Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 03/2013/TT-BTP hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước công tác bồi thường

Số hiệu: 03/2013/TT-BTP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Phạm Quý Tỵ
Ngày ban hành: 31/01/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường

Từ 15/3/2013, Thông tư 03/2013/TT-BTP hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường (GQBT) trong hoạt động quản lý hành chính sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Theo đó, các Bộ phải hướng dẫn nghiệp vụ GQBT đối với đơn vị thuộc phạm vi do mình quản lý, Tổ chức pháp chế của các Bộ sẽ tham mưu giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ này.

Sở Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh hướng dẫn nghiệp vụ GQBT cho cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; UBND cấp huyện hướng dẫn nghiệp vụ GQBT cho UBND cấp xã.

Trong vòng 5 ngày kể từ nhận được công văn đề nghị, nhận đủ các tài liệu có liên quan, cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn phải có văn bản trả lời.

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 03/2013/TT-BTP

Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2013

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính về xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường; hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường; giải đáp vướng mắc về việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; thống kê, tổng hợp, báo cáo về công tác bồi thường nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bồi thường nhà nước.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục để xác định một trong số các cơ quan có liên quan gây ra thiệt hại là cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

2. Cơ quan có liên quan gây ra thiệt hại là cơ quan có người thi hành hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại trong quản lý hành chính.

3. Hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn cơ quan có trách nhiệm bồi thường áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

4. Giải đáp vướng mắc về việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật trả lời, giải thích những nội dung mà cơ quan, tổ chức, cá nhân cho rằng có vướng mắc về thực hiện pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

5. Theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc nắm bắt thông tin, số liệu, tình hình giải quyết bồi thường nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường.

6. Đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện hoạt động giải quyết bồi thường nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.

7. Kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, đánh giá tính hợp pháp, đúng đắn của hoạt động giải quyết bồi thường nhà nước đối với cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

Chương 2.

XÁC ĐỊNH CƠ QUAN CÓ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG

Điều 4. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường thuộc thẩm quyền của Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ) xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường giữa các cơ quan thuộc phạm vi do mình quản lý.

Tổ chức Pháp chế (đối với các Bộ), Cục Bồi thường nhà nước (đối với Bộ Tư pháp) tham mưu, giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.

2. Trường hợp không có sự thống nhất giữa các cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc thuộc Bộ thì tổ chức Pháp chế thuộc cơ quan đó tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

Điều 5. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường thuộc phạm vi do mình quản lý trong các trường hợp sau đây:

1. Giữa các UBND cấp huyện;

2. Giữa các UBND cấp xã không cùng một huyện;

3. Giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh;

4. Giữa cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh với UBND cấp huyện trong cùng một tỉnh.

Sở Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều này.

Điều 6. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện

UBND cấp huyện xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường giữa các UBND cấp xã thuộc phạm vi do mình quản lý.

Phòng Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều này.

Điều 7. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp giúp Chính phủ xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường trong các trường sau đây:

1. Giữa các Bộ;

2. Giữa các UBND cấp tỉnh;

3. Giữa các Bộ và UBND cấp tỉnh.

Cục Bồi thường nhà nước tham mưu, giúp Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều này.

Điều 8. Thủ tục xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường

1. Cơ quan có thẩm quyền xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường quy định tại các Điều 4, 5, 6 và 7 Thông tư này chủ trì thực hiện thủ tục xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 16/2010/NĐ-CP.

2. Trường hợp không có sự thống nhất về cơ quan có trách nhiệm bồi thường, việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường được thực hiện theo thủ tục sau đây:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường, cơ quan có thẩm quyền xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường chủ trì, tổ chức họp với các cơ quan liên quan gây ra thiệt hại để thống nhất cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

Trường hợp các cơ quan không thống nhất được cơ quan có trách nhiệm bồi thường thì cơ quan có thẩm quyền xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường quyết định một cơ quan trong số các cơ quan có liên quan gây ra thiệt hại là cơ quan có trách nhiệm bồi thường;

b) Văn bản xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải được gửi ngay cho các cơ quan có liên quan gây ra thiệt hại, người bị thiệt hại hoặc thân nhân người bị thiệt hại và cơ quan có trách nhiệm bồi thường để thực hiện.

Điều 9. Phối hợp xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có liên quan gây ra thiệt hại và cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường có trách nhiệm phối hợp để xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

2. Việc đề nghị phối hợp xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường được thực hiện bằng văn bản.

Chương 3.

HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG

Điều 10. Hướng dẫn nghiệp vụ của các Bộ

1. Các Bộ hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường đối với cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi do mình quản lý.

Tổ chức Pháp chế (đối với các Bộ), Cục Bồi thường nhà nước (đối với Bộ Tư pháp) tham mưu, giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.

2. Đối với các cơ quan thuộc Bộ được tổ chức theo hệ thống ngành dọc từ trung ương đến địa phương, Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ ở trung ương hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường đối với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi do mình quản lý.

Tổ chức pháp chế cơ quan thuộc Bộ tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.

Điều 11. Hướng dẫn nghiệp vụ của UBND cấp tỉnh

UBND cấp tỉnh hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường đối với các cơ quan sau:

1. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh;

2. UBND cấp huyện.

Sở Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều này.

Điều 12. Hướng dẫn nghiệp vụ của UBND cấp huyện

UBND cấp huyện hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường đối với UBND cấp xã.

Phòng Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều này.

Điều 13. Hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường đối với các trường hợp sau:

1. Vụ việc liên quan đến các ngành, lĩnh vực hoặc địa phương khác nhau;

2. Theo yêu cầu của cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính.

Cục Bồi thường nhà nước tham mưu, giúp Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều này.

Điều 14. Thời hạn hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị và nhận đủ các tài liệu có liên quan, cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn phải có văn bản trả lời. Trường hợp vụ việc khó khăn, phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày.

Chương 4.

GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC PHÁP LUẬT, CUNG CẤP THÔNG TIN, HƯỚNG DẪN THỦ TỤC

Điều 15. Thực hiện giải đáp vướng mắc pháp luật

Bộ Tư pháp giải đáp vướng mắc về việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.

Cục Bồi thường nhà nước tham mưu, giúp Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều này.

Điều 16. Hình thức, thời hạn giải đáp vướng mắc pháp luật

1. Việc giải đáp vướng mắc pháp luật được thực hiện thông qua các hình thức sau:

a) Giải đáp bằng văn bản;

b) Giải đáp thông qua mạng điện tử;

c) Giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại;

d) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đủ thông tin liên quan đến nội dung yêu cầu giải đáp vướng mắc, Bộ Tư pháp phải trả lời theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trường hợp có nội dung phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

3. Trường hợp cần thiết, việc giải đáp vướng mắc có thể tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tham vấn ý kiến của cơ quan có liên quan.

Điều 17. Cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường

1. Cục Bồi thường nhà nước cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của người bị thiệt hại trong lĩnh vực quản lý hành chính trong phạm vi cả nước.

2. Sở Tư pháp cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của người bị thiệt hại trong hoạt động quản lý hành chính trong phạm vi địa phương.

3. Phòng Tư pháp cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của người bị thiệt hại trong hoạt động quản lý hành chính trong phạm vi địa phương.

4. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, việc cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường được thực hiện bằng văn bản hoặc trao đổi trực tiếp với người bị thiệt hại.

Chương 5.

THEO DÕI, ĐÔN ĐỐC, KIỂM TRA

MỤC 1. THEO DÕI HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG

Điều 18. Thực hiện theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường

1. Bộ Tư pháp theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính trên phạm vi cả nước.

Cục Bồi thường nhà nước tham mưu, giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.

2. Tổ chức pháp chế (đối với các Bộ), Cục Bồi thường nhà nước (đối với Bộ Tư pháp) tham mưu, giúp Bộ theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

3. Sở Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính trong phạm vi của địa phương.

4. Phòng Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp huyện theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính trong phạm vi của địa phương.

Điều 19. Căn cứ thực hiện việc theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường

1. Báo cáo kết quả giải quyết yêu cầu bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

2. Báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm về công tác triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

3. Bản án, quyết định của Tòa án có liên quan về bồi thường nhà nước.

4. Thông tin báo chí về tình hình yêu cầu và giải quyết yêu cầu bồi thường.

MỤC 2. ĐÔN ĐỐC HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG

Điều 20. Thực hiện đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường

1. Các Bộ đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính thuộc phạm vi do mình quản lý.

Tổ chức pháp chế (đối với các Bộ), Cục Bồi thường nhà nước (đối với Bộ Tư pháp) tham mưu, giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.

2. Trường hợp không có sự thống nhất giữa các cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc thuộc Bộ thì tổ chức Pháp chế thuộc cơ quan đó tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

3. UBND cấp tỉnh đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính thuộc phạm vi do mình quản lý đối với các cơ quan sau đây:

a) Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh;

b) UBND cấp huyện.

Sở Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.

4. UBND cấp huyện thực hiện đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính thuộc trách nhiệm của UBND cấp xã.

Phòng Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.

Điều 21. Căn cứ đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường

1. Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người bị thiệt hại về hoạt động giải quyết bồi thường.

2. Kết quả công tác theo dõi, kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường.

3. Thông tin báo chí về tình hình yêu cầu và giải quyết yêu cầu bồi thường.

4. Bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Điều 22. Thủ tục đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ đôn đốc quy định tại Điều 21 Thông tư này, cơ quan quy định tại Điều 20 Thông tư này ban hành văn bản đôn đốc cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường.

2. Văn bản đôn đốc phải nêu rõ nội dung, trách nhiệm của cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

3. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện theo nội dung văn bản đôn đốc và có văn bản báo cáo cơ quan có thẩm quyền đôn đốc kết quả giải quyết.

4. Trong trường hợp cơ quan có trách nhiệm bồi thường gặp khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện giải quyết bồi thường, phải báo cáo, xin ý kiến hướng dẫn của cơ quan cấp trên hoặc cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường.

MỤC 3. KIỂM TRA CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC

Điều 23. Kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường

1. Bộ Tư pháp kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính trên phạm vi cả nước.

Cục Bồi thường nhà nước tham mưu, giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.

2. Các Bộ kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường thuộc phạm vi do mình quản lý.

Tổ chức Pháp chế tham mưu, giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.

3. UBND cấp tỉnh kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính thuộc phạm vi do mình quản lý.

Sở Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.

4. UBND cấp huyện kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính thuộc phạm vi do mình quản lý.

Phòng Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.

Điều 24. Căn cứ kiểm tra

1. Kế hoạch hàng năm của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường.

2. Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

3. Khi có phản ánh của tổ chức, cá nhân về vi phạm của cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường.

4. Thông qua kết quả của hoạt động theo dõi, đôn đốc giải quyết bồi thường.

Điều 25. Hình thức kiểm tra

1. Kiểm tra định kỳ do cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường thực hiện hàng năm theo kế hoạch được phê duyệt.

2. Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi có căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 24 Thông tư này.

Điều 26. Nội dung kiểm tra

Cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường tổ chức kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường về các nội dung sau đây:

1. Tính hợp pháp, đúng đắn của việc giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường và xem xét trách nhiệm hoàn trả;

2. Việc thực hiện báo cáo kết quả giải quyết bồi thường;

3. Quản lý nhà nước về công tác bồi thường và việc thực hiện các nhiệm vụ khác về bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Biện pháp xử lý sau kiểm tra

1. Sau khi kết thúc hoạt động kiểm tra, đoàn kiểm tra gửi báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan đã ra quyết định kiểm tra, đồng thời, gửi Bộ Tư pháp để phục vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường.

2. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan kiểm tra xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Điều 28. Kiểm tra liên ngành đối với công tác bồi thường

1. Việc kiểm tra liên ngành đối với công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính được thực hiện để phục vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính tổ chức kiểm tra liên ngành.

2. Nội dung kiểm tra được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Thông tư này.

Điều 29. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị được kiểm tra

Cơ quan, đơn vị được kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra, đồng thời phối hợp với Đoàn kiểm tra thực hiện các nội dung kiểm tra theo yêu cầu.

Chương 6.

THỐNG KÊ, TỔNG HỢP, BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG

Điều 30. Các loại báo cáo, thời điểm lấy số liệu

1. Các loại báo cáo

a) Báo cáo định kỳ (6 tháng và hàng năm);

b) Báo cáo đột xuất.

2. Thời điểm lấy số liệu

a) Báo cáo, thống kê 06 tháng, thời điểm lấy số liệu tính từ ngày 01 tháng 10 của năm trước đến ngày 31 tháng 3 năm báo cáo;

b) Báo cáo, thống kê hàng năm, thời điểm lấy số liệu tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm báo cáo;

c) Báo cáo đột xuất lấy số liệu theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường.

3. Việc thống kê, tổng hợp, báo cáo về công tác bồi thường được thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 31. Gửi báo cáo về công tác bồi thường

1. Các Bộ, UBND cấp tỉnh định kỳ tổng hợp báo cáo gửi Bộ Tư pháp (trước ngày 15 tháng 4 đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 15 tháng 10 đối với báo cáo hàng năm).

2. UBND cấp huyện định kỳ tổng hợp báo cáo gửi UBND cấp tỉnh (trước ngày 10 tháng 4 đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 10 tháng 10 đối với báo cáo hàng năm).

3. Đối với các cơ quan thuộc Bộ được tổ chức theo hệ thống ngành dọc từ trung ương đến địa phương, thì các cơ quan tại địa phương gửi báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên, đồng thời gửi cho Sở Tư pháp để Sở Tư pháp tổng hợp báo cáo UBND cấp tỉnh (trước ngày 15 tháng 4 đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 15 tháng 10 đối với báo cáo hàng năm). Tổ chức Pháp chế thuộc Bộ tổng hợp báo cáo gửi Bộ Tư pháp.

4. Bộ Tài chính thống kê, tổng hợp số liệu cấp phát kinh phí chi trả tiền bồi thường gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ (trước ngày 15 tháng 4 đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 15 tháng 10 đối với báo cáo hàng năm).

Chương 7.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2013.

Điều 33. Trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện

1. Các cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường, cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cá nhân, tổ chức phản ánh về Bộ Tư pháp để nghiên cứu, giải quyết./

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao;
- Ủy ban TW Mặt trận tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Văn phòng Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp;
- Các Sở Tư pháp, Sở Nội vụ tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Website Chính phủ; Website Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Cục BTNN Bộ Tư pháp (2b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Quý Tỵ

Mẫu: Báo cáo hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường

(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BTP ngày 31/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong quản lý hành chính)

TÊN CƠ QUAN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

……….., ngày tháng năm ……

BÁO CÁO

Hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường

(từ ngày ...tháng... năm ... đến ngày... tháng ... năm...)

Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường, ………….. (cơ quan xây dựng báo cáo) báo cáo như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT TNBTCNN VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH

1. Công tác xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật TNBTCNN của Bộ

2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong phạm vi Bộ, ngành

2.1. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy và biên chế để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường.

- Thống kê số lượng cán bộ làm công tác bồi thường nhà nước của Bộ.

- Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường nhà nước của Bộ.

2.2. Công tác quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Luật TNBTCNN trong phạm vi Bộ.

- Các hình thức phổ biến, tuyên truyền đã được áp dụng, triển khai.

- Đánh giá mức độ tuân thủ các quy định Luật TNBTCNN.

2.3. Công tác bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường cho cán bộ thực hiện công tác giải quyết bồi thường tại Bộ.

- Tổ chức các Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ.

- Số lượng cán bộ làm công tác bồi thường nhà nước tham gia tập huấn.

- Đánh giá kết quả.

2.4. Thực hiện quản lý chuyên ngành về bồi thường nhà nước

- Công tác xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường;

- Công tác hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường;

- Công tác giải đáp vướng mắc pháp luật, cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục;

- Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường.

3. Tình hình yêu cầu bồi thường; giải quyết bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả trong phạm vi quản lý1

- Số lượng vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền của ngành, địa phương đã được tiếp nhận, thụ lý.

- Số lượng hồ sơ, vụ việc yêu cầu bồi thường đã được giải quyết.

- Số lượng hồ sơ, vụ việc còn tồn đọng chưa giải quyết; lý do.

- Tình hình về kết quả xác định và thực hiện trách nhiệm hoàn trả của công chức có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại.

4. Đánh giá chung những kết quả đạt được

- Về hiệu quả đưa Luật TNBTCNN vào cuộc sống.

- Về tác động của Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Bài học kinh nghiệm khi triển khai thi hành Luật TNBTCNN.

5. Những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân

II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

1. Kiến nghị

1.1. Về thể chế

- Kiến nghị các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Kiến nghị các nội dung cần đổi mới, cải tiến trong hoạt động quản lý bồi thường nhà nước; giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước và thực hiện trách nhiệm hoàn trả.

1.2. Về tổ chức thi hành Luật

- Những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn.

- Các kiến nghị khắc phục hạn chế trong tổ chức thực hiện thi hành Luật.

2. Giải pháp

- Giải pháp trước mắt.

- Giải pháp lâu dài.

Nơi nhận:
- Cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường (để báo cáo);
-
Lưu: VT,...

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Chữ ký, dấu)


Số liệu về tình hình yêu cầu bồi thường

Số liệu thuộc các cơ quan ngành dọc2

Phụ lục

TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG………..3

(Kèm theo Báo cáo số .... Về Hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường)

Cấp quản 4

Số lượng đơn yêu cu bi thường

Số thụ lý

Số vụ đã giải quyết

Số vụ đang giải quyết

Kết quả giải quyết

Kỳ trước chuyển sang

Mới thụ lý

Tổng s

S vụ

Tỷ lệ

%

Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực

Số vụ việc người bị thiệt hại yêu cầu Tòa án giải quyết

Số tiền bồi thường (nghìn đồng)

Trách nhiệm hoàn trả

Số vụ hoàn trả

Số tiền hoàn trả (nghìn đồng)

Trung ương

Tỉnh

Huyện

Số liệu thuộc các cơ quan thuộc UBND mình quản lý 5

Phụ lục

TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG………..6

(Kèm theo Báo cáo số .... về Hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường)

UBND7

Số lượng đơn yêu cầu bồi thường

Số thụ lý

Số vụ đã giải quyết

Số vụ đang giải quyết

Kết quả giải quyết

Kỳ trước chuyển sang

Mới thụ lý

Tổng số

Số vụ

Tỷ lệ

%

Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực

Số vụ việc người bị thiệt hại yêu cầu Tòa án giải quyết

Số tiền bồi thường (nghìn đồng)

Trách nhiệm hoàn trả

Số vụ hoàn trả

Số tiền hoàn trả (nghìn đồng)

Tỉnh

Huyện

Số liệu thuộc các Bộ, ngành8

Phụ lục

TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG………..9

(Kèm theo Báo cáo số .... về Hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường)

Cấp quản10

Số Iưng đơn yêu cu bi thường

Số thụ lý

Số vụ đã giải quyết

Số vụ đang giải quyết

Kết quả giải quyết

Kỳ trước chuyển sang

Mới thụ lý

Tổng số

Số vụ

Tỷ lệ %

Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực

Số vụ việc người bị thiệt hại yêu cầu Tòa án giải quyết

Số tiền bồi thường (nghìn đồng)

Trách nhiệm hoàn trả

Số vụ hoàn trả

Số tiền hoàn trả (nghìn đồng)

Trung ương

Tnh

Huyện



1 Số liệu chi tiết đề nghị lập theo phụ lục gửi kèm.

2 Số liệu đối với các cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương

3 Tên cơ quan báo cáo

4 Tùy thuộc cấp quản lý mà có các số liệu của các cấp

5 Số liệu đối với các cơ quan thuộc Bộ; cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã (không bao gồm số liệu thuộc các cơ quan chuyên môn ngành dọc).

6 Tên cơ quan báo cáo

7 Tùy thuộc cấp quản lý mà có các số liệu của các cấp

8 Số liệu của các Bộ đồng thời được gửi kèm số liệu các cơ quan thuộc ngành dọc thuộc Bộ.

9 Tên cơ quan báo cáo.

10 Tùy thuộc cấp quản lý mà có các số liệu của các cấp.

THE MINISTRY OF JUSTICE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------------

No.: 03/2013/TT-BTP

Ha Noi, January 31, 2013

 

CIRCULAR

GUIDELINES FOR THE STATE MANAGEMENT ON COMPENSATION WORK IN ADMINISTRATIVE MANAGEMENT OPERATION

Pursuant to the Law on State Compensation Liability dated June 18, 2009;

Pursuant to Decree No. 16/2010/ND-CP dated March 3, 2010 of the Government detailing and guiding a number of articles of the Law on State Compensation Liability;

Pursuant to Decree No. 93/2008/ND-CP dated August 22, 2008 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Justice;

Minister of Justice issues Circular guiding the implementation of state management of compensation in administrative management operation;

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular guides the implementation of state management of compensation in administrative management activities to identify the agency liable for compensation; compensation settlement profession; answer of problems related to the implementation the law on State liability; monitor, supervise, inspect; make statistics, review and report on the work of state compensation.

Article 2. Subject of application

This Circular applies to the agency responsible for managing the state management of compensation of the management and administrative agencies, organizations and individuals related to the state compensation.

Article 3. Explanation of term

1. Identification of agency liable for compensation is the competent state agency performing procedures to identify one of the agencies concerned to cause damage to be the agency liable for compensation.

2. Agency concerned causing damage is the agency whose official has unlawful acts causing damage in administrative management.

3. Professional guidance for compensation settlement is that the competent state agency guides the agency liable for compensation to apply the law on the State compensation liability.

4. Answer of problems related to the implementation of the law on liability of the State is that the competent State agency shall base on the provisions of law to answer, explain the contents the agencies, organizations and individuals think there are problems in the legal implementation of the State compensation liability.

5. Monitoring of compensation settlement activities is the competent State agency shall capture information and data, the situation of State compensation settlement to perform the State management tasks on the compensation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Inspection of compensation settlement activities is that the State competent agency shall consider and assess the legality and properness of State compensation settlement activities for agency liable for compensation.

Chapter 2.

IDENTIFICATION OF AGENCY LIABLE FOR COMPENSATION

Article 4. Identification of agency liable for compensation under competence of Ministries and ministerial-level agencies

1. Ministries, ministerial-level agencies (hereinafter referred to as the Ministry) shall identify the agency liable for compensation in case the damage sufferer requests or there is no agreement on compensation liability between agencies under their management.

Legal institutions (for the Ministry), the Department of State Compensation (for the Ministry of Justice) shall advise and assist the Ministry to implement the tasks specified in this Clause.

2. Where there is no agreement among the agencies organized under vertical system under Ministries, the legal institution of that agency shall advice and assist heads of agency to identify the agency liable for compensation.

Article 5. Identification of agency liable for compensation under competence of provincial-level People’s Committee

Provincial-level People’s Committee shall identify the agency liable for compensation I case the damage sufferer requests or there is no agreement on compensation liability under its management in the following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Between communal-level People’s Committee not in the same district;

3. Between professional agencies under provincial-level People’s Committee;

4. Between professional agencies under provincial-level People’s Committee.

Service of Justice shall advice and assist provincial-level People’s Committee to implement tasks specified in this Article.

Article 6. Identification of agency liable for compensation under competence of district-level People’s Committee

Determine the district-level People's Committees shall have to pay compensation in case of damage required or there is no agreement on liability between the commune-level People's Committees under their management.

Division of Justice shall advice and assist provincial-level People’s Committee to implement tasks specified in this Article.

Article 7. Identification of agency liable for compensation under competence of

1. Between Ministries;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Between Ministries and provincial-level People’s Committee.

Department of State Compensation shall advise and assist the Ministry of Justice to perform the tasks specified in this Article.

Article 8. Procedures to identify agency liable for compensation

1. The competent agency shall identify the agency liable for compensation specified in Articles 4, 5, 6 and 7 of this Circular shall perform procedures to determine the agency responsible for compensation under the provisions of Article 5 of Decree No. 16/2010/ND-CP.

2. Where there is no agreement on the agency liable for compensation, the determination of agency liable for compensation shall comply with the following procedures:

a) Within 05 working days from the date of the request for identifying agency liable for compensation, the agency having competence to identify the agency liable for compensation shall preside over a meeting with relevant agency causing damage to the agree upon the agency liable for compensation.

Where agencies do not agree on compensation agency liable for compensation, the agency having competence to identify the agency liable for compensation shall make a decision on one agency among the number of agencies concerned causing damage to be liable for compensation;

b) Documents identifying the agency liable for compensation must be sent immediately to the relevant agencies causing damage, the victims or their relatives and the agencies liable for compensation for implementation.

Article 9. Coordinating to identify agency liable for compensation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The proposal for coordination to identify agency liable for compensation shall be made ​​in writing.

Chapter 3.

PROFESSIONAL GUIDANCE FOR COMPENSATION SETTLEMENT

Article 10. Professional guidance of Ministries

1. Ministries shall guide the professional compensation settlement for agencies and units under their management.

Legal institutions (for the Ministry), the Department of State Compensation (for the Ministry of Justice) shall advise and assist the implementation of the tasks specified in this clause.

2. For agencies under the Ministry are organized under vertical system from the central to the local level, the heads of the agencies attached to the Ministry in central shall make professional guidance on compensation for the agencies and units under their management.

Legal institutions of agencies under Ministries shall advise and assist heads of agencies to perform the tasks specified in this Clause.

Article 11. Professional guidance of provincial-level People’s Committee

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Specialized agencies under provincial-level People’s Committee;

2. District-level People’s Committee.

Service of Justice shall advice and assist provincial-level People’s Committee to implement tasks specified in this Article.

Article 12. Professional guidance for district-level People’s Committee.

District-level People’s Committee shall make professional guidance for communal-level People’s Committee

Division of Justice shall advice and assist district -level People’s Committee to implement tasks specified in this Article.

Article 13. Professional guidance of Ministry of Justice

Ministry of Justice shall make professional guidance on compensation for the following cases:

1. Case related to the sectors, areas or different localities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Department of State Compensation shall advise and assist the Ministry of Justice to perform the tasks specified in this Article.

Article 14. Time limit for professional guidance on compensation settlement.

Within 5 working days from the date of receipt of a written request and receipt of all relevant documents, the competent authority shall response in writing. Where the case is difficult and complex, the time limit may be extended but not more than 15 days.

Chapter 4.

ANSWER OF LEGAL PROBLEMS, SUPPLY OF INFORMATION AND GUIDANCE OF RPCEDURES

Article 15. Implementing the answer of legal problems

Ministry of Justice shall solve problems related to the legal implementation on the State compensation liability in administrative management activities.

Department of State Compensation shall advise and assist the Ministry of Justice to perform the tasks specified in this Article.

Article 16. Form and time limit for answer of legal problems

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Answer in writing;

b) Answer through internet;

c) Direct answer or through telephone;

d) Other forms as prescribed by law.

2. Within 15 days from the date of receipt of all information related to the contents required for answer of problems, the Ministry of Justice shall answer on the requirement of agencies, organizations and individuals. In case of complex content, the time limit may be extended but not more than 30 days.

3. In case of necessity, the answer of problems can be made through consultation of experts or agencies concerned.

Article 17. Supply of information and procedure guidance to damage sufferers to exercise their right to claim

1. Department of State Compensation shall provide information and make guidance on procedures to support the damage sufferers to exercise their right to claim at the request of the damage sufferers in the area of public administration nationwide.

2. Service of Justice shall provide information and make guidance on procedures to support the damage sufferers to exercise their right to claim at the request of the damage sufferers in administrative management activities in the scope of locality.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Based on each specific case, the supply of information and procedure guidance to support the implementation of right to claim is made in writing or speak directly to the damage suffers.

Chapter 5.

MONITORING, URGE AND INSPECTION

Section 1. MONITORING COMPENSATION SETTLEMENT ACTIVITIES

Article 18. Monitoring compensation settlement activities

1. The Ministry of Justice shall monitor compensation settlement activities in administrative management activities nationwide.

Department of State Compensation shall advise and assist the Ministries to implement the tasks specified in this clause.

2. Legal institutions (for the Ministry), the Department of State Compensation (for the Ministry of Justice) shall advise and assist the Ministries to monitor the compensation settlement activities in administrative management under management of Ministries.

3. Service of Justice to advise and assist the provincial-level People's Committee to monitor compensation settlement activities in administrative management activities within the locality.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 19. Ground for monitoring compensation settlement activities.

1. Making report on result of compensation requirement of the agency liable for compensation.

2. Making annual and biannual report on the implementation of Law on State Compensation Liability.

3. Judgment and ruling of the Court related to the State compensation.

4. Press information on the requirement and claim settlement.

SECTION 2. URGING COMPENSATION SETTLEMENT ACTIVITIES

Article 20. Urging compensation settlement activities.

1. The Ministries shall urge the compensation settlement activities in the administrative management under their management.

Legal institutions (for Department), Department of State Compensation (for the Ministry of Justice) shall advise and assist the Ministries to implement the tasks specified in this clause.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Provincial-level People’s Committees shall urge the compensation settlement activities in the administrative management under their management for the following agencies:

a) Specialized agencies under provincial-level People’s Committees;

b) District-level People’s Committees.

Service of Justice shall advise and assist the provincial-level People's Committee to perform the tasks specified in this clause.

4. District-level People’s Committees shall urge the compensation settlement activities in the administrative management under responsibility of communal-level People’s Committees.

Division of Justice shall advice and assist district-level People’s Committees to implement tasks specified in this clause.

Article 21. Grounds for urge of compensation settlement activities.

1. Complaints and denunciations, proposals, reflections of the damage sufferer on compensation settlement activities.

2. Result of the monitoring and inspection of compensation settlement activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Judgment and ruling of the Court related to the State compensation liability.

Article 22. Procedure for urging compensation settlement activities

1. Within 10 days from the date of the ground of urge specified in Article 21 of this Circular, the agency specified in Article 20 of this Circular shall issue documents urging the agency liable for compensation settlement.

2. The urging document must specify the content and responsibility of the agency liable for compensation.

3. The agency liable for compensation shall implement according to the urging document and make written report to the competent agency to urge the settlement result.

4. In case the agency liable for compensation has difficulties and problems in compensation settlement, it shall make report and ask for guidance opinion from superior agency or state management agency on compensation.

SECTION 3. INSPECTION OF STATE COMPENSATION.

Article 23. Inspection of compensation settlement

1. Ministry of Justice shall inspect the compensation settlement activities in administrative management activities nationwide.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Ministries shall inspect the compensation settlement activities under their management.

Legal institutions shall advice and assist Ministries to implement tasks specified in this clause.

3. Provincial-level People’s Committees shall inspect the compensation settlement activities in administrative management activities under their management.

Service of Justice shall advice and assist the Provincial-level People’s Committees to implement tasks specified in this clause.

4. District-level People’s Committees shall inspect the compensation settlement activities in administrative management activities under their management.

Division of Justice shall advice and assist the district-level People’s Committees to implement tasks specified in this clause.

Article 24. Grounds for inspection

1. Annual plan of the state management agency on compensation.

2. On the requirement of competent state management agency.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Notification of result of monitoring and urging activities of compensation settlement.

Article 25. Form of inspection

1. Periodical inspection shall be implemented annually by the state management agency on compensation as planned.

2. Irregular inspection shall be conducted upon grounds specified in clauses 2, 3 and 4, Article 24 of this Circular.

Article 26. Inspection content

The state management agency on compensation shall organize inspection of compensation settlement on the following contents:

1. The legality and properness of compensation settlement, payment of compensation and consideration of refunding responsibility.

2. Implementation of report on result of compensation settlement;

3. State management on compensation and implementation of other tasks on compensation as prescribed by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. After the end of the inspection, the inspection team shall send report on inspection result to the agency which has made a decision on inspection and also to the Ministry of Justice in service of state management on compensation.

 2. In case of detection of signs of law violation, the agency shall perform inspection and handling of under competence or make proposal to the competent state agency the handling and remedial measures as prescribed by law.

Article 28. Intersector inspection for compensation.

1. The intersector inspection for compensation in administrative management activities is implemented in service of state management on compensation.

Ministry of Justice shall assume the prime responsibility and coordinate with the state management agencies on compensation in administrative management activities to organize intersector inspection.

2. The inspection content shall comply with provisions in Article 26 of this Circular.

Article 29. Responsibilities of agencies and unit to be inspected

The agencies and unit to be inspected shall prepare all inspection contents on the requirements of the inspecting agency while coordinating with the inspection team to implement the inspection contents as required.

Chapter 6.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 30. Types of reports, time of data gathering

1. Types of reports

a) Periodical report (Biannual and annual);

b) Irregular report.

2. Time of data gathering

a) Biannual report and statistics and time of data gathering shall be from October 01 of the previous year to March 31 of the reporting year.

b) Annual report and statistics and time of data gathering shall be from October 01 of the previous year to September 30 of the reporting year.

c) Irregular report shall gather data on the requirement of the state management agency on compensation.

3. Statistics, review and report on compensation are implemented under the form issued together with this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Ministries and provincial-level People’s Committee shall review and make report for submission to the Ministry of Justice (before April 15 for biannual report and before October 15 for annual report).

2. District People’s Committee shall review and make report for submission to provincial-level People’s Committee (before April 10 for biannual report and before October 10 for annual report).

3. For agencies attached to Ministries organized under vertical system from the central to locality, the local agencies shall send report to the superior management agency and also to Service of Justice in order to review and make report to provincial-level People’s Committee (before April 15 for biannual report and before October 15 for annual report). The legal institution under Ministries shall review and make report for submission to the Ministry of Justice.

4. The Ministry of Finance shall carry out statistics and aggregate data to allocate funds to pay for compensation for submission to the Ministry of Justice for review and report to the Government (before April 15 for biannual report and before October 15 for annual report).

Chapter 7.

IMPLEMENTATION PROVISION

Article 32. Effect

This Circular takes effect on March 15, 2013.

Article 33. Responsibilities  and organization of implementation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Any problem or difficulty arising during the course of implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Justice for study and settlement.

 

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER





Pham Quy Ty

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 03/2013/TT-BTP ngày 31/01/2013 hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.981

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.81.253
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!