Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 845-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Khánh
Ngày ban hành: 22/12/1995 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 845-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 1995

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT "KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA VIỆT NAM"

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tại Tờ trình số 2423/MTg ngày 25 tháng 9 năm 1995,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.- Phê duyệt "Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) của Việt Nam" với mục tiêu lâu dài, mục tiêu trước mắt và những nội dung chính như văn bản kèm theo.

Điều 2.- Tổ chức thực hiện.

1. Các hành động cụ thể phải thực hiện dưới hình thức dự án với mục tiêu, nội dung, địa bàn, quy mô, thời hạn, sản phẩm cụ thể. Các dự án phải được thẩm định trước khi cấp vốn thực hiện, nghiệm thu từng bước và kết thúc.

2. Nhiệm vụ của các cơ quan Trung ương:

- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan đầu mối thực hiện kế hoạch hành động ĐDSH, Bộ có trách nhiệm chủ động bàn bạc với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan để từng bước thực hiện kế hoạch này. Hàng năm Bộ tổng hợp chung báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện các nội dung kế hoạch.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ vào nguồn lực trong nước và tài trợ từ nước ngoài, căn cứ vào các nội dung chính của kế hoạch đã nêu trên, trao đổi thống nhất với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để bố trí kế hoạch cụ thể hàng năm cho các ngành và các địa phương thực hiện từng nội dung.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản và Trung tâm Khoa học tự nhiện và công nghệ quốc gia là những cơ quan chủ yếu thực hiện kế hoạch này. Hàng năm các cơ quan nói trên có trách nhiệm trao đổi thống nhất với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các kế hoạch hành động cụ thể, thông báo cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường biết kết quả thực hiện để tổng hợp chung trình Thủ tướng Chính phủ.

- Các Bộ giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi trong các chương trình kinh tế - xã hội do mình quản lý phải lưu ý ưu tiên cho những nội dung, địa bàn liên quan đến bảo vệ ĐDSH đồng thời chủ động bàn bạc với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về những vấn đề liên quan chung.

3. Nhiệm vụ của các địa phương:

- Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Uỷ ban nhân dân tỉnh) chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch này trên địa bàn quản lý của mình.

- Hàng năm Uỷ ban nhân dân các tỉnh lập kế hoạch cụ thể, trao đổi thống nhất với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ liên quan để thực hiện, đồng thời hàng năm thông báo kết quả thực hiện cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường biết để tổng hợp chung trình Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3.- Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký .

 

 

Nguyễn Khánh

(Đã ký)

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG ĐA DẠNG SINH HỌCCỦA VIỆT NAM
(Đã được phê duyệt tại Quyết định số 845/TTg, ngày 22/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ)

Việt Nam là nước được thiên nhiên ưu đãi về sự phong phú, đa dạng của các hệ sinh thái, đa dạng của các loài và đa dạng của tài nguyên di truyền, gọi chung là đa dạng sinh học (ĐDSH). Các kết quả điều tra cho thấy, nước ta cóp khoảng 12.000 loài thực vật có mạch, trong đó đã định tên được khoảng 7.000 loài, 275 loài thú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 2470 loài cá, 5.500 loài côn trùng... Tính độc đáo của ĐDSH này khá cao: 10% số loài thú, chim và cá của Thế giới tìm thấy ở Việt Nam, hơn 40% số loài thực vật thuộc loại đặc hữu, không tìm thấy ở nơi nào khác ngoài Việt Nam, nhiều loài gia súc, gia cầm đã được thuần dưỡng và tuyển chọn từ hàng ngàn năm nay.

Về giá trị kinh tế, các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản... thực chất là khai thác từ nguồn ĐDSH, ước tính hàng năm đem lại cho đất nước ta khoảng 2 tỷ USD. Nhiều nơi, nhất là miền núi, nguồn lương thực - thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh và mọi thu nhập chủ yếu đều dựa vào khai thác ĐDSH.

Tuy nhiên, việc gia tăng quá nhanh dân số nước ta, việc diện tích rừng bị thu hẹp, việc khai thác quá mức tài nguyên sinh vật biển, việc áp dụng quá rộng rãi các giống mới trong sản xuất nông nghiệp... đã dẫn tới sự thu hẹp hoặc mất đi các hệ sinh thái, dẫn tới nguy cơ tiêu diệt 28% loài thú, 10% loài chim, 21% loài bò sát và lưỡng cư. Sự mất đi của một loài là mất vĩnh viễn, đồng thời mất luôn cả nguồn tài nguyên di truyền. Trên thực tế tốc độ suy giảm ĐDSH của ta nhanh hơn rất nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực.

Nhận thức được các giá trị to lớn về kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội... của ĐDSH đối với sự phát triển hiện tại và tương lai của cả loài người, thấy được trách nhiệm nặng nề về việc phải bảo vệ ĐDSH, nước ta đã cùng nhiều nước trên thế giới ký vào Công ước ĐDSH và làm cho Công ước có hiệu lực từ giữa năm 1993.

Từ những năm 1960 nước ta đã tiến hành những bước chính thức đầu tiên nhằm bảo tồn thiên nhiên. Năm 1972, sắc lệnh về Bảo vệ rừng đã dẫn đến việc tuyển mộ 10.000 kiểm lâm viên được phiên chế vào mọi cấp ở hầu khắp đất nước. Từ những năm 1980, những cố gắng chung về bảo vệ môi trường trong đó có bảo vệ ĐDSH đã được tiến hành ngày một nhiều hơn và hệ thống hơn.

Năm 1985, Chiến lược Bảo tồn quốc gia của Việt Nam đã được soạn thảo, một chiến lược đầu tiên được xây dựng ở một nước đang phát triển. Chiến lược đã được cộng đồng quốc tế hoan nghênh.

Năm 1991, Chính phủ thông qua Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững 1991 - 2000. Kế hoạch đã dẫn đến việc xây dựng và thông qua Luật Bảo vệ Môi trường năm 1994, việc hình thành Bộ KHCN & Môi trường và các Sở KHCN & Môi trường ở các địa phương.

Việt Nam đã phê chuẩn Công ước ĐDSH và theo tinh thần đó Việt Nam cũng như tất cả các nước khác phải hành động để bảo vệ ĐDSH.

Ở quy mô quốc gia, nhất thiết phải xây dựng và ban hành một Kế hoạch hành động ĐDSH.

I. TÌNH TRẠNG BẢO VỆ ĐDSH Ở VIỆT NAM

1/ Tình trạng sử dụng các loài về mặt kinh tế:

Việc sử dụng về mặt kinh tế của các loài trước hết là khai thác gỗ, khoảng 1,3-1,4 triệu m3 gỗ được khai thác hàng năm, các lâm sản khác cũng được khai thác cho mục đích kinh tế bao gồm song, mây, tre nứa và củi. Khoảng 100.000 T tre nứa được khai thác làm nguyên liệu giấy. Trong tổng nhu cầu năng lượng của đất thì 75% là củi, ước tính hàng năm khai thác 22-23 triệu tấn nhiên liệu khai thác từ rừng tự nhiên. Ngoài ra có khoảng 2300 loài thực vật và một số loài động vật hoang dại được khai thác làm dược liệu, thức ăn cho người và gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp và thủ công nghiệp... một khối lượng sản phẩm ngày càng tăng hiện đang được trao đổi mậu dịch với các nước láng giềng.

Hàng năm các sản phẩm ngư nghiệp ước tính 1 triệu tấn/năm, trong đó 60-70% là cá đánh bắt trên biển, cung cấp một nửa lượng đạm động vật quốc gia. Môi trường nước ngọt cung cấp khoảng 20 -30 ngàn tấn/năm cá, ba ba, ếch, các loài cá nuôi cũng cung cấp sản lượng 200 tấn/năm.

2/ Những đe doạ đối với ĐDSH:

Cùng với quá trình thu hẹp dần các hệ sinh thái, làm mất dần nơi cư trú, nhiều loài đang trong nguy cơ bị tiêu diệt. Trong sách đỏ Việt Nam, các nhà khoa học đã thống kê được hơn 300 loài động vật và 350 loài thực vật bị đe doạ và có nguy cơ tuyệt chủng. Nguyên nhân chung là:

- Khai thác quá mức:

Việc khai thác gỗ và các lâm sản khác ngoài gỗ vẫn còn là một mối đe doạ lớn, mặc dù khu vực khai thác gỗ hợp pháp rất hạn chế và việc xuất khẩu gỗ cây, khai thác tại những khu vực quan trọng, khai thác một số loài nhất định đã bị hạn chế nhiều. Việc khai thác nhiên liệu trên quy mô lớn rất khó kiểm soát là mối đe doạ lớn nhất đối với ĐDSH ở nhiều nước. Chất lượng và sản lượng rừng ngày càng giảm ở những nơi gần dân. Rừng nhiều vùng bị xé lẻ và trở nên nhỏ hơn, tách biệt ra khỏi những khu rừng khác, chúng không còn khả năng hỗ trợ tạo sinh cảnh cho sự phong phú của các loài như ban đầu.

Nạn đánh bắt cá quá mức là một sự thật trong cuộc sống ở khắp mọi nơi. Hơn nữa phương pháp đánh bắt không được áp dụng một cách có lựa chọn, thậm chí mang tính tàn phá như bẫy cá, thả đăng, lưới mắt quá nhỏ, chất nổ và có nơi sử dụng cả chất độc.

Nạn khai thác san hô là điều đáng lo ngại nhất ở ven biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Thuận Hải. Khai thác san hô chết ở những vùng thuỷ triều thường dùng chất nổ lấy nguyên liệu sản xuất xi măng (Khánh Hoà, Ninh Thuận) đã tác động lớn tới môi trường sống của nhiều sinh vật biển và hạn chế khả năng ngăn chặn xói mòn vùng ven biển.

- Du canh và xâm lấn đất của canh tác nông nghiệp.

Từ nhiều đời nay, một số dân tộc thiểu số thực hiện du canh luân phiên ổn định theo chu kỳ. Cánh đồng được làm đất canh tác trong vài năm tiếp theo cho đất nghỉ vài năm cho rừng phục hồi lại rồi lại đốt nương dùng canh tác lại. Hệ thống canh tác này chỉ mở một tỷ lệ rừng rất nhỏ và có tác dụng làm giầu loài thông qua việc cho phép những loài mới đến cư trú. Cùng với quá trình gia tăng dân số, hệ thống canh tác này không còn ổn định, chu kỳ sử dụng đất rút ngắn dần đồng thời diện tích rừng cũng bị thu hẹp dần. Việc di dân, khai hoang lấy đất canh tác nông nghiệp hoặc nuôi trồng thuỷ sản... cũng làm giảm dần diện tích các hệ sinh thái rừng.

Du canh cũng là một nguyên nhân thường dẫn đến cháy rừng, trong số 9 triệu ha rừng hiện còn thì có khoảng 56% thuộc diện rừng dễ cháy vào mùa khô, hàng năm cháy mất khoảng 20-30 ngàn ha rừng thậm chí có năm lên đến 100 ngàn ha rừng. Mất rừng đã gây thất thoát không nhỏ cho ĐDSH.

- Nạn ô nhiễm nước:

Ô nhiễm dầu được coi là một hiểm hoạ lớn nhất đối với môi trường biển. Mức dầu lẫn trong nước biển ven bờ từ 0,4 - 1,0 mg/lít đã thường xuyên vượt quá mức cho phép nhiều lần, đó là do hoạt động khai thác dầu khí và giao thông vân tải biển tạo ra. Tỉnh Quảng Ninh cũng chịu những vấn đề lắng bùn nghiêm trọng ở vùng nước ven biển do hoạt động khai thác than và đất sét. Hàng triệu tấn bùn cát do nạo vét các cảng (cảng Hải Phòng nạo vét 3 - 5 triệu tấn/năm) thường tạo ra bùn lắng ở cửa sông và ven biển có lẫn dầu và các độc tố, gây hại cho các hệ sinh thái ven biển và sinh vật biển.

- Sự xuống cấp của vùng bờ biển:

Quá trình xây dựng các ao hồ nuôi trồng thuỷ sản dọc bờ biển, khai hoang lấn biển làm đồng muối hay canh tác nông nghiệp, xây dựng khu dân cư ... thường dẫn đến làm giảm diện tích vùng thuỷ triều, tăng độ chua phèn, thay đổi quá trình bùn lắng ... làm rất nhiều đầm lầy thuỷ triều bị phá huỷ hay giảm cấp nghiêm trọng. Việc khai thác ở quy mô lớn cát, đá cho xây dựng và các khoáng sản khác là nguyên nhân gây ra sói mòn vùng ven biển miền Nam Trung Bộ, đồng thời làm nghèo nước và tác động đến thành phần tầng dưới của hệ sinh thái biển.

- Sự chuyển đổi sang kinh tế thị trường.

Quá trình chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường đã tác động mạnh tới suy nghĩ của người nông dân, thị trường thúc đẩy họ áp dụng nhiều giống, loài mới có năng suất và chất lượng mà thị trường yêu cầu, quá trình này cũng là mối đe doạ lớn cho những giống, loài canh tác truyền thống đã thích ghi lâu đời với khí hậu và thổ nhưỡng địa phương, có nhiều tính trạng di truyền quý nhưng bị lãng quên vì không đáp ứng được thị trường trước mắt.

Tình trạng khai thác sử dụng các loài như hiện nay làm cho nhiệm vụ bảo vệ ĐDSH chung của đất nước càng trở nên cấp bách.

II. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐDSH CỦA VIỆT NAM .

1/ Mục tiêu lâu dài của kế hoạch là:

Bảo vệ ĐDSH phong phú và đặc sắc của Việt Nam trong khuôn khổ phát triển bền vững.

2/ Mục tiêu trước mắt của kế hoạch là:

- Bảo vệ các sinh thái đặc thù của Việt Nam , các hệ sinh thái nhạy cảm đang bị đe doạ thu hẹp hay huỷ hoại do hoạt động kinh tế của con người.

- Bảo vệ các bộ phận của ĐDSH đang bị đe doạ do khai thác quá mức hay bị lãng quên.

- Phát huy và phát hiện các giá trị sử dụng của các bộ phận ĐDSH trên cơ sở phát triển bền vững các giá trị tài nguyên, phục vụ các mục tiêu kinh tế của đất nước.

III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA KẾ HOẠCH.

Bảo vệ ĐDSH là một nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi tiến hành trong nhiều kế hoạch 5 năm. Một số hành động cấp bách sau đây cần được đưa vào kế hoạch cụ thể.

1/ Về chính sách và luật pháp:

Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội thông qua đã cung cấp hướng dẫn chung về bảo vệ môi trường, nhưng cần có thêm nhiều văn bản dưới luật và phụ trợ để tăng cường khả năng cưỡng chế thi hành luật và các văn bản pháp quy khác.

Cưỡng chế thi hành luật là một trong những vấn đề cấp thiết cần được lưu tâm. Điều này đòi hỏi sự tăng cường khả năng về kỹ thuật và quản lý của các cơ quan và tổ chức liên quan, đào tạo cán bộ cho các cơ quan này. Một số thể chế và luật pháp cũng cần được đổi mới, các biện pháp kinh tế trên cơ sở cơ chế thị trường và việc áp dụng các biện pháp xử phạt cần được nghiên cứu và đưa ra thực hiện.

Các văn bản dưới luật cần đề cập đến vấn đề khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát việc buôn bán các bộ phận của ĐDSH thuộc diện quý hiếm hay đặc thù của Việt Nam, ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm. Các điều này bao gồm trong cả các quy định về đánh giá tác động môi trường.

Việc bảo vệ ĐDSH một cách có hiệu quả đòi hỏi phải làm rõ, điều chỉnh hoặc củng cố chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan. Quy định hoạt động của các tổ chức kinh tế có ảnh hưởng đến môi trường. Do vậy, cần ưu tiên đánh giá tổng quan lại cách bố trí chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý các khu bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

2/ Xây dựng và quản lý các khu bảo vệ:

1- Xây dựng ngay và quản lý tốt các khu bảo vệ có giá trị cao về ĐDSH . Quy hoạch mở rộng thêm rừng và đất rừng ở 87 khu rừng đặc dụng đã được xác định, ưu tiên hàng đầu cho các khu có giá trị cao về ĐDSH là: Pù Mát (Nghệ An), Vụ Quang (Hà Tĩnh ), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Ba Bể (Cao Bằng), Cát Bà (Hải Phòng), Cúc Phương (Ninh Bình), Hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Nam Ca (Đắc Lắc), Yok Đôn (Đắc Lắc), Chư Giang Sinh (Đắc Lắc), Bi Đúp (Lâm Đồng), Cát Tiên (Đồng Nai).

Củng cố và phát triển các vùng đệm xung quanh khu bảo vệ, khuyến khích canh tác thâm canh trên đất dốc, hạn chế dần du canh, ổn định đời sống nhân dân kết hợp với tuyên truyền giáo dục để họ dần tự giác trở thành lực lượng bảo vệ chung.

2- Quy hoạch xây dựng một số vùng bảo vệ đất ướt quan trọng ở Cà Mâu, ven đồng bằng sông Hồng, các tràm chim, phá Tam Giang... Đây là những vùng nằm ngoài các khu rừng đặc dụng, lại gần dân có nhiều yêu cầu khai thác sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng bảo vệ chắn sóng, phát triển giao thông thuỷ... do vậy, phải coi trọng ngay từ đầu việc bảo vệ ĐDSH tại các vùng đất ướt này, ngăn chặn các nguồn ô nhiễm, đặc biệt ô nhiễm nước, chống tiêu thoát nước quá mức.

3- Xây dựng một số khu bảo vệ biển và vực nước trong nội địa. Các vùng biển có giá trị về ĐDSH biển thường cũng là vùng có giá trị kinh tế cao, do vậy cần ưu tiên bảo vệ một số vùng biển có giá trị ĐDSH cao nhất.

4- Xây dựng các ngân hàng gien thực vật, vật nuôi, vi sinh vật. Cung cấp vật liệu di truyền cho công tác lai tạo, tuyển chọn giống phục vụ các mục tiêu kinh tế đồng thời "bảo hiểm" cho các nguồn gien trong tự nhiên. Tăng cường năng lực các vườn thú là nơi tham quan, đào tạo, giáo dục ý thức môi trường chung, nghiên cứu khoa học, bảo tồn những loài hoang dại đang có nguy cơ tuyệt chủng và khi có điều kiện, cung cấp trở lại những loài này cho các khu bảo vệ thiên nhiên.

5- Tổ chức quản lý tổng hợp theo nguyên tắc phát triển bền vững đối với vùng duyên hải là vùng lãnh thổ pha trộn nhiều loại hình hoạt động như trồng rừng phòng hộ, khai thác rừng ngập mặn, nuôi trồng thuỷ sản, khai hoang làm nông nghiệp, phát triển dân cư, phát triển các ngành công nghiệp và xây dựng ven biển...

6- Tăng cường các biện pháp bảo vệ ĐDSH nông nghiệp, phát huy hình thức "bảo tồn nông trại" thu hút người nông dân tham gia nhiệm vụ bảo vệ chung, đặc biệt chú ý gìn giữ những giống cây/con cổ truyền đã thích nghi lâu đời với điều kiện địa lý và khí hậu địa phương, rất phổ biến ở các vùng khác nhau của nước ta.

3/ Nâng cao nhận thức chung:

1- Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí, tranh cổ động v.v... để nâng cao nhận thức về ĐDSH trong đời sống, khuyến khích quần chúng bảo vệ những lợi ích chung của ĐDSH .

2. Cung cấp các thông tin cần thiết thông qua các hội thảo chuyên đề ngắn ngày hoặc tham quan học tập các cơ sở bảo vệ ĐDSH ở trong và ngoài nước cho các cấp lãnh đạo và những người ra quyết định để tăng cường hiểu biết về tầm quan trọng của bảo vệ ĐDSH .

3- Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức và biện pháp sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc hữu cho các nhóm cộng đồng các dân tộc miền núi để họ vừa khai thác sử dụng, vừa bảo vệ các nguồn tài nguyên đó. Đặc biệt khuyến khích và giúp đỡ kỹ thuật cho người bảo vệ các nguồn thực vật, động vật làm thuốc truyền thống, chuyển dần từ phương thức khai thác trong tự nhiên sang phương thức nuôi trồng, thông qua nhận thức sử dụng lâu bền các giá trị tài nguyên của họ đã được nâng lên.

4- Soạn thảo chương trình giáo dục ĐDSH cho hệ thống nhà trường phổ thông, kết hợp trong các chương trình sinh học hoặc giáo dục môi trường chung.

4/ Tăng cường tiềm lực, đào tạo cán bộ:

1- Ưu tiên tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ĐDSH ở các cấp, cán bộ kỹ thuật trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ ĐDSH. Ngoài ra các tổ chức, các đoàn thể quần chúng, các hiệp hội, các hộ nông dân có tham gia vào hệ thống bảo vệ ĐDSH cũng được lưu ý đào tạo.

2- Xây dựng cơ sở dữ liệu ĐDSH quốc gia, tiến tới hình thành ngân hàng dữ liệu ĐDSH với mạng lưới thông tin toàn quốc phục vụ công tác quản lý và nghiên cứu, đồng thời trao đổi thông tin quốc tế trong lĩnh vực này.

3- Xây dựng hệ thống giám sát những biến động của nguồn tài nguyên ĐDSH, cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý nhà nước.

5/ Nghiên cứu khoa học:

Những hướng khoa học, công nghệ sau đây cần được chú ý:

1- Nghiên cứu khai thác, sử dụng lâu bền các bộ phận của ĐDSH với những công nghệ phù hợp. Ưu tiên cho những nghiên cứu khoa học - công nghệ khai thác, sử dụng các bộ phận ĐDSH trong nông nghiệp và y dược.

2- Nghiên cứu các tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá sự biến động của các bộ phận ĐDSH, làm cơ sở đánh giá các giá trị của tài nguyên này.

3- Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến an toàn sinh học, đảm bảo an toàn cho việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực này.

4- Nghiên cứu, tổ chức nuôi trồng những sinh vật biển và động vật rừng quý hiếm, đó là những loài có giá trị kinh tế đã bị đánh bắt quá mức đang có nguy cơ bị cạn kiệt.

5- Nghiên cứu các vấn đề ĐDSH của khu vực quanh ta là nơi có các đặc điểm tự nhiên giống ta, có nhiều vấn đề ĐDSH liên quan giữa các nước láng giềng trong việc bảo vệ quyền lợi chung, cũng như trao đổi kỹ thuật.

6/ Vấn đề kinh tế xã hội của kế hoạch:

Vấn đề cốt yếu của kế hoạch bảo vệ ĐDSH là phải mang lại lợi ích lâu bền cho đất nước, phải xem xét và lường trước những tác động hai chiều giữa Kế hoạch và điều kiện kinh tế xã hội của đất nước để điều chỉnh cho phù hợp. Kế hoạch phải tạo được cơ sở để người dân sống gần các sinh cảnh tự nhiên chấp nhận và hỗ trợ, vì lợi ích được hưởng nhiều hơn. Do vậy, phải ưu tiên những dự án hỗ trợ dân xây dựng các vùng đệm, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện các phúc lợi công cộng... để cân bằng thu nhập của người dân và họ không xâm lấn vào khu bảo vệ.

Các chương trình kinh tế xã hội do các Bộ, ngành quản lý được thực hiện trên địa bàn gần các vùng bảo vệ ĐDSH phải lưu ý kết hợp với kế hoạch bảo vệ ĐDSH, khai thác sử dụng các bộ phận ĐDSH phải đảm bảo tính bền vững.

Một số vùng phát triển kinh tế trong những môi trường mới, gần những khu bảo vệ ĐDSH hay những khu vực có hệ sinh thái nhạy cảm phải đóng góp chi phí bảo vệ chất lượng môi trường.

7/ Phát triển hợp tác quốc tế:

Việt Nam đã là thành viên chính thức của Công ước ĐDSH, đó là cơ sở để mở rộng mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này. Kêu gọi các tổ chức quốc tế, các Chính phủ và các cá nhân người nước ngoài... tham gia giúp đỡ thiết thực về kỹ thuật, đào tạo cán bộ và trợ giúp tài chính cho việc thực hiện từng bước kế hoạch này.

Với những nước láng giềng trong khu vực, vì quyền lợi chung của mỗi quốc gia cần tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin, trao đổi kỹ thuật, thống nhất hành động để bảo vệ và phát triển các giá trị của ĐDSH.

IV. NHỮNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN TRONG KẾ HOẠCH 1996 - 2000

Trong kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 căn cứ vào nguồn lực của Nhà nước cần tập trung các nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng các dự án hành động sau đây:

1/ Về chính sách và luật pháp: Hoàn chỉnh hệ thống văn bản dưới luật để có cơ sở pháp lý cho việc thi hành Luật Bảo vệ Môi trường và thực hiện các Công ước quốc tế có liên quan đến ĐDSH:

1- Xây dựng Quy chế về bảo vệ, sử dụng, khai thác, trao đổi các nguồn gien và giống cây trồng, vật nuôi, nhằm:

- Quản lý một nguồn tài nguyên quý hiếm của đất nước, có giá trị kinh tế thiết thực trước mắt và lâu dài.

- Bảo vệ chủ quyền quốc gia và phù hợp với Công ước quốc tế mà ta đã cam kết về tài nguyên này .

2- Hệ thống hoá các văn bản pháp luật hiện hành về quản lý, khai thác, sử dụng ... các tài nguyên sinh vật với mọi mục đích, nhằm:

- Phát hiện những khoảng trống, những hạn chế của những văn bản này do nhiều Bộ, Ngành ban hành trước đây.

- Bổ sung, sửa đổi những văn bản này cho phù hợp với những đổi mới trong cơ chế quản lý kinh tế, đồng thời đảm bảo việc khai thác và sử dụng tài nguyên sinh vật trên quan điểm phát triển bền vững .

3- Công bố những hệ sinh thái kém bền vững ở những khu vực "nhạy cảm" với môi trường trên cạn và dưới nước và những quy định bảo vệ kèm theo nhằm ngăn ngừa sự suy thoái hay huỷ diệt của những hệ sinh thái này do tác động gây ô nhiễm môi trường của quá trình phát triển công nghiệp.

2/ Xây dựng và quản lý các khu bảo vệ:

1- Định vị việc mở rộng các khu bảo vệ rừng và đất rừng, nhằm:

- Trên cơ sở 87 khu rừng đặc dụng đã được duyệt, mở rộng quy mô và diện tích của từng khu.

- Chính thức hoá các văn bản sử dụng đất cho những khu này.

2- Củng cố, xây dựng các khu bảo vệ có giá trị cao về ĐDSH đã được xác định.

Đây là những khu vực có giá trị cao về ĐDSH, có ý nghĩa quan trọng ở tầm quốc gia và quốc tế, cần được ưu tiên đầu tư trước. Đồng thời với việc củng cố, xây dựng khu vực bảo vệ nghiêm ngặt phải xây dựng kế hoạch phát triển vùng đệm đồng bộ để ổn định đời sống nhân dân địa phương.

3- Lựa chọn quy hoạch, xây dựng một số vùng đất ướt quan trọng trong những vùng đã được xác định.

Đây là những vùng rất nhạy cảm với ô nhiễm môi trường, lại giầu có về ĐDSH và cũng thường gắn liền với nhiều hoạt động kinh tế, cần ưu tiên bảo vệ.

4- Lựa chọn quy hoạch và xây dựng một số vùng bảo tồn biển quan trọng thuộc các khu vực: Vịnh Hạ Long, ven biển từ Khánh Hoà đến Bình Thuận, vùng Côn Đảo, vùng Phú Quốc.

Đây là những vùng phong phú về ĐDSH, nơi cư trú của nhiều loài sinh vật biển, có liên quan trực tiếp tới bảo vệ nguồn thuỷ sinh và nhiều bãi cá quan trọng của đất nước.

5- Củng cố, xây dựng các Trung tâm bảo tồn gien: thực vật, động vật nuôi, vi sinh vật, nhằm giữ những gien quý, hiếm và có giá trị kinh tế. Cung cấp vật liệu di truyền cho công tác giống.

6- Củng cố và tăng cường năng lực cho các vườn thú Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhằm làm nơi giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chung và bảo vệ ĐDSH. Đồng thời làm nơi nghiên cứu nuôi dưỡng những loài thú quý, hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt trong tự nhiên, để khi có điều kiện sẽ thả trở lại nơi sống của chúng.

3/ Nâng cao nhận thức chung:

1- Thường xuyên thông tin về giá trị của ĐDSH trong đời sống xã hội nhằm nâng cao dần nhận thức cho nhân dân về giá trị của ĐDSH để có ý thức tự giác bảo vệ tài nguyên ĐDSH.

2- Cung cấp các thông tin cần thiết về ĐDSH cho các cấp lãnh đạo, nhằm nâng cao nhận thức chung về giá trị của ĐDSH cho các cấp lãnh đạo trọng tâm là lãnh đạo các địa phương, đồng thời giúp các cấp lãnh đạo có thông tin khi ra những quyết định cần thiết bảo vệ nguồn tài nguyên này.

4/ Tăng cường tiềm lực và đào tạo cán bộ:

1- Tổ chức những khoá tập huấn ngắn ngày, những cuộc hội thảo trong nước và gửi người tham gia ở nước ngoài nhằm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ đang làm công tác quản lý và kỹ thuật ở các cấp và các ngành liên quan đến ĐDSH.

2- Xây dựng mạng lưới cơ sở dữ liệu Quốc gia về ĐDSH, nhằm thống nhất hệ thống thông tin dữ liệu về ĐDSH trong toàn quốc và thuận lợi cho việc tăng cường tiềm lực chung.

5/ Kế hoạch nghiên cứu khoa học:

1- Nghiên cứu khoa học và công nghệ khai thác, sử dụng lâu bền các bộ phận của ĐDSH, ưu tiên những đối tượng có giá trị sử dụng trong nông nghiệp và y dược, nhằm nâng cao giá trị sử dụng của các bộ phận ĐDSH và đóng góp thiết thực cho các mục tiêu kinh tế - xã hội.

2- Nghiên cứu tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá các biến động của các bộ phận ĐDSH, nhằm xây dựng cơ sở khoa học lâu dài cho việc bảo vệ, giám sát, đánh giá những biến động của nguồn tài nguyên ĐDSH.

3- Nghiên cứu những vấn đề quản lý và kỹ thuật liên quan đến an toàn sinh học, nhằm tiếp nhận và chuyển giao công nghệ đảm bảo an toàn cho các giá trị ĐDSH, đặc biệt chú ý lĩnh vực công nghệ sinh học.

V. KẾT LUẬN

Kế hoạch hành động ĐDSH là một kế hoạch quốc gia, vì lợi ích lâu dài của đất nước đồng thời thể hiện ý thức trách nhiệm của ta trước cộng đồng quốc tế đối với nhiệm vụ bảo vệ di sản tự nhiên chung. Tất cả các ngành, các cấp có liên quan cần quan tâm tổ chức thực hiện.

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
---------

No: 845-TTg

Hanoi, December 22, 1995

 

DECISION

RATIFYING THE "PLAN OF ACTION TO PROTECT THE BIO-DIVERSITY OF VIETNAM"

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on Environmental Protection of December 27, 1993;
At the proposal of the Minister of Science, Technology and Environment in the presentation No.2423-MTg of September 25, 1995,

DECIDES:

Article 1.- To ratify the "Plan of Action to Protect the Bio-Diversity of Vietnam", the long-term and immediate objectives of which and its main contents are defined in the attached documents.

Article 2.- Organization of implementation.

1. Concrete actions shall be taken in the form of projects with concrete objectives, contents, areas, sizes, time limits and products. All such projects shall have to be evaluated before receiving funds for realization and they must be tested on implementation step by step until completion.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Ministry of Science, Technology and Environment is the chief executive of the "Plan of Action to Protect the Bio-Diversity of Vietnam". It shall discuss with the concerned ministries, services and localities in order to step by step carry out this plan. Each year the Ministry shall draw up a wrap-up report and submit it to the Prime Minister on the results of the realization of the contents of the plan.

- The Ministry of Planning and Investment shall base itself on the sources in the country and foreign aid and on the main contents of the above-said plan, and discuss and reach agreement with the Ministry of Science, Technology and Environment to dispose the concrete annual plan for each branch and locality to achieve the goal of each job.

- The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Aquaculture and the National Center of Natural Science and Technology are the key agencies in the carrying out of this plan. Each year the above agencies shall have to discuss with the Ministry of Science, Technology and Environment and the Ministry of Planning and Investment on the concrete plans of actions, notify the Ministry of Science, Technology and Environment of the results of the work in order to draw up a general report to the Prime Minister.

- The Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health and the Committee for the Mountainous Regions and Ethnic Affairs shall, in their socio-economic programs under their management, give priority consideration to the contents and areas related to the protection of the bio-diversity. At the same time they shall discuss with the Ministry of Science, Technology and Environment and the Ministry of Planning and Investment on the issues of common concern.

- Tasks of the localities:

- The People's Committees in the provinces and cities directly under the Central Government (Provincial People's Committee for short) shall have to organize the implementation of this plan in the territory under their jurisdiction.

- Each year the Provincial People's Committees shall draw up their concrete plans, and discuss and reach agreement with the Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministry of Planning and Investment and the concerned Ministries to carry out the plan and at the same time report annually the results to the Ministry of Science, Technology and Environment so that the latter may draw up a general report to the Prime Minister.

Article 3.- This Decision takes effect on the date of its signing.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Khanh

 

PLAN

OF ACTION TO PRESERVE THE BIO-DIVERSITY OF VIETNAM

(ratified at Decision No.845-TTg of December 22, 1995 of the Prime Minister)

Vietnam is blessed by nature in terms of the abundance and diversity of the ecological systems, the diversity of the species and diversity of genetic resources, commonly known as bio-diversity. Results of surveys show that our country has about 12,000 species of veined plants of which around 7,000 have been named, 275 species of animal, 800 species of bird, 180 species of reptile, 80 species of amphibian, 2,470 species of fish, and 5,500 species of insect. The originality of this bio-diversity is fairly high: 10% of the total of species of animal, bird and fish of the world are found in Vietnam and more than 40% of the species are unique to Vietnam that can be found nowhere else; many species of cattle and poultry have been domesticated and selected through thousands of years.

In terms of economic value, all the agricultural, forestry and aquacultural products of our country are actually taken from this bio-diversity and are estimated to bring to our country around 2 billion USD each year. In many places, particularly in the mountainous regions, food resources and medicaments and all the main incomes derive from the exploitation of this bio-diversity.

However, the too quick growth of the population, the narrowing of the forest cover and the over-exploitation of the marine resources as well as the too extensive introduction of new strains in agricultural production... have led to the dwindling or the loss of many ecological systems and the danger of the extinction of 28% of the species of animal, 10% of the species of bird, 21% of the species of reptile and amphibian. The loss of a species is an irretrievable loss which also means the loss of a genetic resource. In fact, the rate of decline of the bio-diversity of our country is much higher than in other countries in the region.

Aware of the great value in economic, scientific, cultural and social terms of the bio-diversity toward the present and future development of mankind, and of the heavy responsibility for the protection of the bio-diversity, our country has joined many other countries in the world in signing to the Bio-Diversity Convention which was put into effect in the middle of 1993.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In 1985 Vietnam's National Conservation Strategy was drafted, the first strategy of its kind in a developing country. The strategy has received warm acclaim from the international community.

In 1991 the Government adopted the National Plan on Environment and Sustainable Development for the period 1991-2000. This plan led to the elaboration and adoption of the Law on Environmental Protection in 1994 and the creation of the Ministry of Science, Technology and Environment and such services in the localities.

Vietnam has ratified the Bio-Diversity Convention and in this sense Vietnam, like all other countries, must take actions to protect the bio-diversity.

On the national scale, we have necessarily to work out and promulgate a Plan of Action to protect our bio-diversity.

I. SITUATION OF BIO-DIVERSITY PROTECTION IN VIETNAM

1) Situation of the economic use of the biological species:

The economic use of the species consists first of all in the exploitation of timber. From 1.3 million to 1.4 million cubic meters of timber are exploited each year. The other forest products exploited for economic purposes include rattan, bamboo and firewood. About 100,000 tons of bamboo are exploited yearly as material for the paper industry. Firewood accounts for 75% of the energy requirement of the country, which means 22-23 million tons of fuel for domestic use come from the natural forests. In addition, about 2,300 species of plants and a number of wild animals are exploited for use as pharmaceuticals, food for man and cattle, raw materials for industry and handicrafts. A growing volume of products is being used in trade exchange with neighboring countries.

Vietnam's fisheries output is estimated at one million tons per year, of which 60% - 70% are caught on the sea, supplying half of the animal-based protein need of the country. The fresh water areas supply 20,000-30,000 tons per year of fish, turtles, frogs... Fish rearing also supplies about 200 tons of fish per year.

2) Threats to bio-diversity:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Over-exploitation:

The exploitation of timber and other forest products remains a big threat even though the area allowed for legal exploitation has been greatly restricted, and the exportation of logs and the exploitation of timber in the crucial areas and the exploitation of some given species has been greatly restricted. However, it is still very difficult to control the exploitation of fuel on a large scale and this actually constitutes the greatest threat to the bio-diversity in many countries. The quality and quantity of forests is declining in the areas close to population centers. In many places the forests have been morselled out and become smaller and detached from the other forests, thus losing their capacity of providing mutual support in the formation of biological scapes and the diversity of the original biology.

Over fishing is a reality of life everywhere. Moreover, the methods of fishing are not carefully chosen and even bear the character of despoliation, such as using fishes traps, damming rivers with thick bamboo fences , using too thick meshes in fishing nets or explosives and in some places even poison to kill the fishes.

The exploitation of coral is being a most disturbing practice along the coast of Central Vietnam from Da Nang to Thuan Hai. People often use explosive to get dead coral in tide pools as raw material for cement production (Khanh Hoa and Ninh Thuan). This has had a major impact on the living environment of many species of marine life and harmed the capacity of preventing erosion in the coastal areas.

- Migratory farming and infringement on agricultural land

For many generations now, a number of ethnic minorities have been practicing migratory farming on a stable pattern according to the crop cycle. They cultivate a field for a few years, then leave it uncultivated for a few subsequent years to restore the forest cover before burning the forest out to resume crop cultivation. This regime of cultivation only affects a very small percentage of forests and has the good effect of enriching the species through the implantation of new plant species. However, due to the increase of the population, this regime of farming can no longer be kept stable, the cycle of land use has been shortened year after year while the forest cover has also been gradually narrowed. On the other hand, the resettlement of population to reclaim waste land for agricultural cultivation or raising aquatic products... all having contributed to the reduction of the forest ecologies.

Migratory farming is also one of the causes of frequent forest fires. Of the remaining 9 million hectares of forest, around 56% are highly inflammable in the dry season. Each year we have lost about 20,000-30,000 hectares and in some years even 100,000 hectares of forest to forest fires. This loss has caused no small damage to the bio-diversity.

- Water pollution:

Pollution caused by oil spilling is now considered the greatest danger to the sea environment. The allowed level of oil content of 0.4-1.0 mg/liter is often surpassed by many fold due to the activities in oil and gas exploitation and in sea traffic. Serious deposition of sludge is observed in the coastal areas of Quang Ninh province caused by the exploitation of peat and clay. Millions of tons of sludge and sand discharged by the dredging of ports (3-5 million of tons are dredged each year at Haiphong port) cause the deposition of silt mixed with oil and noxious substances at the river mouths and along the coast, harming the coastal ecology and marine life.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The construction of ponds and lakes for aquaculture along the coast and the land reclamation along the sea shore for salt and agricultural production or for the building of population centers... often lead to the reduction of the tide area, increase of the acidity of the soil and the change in the process of sedimentation..., thus causing the destruction or serious degradation of many tide pools. The large-scale exploitation of stone and sand for construction and of other minerals is responsible for the erosion of the coastal land in the southern part of Central Vietnam, causes the impoverishment of water and adversely affects the composition of the lower layer of the sea ecology.

- The change to the market economy.

The process of change to the market economy has had a strong impact on the thinking of the farmers. The market has urged them to use many new strains and species with high productivity and quality to meet the demands of the market. This is also a major threat to the strains and species which have been traditionally grown or raised and have long been adapted to the climate and the local soil, and endowed with many precious genetic properties which are, however, being neglected for failing to meet the immediate demands of the market.

The present state of exploitation and use of the species has rendered the task of protecting the bio-diversity of the country even more imperative.

II. OBJECTIVES OF THE PLAN OF ACTION TO PROTECT THE BIO-DIVERSITY OF VIETNAM

1) The long-term goal of the plan is:

To protect the rich and original bio-diversity of Vietnam in the framework of the sustainable development program.

2) The immediate goal of the plan is:

- To protect the particular ecological systems of Vietnam, the sensitive ecological system which are facing the danger of being narrowed down or destroyed due to the economic activities of man.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To develop and discover the use value of the components of the bio-diversity on the basis of the sustainable development of the resource values in service of the economic objectives of the country.

III. MAIN CONTENTS OF THE PLAN

To protect the bio-diversity is a long-term task which must be undertaken during several five-year plans. The following immediate actions should be included into concrete plans:

1) On policies and legislation:

The Law on Environmental Protection adopted by the National Assembly has provided the general guideline for the protection of the environment. But there must be many sub-laws and by-laws to increase the capacity of forcible enforcement of the law and other legal documents.

To make law observance compulsory is one of the urgent issues which need special attention. This requires the increase of the technical and managerial capacity of the concerned agencies and organizations and the training of personnel for these agencies. A number of institutions and legislation must also be renewed and economic measures based on the market economy and the application of sanctions should also be studied and put into practice.

The sub-laws must deal with the question of exploiting and using the natural resources in a sustainable way, the control over the trading of the components of the bio-diversity such as the rare or precious or unique species and strains of Vietnam, prevention and control of pollution. These undertakings should be also integrated into the regulations on the evaluation of environmental impacts.

The effective protection of the bio-diversity requires the clarification, readjustment or strengthening of the functions and tasks of the concerned State managerial agencies, and determination of the activities of the economic organizations which may impact on the environment. Accordingly, it is necessary to give priority to the general re-evaluation of the functions and tasks of the managerial agencies at the areas marked off for preservation of natural resources.

2) Building and management of the protection zones:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To consolidate and develop the buffer zones around the protection areas, to encourage intensive farming on sloping land, to gradually limit migratory farming, stabilize the people's living conditions combined with education in order to convert the former migratory farmers into a force for conscious protection of bio-diversity.

2.- To plan the building of a number of important protection areas of the wetland in Ca Mau, on the rim of the Red River delta, the bird grounds, the Tam Giang tide pool... These areas lie outside the special-purpose forests and near population areas with a large demand in exploitation and use of bio-diversity for different purposes such as aquaculture, planting of protection of forests against waves, development of water communication. Accordingly, right from the start it is necessary to attach importance to the protection of the bio-diversity in these wetlands and prevent the pollution sources, especially water pollution and prevent the over-drainage of water.

3.- To build a number of areas to protect the sea and the tide pools in the hinterland. The sea areas with maritime bio-diversity value are often also areas of high economic value. Therefore it is necessary to give priority to protecting a number of sea areas with the highest bio-diversity value.

4.- To build a number of banks of botanic genes, domestic animals, micro-organisms. To supply genetic materials for the hybridization and selection of strains in service of economic objectives, at the same time to extend "insurance" to the natural genetic sources. To increase the capacity of the zoos to serve as places for visits, training, and education about the common sense of environmental protection, scientific research and preservation of the wild species facing the danger of extinction and, when conditions permit, to supply in return these species to the natural preserves.

5.- To organize the synthetic management on the principle of sustainable development over the coastal areas which are the place where many activities are intermingled, such as planting of protection forests, exploitation of submerged saline forests, aquaculture, land reclamation for agricultural farming, population development, development of various industries and coastal constructions...

6.- To increase the measures for protection of agricultural bio-diversity to develop the form of "preservation of agricultural farms" to attract farmers to join in the common work of protection, with special attention to the preservation of the traditional strains of plants and animals which have long been adapted to the local geographical and climatic conditions, and which are very widespread in different regions of our country.

3) To raise the general consciousness about bio-diversity protection:

1.-To use the mass media such as radio, television, the press, posters... to raise the consciousness about bio-diversity in the everyday life, to encourage the people to protect the common interests in bio-diversity.

2.-To supply the necessary information through short topical workshops, or study hours of various establishments on bio-diversity protection inside and outside the country for the leadership and the decision makers in order to increase their awareness of the importance of the protection of the bio-diversity.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.- To compile the educational program on the bio-diversity to the system of general schools, and integrate this program with the general curriculum on biology or environmental education.

4) To increase the potential and intensify the training of personnel:

1.- To give priority to the intensified training of scientific workers for the management of bio-diversity at various levels, technical workers directly entrusted with the protection of bio-diversity. Besides, all the organizations, mass organizations, associations and farmers households that take part in the protection of the bio-diversity shall also be helped in training.

2.- To build the national data sources on bio-diversity and eventually to form a bio-diversity bank with a nationwide network of information in service of managerial and research work, and also to exchange information with the world in this domain.

3.- To build a system for supervising the changes of the bio-diversity natural resources and supply in time the necessary information for the State managerial agencies.

5) Scientific research:

The following directions for scientific and technological research shall be given priority consideration:

1.- To study the sustainable exploitation and use of the bio-diversity components with the appropriate technologies. To give priority to the scientific and technological researches in the exploitation and use of the bio-diversity components in agriculture, medicine and pharmacy.

2.- To work out the norms and criteria for the evaluation of the changes in the bio-diversity components as a basis for evaluating the value of the resources.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.- To study and organize the raising and planting of precious marine life and forest animals which have a high economic value but have been over-exploited and are facing the danger of depletion.

5.-To study issues of the bio-diversity in the countries around our country which have natural characteristics similar to ours and share many bio-diversity problems in the protection of the common interests, and to increase the technical exchange with them.

6) Social and economic issues of the plan:

The essential issue of the Plan to protect bio-diversity is how to bring durable benefits to the country. So it is necessary to consider and anticipate the mutual impact between the plan and the socio-economic conditions of the country in order to adjust them to an appropriate relationship. The plan must create the basis for the population living near the natural biological environment to accept and support the plan because of the great interest the plan would bring them. Therefore, priority should be given to the projects to support the population in the building of buffer zones, apply technical advances, upgrade the infrastructure, improve the public welfare utilities... so that they could have a stable income and would not infringe upon the protection areas.

The socio-economic programs under the management of various ministries and branches and conducted on the areas close to the bio-diversity protection areas must be combined with the plan to protect the bio-diversity and must exploit and use the components of the bio-diversity in a sustainable way.

The areas newly opened to economic development and located in new environments and close to the protection areas of bio-diversity or the areas with sensitive ecological systems must contribute to the cost of protecting the quality of the environment.

7) Developing international cooperation:

Vietnam has become a full member of the Bio-Diversity Convention. This is a basis to broaden international relations in this domain. To call upon the international organizations, the governments and individual foreigners to take part in and provide practical assistance in technique, personnel training as well as finance for the step by step realization of this plan.

With regard to the neighboring countries in the region, in the common interests and the interests of each nation, it is necessary to increase cooperation in scientific research, exchange information, exchange technique and unify actions for the protection and development of the values of bio-diversity.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In the five-year plan 1996-2000, on the basis of the resources of the State, we need to concentrate on the following focal tasks to build various projects for bio-diversity protection:

1) On policies and legislation: To perfect the system of sub-laws in order to serve as a legal basis for the implementation of the Law on Environmental Protection and the carrying out of the international conventions related to the bi-divesity;

1.- To draw up a Regulation on the protection, use, exploitation and exchange of the gene funds and seeds and breeds in order :

- To manage the rare and precious resources of the country having a high and practical economic value now as well as in the future.

- To defend the national sovereignty and to conform with the international conventions we have been committed to regarding this resource.

2.- To systematize the existing legal documents concerning the management, exploitation, use... of the biological resources for multiple purposes in order:

- To detect the gaps and limitations of these documents which were issued by many ministries and services.

- To supplement and modify these documents to make them conformable with the changes in the mechanism of economic management, while ensuring the exploitation and use of the biological resources along the line of sustainable development.

3.- To make public the unstable ecological systems in the areas which are "sensitive" to the land and water environment together with the accompanying protection regulations in order to preventing the deterioration or destruction of these ecological systems due to the pollution of the environment in the process of industrial development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.- To determine the locations for the expansion of the forest and land forest protection zones in order:

- To broaden the scale and area of each zone on the basis of the 87 special purpose forests already approved.

- To formalize the documents concerning land use in these zones.

2.- To strengthen and build protection areas with high bio-diversity economic value already determined.

These are areas with high bio-diversity areas and of important significance on both the national and international scale. They should receive first priority in investment. Together with the strengthening and building protection zones under stringent rules we need to build a plan to develop a uniform buffer zone in order to stabilize the life of the local population.

3.- To select an optimum plan to build a number of important wetland areas in the areas already determined.

These areas are very sensitive to the environmental pollution and are rich in bio-diversity and also often associated with diverse economic activities. They must receive priority consideration in protection.

4.- To select the optimum plan and build a number of important sea conservation areas in the following regions: the Ha Long Bay, the coastal areas from Khanh Hoa to Binh Thuan, the Con Dao island area and the Phu Quoc island area.

These are areas rich in bio-diversity, the habitat of many species of marine life, directly related to the protection of the marine resources and many important fish grounds of the country.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6.- To strengthen and increase the capacity of the zoos in Hanoi and Ho Chi Minh City to serve as places for the education of the sense of environmental protection and bio-diversity protection as well as to study the rearing of the rare and endangered species of wildlife so that to return them to their habitat when conditions permit.

3) To raise public awareness:

1.- To provide regular information about the value of bio-diversity in social life aimed at gradually raising the awareness of the people about the value of bio-diversity so that they may consciously assume the task of protecting the bio-diversity resources.

2.- To supply the necessary information about bio-diversity to the leadership at all levels aimed at raising the awareness on the value of bio-divesity to the leadership at all levels, more particularly the local leadership, and also to provide them with the necessary information when they issue decisions on the protection of these resources.

4) To increase the potentials and to train personnel:

1.- To organize short-term course and workshops in the country and send our personnel to take part in workshops abroad aimed at training and fostering the professional standard of the managerial and technical workers at various levels and in the branches related to the bio-diversity.

2.- To build a grassroots network of national data on bio-diversity aimed at unifying the system of data information about bio-diversity throughout the country which is convenient to the increase of the general potential.

5) Plan for scientific research:

1.- Scientific research and the exploitation technologies, durable utilization of the components of bio-diversity, with priority given to the objects having use value in agriculture and medicine and pharmacy, aimed at raising the use value of the components of bio-diversity and making practical contributions to the socio-economic objectives.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.- To study the questions of management and technique related to biological safety, aimed at receiving and transferring the technology, ensuring safety for the bio-diveristy values, with special attention to bio-technology.

V. CONCLUSION

The plan of action for bio-diversity protection is a national plan aimed at meeting the long-term interest of the country while reflecting the sense of responsibility of our people toward the international community for the protection of the common natural heritage. All the concerned branches and levels should take part in its implementation.

 

 

THE MINISTER OF SCIENCE,
TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT




Dang Huu

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 845-TTg ngày 22/12/1995 phê duyệt "kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.004

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.14.219
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!