Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 1691/1997/TT-QP quản lý vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ hướng dẫn Nghị định 47/CP

Số hiệu: 1691/1997/TT-QP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng Người ký: Phạm Văn Trà
Ngày ban hành: 08/07/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ QUỐC PHÒNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1691/1997/TT-QP

Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 1997

THÔNG TƯ

CỦA BỘ QUỐC PHÒNG SỐ 1691/1997/TT-QP NGÀY 08 THÁNG 7 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 47/CP NGÀY 12/8/1996 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ

Căn cứ vào Điều 8, Điều 15 Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Điều 45 quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ban hành kèm theo Nghị định 47/CP ngày 12/8/1996.
Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện như sau:

I - QUY ĐỊNH CHUNG.

1- Vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ (gọi chung là các loại vũ khí) công cụ hỗ trợ gồm các loại được quy định tại điểm 1, điểm 3 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (gọi tắt là quy chế của Chính phủ) và một số loại khác như sau:

a. Vũ khí quân dụng (VKQD) gồm: Các loại súng ngắn, súng trường, súng liên thanh; các loại pháo, giàn phóng, bệ phóng, súng cối, súng ĐKZ, hoá chất độc và nguồn phóng xạ, các loại đạn, tên lửa, bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thuỷ lôi, vật liệu nổ quân dụng, hoả cụ và các vũ khí khác dùng cho mục đích Quốc phòng - An ninh.

b. Vũ khí thể thao (VKTT) gồm: Các loại súng trường, súng ngắn thể thao chuyên dùng các cỡ, các loại súng hơi, các loại vũ khí khác trong luyện tập, thi đấu thể thao và các loại đạn dùng cho các loại súng thể thao nói trên.

c. Vũ khí thô sơ (VKTS) gồm: Dao găm, các loại kiếm, giáo mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung nỏ, côn, chông, cạm bẫy và các loại khác do Bộ Nội vụ quy định.

d. Công cụ hỗ trợ (CCHT) gồm các loại roi cao su, roi điện, gậy điện, găng tay điện, lưu đạn cay, súng bắn hơi cay, ngạt, độc, gây mê, bình xịt hơi cay, ngạt, độc, gây mê, súng bắn đạn nhựa, cao su, súng bắn la ze, súng bắn đinh, súng bắn từ trường và các loại công cụ hỗ trợ khác.

đ. Vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) bao gồm: các loại chất nổ và phụ kiện gây nổ (kíp nổ, ngòi nổ, dây nổ...) dùng trong xây dựng công trình quốc phòng, sản xuất công nghiệp và mục đích dân dụng khác.

2- Chính phủ thống nhất quản lý các loại vũ khí vật liệu nổ và CCHT trong phạm vi cả nước; Bộ Quốc phòng (BQP) được giao giúp Chính phủ quản lý các loại vũ khí, vật liệu nổ và CCHT trong phạm vi quản lý của mình và có trách nhiệm như đã quy định tại Điều 8 Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996. BQP giao chỉ huy các cấp trực tiếp quản lý các loại vũ khí, vật liệu nổ, CCHT và chịu trách nhiệm trong phạm vi quản lý của mình.

3- Nội dung quản lý các loại vũ khí, vật liệu nổ, CCH trong quân đội và dân quân tự vệ bao gồm: Quản lý việc chế tạo, sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán, thanh xử lý, huỷ... thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về quản lý các loại vũ khí, vật liệu nổ, CCHT theo các quy định của BQP, Điều lệnh quản lý bộ đội và điểm 1, điểm 2 Điều 4 Nghị định 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ.

4- Thẩm quyền kiểm tra việc mang, sử dụng, bảo quản các loại vũ khí, vật liệu nổ, CCHT đã được quy định tại Điều 6 Quy chế của Chính phủ nay hướng dẫn thêm như sau:

a. Người chỉ huy các cấp phải tăng cường công tác kiểm tra việc quản lý, sử dụng, bảo quản các loại vũ khí, CCHT theo chức năng và phạm vị trách nhiệm được giao.

b. Tổ (đội) kiểm soát quân sự, đội tuần tra bộ đội Biên phòng trong khi làm nhiệm vụ theo địa bàn được giao, được quyền kiểm tra quân nhân khi ra ngoài doanh trại, dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ độc lập có mang các loại vũ khí, CCHT; phương tiện vận chuyển vũ khí của quân đội và dân quân tự vệ đi trên đường.

c. Trưởng đồn Biên phòng được quyền kiểm tra việc mang, sử dụng, vận chuyển các loại vũ khí, CCHT trong phạm vi địa bàn đồn biên phòng phụ trách.

d. Cục trưởng các Cục: Tác chiến, Quân lực, Quân huấn BTTM, Cục trưởng Cục Quân khí TCKT được quyền kiểm tra việc quản lý, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại vũ khí, CCHT của các đơn vị trong toàn quân.

đ. Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên chuyên trách theo dõi công tác quản lý các loại vũ khí, CCHT, VLNCN ở các đơn vị, kho, nhà máy Quốc phòng, được quyền kiểm tra theo chức năng nhiệm vụ được giao.

II - QUẢN LÝ VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, VŨ KHÍ THỂ THAO.

1- Các đối tượng được trang bị VKQD là các đơn vị quân đội (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng) các đơn vị dự bị động viên, khi tập trung huấn luyện, diễn tập kiểm tra, các đơn vị dân quân tự vệ để làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, huấn luyện, bảo vệ giữ gìn an ninh trật tự. Khi làm nhiệm vụ vũ khí bộ binh được trang bị cho từng cá nhân, chỉ những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 13 Quy chế của Chính và các quy định của BQP mới được trang bị.

VKTT được trang bị cho các trung tâm huấn luyện thể dục, thể thao quốc phòng phục vụ cho huấn luyện, thi đấu thể thao.

2- Quản lý VKQD, VKTT tại các đơn vị quân đội, đơn vị dự bị động viên:

- Việc quản lý VKQD, VKTT các đơn vị phải thực hiện đúng quy định tại các Điều từ 171 đến Điều 177 mục I Chương IV Điều lệnh quản lý bộ đội ban hành 1/2/1991; Chế độ quản lý trang bị kỹ thuật, ban hành kèm theo Quyết định số 495/QĐ-QP ngày 3/12/1991 của Bộ trưởng BQP và các Quy định, Quy chế hiện hành của BQP.

- Quyết định của Bộ tổng tham mưu (BTTM) về biên chế , trang bị VKQD, VKTT cho từng đơn vị, trung tâm huấn luyện thể dục thể thao quốc phòng được coi là giấy phép sử dụng vũ khí của đơn vị.

- Cá nhân khi đi công tác lẻ hoặc làm nhiệm vụ đặc biệt được mang VKQD, VKTT phải kèm theo giấy phép sử dụng do chỉ huy từ cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên ký; khi đi công tác về hoặc đã thực hiện xong nhiệm vụ phải nộp giấy phép để đơn vị quản lý và trình báo tình trạng vũ khí với người chỉ huy trước khi lau chùi cất vào tủ súng. Giấy phép sử dụng vũ khí theo mẫu quy định của BTTM.

- Đối với súng bộ binh để làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, tuần tra canh gác, khi không làm nhiệm vụ phải để trong tủ súng như đã quy định tại Chương 3 "Quy định bảo đảm kỹ thuật cho súng pháo, khí tài, đạn dược (lục quân) ở đơn vị" ban hành kèm theo Quyết định số 482/QĐ-QP ngày 10/4/1995 của Bộ trưởng BQP; tủ súng phải có khoá.

- Đối với vũ khí hoả lực lớn phải để tại thao trường hoặc vũ khí trực chiến để tại trận địa phải có người canh gác thường xuyên.

- Trong diễn tập, huấn luyện nếu có sử dụng đạn, vật liệu nổ, hoả cụ... việc quản lý, cấp phát phải chặt chẽ. Kết thúc diễn tập, huấn luyện diễn tập, huấn luyện phải kiểm tra, thu gom phân loại đăng ký, sử lý theo quy định.

3- Quản lý VKQD, VKTT của đơn vị dân quân tự vệ:

a. Số lượng VKQD trang bị cho các đơn vị, phân đội luân phiên thường trực, lực lượng làm nhiệm vụ cơ động, tuần tra, bảo vệ an ninh trật tự do BTTM quy định. VKQD được trang bị phải quản lý tập trung tại xã, phường, thị trấn bảo đảm yêu cầu an toàn, an ninh, tác chiến có người bảo vệ. Nếu vũ khí không sử dụng đến hoặc không còn nhu cầu trang bị, Ban Chỉ huy Quân sự Huyện, Quận, thị xã (gọi chung là BCHQS cấp huyện) phải thu hồi về kho quản lý theo quy định của BQP.

Nghiêm cấm mang VKQD về nhà riêng hoặc sử dụng không đúng nhiệm vụ được giao.

Vũ khí hoả lực lớn (nếu có) trực chiến để tại trận địa, quản lý như đơn vị quân đội quy định tại điểm 2 phần II Thông tư này.

- Quyết định của BTTM về biên chế vũ khí trang bị cho từng đơn vị dân quân tự vệ được coi là giấy phép sử dụng vũ khí của đơn vị đó.

- Những đơn vị dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ trên vùng biển được giao nếu mang theo VKQD phải có giấy phép chỉ huy trưởng BCHQS cấp huyện trở lên cấp theo quy định của BQP và chỉ được sử dụng vũ khí vào đúng với nhiệm vụ được giao.

- Cá nhân khi làm nhiệm vụ độc lập được mang VKQD, VKTT phải kèm theo giấy phép sử dụng vũ khí do Chỉ huy trưởng BCHQS cấp huyện ký, nếu mang ra khỏi phạm vi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải có giấy phép do Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) ký. Giấy phép sử dụng vũ khí theo mẫu quy định của BTTM.

b. VKQD, VKTT trang bị cho đơn vị dân quân tự vệ để huấn luyện, thi đấu thể thao theo kế hoạch hàng năm do BCHQS cấp huyện bảo đảm. Hết thời gian huấn luyện vũ khí được lau chùi trả lại BCHQS cấp huyện quản lý; thủ tục cấp phát, thu hồi thực hiện đúng quy định của BQP.

- Đối với vũ khí hoả lực lớn phải để tại thao trường sau buổi tập, phải cử người canh gác.

- Trong huấn luyện, diễn tập nếu có sử dụng đạn, chất nổ, hoả cụ khi xong nhiệm vụ phải thu gom quản lý chặt chẽ, không sử dụng hết phải trả trên. Cơ quan quân sự các cấp phải quản lý chặt chẽ quá trình cấp phát, sử dụng, thu hồi, xử lý, giao nộp.

4- VKQD bảo đảm cho môn học giáo dục quốc phòng, các trung tâm giáo dục quốc phòng và các đơn vị phải thực hiện theo Chỉ thị số 484/CT-QP ngày 28/11/1991 của Bộ trưởng BQP .

a. Đối với các trung tâm giáo dục quốc phòng trong các trường quân đội, việc quản lý VKQD thực hiện theo qui định tại điểm 2 phần II Thông tư này.

b. Cơ quan quân sự địa phương, các trung tâm giáo dục quốc phòng hoặc các đơn vị quân đội có nhiệm vụ giúp các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông huấn luyện quân sự, khi sử dụng VKQD để huấn luyện phải quản lý chặt chẽ, vũ khí được mang đến phục vụ từng buổi tập, sau buổi tập phải thu về đơn vị quản lý .

5- VKQD, VKTT trưng bày tại bảo tàng, nhà truyền thống của đơn vị quân đội do Giám đốc bảo tàng, Chỉ huy nhà truyền thống trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý. Các loại vũ khí trưng bày phải được đăng ký số lượng, chủng loại với cơ quan chức năng để thống nhất quản lý chặt chẽ và nhất thiết phải được vô hiệu hoá tính năng chiến đấu trước khi đưa ra trưng bày để được bảo đảm an toàn.

6- Sản xuất, sửa chữa VKQD, VKTT phải theo kế hoạch của BQP hoặc hợp đồng ký với cơ quan, tổ chức ngoài quân đội đã được BQP phê duyệt và chỉ được tiến hành tại các trạm, xưởng, nhà máy quốc phòng.

- Các loại vũ khí, tuỳ theo mức độ hư hỏng, theo kế hoạch của ngành quân khí cấp trên được tiến hành sửa chữa lớn, vừa, nhỏ tại các trạm, các xưởng, nhà máy quốc phòng như đã quy định tại Điều 8 Điều lệ công tác kỹ thuật quân khí Quân đội nhân dân Việt nam (QĐNDVN) ban hành kèm theo Quyết định số 1886/QĐ-QP ngày 24/10/1996 của Bộ trưởng BQP và các quy định có liên quan khác của BQP. Tổng cục kỹ thuật có trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra từng đơn vị thực hiện.

- Việc sửa chữa VKQD, VKTT của các đối tượng ngoài phạm vị quản lý của BQP được thực hiện theo hợp đồng đã được BQP phê duyệt. - Trường hợp một số doanh nghiệp Nhà nước tham gia sản xuất, sửa chữa một số chi tiết của VKQD, VKTT theo yêu cầu của BQP như quy định tại điều 9 Quy chế của Chính phủ; cơ quan, đơn vị được giao đảm nhiệm cung cấp vật tư, vũ khí để sản xuất, sửa chữa phải thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, bảo đảm yêu cầu bí mật, chỉ tiêu kỹ thuật, giao nhận sản phẩm theo quy định của BQP.

7- Việc cung cấp, chuyển nhượng VKQD cho các đối tượng quy định tại điểm d, đ, e, g Điều 8 Quy chế của Chính phủ do BQP quản lý trực tiếp, toàn diện. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu cung cấp hoặc chuyển nhượng VKQD phải có công văn đề nghị kèm theo văn bản cho phép của Bộ Nội vụ.

- Việc chuyển nhượng được ký kết, thực hiện và thanh toán theo hợp đồng, giá chuyển nhượng theo quy định của BQP.

- BQP chỉ cung cấp VKQD cho các cơ quan, tổ chức được Chính phủ xác định.

- Các đơn vị trực tiếp quản lý VKQD khi được cung cấp, chuyển nhượng theo hợp đồng phải thực hiện đầy đủ các thủ tục giao nhận và chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng. Bản sao hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn xuất vũ khí được gửi Bộ Nội vụ để thực hiện quản lý theo chức năng.

8- VKQD, VKTT được cất giữ bảo quản tại các kho vũ khí của cơ quan, đơn vị. Tiêu chuẩn nhà kho, chế độ quản lý, bảo quản các đơn vị phải thực hiện đúng các Quyết định của Bộ trưởng BQP gồm: Quyết định số 338/QĐ-QP ngày 16/9/1991 quy định về kho đạn dược (lục quân) của QĐNDVN; Quyết định số 282/QĐ-QP ngày 24/6/1993 quy định về kho súng pháo, khí tài (lục quân) của QĐNDVN và Quyết định số 482/QĐ-QP ngày 10/4/1995 quy định đảm bảo kỹ thuật cho súng pháo, khí tài, đạn dược (lục quân) ở đơn vị; Điều lệ công tác kỹ thuật quân khí QĐNDVN và những quy định có liên quan khác của BQP.

9- Chuyển loại, thanh lý, tiêu huỷ VKQD, VKTT các đơn vị phải thực hiện đúng Quy chế xử lý vũ khí trang bị kỹ thật quân sự, trang thiết bị vật tư trong Quân đội, ban hành kèm theo Quyết định số 59/QĐ-QP ngày 23/1/1995 của Bộ trưởng BQP; Điều lệ công tác kỹ thuật QĐNDVN, ban hành kèm theo Quyết định số 213/QĐ-QP ngày 1/3/1996 của Bộ trưởng BQP và các quy định có liên quan khác của BQP.

- Đối với bom, mìn, vật liệu nổ các loại (bao gồm cả tên lửa, ngư lôi, thuỷ lôi...) thuốc nổ, thuốc phóng, hoả cụ, vật liệu dễ cháy nổ có nguy cơ mất an toàn, chỉ huy đơn vị phải kịp thời nắm chắc và có biện pháp chỉ đạo ngăn chặn và báo cáo cấp có thẩm quyền như đã quy định tại Điều 47 Điều lệ công tác kỹ thuật quân khí QĐNDVN; trường hợp có nguy cơ mất an toàn khẩn cấp phải huỷ ngay thì thực hiện như đã quy định tại điều 37 Điều lệ công tác kỹ thuật QĐNDVN.

- Việc tiêu huỷ VKQD, VKTT các đơn vị trong toàn quân phải làm đúng thủ tục, đảm bảo an toàn do ngành quân khí đơn vị làm tham mưu và trực tiếp thực hiện kế hoạch tiêu huỷ.

10- Vận chuyển VKQD, VKTT:

Vận chuyển VKQD (gồm cả vật liệu nổ quân dụng), VKTT phải đảm bảo các yêu cầu về bí mật, an ninh, an toàn (cả người và phương tiện). Mọi trường hợp vận chuyển vũ khí đều phải có lệnh vận chuyển hoặc mệnh lệnh hành quân (nếu vận chuyển vũ khí đi cùng đội hình hành quân) của cấp chỉ huy có thẩm quyền.

Trường hợp sử dụng từ 2 xe trở lên để vận chuyển phải có người chỉ huy chung. Xe dùng để vận chuyển vũ khí và cách xếp dỡ phải thực hiện đúng theo Quyết định 338/QĐ-QP ngày 16/9/1991 và Quyết định số 282/QĐ-QP ngày 24/6/1993 của Bộ trưởng BQP. Người và phương tiện khi làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí phải có đầy đủ giấy tờ theo quy định của BTTM.

11- Tiếp nhận VKQD, VKTT do tổ chức, cá nhân giao nộp được quy định tại Điều 18 Quy chế của Chính phủ, nay hướng dẫn cụ thể như sau:

a. Các cơ quan quân sự địa phương, chỉ huy đơn vị quân đội các cấp có trách nhiệm tiếp nhận VKQD, VKTT do tổ chức, cá nhân giao nộp. Mọi trường hợp tiếp nhận đều phải lập biên bản trong đó xác định rõ địa chỉ người hoặc cơ quan, tổ chức giao nộp, lý do, nguồn gốc có, ghi đầy đủ số lượng, chất lượng, số ký hiệu, trọng lượng (nếu là vật liệu nổ quân dụng), lập sổ sách theo dõi, đăng ký chặt chẽ và báo cáo lên trên. Trường hợp vũ khí có số lượng lớn, có nguy cơ mất an toàn do tổ chức, cá nhân phát hiện nhưng không thể đưa đến nộp được thì cơ quan quân sự hoặc đơn vị được thông báo phải cử người canh gác đồng thời báo cáo cơ quan, đơn vị cấp trên để có biện pháp xử lý .

b. Các đơn vị quân đội sau khi tiếp nhân vũ khí phải phân loại và báo cáo cấp trên có thẩm quyền để có biện pháp quản lý, sử lý. Trường hợp tiếp nhận số lượng lớn trước khi nhận các đơn vị phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của BTTM.

c. Ban chỉ huy quân sự cấp xã, đồn Biên phòng tiếp nhận vũ khí do tổ chức và cá nhân giao nộp, sau đó phải báo cáo và giao nộp lên BCHQS cấp huyện (đối với ban chỉ huy quân sự cấp xã) và Bộ chỉ huy Biên phòng cấp tỉnh (đối với đồn Biên phòng). Sau khi tiếp nhận các đơn vị phải phân loại, bảo quản và kịp thời báo cáo lên cấp trên để theo dõi, quản lý.

d. Xử lý vũ khí sau khi tiếp nhận:

- Những loại không nguy hiểm phải báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của BQP.

- Những loại nguy hiểm hoặc có nguy cơ mất an toàn không được để chung trong kho vũ khí của đơn vị và phải có biện pháp vô hiệu hoá ngay, sau đó báo cáo cấp trên theo quy chế xử lý vũ khí, trang bị kỹ thuật, trang thiết bị vật tư trong quân đội, trường hợp có nguy cơ mất an toàn khẩn cấp phải huỷ ngay thì thực hiện như đã quy định tại Đđiều 37 Điều lệ công tác kỹ thuật QĐNDVN. Việc xử lý do ngành quân khí chịu trách nhiệm.

III - QUẢN LÝ VŨ KHÍ THÔ SƠ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ.

1- Các đối tượng được trang bị VKTS, CCHT là các đơn vị quân đội, đơn vị dự bị động viên khi tập trung huấn luyện, diễn tập kiểm tra, đơn vị dân quân tự vệ để làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, huấn luyện, bảo vệ giữ gìn an ninh trật tự, huấn luyện thi đấu thể thao. CCHT chỉ trang bị cho các đơn vị do BTTM xác định. Khi làm nhiệm vụ VKTS, CCHT được trang bị cho từng cá nhân.

2- Chế độ quản lý, điều kiện tiêu chuẩn được trang bị, việc cấp phép sử dụng, sản xuất, sửa chữa, cất giữ, vận chuyển, chuyển loại, thanh xử lý VKTS, CCHT được thực hiện như VKQD đã quy định tại các điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9 và 10 phần II Thông tư này.

VI - QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

1- Việc quản lý, sản xuất, cung ứng và sử dụng VLNCN các doanh nghiệp và các đơn vị quân đội phải thực hiện đúng Nghị định 27/CP ngày 20/4/1995 và Nghị định 02/CP ngày 5/1/1995 và các điều từ 29 đến 36 Quy chế của Chính phủ; Chỉ thị số 1157/CT-QP ngày 2/11/1995 của Bộ trưởng BQP về quản lý, sản xuất, cung ứng và sử dụng VLNCN cho nhiệm vụ kinh tế trong quân đội và những hướng dẫn cụ thể sau:

a. Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và kinh tế BQP là cơ quan giúp BQP việc phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp quân đội thực hiện việc sản xuất, cung ứng, sử dụng VLNCN, định kỳ hàng quý tổng hợp báo cáo BQP.

b. Các doanh nghiệp, đơn vị quân đội khi mua bán VLNCN sử dụng cho mục đích kinh tế, xây dựng công trình quốc phòng phải gửi bản sao hợp đồng kinh tế, bản sao thanh lý hợp đồng cho Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế BQP để kiểm tra giám sát; nếu các doanh nghiệp sản xuất VLNCN được phép bán cho doanh nghiệp, cơ quan ngoài quân đội phải đồng thời gửi bản sao hợp đồng kinh tế, bản sao thanh lý hợp đồng cho Bộ Công nghiệp và Bộ Nội vụ.

c. Việc xuất khẩu, nhập khẩu VLNCN, nguyên liệu để sản xuất VLNCN các doanh nghiệp và đơn vị phải thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và BQP.

2- Việc vận chuyển VLNCN phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn quy phạm Việt Nam TCVN 4588-88 và quy định sau:

Vận chuyển VLNCN, nguyên liệu để sản xuất VLNCN và nguyên liệu xử lý từ thuốc nổ, đạn, bom, mìn, thuốc phóng, các doanh nghiệp, đơn vị phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, cung ứng, nhu cầu sử dụng (kể cả xuất khẩu) và phải báo cáo kế hoạch về BTTM xin cấp lệnh vận chuyển.

Nếu sử dụng từ 2 xe trở lên để vận chuyển, phải có người chỉ huy chung. Người và phương tiện khi làm nhiệm vụ vận chuyển phải có đầy đủ các giấy tờ theo quy định của BTTM.

V - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn quân, dân quân tự vệ thường xuyên chỉ đạo, tổ chức quán triệt cho đơn vị mình thực hiện nghiêm Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996, Quy chế của Chính phủ, các quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Thông tư hướng dẫn của BQP về quản lý các loại vũ khí, CCHT, VLNCN. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an nơi đóng quân để thực hiện tốt việc quản lý các loại vũ khí, CCHT, VLNCN, trong phạm vị quản lý của đơn vị, như đã quy định tại Thông tư liên bộ Quốc phòng - Nội vụ số 62/TT-LB ngày 14/1/1993.

2- Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, BCHQS cấp huyện, Ban chỉ huy quân sự cấp xã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức rà soát việc quản lý, cấp phát, sử dụng VKQD, VKTT, VKTS, CCHT ở địa phương mình; phát động nhân dân phát hiện và giao nộp các loại vũ khí, CCHT ngoài biên chế và tồn đọng sau chiến tranh.

3- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Chỉ huy các cơ quan đơn vị trong toàn quân và dân quân tự vệ có trách nhiệm tổ chức thực hiện. Định kỳ 6 tháng các cơ quan, đơn vị báo cáo kết quả thực hiện về BQP. Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc phải báo cáo kịp thời về BTTM, BQP để chỉ đạo thực hiện.

Phạm Văn Trà

(Đã ký)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 1691/1997/TT-QP ngày 08/07/1997 hướng dẫn Nghị định 47/CP-1996 về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ do Bộ Quốc phòng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.026

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.12.233
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!