Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 879/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 09/06/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 879/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020;

Xét đề nghị của Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm

a) Phát triển ngành công nghiệp trên cơ sở huy động hiệu quả các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế; khuyến khích phát triển khu vực kinh tế dân doanh và đầu tư nước ngoài.

b) Phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên, trọng tâm trước mắt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trên cơ sở nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ tiên tiến, lấy cạnh tranh là động lực phát triển.

c) Khai thác các lợi thế sẵn có và cơ hội quốc tế; gắn kết sản xuất với dịch vụ, thương mại, chủ động tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp thế giới.

d) Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia.

đ) Phát triển công nghiệp trên cơ sở tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

2. Chiến lược phát triển công nghiệp

Huy động hiệu quả mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nước và từ bên ngoài để phát triển, tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại; Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp có kỹ năng, có kỷ luật, có năng lực sáng tạo; Ưu tiên phát triển và chuyển giao công nghệ đối với các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và công nghệ hiện đại, tiên tiến ở một số lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, điện tử, viễn thông, năng lượng mới và tái tạo, cơ khí chế tạo và hóa dược; Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp hợp lý nhằm phát huy sức mạnh liên kết giữa các ngành, vùng, địa phương để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Các nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển như sau:

a) Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo

- Nhóm ngành Cơ khí và Luyện kim

Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên các nhóm ngành, sản phẩm: máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, ôtô và phụ tùng cơ khí, thép chế tạo. Sau năm 2025, ưu tiên các nhóm ngành, sản phẩm: đóng tàu, kim loại màu và vật liệu mới.

- Nhóm ngành Hóa chất

Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên hóa chất cơ bản, hóa dầu và sản xuất linh kiện nhựa - cao su kỹ thuật; Giai đoạn sau năm 2025, ưu tiên phát triển nhóm ngành hóa dược.

- Nhóm ngành Chế biến nông, lâm, thủy sản

Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên nâng cao tỷ lệ chế biến các sản phẩm nông sản, thủy hải sản chủ lực và chế biến gỗ phù hợp với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất, chế biến nông sản, xây dựng thương hiệu và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

- Nhóm ngành Dệt may, Da giầy

Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên sản xuất nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu; Giai đoạn sau năm 2025, ưu tiên sản xuất sản phẩm quần áo thời trang, giầy cao cấp.

b) Ngành Điện tử và Viễn thông

Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên phát triển sản phẩm thiết bị máy tính, điện thoại và linh kiện. Giai đoạn sau năm 2025, ưu tiên phát triển phần mềm, nội dung số, dịch vụ công nghệ thông tin và điện tử y tế.

c) Ngành Năng lượng mới và năng lượng tái tạo

Giai đoạn đến năm 2025 thúc đẩy phát triển các dạng năng lượng mới và tái tạo như gió, mặt trời, biomass; Giai đoạn sau năm 2025 phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, ưu tiên phát triển các dạng năng lượng tái tạo như địa nhiệt, sóng biển...

3. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

- Đến năm 2025, công nghiệp Việt Nam phát triển với cơ cấu hợp lý theo ngành và lãnh thổ, có khả năng cạnh tranh để phát triển trong hội nhập, có công nghệ hiện đại và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở một số chuyên ngành, lĩnh vực, có khả năng đáp ứng cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế và xuất khẩu; đội ngũ lao động có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại.

- Đến năm 2035, công nghiệp Việt Nam được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế; đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có kỷ luật và có năng suất cao, chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo.

b) Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 6,5 - 7,0%/năm, giai đoạn 2021 - 2025 đạt 7,0 - 7,5%/năm và giai đoạn 2026 - 2035 đạt 7,5 - 8,0%/năm.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 12,5 - 13,0%/năm, giai đoạn 2021 - 2025 đạt 11,0 - 12,5%/năm và giai đoạn 2026 - 2035 đạt 10,5 - 11,0%/năm.

- Phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 42 - 43%, năm 2025 chiếm 43 - 44% và năm 2035 chiếm 40 - 41% trong cơ cấu kinh tế cả nước.

- Tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu/tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2025 đạt 85 - 88%, sau năm 2025 đạt trên 90%.

- Giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 đạt khoảng 45% tổng GDP, sau năm 2025 đạt trên 50%.

- Chỉ số ICOR công nghiệp giai đoạn 2011 - 2025 đạt 3,5 - 4,0%; giai đoạn 2026 - 2035 đạt 3,0 - 3,5% .

- Hệ số đàn hồi năng lượng/GDP năm 2015 đạt 1,5; năm 2020 đạt 1,0 và đến năm 2035 duy trì ở mức 0,6 - 0,8, tiệm cận với các nước trong khu vực.

- Tỷ lệ phát thải khí nhà kính ngành công nghiệp gia tăng bình quân trong khoảng 4 - 4,5%/năm.

4. Định hướng

a) Đến năm 2025

- Từng bước điều chỉnh mô hình tăng trưởng công nghiệp từ chủ yếu dựa trên số lượng sang dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả, đẩy mạnh phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn; gắn kết sản xuất với phát triển dịch vụ công nghiệp.

- Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là nhóm sản phẩm cơ khí, hóa chất, điện tử viễn thông phục vụ sản xuất công nghiệp, đồng thời tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu.

- Tăng cường phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ an ninh, quốc phòng. Từng bước phát triển công nghiệp vật liệu mới và công nghiệp môi trường.

- Tăng cường phát triển các ngành công nghiệp theo hướng kết hợp mô hình liên kết ngang và liên kết dọc.

- Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp, đảm bảo phù hợp giữa các vùng trên toàn quốc, giải quyết tình trạng mật độ công nghiệp cao ở một số khu vực, bảo đảm cân đối và hài hòa giữa các vùng và địa phương.

- Phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên tại các vùng công nghiệp lõi được hình thành từ mỗi vùng kinh tế trọng điểm và các khu kinh tế ven biển; Chuyển dịch các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, công nghiệp sơ chế, công nghiệp hỗ trợ từ các vùng công nghiệp lối sang các vùng công nghiệp đệm.

b) Đến năm 2035

Công nghiệp Việt Nam phát triển thân thiện với môi trường, công nghiệp xanh, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp có công nghệ tiên tiến, các sản phẩm của công nghiệp có thương hiệu uy tín, có chất lượng và giá trị cao, mang tính khu vực và quốc tế, có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng tiêu chuẩn của các nước phát triển và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

5. Giải pháp thực hiện

a) Nhóm giải pháp đột phá

- Đổi mới thể chế phát triển công nghiệp

+ Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước nhằm khắc phục, hạn chế sự chồng chéo, bảo đảm chính sách ổn định, nhất quán và đơn giản về thủ tục hành chính khuyến khích phát triển sản xuất.

+ Tăng cường công tác điều phối phát triển theo ngành, vùng và lãnh thổ, nâng cao hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều hành nhằm liên kết có hiệu quả giữa các địa phương trong phát triển công nghiệp.

+ Phân cấp hợp lý để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với quá trình phát triển công nghiệp.

+ Tạo sự bình đẳng giữa các khu vực kinh tế, đặc biệt tập trung nâng cao hơn nữa vai trò cửa khu vực kinh tế tư nhân thông qua việc thực thi có hiệu quả việc bảo hộ quyền sở hữu và bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực.

+ Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy chuẩn, định mức kỹ thuật phù hợp với chuẩn mực quốc tế

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

+ Tái cơ cấu ngành công nghiệp và tái cấu trúc doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước theo Đề án đã được phê duyệt.

+ Điều chỉnh kịp thời phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước phù hợp với tình hình cụ thể; hoàn thiện và ban hành tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước theo ngành nghề, lĩnh vực.

+ Xây dựng cơ chế và lộ trình phát triển số lượng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, đặc biệt quan tâm đến nâng tỷ trọng doanh nghiệp lớn và vừa trong cơ cấu hệ thống doanh nghiệp cả nước.

- Phát triển nguồn nhân lực

+ Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp ưu tiên theo từng giai đoạn cụ thể.

+ Xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đào tạo ở tất cả các cấp, trước mắt là tiêu chuẩn kỹ năng nghề theo chuẩn quốc tế.

+ Đổi mới chương trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề; Đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp thông qua các chương trình hợp tác đào tạo, tham vấn nội dung chương trình đào tạo, tăng cường thời lượng thực hành.

+ Hoàn thiện thị trường lao động, dịch vụ giới thiệu việc làm.

- Giải pháp về công nghệ

+ Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại nhằm tạo sự đột phá về công nghệ trong sản xuất đối với những ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn và công nghiệp ưu tiên.

+ Tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ có đủ năng lực tiếp thu làm chủ công nghệ mới, sáng tạo công nghệ phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên.

+ Thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ.

+ Tăng cường đầu tư, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) để có thể tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một số sản phẩm công nghệ cao, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác khoa học và công nghệ tầm quốc gia với các đối tác chiến lược.

b) Nhóm giải pháp dài hạn

- Cơ chế thu hút đầu tư

+ Xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi, thông thoáng gắn với công tác tuyên truyền, xúc tiến đầu tư để thu hút nguồn vốn trong xã hội và đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào phát triển các ngành công nghiệp.

+ Khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư cả về nguồn vốn và phạm vi.

+ Kêu gọi các tập đoàn lớn, đa quốc gia tham gia đầu tư các dự án quan trọng trong danh mục dự án trọng điểm quốc gia kêu gọi FDI.

+ Củng cố và nâng cao vai trò hoạt động của các tổ chức Hiệp hội ngành nghề, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ; tăng cường tổ chức việc liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài để hợp tác cùng tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

- Phát triển thị trường

Đối với thị trường đầu ra: bên cạnh những thị trường truyền thống như Trung Quốc và các nước Đông Á, ASEAN, Mỹ, EU đẩy mạnh khai thác các thị trường lớn, tiềm năng đang phát triển như các nước nhóm BRIC (trong đó có Braxin, Nga, Ấn Độ).

Đối với thị trường đầu vào: về nguồn vốn: tiếp tục khai thác có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các nước Đông Á, Mỹ, ASEAN; về công nghệ: chú trọng thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn từ Mỹ, Nhật Bản, EU.

- Điều chỉnh chất lượng tăng trưởng công nghiệp

+ Thực hiện đồng bộ các chính sách thu hút đầu tư, chính sách tài chính tiền tệ, chính sách lao động, tiền lương,.. để nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp thông qua việc ban hành và công bố danh mục các ngành công nghiệp được khuyến khích đầu tư, các ngành công nghiệp bị kiểm soát và hạn chế đầu tư, danh mục các sản phẩm, chi tiết được thụ hưởng các hỗ trợ về tài chính. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu công nghệ thông qua các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, chủng loại công nghệ được phép nhập khẩu.

+ Đưa chỉ tiêu giá trị tăng thêm (VA) vào hệ thống chỉ tiêu báo cáo, đánh giá hàng năm của các doanh nghiệp, các ngành, hình thành các chỉ tiêu bình quân ngành làm cơ sở cho các doanh nghiệp so sánh, phân tích và phấn đấu thực hiện.

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ

+ Lựa chọn các nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ cần ưu tiên phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của từng giai đoạn.

+ Xây dựng cơ chế và chính sách ưu đãi cụ thể cho các khu, cụm công nghiệp chuyên sâu và khu, cụm công nghiệp hỗ trợ. Ở từng thời điểm cần có những cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp với tình hình phát triển của ngành.

- Điều chỉnh cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ

+ Tăng cường sự liên kết giữa các địa phương trong vùng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển các ngành công nghiệp.

+ Ban hành chính sách khuyến khích hình thành các cụm liên kết ngành (cluster) theo các lĩnh vực công nghiệp có lợi thế, đặc biệt tại các vùng công nghiệp lõi và công nghiệp đệm.

+ Xây dựng và triển khai các dự án phát triển công nghiệp quy mô vùng, ưu tiên các dự án phát triển công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao (cơ khí chế tạo, tin học, điện tử, thông tin truyền thông....).

- Phát triển hệ thống dịch vụ công nghiệp

+ Hoàn thiện hạ tầng cho phát triển công nghiệp đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng chung của cả nước, đặc biệt tập trung phát triển hệ thống logistic.

+ Phát triển mạnh dịch vụ tư vấn đầu tư công nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống công nghiệp Việt Nam (bao gồm cả hệ thống cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ) phục vụ cho việc hoạch định, điều chỉnh chính sách và cung cấp thông tin cho các tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

+ Tiếp tục cải cách các thủ tục hải quan nhằm tạo điều kiện thông thoáng và giảm chi phí cho các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Giải pháp về môi trường

+ Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; lấy phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm làm nguyên tắc chủ đạo kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên.

+ Xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật môi trường đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

+ Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường kết hợp với xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường nhằm động viên sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân trong việc quản lý môi trường, bảo vệ tài nguyên và khai thác, sử dụng lâu bền các kết cấu hạ tầng xử lý chất thải.

c) Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên

- Ngành Chế biến, chế tạo

+ Nhóm ngành Cơ khí và Luyện kim

. Lựa chọn và tập trung đầu tư có trọng điểm cho một số đơn vị nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực thiết kế đáp ứng yêu cầu phát triển.

. Đầu tư phát triển sản xuất thép chế tạo cho ngành cơ khí: thép tấm, thép hình, thép hợp kim.

+ Nhóm ngành Hóa chất

. Đầu tư tập trung cho những công trình trọng điểm, ưu tiên nhóm sản phẩm hóa dầu.

. Đối với lĩnh vực hóa dược tập trung nghiên cứu các loại dược liệu từ thiên nhiên để sản xuất các loại tá dược và vitamin phục vụ nhu cầu chữa bệnh trong nước, tiến tới xuất khẩu ở giai đoạn sau.

+ Nhóm ngành Chế biến nông, lâm, thủy sản

. Khuyến khích đầu tư phát triển vùng nguyên liệu nuôi trồng quy mô lớn, bảo đảm nguồn nguyên liệu đầu vào đủ tiêu chuẩn cho công nghiệp chế biến.

. Ưu tiên sản phẩm chế biến xuất khẩu có tính cạnh tranh cao, kết hợp với xây dựng và phát triển thương hiệu đặc trưng cho nông, lâm, thủy sản Việt Nam.

+ Nhóm ngành Dệt may, Da giầy

. Thực hiện đa dạng hóa sản xuất sản phẩm và chủ động phát triển nguồn nguyên phụ liệu.

. Đẩy mạnh khai thác các thị trường xuất khẩu truyền thống; phát huy tối đa các lợi thế của Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương; thúc đẩy các thị trường tiềm năng như Nga, Trung Đông, Đông Âu, châu Phi; xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ mang thương hiệu Việt Nam.

- Ngành Điện tử và Viễn thông

+ Khuyến khích phát triển các phần mềm, đặc biệt là phần mềm nhúng trong các thiết bị phần cứng, điện tử, viễn thông, đáp ứng nhu cầu nội địa.

+ Phát triển các lĩnh vực mang tính lưỡng dụng phục vụ quốc phòng như điện tử điều khiển tên lửa hành trình, điện tử viễn thông do thám, tìm kiếm; điện tử trong các thiết bị bay không người lái...

- Ngành Năng lượng mới và năng lượng tái tạo

+ Tăng cường phối hợp với các quốc gia và các tổ chức quốc tế để phát triển và sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, từng bước làm chủ công nghệ.

+ Tập trung ứng dụng công nghệ cao cho nguồn phát điện năng lượng mặt trời, gió, biogas, biomas, địa nhiệt..., đối với năng lượng vì mục đích hòa bình tiếp tục nghiên cứu về an toàn hạt nhân và các công nghệ điện nguyên tử phổ biến hiện nay.

6. Tổ chức thực hiện

a) Bộ Công Thương:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện Chiến lược; kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương liên quan xác định vùng công nghiệp lõi, vùng công nghiệp đệm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ thông qua để triển khai thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, bổ sung, xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển công nghiệp.

b) Các Bộ, ngành liên quan

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính xây dựng các chính sách nhằm tăng cường khả năng thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp; cân đối vốn đầu tư ngắn hạn và dài hạn cho phát triển công nghiệp.

- Bộ Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách tài chính để khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý nhà nước được giao, chủ trì lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất công nghiệp theo từng thời kỳ; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật lao động ở các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp; Phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong các khu công nghiệp.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương xây dựng các chương trình, chính sách phát triển, bảo đảm nguồn nguyên liệu ổn định về số lượng và chất lượng cho công nghiệp chế biến.

- Bộ Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương triển khai thực hiện các giải pháp phát triển công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ sản xuất công nghiệp trong nước và tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và trên thế giới.

- Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường: Theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý nhà nước được giao, chủ trì, phối hợp với: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và các địa phương nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng các vùng kinh tế phù hợp với nguồn lực, tiềm năng và định hướng phát triển công nghiệp; Phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp.

- Bộ Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương triển khai thực hiện các giải pháp về khoa học công nghệ nhằm nâng cao hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam; xây dựng chính sách đổi mới và ứng dụng công nghệ; đánh giá trình độ công nghệ.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ theo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, góp phần giảm dần tỷ lệ nhập siêu.

- Các Bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý nhà nước của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung liên quan trong chiến lược.

c) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chiến lược, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và điều chỉnh các quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn phù hợp Chiến lược này.

- Các địa phương thuộc vùng lõi (4 vùng kinh tế trọng điểm và 5 khu kinh tế biển được ưu tiên phát triển): Rà soát lại cơ cấu công nghiệp tại địa phương và trong phạm vi toàn vùng, nghiên cứu xem xét cơ hội phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên tại vùng, hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp trong vùng.

- Các địa phương khác nằm trong vùng đệm, chuẩn bị các nguồn lực cần thiết (nhân lực, quỹ đất...) đón nhận sự chuyển dịch công nghiệp từ các địa phương trong vùng lõi.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b). Đg

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP ƯU TIÊN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN 2035
(Ban hành kèm theo Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Các ngành công nghiệp ưu tiên

(Dự báo) Tỷ trọng GTSX trong toàn ngành CN (%)

Lĩnh vực công nghiệp ưu tiên đến năm 2025 (12)

Định hướng ưu tiên đến năm 2035 (5)

2010

2015

2025

2035

1

Chế tạo, chế biến

55,84

61,79

72,74

74,61

(1) Máy móc và thiết bị phục vụ nông nghiệp, (2) Đóng tàu, (3) Ô tô và phụ tùng cơ khí, (4) Thép chế tạo, (5) Hóa dầu, (6) Nhựa - cao su kỹ thuật, (7) Hóa dược (kháng sinh, tá dược, vitamin), (8) Chế biến nông, lâm, thủy sản, (9) Nguyên, phụ liệu cho ngành may mặc, giày dép phục vụ XK.

(1) Kim loại màu và vật liệu mới, (2) Hóa dược (vắc xin), (3) Quần áo thời trang, giày cao cấp.

2

Điện tử và Viễn thông

3,54

6,80

7,54

10,75

(10) Thiết bị thông tin viễn thông, (11) Linh kiện điện tử, (12) Phần mềm công nghiệp.

(4) Điện tử y tế.

3

Năng lượng mới và năng lượng tái tạo

4,22

5,85

6,90

8,64

(13) Năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.

(5) Năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, địa nhiệt, sóng biển).

 

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 879/QD-TTg

Hanoi, June 9, 2014

 

DECISION

APPROVING THE STRATEGY ON VIETNAM’S INDUSTRIAL DEVELOPMENT THROUGH 2025, WITH A VISION TOWARD 2035

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the 2011-2020 socio-economic development strategy; At the proposal of the Ministry of Industry and Trade,

DECIDES:

Article 1. To approve the Strategy on Vietnam’s industrial development through 2025, with a vision toward 2035, with the following principal contents:

1. Viewpoints

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To develop priority industries and industrial fields, primarily focusing on agricultural and rural industrialization and modernization, on the basis of high-quality human resources and advanced technologies, regarding competition as a driving force for development.

c/ To make the best use of existing advantages and international opportunities; to link production with services and trade, and take the initiative in participating deeply in the world industrial production value chain.

d/ To attach importance to developing a number of dual-purpose industries to serve national defense and security.

dd/ To develop industry on the basis of green growth, sustainable development and environmental protection.

2. Industrial development strategy

To effectively mobilize all resources from domestic economic sectors and the outside for developing and restructuring the industrial sector toward modernity; to attach importance to training skilled, disciplined and creative human resources for the industrial sector; to prioritize the development and transfer of technologies in industrial sub-sectors and fields having competitive edge and modern and advanced technologies such as agricultural, forest and fishery product processing, electronics, telecommunications, new energy and renewable energy, mechanical engineering, and pharmaceutical chemistry; to re-arrange the industrial space in a rational manner so as to fully utilize the combined strength of sub- sectors, regions and localities for deep participation in the global value chain.

Groups of industries selected for development priority are as follows:

a/ Processing and manufacture industries

- Mechanical engineering and metallurgy

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Chemicals

From now to 2025, to prioritize base chemicals, petrochemistry and manufacture of technical plastic and rubber components. Beyond 2025, to prioritize the development of pharmaceutical chemistry industries.

- Agricultural, forest and fishery product processing

From now to 2025, to prioritize the increase of the processing ratio of key agricultural, fishery and aquatic products and of timber products in step with the process of agricultural restructuring. To apply international standards to the production and processing of agricultural products, build trademarks and raise competitiveness of Vietnamese agricultural products.

- Textiles, garments, leather and footwear

From now to 2025, to prioritize the production of raw materials and auxiliary materials for domestic production and export. Beyond 2025, to prioritize the production of fashion clothing products and high-grade shoes.

b/ Electronic and telecommunications industries

From now to 2025, to prioritize the development of computer equipment products, telephones and components. Beyond 2025, to prioritize the development of software, digital content, information technology services and medical electronics.

c/ New energy and renewable energy industries

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Objectives

a/ Overall objectives

- By 2025, Vietnam’s industrial sector will develop with a rational structure by industry and territory, which will be competitive for development during integration, have modern technologies, participate in the global value chain in a number of specialized sub-sectors and fields, and can basically meet the requirements of the economy and export; its workforce will be qualified to meet the needs of a modern production system.

- By 2035, Vietnam’s industrial sector will develop with a majority of specialized industries having advanced technologies and product quality up to international standards, deeply participate in the global value chain, use energy thriftily and efficiently and competing on an equal footing in international integration; its workforce will be professional and disciplined, work with high productivity, and be proactive in the stages of research, design and manufacture.

b/ Specific targets

- The annual growth rate of industrial added value will reach 6.5-7% by 2020, 7-7.5% during 2021-2025 and 7.5-8% during 2026-2035.

- The annual growth rate of industrial production value will reach 12.5-13% by 2020, 11-12.5% during 2021-2025 and 10.5-11% during 2026-2035.

- To strive that the proportion of industry and construction by 2020, 2025 and 2035 will account for 42-43%, 43-44%, and 40-41% of the national economic structure, respectively.

- The rate of exported industrial commodities to the total export turnover will reach 85-88% by 2025 and over 90% beyond 2025.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The industrial sector’s ICOR will be 3.5-4% during 2011-2025 and 3-3.5% during 2026-2035.

- The energy elasticity/GDP ratio will reach 1.5 by 2015; 1 by 2020 and 0.6-0.8 by 2035, approaching the level in regional countries.

- The rate of greenhouse gas emissions in the industrial sector will increase 4-4.5%/year on average.

4. Orientations a/ By 2025

- To step by step adjust the industrial growth model from being based mainly on quantity to being based on productivity, quality and efficiency; to step up the development of industries and industrial products with high added value and export value; to link manufacturing with development of industrial services.

- To focus on the development of supporting industries, especially mechanical, chemical, electronic and telecommunications products, to serve industrial production, and concurrently participate in the global production network.

- To enhance the development of industries serving agriculture and rural areas; energy-efficient industries, and attach importance to the development of industries serving security and national defense. To step by step develop new material industry and environmental industry.

- To intensify the development of industries through combining horizontal and vertical links.

- To re-arrange the industrial space to be suitable to each region nationwide and remedy the problem of high industrial density in some areas, ensuring balance and harmony among regions and localities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ By 2035

Vietnam’s industrial sector will develop to be environment-friendly and green, focusing on industrial production fields with advanced technologies, industrial products with prestigious trademarks and high quality and value of regional and international character, and high competitiveness, which meet standards of developed countries and deeply participate in the global value chain.

5. Implementation solutions

a/ Groups of breakthrough solutions

- Renewing industrial development institutions

+ To improve state management mechanisms to remedy and limit overlap, ensure stable and consistent policies and simple administrative procedures to stimulate production development.

+ To intensify sector-, region- and territory-based coordination of development and enhance the effectiveness of direction and administration work in order to effectively link localities in industrial development.

+ To implement rational decentralization in order to raise the effectiveness of state management of the industrial development process.

+ To create equality among economic sectors, especially to further raise the role of the private economy sector through effectively protecting ownership rights and guaranteeing equality in access to resources.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Renewing, and raising the operation efficiency of, enterprises

+ To restructure the industrial sector as well as state enterprises, economic groups and corporations under the approved scheme.

+ To timely adjust the operation scope of state enterprises to suit practical conditions; to improve and issue criteria for classification of state enterprises by sector and field.

+ To develop mechanisms and roadmaps for increasing industrial production enterprises, paying special attention to increasing the proportion of large- and medium-sized enterprises in the structure of enterprises nationwide.

- Developing human resources

+ To draw up plans on development of human resources for priority industries in each period.

+ To create and issue a system of training quality standards for all levels, firstly occupational skills standards up to international standards.

+ To renovate training programs, especially vocational training programs; to step up cooperation between vocational training institutions and enterprises through training cooperation programs, consultations on contents of training programs and increase of practice time.

+ To improve the labor market and job placement services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ To accelerate the application of new and modern technologies to create technological breakthroughs in production in key, spearhead and priority industries.

+ To concentrate investment on building a number of scientific and technological research institutions capable of receiving and mastering new technologies and creating technologies to serve the development of priority industrial sub-sectors and fields.

+ To promote the development of the science and technology market.

+ To intensify investment and step up research and development (R&D) activities to serve the research, design and manufacture of a number of hi- tech products, and concurrently expand national-level scientific and technological cooperation with strategic partners.

b/ Groups of long-term solutions

- Investment attraction mechanisms

+ To elaborate incentive and open policies together with carrying out investment information and promotion activities to attract capital sources from the society and foreign investment in the development of industries.

+ To encourage enterprises to expand their investment scale in terms of both capital sources and scope.

+ To call large multi-national groups to invest in important projects on the list of national key projects calling for FDI.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Market development

For outlet markets: In addition to the traditional markets like China, East Asian and ASEAN countries, the US and EU, to step up the exploitation of developing large and potential markets such as the BRIC group (including Brazil, Russia and India).

For input markets: Regarding capital sources, to effectively exploit investment capital sources from East Asian and ASEAN countries and the US; regarding technologies, to attach importance to attracting hi-tech and source technology projects from the US, Japan and EU.

- Adjusting the industrial growth quality

+ To synchronously implement investment attraction, financial- monetary, labor and wage policies for raising the industrial growth quality through issuing and publicizing the lists of industries eligible for investment promotion and industries subject to investment control and restriction, and the list of products and details eligible for financial support. At the same time, to strictly control the import of technologies through regulations on conditions, criteria and types of technologies permitted for import.

+ To include the value-added indicator in the system of indicators for annual reporting and assessment of enterprises and sectors, and create sectoral average indicators as a basis for enterprises to compare, analyze and achieve.

- Development of supporting industries

+ To select groups of supporting industries to be prioritized for development as suitable to practical conditions in each period.

+ To create specific incentive mechanisms and policies for specialized industrial parks and clusters and supporting industrial parks and clusters. At each specific point of time, there should be specific mechanisms and policies suitable to the development situation of the sector.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ To enhance linkage among localities in economic regions and build infrastructure for the development of industries.

+ To promulgate policies to encourage the formation of clusters of advantageous industrial fields, especially in the core industrial areas and buffer industrial areas.

+ To formulate and implement regional-scale industrial development projects, with priority given to projects of high scientific and technological content (mechanical engineering, information technology, electronics, information and communication, etc.).

- Development of industrial services

+ To improve infrastructure for industrial development in synchrony with development of the national infrastructure system, focusing on development of the logistic system.

+ To vigorously develop industrial investment consultancy services; to develop a database of Vietnam’s industrial system (including a database of supporting industries) serving the making and adjustment of policies and provision of information for economic organizations and investors at home and abroad.

+ To further reform customs procedures for creating favorable conditions and reducing costs for enterprises in carrying out import and export procedures.

- Environmental solutions

+ To strictly implement regulations on environmental protection; to regard pollution prevention as the primary task in combination with pollution remedy, environmental improvement and nature conservation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ To conduct public information to raise awareness about environmental protection in combination with socialization of environmental protection activities with a view to involve people in environment management, protection of natural resources, and sustainable operation and use of waste treatment infrastructure facilities.

c/ Solutions for development of priority industries

- Processing and manufacturing industries

+ Mechanics and metallurgy

. To select, and concentrate investment on, a number of research units for improving their design capacity to meet development requirements.

. To invest in the development of the manufacture of steel for mechanical engineering, such as steel sheets, shaped steel and alloy steel.

+ Chemicals

. To concentrate investment on key facilities, giving priority to petrochemical products.

. Regarding pharmaceutical chemistry, to focus on researching natural materia medica for the production of adjuvants and vitamins to meet medical treatment needs at home and for export in the subsequent period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

. To encourage investment in developing large-scale material areas to ensure adequate supply of input materials up to standards for the processing industry.

. To prioritize competitive processed products for export while building and developing typical trademarks for Vietnamese agricultural, forest and fishery products.

+ Textiles, garments, leather and footwear

. To diversify products and take the initiative in developing raw materials and auxiliary materials.

. To step up the exploitation of traditional export markets; to bring into full play Vietnam’s advantages upon accession to bilateral and multilateral trade agreements; to further exploit potential markets such as Russia, Middle East, Eastern Europe and Africa; to build retail distribution systems bearing Vietnamese trademarks.

- Electronics and telecommunications

+ To promote the development of software, especially embedded software in hardware, electronic and telecommunications devices, to meet domestic needs.

+ To develop dual-purpose fields serving national defense such as cruise missile electronic control, reconnaissance and search electronic telecommunications and electronics in unmanned aerial vehicles, etc.

- New energy and renewable energy

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ To apply high technologies to power generation sources of solar, wind, biogas, biomass and geothermal energies, etc.; for energy for peaceful purposes, to further research nuclear safety and current common atomic power technologies.

6. Organization of implementation

a/ The Ministry of Industry and Trade shall:

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, sectors, provincial-level People’s Committees and related agencies in, organizing the implementation of this Strategy; examine and assess the implementation of this Strategy and periodically report on implementation results to the Prime Minister.

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and related agencies in, identifying core industrial areas and buffer industrial areas, and report them to the Prime Minister for approval for implementation.

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, reviewing, supplementing, elaborating, promulgating, or submitting to competent authorities for promulgation, appropriate industrial development promotion policies.

b/ Related ministries and sectors

- The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance in, elaborating policies to attract more investment in industrial development; and balance short- and long-term investment capital for industrial development.

- The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, proposing, supplementing and revising financial policies to stimulate the development of priority industries in step with the process of international economic integration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and localities in, formulating development programs and policies to ensure stable, sufficient supply of quality materials for the processing industry.

- The Ministry of Information and Communications shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and localities in, implementing information technology and communications development solutions serving domestic industrial production and participation in regional and world supply chains.

- The Ministry of Construction and the Ministry of Natural Resources and Environment shall, based on their assigned functions, tasks and scope of state management, assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Industry and Trade and localities in, studying and formulating master plans on establishment of economic regions in conformity with industrial development resources, potential and orientations; and coordinate with the Ministry of Industry and Trade in examining and guiding enterprises in strictly implementing state regulations on industrial environmental protection.

- The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Industry and Trade in, organizing the implementation of scientific and technological solutions in order to increase hi-tech content in Vietnamese industrial products; formulate policies on technology renewal and application; and assess technological level.

- The State Bank of Vietnam shall flexibly administer monetary policy to achieve the objective of inflation control and macroeconomic stabilization so as to facilitate the export of industrial products, contributing to gradually reducing the trade deficit.

- Other ministries and sectors shall, based on their assigned functions, tasks and scope of state management, coordinate with the Ministry of Industry and Trade in, organizing the effective implementation of relevant contents of this Strategy.

c/ Provincial-level People’s Committees

- Provincial-level People’s Committees shall organize the implementation of this Strategy, and coordinate with related ministries and sectors in elaborating and adjusting local industrial development master plans in conformity with this Strategy.

- Localities in the core areas (4 key economic regions and 5 coastal economic zones prioritized for development) shall review the local and regional industrial structures, study and consider opportunities for development of priority industries and formation of industrial clusters in the areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

APPENDIX

PRIORITY INDUSTRIES AND INDUSTRIAL FIELDS THROUGH 2025, WITH A VISION TOWARD 2035
(To the Prime Minister’s Decision No. 879/QD-TTg of June 9, 2014)

No.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(Forecast) rate of production value in the entire industrial sector (%)

Priority industrial fields through 2025 (12)

Priority orientations toward 2035 (5)

2010

2015

2025

2035

1

Manufacturing and processing

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

61.79

72.74

74.61

(1) Machinery and equipment serving agriculture, (2) Shipbuilding, (3) Automobiles and mechanical spare parts, (4) Manufacturing steel, (5) Petrochemistry, (6) Technical plastic- rubber, (7) Pharmaceutical chemistry (antibiotics, adjuvants and vitamins), (8) Agricultural, forest and fishery product processing, (9) Raw materials and auxiliary materials for garment and footwear products for export.

(1) Nonferrous metal and new materials, (2) Pharmaceutical chemistry (vaccines), (3) Fashion clothing and high-grade shoes.

2

Electronics and telecommuni- cations

3.54

6.8

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10.75

(10) Communication and telecommunications equipment, (11) Electronic components, (12) Industrial software.

(4) Medical electronics.

3

New energy and renewable energy

4.22

5.85

6.9

8.64

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(5) Renewable energies (wind energy, solar energy, geothermal energy and wave energy).

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 879/QĐ-TTg ngày 09/06/2014 phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


22.965

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.154.178
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!