|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
02/CT-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Tấn Dũng
|
Ngày ban hành:
|
09/01/2012
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
02/CT-TTg
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2012
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT
ĐỘNG THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN, SỬ DỤNG VÀ XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN
Khoáng sản là tài nguyên không tái
tạo, là một trong những nguồn lực quan trọng để thực hiện sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước. Trong những năm qua, ngành công nghiệp khai khoáng
đã có bước phát triển cung cấp nguyên liệu cho nhiều lĩnh vực sản xuất, đóng
góp đáng kể cho ngân sách nhà nước và góp phần tích cực trong phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, thời gian gần đây hoạt động
thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản đã có một số diễn
biến phức tạp. Tình trạng khai thác một số loại khoáng sản như: Vàng sa khoáng,
quặng sắt, titan, đá hoa trắng, cát xây dựng chưa phù hợp nhu cầu thực tế. Số
lượng giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản được cấp gia tăng lớn, trong khi
việc đầu tư các dự án chế biến sâu ít được quan tâm. Trừ một số loại khoáng sản
như: Dầu khí, than đá, đồng, đá vôi xi măng có công nghệ khai thác ở trình độ
tương đối hiện đại, còn lại các khoáng sản khác được khai thác và chế biến bằng
công nghệ cũ, lạc hậu. Tình trạng vi phạm quy định về an toàn lao động và bảo vệ
môi trường còn khá phổ biến. Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn tồn
tại ở nhiều địa phương, tập trung chủ yếu vào một số loại khoáng sản như: Than
đá, vàng, titan, thiếc, chì, kẽm, sắt, mangan, cát xây dựng. Việc xuất khẩu lậu
khoáng sản và gian lận thương mại có biểu hiện gia tăng, chưa kiểm soát được đã
gây mất trật tự an ninh xã hội và gây bức xúc trong nhân dân. Hiệu quả công tác
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản còn hạn chế; công tác
thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản chưa được quan tâm
đúng mức. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên một phần là do yếu kém
trong quản lý nhà nước về khoáng sản, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng ở
trung ương và địa phương còn thiếu chặt chẽ. Việc xử lý những vi phạm trong
thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản còn thiếu nghiêm minh.
Nhằm chấn chỉnh công tác quản lý
nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu
khoáng sản, thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ
Chính trị về định hướng Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và triển khai Luật Khoáng sản 2010, Thủ tướng
Chính phủ chỉ thị:
1. Khoáng sản là
tài nguyên không tái tạo phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý,
tiết kiệm, có hiệu quả. Công tác điều tra cơ bản, đánh giá khoáng sản phải đi
trước một bước để làm rõ tiềm năng, giá trị phục vụ cho việc lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng trong từng thời kỳ.
2. Thăm dò, khai
thác khoáng sản phải tính đến nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài của đất nước
nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm an ninh - quốc phòng, bảo vệ
môi trường, cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa; khai thác khoáng sản nhất thiết
phải gắn với chế biến sâu, sử dụng phù hợp với tiềm năng, giá trị của từng loại
khoáng sản.
3. Chế biến khoáng
sản phải sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm
có giá trị kinh tế cao. Các dự án khai thác, chế biến khoáng sản chỉ được xem
xét cấp phép khi đã có dự án đầu tư và được Hội đồng thẩm định của các Bộ Công
Thương, Xây dựng và Ủy ban nhân dân các địa phương thẩm định theo thẩm quyền, dự
án phải áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến và tăng hiệu quả sử dụng tài
nguyên. Đối với những khoáng sản chưa có công nghệ chế biến hiện đại, bảo đảm
hiệu quả thì kiên quyết dừng lại chưa khai thác.
4. Việc xuất khẩu
khoáng sản phải tuân thủ theo quy định của Chính phủ, không xuất khẩu khoáng sản
thô.
5. Quy hoạch
khoáng sản của cả nước phải phù hợp với Chiến lược khoáng sản trong từng thời kỳ
do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử
dụng khoáng sản của các địa phương phải phù hợp với Quy hoạch khoáng sản chung
của cả nước và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
6. Chủ trương thăm
dò, khai thác, xuất khẩu một số khoáng sản quan trọng:
a) Than: Tiếp tục cấp phép thăm dò,
khai thác theo quy hoạch. Đầu tư cải tạo, mở rộng một số mỏ than vùng Quảng
Ninh, đồng thời đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ và cải tạo, phục hồi môi
trường sau khai thác. Xem xét lựa chọn công nghệ hợp lý để khai thác thử nghiệm
tại một số khu vực thuộc bể than đồng bằng Sông Hồng, trên cơ sở đó đề xuất giải
pháp khai thác tổng thể bể than giai đoạn sau năm 2020. Thực hiện nghiêm việc
xuất khẩu than theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên cơ sở
đáp ứng nhu cầu sử dụng lâu dài trong nước.
b) Quặng bauxit: Tổ chức triển khai
dự án khai thác mỏ Tân Rai, mỏ Nhân Cơ phục vụ nguyên liệu cho 02 dự án sản xuất
alumina tại Lâm Đồng và Đắk Nông. Việc triển khai các dự án khai thác bauxit và
sản xuất alumina khác thỉ thực hiện sau khi 02 dự án nêu trên đi vào hoạt động
và được đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội. Không cấp phép thăm dò mới đối với
quặng bauxit ở các tỉnh phía Bắc.
c) Quặng sắt: Dừng hoàn toàn việc
xuất khẩu quặng sắt. Tổ chức khai thác có hiệu quả dự án khai thác mỏ sắt Thạch
Khê và các dự án khai thác quặng sắt khác để phục vụ cho các cơ sở sản xuất
gang, thép trong nước. Đối với các mỏ đang khai thác, nếu không bảo đảm hiệu quả
và yêu cầu về môi trường thì cần có phương án đóng cửa mỏ và hoàn thổ theo quy
định.
d) Quặng titan: Không cấp phép thăm
dò, khai thác mới đối với quặng titan sa khoáng. Đối với những mỏ đang khai
thác, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các địa phương tổ chức kiểm
tra, nếu không bảo đảm môi trường thì thu hồi giấy phép, yêu cầu phục hồi môi
trường và đưa vào quy hoạch dự trữ quốc gia. Xây dựng đề án tổ chức thăm dò,
khai thác quy mô lớn, chế biến tập trung, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội để
phát triển ngành công nghiệp titan. Cho phép xuất khẩu khối lượng tinh quặng
ilmenit hiện đang tồn kho đến hết tháng 6 năm 2012. Từ 01 tháng 7 năm 2012,
không xuất khẩu quặng titan chưa qua chế biến sâu và việc xuất khẩu phải được
chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
đ) Quặng chì - kẽm: không xuất khẩu
quặng và tinh quặng chì - kẽm. Tiếp tục thăm dò phần sâu và mở rộng các khu vực
mỏ đang khai thác để bổ sung trữ lượng quặng cho các dự án chế biến đang hoạt động.
Việc thăm dò, khai thác quặng ở các khu vực mới phải gắn với dự án chế biến sâu
thành kim loại chì, kẽm.
e) Quặng cromit: Không xuất khẩu quặng
và tinh quặng. Căn cứ nhu cầu sử dụng sản phẩm chế biến từ quặng cromit trong
các ngành công nghiệp đến năm 2030 để cấp phép khai thác phù hợp với nhu cầu sử
dụng và dự trữ quốc gia.
g) Quặng mangan: Không xuất khẩu quặng
mangan và tinh quặng mangan. Thăm dò khu vực có tiềm năng tại các tỉnh Hà
Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng để khai thác làm nguyên liệu cho dự án chế biến
fero-mangan, dioxit-mangan phục vụ nhu cầu trong nước.
h) Quặng vàng, đồng:
Không xuất khẩu quặng đồng, không cấp phép mới khai thác vàng sa khoáng. Thăm
dò, khai thác đối với mỏ vàng gốc theo hướng gắn với chế biến sâu, sử dụng công
nghệ hiện đại, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Địa phương có trách nhiệm
bảo vệ các mỏ vàng, đồng chưa khai thác. Đối với các mỏ đang khai thác, nếu
không bảo đảm hiệu quả và yêu cầu về môi trường thì phải có phương án kiên quyết
đóng cửa mỏ.
Hoàn thành thăm dò quặng đồng tại tỉnh
Lào Cai để đầu tư thêm và mở rộng cơ sở chế biến đồng kim loại. Việc thăm dò,
khai thác đồng ở các khu vực khác phải gắn với dự án chế biến sâu trong nước.
i) Quặng apatit: Không xuất khẩu quặng
apatit. Thăm dò bổ sung các khu vực mỏ theo quy hoạch. Nghiên cứu công nghệ chế
biến, sử dụng quặng loại 2 để đầu tư sản xuất phân lân, phân lân nung chảy,
DAP, photpho, thức ăn gia súc.
k) Quặng đất hiếm: Hoàn thành thăm
dò các mỏ đất hiếm đã cấp phép; khẩn trương triển khai dự án hợp tác khai thác,
chế biến quặng đất hiếm với công nghệ hiện đại, bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội
và các yêu cầu về môi trường. Việc khai thác, chế biến, xuất khẩu đất hiếm phải
được chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
l) Đá hoa trắng, đá granit: Không
xuất khẩu đá khối, tạm dừng việc cấp phép thăm dò, khai thác mới.
m) Công tác cấp phép thăm dò, khai
thác khoáng sản làm xi măng, vật liệu xây dựng thông thường:
- Khoáng sản làm xi măng: Tiếp tục
cấp phép thăm dò, khai thác các mỏ đá vôi, đất sét và phụ gia làm xi măng phục
vụ các dự án xi măng theo các quy hoạch được duyệt.
- Khoáng sản làm vật liệu xây dựng
thông thường: Ủy ban nhân dân các tỉnh tiếp tục xem xét gia hạn, cấp phép khai
thác các mỏ đá xây dựng, cát xây dựng đối với các mỏ nằm trong quy hoạch, tuân
thủ đầy đủ các điều kiện về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
7. Cho phép tiếp tục
thẩm định, cấp phép đối với các hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản đã tiếp nhận
trước ngày 01 tháng 7 năm 2011, phù hợp với Quy hoạch đã phê duyệt hoặc được Thủ
tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương; có cam kết về địa chỉ sử dụng hoặc gắn với
dự án đầu tư chế biến sâu, đủ điều kiện pháp lý, không trái với các quy định đã
nêu trên.
8. Tổ chức thực hiện
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công
Thương, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực khoáng sản. Rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các thông tư liên
quan hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật Khoáng sản, đảm bảo tính đồng bộ
trong triển khai thực hiện. Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục
pháp luật về quản lý khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
khoáng sản và người dân địa phương nơi có khoáng sản.
- Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản
địa chất về khoáng sản trên đất liền và biển, hải đảo. Khoanh định và trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; khu
vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản, xử lý nghiêm và đình chỉ,
thu hồi giấy phép đối với các trường hợp hoạt động khoáng sản vi phạm pháp luật.
- Thực hiện việc đấu giá quyền khai
thác khoáng sản; khẩn trương triển khai việc thu hồi kinh phí nhà nước đã đầu
tư cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản; triển
khai việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra xử
lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường.
b) Bộ Công Thương:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài
nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát để điều chỉnh,
bổ sung, xây dựng mới các quy hoạch khoáng sản có các quy định cụ thể về sản phẩm
sau chế biến, áp dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến; tập trung
khai thác, chế biến sâu theo quy mô công nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã
hội việc sử dụng tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.
- Khẩn trương điều chỉnh, bổ sung
chính sách, tiêu chuẩn xuất khẩu khoáng sản theo hướng quản lý chặt việc xuất
khẩu khoáng sản, không xuất khẩu quặng thô, tinh quặng; thường xuyên tổ chức
thanh tra, kiểm tra thực hiện việc xuất khẩu khoáng sản.
c) Bộ Xây dựng:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài
nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành và địa phương liên quan rà soát, điều chỉnh,
bổ sung, xây dựng mới quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng từng loại, nhóm
khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong cả nước.
- Tăng cường công tác quản lý việc
khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản
xuất xi măng. Việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng và xi măng phải gắn
liền với bảo vệ môi trường, cảnh quan và an toàn lao động.
d) Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải
quan tổ chức kiểm tra và có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn việc gian lận thương mại
trong xuất khẩu khoáng sản; đảm bảo thủ tục chặt chẽ; rà soát và ban hành hướng
dẫn việc xử lý khoáng sản bị thu giữ.
đ) Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ đội
biên phòng phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm
soát, ngăn chặn kịp thời hiện tượng xuất khẩu lậu khoáng sản, đặc biệt là thông
qua đường biển.
e) Bộ Công an chỉ đạo lực lượng
công an (đặc biệt là Công an các tỉnh biên giới), phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan chức năng liên quan, nhất là đối với lực lượng Quản lý thị trường, Bộ đội
Biên phòng tăng cường đấu tranh và ngăn chặn các loại tội phạm buôn lậu và gian
lận thương mại trong xuất khẩu khoáng sản.
g) Ban Chỉ đạo 127 chỉ đạo các lực
lượng chức năng phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra và ngăn
chặn có hiệu quả việc xuất khẩu lậu khoáng sản và gian lận thương mại trên địa
bàn.
h) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương:
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập
các quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của địa phương; hoàn thành
việc khoanh định khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn trong
năm 2012; tổ chức kiểm tra các dự án khai thác trên địa bàn, nếu không bảo đảm
môi trường thì thu hồi hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền thu hồi giấy phép, yêu
cầu phục hồi môi trường;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân tuân thủ
các quy định của pháp luật về khoáng sản; chỉ đạo quyết liệt các cơ quan chức
năng trên địa bàn (cơ quan Thuế, Quản lý thị trường, Tài nguyên và Môi trường,
Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan) đẩy mạnh việc kiểm tra và ngăn chặn, xử
lý kịp thời việc khai thác, vận chuyển và xuất khẩu khoáng sản trái phép trên địa
bàn.
- Chú trọng việc kiểm tra, kiểm
soát các tuyến đường vận chuyển, bến bãi, cảng biển tập kết khoáng sản; chỉ đạo
và tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh việc đầu tư các dự án chế biến sâu khoáng
sản theo Quy hoạch được duyệt; tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến thu mua, vận
chuyển khoáng sản phục vụ cho chế biến sâu trong nước. Tăng cường quản lý việc
cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn
theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010.
i) Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan tiến hành kiểm tra, thanh tra đối với các dự án khai thác
khoáng sản đang hoạt động, đình chỉ hoạt động, thu hồi Giấy phép khai thác
khoáng sản đối với các trường hợp không triển khai dự án chế biến sâu theo cam
kết, khai thác gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường, trực tiếp gây hư hỏng hạ
tầng kỹ thuật, mất an ninh trật tự gây bức xúc cho nhân dân nơi có khoáng sản.
k) Yêu cầu các Bộ, ngành, địa
phương có biện pháp đôn đốc, tháo gỡ khó khăn để đẩy mạnh đầu tư các dự án chế
biến sâu khoáng sản, phối hợp chặt chẽ trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt
động khoáng sản trên địa bàn, đảm bảo việc tuân thủ nghiêm túc các quy định của
Luật Khoáng sản năm 2010.
Chỉ thị này thay thế Chỉ thị số
26/2008/CT-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục
tăng cường trong công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai thác, chế
biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản.
Bộ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi
trường, Công Thương, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công
nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Quốc phòng, Công
an; Ban chỉ đạo 127; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương triển khai, thực hiện nghiêm Chỉ thị này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Ủy ban Dân tộc;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b)
|
THỦ
TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2012 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
PRIME
MINISTER
-------
|
THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------
|
No.:
02/CT-TTg
|
Hanoi, January 09, 2012
|
DIRECTIVE ON
ENHANCING THE STATE MANAGEMENT FOR EXPLORATION, MINING, PROCESSING, USE AND
EXPORT OF MINERALS Minerals are non-renewable
resources, is one of the important resources to implement the industrialization
- modernization of the country. In recent years, the extractive industry is
developing to provide materials for many the manufacturing sectors,
contributing significantly to the state budget and contributing positively
economic-social development of the country. However, in the recent days, the
exploration, mining, processing, use and export of minerals had some
complicated happenings. The exploitation of some minerals such as stream gold,
iron ore, titanium, white marble, construction sand is not suitable to the
actual needs. The number of licenses mining, processing minerals granted with large
increase, while the investment in the deep processing projects poorly paid
attention. Except for the exploitation of certain types of minerals such as oil
and gas, coal, copper, cement limestone has mining technology at the relatively
modern level, the rest of other minerals are mined and processed with the
backward, old technology. The violations of regulations on labor safety and
environmental protection were still popular. Mining activity remains illegal in
many localities, focusing on some types of minerals such as coal, gold,
titanium, tin, lead, zinc, iron, manganese, construction sand. The illegal
export of minerals and trade frauds has increased expression, have not been
controlled causing the disorder for social security and pressing in people.
Effect of propagation and dissemination, education of law on minerals is
limited; inspection, examination of mining, processing of minerals has not been
adequate attention. The main reason leading to this situation is partly due to
weaknesses in State management of mineral resources and the coordination
between the authorities at central and local level is not close. The handling
of violations in the exploration, mining, processing of minerals are lack of
strict and clear. In order to reorganize and strengthen
the State management for the exploration, mining, processing, use and export of
minerals, the implementation of Resolution No.02-NQ/TW dated April 25, 2011 by
the Politburo on strategic orientation of minerals and mining industry by 2020,
and a vision toward 2030 and implementation of the 2010Minerals Law, the Prime
Minister instructs: 1. Minerals are non-renewable
natural resources required to be managed, protected, exploited and used
rationally, economically and effectively. Basic survey, mineral assessment must
take one step forward to clarify the potential, value for the planning, plans
to use in each period. 2. Exploration and mining of
minerals must take into account needs of short-term as well as long-term of the
country to achieve economic - social efficiency in association with ensuring
social security - national defense, environmental protection, landscape,
historical monuments, culture; mining minerals necessarily equired association
with deep processing, using suitably potential, value of each type of mineral. 3. Mineral processing must use
modern technology, friendly to environment; to create products of high economic
value. The projects mining and processing minerals are licensed only when there
are investment projects and are appraised by the Evaluation Council of the
Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction and People's
Committees of localities under their jurisdiction, the projects are required to
apply advanced processing technology and increasing efficiency of resource use.
For the minerals have not got modern processing technology, ensuring the
effect, resolutely terminate the exploitation. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 5. Mineral planning of the whole
country must be consistent with the mineral strategy in each period approved by
the Prime Minister; planning of exploration, exploitation, processing and use
of local minerals must be consistent with overall minerals planning of the
whole country and the economic-social development planning of locaalities. 6. The policy of exploration,
exploitation and export of some important minerals: a) Coal: Continue to permit for
the exploration, exploitation as planned. Invest in upgrading and expanding a number
of Quang Ninh coal mines, and special attention to the protection and
improvement, restoration of environment after exploitation. Consider
appropriate technology selection for trial extraction in some areas of the Red
River Delta coal basins, on the basis that the proposal for overall solution of
coal basin exploitation in phase after 2020. Strictly implement the coal export
according to the route has been approved by the Prime Minister, on the basis of
meeting need of long-term use in the country. b) Bauxite ore: To implement the
project of mining Tan Rai and Nhan Co mines to serve materials for 02 projects
producing alumina in Lam Dong and Dak Nong. The implementation of other
projects to exploit bauxite and alumina are taken after the above 02 projects
put in operation and evaluated social- economic efficiency. Not to grant new
licenses for the exploration of bauxite ore in the Northern provinces. c) Iron ore: Stop completely the
iron ore export. To organize to effectively exploit the project of mining the
Thach Khe iron ore and project of mining other iron ores to serve for the
production facilities of pig-iron, steel in the country. For the mines being
exploited, if they not be ensured the efficiency and environmental
requirements, it should have a plan for mine closure and returning soil as
prescribed. d) Titanium ore: No to grant
license for exploration, new mining for placer titanium ore. For those mines
being exploited, the Ministry of Natural Resources and Environment, the
People's Committees of localities organize to inspect, if they are not
guaranteed the environment, then revoke the permits, require restoring
environment requirements and include in the planning of national reserves. To
construct the scheme of exploration and exploitation of large-scale;
centralized processing, ensuring economic - social efficiency to develop
titanium industry. To permit the export of ilmenite ore in stock by end of
June, 2012. From July 01, 2012, not to export deep unprocessed titanium ore and
the export must be approved by the Prime Minister. đ) Lead - zinc ores: not to
export lead - zinc ore and clean ore. To further probe the depth and expand the
mine areas being exploited to supplement the reserves of ore for processing
projects being operated. The exploration and mining of ore in the new areas
must be associated with deep processing projects into the lead and zinc metal. e) Chromite ore: No to export
ores and clean ore. Based on the demand of using products made from chromite
ore in the industries by 2030, grant licenses of exploitation in accordance
with demand of use and national reserves. g) Manganese ore: Not to export
manganese ore and manganese clean ore. To explore potential areas in the
provinces of Ha Giang, Tuyen Quang, Cao Bang to exploit raw materials for
projects of processing ferro-manganese, manganese dioxide for domestic demand. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 To complete the exploration of
copper ore in Lao Cai province to invest more and expand the facility of
processing copper metal. The exploration and exploitation of copper in other
areas must be linked to deep-processing projects in the country. i) Apatite ore: Not to export
apatite ore. Additional exploration of mining areas as planned. To research
processing technology, using ore of grade 2 to invest in production of
phosphate, calcined phosphate, DAP, phosphor, animal feed. k) Rare earth ore: Complete the
exploration of rare earth mines have been licensed; urgently implement
cooperation projects of mining and processing rare earths with modern
technology, ensuring economic-social efficiency and environmental requirements.
The mining, processing, and export of rare earth must be approved by the Prime
Minister. l) White Marble, granite: Not to
export cubes, temporarily suspend the license for exploration, new mining. m) The licenses for exploration
and exploitation of minerals for making common cement, building materials: - Minerals for making cement:
Continue to grant licenses of exploration, mining of limestone, clay and cement
additives for cement projects in accordance with approved plans. - Minerals to make common
building materials: the People's Committees of provinces continue to consider
extending, licensing to exploit building stone mines, sand mines for the mines
in the planning, full compliance with conditions on labor safety and
environmental protection. 7. To allow continuing appraisal
and licensing for the records of requesting for granting mineral activity
licenses received before July 01, 2011, in accordance with the approved plan or
approved in principle by the Prime Minister; with commitment on the using
address or association with the investment projects in deep processing,
eligibility for legal, not contrary to the provisions mentioned above. 8. Organization of
implementation ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - Preside over and coordinate
with the Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction and other
concerned ministries and branches urgently finalize, submit to the Government
for issuing a Decree on sanctioning of administrative violations in the mineral
sector. Review to modify, supplement, or promulgate newly the concerned
Circulars guiding the implementation of provisions of the Minerals Law, to
ensure uniformity in implementation. Focusing on communication, dissemination,
and education of laws on mineral management for the organizations and
individuals engaged in mineral activities and local people where minerals have. - Step up the basic geological
surveys of mineral resources on land and sea and islands. To delimit and submit
to the Prime Minister for approving the area of not auctioning mining rights;
areas with minerals scattered in small numbers; the areas of national mineral
reserves; to intensify the inspection, examination of mineral activities and
strict handle and suspend and revoke licenses for mineral activities contrary
to law. - Conduct the auction of mining
rights; urgently implement the recovery of state funds invested for the basic
geological surveys of mineral resources and mineral exploration; implement the
money collection from granting mining rights as prescribed. - Strengthen inspection,
examination and strictly handle violations of law on minerals and environmental
protection. b) Ministry of Industry and
Trade: - Preside over and coordinate
with the Ministry of Natural Resources and Environment and ministries, branches
and concerned localities to review for adjustment, supplement, new construction
of minerals planning with specific regulations on the products after processing
and apply advanced technology in mining and processing; focus on exploitation
and deep processing according to industrial scale, improve economic –social
efficiency for the use of mineral resources and environmental protection. - Urgently adjust and supplement
policies and standards for mineral export in the direction of tight management
of mineral export, not exporting crude ore or clean ore; regularly organize
inspection, examination of the implementation of mineral export. c) Ministry of Construction: - Preside over and coordinate
with the Ministry of Natural Resources and Environment and ministries, branches
and concerned localities to review, adjust, supplement, newly construct
planning for exploration, exploitation, and use of each type, group of mineral
to make building materials in the whole country. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 d) Ministry of Finance directs
the General Department of Customs to inspect and take effective measures to
prevent commercial fraud in the export of minerals; ensuring close procedures;
review and issue guidance on the treatment of minerals seized. đ) The Department of Defense
directs the Border Guard to coordinate with functional forces to enhance
inspection and control for timely prevention of the phenomenon of illegal
export of minerals, particularly through the sea way. e) Ministry of Public Security
directs the police forces (especially Public Security in border provinces),
closely coordinate with the relevant authorities, especially for market
management forces, the Border Guard to strengthen fighting and prevention of
crimes of smuggling and trade fraud in the export of minerals. g) 127 Steering Committee
directs the functional forces to coordinate with local authorities to
strengthen inspection and effectively prevent the illegal export of minerals
and commercial fraud in the area. h) People's Committees of
provinces and cities directly under the Central Government shall: - Review and adjust, supplement
and set up the planning of exploration, exploitation and use of local minerals;
complete the delimitation of restricted areas, temporary prohibition of mineral
activities in the area in 2012; inspect the mining projects in the area, if
they are not guaranteed the environmental conditions, then revoke or propose
the competent authorities for revoking permits, require for environmental
rehabilitation requirements; - Preside over and coordinate
with the ministries, concerned branches to strengthen propaganda and education
of people to abide by the provisions of the law on minerals; drastically direct
the authorities in the area (the agencies of Tax, Market Management, Natural
Resources and Environment, Public Security, Border Guards, Customs) to promote
examintion and prevention and timely handling of illegal exploitation,
transport and export of minerals in the area. - Focus on the inspection and
control of transport routes, harbors and ports gathering minerals; direct and
create favorable conditions to accelerate the investment projects of deep
processing of minerals by the master plan approved; create favorable conditions
for the facilities of purchase, processing, transportation of minerals for
processing deep in the country; to strengthen the management of the grant of
mining license to make common building materials in the area under the provisions
of the 2010 Minerals Law. i) Ministry of Natural Resources
and Environment, People’s Committees of provinces and cities under central
authority coordinate with other ministries and branches to conduct inspection,
examination for the mining projects being operated, suspend the operation,
revoke the mining permits for the absence of the implementation of deep
processing project as committed, for the exploitation causing serious pollution
to the environment, direct causing damage for infrastructure, unstability
for security and order leading to pressing to the people where have minerals. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 This Directive replaces the
Directive No.26/2008/CT-TTg dated September 01, 2008 of the Prime Minister on
further strengthening the management of state for mining, processing, use and
export of minerals. Ministers of Natural Resources
and Environment, Industry and Trade, Construction, Finance, Planning and
Investment, Science and Technology, Agriculture and Rural Development,
Transport, Defense, Public Security ; 127 Steering Committee, Chairmen of
People's Committees of provinces and centrally-run cities deploy to strictly
implement this Directive. PRIME
MINISTER
Nguyen Tan Dung
Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
17.359
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|