Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ Người ký: Trần Đức Lương, Đinh Trung Tụng, Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 26/11/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP-BỘ TÀI CHÍNH-THANH TRA CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2010

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ thống nhất hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính như sau:

Chương 1.

XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

Điều 1. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính

1. Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật;

b) Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 13 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sau đây gọi chung là Luật);

c) Có thiệt hại thực tế xảy ra;

d) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.

2. Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại; trường hợp người thi hành công vụ và người bị thiệt hại cùng có lỗi thì Nhà nước chỉ bồi thường một phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ.

Điều 2. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ

1. Quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật.

2. Quyết định xử lý tố cáo của cơ quan hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật.

Điều 3. Xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường

Việc xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường trong một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:

1. Áp dụng các biện pháp được quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 13 của Luật là việc người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật và gây ra thiệt hại khi ra quyết định xử lý vi phạm hành chính, thực hiện các biện pháp đó.

2. Áp dụng thuế, phí, lệ phí quy định tại khoản 6 Điều 13 của Luật là việc người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật và gây ra thiệt hại khi thực hiện các công việc sau:

a) Xác định đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế;

b) Xác định căn cứ tính thuế, phí, lệ phí;

c) Miễn; giảm; hoàn; giãn nợ; xóa nợ thuế, phí, lệ phí.

3. Áp dụng thủ tục hải quan quy định tại khoản 7 Điều 13 của Luật là việc người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật và gây ra thiệt hại khi thực hiện các công việc sau:

a) Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;

b) Kiểm tra hồ sơ; kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

c) Thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải.

4. Giấy tờ có giá trị như giấy phép quy định tại khoản 5 và khoản 11 Điều 13 của Luật bao gồm: văn bản xác nhận, chấp thuận, phê duyệt; chứng chỉ hành nghề; giấy chứng nhận và các loại giấy tờ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Thiệt hại thực tế

Thiệt hại thực tế là thiệt hại có thực mà người bị thiệt hại phải gánh chịu do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra. Thiệt hại thực tế bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

1. Thiệt hại về vật chất thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 45 của Luật; thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại Điều 46 của Luật; thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết quy định tại Điều 48 của Luật; thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe quy định tại Điều 49 của Luật.

2. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính bao gồm: thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật; thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật; thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật.

Chương 2.

XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG

Điều 5. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được xác định theo Điều 45 của Luật. Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm là quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất thì thiệt hại được bồi thường được xác định theo quy định tại Điều 45 của Luật và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Thời gian tính lãi đối với các khoản tiền quy định tại khoản 4 Điều 45 của Luật được tính từ ngày tiền được nộp vào ngân sách nhà nước; bị tịch thu; thi hành án; được đặt để bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền đến ngày ban hành quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc bản án, quyết định của Tòa án.

Điều 6. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút

1. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của tổ chức

Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của tổ chức quy định tại Điều 46 của Luật được xác định trên cơ sở thu nhập trung bình của 2 năm liền kề trước thời điểm xảy ra thiệt hại. Thu nhập của tổ chức được xác định theo báo cáo tài chính hợp pháp của tổ chức; trường hợp không có báo cáo tài chính, tổ chức có thể chứng minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút bằng các tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trường hợp tổ chức được thành lập chưa đủ hai năm tính đến thời điểm xảy ra thiệt hại thì thu nhập thực tế của tổ chức được xác định trên cơ sở thu nhập bình quân trong thời gian hoạt động thực tế của tổ chức đó.

2. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của cá nhân

a) Thu nhập thực tế của cá nhân quy định tại Điều 46 của Luật được xác định như sau:

Trường hợp trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề của người đó trước khi xảy ra thiệt hại để xác định khoản thu nhập thực tế.

Trường hợp trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt có việc làm và hàng tháng có thu nhập nhưng không ổn định thì lấy mức thu nhập trung bình của ba tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế.

Trường hợp trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt hại là nông dân, ngư dân, người làm muối, người trồng rừng, người làm thuê, người buôn bán nhỏ, thợ thủ công, lao động khác có thu nhập nhưng theo mùa vụ hoặc không ổn định thì lấy mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương; nếu không xác định được thu nhập trung bình thì lấy mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định áp dụng cho công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế.

b) Người bị thiệt hại (gồm cả trường hợp đã chết) được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút trong thời gian họ bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh và trong thời gian điều trị do sức khỏe bị xâm phạm. Trong thời gian này, người bị thiệt hại được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động đầy đủ theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không nhận được khoản tiền bồi thường tương ứng; nếu người bị thiệt hại được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công một phần thì phần còn lại được xác định là thu nhập thực tế bị giảm sút và họ được bồi thường khoản thu nhập bị giảm sút đó.

Ví dụ 1:

Ông A làm nghề bán báo tự do. Do bị đưa vào cơ sở chữa bệnh trái pháp luật nên trong thời gian này ông A không có thu nhập. Thu nhập của ông A trước khi bị đưa vào cơ sở chữa bệnh là không ổn định nhưng xác định được thu nhập của ông A trong 3 tháng trước khi bị thiệt hại lần lượt là 1.200.000 đồng, 1.000.000 đồng và 1.100.000 đồng. Thu nhập thực tế của ông A được xác định là mức thu nhập trung bình của 3 tháng liền kề trước khi xảy ra thiệt hại: 1.100.000 đồng. Trường hợp này, thu nhập thực tế của ông A bị mất và ông A được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất trong thời gian bị đưa vào cơ sở chữa bệnh mỗi tháng là 1.100.000 đồng.

Ví dụ 2:

Bà B làm cho một công ty tư vấn pháp luật. Thu nhập của bà B trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là 3.000.000 đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, bà B phải điều trị và trong thời gian điều trị công ty trả cho bà B 40% tiền lương là 1.200.000 đồng, Trường hợp này, thu nhập thực tế của bà B bị giảm sút mỗi tháng là 1.800.000 đồng nên bà B được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị giảm sút trong thời gian điều trị.

Ví dụ 3:

Ông C là công chức có thu nhập hàng tháng ổn định là 1.700.000 đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, ông C phải điều trị và trong thời gian điều trị cơ quan vẫn trả đầy đủ các khoản thu nhập cho ông C. Trường hợp này, thu nhập thực tế của ông C không bị mất nên ông C không được bồi thường khoản tiền này.

Điều 7. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần

1. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật được xác định như sau:

a) Một ngày lương tối thiểu được xác định bằng việc lấy mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định áp dụng cho công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường chia cho 22 là số ngày làm việc bình quân của mỗi tháng

Ví dụ: Tại thời điểm ban hành Thông tư liên tịch này thì mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định là 730.000 đồng, do đó một ngày lương tối thiểu sẽ là: 730.000 đồng : 22 = 33.182 đồng.

b) Số ngày bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh được xác định theo số ngày thực tế mà người được bồi thường bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.

Ví dụ: Ông A bị đưa vào cơ sở chữa bệnh từ ngày 01/12/2010 và đến ngày 01/3/2011 thì được ra khỏi cơ sở chữa bệnh. Ngày 20/3/2011, cơ quan có thẩm quyền xác định ông A không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh. Trong trường hợp này, thiệt hại do tổn thất về tinh thần mà ông A được bồi thường được xác định như sau:

Số ngày thực tế bị đưa vào cơ sở chữa bệnh là: 31 ngày của tháng 12/2010 + 31 ngày của tháng 01/2011 + 28 ngày của tháng 02/2011 = 90 ngày.

Số ngày lương tính theo mức lương tối thiểu được bồi thường là:

90 ngày x 2 = 180 ngày.

Trong ví dụ này, số tiền mà ông A được Nhà nước bồi thường là:

180 ngày x 33.182 đồng = 5.972.760 đồng.

2. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật được xác định như sau:

a) Nếu người bị thiệt hại chết trong thời gian bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh mà không phải do lỗi của chính họ hoặc không do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết thì thân nhân của họ được bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần một khoản tiền là ba trăm sáu mươi tháng lương tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

b) Nếu người bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh chết trong thời gian bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh mà do lỗi của chính họ hoặc do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết thì thân nhân của họ không được bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật.

c) Khoản tiền bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần là khoản tiền bồi thường chung cho thân nhân của người bị thiệt hại (vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại, người trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại). Những người được bồi thường trong trường hợp này phải còn sống tại thời điểm người bị thiệt hại chết.

Điều 8. Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết

1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình của từng địa phương tại thời điểm chi, bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế; chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác trước khi người bị thiệt hại chết (nếu có).

2. Chi phí cho việc mai táng người bị thiệt hại chết quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật được xác định theo mức trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.

3. Chỉ bồi thường khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại khoản 3 Điều 48 của Luật nếu trước khi bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng trong thời gian tạm giữ hành chính, bị đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh bị chết. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng đó.

Điều 9. Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe

1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật bao gồm: các chi phí được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ và các chi phí khác để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

Nếu cơ quan nhà nước đã thanh toán toàn bộ các chi phí này thì người bị thiệt hại không được bồi thường; trường hợp cơ quan nhà nước đã thanh toán một phần các chi phí này thì người bị thiệt hại được bồi thường phần chi phí còn lại.

2. Bồi thường chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại theo quy định tại khoản 3 Điều 49 của Luật.

a) Người bị thiệt hại chỉ được bồi thường chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại nếu việc chăm sóc đó là cần thiết hoặc do cơ sở y tế yêu cầu.

b) Các chi phí hợp lý của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có).

c) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định theo quy định tại Điều 46 của Luật và theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

3. Người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc là người không còn khả năng thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại mất khả năng lao động quy định tại khoản 4 Điều 49 của Luật được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật ở địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

Chương 3.

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG

Điều 10. Xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ

1. Khi tổ chức, cá nhân cho rằng mình bị thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính của người thi hành công vụ gây ra và muốn được Nhà nước bồi thường thì phải thực hiện thủ tục khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại để yêu cầu người có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật.

2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thực hiện việc giải quyết khiếu nại đúng thủ tục theo quy định của pháp luật. Trong quyết định giải quyết khiếu nại phải xác định rõ hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật hay không trái pháp luật.

Điều 11. Hồ sơ yêu cầu bồi thường

Hồ sơ yêu cầu bồi thường bao gồm:

a) Đơn yêu cầu bồi thường theo Mẫu số 01a; 01b hoặc 01c ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;

c) Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.

Điều 12. Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường

1. Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày có văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ, người yêu cầu bồi thường gửi hồ sơ yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Trực tiếp gửi hồ sơ yêu cầu bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường;

b) Gửi hồ sơ yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường thông qua hệ thống bưu chính viễn thông.

2. Khi nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải kiểm tra và xác định tính hợp lệ của đơn và các giấy tờ, tài liệu kèm theo; trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu bồi thường bổ sung.

Đối với những văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ mà người yêu cầu bồi thường không có khả năng cung cấp thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường có trách nhiệm thu thập những văn bản đó.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ, nếu xác định yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì cơ quan đã nhận hồ sơ phải thụ lý và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý đơn cho người yêu cầu bồi thường; trường hợp cơ quan nhận đơn cho rằng vụ việc không thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì phải trả lại hồ sơ và hướng dẫn người yêu cầu bồi thường gửi đơn đến cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường để được xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Chương IV của Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sau đây gọi chung là Nghị định số 16/2010/NĐ-CP).

Điều 13. Tổ chức việc giải quyết bồi thường

Ngay sau khi thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải ra quyết định cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường (sau đây gọi là người đại diện) theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 16/2010/NĐ-CP .

Điều 14. Xác minh thiệt hại

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, người đại diện phải tổ chức việc xác minh thiệt hại. Việc xác minh thiệt hại được thực hiện trên cơ sở tài liệu, chứng cứ do người yêu cầu bồi thường cung cấp. Trong trường hợp cần thiết theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 18 của Luật, cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức định giá tài sản, giám định thiệt hại về tài sản, giám định thiệt hại về sức khỏe hoặc lấy ý kiến của các cơ quan liên quan về việc giải quyết bồi thường.

Thời hạn xác minh thiệt hại là 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường; trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 40 ngày.

Điều 15. Thương lượng việc bồi thường

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, người đại diện phải tiến hành thương lượng với người bị thiệt hại.

Thời hạn thực hiện việc thương lượng là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng có thể kéo dài thêm nhưng không quá 45 ngày.

Thành phần thương lượng, địa điểm thương lượng, nội dung biên bản thương lượng được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 19 của Luật. Biên bản thương lượng thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 16. Ban hành quyết định giải quyết bồi thường

Ngay sau khi kết thúc việc thương lượng, người đại diện phải hoàn thành dự thảo quyết định giải quyết bồi thường để báo cáo thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Căn cứ vào kết quả xác minh thiệt hại, thương lượng với người bị thiệt hại và ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có), thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường xem xét, ký ban hành quyết định giải quyết bồi thường. Quyết định giải quyết bồi thường thực hiện theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 17. Chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường

Người đại diện tổ chức việc chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường theo thủ tục quy định tại Điều 10 Nghị định số 16/2010/NĐ-CP.

Điều 18. Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường

Người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:

1. Người bị thiệt hại không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật.

2. Hết thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thường mà cơ quan giải quyết bồi thường không ra quyết định bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật.

Ngày hết thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 22 của Luật được xác định là ngày thứ 11, kể từ ngày người đại diện cơ quan giải quyết bồi thường và người bị thiệt hại ký biên bản thương lượng.

Điều 19. Yêu cầu bồi thường trong quá trình khởi kiện vụ án hành chính

1. Trong quá trình khởi kiện vụ án hành chính mà người khởi kiện cho rằng, hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính thực hiện việc giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 24, Điều 25 của Luật này.

2. Trường hợp cơ quan có trách nhiệm bồi thường không tự nguyện thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị thiệt hại có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự tổ chức thi hành theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.

Điều 20. Chi trả tiền bồi thường

Căn cứ vào quyết định giải quyết bồi thường đã có hiệu lực của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện việc chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định tại Chương VI của Luật.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký

2. Bãi bỏ Thông tư số 49/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế, người khai hải quan do hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức thuế, cán bộ, công chức hải quan trong khi thi hành công vụ gây ra.

Điều 22. Tổ chức thực hiện

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cá nhân, tổ chức phản ánh về Bộ Tư pháp để phối hợp với Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ nghiên cứu, giải quyết.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG




Đinh Trung Tụng

KT. TỔNG THANH TRA
PHÓ TỔNG THANH TRA




Trần Đức Lượng

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ;
- Công báo Văn phòng Chính phủ (để đăng công báo);
- Website Chính phủ;
- Lưu: VT BTP, VT BTC, VT TTCP. (350b)

Mẫu số 01a (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26 tháng 11 năm 2010 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

ĐƠN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG
(đối với cá nhân bị thiệt hại)

Kính gửi: ……………………… (Tên cơ quan có trách nhiệm bồi thường)

Tên tôi là: ..........................................................................................................

Địa chỉ: ..............................................................................................................

Theo Quyết định / Bản án số ………….. ngày … tháng … năm ………….. của …………………. về việc xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ, Tôi đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bao gồm các khoản sau:

1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (nếu có)

Tên tài sản: ........................................................................................................

Đặc điểm của tài sản (hình dáng, màu sắc, kích thước, công dụng, năm sản xuất, xuất xứ tài sản, nơi mua tài sản …):

............................................................................................................................

Tình trạng tài sản (bị phát mại, bị mất, bị hư hỏng): ..........................................

Giá trị tài sản khi mua: .......................................................................................

Giá trị tài sản khi bị xâm phạm: .........................................................................

Thiệt hại do việc không sử dụng, khai thác tài sản (nếu có): ............................

............................................................................................................................

(Kèm theo tài liệu chứng minh về tài sản nêu trên nếu có)

Mức yêu cầu bồi thường: ...................................................................................

............................................................................................................................

2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (nếu có)

............................................................................................................................

.............................................................................................................................

(Kèm theo tài liệu chứng minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút)

3. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần (nếu có)

a) Trường hợp bị tạm giữ, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh

Số ngày bị tạm giữ / bị đưa vào trường giáo dưỡng/ cơ sở giáo dục / cơ sở chữa bệnh (từ ngày ……………. đến ngày ………………..): ............................................................... ngày.

Số tiền yêu cầu bồi thường: ...............................................................................

b) Trường hợp sức khỏe bị xâm phạm

Mức độ sức khỏe bị tổn hại: ................................................................................

Số tiền yêu cầu bồi thường: ................................................................................

4. Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe (nếu có)

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút, bao gồm:

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

(Kèm theo hồ sơ bệnh án, hóa đơn, chứng từ, xác nhận liên quan đến các chi phí trên).

b) Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị (nếu có):

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

(Kèm theo giấy tờ chứng minh những khoản tiền trên)

c) Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động

- Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại (nếu có): ...

................................................................................................................................

- Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (nếu có):

................................................................................................................................

(Kèm theo giấy tờ chứng minh những khoản tiền trên)

5. Tổng cộng số tiền đề nghị bồi thường

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường cho Tôi về những thiệt hại trên theo quy định của pháp luật.

…….. ngày … tháng … năm ……
Người yêu cầu bồi thường
(Ký, và ghi rõ họ tên)

Mẫu số 01b (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26 tháng 11 năm 2010 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

ĐƠN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
(đối với trường hợp người bị thiệt hại chết)

Kính gửi: ……………………… (Tên cơ quan có trách nhiệm bồi thường)

Tên tôi là: ..............................................................................................................

Địa chỉ: ..................................................................................................................

...............................................................................................................................

Là: …………….. (Ghi rõ quan hệ với người bị thiệt hại là: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, người trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại, người được người bị thiệt hại trực tiếp nuôi dưỡng).

Được sự ủy quyền của những người sau (nếu có):

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Theo Quyết định / Bản án số ………….. ngày … tháng … năm ………….. của …………………. về việc xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ, Tôi đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại bao gồm các khoản sau:

1. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

2. Chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết (nếu có)

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

(Kèm theo hồ sơ bệnh án, hóa đơn, chứng từ, xác nhận liên quan đến các chi phí trên)

3. Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (nếu có)

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

(Kèm theo giấy tờ chứng minh những khoản tiền cấp dưỡng trên)

4. Chi phí mai táng

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

(Kèm theo giấy chứng tử)

5. Tổng cộng số tiền đề nghị bồi thường

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường cho Tôi theo quy định của pháp luật.

Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn
(Về mối quan hệ giữa người yêu cầu bồi thường và người bị thiệt hại đã chết)
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

…….. ngày … tháng … năm ……
Người yêu cầu bồi thường
(Ký, và ghi rõ họ tên)

Mẫu số 01c (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26 tháng 11 năm 2010 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

ĐƠN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG
(đối với tổ chức bị thiệt hại)

Kính gửi: ……………………… (Tên cơ quan có trách nhiệm bồi thường)

Tên tổ chức: ........................................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................

Theo Quyết định / Bản án số ………….. ngày … tháng … năm ………….. của …………………. về việc xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ, đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bao gồm các khoản sau:

1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (nếu có)

Tên tài sản: .........................................................................................................

Đặc điểm của tài sản (hình dáng, màu sắc, kích thước, công dụng, năm sản xuất, xuất xứ tài sản, nơi mua tài sản …):

.............................................................................................................................

Tình trạng tài sản (bị phát mại, bị mất, bị hư hỏng): ...........................................

Giá trị tài sản khi mua: ........................................................................................

Giá trị tài sản khi bị xâm phạm: ..........................................................................

Thiệt hại do việc không sử dụng, khai thác tài sản (nếu có): .............................

............................................................................................................................

(Kèm theo tài liệu chứng minh về tài sản nêu trên nếu có)

Mức yêu cầu bồi thường: ...................................................................................

.............................................................................................................................

2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (nếu có)

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

(Kèm theo tài liệu chứng minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút)

3. Tổng cộng số tiền đề nghị bồi thường

............................................................................................................................

............................................................................................................................

Đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường về những thiệt hại trên theo quy định của pháp luật.

…….. ngày … tháng … năm ……
Thủ trưởng cơ quan/đơn vị
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Mẫu số 02 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26 tháng 11 năm 2010 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

BIÊN BẢN THƯƠNG LƯỢNG
VIỆC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Hôm nay, ngày … tháng … năm …., tại ...........................................................

................................................................................................. , chúng tôi gồm:

Cơ quan có trách nhiệm bồi thường

Do ông (bà) ………………………. Chức vụ: .................................. làm đại diện

Người yêu cầu bồi thường

(Trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân)

Ông (bà): .............................................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................

Là đại diện của ông, bà: ……………… (trong trường hợp người bị thiệt hại có người đại diện thực hiện quyền yêu cầu bồi thường).

(Trường hợp người bị thiệt hại là tổ chức)

Ông (bà): .............................................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................

Là đại diện của tổ chức: .....................................................................................

Có sự tham gia của ông (bà) …………………………………. là người thi hành công vụ gây ra thiệt hại (nếu có),

Đã cùng nhau tiến hành thương lượng về việc bồi thường thiệt hại của Nhà nước theo đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại của ông (bà): ..........................................

1. Ý kiến của người yêu cầu bồi thường

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

2. Ý kiến của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại (nếu có)

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

3. Ý kiến của đại diện cơ quan có trách nhiệm bồi thường

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

4. Những nội dung thương lượng thành

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

5. Những nội dung thương lượng không thành

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Biên bản đã được đọc cho mọi người tham gia thương lượng cùng nghe và cùng ký tên dưới đây:


Người yêu cầu bồi thường
(Ký và ghi rõ họ tên)

………., ngày … tháng … năm ……
Đại diện Cơ quan có trách nhiệm bồi thường
(Ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu số 03 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26 tháng 11 năm 2010 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính)

TÊN CƠ QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: /QĐ-…

…………., ngày ..... tháng ….. năm …..

QUYẾT ĐỊNH

(V/v giải quyết bồi thường đối với …..)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

Căn cứ Thông tư liên tịch số /TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày tháng năm hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ;

Căn cứ Quyết định / Bản án số ……… ngày … tháng … năm ……… của ..................................

............................................................................................................................................

Căn cứ Biên bản thương lượng ngày …… tháng ….. năm ………… giữa cơ quan .................. với ông (bà)

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Bồi thường thiệt hại cho ông (bà) ..............................................................

Địa chỉ: ...................................................................................................................

Số tiền là: ...............................................................................................................

(bằng chữ: ............................................................................................................. )

Với lý do: ...............................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Điều 2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường, người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường.

Điều 4. Ông (bà) ...................................................................................................................

và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Cơ quan cấp trên trực tiếp (để báo cáo);
- Cơ quan quản lý NN về công tác bồi thường (để báo cáo);
- Ông (bà) ........... (để thực hiện);
- Lưu

Thủ trưởng Cơ quan
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

THE MINISTRY OF JUSTICE, THE MINISTRY OF FINANCE AND THE GOVERNMENT INSPECTORATE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP

Hanoi, November 26, 2010

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE DISCHARGE OF THE STATE COMPENSATION LIABILITY IN ADMINISTRATIVE MANAGEMENT ACTIVITIES

Pursuant to the June 18, 2009 Law on State Compensation Liability;
Pursuant to the Governments Decree No. 16/2010/ND-CP of March 3, 2010, detailing and guiding a number of articles of the Law on State Compensation Liability;
The Ministry of Justice, the Ministry of Finance and the Government Inspectorate uniformly guide the discharge of the state compensation liability in administrative management activities as follows:

Chapter I

DETERMINATION OF THE STATE COMPENSATION LIABILITY IN ADMINISTRATIVE MANAGEMENT ACTIVITIES

Article 1. Grounds for determination of the state compensation liability in administrative management activities

1. The state compensation liability in administrative management activities arises only when all the following conditions exist:

a/ There is a document issued by a competent state agency affirming that an act of a public-duty performer is illegal;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ An actual damage is caused;

d/ There is a cause-effect relationship between an actual damage and an illegal act of a public-duty performer.

2. The State will not compensate for damage caused by sufferers who are totally at fault. In case the public-duty performer and sufferer are both at fault, the State shall compensate for part of damage caused by the public-duty performer's fault.

Article 2. Documents of competent state agencies affirming illegal acts of public-duty performers

1. Complaint settlement decisions of competent persons which have become legally effective under law.

2. Decisions of competent agencies or persons on handling of denunciations under law.

3. Legally effective court judgments or decisions on handling of administrative cases.

Article 3. Determination of the scope of compensation liability

The scope of compensation liability in some specific cases shall be determined as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Imposition of taxes, charges and fees mentioned in Clause 6, Article 13 of the Law means that public-duty performers take illegal acts causing damage when:

a/ Identifying taxpayers and tax-liable objects;

b/ Determining tax, charge or fee bases;

c/ Giving tax, charge or fee exemption, reduction, refund, rescheduling or remission.

3. Application of customs procedures mentioned in Clause 7, Article 13 of the Law means that public-duty performers take illegal acts causing damage when:

a/ Receiving and registering customs dossiers;

b/ Examining dossiers; conducting physical inspection of goods and vehicles;

c/ Permitting customs clearance of goods and vehicles.

4. Papers of permit validity mentioned in Clauses 5 and 11, Article 13 of the Law include written certification, consent, approval; practice certificate; certificate and other kinds of paper granted by competent state agencies to organizations and individuals for the latter to exercise their rights and perform their obligations under law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Actual damage means a real damage caused to a sufferer by an illegal act of a public-duty performer. Actual damage includes material damage and damage due to mental suffering.

1. Material damage under the state compensation liability in administrative management includes damage due to asset infringement specified in Article 45 of the Law; damage due to loss of or decrease in actual incomes specified in Article 46 of the Law; material loss due to the death of the sufferer specified in Article 48 of the Law; and material loss due to harm to health specified in Article 49 of the Law.

2. Damage due to mental suffering under the state compensation liability in administrative management includes damage due to mental suffering during the administrative custody or confinement to a reformatory, re-educational or medical establishment specified in Clause 1, Article 47 of the Law; damage due to mental suffering in case of death of the sufferer specified in Clause 3, Article 47 of the Law; damage due to mental suffering in case of harm to health specified in Clause 4, Article 47 of the Law.

Chapter II

DETERMINATION OF COMPENSABLE DAMAGE

Article 5. Damage due to asset infringement

1. Damage due to asset infringement shall be determined under Article 45 of the Law. In case infringed assets are land use rights, houses, construction works and land-attached assets, compensable damage shall be determined under Article 45 of the Law and relevant laws.

2. Period of calculation of interests on money amounts specified in Clause 4, Article 45 of the Law shall be counted from the date on which these amounts are remitted into the state budget; confiscated; kept for judgment enforcement; or deposited as security at competent agencies to the date of issuance of compensation payment decisions by compensation-liable agencies or judgments or decisions by courts.

Article 6. Damage due to loss of or decrease in actual incomes

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Damage due to loss of or decrease in actual incomes of organizations mentioned in Article 46 of the Law shall be determined on the basis of the average income of 2 consecutive years prior to the time the damage is caused. Incomes of organizations shall be determined according to these organizations' lawful financial statements. Organizations without financial statements may prove the loss of or decrease in their actual incomes with other lawful documents or proofs under relevant laws.

For an organization established for less than 2 years by the date the damage is caused, its actual incomes shall be determined based on the average income earned during its actual operation period.

2. Damage due to loss of or decrease in actual incomes of individuals

a/ Actual incomes of individuals mentioned in Article 46 of the Law shall be determined as follows:

In case a sufferer earns stable incomes from state-payroll salary or wage under a labor contract prior to the time when the damage is caused, his/ her actual incomes shall be determined based on his/her salary or wage of the month preceding the month when the damage is caused.

In case a sufferer is employed but earns unstable monthly incomes prior to the lime when the damage is caused, his/her actual incomes shall be determined based on the average income of 3 consecutive months preceding the month when the damage is caused.

In case a sufferer is a fanner, fisherman, salt maker, forester, employee, small merchant, craftsman or doing another occupation and earns seasonal or unstable incomes, his/her actual incomes shall be determined based on the average income of local laborers doing the same occupation. If such average income is unidentifiable, his/her actual incomes shall be determined based on the State-prescribed minimum salary level applicable to civil servants of state administrative agencies at the time of compensation payment.

b/ Sufferers (including also deceased persons) are entitled to compensations for their actual incomes lost or decreased during the period of their temporary administrative custody, confinement to a reformatory, re-educational or medical establishment and during the period of their medical treatment for health rehabilitation. During such period, if sufferers have their salaries or wages fully paid by their agencies or employers under the labor and social insurance laws, they will not be entitled to compensations. If sufferers have only part of their salaries or wages paid by their agencies or employers, the remaining part of their salaries or wages shall be determined as decreased actual incomes and they will be entitled to compensations for such decreased income amounts.

Example 1:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Example 2:

Mrs. B works for a law firm. Her monthly income is stable at an average of VND 3,000,000 before her health is harmed. Due to her declining health, she needs medical treatment and during the period of medical treatment her company pays her 40% of her monthly wage or VND 1,200,000. In this case, Mrs. B's actual incomes are reduced by VND 1,800.000 a month, so she will be entitled to a compensation equal to her decreased actual incomes during the period of medical treatment.

Example 3:

Mr. C is a civil servant having a stable monthly income of VND 1,700,000. Due to a harm to his health, he needs medical treatment and during the period of medical treatment his agency still pays him his income in full. In this case, Mr. C's actual incomes are not reduced so he will not be entitled to any compensation.

Article 7. Damage due to mental suffering

1. Damage due to mental suffering during temporary administrative custody or confinement to a reformatory or re-educational or medical establishment as specified in Clause 1, Article 47 of the Law shall be determined as follows:

a/ One day's minimum salary shall be determined by the State-prescribed minimum salary level applicable to civil servants working in state administrative agencies at the time of compensation payment divided by 22 (the average number of working days a month).

Example: At the time of issuance of this Joint Circular, the State -pre scribed common minimum salary is VND 730,000. As a result, one day's minimum salary is VND 730,000 : 22 - VND 33.182.

b/ The number of days of temporary administrative custody or confinement to a reformatory or re-educational or medical establishment shall be determined according to the actual number of days during which a person eligible for compensation is held in temporary administrative custody or confined to a reformatory or re-educational or medical establishment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The actual number of days during which he is confined to a medical establishment is 31 days of December 2010 plus 31 days of January 2011 plus 28 days of February 2011 = 90 days.

The number of days salaried at the minimum salary level for compensation calculation is: 90 days x 2 = 180 days.

In this example, the money amount to be paid by the State as a compensation for Mr. A is 180 days x VND 33,182 = VND 5,972,760.

2. Damage due to mental suffering in case of death of the sufferer mentioned in Clause 3, Article 47 of the Law shall be determined as follows:

a/ If the sufferer dies during his/her temporary administrative custody or confinement to a reformatory or re-educational or medical establishment not due to his/her fault or a force majeure or emergency circumstance, his/her relatives will be entitled to a compensation for damage due to mental suffering equal to 360 months' salary calculated at the state-prescribed common minimum salary in effect at the time of compensation payment;

b/ If a person held in temporary administrative custody or confined to a reformatory or re-educational or medical establishment dies during this period due to his/her fault or a force majeure or emergency circumstance, his/her relatives will not be entitled to a compensation for damage due to mental suffering under Clause 3, Article 47 of the Law;

c/ Compensation for damage due to mental suffering is a common compensation amount for relatives of a sufferer (his/her spouse, blood parents, adoptive parents, blood children, adopted children and caretaker). Persons entitled to compensation in this case must be alive at the time of death of the sufferer.

Article 8. Material loss due to death of sufferers

1. Reasonable expenses for medical treatment and health recovery of and care for a sufferer before his/her death mentioned in Clause 1, Article 48 of the Law are necessary actual expenses suitable to the nature and degree of the damage and consistent with average prices in each locality at the time of payment, including rental for vehicles for carrying the sufferer to a medical establishment for intensive care; expenses for medicines and purchase of medical instruments; expenses for screening. X-ray, CT scanning, ultrasound imaging, tests, surgery and blood transfusion as prescribed by doctors; hospital fee; protein infusion and expenses for health recovery for the sufferer as prescribed by doctors; other necessary actual expenses (if any) paid before the death of the sufferer.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Compensations shall be paid only for alimonies for persons to whom sufferers are currently obliged to pay specified in Clause 3. Article 48 of the Law, provided that sufferers pay the alimonies before they are held in temporary administrative custody or confined to a re-educational or medical establishment and they die during the period of administrative custody or confinement. Persons to whom sufferers are currently providing alimonies will be entitled to compensations for such alimonies.

Article 9. Material loss due to harm to health

1. Reasonable expenses for medical treatment, health fostering and recovery and functional rehabilitation mentioned in Clause 1, Article 49 of the Law include expenses guided in Clause 1, Article 8 of this Circular and expenses for fitting of artificial limbs and false eyes, purchase of wheelchairs and crutches and aesthetic surgery and other expenses for support or replacement of part of a lost or deficient body function (if any) of the sufferer.

If a state agency has paid all these expenses, the sufferer is not entitled to any compensation. If a state agency has paid part of these expenses, the sufferer is entitled to compensation for the remaining expenses.

2. Compensation for reasonable expenses and lost actual incomes of the caretaker of the sufferer under Clause 3. Article 49 of the Law.

a/ The sufferer may be entitled to compensation for reasonable expenses and lost actual incomes of his/her caretaker if the care is necessary or at the request of a medical establishment;

b/ Reasonable expenses for the caretaker of the sufferer during the period of treatment include travel fares and accommodations charges (if any) at the average rate in the locality in which these expenses are paid;

c/ Lost actual incomes of the caretaker of the sufferer during the period of treatment shall be determined under Article 46 of the Law and Clause 2. Article 6 of this Circular.

3. A -sufferer who has lost his/her working capacity and needs a constant caretaker means a person who is no longer able to conduct production, business or service activities. Reasonable expenses for a constant caretaker of a sufferer who has lost working capacity mentioned in Clause 4, Article 49 of the Law shall be calculated based on the average remuneration payable to caretakers of persons with disabilities in the locality in which the sufferer resides.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PROCEDURES FOR PAYMENT OF COMPENSATIONS

Article 10. Confirmation of illegal acts of public-duty performers

1. When an organization or individual complains that it/he/she suffers damage caused by an administrative decision or act of a public-duty performer and claims state compensation, it/he/she shall carry out procedures for lodging a complaint under the law on complaints to request a competent person to confirm the public-duty performer's act illegal.

2. Persons competent to settle complaints shall settle complaints strictly according to procedures specified by law. In a complaint settlement decision, the public-duty performer's act must be confirmed to be legal or illegal.

Article 11. Dossiers of compensation claim

A dossier of compensation claim comprises:

a/ A claim for compensation, made according to form No. 0la, 01b or 01c provided in this

Circular (not printed herein);

b/ A copy of a competent state agency's document confirming the public-duty performer's act illegal;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 12. Acceptance of compensation claims

1. Within 2 years after obtaining a competent agency's document confirming a public-duty performer's act illegal, a claimant may send a dossier of compensation claim to the compensation-liable agency by either of the following modes:

a/ Filing the dossier in person;

b/ Sending the dossier by post.

2. Upon receiving a dossier of compensation claim, a compensation-liable agency shall examine the validity of the claim and enclosed documents and papers. In case the dossier is incomplete, it shall guide the claimant to supplement the dossier.

For a competent state agency's document confirming a public-duty performer's illegal act which cannot be provided by the claimant, the compensation-liable agency shall collect it.

3. Within 5 working days after receiving the claim and valid documents, if it determines that the claim falls within its handling responsibility, an agency that has received the dossier shall accept the case and notify such in writing to the claimant. In case the claim-receiving agency sees that the case falls beyond its handling responsibility, it shall return the dossier and guide the claimant in sending the claim to a state management agency in charge of compensation payment for identifying the compensation-liable agency under Chapter TV of the Government's Decree No. 16/2010/ND-CP of March 3, 2010, detailing and guiding a number of articles of the Law on State Compensation Liability (below referred to as Decree No. 16/2010/ND-CP).

Article 13. Compensation settlement

Immediately after accepting a compensation claim, the head of the compensation-liable agency shall decide to appoint a representative to settle the compensation (below referred to as the representative) under Article 7 of Decree No. 16/2010/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 5 working days after accepting a compensation claim, a representative shall organize the damage verification. The damage verification shall be conducted on the basis of documents and proofs provided by the compensation claimant. In case of necessity as specified in Clause 2 or 3. Article 18 of the Law, the compensation-liable agency may request a competent agency or organization to evaluate assets or assess asset damage or health damage or to consult concerned agencies on the settlement of compensation.

The lime limit for damage verification is 20 days after the date of acceptance of a compensation claim. For a case involving many complicated circumstances or requiring the verification to be conducted in many places, the verification time limit may be prolonged but must not exceed 40 days.

Article 15. Negotiations on compensation

Within 3 working days after finishing the damage verification, a representative shall negotiate with the sufferer.

The negotiation time limit is 30 days after the end of damage verification. For a case involving many complicated circumstances, the negotiation time limit may be prolonged but must not exceed 45 days.

Participants in, place for and contents of records of negotiations comply with Clauses 2, 3 and 4. Article 19 of the Law. Negotiation records shall be made according to form No. 02 attached to this Circular (not printed herein).

Article 16. Issuance of compensation settlement decisions

Upon completion of negotiations, a representative shall complete a draft compensation settlement decision for reporting to the head of the compensation-liable agency. Based on results of damage verification. negotiations with the sufferer and opinions of concerned agencies (if any), the head of the compensation-liable agency shall consider and sign a compensation settlement decision. Compensation settlement decisions shall be made according to form No. 03 attached to this Circular (not printed herein).

Article 17. Handover of compensation settlement decisions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 18. Institution of lawsuits to request courts to settle compensation

A sufferer may institute a lawsuit to request a court to settle compensation in the following cases:

1. He/she/it disagrees with a compensation settlement decision specified in Clause 1, Article 22 of the Law.

2. Upon the expiration of the time limit for issuance of a compensation settlement decision. the compensation-settling agency fails to issue a compensation settlement decision under Clause 1, Article 22 of the Law.

The date of expiration of the time limit for issuance of a compensation settlement decision under Article 22 of the Law is the 11* day after the representative of the compensation-settling agency and the sufferer jointly sign a negotiation minutes.

Article 19. Compensation claims in the course of instituting administrative cases

1. If, in the course of instituting an administrative case, the instituting party complains that a public-duty performer's illegal act has caused damage, he/she/it may request a court competent to handle administrative cases to settle compensation under Articles 24 and 25 of the Law.

2. In case a compensation-liable agency fails to voluntarily execute a legally effective court judgment or decision, the sufferer may file a petition to request a civil judgment enforcement agency to execute such judgment or decision under the law on civil judgment enforcement.

Article 20. Payment of compensations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 21. Effect

1. This Circular takes effect 45 days from the date of its signing.

2. To annul the Ministry of Finance's Circular No. 49/2008/TT-BTC of June 12, 2008, guiding the payment of compensations for damage caused to taxpayers and customs declarants by illegal acts of tax and customs officers while performing public duties.

Article 22. Organization of implementation

Any difficulties or problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Justice for the latter to coordinate with the Ministry of Finance and the Government Inspectorate in studying and settling them.-

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER




Do Hoang Anh Tuan

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

FOR THE INSPECTOR GENERAL
DEPUTY INSPECTOR GENERAL




Tran Duc Luong

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26/11/2010 hướng dẫn trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính do Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính - Thanh tra Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.722

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.194.186
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!