Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 03/1998/TTLT-LĐTBXH-BYT-TLĐLĐV Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Người ký: Lê Duy Đồng, Nguyễn An Lương, Nguyễn Văn Thưởng
Ngày ban hành: 26/03/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI;BỘ Y TẾ-TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/1998/TTLT-LĐTBXH-BYT-TLĐLĐV

Hà Nội , ngày 26 tháng 3 năm 1998

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ Y TẾ - TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM SỐ 03/1998/TTLT/LĐTBXH-BYT-TLĐLĐ VIỆT NAM NGÀY 26 THÁNG 03 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN VỀ KHAI BÁO VÀ ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG

Căn cứ Điều 108, Điều 186 Bộ luật Lao động ngày 23-6-1994;
Căn cứ Nghị định số 06 /CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn về khai báo, điều tra tai nạn lao động như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1- Phạm vi và đối tượng áp dụng:

Đối tượng và phạm vi áp dụng là các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân (gọi tắt là cơ sở) dưới đây:

- Các doanh nghiệp Nhà nước;

- Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác;

- Các cá nhân sử dụng lao động để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ;

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp;

- Các đơn vị sự nghiệp, sản xuất kinh doanh thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể nhân dân; các đơn vị lao động, sản xuất kinh doanh, các đơn vị hành chính, sự nghiệp của lực lượng quân đội, công an nhân dân;

- Các cơ quan hành chính, sự nghiệp;

- Các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể nhân dân;

- Các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

2- Tai nạn lao động

a) Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (trong thời gian làm việc, chuẩn bị hoặc thu dọn sau khi làm việc).

Được coi là tai nạn lao động các trường hợp tai nạn xảy ra đối với người lao động lkhi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở và khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà Luật lao động và nội quy lao động của cơ sở cho phép (như nghỉ giải lao, ăn cơm giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh). Tất cả những trường hợp trên phải được thực hiện ở địa điểm và thời gian hợp lý.

b) Tai nạn lao động được chia thành 3 loại:

+ Tai nạn lao động chết người: người bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn; chết trên đường đi cấp cưú; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra.

+ Tai nạn lao động nặng: Người bị tai nạn bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

+ Tai nạn lao động nhẹ: Là những tai nạn lao động không thuộc 2 loại tai nạn lao động nói trên.

3- Nguyên tắc khai báo và điều tra tai nạn lao động

a) Các vụ tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động làm bị thương nặng phải khai báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Thông tư này.

b) Tất cả các vụ tai nạn lao động đều phải được điều tra theo quy định tại thông tư này .

c)Tất cả các cơ sở (trừ các cơ sở nói ở điểm d dưới đây) khi xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng phải được khai báo bằng cách nhanh nhất với cơ quan Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động, Thanh tra Nhà nước về vệ sinh lao động, Liên đoàn lao động và cơ quan công an gần nhất.

d) Các cơ sở thuộc lực lượng vũ trang phải khai báo các vụ tai nạn lao động theo quy định của Bộ quốc phòng, Bộ Nội vụ, đồng thời khai báo với Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

e) Tai nạn lao động xảy ra ở địa phương nào thì khai báo và điều tra ở địa phương đó.

f) Trường hợp người của cơ sở A hoặc nhân dân bị tai nạn ở cơ sở B thì cơ sở B phải thực hiện khai báo như trường hợp người của cơ sở B bị tai nạn lao động đồng thời thông báo cho cơ sở A hoặc thân nhân của ngườì dân bị tai nạn biết. Việc điều tra phải được tiến hành theo quy định tại mục f điểm 1 phần II và phần III của Thông tư này. Cơ sở A phải phối hợp với cơ sở B trong việc giải quyết hậu quả trên cơ sở kết quả điều tra.

II- TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ XẢY RA TAI NẠN LAO ĐỘNG

1- Người sử dụng lao động có trách nhiệm:

a) Kịp thời sơ, cấp cứu người bị nạn;

b) Khai báo bằng cách nhanh nhất (điện thoại, FAX, công điện...) tới các cơ quan hữu quan (theo quy định tại mục c, d, điểm 3 phần I của Thông tư này) và cơ quan quản lý cấp trên ngáyau khi xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng. Trường hợp ngưòi bị tai nạn lao động chết trong thời gian điều trị hoặc do tái phát vết thương tai nạn lao động (theo kết luận của biên bản khám nghiệm tử thi) thì phải khai báo ngay sau khi người bị tai nạn lao động chết. Nội dung khai báo tại phụ lục số 2 của Thông tư này.

c) Giứ nguyên hiện trường những vụ tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động nặng.

Trường hợp do cấp cứu người bị nạn mà hiện trường có thay đổi thì phải ghi lại đầy đủ bằng biên bản.

Chỉ được xoá bỏ hiện trường và chôn cất tử thi nếu đã hoàn thành bước điều tra tại chỗ và được đoàn điều tra tai nạn lao động cho phép.

d) Cung cấp ngay tài liệu, vật chứng có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo yêu cầu của Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu vật chứng ấy.

e) Tạo điều kiện cho những người biết hoặc có liên quan đến vụ tai nạn lao động cung cấp tình hình cho đoàn điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.

f) Tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động nhẹ và tai nạn lao động nặng (trừ trường hợp nói ở điểm a, mục 1 phần III của Thông tư này) xảy ra ở cơ sở mình.

Các bước tiến hành điều tra bao gồm:

- Xem xét hiện trường.

- Thu thập tài liệu, vật chứng có liên quan đến vụ tai nạn lao động;

- Lấy lời khai của nạn nhân, nhân chứng và những người có liên quan;

- Xác định diễn biến của vụ tai nạn lao động, nguyên nhân của vụ tai nạn lao động; các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn; xác định trách nhiệm và hình thức xử lý đối với những người có lỗi trong vụ tai nạn lao động;

- Lập biên bản điều tra tai nạn lao động;

- Hoàn chỉnh hồ sơ vụ tai nạn lao động;

Thời gian hoàn thành điều tra tai nạn lao động (kể từ khi xảy ra tai nạn lao động): 24 giờ đối với các vụ tai nạn lao động nhẹ; 48 giờ đối với tai nạn lao động nặng.

Biên bản điều tra tai nạn lao động do cơ sở điều tra theo mẫu được quy định tại phụ lục số 4 của Thông tư này.

Thành phần đoàn điều tra tai nạn lao động của cơ sở bao gồm:

- Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người được uỷ quyền;

- Đại diện tổ chức công đoàn cơ sở;

- Người làm công tác an toàn lao động , vệ sinh lao động của cơ sở.

Biên bản điều tra tai nạn lao động phải được lưu giữ tại cơ sở và phải được giử đến cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Công đoàn cấp tỉnh, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan bảo hiểm xã hội và những người bị tai nạn.

g) Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết các hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng ngừa các vụ tai nạn lao động tương tự hoặc tái diẽn; thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động;

h) Chịu các khoản chi phí phục vụ cho việc điều tra tai nạn lao động:

- Dựng lại hiện trường;

- Chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân;

- In ấn các tài liệu liên quan đến tai nạn lao động, biên bản điều tra tai nạn lao động và biện bản cuộc họp thông qua biên bản điều tra tai nạn lao động;

- Sử dụng phương tiện đi lại và sử dụng phương tiện thông tin liên lạc cho đoàn điều tra tai nạn lao động và các Giám định viên trong quá trình tiến hành điều tra tai nạn lao động;

- Tổ chức cuộc họp thông qua biên bản điều tra tai nạn lao động;

- Giám định kỹ thuật;

- Khám nghiệm lại tử thi;

i) Gửi báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản điều tra tai nạn lao động (do đoàn điều tra tai nạn lao động của các cơ quan có thẩm quyền điều tra) tới các cơ quan tham gia điều tra tai nạn lao động.

k) Lưu giữ hồ sơ các vụ tai nạn lao động chết người trong thời gian 15 năm và lưu giữ hồ sơ các vụ tai nạn lao động khác cho đến khi người bị tai nạn lao động về hưu.

2- Những người biết hoặc có liên quan đến vụ tai nạn lao động có trách nhiệm:

a) Khai báo đầy đủ, đúng sự thật về vụ tai nạn lao động và những vấn đề có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo yêu cầu của đoàn điều tra tai nạn lao động. Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vè những điều đã khai báo.

b) Lời khai báo được viết thành văn bản ghi rõ ngày tháng năm khai báo, có chữ ký và ghi rõ họ tên của người khai báo.

III- ĐIỀU TRA CÁC VỤ TAI NẠN LAO ĐỘNG CHẾT NGƯỜI

1- Thẩm quyền điều tra

a) Các cơ quan Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động, Thanh tra Nhà nước về vệ sinh lao động và Liên đoàn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm điều tra các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng (khi xét thấy cần thiết) xảy ra trên địa bàn địa phương ( trừ các trường hợp nói ở điểm b và c dưới đây).

b) Cơ quan Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động, thanh tra Nhà nước vể vệ sinh lao động cấp Trung ương và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm điều tra các vụ tai nạn lao động chết người khi xét thấy cần thiét. Khi tiến hành điều tra có sự phối hợp của các cơ quan lao động, y tế, tổ chức công đoàn địa phương.

c) Trách nhiệm điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra ở các cơ sở thuộc lực lượng vũ trang do Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ quy định.

d) Các vụ tai nạn lao động xảy ra trên các phương tiện giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không) trừ các trường hợp xảy ra trên các tuyến đường thuộc nội bộ cơ sở, do cơ quan cảnh sát giao thông điều tra với sự phối hợp của cơ quan Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động cấp tỉnh.

2- Thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động

a) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định thành lập theo đề nghị của Chánh Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động Trung ương.

Thành phần Đoàn điều tra:

- Người của cơ quan Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động làm trưởng đoàn;

- Ngtười của cơ quan Thanh tra Nhà nước về vệ sinh lao động;

- Người của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

b) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định thành lập theo đề nghị của Chánh Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động tỉnh.

Thanh phần đoàn điều tra :

- Người của cơ quan Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động làm trưởng đoàn;

- Ngtười của cơ quan Thanh tra Nhà nước về vệ sinh lao động;

- Người của Tổng Liên đoàn lao động tỉnh.

c) Trường hợp cơ quan Y tế, tổ chức công đoàn không cử được người tham gia đoàn điêu tra thì cơ quan Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động vẫn tiến hành điều tra để đảm bảo việc điều tra được kịp thời.

3- Nguyên tắc hoạt động của Đoàn điều tra tai nạn lao động

a) Trưởng Đoàn điều tra tai nạn lao động chịu trách nhiệm và tổ chức mọi hoạt động của Đoàn điều tra.

b) Các thành viên đoàn điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng đoàn điều tra phân công và có trách nhiệm đóng góp vào hoạt động chung của đoàn điều tra.

c) Khi các thành viên trong đoàn điều tra còn có những vấn đề chưa thống nhất Trưởng đoàn đoàn điều tra có trách nhiệm tổ chức thảo luận trong đoàn để đi đến sự thống nhất chung. Nếu không đạt được sự nhất trí chung thì Trưỏng đoàn quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Các thành viên đoàn điều tra tai nạn lao động có quyền bảo lưu ý kiến của mình.

4- Đoàn điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ

a) Đến ngay nơi xảy ra tai nạn lao động và phối hợp với cơ quan công an tiến hành điêu tra tại chỗ để lập biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi,khám nghiệm thương tích, thu thập dấu vết, vật chứng.

b) Thu thập các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động.

c) Lấy lời khai của những người biết hoặc có liên quan đến vụ tai nạn lao động.

d) Đề nghị giám định (khi cần thiết).

e) Lập biên bản điều tra tai nạn lao động theo mẫu được quy định tqị phụ lục số 3 của Thông tư này.

Trên cơ sở các tài liệu, số liệu, lời khai và vật chứng thu thập được phải tiến hành xử lý, phân tích để xác định các vấn đề cơ bản sau:

- Diễn biến của vụ tai nạn lao động;

- Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động;

- Các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn;

- Mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với những người có lỗi trong vụ tai nạn lao động.

F) Tổ chức cuộc họp thông qua biên bản điều tra tai nạn lao động tại cơ sở xảy ra tai nạn lao động .

Thành phần cuộc họp gồm:

- Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động chủ trì cuộc họp;

- Các thành viên đoàn điều tra;

- Người sử dụng lao động (chủ cơ sở);

- Đại diện tổ chức công đoàn cơ sở;

- Những người biết sự việc hoặc có liên quan đến vụ tai nạn lao động;

- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân (nếu có);

- Đại diện cơ quan công an.

Biên bản điều tra tai nạn lao động do Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động và người sử dụng lao động ký.

- Trường hợp người sử dụng lao động có ý kiến chưa nhất trí với nội dung biên bản điều tra tai nạn lao động thì người sử dụng lao động được ghi ý kiến của mình vào biên bản điều tra, nhưng vẫn phải ký tên và đóng dấu vào biên bản điều tra và thực hiện các kiến nghị của đoàn điều tra.

Biên bản điều tra tai nạn lao động được gửi tới các cơ quan lao động, Y tế, Công đoàn cấp tỉnh và cấp Trung ương, cơ quan công an tỉnh, cơ sở có tai nạn lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương và các nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân.

Lập biên bản cuộc họp thông qua biên bản điều tra tai nạn lao động. Biên bản cuộc họp phải có chữ ký của những người đã tham dự cuộc họp.

g) Hoàn chỉnh hồ sơ vụ tai nạn lao động.

- Biên bản hiện trường;

- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng nơi xảy ra tai nạn lao động;

- Ảnh hiện trường và nạn nhân (đối với các vụ tai nạn lao động chết người);

-Biên bản giám định kỹ thuật nếu có .

- Biên bản khám nghiệm tử thi, khám nghiệm thương tích;

- Các bản khai, tường trình của những người biết sự việc hoặc có liên quan đến tai nạn lao động;

- Biên bản điều tra tai nạn lao động;

- Biên bản cuộc họp thông qua biên bản điều tra tai nạn lao động;

- Những tài liệu khác có liên quan đến tai nạn lao động.

Hồ sơ tai nạn lao động phải được lưu giữ tại cơ sở xảy ra tai nạn lao động và các cơ quan tham gia đoàn điều tra.

i) Hoàn thành các nội dung công việc nói trên trong thời hạn:

-Không quá 10 ngày đối với các vụ tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người trở lên .

-Không quá 20 ngày đối với các vụ tai nạn lao động chết người.

- Không quá 40 ngày đối với các vụ tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật để xác định nguyên nhân.

Trường hợp phải kéo dài thời gian điều tra so với quy định trên, đoàn điều tra tai nạn lao động phải báo cáo và xin phép người ra quyết định thành lập đoàn điều tra.

5- Điều tra lại tai nạn lao động

a) Những vụ tai nạn lao động đã được điều tra mà sau đó có khiếu nại hoặc tố cáo thì phải tiến hành điều tra lại .

b) Các cơ quan có thẩm quyền điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương có trách nhiệm tổ chức điều tra lại các vụ tai nạn lao động đã được đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh điều tra.

c) Các cơ quan có thẩm quyền điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm điều tra lại các vụ tai nạn lao động đã được cơ sở điều tra.

d) Cấp quyết định thành lập đoàn điều tra lại, thành phần và nhiệm vụ doàn điều tra lại được quy định như đối với đoàn điều tra tai nạn lao động đã được quy định tại các điểm 2, 3, 4 trong phần III của Thông tư này.

e) Cơ sở hoặc cơ quan Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ tai nạn lao động và vật chứng cho đoàn điều tra lại.

f) Kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động do cơ sở có tai nạn lao động chịu.

g) Biên bản điều tra tai nạn lao động sẽ hết hiệu lực pháp lý khi biên bản điều tra lại được ký.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm phối hợp với Công đoàn cùng cấp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở thuộc quyền thực hiện các quy định tại Thông tư này.

2-Các Sở Lao động -Thương binh -Xã hội ,Sở y tế và Liên đoàn Lao động tỉnh ' thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phổ bién , hướng dẫn thông tư này đối với tất cả các cơ sở đóng trên điạ bàn địa phương.

3- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngàyký, các quy định trước đây về khai báo, điều tra tai nạn lao động đều bị bãi bỏ.

Lê Duy Đồng

(Đã ký)

Nguyễn Văn Thưởng

(Đã ký)

Nguyễn An Lương

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC 1

 (Ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch số 03/1998/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLDLĐVN ngày 26-3-1998)

DANH MỤC CÁC CHẤN THƯƠNG THUỘC LOẠI TAI NẠN LAO ĐỘNG NẶNG

A- ĐẦU, MẶT, CỔ

1- Các chấn thương sọ não hở hoặc kín;

2- Đụng dập não;

3- Máu tụ trong sọ;

4- Bị vỡ sọ;

5- Bị lột da đầu;

6- Tổn thương đồng tử mắt;

7- Vỡ và dập các xương cuốn của sọ;

8- Vỡ các xương mặt;

9- Tổn thương phần mềm rộng ở mặt;

10- Bị thương vào cổ, tác hại đến thanh quản và thực quản.

B- NGỰC VÀ BỤNG

1- Tổn thương lồng ngực tác hại đến cơ quan bên rong;

2- Hội chứng chén ép trung thất;

3- Dập lồng ngực hay lồng ngực bị ép nặng;

4- Gãy các xương sườn;

5- Tổn thương phần mềm rộng ở bụng;

6- Bị thương và dập mạnh ở bụng tác hại tới các cơ quan bên trong;

7- Thủng, vỡ tạng trong ổ bụng;

9- Đụng, dập, ảnh hưởng tới vận động của xương sống;

9- Vỡ, trật xương sống;

10- Vỡ xương chậu;

11- Tổn thương xương chậu ảnh hưởng lớn tớí vận động của thân và chi dưới.

C- CÁC CHI TRÊN

1- Tổn thương xương, thần kinh, mạch máu ảnh hưởng tới vận động của chi trên;

2- Tổn thương phần mềm rộng khắp ở các chi trên;

3- Bị tổn thương vào vai, cánh tay, bàn tay làm hại đến các gân;

4- Bị dập, gãy, nghiền nát các xương đòn, bả vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay, đốt ngón tay;

5- Bị treo các khớp xương lớn.

D- CÁC CHI DƯỚI

1- Bị va đập mạnh và bị thương vào các chi dưới gây tổn thương mạch máu, thần kinh, xương ảnh hưởng tới vận động của các chi dưới;

2- Bị thương rộng khắp ở chi dưới;

3- Gãy và dập các xương hông, đùi, ống và các ngón.

E- BỎNG

1- Bỏng độ 3;

2- Bỏng nhiệt độ rộng khắp độ 2, độ 3;

3- Bỏng nặng do hoá chất độ 2, độ 3;

4- Bỏng điện nặng;

5- Bị bỏng lạnh độ 3;

6- Bị bỏng lạnh rộng khắp độ 2, dộ 3;

G- NHIỄM ĐỘC CÁC CHẤT SAU Ở MỨC ĐỘ NẶNG

1- Ô xít các bon: bị ngất, mê sảng, rối loạn dinh dưỡng của da, sưng phổi, trạng thái trong người bàng hoàng, tâm lý mệt mỏi,uể oải, suy giảm trí nhớ, có những biến đổi rõ rệt trong bộ phận tuần hoàn;

2- Ô xít ni tơ: hình thức sưng phổi hoàn toàn, biến chứng hoặc không biến chứng thành viêm phế quản;

3- Hydrô sunfua: kích thích mạnh, trạng thái động kinh, có thể sưng phổi, mê sảng;

4- Ô xít các-bon-nic ở nồng độ cao: tắt thở, sau thở chậm chạp, chảy maú ở mũi, mồn và ruột, suy nhược, ngất;

5- Nhiễm độc cấp các loại hoá chất bảo vệ thực vật;

6- Các loại hoá chất độc khác thuộc danh mục phải khai báo đăng ký.

PHỤ LỤC 2

NỘI DUNG KHAI BÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch số 03/1998/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 26-3-1998)

NỘI DUNG KHAI BÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG

1- Tên, địa chỉ của cơ sở xảy ra tai nạn lao động:

Số điện thoại:

Cơ quan quản lý cấp trên:

2- Thời gian xảy ra tai nạn lao động... giờ... ngày... tháng.... năm..

3- Nơi xảy ra tai nạn lao động:

4- Danh sách những người bị tai nạn lao động: Họ tên, tuổi, giới tính nghề nghiệp, bậc thợ, mức độ tai nạn (chết, bị thương nặng, nhẹ), tình trạng thương tích;

5- Tóm tắt diễn biến vụ tai nạn lao động;

6- Xác định sơ bộ nguyên nhân tai nạn lao động (nếu có);

7- Họ tên, chức danh người khai báo;

PHỤ LỤC 3

MẪU BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch số 03/1998/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 26-3-1998)

ĐOÀN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
(Trung ương hoặc tên địa phương)

Số..../

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày.... tháng..... năm 199...

BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
............(chết người hoặc nặng)............

1- Tên, cơ sở xảy ra tai nạn lao động:.................................................................

Địa chỉ: ..............................................................................................................

2- Ngành quản lý:...............................................................................................

3- Địa phương: ..................................................................................................

4- Thành phần đoàn điều tra (họ tên, chức vụ của từng người):.........................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

5- Những người tham gia điều tra (ghi rõ họ tên, chức vụ, cơ quan công tác của từng người):

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

6- Sơ lược lý lịch người bị nạn:

- Họ tên: Nam, nữ Tuổi

- Nghề nghiệp: Năm công tác: Tuổi nghề

- Thang, bậc lương:

- Loại hợp đồng lao động (không xác định thời hạn; có thời hạn; thời vụ)

- Nơi làm việc:

- Hoàn cảnh gia đình:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

- Đã huấn luyện KTAT hay chưa:

- Tên cơ sở, địa phương quản lý người bị nạn:

7- Tai nạn xảy ra hồi... giờ... phút, ngày... tháng... năm..199..;

Sau khi làm việc được... giờ, tại:

8- Diễn biến của vụ tai nạn lao động:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

9- Tình trạng thương tích:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

10- Nơi điều trị và biện pháp xử trí ban đầu:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

11- Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

12- Chi phí và thiệt hại do tai nạn lao động:

- Chi phí do quỹ bảo hiểm xã hội trả:

- Chi phí do người sử dụng lao động trả:

- Thiệt hại tài sản:

13- Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn mà cơ sở phải thực hiện:

- Nội dung công việc:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

- Thời gian hoàn thành:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

14- Kết luận về những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Người sử dụng lao động

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)

Trưởng đoàn điều tra TNLĐ

(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC SỐ 4

MẪU BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch số 03/1998/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 26-3-1998)

Tên cơ sở

Số..../

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày.... tháng..... năm 199

BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
.......... (nhẹ hoặc nặng).............

1- Tên, cơ sở xảy ra tai nạn lao động:

Địa chỉ:

2- Ngành quản lý:

3- Địa phương:

4- Những người tham gia điều tra (họ tên, chức vụ của từng người):

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

5- Sơ lược lý lịch người bị nạn:

- Họ tên: Nam, nữ Tuổi

- Nghề nghiệp: Năm công tác: Tuổi nghề

- Thang, bậc lương: Tuổi nghề:

- Loại hợp đồng lao động (không xác định thời hạn; có thời hạn; thời vụ)

- Nơi làm việc:

- Hoàn cảnh gia đình:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

- Đã huấn luyện KTAT hay chưa:

6- Tai nạn xảy ra hồi... giờ... phút, ngày... tháng... năm..199..;

Sau khi làm việc được... giờ, tại:

7- Diễn biến của vụ tai nạn lao động:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

8- Tình trạng thương tích:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

9- Nơi điều trị và biện pháp xử trí ban đầu:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

10- Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

11- Chi phí và thiệt hại do tai nạn lao động:

- Chi phí do quỹ bảo hiểm xã hội trả:

- Chi phí do người sử dụng lao động trả:

- Thiệt hại tài sản:

12- Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn:

- Nội dung công việc

- Thời gian hoàn thành

- Người có trách nhiệm thi hành:

13- Kết luận về những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Những người tham gia điều tra TNLĐ

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện BCHCĐ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có))

Người sử dụng lao động

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có))

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 03/1998/TTLT-LĐTBXH-BYT-TLĐLĐV ngày 26/03/1998 về việc khai báo và điều tra tai nạn lao động do Bộ Lao động, thương binh và xã hội - Bộ Y tế - Tống Liên đoàn lao động ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.696

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.242.39
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!