báo cáo đánh giá môi trường chiến lược ban hành kèm theo Thông tư này)

6. Những nhận xét khác:

6.1. Về phương pháp áp dụng trong đánh giá môi trường chiến lược: (trong đó lưu ý đến tính thích hợp, mức độ đầy đủ của các phương pháp đã áp dụng)

6.2. Về thông tin, số liệu làm cơ sở cho đánh giá môi trường chiến lược: (trong đó lưu ý đến mức độ đầy đủ, chi tiết, chính xác của các thông tin, số liệu có liên quan đến: nội dung của CQK; hiện trạng môi trường và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan)

6.3. Về mức độ thoả đáng của các đánh giá, kết luận nêu trong báo cáo: …

7. Đánh giá tổng hợp về báo cáo ĐMC

TT

Nội dung đánh giá

Điểm số đánh giá

Điểm tối đa

1

Mô tả tóm tắt CQK

 

10

2

Xác định phạm vi ĐMC và mô tả diễn biến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội

 

10

3

Đánh giá tác động của CQK đến môi trường

 

20

4

Tham vấn các bên liên quan trong quá trình ĐMC

 

20

5

Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường

 

20

6

Các nội dung khác của báo cáo

 

20

 

Tổng số

 

100

8. Kết luận và đề nghị: (trong đó cần nêu rõ 01 trong 03 mức độ: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua)

 

 

(Địa danh nơi viết nhận xét), ngày… tháng … năm
UỶ VIÊN PHẢN BIỆN
(Ký, ghi họ tên)

 

PHỤ LỤC 3.5

MẪU BẢN NHẬN XÉT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA ỦY VIÊN PHẢN BIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------------

BẢN NHẬN XÉT
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA ỦY VIÊN PHẢN BIỆN

1. Họ và tên người nhận xét: …

2. Học hàm, học vị, chức vụ công tác: …

3. Nơi công tác: (tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, Fax, e-mail)

4. Tên dự án: …

5. Nhận xét về nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM):

5.1. Những nội dung đạt yêu cầu: (nhận xét chung về những ưu điểm, những mặt tích cực của nội dung báo cáo ĐTM)

5.2. Những nội dung chưa đạt yêu cầu, cần được chỉnh sửa, bổ sung: (nhận xét chi tiết, cụ thể theo trình tự các chương, mục của báo cáo được quy định tại Phụ lục 2.5 Thông tư này)

6. Những nhận xét khác:

6.1. Về phương pháp áp dụng trong đánh giá tác động môi trường: (trong đó lưu ý đến tính thích hợp, mức độ đầy đủ của các phương pháp đã áp dụng)

6.2. Về thông tin, số liệu làm cơ sở để đánh giá tác động môi trường: (trong đó lưu ý đến mức độ đầy đủ, chi tiết, chính xác của các thông tin, số liệu).

6.3. Về mức độ thoả đáng của các đánh giá, kết luận nêu trong báo cáo: …

7. Đánh giá tổng hợp về báo cáo ĐTM:

TT

Nội dung đánh giá

Điểm số đánh giá

Điểm tối đa

1

Mô tả tóm tắt dự án

 

10

2

Điều kiện môi trường tự nhiên kinh tế - xã hội khu vực thực hiện Dự án

 

15

3

Đánh giá, dự báo các tác động môi trường của Dự án

 

20

4

Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.

 

20

5

Chương trình quản lý và giám sát môi trường 

 

15

6

Các nội dung khác của báo cáo

 

20

 

Tổng số

 

100

8. Kết luận và đề nghị: (trong đó cần nêu rõ 01 trong 03 mức độ: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua)

 

 

(Địa danh nơi viết nhận xét), ngày… tháng … năm
UỶ VIÊN PHẢN BIỆN
(Ký, ghi họ tên)

 

PHỤ LỤC 3.6

MẪU BIÊN BẢN PHIÊN HỌP CHÍNH THỨC CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------------

BIÊN BẢN PHIÊN HỌP CHÍNH THỨC HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG)

Tên chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (hoặc tên dự án):

Quyết định thành lập hội đồng thẩm định số… ngày … tháng … năm … của …

Thời gian họp: ngày … tháng … năm …

Địa chỉ nơi họp: …

1. Thành phần tham dự phiên họp hội đồng thẩm định:

1.1.Hội đồng thẩm định:

- Thành viên hội đồng có mặt: (chỉ nêu số lượng thành viên hội đồng có mặt)

- Thành viên hội đồng vắng mặt: (ghi rõ số lượng kèm theo họ tên, chức danh trong hội đồng của tất cả các thành viên vắng mặt, nêu rõ có lý do hoặc không có lý do; trường hợp uỷ quyền tham dự họp, nêu đầy đủ tên của văn bản uỷ quyền): …

1.2. Chủ dự án: (ghi rõ họ, tên, chức vụ tất cả các thành viên của cơ quan chủ dự án tham dự họp; trường hợp uỷ quyền tham dự họp, nêu đầy đủ tên, ngày tháng của văn bản uỷ quyền)

1.3. Đơn vị tư vấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường: (ghi rõ họ tên, học vị và chức vụ của đại diện đơn vị tư vấn tham dự họp)

1.4. Đại biểu tham dự: …

2. Nội dung và diễn biến phiên họp:

(Yêu cầu ghi theo trình tự diễn biến của phiên họp hội đồng, ghi đầy đủ, trung thực các câu hỏi, trả lời, các ý kiến trao đổi, thảo luận của các bên tham gia phiên họp hội đồng thẩm định)

2.1. Ủy viên thư ký thông báo lý do cuộc họp và giới thiệu thành phần tham dự; giới thiệu người chủ trì phiên họp (Chủ tịch hội đồng hoặc Phó chủ tịch hội đồng trong trường hợp Chủ tịch hội đồng vắng mặt) điều hành phiên họp

2.2. Chủ dự án và tư vấn trình bày nội dung báo cáo: (ghi những nội dung chính được chủ dự án và đơn vị tư vấn trình bày, đặc biệt chú trọng vào các nội dung trình bày khác so với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường)

2.3. Thảo luận, trao đổi giữa thành viên hội đồng với chủ dự án và đơn vị tư vấn về nội dung của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, nội dung của dự án và nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ghi chi tiết và đầy đủ các nội dung trao đổi)

2.4. Ý kiến nhận xét về báo cáo của các thành viên hội đồng

2.5. Ý kiến của các đại biểu tham dự (nếu có)

2.6. Ý kiến phản hồi của chủ dự án

3. Kết luận phiên họp

3.1. Người chủ trì phiên họp công bố kết luận của hội đồng thẩm định: (được tổng hợp trên cơ sở ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định, trong đó tóm tắt ngắn gọn những ưu điểm nổi trội, những nội dung đạt yêu cầu của báo cáo, những nội dung của báo cáo cần phải được chỉnh sửa, bổ sung theo từng chương, mục của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường).

3.2. Ý kiến khác của các thành viên hội đồng thẩm định (nếu có):…

3.3. Ý kiến của chủ dự án về kết luận của hội đồng: …

4. Kết quả kiểm phiếu thẩm định:

4.1. Số phiếu thông qua báo cáo không cần chỉnh sửa, bổ sung: …

4.2. Số phiếu thông qua báo cáo với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: …

4.3. Số phiếu đánh giá không thông qua báo cáo: …

4. Người chủ trì phiên họp tuyên bố kết thúc phiên họp.

 

NGƯỜI CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP
(Ghi rõ là Chủ tịch hội đồng hoặc Phó Chủ tịch hội đồng khi Chủ tịch hội đồng vắng mặt)
(Ký, ghi họ tên)

THƯ KÝ HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi họ tên)

 

Ghi chú:

Chủ trì phiên họp và Thư ký hội đồng ký vào góc phía dưới bên trái của từng trang biên bản (trừ trang cuối).

 

PHỤ LỤC 4.1

MẪU VĂN BẢN THÔNG BÁO KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

(1)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:...

(Địa danh), ngày… tháng… năm…

 

Kính gửi: … (2) …

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM
CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

của Dự án (3) (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án (3)

1. Địa điểm thực hiện Dự án: …

2. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: số….. ngày… tháng… năm… của…

3. Chủ dự án:

- Địa chỉ liên hệ: …

- Điện thoại: …; Fax: …; E-mail: …

4. Tên đơn vị được thuê thực hiện đo đạc, phân tích về môi trường: (trường hợp có thuê) …

- Địa chỉ liên hệ: …

- Điện thoại: …; Fax: …; E-mail: …

5. Thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm (*):

(Đưa ra danh mục các công trình xử lý chất thải của dự án phải hoàn thành trước khi dự án hoặc hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án đi vào vận hành chính thức kèm theo thời gian biểu dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm).

6. Kế hoạch đo đạc, lấy mẫu và phân tích về môi trường:

- Thiết bị đo đạc, lấy mẫu và phân tích: …

- Phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích: …

- Vị trí các điểm đo đạc, lấy mẫu: (sơ đồ kèm theo phải chỉ rõ các vị trí này với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành): …

- Số lần đo đạc, lấy mẫu và phân tích: …

- Thông số đo đạc, lấy mẫu và phân tích: …

 

Nơi nhận:
- Như trên;
-
- Lưu …

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú: 

(1) Chủ dự án; (2) Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; (3) Tên đầy đủ của dự án; (4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

(*) Việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải kéo dài không quá sáu (06) tháng, kể từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm.

 

PHỤ LỤC 4.2

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH CỦA DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

 (1)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:...

V/v đề nghị kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án)

(Địa danh), ngày… tháng… năm…

Kính gửi: (2)

 

Chúng tôi là: (1), chủ dự án của Dự án (3) (sau đây gọi tắt là Dự án), đã được (4) phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số… ngày… tháng… năm…

- Địa điểm thực hiện Dự án: …

- Địa chỉ liên hệ: …

- Điện thoại: …; Fax: …; E-mail: …

Đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án), gồm có:

1…

2…

Theo quy định của Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, xin gửi đến quý (2) hồ sơ gồm:

- Một (01) bản sao quyết định phê duyệt kèm theo bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được (4) phê duyệt;

- Năm (05) bản báo cáo kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (trường hợp dự án nằm trên diện tích đất của từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, phải gửi thêm số lượng báo cáo bằng số lượng các tỉnh tăng thêm, hoặc số lượng tăng thêm theo yêu cầu của (2) để phục vụ công tác kiểm tra); 

- Phụ lục (với số lượng bằng với số lượng bản báo cáo kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án) kèm theo báo cáo kết quả thực hiên các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án, bao gồm các tài liệu sau (tùy loại hình dự án mà có thể có một số hoặc tất cả các tài liệu này):

+ Hồ sơ bản vẽ hoàn công các công trình xử lý và bảo vệ môi trường (trường hợp chưa có bản vẽ hoàn công, có thể cung cấp hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Trường hợp chỉ có hồ sơ thiết kế kỹ thuật, cần nêu rõ đã thực hiện đúng như hồ sơ thiết kế kỹ thuật hay không. Nếu có sai khác cần chỉ rõ);

+ Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các thiết bị xử lý môi trường đồng bộ nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa (nếu có);

+ Các phiếu lấy mẫu và kết quả đo đạc, phân tích mẫu vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải;

+ Biên bản nghiệm thu các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;

+ Hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường với đơn vị có chức năng (đối với trường hợp dự án có phát sinh chất thải rắn thông thường trong giai đoạn vận hành và không có công trình xử lý chất thải rắn thông thường).

+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với đơn vị có chức năng, kèm theo văn bản chứng minh chức năng của đơn vị đó (đối với trường hợp Dự án có phát sinh chất thải nguy hại trong giai đoạn vận hành và không có công trình xử lý chất thải nguy hại);

+ Hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận về việc đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải (đối với trường hợp Dự án nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và có phát sinh nước thải trong giai đoạn vận hành);

+ Quyết định phê duyệt kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu; văn bản chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy cấp cho Dự án (đối với trường hợp Dự án thuộc đối tượng phải có các loại văn bản này theo quy định của pháp luật).

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các thông tin, số liệu được đưa ra trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị quý (2) kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án)./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
-
- Lưu:...

(5)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Chủ dự án;

(2) Tên cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận;

(3) Tên đầy đủ của Dự án;

(4) Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án;

(5) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

 

PHỤ LỤC 4.3

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH CỦA DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

 (1)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:...

(Địa danh), ngày… tháng… năm…

 

Kính gửi: (3)

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH,
BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH

của Dự án (2) (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án (2))

1. Địa điểm thực hiện Dự án:

2. Chủ dự án:

- Địa chỉ liên hệ: …

- Điện thoại: …; Fax: …; E-mail: …

3. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án) đã được thực hiện

3.1. Các công trình, biện pháp xử lý nước thải

3.1.1. Mạng lưới thu gom nước thải, thoát nước (cần mô tả rõ các thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom, thoát nước; vị trí của các công trình này kèm theo sơ đồ minh họa và thiết kế kỹ thuật)

3.1.2. Các công trình xử lý nước thải đã được xây lắp: (cần mô tả rõ quy trình công nghệ, quy mô công suất, các thông số kỹ thuật của công trình, các thiết bị đã được xây lắp)

3.1.3. Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải (cần nêu rõ tên và địa chỉ liên hệ của cơ quan, đơn vị thực hiện việc đo đạc, lấy mẫu phân tích về môi trường: thời gian, phương pháp, khối lượng mẫu giả định được tạo lập (nếu có); thời gian tiến hành đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu; thiết bị, phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu được sử dụng)

Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải được trình bày theo mẫu bảng sau:

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích (**); Tiêu chuẩn, Quy chuẩn đối chiếu.

Lưu lượng thải

(Đơn vị tính)

Thông số ô nhiễm đặc trưng(*) của Dự án

Thông số A

(Đơn vị tính)

Thông số B

(Đơn vị tính)

v.v…

 

Trước khi xử lý

Sau khi xử lý

Trước khi xử lý

Sau khi xử lý

Trước khi xử lý

Sau khßi xử lý

Lần 1

 

 

 

 

 

 

 

Lần 2

 

 

 

 

 

 

 

Lần 3

 

 

 

 

 

 

 

TCVN/QCVN……….

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: (*) Thông số ô nhiễm đặc trưng của Dự án là những thông số ô nhiễm do dự án trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra; (**) Số lần đo đạc, lấy mẫu tối thiểu là 03 (ba) lần vào những khoảng thời gian khác nhau trong điều kiện hoạt động bình thường để bảo đảm xem xét, đánh giá về tính đại diện và độ ổn định của chất thải.

3.2. Các công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: (cần liệt kê đầy đủ các công trình; biện pháp xử lý bụi, khí thải đã được xây lắp; nguồn gốc và hiệu quả xử lý của các thiết bị xử lý bụi, khí thải chính đã được lắp đặt; vận hành thử nghiệm các công trình xử lý bụi, khí thải và thống kê dưới dạng bảng tương tự như đối với nước thải). 

3.3. Các công trình, biện pháp xử lý chất thải rắn: (dựa theo các quy định hiện hành về quản lý chất thải rắn thông thường, làm rõ các biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, vận chuyển và xử lý các loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình vận hành dự án; làm rõ quy mô, các thông số kỹ thuật kèm theo thiết kế chi tiết của các công trình xử lý chất thải rắn trong trường hợp chủ dự án tự xử lý).

3.4. Các công trình, biện pháp xử lý chất thải nguy hại: (dựa theo các quy định hiện hành về quản lý chất thải nguy hại, làm rõ các biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, vận chuyển và xử lý các loại chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành dự án; làm rõ quy mô, các thông số kỹ thuật kèm theo thiết kế chi tiết của các công trình xử lý chất thải nguy hại trong trường hợp chủ dự án tự xử lý).

3.5. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác: (nếu có)

4. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đã được điều chỉnh, thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt (kết quả trình bày cần thể hiện dưới dạng bảng có thuyết minh kèm theo, trong đó nêu rõ những nội dung đã được điều chỉnh, thay đổi)

STT

Tên công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Phương án đề xuất trong báo cáo ĐTM

Phương án điều chỉnh, thay đổi đã thực hiện

1.

2…

(Thuyết minh về những nội dung thay đổi, điều chỉnh của Dự án so với phương án đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt).

Chúng tôi cam kết rằng những thông tin, số liệu nêu trên là đúng sự thực; nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
-  Lưu: …

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Chủ dự án;

(2) Tên đầy đủ của Dự án;

(3) Cơ quan kiểm tra, xác nhận;

(4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.

 

PHỤ LỤC 4.4

MẪU GIẤY XÁC NHẬN VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH CỦA DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

(1)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:...

(Địa danh), ngày… tháng… năm…

 

GIẤY XÁC NHẬN
VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH

của Dự án (2)

(hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án (2))

(3)

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Căn cứ (4);

Căn cứ kết quả kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (2) (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án(2)) thực hiện vào ngày… tháng… năm…; kết quả kiểm tra lại thực hiện vào ngày… tháng… năm…

Theo đề nghị của (5),

XÁC NHẬN

Điều 1. (6) (sau đây gọi là Chủ dự án) đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (2) (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án (2)) sau đây:

1.

2. …

(Liệt kê các nội dung về công trình và biện pháp bảo vệ môi trường đã được hoàn thành phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án), trong đó nêu rõ những công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã được thực hiện có thay đổi, điều chỉnh so với báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt)

Điều 2. Chủ dự án (hoặc tổ chức, cá nhân được Chủ dự án chuyển giao quản lý vận hành Dự án) có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu bắt buộc sau đây trong giai đoạn tiếp theo của Dự án:

1. …

2. Tiếp tục triển khai thực hiện các hạng mục/phân kỳ đầu tư tiếp theo của Dự án, đảm bảo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường có liên quan và lập hồ sơ, gửi (1) để được tiếp tục kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (chỉ nêu trong trường hợp xác nhận hạng mục/phân kỳ đầu tư).

3. Tự chịu trách nhiệm đối với các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã được thực hiện có thay đổi, điều chỉnh so với báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt đã nêu tại Điều 1 Giấy xác nhận này, đảm bảo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan của pháp luật hiện hành.

4. Vận hành các công trình xử lý chất thải đã được nêu tại Điều 1 Giấy xác nhận này theo đúng thiết kế, đảm bảo các quy trình, quy phạm kỹ thuật.

5. Tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường có liên quan của pháp luật hiện hành.

6. Chủ động xử lý, khắc phục kịp thời các sự cố và các tình huống bất lợi xảy ra gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường trong suốt quá trình vận hành của Dự án và báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các cơ quan nhà nước có liên quan khác để được hướng dẫn, hỗ trợ.

7. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 3. Giấy xác nhận này có giá trị kể từ ngày ký./.

 

Nơi nhận:
- (6);
-
- Lưu:...

(3)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận; (2) Tên đầy đủ của Dự án; (3) Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền xác nhận; (4) Tên đầy đủ văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận; (5) Thủ trưởng cơ quan chủ trì việc kiểm tra; (6) Chủ dự án.

 

PHỤ LỤC 4.5

MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP ĐOÀN KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH CỦA DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

(1)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:...

(Địa danh), ngày… tháng… năm…

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (2) (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án (2))

(3)

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Căn cứ (4);

Căn cứ Quyết định số… ngày… tháng… năm… của (5) về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án (2);

Xét đề nghị của (6) tại Văn bản số… ngày… tháng… năm về việc đề nghị kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn hoạt động (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư) của Dự án (2);

Theo đề nghị của (7),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn hoạt động của Dự án (2) (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án (2)), bao gồm các Ông/Bà có tên sau đây:

Số TT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Nơi công tác

Chức danh trong Đoàn kiểm tra

1

Trưởng đoàn

2

Phó trưởng đoàn

3

Thư ký

4

Thành viên

Điều 2. Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra và lập biên bản kiểm tra việc (6) đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (2) theo quy định. Đoàn kiểm tra tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 3. Chi phí cho hoạt động của Đoàn kiểm tra được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường giao cho (1).

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; (6), (7) và các Ông/Bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4 ;
-
- Lưu...

(3)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra;

(2) Tên đầy đủ của Dự án;

(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra;

(4) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1); 

(5) Tên cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

(6) Chủ dự án;

(7) Thủ trưởng cơ quan chủ trì thực hiện việc kiểm tra.

 

PHỤ LỤC 4.6

MẪU BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG  
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------------

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH

của Dự án....... (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án…)

1. Họ và tên người nhận xét, đánh giá: …

2. Học hàm, học vị, chức vụ công tác: …

3. Nơi công tác (tên cơ quan/đơn vị, địa chỉ, số điện thoại, Fax, e-mail): …

4. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra: ..... .

5. Chức danh trong đoàn kiểm tra: …

6. Nhận xét, đánh giá việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án…): (nhận xét ngắn gọn về những mặt được, nêu chi tiết những tồn tại của từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện)

6.1. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:

6.2. Công trình, biện pháp xử lý nước thải:

6.3. Công trình, biện pháp xử lý chất thải rắn:

6.4. Công trình, biện pháp xử lý chất thải nguy hại:

6.5. Công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:

6.6. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường khác:

7. Những đề nghị, khuyến nghị:...

 

 

(Địa danh nơi viết nhận xét, đánh giá), ngày … tháng … năm …
NGƯỜI VIẾT NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
(Ký, ghi họ tên)

 

PHỤ LỤC 4.7

MẪU BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TRA VIỆC THỰC HIÊN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH CỦA DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------------

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TRA VIỆC THỰC HIÊN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH

của Dự án ... (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án…)

1. Thông tin chung về Dự án: (ghi rõ các thông tin về chủ dự án; địa điểm thực hiện, quy mô, công suất thiết kế của Dự án; tình trạng hoạt động của Dự án; tình trạng quản lý, vận hành của Dự án và các thông tin khác có liên quan).

2. Tổng hợp kết quả kiểm tra các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án đã được chủ dự án thực hiện (tổng hợp trên cơ sở các bản nhận xét, đánh giá của các thành viên Đoàn kiểm tra).

2.1. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

2.2. Công trình, biện pháp xử lý nước thải

2.3. Công trình, biện pháp xử lý chất thải rắn

2.4. Công trình, biện pháp xử lý chất thải nguy hại

2.5. Công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

2.6. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường khác

3. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường có điều chỉnh, thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt: (liệt kê theo dạng bảng, trong đó thể hiện rõ các nội dung liên quan)

STT

Tên công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Phương án đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường

Phương án điều chỉnh, thay đổi đã thực hiện

1.

2.

4. Những đề nghị, khuyến nghị của các thành viên Đoàn kiểm tra đối với chủ dự án: (tổng hợp trên cơ sở các bản nhận xét, đánh giá của các thành viên đoàn kiểm tra)

 

 

THƯ KÝ
(Ký, ghi họ tên)

 

PHỤ LỤC 4.8

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH CỦA DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------------

BIÊN BẢN KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH

của Dự án (1) (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án (1))

Đoàn kiểm tra được thành lập theo Quyết định số… ngày…  tháng… năm… của (2) đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (1) (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án (1)):

- Thời gian kiểm tra: từ … giờ … ngày … tháng … năm … đến … giờ … ngày … tháng … năm …

- Các hạng mục/phân kỳ đầu tư được kiểm tra: (ghi rõ các hạng mục/phân kỳ đầu tư được kiểm tra hoặc ghi “toàn bộ dự án” trong trường hợp chủ dự án dự kiến đưa toàn bộ dự án vào vận hành)

- Địa điểm kiểm tra: (ghi rõ địa điểm thực hiện việc kiểm tra)

- Thành phần Đoàn kiểm tra gồm: (ghi đầy đủ họ tên của tất cả các thành viên có mặt)

- Đại diện phía chủ dự án: (ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ của đại diện có thẩm quyền của chủ dự án)

- Với sự tham gia của: (ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác của những người có mặt, nếu có)

Sau khi kiểm tra, các bên liên quan thống nhất như sau:

I. Kết quả kiểm tra các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn hoạt động của dự án:

1. Công trình, thiết bị, biện pháp thu gom, xử lý nước thải: (ghi rõ thực trạng mạng lưới thoát nước mưa chảy tràn, hệ thống thu gom nước thải; các công trình, thiết bị xử lý nước thải đã được xây lắp; hợp đồng đấu nối thoát nước thải và xử lý nước thải với chủ đầu tư cơ sở hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung trong trường hợp dự án thực hiện trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và các văn bản, tài liệu khác có liên quan khác).

2. Công trình, thiết bị, biện pháp lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường: (ghi rõ thực trạng xây lắp các khu lưu giữ, quản lý, xử lý các loại chất thải của Dự án; các thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại của dự án đã được trang bị; sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại; giấy tờ chứng minh chức năng thu gom, xử lý chất thải nguy hại của đơn vị hợp đồng).

3. Công trình, thiết bị, biện pháp thu gom, xử lý bụi, khí thải: (ghi rõ hiện trạng xây dựng, lắp đặt các công trình, thiết bị thu gom, xử lý bụi, khí thải của Dự án; hệ thống kiểm soát bụi, khí thải đã được trang bị).

4. Công trình, thiết bị, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và các công trình, biện pháp, giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường khác: (ghi rõ thực trạng xây dựng, lắp đặt các công trình, thiết bị ứng phó sự cố môi trường; các văn bản phê duyệt kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu; hợp đồng cung cấp dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu với đơn vị có chức năng và văn bản chứng nhận dự án đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; các công trình, biện pháp, giải pháp kỹ thuật khác đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường).

II. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã được thay đổi, điều chỉnh so với phương án đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường: (liệt kê và mô tả rõ các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án đã được chủ dự án thực hiện nhưng có thay đổi, điều chỉnh so với đề xuất đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, kèm theo các nhận xét, đánh giá của đoàn kiểm tra về khả năng và hiệu quả của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường này).

III. Những tồn tại của Dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án): Ghi rõ những tồn tại liên quan đến các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án) cần được tiếp tục thực hiện để đảm bảo các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan

IV. Ý kiến của chủ dự án: (chỉ ghi các ý kiến của chủ dự án khác với nội dung kết luận của Đoàn kiểm tra nêu tại mục I, II và III).

Biên bản được hoàn thành vào hồi … giờ … ngày ... tháng ... năm ... tại … và đã đọc kỹ cho những người tham dự cùng nghe./.

 

Đại diện chủ dự án

(Ký, ghi họ tên, chức vụ)

Thư ký đoàn kiểm tra

(Ký, ghi họ tên)

Trưởng Đoàn kiểm tra
(hoặc Phó trưởng đoàn trong trường hợp trưởng đoàn vắng mặt)

(Ký, ghi họ tên)

 

Ghi chú:

Những người ký tại trang cuối cùng của biên bản phải ký vào phía dưới của từng trang biên bản trong trường hợp biên bản nhiều hơn 1 trang.

(1) Tên đầy đủ của Dự án; (2) Cơ quan kiểm tra, xác nhận.

 

PHỤ LỤC 4.9

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA VIỆC CHỦ DỰ ÁN KHẮC PHỤC CÁC NỘI DUNG CÒN TỒN TẠI CỦA CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH CỦA DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------------

BIÊN BẢN KIỂM TRA VIỆC CHỦ DỰ ÁN KHẮC PHỤC CÁC NỘI DUNG CÒN TỒN TẠI CỦA CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH

của Dự án (1) (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án (1))

Căn cứ Quyết định số… ngày… tháng… năm… của (2) về việc thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (1) (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án (1))

Căn cứ Văn bản ủy nhiệm số… ngày… tháng… năm… của (2) về việc… (chỉ ghi trong trường hợp Sở Tài nguyên và Môi trường được ủy nhiệm kiểm tra lại)

Các thành viên tham gia kiểm tra:

1. Ông/bà…

2. Ông/bà…

(ghi rõ họ tên, chức vụ của từng thành viên tham gia kiểm tra)

Đã tiến hành kiểm tra về việc khắc phục các tồn tại của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (1) (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án (1)) như sau:

- Thời gian kiểm tra: từ … giờ … ngày … tháng … năm … đến … giờ … ngày … tháng … năm …

- Địa điểm kiểm tra: (ghi rõ địa điểm thực hiện việc kiểm tra)

- Đại diện phía chủ dự án: (ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ những người có mặt)

- Với sự tham gia của: (ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác của những người có mặt, nếu có)

Sau khi kiểm tra, các bên liên quan thống nhất nội dung biên bản như sau:

I. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án) đã được chủ dự án khắc phục: (Ghi nhận trên thực tế những nội dung đã được chủ dự án khắc phục trên cơ sở văn bản ủy nhiệm kiểm tra).

II. Ý kiến của chủ dự án: (Ghi các ý kiến của chủ dự án khác với nội dung kết luận nêu tại mục I).

Biên bản được hoàn thành vào hồi … giờ … ngày ... tháng ... năm ... tại … và đã đọc kỹ cho những người tham dự cùng nghe./.

 

ĐẠI DIỆN CHỦ DỰ ÁN

(Ký, ghi họ tên, chức vụ)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

(Ký, ghi họ tên)

 

Ghi chú:

(1) Tên dự án

(2) Tên cơ quan kiểm tra, xác nhận

Trường hợp biên bản nhiều hơn một (01) trang, người lập biên bản và đại diện chủ dự án ký vào góc trái phía dưới của từng trang biên bản (trừ trang cuối).

Biên bản được lập với số lượng tối thiểu là ba (03) bản để lưu trữ và thực hiện. Trong đó, chủ dự án một (01) bản; Sở Tài nguyên và Môi trường một (01) bản; cơ quan ủy nhiệm một (01) bản.

 

PHỤ LỤC 4.10

MẪU VĂN BẢN THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA VIỆC CHỦ DỰ ÁN KHẮC PHỤC CÁC NỘI DUNG CÒN TỒN TẠI CỦA CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH CỦA DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/
THÀNH PHỐ…
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: …

Vv thông báo kết quả kiểm tra việc khắc phục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án (1)

(Địa danh), ngày … tháng … năm …

Kính gửi: (2)

 

Thực hiện Công văn số… ngày… tháng… năm … của (2) về việc ủy nhiệm kiểm tra việc chủ dự án khắc phục các nội dung còn tồn tại của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (2), Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố… đã tổ chức kiểm tra và đã lập biên bản kiểm tra theo quy định.

Căn cứ kết quả kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố… nhận thấy (3) đã… (ghi rõ chủ dự án đã khắc phục các tồn tại trên thực tế của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án hay chưa; các vấn đề còn tồn tại (nếu có) và hướng giải quyết), cụ thể như sau:

1….

2….

Xin gửi kèm theo biên bản kiểm tra việc chủ dự án khắc phục các nội dung còn tồn tại của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án.

Đề nghị (2) xem xét, quyết định theo thẩm quyền./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Chủ dự án;
- Lưu...

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên Dự án; (2) Tên cơ quan kiểm tra, xác nhận; (3) Chủ dự án; (4) Đại diện có thẩm quyền của cơ quan được ủy nhiệm.


PHỤ LỤC 5.1

MẪU BÌA VÀ TRANG PHỤ BÌA CỦA BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

 

(Cơ quan chủ quản/phê duyệt dự án (nếu có))

(Chủ dự án)

 

 

 

 

 

 

BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

của Dự án (1)

 

 

 

 

 

 

CHỦ DỰ ÁN (*)
(Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án ký, ghi họ tên, đóng dấu) (**)

ĐƠN VỊ TƯ VẤN (nếu có) (*)
(Đại diện có thẩm quyền của đơn vị ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng… năm 20…

 

 

Ghi chú:

(1) Tên Dự án;

(*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa;

(**) Chỉ bắt buộc đóng dấu nếu chủ dự án là pháp nhân.


PHỤ LỤC 5.2

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------------------------------

 (Địa danh nơi thực hiện dự án), ngày... tháng... năm...

 

Kính gửi : (1).....................................................................................................................................

Chúng tôi là: (2).................................................................................................................................

Địa chỉ: ............................................................................................................................................

Xin gửi đến quý (1) bản cam kết bảo vệ môi trường để đăng ký với các nội dung sau đây:

I. Thông tin chung

1.1. Tên dự án đầu tư: nêu đúng tên gọi của dự án như trong dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương).

1.2.Chủ dự án:

1.3. Địa chỉ liên hệ của Chủ dự án:

1.4. Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án:

1.5. Phương tiện liên lạc với của chủ dự án: (số điện thoại, số Fax, E-mail …).

1.6. Địa điểm thực hiện dự án

Mô tả vị trí địa lý (tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới) của địa điểm thực hiện dự án kèm theo sơ đồ minh họa chỉ rõ các đối tượng tự nhiên (sông ngòi, ao hồ, đường giao thông …), các đối tượng về kinh tế - xã hội (khu dân cư, khu đô thị; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử… ), hiện trạng sử dụng đất trên diện tích đất của dự án và các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án.

Chỉ rõ đâu là nguồn tiếp nhận nước thải, khí thải của dự án kèm theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành áp dụng đối với các nguồn này.

1.7. Quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Nêu tóm lược về quy mô/công suất sản xuất; công nghệ sản xuất; liệt kê danh mục các thiết bị, máy móc kèm theo tình trạng của chúng.

1.8. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng

- Nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất được tính theo ngày, tháng hoặc năm và phương thức cung cấp.

- Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước cho sản xuất.

Yêu cầu:

- Đối với dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư này, nội dung của phần I Phụ lục này cần phải bổ sung: thông tin về cơ sở đang hoạt động, đặc biệt là các thông tin liên quan các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng hoặc loại bỏ hoặc thay đổi, điều chỉnh, bổ sung.

- Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư này, trong nội dung của phần I Phụ lục này, cần làm rõ hiện trạng thi công các hạng mục công trình của dự án, thể hiện rõ các thông tin về những thay đổi liên quan đến địa điểm, quy mô, công suất.

II. Các tác động môi trường

2.1. Các loại chất thải phát sinh

2.1.1. Khí thải: …

2.1.2. Nước thải: …

2.1.3. Chất thải rắn: …

2.1.4. Chất thải khác: …

Đối với mỗi loại chất thải phải nêu đủ các thông tin về: nguồn phát sinh, tổng lượng phát sinh trên một đơn vị thời gian, thành phần chất thải và hàm lượng/nồng độ của từng thành phần.

2.2. Các tác động khác

Nêu tóm tắt các tác động (nếu có) do: sự xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; sự xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; sự bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ; sự thay đổi mực nước mặt, nước dưới đất; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; sự biến đổi vi khí hậu; sự suy thoái các thành phần môi trường; sự biến đổi đa dạng sinh học và các yếu tố khác.

III. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực

3.1. Xử lý chất thải

- Mỗi loại chất thải phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp xử lý tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

- Phải có chứng minh rằng, sau khi áp dụng biện pháp thì các chất thải sẽ được xử lý đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định thì phải nêu rõ lý do và có những kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

3.2. Giảm thiểu các tác động khác

Mỗi loại tác động phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

Yêu cầu:

- Đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư này, nội dung của phần III Phụ lục này cần phải nêu rõ kết quả của việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của cơ sở đang hoạt động và phân tích các nguyên nhân của các kết quả đó.

- Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư này, trong nội dung của phần III Phụ lục này, cần nêu rõ các thay đổi về biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

IV. Các công trình xử lý môi trường, chương trình giám sát môi trường

4.1. Các công trình xử lý môi trường

- Liệt kê đầy đủ các công trình xử lý môi trường đối với các chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải khác trong khuôn khổ của dự án; kèm theo tiến độ thi công cụ thể cho từng công trình;

- Các công trình xử lý môi trường phải được làm rõ về chủng loại, đặc tính kỹ thuật, số lượng cần thiết.

4.2. Chương trình giám sát môi trường

Đòi hỏi phải giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng cho chất thải của dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam, với tần suất tối thiểu 01 lần/06 tháng. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.

Yêu cầu: Đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư này, nội dung của mục 4.1 Phụ lục này cần phải nêu rõ hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có của cơ sở đang hoạt động và mối liên hệ của các công trình này với hệ thống công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án cải tạo, nâng cấp, nâng công suất.

V. Cam kết thực hiện

Cam kết về việc thực hiện các biện pháp xử lý chất thải, giảm thiểu tác động khác nêu trong bản cam kết; cam kết xử lý đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về môi trường; cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

 

 

(2)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) (*)

 

Ghi chú:

(1) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;

(2) Chủ dự án.

(*) Chỉ đóng dấu trong trường hợp chủ dự án là pháp nhân.

 

PHỤ LỤC 5.3

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI ĐỀ XUẤT HỌAT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ KHÔNG THUỘC ĐỐI TƯỢNG PHẢI LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------------------------------

(Địa điểm), ngày …..tháng ….. năm 20…..

 

Kính gửi : (1).....................................................................................................................................

Chúng tôi là: (2).................................................................................................................................

Địa chỉ: ............................................................................................................................................

Xin gửi đến quý (1) bản cam kết bảo vệ môi trường để đăng ký với các nội dung sau đây:

BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. Cam kết của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh

1.1. Chúng tôi cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ môi trường của Luật Bảo vệ môi trường, các văn bản dưới luật và các quy định riêng (nếu có) tại địa phương. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

1.2. Cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường được nêu dưới đây và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường có liên quan.

1.3. Chúng tôi xin đảm bảo độ chính xác của các thông tin và nội dung điền trong bản cam kết bảo vệ môi trường này.

II. Thông tin cơ bản về hoạt động sản xuất, kinh doanh

2.1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: ...........................................................................

...............................................................................................................................................

2.2. Địa điểm dự kiến triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:...................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

2.3. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; sản phẩm và số lượng

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

2.4. Diện tích mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (m2): .............................................

2.5. Nguyên liệu, phụ liệu, phụ gia, hóa chất, dung môi, chất bảo quản, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các nguyên vật liệu khác sẽ được sử dụng trong quá trình sản xuất; nhu cầu sử dụng từng loại:

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

2.6. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu: dầu, than, củi, gas (tấn/năm); điện (kW/ tháng): ........................        

...............................................................................................................................................

III. Các tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn thi công xây dựng

Yếu tố gây tác động

Tình trạng

Biện pháp giảm thiểu

Cam kết

Không

Không

Khí thải từ các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công

 

 

Sử dụng phương tiện, máy móc thi công đã qua kiểm định

 

 

 

 

Sử dụng loại nhiên liệu ít gây ô nhiễm

 

 

 

 

Định kỳ bảo dưỡng phương tiện, thiết bị

 

 

 

 

Biện pháp khác

 

 

Bụi

 

 

Cách ly, phun nước để giảm bụi

 

 

Biện pháp khác

 

 

Tiếng ồn

 

 

Định kỳ bảo dưỡng thiết bị

 

 

Bố trí thời gian thi công phù hợp

 

 

Biện pháp khác

 

 

Nước thải sinh hoạt

 

 

Có biện pháp thu gom, xử lý sơ bộ trước khi thải ra môi trường

 

 

 

 

 

Có biện pháp thu gom và thuê đơn vị có chức năng xử lý theo quy định

 

 

 

 

 

Biện pháp khác

 

 

Nước mưa chảy tràn

 

 

Có hệ thống rãnh thu nước, hố ga thu gom, lắng lọc nước mưa chảy tràn trước khi thoát ra môi trường 

 

 

 

 

 

Thu gom và tái sử dụng

 

 

Chất thải rắn xây dựng

 

 

Thu gom để tái chế hoặc tái sử dụng

 

 

Đổ thải đúng tại các địa điểm quy định của địa phương

 

 

Chất thải rắn sinh hoạt

 

 

Thu gom, hợp đồng với cơ quan có chức năng để xử lý

 

 

 

 

Đốt

 

 

 

 

Biện pháp khác

 

 

Các yếu tố gây mất an toàn lao động

 

 

Trang bị các trang thiết bị bảo hộ lao động cần thiết cho người lao động

 

 

 

 

Biện pháp khác

 

 

Các yếu tố gây ảnh hưởng, gián đoạn tới hoạt động sản xuất và xã hội  

 

 

Lên kế hoạch cho từng hoạt động, báo cáo với cộng đồng địa phương để được hỗ trợ

 

 

 

 

Biện pháp khác

 

 

Phần D. Các tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn hoạt động

Yếu tố gây tác động

Tình trạng

Biện pháp giảm thiểu

Cam kết

Không

Không

Khí thải

 

 

Lắp đặt ống khói với chiều cao cho phép

 

 

 

 

 

Lắp đặt quạt thông gió với bộ lọc không khí ở cuối đường ống

 

 

 

 

 

Tiết kiệm nhiên liệu sử dụng

 

 

 

 

 

Biện pháp khác

 

 

Bụi

 

 

Cách ly, phun nước để giảm bụi

 

 

 

 

 

Lắp đặt hệ thống hút bụi

 

 

 

 

 

Biện pháp khác

 

 

Mùi

 

 

Lắp đặt quạt thông gió

 

 

 

 

 

Biện pháp khác

 

 

Tiếng ồn

 

 

Định kỳ bảo dưỡng thiết bị

 

 

 

 

 

Cách âm để giảm tiếng ồn

 

 

 

 

 

Biện pháp khác

 

 

Nhiệt độ cao xung quanh khu vực sản xuất

 

 

Lắp đặt quạt thông gió

 

 

 

 

Biện pháp khác

 

 

Nước thải sinh hoạt

 

 

Xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung

 

 

 

 

 

Xử lý đáp ứng QCVN trước khi thải ra môi trường

 

 

 

 

 

Biện pháp khác

 

 

Nước thải từ hệ thống làm mát

 

 

Thu gom và tái sử dụng

 

 

 

 

Biện pháp khác

 

 

Nước thải từ quá trình sản xuất

 

 

Thu gom nước thải (bể, ao, hồ, kênh…) 

 

 

 

 

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất

 

 

 

 

 

Xử lý nước thải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định trước khi thải ra nguồn nước

 

 

 

 

 

Biện pháp khác

 

 

Chất thải rắn

 

 

Thu gom chất thải rắn (khu chứa rác)

 

 

Chất thải rắn vô cơ

 

 

Thu gom để tái chế hoặc tái sử dụng

 

 

 

 

Hợp đồng với cơ quan chức năng để thu gom

 

 

 

 

Đốt

 

 

 

 

Biện pháp khác

 

 

Chất thải rắn hữu cơ

 

 

Làm phân hữu cơ vi sinh, khí sinh học, tái sử dụng

 

 

 

 

Hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom

 

 

 

 

Biện pháp khác

 

 

Các yếu tố gây mất an toàn lao động

 

 

Trang bị các trang thiết bị bảo hộ lao động cần thiết cho người lao động

 

 

 

 

Biện pháp khác

 

 

Các yếu tố gây ảnh hưởng, gián đoạn tới hoạt động sản xuất và xã hội  

 

 

Lên kế hoạch cho từng hoạt động sản xuất, báo cáo với cộng đồng địa phương để được hỗ trợ

 

 

 

 

Biện pháp khác

 

 

Các yếu tố gây phiền toái và nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng 

 

 

Bố trí khu vực sản xuất cách khu vực đông dân cư xa nhất có thể 

 

 

 

 

Biện pháp khác

 

 

Các yếu tố gây nguy cơ cháy, nổ

 

 

Trang bị, lắp đặt các thiết bị phòng cháy chữa cháy

 

 

 

 

(2)

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có) (*)

 

Ghi chú:

(1) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp xã được ủy quyền tổ chức thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;

(2) Tên tổ chức, cá nhân chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh.

(*) Chỉ đóng dấu trong trường hợp (2) là pháp nhân.

 

PHỤ LỤC 5.4

MẪU VĂN BẢN ỦY QUYỀN TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC ĐĂNG KÝ BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN CHO ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

ỦY BAN NHÂN DÂN (1)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ...

(Địa danh), ngày… tháng… năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ủy quyền tổ chức thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN (1)

Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Căn cứ (2) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân (1);

Theo đề nghị của Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ủy quyền cho Ủy ban nhân dân (3) tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của các đối tượng sau đây trên địa bàn của mình:

1.1. Đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn một (01) đơn vị hành chính cấp xã, không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất;

1.2. Dự án đầu tư nằm trên địa bàn một (01) địa bàn hành chính cấp xã, không phát sinh chất thải trong quá trình triển khai thực hiện.

Điều 2. Ủy ban nhân dân (3) có trách nhiệm:

2.1. Tổ chức thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường cho các đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định này theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường.

2.2. Sau khi hoàn thành việc đăng ký, gửi hồ sơ đã đăng ký về Ủy ban nhân dân (1) và các cơ quan liên quan theo quy định tại Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

2.3. Thực hiện việc giám sát, kiểm tra các hoạt động về bảo vệ môi trường của dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đăng ký cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chủ tịch Ủy ban nhân dân (3), Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân (1) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-
- Lưu …

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên đơn vị hành chính cấp huyện;

(2) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân (1);

(3) Tên đơn vị hành chính cấp xã;

(4) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (1) (hoặc Phó Chủ tịch được Chủ tịch phân công).

 

PHỤ LỤC 5.5

MẪU VĂN BẢN THÔNG BÁO VỀ VIỆC KHÔNG CHẤP NHẬN BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

 (1)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:...

(Địa danh), ngày…  tháng … năm …

 

THÔNG BÁO

Về việc không chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của (3)

Kính gửi: (2)

 

Sau khi xem xét hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của (3), (1) xin thông báo như sau:

Hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường của (3) chưa đủ điều kiện để được đăng ký vì các lý do sau đây:

1. …

2. …

Đề nghị (2) hoàn chỉnh hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường và gửi về (1) để được đăng ký theo quy định./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
-
- Lưu …

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã được ủy quyền tổ chức thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;

(2) Chủ dự án;

(3) Tên đầy đủ của dự án, hoặc đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(4) Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

 

PHỤ LỤC 5.6

MẪU VĂN BẢN THÔNG BÁO VỀ VIỆC CHẤP NHẬN ĐĂNG KÝ BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

(1)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:...

(Địa danh), ngày…  tháng … năm …

 

THÔNG BÁO

Về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của (2)

Kính gửi: (3)

 

Sau khi xem xét hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của (2), được sự ủy quyền của (4) tại Quyết định số… ngày… tháng… năm… (trong trường hợp tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường ở Ủy ban nhân dân cấp xã), (1) xin thông báo như sau:

1.  Bản cam kết bảo vệ môi trường của (2) đã được đăng ký tại (1).

2. (3) có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ những nội dung nêu trong bản cam kết bảo vệ môi trường.

3. Bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký và Thông báo này là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai thực hiện (2).

4. (3) phải báo cáo với (1) khi có những thay đổi, điều chỉnh nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường và chỉ được thực hiện khi có sự chấp nhận bằng văn bản của (1)./. 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- …
- Lưu …

(5)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;

(2) Tên đầy đủ của dự án hoặc đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(3) Chủ dự án;

(4) Tên Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;

(5) Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

 

PHỤ LỤC 6.1

MẪU BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ VÀ KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

 (1)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:...

V/v báo cáo kết quả công tác đăng ký và kiểm tra việc thực hiện bản cam kết bảo vệ môi trường

(Địa danh), ngày…  tháng … năm …

Kính gửi: (2)

 

Thực hiện quy định tại Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, (1) xin báo cáo (2) về công tác đăng ký và kiểm tra việc thực hiện bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ triển khai trên địa bàn trong thời gian (3) như sau:

1. Tổng hợp thông tin, số liệu về công tác đăng ký và kiểm tra việc thực hiện bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (theo mẫu quy định tại Phụ lục 6.2 Thông tư này).

2. Những khó khăn, vướng mắc (nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức việc đăng ký và kiểm tra việc thực hiện bản cam kết bảo vệ môi trường).

Trên đây là báo cáo của (1) xin được gửi đến (2) để xem xét, chỉ đạo./.   

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- …
- Lưu…

(4)

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu cơ quan)

 

Ghi chú

(1) Ủy ban nhân dân cấp huyện;

(2) Sở Tài nguyên và Môi trường;

(3) Kỳ báo cáo theo quy định của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;

(4) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (hoặc người được Chủ tịch phân công ký văn bản). 

 

PHỤ LỤC 6.2

MẪU BẢNG TỔNG HỢP CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ VÀ KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

BẢNG TỔNG HỢP CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ VÀ KIỂM TRA
VIỆC THỰC HIỆN BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Kỳ… năm … (*)

- Ủy ban nhân dân: …

- Địa chỉ liên hệ: …

- Điện thoại: …; Fax: …; E-mail …

Số TT

1

2

3

4

5

6

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(*) Kỳ báo cáo thực hiện theo quy định của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;

Báo cáo cần được lập trên nền Microsoft Excel, sử dụng bảng mã chuẩn quốc tế Unicode (Time New Roman) tiếng Việt theo các nội dung sau đây:

Cột 1: Liệt kê tất cả tên các dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trên địa bàn;

Cột 2: Địa điểm thực hiện dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: ghi rõ địa danh cấp xã hoặc ghi tên khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đối với trường hợp nằm trong khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung;

Cột 3: Ghi ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ;

Cột 4: Thời điểm kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường (ghi rõ ngày, tháng, năm kiểm tra);

Cột 5. Tên cơ quan thực hiện việc kiểm tra;

Cột 6: Ghi chú những vấn đề khác có liên quan.

 

PHỤ LỤC 6.3

MẪU BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC; THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG; KIỂM TRA, XÁC NHẬN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

 (1)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:...

V/v về công tác thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

(Địa danh), ngày…  tháng … năm …

Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

Thực hiện Nghị định số 29/2011/NĐCP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ và Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, (1) xin báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;  kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường như sau:

1. Tổng hợp thông tin, số liệu về công tác thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (theo mẫu quy định tại Phụ lục 6.4 Thông tư này).

2. Những khó khăn, vướng mắc (nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện).

Trên đây là báo cáo của (1) xin được gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, chỉ đạo./.   

 

Nơi nhận:
- Như trên;

- Lưu…

(2)

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu cơ quan)

 

Ghi chú:

(1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

(2) Người đại diện của (1) có thẩm quyền ký văn bản.

 

PHỤ LỤC 6.4

MẪU BẢNG TỔNG HỢP CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC; THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG; KIỂM TRA, XÁC NHẬN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

BẢNG TỔNG HỢP CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC; THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG; KIỂM TRA, XÁC NHẬN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

năm …

(kèm theo Văn bản số… ngày… tháng… năm… của… )

- Tên cơ quan báo cáo: …

- Địa chỉ liên hệ: …

- Điện thoại: …; Fax: …; E-mail …

Số TT

1

2

3

4

5

I

Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BẢNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu cơ quan)

 

Ghi chú:

Bảng tổng hợp kết quả nêu trên cần được lập trên nền Microsoft Excel, sử dụng bảng mã chuẩn quốc tế Unicode (Time New Roman) tiếng Việt theo các nội dung sau đây:

Cột 1: Liệt kê tất cả:

- Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) trong năm báo cáo đối với mục I;

- Các dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trong năm báo cáo đối với mục II;

- Các dự án đã được được phê duyệt báo cáo ĐTM và được cấp giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành trong năm báo cáo đối với mục III;

Cột 2: Phạm vi của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đối với mục I; địa điểm thực hiện dự án (ghi cụ thể địa danh cấp xã, huyện, tỉnh hoặc ghi tên khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tâp trung đối với các dự án nằm trong các khu này kèm theo địa danh cấp huyện, tỉnh) đối với các mục II và III;

Cột 3: Ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ: hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐMC đối với mục I, hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM đối với mục II, hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đối với mục III;

Cột 4: Ghi đầy đủ số, ngày, tháng, năm của các văn bản: Văn bản báo cáo kết quả thẩm định báo cáo ĐMC đối với mục I, quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM đối với mục II, giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đối với mục III;

Cột 5: Ghi chú những vấn đề khác liên quan đến công tác thẩm định báo cáo ĐMC; thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.

THE MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 26/2011/TT-BTNMT

Hanoi, July 18, 2011

 

CIRCULAR

DETAILING A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 29/2011/ND-CP OF APRIL 18, 2011, ON STRATEGIC ENVIRONMENTAL ASSESSMENT, ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT AND ENVIRONMENTAL PROTECTION COMMITMENT

Pursuant to the November 29, 2005 Law on Environmental Protection;

Pursuant to the Government's Decree No. 29/2011/ND-CP of April 18, 2011, on strategic environmental assessment, environmental impact assessment and environmental protection commitment;

Pursuant to the Government's Decree No. 25/200S/ND-CP of March 4, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment, which was amended and supplemented by Decrees No. 19/2010/ND-CP of March 5. 2010. and No. 89/2010/ND-CP of August 16, 2010;

Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 132/2008/QD-TTg of September 30, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Vietnam Environment Administration of the Ministry of Natural Resources and Environment;

At the proposal of the general director of the Vietnam Environment Administration and the director of the Legal Affairs Department,

STIPULATES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular guides in detail a number of articles of the Government's Decree No. 29/2011/ND-CP of April 18, 2011, on strategic environmental assessment, environmental impact assessment and environmental protection commitment (below referred to as Decree No. 29/2011/ND-CP).

Article 2. Subjects of application

1. This Circular applies to agencies, organizations and individuals that carry out activities related to:

a/ Strategies, master plans and plans specified in Article 3 of Decree No. 29/2011/ ND-CP:

b/ Projects specified in Clause 1, Article 12 of Decree No. 29/2011/ND-CP;

c/ Projects and proposals on production, business or service provision activities specified in Article 29 of Decree No. 29/2011/ND-CP:

d/ Projects put into operation after July 1, 2006, which have had their environmental impact assessment reports approved under decisions issued by competent authorities but have not yet obtained written certifications of fulfillment of contents of these reports and requirements of decisions approving these reports.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 2

STRATEGIC ENVIRONMENTAL ASSESSMENT

Article 3. Subjects obliged to make and forms of strategic environmental assessment

1. Subjects obliged to make strategic environmental assessment and forms of strategic environmental assessment are specified in Clauses 1, 2 and 3, Article 3 and Part C. Appendix 1 to Decree No. 29/2011/ND-CP.

2. Subjects specified in Clause 5. Article 3 of Decree No. 29/2011/ND-CP may select by themselves forms of strategic environmental assessment.

3. Subjects obliged to make strategic environmental assessment specified in Part C. Appendix I to Decree No. 29/2011l/ND-CP shall do so in the forms directed by the National Assembly, the Government and the Prime Minister. In case directing documents of the National Assembly, the Government and the Prime Minister contain no specific requirements on forms of making detailed strategic environmental assessment, the Ministry of Natural Resources and Environment shall guide these forms.

Article 4. Elaboration of strategic environmental assessment reports

1. Time for strategic environmental assessment and requirements on use of strategic environment assessment results are specified in Article 4 of Decree No. 29/2011/ND-CP.

2. Agencies assuming the prime responsibility for making strategies, master plans and plans (below referred to as project owners) as specified in Clauses 1 and 3, Article 3 of this Circular shall elaborate and submit strategic environmental assessment reports to competent agencies for appraisal.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Project owners of subjects specified in Clause 2. Article 4 of this Circular shall send dossiers of request for appraisal of" strategic environmental assessment reports under Clauses 2, 3 and 4 of this Article to agencies organizing the appraisal of strategic environmental assessment reports defined in Clause 1. Article 6 of this Circular.

2. A dossier of request for appraisal of a detailed strategic environmental assessment report in the form of separate report comprises:

a/ One (1) written request for appraisal, made according to the form provided in Appendix 1.1 to this Circular;

b/ Nine (9) copies of the detailed strategic environmental assessment report in the form of separate report of a strategy, master plan or plan which are bound together into a volume with the cover page and supplementary cover page formats and its structure and content complying with Appendices 1.2 and 1.3 to this Circular;

c/ Nine (9) copies of the draft strategy, master plan or plan:

d/ In case the number of members of the appraisal council is more than nine (9). or in other cases in which the appraisal requires additional copies, the project owner shall provide additional copies of the strategic environmental assessment report and the draft strategy, master plan or plan besides the number of copies specified at Points b and c of this Clause.

3. A dossier of request for appraisal of a detailed strategic environmental assessment report incorporated in a strategic report, master plan or plan comprises:

a/ One (1) written request for appraisal, made according to the form provided in Appendix 1.4 to this Circular;

b/ Nine (9) copies of the draft strategy, master plan or plan incorporating the detailed strategic environmental assessment report. The structure and contents of the detailed strategic environmental assessment report incorporated in the strategy, master plan or plan report comply with the form provided in Appendix 1.5 to this Circular;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. A dossier of request for appraisal of a brief strategic environmental assessment report comprises:

a/ One (1) written request for appraisal, made according to the form provided in Appendix 1.6 to (his Circular;

b/ Five (5) copies of the draft strategy, master plan or plan incorporating the brief strategic environmental assessment report. The structure and contents of the brief strategic environmental assessment report incorporated in the strategy, master plan or plan report comply with the form provided in Appendix 1.7 to this Circular.

5. Project owners of subjects specified in Clause 2, Article 3 of this Circular are not required to make dossiers of request for appraisal of strategic environmental assessment reports.

Article 6. Organization of appraisal of strategic environmental assessment reports

1. The competence to appraise strategic environmental assessment reports is provided in Clause 1, Article 7 of Decree No. 29/2011/ ND-CP.

2. The appraisal of strategic environmental assessment reports is conducted by appraisal councils. The organization and operation of councils for appraisal of strategic environmental assessment reports are provided in Chapter 4 of this Circular.

3. The time limit for appraising strategic environmental assessment reports is specified in Article 8 of Decree No. 29/201l/ND-CP.

4. Within the lime limit mentioned in Clause 3 of this Article, agencies appraising strategic environmental assessment reports shall organize the appraisal. For an invalid dossier, within seven (7) working days after receiving the dossier, the appraisal-organizing agency shall notify such in writing to the project owner for modification or supplementation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To comply with Article 9 of Decree No. 29/2011/ND-CP.

2. To re-send to the appraisal-organizing agency:

a/ Three (3) copies of the modified or supplemented strategic environmental assessment report, enclosed with one (1) copy on CD: one (1) copy of the modified or supplemented draft strategy, master plan or plan, and a written report on assimilation of opinions of the report-appraising agency, made according to the form provided in Appendix 1.8 to this Circular, in case the strategic environmental assessment report is made in the form of separate report:

b/ Three (3) copies of the modified or supplemented draft strategy, master plan or plan, enclosed with one (1) copy on CD; a written report on assimilation of opinions of the report-appraising agency, made according to the form provided in Appendix 1.8 to this Circular, in case the detailed strategic environmental assessment report is incorporated in the strategic report, master plan or plan or the brief strategic environmental assessment report.

Article 8. Reporting on results of appraisal of strategic environmental assessment reports

1. An agency organizing the appraisal of a strategic environmental assessment report shall send a dossier reporting on appraisal results to a competent authority for appraisal and approval of a strategy, master plan or plan, which comprises:

a/ One (1) written report on results of appraisal of the strategic environmental assessment report, made according to the form provided in Appendix 1.9 to this Circular;

b/ One (1) copy of the project owner's written report on assimilation of opinions of the report-appraising agency,

2. The time limit for sending a dossier reporting on appraisal results is fifteen (15) working days after receiving a modified or supplemented strategic environmental assessment report enclosed with the project owner's written report.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To comprehensively and objectively consider proposals and recommendations stated in dossiers reporting on appraisal results of agencies organizing the appraisal of strategic environmental assessment reports and the assimilation of appraisal opinions by project owners.

2. In case of necessity, to request project owners to modify or supplement draft strategies, master plans or plans on the basis of examining dossiers reporting on results of appraisal of strategic environmental assessment reports.

Chapter 3

ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT

Article 10. Subjects obliged to elaborate and lime of elaboration, appraisal and approval of environmental impact assessment reports

1. Owners of the following projects are obliged to elaborate environmental impact assessment reports:

a/ Projects numbered from 1 thru 143 and numbered 145 in Appendix II to Decree No. 29/2011/ND-CP; projects with names different from but of nature and size equivalent to those of projects numbered 1 thru 143 in Appendix II to Decree No. 29/2011/ND-CP;

b/ Projects to renovate, expand, upgrade or raise the capacity of operating production, business or service establishments, of which environmental impact assessment reports have been approved, or written environmental protection commitments have been registered or certified, or written registrations of attainment of environmental standards have been certified, or environmental protection schemes have been approved or certified, to be equivalent to the subjects numbered 1 thru 143 in Appendix II to Decree No. 29/2011/ND-CP:

c/ Projects specified in Clause 5, Article 35 of Decree No. 29/2011/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Re-elaboration, appraisal and approval of environmental impact assessment reports

1. A project which has an approved environmental impact assessment report but has not yet been put into operation shall re-elaborate an environmental impact assessment report in the following cases:

a/ Change of the location of its implementation or failure to organize its implementation within thirty six (36) months alter the issuance of the decision approving the environmental impact assessment report;

b/ Increase in scale or capacity or change of technology leading to a broader scope of impact or greater adverse impacts on the environment not caused by wastes or an increase in total volume of wastes or generation of new kinds of waste or wastes with contents of pollutants higher than previously calculated or forecast in the approved environmental impact assessment report.

2. The re-elaboration, appraisal and approval of environmental impact assessment reports for the cases specified in Clause 1 of this Article comply with Articles 12. 13. 14 and 15 of this Circular.

3. Project owners may implement the changed contents after their environmental impact assessment reports are approved.

Article 12. Consultation in the process of making environmental impact assessment reports

1. Consultation in the process of making environmental impact assessment reports complies with Articles 14 and 15 of Decree No. 29/2011/ND-CP.

2. Written requests of project owners for consultation shall be made according to the form provided in Appendix 2.1 to this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. In the consultation process, project owners shall assure that their written requests for consultation, which are enclosed with brief documents on their projects' major investment items, environmental issues and environmental protection solutions, are sent to consulted parties.

5. The time limit for a consulted party to issue a consultation reply is fifteen (15) days after receiving a written request for consultation from the project owner.

Article 13. A dossier of request for appraisal of an environmental impact assessment report

1. One (1) written request of the project owner for appraisal of an environmental impact assessment report, made according to the form provided in Appendix 2.3 to this Circular.

2. Seven (7) copies of the project's environmental impact assessment report. In case the number of members of the appraisal council is more than seven (7), or in other cases in which the appraisal requires, the project owner shall provide additional copies of the environmental impact assessment report. The cover page and supplementary cover page format and structure and contents of an environmental impact assessment report comply with the forms provided in Appendices 2.4 and 2.5 to this Circular.

3. One (1) copy of the investment project (the feasibility study report).

4. For the case specified at Point b. Clause 1. Article 10 of this Circular, in addition to the documents specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, there must be also one (1) copy of the decision approving the environmental impact assessment report or the written certification of the registration of attainment of environmental standards, the decision approving or written certification of the environmental protection scheme or the document proving the approved environmental protection commitment of the operating production, business or service establishment.

5. For the case specified in Clause 1. Article 11 of this Circular, in addition to the documents specified in Clauses 1. 2 and 3 of this Article, there must be also one (1) copy of the decision approving the environmental impact assessment report of the previous project.

Article 14. Organization of appraisal of environmental impact assessment reports

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The organization and operation of councils for appraisal of environmental impact assessment reports are specified in Chapter 4 of this Circular.

Article 15. Process of and time limit for appraisal and approval of environmental impact assessment reports

1. The process of and time limit for appraisal and approval of environmental impact assessment reports are respectively specified in Articles 19 and 20 of Decree No. 29/2011/ND-CP.

2. After an environmental impact assessment report is appraised and adopted without modification or supplementation or adopted on the condition that it must be modified or supplemented, the project owner shall finalize the report, undersign each page of the report (except the cover page, which shall he made according to the form provided in Appendix 2.4 to this Circular), copied, bound into hard-back volumes, appended with seals (if any) and sent to the agency appraising the environmental impact assessment report in a number sufficient for being sent to the addresses specified in Clause 2, Article 21 of Decree No. 29/2011/ND-CP, enclosed with one (1) copy written on CD and the project owner's written explanation about the modifications or supplementations to the environmental impact assessment report at the request of the standing body of the appraising agency stated in its written notification of appraisal results.

3. Decisions approving environmental impact assessment reports shall be made according to the form provided in Appendix 2.6 to this Circular.

Article 16. Responsibilities of the agency approving environmental impact assessment reports and project owners after their environmental impact assessment reports are approved

1. Responsibilities of the agency approving an environmental impact assessment report:

a/ To give a certification of approval of the environmental impact assessment report, made according to the form provided in Appendix 2.7 to this Circular:

b/ To send the approved environmental impact assessment report to the addresses specified in Clause 2. Article 21 of Decree No. 29/2011/ND-CP within fifteen (15) working days after approving this report.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To adjust its investment project to satisfy the requirements stated in the decision approving the approved environmental impact assessment report:

b/ To publicly disclose on the project which has the environmental impact assessment report approved under Article 22 of Decree No. 29/2011/ND-CP;

c/ To discharge the responsibilities specified in Chapter 5 of this Circular before putting the project into official operation.

Chapter 4

ORGANIZATION AND OPERATION OF STRATEGIC ENVIRONMENTAL ASSESSMENT REPORT APPRAISAL COUNCILS AND ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT REPORT APPRAISAL COUNCILS

Article 17. Setting up of strategic environmental assessment report appraisal councils or environmental impact assessment report appraisal councils

1. Heads of the competent agencies defined in Clause 1, Article 7 of Decree No. 29/2011/ND-CP shall decide to set up strategic environmental assessment report appraisal councils.

2. Heads of the agencies defined in Clause 1. Article 18 of Decree No. 29/2011/ND-CP shall decide or authorize heads of their attached specialized agencies in charge of environmental protection to decide to set up environmental impact assessment report appraisal councils.

3. An appraisal council shall be set up to appraise each strategic environmental assessment report or environmental impact assessment report.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 18. Composition and structure of strategic environmental assessment report appraisal councils and environmental impact assessment report appraisal councils

1. The composition and structure of a strategic environmental assessment report appraisal council are specified in Clause 5. Article 7 of Decree No. 29/2011/ND-CP.

2. The composition and structure of an environmental impact assessment report appraisal council are specified in Clause 3. Article 18 of Decree No. 29/2011/ND-CP. In case a project is located in an economic zone, industrial park, hi-tech park, export-processing zone, industrial cluster or another concentrated production, business or service zone (below collectively referred to as a concentrated production, business or service zone), an appraisal council may be composed of representatives of the state agency directly managing the concentrated production, business or service zone and investor(s) in building and commercial operation of infrastructure facilities of this zone.

Article 19. Functions and working principle of strategic environmental assessment report appraisal councils and environmental impact assessment report appraisal councils

1. Strategic environmental assessment report appraisal councils and environmental impact assessment report appraisal councils (below collectively referred to as appraisal councils) have the function of giving advice to heads of agencies organizing the appraisal and take responsibility before law and agencies organizing the appraisal for the objectiveness and truthfulness of appraisal results.

2. Appraisal councils shall work on the principle of public and direct discussion among council members and between councils and project owners (except the case of appraisal of brief strategic environmental assessment reports in the form of collecting written comments or assessments) and make conclusions on assessment results under Clause 2. Article 33 of this Circular.

3. Councils appraising brief strategic environmental assessment reports shall work under Clause 6, Article 7 of Decree No. 29/ 2011/ND-CP.

4. Appraisal councils shall operate through their appraisal standing bodies set up by competent agencies defined in Clause 1. Article 7 and Clause 2, Article 18 of Decree No. 29/ 2011/ND-CP.

Article 20. Conditions and criteria for selection of members of appraisal councils

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Criticism members must be professionally knowledgeable about the environment or the field of the project (including at least one (1) professionally knowledgeable about the environment) and have at least seven (5). five (3) or three (1) years' experience, for those possessing a university degree, a master or doctor diploma, respectively.

3. Council secretaries must be staffs of appraisal Standing bodies.

4. Other council members must be professionally knowledgeable about the environment or the field of the project and have at least five (3) or three (2) years' experience, for those possessing a master or doctor diploma, respectively.

Article 21. Responsibilities of council members

1. To study strategic environmental assessment reports or environmental impact assessment reports and related dossiers and documents provided by appraisal standing bodies.

2. To attend meetings of appraisal councils, conferences and seminars, participating in investigations and surveys conducted in the process of appraisal of strategic environmental assessment reports or environmental impact assessment reports as arranged by appraisal standing bodies.

3. To make specialized reports on evaluation and appraisal of contents of strategic environmental assessment reports or environmental impact assessment reports as assigned by appraisal standing bodies.

4. To make their written comments on strategic environmental assessment reports or environmental impact assessment reports according to the form provided in Appendix 3.2 to this Circular, then send them to appraisal standing bodies at least one (1) working day before official meetings of appraisal councils: and to present these comments at official meetings of appraisal councils.

5. To fill in cards of appraisal of strategic environmental assessment reports or environmental impact assessment reports according to the form provided in Appendix 3.3 to this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. To manage documents provided to them under law and return these documents at the request of appraisal standing bodies after accomplishing their tasks.

8. To lake responsibility before agencies organizing the appraisal and law for their comments and evaluations on strategic environmental assessment reports or environmental impact assessment reports and jobs assigned to them in the process of appraisal.

Article 22. Powers of council members

1. To request appraisal standing bodies to provide sufficient documents relevant to dossiers of request for appraisal for study and evaluation.

2. To propose appraisal standing bodies to organize meetings, seminars and other activities to directly serve the appraisal work.

3. To attend meetings of appraisal councils: and meetings and seminars and other activities directly serving appraisal work as arranged by appraisal standing bodies.

4. To talk directly to project owners and consultants for elaboration of strategic environmental assessment reports or environmental impact assessment reports at meetings of appraisal councils: to reserve their opinions which are different from those of appraisal councils.

5. To enjoy remunerations according to current financial regulations for performing their tasks; to make written comments on strategic environmental assessment reports or environmental impact assessment reports: to attend meetings of appraisal councils, conferences and seminars and other activities assigned to them in the process of appraisal: to have travel, accommodations and other expenses for their participation in activities of appraisal councils paid under law.

Article 23. Responsibilities and powers of council chairpersons

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To chair meetings of appraisal councils.

2. To handle opinions raised at meetings of appraisal councils and make conclusions at these meetings.

3. To sign minutes of meetings of appraisal councils and take responsibility before agencies organizing the appraisal and law for conclusions made at these meetings.

Article 24. Responsibilities and powers of council vice chairpersons

In addition to the responsibilities and powers of council members specified in Articles 21 and 22 of this Circular, council vice chairpersons also have the responsibilities and powers like council chairpersons when the latter are absent.

Article 25. Responsibilities and powers of criticism members

In addition to the responsibilities and powers of council members specified in Clauses 1, 2, 3, 5, 6, 7 and 8. Article 21. and Article 22 of this Circular, criticism members also have to make written comments on contents of strategic environmental assessment reports or environmental impact assessment reports according to the form provided in Appendices 3.4 and 3.5 to this Circular.

Article 26. Responsibilities and powers of council secretaries

In addition to the responsibilities and powers of council members specified in Articles 21 and 22 of this Circular, council secretaries also have the following responsibilities and powers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To report to council chairpersons on major problems of dossiers after studying by themselves and summarizing opinions of council members on these dossiers; to report to council chairpersons and appraisal standing bodies on activities specified in Clause 4, Article No. 18 of Decree No. 29/2011/ND-CP, if any.

3. To inform appraisal councils of comments of appraisal council members who do not attend official meetings of appraisal councils and written comments sent by provincial-level Natural Resources and Environment Departments to appraisal standing bodies, if any.

4. To make and sign minutes of meetings of appraisal councils: and take responsibility for the adequacy and truthfulness of these minutes.

5. To make dossiers and documents for settlement of expenses for activities of appraisal councils.

6. To perform other tasks to serve activities of appraisal councils at the request of appraisal standing bodies.

Article 27. Responsibilities and powers of council members being representatives of provincial-level Natural Resources and Environment Departments joining appraisal councils set up by ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies

In addition to the responsibilities and powers of council members holding different titles specified in this Circular, council members being representatives of provincial-level Natural Resources and Environment Departments joining appraisal councils set up by ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies also have the following responsibilities and powers:

1. To collect and provide to appraisal councils information and documents relevant to strategies, master plans, plans and projects; and take responsibility for information and documents provided to appraisal councils.

2. To authorize in writing their colleagues to participate in activities of appraisal councils with responsibilities and powers of council members in case they cannot do so.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To examine the validity of dossiers of request for appraisal of strategic environmental assessment reports or environmental impact assessment reports to serve as a basis for conducting the appraisal. For invalid dossiers, to issue documents on the return of dossiers within seven (7) working days, for strategic environmental assessment reports, and five (5) working days, for environmental impact assessment reports, after receiving them from project owners.

2. To draft decisions to set up appraisal councils with their composition and structure specified in Article 18 of this Circular, according to the form provided in Appendix 3.1 to this Circular, then submit them to competent authorities for consideration and issuance.

3. To request project owners to provide or additionally provide relevant documents in case of necessity and send them to appraisal council members within five (5) working days after the issuance of decisions to set up appraisal councils.

4. To collect opinions of provincial-level Natural Resources and Environment Departments which have no representatives to join appraisal councils set up by ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies under Article 29 of this Circular.

5. To collect and provide information relevant to strategies, master plans, plans or projects to appraisal councils.

6. To hold meetings of appraisal councils and activities specified in Clause 7, Article 7, and Clause 4. Article 18 of Decree No. 29/2011/ND-CP.

7. To notify in writing project owners of appraisal results and requirements on completion of appraisal dossiers within five (5) working days after the last official meeting of appraisal councils. Such a notice must indicate one (1) of the following appraisal results: adoption without requiring modification or supplementation: adoption on the condition of modification or supplementation; rejection.

8. To review contents of strategic environmental assessment reports or environmental impact assessment reports resent by project owners after making modification or supplementation. In case of necessity, to request in writing a number of council members to further make their comments on modified or supplemented strategic environmental assessment reports or environmental impact assessment reports.

9. To draft written reports on results of appraisal of strategic environmental assessment reports of strategies, master plans or plans, according to the form provided in Appendix 1.9 to this Circular, for cases of appraisal of strategic environmental assessment reports: to draft decisions approving environmental impact assessment reports of projects, according to the form provided in Appendix 2.6 to this Circular, for cases of appraisal of environmental impact assessment reports, then submit them to competent authorities for consideration and decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 29. Collection of opinions of provincial-level Natural Resources and Environment Departments which have no representatives to join appraisal councils set up by ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies

1. Appraisal standing bodies shall send strategic environmental assessment reports to provincial-level Natural Resources and Environment Departments of localities directly related to environmental issues of strategies, master plans or plans and having no representatives to join appraisal councils, and send environmental impact assessment reports to provincial-level Natural Resources and Environment Departments of localities in which projects are implemented and having no representatives to join appraisal councils, for their opinions.

2. Provincial-level Natural Resources and Environment Departments shall send their written opinions to appraisal standing bodies within five (5) working days after receiving the latter's written requests.

3. Opinions of provincial-level Natural Resources and Environment Departments shall be considered and discussed at meetings of appraisal councils.

Article 30. Conditions for holding official meetings of appraisal councils

An official meeting of an appraisal council may be held only when the following conditions are fully satisfied:

1. It is attended (personal presence at the meeting or participation in an online meeting) by at least two-thirds of the total number of council members according to the setting up decision, of whom the council chairperson or a vice chairperson, in case the chairperson is absent (below collectively referred to as the meeting chairperson), at least one (1) criticism member and the council secretary must be present.

2. It is attended by a competent representative of the project owner or the person authorized by a competent person of the project owner.

3. The project owner has paid the charge for appraisal of the environmental impact assessment report under law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Participants in meetings of appraisal councils shall be decided and invited by appraisal standing bodies.

2. Participants in meetings of appraisal councils may present their opinions at these meetings, follow the instructions of meeting chairpersons and enjoy remunerations as provided by law.

Article 32. Contents and proceedings of an official meeting of an appraisal council

1. The secretary shall read the decision to set up the appraisal council, introduce meeting participants, briefly report on the processing of the appraisal dossier and provide information on activities already conducted by the appraisal council and the appraisal standing body.

2. The meeting chairperson shall conduct the meeting with the powers specified in Article 23 of this Circular.

3. The project owner (or the consultancy unit authorized by the project owner) shall briefly present the strategic environmental assessment report or the environmental impact assessment report.

4. The project owner and appraisal council members shall exchange opinions and discuss unclear issues (if any) of the dossier.

5. Criticism members and other members of the appraisal council shall present their written comments.

6. The secretary shall read written comments of absent appraisal council members and opinions of the provincial-level Natural Resources and Environment having no representative to join the appraisal council.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. The appraisal council may hold a separate meeting (as decided by the meeting chairperson to reach unanimity on its conclusions in case its members have contradictory opinions.

9. The meeting chairperson shall disclose conclusions of the appraisal council.

10. Appraisal council members shall raise their opinions which are different from the conclusions disclosed by the meeting chairperson, if any.

11. The project owner shall present its/his/ her opinions, if any.

12. The meeting chairperson shall announce the wrap-up of the meeting.

Article 33. Contents of conclusions of appraisal councils

1. Conclusions of an appraisal council must clearly show the following:

a/ The dossier contents' satisfaction of requirements:

b/ Problems of the dossier: requirements and recommendations related to the completion of the dossier (if any) based on opinions of members of the appraisal council:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The principle of making appraisal results:

a/ Adoption without requiring modification or supplementation: When all appraisal council members attending in the meeting and having appraisal cards (or written comments in case no meeting of the appraisal council to appraise the brief strategic environmental assessment reports) unanimously adopt the report without requiring modification or supplementation;

b/ Adoption on the condition of modification or supplementation: When at least two-thirds (2/3) of the total number of attending council members having appraisal cards (or written comments in case no meeting of the appraisal council to appraise the brief strategic environmental assessment reports) agree to adopt the report or adopt the report on the condition that modification or supplementation must be made:

c/ Rejection: When over one-third (1/3) of the total number of council members having appraisal cards (or written comments in case no meeting of the appraisal council to appraise the brief strategic environmental assessment reports) reject the report.

Article 34. Form and contents of minutes of official meetings of appraisal councils

1. Minutes of official meetings of appraisal councils shall be made according to the form provided in Appendix 3.6 to this Circular. Opinions of project owners, council members and meeting participants must be fully and truthfully recorded in meeting minutes.

2. Minutes of official meetings of appraisal councils must be signed by meeting chairpersons and secretaries on the left bottom comer of each page and bear on the last page the signatures and full names and titles of these persons in the council.

Chapter 5

APPLICATION AND INSPECTION AND CERTIFICATION OF APPLICATION OF ENVIRONMENTAL PROTECTION WORKS AND MEASURES BEFORE PROJECTS ARE PUT INTO OFFICIAL OPERATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Before putting their projects into official operation, project owners shall:

a/ Fully discharge the responsibilities specified in Article 23 of Decree No. 29/2011/ ND-CP and apply environmental protection works and measures to serve the operations of their projects as specified in Article 26 of Decree No. 29/2011/ND-CP:

b/ Operate on a trial basis waste treatment works to serve the operations of their projects:

c/ Make dossiers of request for inspection and certification of application of environmental protection works and measures to serve the operations of their projects, then send them to competent agencies specified in Clause 1. Article 39 of this Circular.

2. For projects without environmental protection works to serve their operations, project owners are not required to make dossiers of request for inspection and certification of application of environmental protection works and measures.

3. For projects on treatment of hazardous wastes:

a/ For projects on treatment of hazardous wastes without investments in production, business or service work items other than those for transportation, treatment, recycling or disposal of hazardous wastes and falling under the competence of the Natural Resources and Environment Ministry to grant hazardous waste management practice licenses, project owners are not required to discharge the responsibilities specified at Point c. Clause 1 of this Article but shall fully discharge the responsibilities specified in the Natural Resources and Environment Ministry's Circular No. 12/2011/TT-BTNMT of April 14, 2011, on the management of hazardous wastes;

b/ For projects on treatment of hazardous wastes other than those specified at Point a of this Clause, project owners shall apply environmental protection works and measures to serve their project operations under this Circular in order to obtain competent agencies' certifications before applying for hazardous waste management practice licenses.

Article 36. Application and inspection and supervision of application of environmental protection works and measures at the stage of investment preparation and the stage of construction of projects

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Agencies approving environmental impact assessment reports of projects shall inspect and supervise the application of environmental protection works and measures at the stage of investment preparation and the stage of construction of projects in case of necessity.

3. Inspection of the application of environmental protection works and measures at the stage of investment preparation and the stage of construction of projects shall be conducted by inspection teams set up by the agencies specified in Clause 1. Article 39 of this Circular with the composition and structure specified in Article 40 of this Circular. Inspection contents and responsibilities of inspection teams shall be decided by agencies setting up these teams.

4. Agencies setting up inspection teams may hire independent consultancy units to supervise the application of environmental protection works and measures at the stage of investment preparation and the stage of construction of projects.

5. Agencies organizing the inspection shall notify in writing project owners of results of inspection of the application of environmental protection works and measures at the stage of investment preparation and the stage of construction of projects within fifteen (15) working days after the inspection is completed.

Article 37. Trial operation of waste treatment works

1. The trial operation of waste treatment works shall be conducted simultaneously with the trial operation of projects.

2. Before conducting the trial operation of waste treatment works, project owners shall notify in writing trial operation plans to agencies approving environmental impact assessment reports of projects, according to the form provided in Appendix 4.1 to this Circular.

3. The trial operation of waste treatment works may last for not more than six (6) months after its commencement.

4. In the course of trial operation of waste treatment works, project owners shall sample, measure and analyze by themselves the composition and particular characteristics of wastes before and after the treatment or hire qualified legal-person units to do so. The number of times of sampling and analysis of the composition of wastes in the course of trial operation of waste treatment works of projects must be at least three (3) at different points of time. Points of time of sampling depend on the characteristics of each work item of a specific project in order to assure that waste samples are typical for different stages of project operation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. In the course of trial operation of waste treatment works, if detecting that wastes discharged into the environment fail to meet current standards and regulations, project owners shall immediately stop the trial operation and apply measures to prevent the spreading of wastes into the environment and urgently notify such to the provincial-level Natural Resources and Environment Departments and related agencies of localities in which projects are implemented for direction and coordinated handling. In case an environmental incident occurs or wastes discharged into the environment fail to meet standards and regulations, causing damage to organizations and individuals, project owners shall pay compensations under law.

Article 38. Dossiers of request for inspection and certification of the application of environmental protection works and measures for project operation

1. A dossier of request for inspection and certification of the application of environmental protection works and measures for project operation comprises:

a/ One (1) written request for inspection and certification of the application of environmental protection works and measures for project operations made according to the form provided in Appendix 4.2 to this Circular:

b/ One (1) copy of the approving decision, enclosed with copies of the approved environmental impact assessment report:

c/ Five (5) copies of the report on results of the application of environmental protection works and measures for project operation, made according to the form provided in Appendix 4.3 to this Circular. For a project located in two (2) or more provinces or centrally run cities, the project owner shall send an additional number of copies of the report equal to the additional number of provinces or centrally run cities to serve inspection work;

d/ Annexes in a number of copies equal to that of copies of the report on results of the application of environmental protection works and measures specified at Point c of this Clause. Documents included in the annexes are specified in Clause 4. Article 25 of Decree No. 29/2011 /ND-CP

2. For projects with phased investment or involving many independent items, project owners may make dossiers of request for inspection and certification of the application of environmental protection works and measures for each phase of investment or each independent project item.

Article 39. Inspection and certification of the application of environmental protection works and measures for project operation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Inspection and certification agencies shall inspect and certify the application of environmental protection works and measures for project operation after receiving complete and valid dossiers specified in Article 38 of this Circular.

3. For projects specified in Clause 2. Article 38 of this Circular, inspection and certification agencies shall organize inspection and certification for each phase or independent item.

4. The procedures and time limit for and method of inspection and certification of the application of environmental protection works and measures for project operation are specified in Articles 27 and 28 of Decree No. 29/2011/ND-CP.

5. Inspection of the application of environmental protection works and measures for project operation shall be conducted by inspection teams set up by inspection and certification agencies with the composition and structure specified in Article 40 of this Circular.

6. Inspection of the settlement of problems in environmental protection works and measures by project owners specified in Clause 4. Article 27 of Decree No. 29/2011/ND-CP complies with Article 44 of this Circular.

7. Certification of the application of environmental protection works and measures for project operation shall be made according to the form provided in Appendix 4.4 to this Circular.

Article 40. Setting up of teams for inspection of the application of environmental protection works and measures for project operation

1. Heads of inspection and certification agencies shall issue decisions to set up inspection teams according to the form provided in Appendix 4.5 to this Circular.

2. An inspection team is composed of officers of the inspection and certification agency, environmental experts and experts in fields related to the project, including one (1) head being an officer of the inspection and certification agency and possibly one (1) deputy head in case of necessity; one (1) secretary and team members.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. For environmental impact assessment reports approved by provincial-level People's Committees, in addition to the persons specified in Clause 2 of this Article, an inspection team may also include a representative of the district-level specialized agency in charge of environmental protection of the locality in which the project is implemented.

Article 41. Working principles of inspection teams

1. Inspection teams shall work on the principle of public discussion among their embers and between their members and representatives of project owners at meetings and in the course of physical inspection of applied environmental protection works and measures.

2. An inspection team shall conduct physical inspection of environmental protection works and measures of a project when the following conditions are fully met:

a/ At least two-thirds (2/3) of its total members according to the setting up decision of the inspection and certification agency, including its head (or its deputy head in case the head is absent) and secretary, are present:

b/ The project owner's competent representative is present.

Article 42. Responsibilities and powers of inspection team members

1. General responsibilities and powers of inspection team members:

a/ To study dossiers of request for inspection and certification of the application of environmental protection works and measures:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To attend meetings and participate in the inspection of the actual application of environmental protection works and measures conducted by inspection and certification agencies;

d/ To talk to project owners about environmental protection works and measures applied by project owners in the course of physical inspection;

e/ To make written comments on and evaluations of the application of environmental protection works and measures according to the form provided in Appendix 4.6 to this Circular. then send them to team secretaries for summarization; to take responsibility before agencies setting up inspection teams and before law for their comments and evaluations:

f/ To manage documents provided to them under law and return them at the request of agencies conducting the inspection and certification after accomplishing their tasks:

g/ To enjoy remunerations under current law for performing their tasks; to conduct site inspection: to attend meetings of inspection teams: to make written comments on and evaluations of the application of environmental protection works and measures.

2. Responsibilities and powers of inspection team secretaries:

In addition to the general responsibilities and powers specified in Clause 1 of this Article. inspection team secretaries also have the following responsibilities and powers:

a/ To contact project owners, inspection team members and related organizations and individuals for preparing working schedules of inspection teams;

b/ To summarize comments and evaluations of inspection team members and report them to team heads:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ To draft minutes of inspection of the application of environmental protection works and measures in service of project operation in an adequate and accurate manner under Article 43 of this Circular.

3. In addition to the general responsibilities and powers of inspection team members specified in Clause 1 of this Article, inspection team deputy heads also have the responsibilities and powers of inspection team heads specified in Clause 4 of this Article in case inspection team heads are absent.

4. Responsibilities and powers of inspection team heads:

In addition lo the general responsibilities and powers specified in Clause 1 of this Article, inspection team heads also have the following responsibilities and powers:

a/ To take general responsibility for activities of inspection teams;

b/ To assign tasks to inspection team members:

c/ To chair and monitor meetings of inspection teams:

d/ To assume the prime responsibility for handling recommendations, if any, of inspection team members, project owners and representatives of related agencies in the course of physical inspection.

Article 43. Contents and forms of presentation of inspection results

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Inspection minutes must truthfully and objectively indicate the actual state of environmental protection works and measures actually applied at the time of inspection.

3. Inspection minutes must be signed by inspection team heads (of deputy heads in case inspection team heads are absent), secretaries and competent representatives of project owners on each page and bear the signatures, full names and titles of these persons on the last page.

Article 44. Inspection of the settlement of problems in environmental protection works and measures by project owners

1. Inspection of the settlement of problems in environmental protection works and measures by project owners shall be conducted by inspection teams already set up or set up again by inspection and certification agencies in case of necessity. In this case, the inspection must fully meet the conditions specified at Point a. Clause 2. Article 41 of this Circular.

2. Minutes of inspection of the settlement of problems in environmental protection works and measures for project operation by project owners shall be made according to the form provided in Appendix 4.9 to this Circular.

3. For projects with their environmental impact assessment reports approved by the Natural Resources and Environment Ministry, after receiving reports of project owners on the settlement of problems of the projects in dossiers and in reality, the inspection and certification agency of the Natural Resources and Environment Ministry shall consider and decide to inspect the settlement of problems in environmental protection works and measures by project owners by either of the following modes:

a/ Organizing the inspection under Clauses 1 and 2 of this Article:

b/ Authorizing the provincial-level Natural Resources and Environment Department of the locality in which the project is implemented to conduct the inspection.

4. Provincial-level Natural Resources and Environment Departments authorized under Point b. Clause 3 of this Article shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Make inspection minutes according to the form provided in Appendix 4.9 to this Circular:

c/ Send notices of inspection results, made according to the form provided in Appendix 4.10 of this Circular to authorizing agencies within five (5) working days after obtaining these results.

Chapter 6

ENVIRONMENTAL PROTECTION COMMITMENTS

Article 45. Subjects obliged to make and register written environmental protection commitments; contents of written environmental protection commitments

1. Owners of the following projects, organizations and individuals propose the following production, business or service activities (below collectively referred to as project owners) shall make and register written environmental protection commitments:

a/ Projects of natures, sizes and capacities not specified or below those listed in Appendix II to Decree No. 29/2011/ND-CP; proposals on production, business or service activities not subject to formulation of investment projects but likely to generate wastes;

b/ Projects or proposals on renovation, expansion, upgrading or raising of capacity of operating production, business or service establishments of which written environmental protection commitments have been registered and certified or registrations of attainment of environmental standards have been certified or environmental protection schemes have been approved or certified and for which environmental impact assessment reports are not required, as specified at Point b. Clause I, Article 10 of this Circular.

2. For projects or proposals on production, business or service activities which have their written environmental protection commitments already registered but have not yet been put into operation, written environmental protection commitments shall be re-made and re-registered in the following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ They are not implemented within twenty four (24) months after their written environmental protection commitments are registered;

c/ Their sizes or capacities are increased or their technologies change, broadening the scope of impact or increasing adverse impacts on the environment not caused by wastes or the total volume of wastes or generating new kinds of waste or wastes with higher contents of pollutants compared to forecasts in registered written environmental protection commitments but not reaching a level subject to elaboration of environmental impact assessment reports.

Article 46. Dossiers of registration of written environmental protection commitments

1. A dossier of registration of a written environmental protection commitment for a project subject to making of written environ­mental protection commitments comprises:

a/ Three (3) copies of the written environmental protection commitment, with the cover page and supplementary cover page formats and its structure and content complying with the forms provided in Appendices 5.1 and 5.2 to this Circular;

b/ One (1) investment project (feasibility study report) bearing the signature (with full name and title) of competent representative and the seal (if any) of the project owner.

2. A dossier of registration of a written environmental protection commitment for a proposal on production, business or service activities subject to making of written environ-mental protection commitments comprises:

a/ Three (3) copies of the written environmental protection commitment, with its structure and content complying with the form provided in Appendix 5.3 to this Circular;

b/ One (1) written proposal on production, business or senice activities certified by the signature of a competent representative and the seal (if any) of the production, business or service establishment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. For subjects specified in Clause 2. Article 45 of this Circular, in addition to documents specified in Clause 1 or 2 of this Article, a dossier of registration of a written environmental protection commitment must be enclosed with one (1) copy of the document proving the registration of this written commitment of the project and the previous proposal on production or business activities.

Article 47. Organization of registration of written environmental protection commitments

1. The registration of written environmental protection commitments complies with Articles 31, 32 and 33 of Decree No. 29/2011/ND-CP.

2. Documents of authorization by People's Committees of districts, towns or provincial cities (below collectively referred to as district-level People's Committees) for People's Committees of communes, wards or townships (below collectively referred to as commune-level People's Committees) to organize the registration of written environmental protection commitments shall be made according to the form provided in Appendix 5.4 to this Circular.

3. Notices issued by project owners and owners of production, business or service establishments on non-acceptance of written environmental protection commitments shall be made according to the form provided in Appendix 5.5 to this Circular.

Article 48. Responsibilities of project owners and state agencies after written environmental protection commitments are registered

1. Responsibilities of project owners after their written environmental protection commitments are registered are specified in Article 35 of Decree No. 29/2011/ND-CP and current regulations on environmental protection in the course of project implementation or organization of production or business activities.

2. For the cases specified in Clause 2, Article 45 of this Circular, project owners may organize the implementation of changed contents only after their written environmental protection commitments are registered.

3. After accepting for registration written environmental protection commitments, authorized district-level or commune-level People's Committees shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Send written environmental protection commitments to related agencies defined in Article 34 of Decree No. 29/2011/ND-CP:

c/ Discharge responsibilities specified in Article 36 of Decree No. 29/2011/ND-CP.

Chapter 7

ORGANIZATION OP IMPLEMENTATION AND IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 49. Organization of implementation

1. Ministries, ministerial-level agencies. government-attached agencies, provincial-level and district-level People's Committees shall make reports on appraisal of strategic environmental assessment reports; appraisal and approval of environmental impact assessment reports, and registration of written environmental protection commitments under Article 38 of Decree No. 29/2011/ND-CP, and according to the forms provided in Appendices 6.1. 6.2. 6.3 and 6.4 of this Circular.

2. The Natural Resources and Environment Ministry shall assign the Vietnam Environment Administration to designate the Department for Environmental Impact Appraisal and Assessment to receive dossiers and act as the standing body for appraisal of strategic environmental assessment reports and environmental impact assessment reports falling under its appraisal competence: inspect the application of environmental protection works and measures at the stages of investment preparation and construction; receive dossiers and inspect the application of environmental protection works and measures for the operations of projects which have their environmental impact assessment reports approved by the Natural Resources and Environment Minister.

3. State management agencies in charge of environmental protection at all levels shall increase investment in the system of information and data on activities related to strategic environmental assessment reports, environmental impact assessment reports and written environmental protection commitments.

Article 50. Implementation provisions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. This Circular takes effect on September 2, 2011.

The Natural Resources and Environment Ministry's Circular No. 05/2008/TT-BTNMT of December 8. 2008, guiding strategic environmental assessment reports, environmental impact assessment reports and written environmental protection commitments, and Circular No. 13/2009/TT-BTNMT of August 18. 2009. providing the organization and operation of councils for appraisal of strategic environmental assessment reports and councils for appraisal of environmental impact assessment reports cease to be effective on the effective date of this Circular.

3. Any difficulties or problems arising in the course of implementation of this Circular should be promptly reported to the Natural Resources and Environment Ministry for guidance, study and appropriate amendments or supplements.

All appendices to this Circular are not printed herein. -

 

 

MINISTER OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT




Pham Khoi Nguyen

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 hướng dẫn Nghị định 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


86.308

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.32.18
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!