Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật Hôn nhân và gia đình 1986 21-LCT/HĐNN7

Số hiệu: 21-LCT/HĐNN7 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Trường Chinh
Ngày ban hành: 29/12/1986 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 21-LCT/HĐNN7

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 1986

LUẬT

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.
Trong gia đình xã hội chủ nghĩa, vợ chống bình đẳng, thương yêu, giúp đỡ nhau tiến bộ, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội.
Kế thừa và phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, để tiếp tục xây dựng và củng cố gia đình xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, xoá bỏ những tục lệ lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phòng kiến, chống ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản ;
Căn cứ vào Điều 64 và Điều 65 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;
Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia đình.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Nhà nước bảo đảm thực sự chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hoà thuận, hạnh phúc, bền vững.

Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc các tôn giáo khác nhau, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo được tôn trọng và bảo vệ.

Điều 2

Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.

Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội.

Con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Điều 3

Nhà nước và xã hội bảo vệ bà mẹ và trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.

Điều 4

Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi ; cấm cưỡng ép ly hôn.

Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.

Cấm ngược đãi, hành hạ cha, mẹ, vợ, chồng, con cái.

Chương 2:

KẾT HÔN

Điều 5

Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn.

Điều 6

Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.

Điều 7

Cấm kết hôn trong những trường hợp sau đây :

a) Đang có vợ hoặc có chồng ;

b) Đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình ; đang mắc bệnh hoa liễu ;

c) Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ ; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha ; giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời ;

d) Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi.

Điều 8

Việc kết hôn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai người kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn theo nghi thức do Nhà nước quy định.

Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở ngoài nước do cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận.

Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý.

Điều 9

Việc kết hôn vi phạm một trong các Điều 5, 6, 7 của Luật này là trái pháp luật.

Một hoặc hai bên đã kết hôn trái pháp luật, vợ, chồng hoặc con của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác, Viện kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữa Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền yêu cầu Toà án nhân dân huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

Tài sản của những người mà hôn nhân bị huỷ được giải quyết theo nguyên tắc : tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người ấy ; tài sản chung được chia căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên ; quyền lợi chính đáng của bên bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn được bảo vệ.

Quyền lợi của con được giải quyết như trong trường hợp cha mẹ ly hôn.

Chương 3:

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA VỢ, CHỒNG

Điều 10

Vợ, chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

Điều 11

Vợ, chồng có nghĩa vụ chung thuỷ với nhau, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau tiến bộ, cùng nhau thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.

Chồng có nghĩa vụ tạo điều kiện cho vợ thực hiện tốt chức năng của người mẹ.

Điều 12

Vợ, chồng có quyền tự do chọn nghề nghiệp chính đáng, tham gia các công tác chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội.

Điều 13

Chỗ ở của vợ chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán.

Điều 14

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được cho chung.

Điều 15

Tài sản chung được sử dụng để bảo đảm những nhu cầu chung của gia đình.

Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Việc mua bán, đổi, cho, vay, mượn, và những giao dịch khác có quan hệ đến tài sản mà có giá trị lớn thì phải được sự thoả thuận của vợ, chồng.

Điều 16

Đối với tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người có tài sản đó có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng.

Điều 17

Khi một bên chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi. Phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau.

Điều 18

Khi hôn nhân tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định ở Điều 42 của Luật này.

Chương 4:

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA CHA MẸ VÀ CON

Điều 19

Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục con, chăm lo việc hoặc tập và sự phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.

Cha mẹ phải làm gương tốt cho con về mọi mặt, và phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.

Điều 20

Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con đã thành niên mà không có khả năng lao động để tự nuôi mình.

Điều 21

Các con có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong gia đình.

Con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo của cha mẹ.

Điều 22

Con đã thành niên còn ở chung với cha mẹ có quyền lựa chọn nghề nghiệp, tham gia các công tác chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội.

Điều 23

Con có quyền có tài sản riêng.

Con từ 16 tuổi trở lên còn ở chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình, và nếu có thu nhập riêng thì phải đóng góp vào nhu cầu của gia đình.

Điều 24

Cha mẹ đại diện cho con chưa thành niên trước pháp luật.

Cha mẹ quản lý tài sản của con chưa thành niên.

Điều 25

Cha mẹ chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con dưới 16 tuổi gây ra. Trong trường hợp cha mẹ không có khả năng mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản của con để bồi thường.

Con chưa thành niên từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm bồi thường bằng tài sản riêng của mình đối với các thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra. Nếu con không có tài sản riêng thì cha mẹ phải bồi thường.

Điều 26

Người cha, người mẹ nào bị xử phạt về một trong các tội xâm phạm thân thể, nhân phẩm của con chưa thành niên, ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ con chưa thành niên, thì có thể bị Toà án nhân dân quyết định không cho trông giữ, giáo dục con, quản lý tài sản của con hoặc đại diện cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Đối với người đã sửa chữa, Toà án nhân dân có thể rút ngắn thời hạn này.

Người cha, người mẹ nói trên vẫn có nghĩa vụ đóng góp phí tổn nuôi dạy con.

Điều 27

Ông, bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục cháu chưa thành niên trong trường hợp cháu không còn cha mẹ. Cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà trong trường hợp ông bà không còn con. Anh chị em có nghĩa vụ đùm bọc lẫn nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.

Chương 5:

XÁC ĐỊNH CHA, MẸ CHO CON

Điều 28

Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng.

Trong trường hợp có yêu cầu xác định lại vấn đề này thì phải có chứng cứ khác.

Điều 29

Người được khai là cha, là mẹ một đứa trẻ có thể xin xác định đứa trẻ đó không phải là con mình.

Người không được khai là cha, là mẹ một đứa trẻ có thể xin xác định đứa trẻ đó là con của mình.

Điều 30

Việc cha mẹ nhận con ngoài giá thú do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người con công nhận và ghi vào sổ khai sinh.

Điều 31

Con ngoài giá thú có quyền xin nhận cha, mẹ kể cả trong trường hợp cha. mẹ đã chết.

Người mẹ, người cha hoặc người đỡ đầu có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho người con ngoài giá thú chưa thành niên.

Viện kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho người con ngoài giá thú chưa thành niên.

Điều 32

Con ngoài giá thú được cha, mẹ nhận hoặc được Toà án nhân dân cho nhận cha, mẹ có mọi quyền và nghĩa vụ như con trong giá thú.

Điều 33

Các tranh chấp về nhận con, nhận cha, mẹ do Toà án nhân dân nơi thường trú của người con xét xử.

Chương 6:

NUÔI CON NUÔI

Điều 34

Việc nuôi con nuôi nhằm gắn bó tình cảm giữa người nuôi và con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con cái, bảo đảm người con nuôi chưa thành niên được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt.

Giữa người nuôi và con nuôi có những nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con quy định ở các Điều từ 19 đến 25 của Luật này.

Điều 35

Người từ 15 tuổi trở xuống mới được nhận làm con nuôi. Trong trường hợp con nuôi là thương binh, người tàn tật hoặc làm con nuôi người già yếu cô đơn thì con nuôi có thể trên 15 tuổi.

Người nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.

Điều 36

Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự thoả thuận của hai vợ chồng người nuôi, của cha mẹ đẻ hoặc người đỡ đầu của người con nuôi chưa thành niên. Nếu nhận nuôi người từ 9 tuổi trở lên thì còn phải được sự đồng ý của người đó.

Điều 37

Việc nhận nuôi con nuôi do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người nuôi hoặc con nuôi công nhận và ghi vào sổ hộ tịch.

Điều 38

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc nhận các trẻ em mồ côi làm con nuôi.

Con liệt sĩ được nhận làm con nuôi vẫn hưởng mọi quyền lợi của con liệt sĩ.

Điều 39

Việc nuôi con nuôi có thể chấm dứt khi người nuôi hoặc con nuôi hoặc cả hai người có hành vi nghiêm trọng xâm phạm thân thể, nhân phẩm của nhau hoặc những hành vi khác làm cho tình cảm giữa người nuôi và con nuôi không còn nữa.

Việc chấm dứt nuôi con nuôi do Toà án nhân dân quyết định theo yêu cầu của con nuôi hoặc của người nuôi. Trong trường hợp người con nuôi chưa thành niên thì cha mẹ đẻ hoặc người đỡ đầu của con nuôi, Viện kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Chương 7:

LY HÔN

Điều 40

Khi vợ hoặc chồng, hoặc cả hai vợ chồng có đơn xin ly hôn thì Toà án nhân dân tiến hành điều tra và hoà giải.

Trong trường hợp cả hai vợ chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không thành và nếu xét đúng là hai bên thật sự tự nguyện ly hôn, thì Toà án nhân dân công nhận cho thuận tình ly hôn.

Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không thành thì Toà án nhân dân xét xử. Nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án nhân dân xử cho ly hôn.

Điều 41

Trong trường hợp vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh con được một năm.

Điều hạn chế này không áp dụng đối với việc xin ly hôn của người vợ.

Điều 42

Khi ly hôn, việc chia tài sản do hai bên thoả thuận, và phải được Toà án nhân dân công nhận. Nếu hai bên không thoả thuận được với nhau thì Toà án nhân dân quyết định.

Việc chia tài sản khi ly hôn, về nguyên tắc, phải theo những quy định dưới đây:

a) Tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên ấy;

b) Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, nhưng có xem xét một cách hợp lý đến tình hình tài sản, tình trạng cụ thể của gia đình và công sức đóng góp của mỗi bên;

c) Trong trường hợp vợ chồng do còn sống chung với gia đình mà tài sản của bản thân vợ chồng không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình, căn cứ vào công sức của người được chia đóng góp vào việc duy trì và phát triển khối tài sản chung, cũng như vào đời sống chung của gia đình. Lao động trong gia đình được coi như lao động sản xuất;

d) Khi chia tài sản, phải bảo vệ quyền lợi của người vợ và của người con chưa thành niên, bảo vệ lợi ích chính đáng của sản xuất và nghề nghiệp.

Điều 43

Khi ly hôn, nếu bên túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng thì bên kia phải cấp dưỡng theo khả năng của mình.

Khoản cấp dưỡng và thời gian cấp dưỡng do hai bên thoả thuận. Nếu hai bên không thoả thuận được với nhau thì Toà án nhân dân quyết định.

Khi hoàn cảnh thay đổi, người được cấp dưỡng hoặc người phải cấp dưỡng có thể yêu cầu sửa đổi mức hoặc thời gian cấp dưỡng. Nếu người cấp dưỡng kết hôn với người khác thì không được cấp dưỡng nữa.

Điều 44

Vợ chồng đã ly hôn vẫn có mọi nghĩa vụ và quyền đối với con chung.

Điều 45

Khi ly hôn, việc giao con chưa thành niên cho ai trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Về nguyên tắc, con còn bú được giao cho người mẹ nuôi giữ.

Người không nuôi giữ con có nghĩa vụ và quyền thăm nom, chăm sóc con và phải đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu trì hoãn hoặc lẩn tránh việc đóng góp, thì Toà án nhân dân quyết định khấu trừ vào thu nhập hoặc buộc phải nộp những khoản phí tổn đó.

Vì lợi ích của con, khi cần thiết, có thể thay đổi việc nuôi giữ con hoặc mức đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con.

Chương 8:

CHẾ ĐỘ ĐỠ ĐẦU

Điều 46

Việc đỡ đầu được thực hiện trong trường hợp cần bảo đảm việc chăm nom, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên mà cha mẹ đã chết, hoặc tuy cha mẹ còn sống nhưng không có điều kiện để làm những nhiệm vụ đó.

Điều 47

Cha mẹ có thể cử người đỡ đầu cho con chưa thành niên. Nếu cha mẹ không cử được thì những người thân thích có thể cử người đỡ đầu cho người đó. Việc cử người đỡ đầu do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn công nhận.

Trong trường hợp cha mẹ hoặc những người thân thích không cử được người đỡ đầu thì cơ quan Nhà nước có chức năng hoặc tổ chức xã hội đảm nhiệm việc đỡ đầu người con chưa thành niên.

Điều 48

Công dân làm người đỡ đầu phải là người từ 21 tuổi trở lên, có tư cách đạo đức tốt và có điều kiện thực tế để làm người đỡ đầu.

Điều 49

Công dân hoặc tổ chức làm người đỡ đầu có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :

a) Chăm sóc, giáo dục người được đỡ đầu;

b) Quản lý tài sản của người được đỡ đầu;

c) Đại diện cho người được đỡ đầu trước pháp luật và bảo vệ quyền lợi của người đó.

Điều 50

Công dân làm người đỡ đầu chịu sự giám sát của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn về công việc đỡ đầu.

Người thân thích của người được đỡ đầu, Viện kiểm sát nhân dân,

Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thay người đỡ đầu, nếu người này không làm tròn nhiệm vụ, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của người đỡ đầu.

Công dân làm người đỡ đầu có thể yêu cầu cử người thay, nếu thấy mình không còn đủ điều kiện làm người đỡ đầu.

Điều 51

Việc đỡ đầu chấm dứt khi người chưa thành niên được giao lại cho cha mẹ, được nhận làm con nuôi, hoặc đủ 18 tuổi.

Chương 9:

QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA CÔNG DÂN VIỆTNAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Điều 52

Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên tuân theo những quy định của pháp luật nước mình về kết hôn.

Nếu việc kết hôn giữa công dân ViệtNam với người nước ngoài tiến hành ở ViệtNam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định ở Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Luật này. Thủ tục kết hôn do Hội đồng bộ trưởng quy định.

Điều 53

Những vấn đề về quan hệ vợ chồng, quan hệ tài sản, quan hệ cha mẹ và con, huỷ việc kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi và đỡ đầu giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài do Hội đồng Nhà nước quy định.

Điều 54

Trong trường hợp đã có hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về hôn nhân và gia đình giữa Việt Nam và nước ngoài, thì tuân theo những quy định của các hiệp định đó.

Chương 10:

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 55

Đối với dân tộc thiểu số, Hội đồng Nhà nước căn cứ Luật này và tình hình cụ thể mà có những quy định thích hợp.

Điều 56

Hội đồng bộ trưởng, Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi chức năng của mình, có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Luật này.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam giáo dục, vận động nhân dân thi hành nghiêm chỉnh Luật này.

Điều 57

Luật này thay thế Luật hôn nhân và gia đình năm 1959.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII, kỳ họp thứ 12, thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1986.

Trường Chinh

(Đã ký)

THE NATIONAL ASSEMBLY
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 21-LCT/HDNN7

Hanoi, December 29, 1986

 

LAW

MARRIAGE AND FAMILY

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1

The State guarantees the implementation of the regime of voluntary, progressive, and monogamous marriage in which husband and wife are equal, with a view to nurturing a democratic, united, happy and lasting family.

Marriage between Vietnamese citizens from different ethnic groups or religions, or between believers and non-believers, shall be respected and protected.

Article 2

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Parents shall the duty to make their children useful to society.

Children shall be obliged to respect, take care of, and support their parents.

Article 3

The State and society shall protect the mothers as well as their children, and shall assist the mothers in fulfilling their noble tasks of motherhood.

Article 4

It shall be deemed as unlawful any act of underage marriage, forced marriage or impeding voluntary and progressive marriage, pressing for portion, or forcing a person into divorce.

A person being married shall not be allowed to marry another, or to live with another as husband or wife.

Ill-treatment toward one's parents, wife, husband, and children shall not be tolerated.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5

Men reaching the age of twenty and women at eighteen over shall be eligible to marry.

Article 6

Marriage shall be decided on by the man and woman who are seeking it; neither of them shall be forced by any other party into marriage;impediments to marriage shall not be admitted.

Article 7

Marriage shall not be permitted in the following circumstances:

1. One of the marriage partners is a marriage person.

2. One of the prospective spouses is mentally ill and is not in control of his or her actions, or has a venereal disease.

3. The marriage partners are directly related by blood: brother and sister with the same parents, half-brother and half-sister, or relatives within three generations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8

A marriage shall be recognised and recorded in the Marriage Register, with proceedings prescribed by the State, or by the People's Committee of the commune, ward or town where one of the prospective spouses resides.

A marriage between Vietnamese citizens abroad shall be recognised by the diplomatic mission of the Socialist Republic of Vietnam in that country.

All other marriage proceedings shall be invalid.

Article 9

Marriage in violation of Article 5, 6 or 7 shall be illegal. Where a marriage person illegally entered into another marriage, his wife or her husband, his or her children, or the People's Prosecution Office, the Vietnam Women's Union, the Ho Chi Minh Communist Youth Union or the Vietnam Federation of Trade Unions can request a People's Court to annul such marriage.

The property of persons whose illegal marriage has been annulled shall be divided according to these principles: each party shall keep his or her personal property; common property shall be divided according to the contributions made by each side; and the legitimate rights of a man or woman who has been deceived or forced into marriage shall be protected.

The rights of their child, if any, shall be guaranteed, as in the case of a divorced couple.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10

Husband and wife shall have equal rights and duties with respect to all aspects of family.

Article 11

Husband and wife shall be obliged to be loyal, to care for and respect each other and to assist each other in all social aspects, and to practise family planning.

The husband shall have the duty to create conditions for the wife to fulfil her mother's role.

Article 12

Husband and wife shall be free to choose their respective professions and to take part in political, economic, cultural and social activities.

Article 13

In choosing a domicile, the couple shall not to be forced to follow customary rules.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Common property of a married couple shall be deemed to comprise all the property acquired by each of the marriage partners, including professional and other legitimate income gained by the couple during their marriage, and the property bequeathed or given to the couple.

Article 15

Property held in common by a married couple shall be for the needs of the family.

Husband and wife shall have equal rights and duties with regard to their common property. Purchase, sale, exchange, borrowing or other dealings involving property of considerable value shall require general consent between husband and wife.

Article 16

Properties which were separately owned by a spouse before marriage, or solely bequeathed to him or her during their marriage, may only be included in common property, if he or she agrees.

Article 17

Where a spouse dies, and there is a need to divide "the common property", it shall be divided into two parts. The half that belongs to the deceased shall be divided in accordance with the law on inheritance.

Husband and wife shall also have the right to inherit each other's property.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



During marriage and upon request of a spouse for legitimate reasons,  common property may be divided in accordance with Article 42 of this Law.

Chapter IV

RIGHTS AND DUTIES OF PARENTS AND CHILDREN

Article 19

Parents shall be obliged to care for and bring up their children, and to ensure their education and healthy development in all aspects, physically, intellectually and morally.

Parents shall not show any discrimination in the treatment of their children.

Parents shall set a good example for their children and in their education in close co-operation with the school and social organisations.

Article 20

Parents shall have a duty to support their mature children who are incapable of earning a living.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The children in the family shall have equal rights and duties.

Children shall be obliged to respect, take good care of their parents, and listen to their advice.

Article 22

Grown-up children living with their parents shall have the right to choose their profession and participate in political, economic, cultural and social activities.

Article 23

Children shall have the right to own property.

Children under the age of 16 or over living with their parents shall contribute to the family's livelihood, and contribute part of their earnings to meet the family's needs.

Article 24

Parents shall represent their adolescent children before the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 25

Parents shall pay compensation for damage caused by illegal acts by their children under 16. Where parents are unable to do so, and the child owns property, an equivalent part of his property shall be taken for compensation. Minors aged 16 or over must pay compensation out of their own means for damage caused by their illegal acts. If they are unable to do so, the parents shall pay compensation.

Article 26

The father or mother who have committed an offence on account of violating the body or dignity of a child, or serious ill-treatment of child, may be deprived by the People's Court of the right to keep, educate or represent the child or to manage his or her property for a period from one to five years. The Court may reduce this period depending on changes in the attitude of the parents.

The father or mother mentioned above shall be bound to contribute towards supporting or educating the child.

Article 27

Grandparents shall be bound to support and educate under-age grandchildren if they become orphans. Vice versa, grandchildren who have grown-up shall have a duty to support their grandparents, if the latter have no surviving children. Brothers and sisters whose parents have died shall be obliged to assist one another.

Chapter V

 DETERMINING PARENTAGE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A child born or conceived in lawful wedlock shall be the common child of a couple. Where a request has been made for determination of parenthood, other evidence shall be produced.

Article 29

The person regarded as the father or mother of a child may make a request for determination that the child is not his or hers.

A person not declared to be the father or mother of a child may make a request for determination that the child is his or hers.

Article 30

Recognition of a child born out of wedlock shall be attested and recorded in the Birth Register by the People's Committee of the commune, city ward or town where the child resides.

Article 31

A child born out of wedlock may ask to be recognised as somebody's child, even when such person has already died.

The mother, father, or foster-parents may request the determination of parentage of a child born out of wedlock, if the child is still under age.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 32

A child born out of wedlock who has been recognised by his father or mother or by the People's Court shall have the same rights and duties as a child born in lawful wedlock.

Article 33

All disputes related to recognition of a child, or of the father or mother shall be settled by the People's Court at the child's place of residence.

Chapter VI

ADOPTION OF CHILDREN

Article 34

Adoption of a child shall be for the purpose of maintaining paternal and filial ties between the adopting and adopted persons, in which the adolescent child is ensured of good care and education.

The rights and duties of an adopting person and adopted child shall be the same as those of parents and children defined in Articles 19 to 25 of this Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Only persons of 15 years old or under may be adopted. A person over 15 years of age maybe adopted where he or she is an invalid soldier or a disabled person, or if the adopting person is old and lonely.

The adopting person shall be at least twenty years older than the adopted child.

Article 36

Adoption of a child shall require the agreement of the prospective parents, and of both parents or foster-parents of the adopted. If the adopted child is 9 years old or over, his own consent shall also be required.

Article 37

Adoption of a child shall be recognised and recorded in the Family Register by the People's Committee of the commune, city ward or town where adopting or adopted person resides.

Article 38

The State and society shall encourage the adoption of orphans.

The rights enjoyed by a child as an orphan of a soldier shall be respected after his adoption.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The adoption of a child may be annulled, if the adopting or the adopted person, or both, committed serious offences against each other's dignity, or other acts which have ended the affection binding the adopting and adopted persons.

The annulment of an adoption shall be decided by the People's Court at the request of the adopting or adopted person. Where the adopted child is still under age, the parents or foster-parents of the child, the People's Court, the Vietnam Women's Union, the Ho Chi Minh Communist Youth Union, the Vietnam Federation of Trade Unions may request the annulment of such adoption.

Chapter VII

DIVORCE

Article 40

When a spouse or both of them apply for a divorce, the People's Court shall investigate and seek the reconciliation of the couple.

When both husband and wife want a divorce and cannot be reconciled, the People's Court, after securing evidence that both parties are acting of their own free will, shall grant a divorce. When only the husband or wife asks for divorce, and reconciliation attempts have failed, the matter will be brought to the People's Court. If it is found that the situation is serious, that the couple can no longer live together and the purpose of marriage cannot be achieved, the People's Court shall grant a divorce.

Article 41

When the wife is pregnant, the husband may sue for divorce only one year after the birth of the child.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 42

When divorced, the couple's property is divided according to an agreement between the two parties, which is to be recognised by the People's Court. If the two parties cannot come to an agreement, the People's Court will decide.

The division of property of the divorcees shall be in accordance with the following:

a- Personal property shall be kept by the owner;

b- Common property of the couple shall be into two parts, taking into consideration the situation of the property, the specific situation of the family and contributions by each party;

c- Where a couple is still living with the whole family and their own property cannot be determined, the husband or wife shall receive part of the family property, in proportion to his or her contributions to the preservation and enlargement of the common property and to the family's livelihood. Work in the family is regarded as production work;

d- The rights of the wife and under-age children, and production and professional interests shall be protected in the division of property.

Article 43

When divorced, if either party is needy and asks for support, the other party shall give support according to his or her abilities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where circumstances change, a person who receives or gives support may ask for a change in the amount or duration of support. If the person receiving the support marries another person, the support shall be stopped.

Article 44

The divorcees shall have rights and duties vis-à-vis their common children.

Article 45

In consigning the couple's child or children to the care of either of the divorcees for guardianship, the children's interests in every aspect shall be taken into account. In principle, nursing infants shall be consigned to the care of their mothers.

The person who becomes guardian of the children shall have the right and duty to care for them and contribute towards the cost of their support and education. If he or she delays or evades the contributions, the People's Court may order a deduction from his or her income, or order him or her to make the contributions.

Changes may be made in the interests of the children, if necessary, in guardianship or in contributions towards the cost of their support and education.

Chapter VIII

GUARDIANSHIP

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The purpose of guardianship to ensure the care, education and guarantee of the interests of an under-age child whose parents have died or are still living but unable to carry out their duties.

Article 47

Parents may choose a person as a guardian for their own under-age child. If they cannot do so, relatives may choose a foster parent.

The choice of foster parent shall be recognised by the People's Committee of the commune, city ward or town.

Where the choice of foster parent for an under-age child cannot be made by the parents or relatives, it shall be made by a responsible government authority or social organisations.

Article 48

A citizen who becomes a foster parent shall be least 21 years old, and have good behaviour and the practical preconditions for fulfilling his responsibilities.

Article 49

The citizen or organisation becoming a foster parent shall have the following rights and duties:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 b- To manage the property of the foster child;

 c- To represent the foster child before the law and defend his interests.

Article 50

The guardian or foster parents shall be under the supervision of the People's Committee of the commune, city ward or town.

Relatives of foster child, the People's Prosecution Office, the Vietnam Women's Union, the Ho Chi Minh Communist Youth Union, the Vietnam Federation of Trade Unions, may ask the People's Committee of the commune, city ward or town to replace foster parents who do not fulfil responsibilities or do serious damage to the interests of the foster child.

Article 51

Guardianship shall end where the foster child is returned to his or her original parents, is adopted by another person, or reaches the age of 18.

Chapter IX

MARRIAGE AND FAMILY RELATIONSHIPS BETWEEN VIETNAMESE CITIZENS AND FOREIGNERS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In marriage between a Vietnamese citizen and a foreigner, each party shall comply with the provisions of the marriage law of his or her country.

When marriage between a Vietnamese citizen and foreigner takes place in Vietnam, the foreigner shall also comply with the provisions of Article 5, 6 and 7. Marriage procedures shall be determined by the Council of Ministers.

Article 53

Matters regarding relations between the husband and wife, property, parenthood, annulment of marriage, divorce, child adoption and guardianship between a Vietnamese citizen and a foreigner shall be regulated by Council of State Decrees.

Article 54

Where there is an Agreement on legal assistance regarding marriage and family between Vietnam and the other country, the provisions of that Agreement shall be applied.

Chapter X

FINAL PROVISIONS

Article 55

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 56

The Council of Ministers, the People's Supreme Court, and the Head of the People's Supreme Prosecution Office shall have the responsibility, within the scope of their respective competence, to issue instructions on the implementation of this Law.

The Vietnam Fatherland Front, the Vietnam Women's Union, the Ho Chi Minh Communist Youth Union, the Vietnam Federation of Trade Unions shall contribute to strict implementation of this Law.

Article 57

This Law replaces the 1959 Marriage and Family Law.

 

 

FOR THE NATIONAL ASSEMBLY
CHAIRMAN




Nong Duc Manh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật Hôn nhân và gia đình 1986

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


115.145

DMCA.com Protection Status
IP: 3.23.103.9
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!