Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 152/2005/QĐ-TTG Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 20/06/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 152/2005/QĐ-TTG

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 152/2005/QĐ-TTG NGÀY 20 THÁNG 6 NĂM 2005 PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị quyết số 10/2004/NQ-CP ngày 11 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước kèm theo Quyết định này.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

ĐIỀU LỆ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 152/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước là tổ chức kinh tế đặc biệt của Nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ để quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, các lĩnh vực theo quy định của pháp luật.

Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, các luật khác có liên quan và quy định tại Điều lệ này.

Điều 2.Tên gọi, trụ sở

1. Tên gọi:

Tên tiếng Việt: Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.

Tên giao dịch quốc tế: State Capital Investment Corporation.

Tên viết tắt: SCIC.

2. Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (sau đây gọi tắt là Tổng công ty) có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội; có các công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện tại một số khu vực trong nước và ngoài nước.

3. Tổng công ty có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, tổ chức hạch toán kế toán tập trung, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước, nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Điều 3.Vốn điều lệ

1. Tổng công ty được Nhà nước cấp vốn ban đầu để thành lập và hoạt động. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập của Tổng công ty là 5.000 (năm nghìn) tỷ đồng và được bổ sung dần trong quá trình hoạt động.

2. Khi có sự tăng hoặc giảm vốn điều lệ, Tổng công ty phải điều chỉnh vốn điều lệ trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và công bố theo quy định của pháp luật.

Điều 4.Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành

Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành của Tổng công ty bao gồm Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và các bộ phận chức năng giúp việc tại Tổng công ty, các công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện tại các khu vực trong nước và nước ngoài.

Điều 5.Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về tài chính đối với Tổng công ty theo thẩm quyền; thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tổng công ty theo phân cấp của Thủ tướng Chính phủ.

Các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước đối với Tổng công ty theo chức năng và thẩm quyền.

Chương 2:

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC

Điều 6.Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty

1. Tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, công ty cổ phần được chuyển đổi từ các công ty nhà nước độc lập hoặc mới thành lập.

2. Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước vào các ngành, lĩnh vực kinh tế trong nước và nước ngoài để đạt các mục tiêu sau:

- Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn.

- Tạo động lực để phát triển, nâng cao năng lực hoạt động, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước.

3. Thực hiện việc đầu tư và quản lý vốn đầu tư của Tổng công ty vào các lĩnh vực, ngành kinh tế quốc dân theo nhiệm vụ Nhà nước giao.

4. Tổ chức huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật đối với công ty nhà nước.

5. Cung cấp các dịch vụ tài chính: tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, nhận ủy thác các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

6. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh vốn.

7. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Điều 7.Quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty

1. Đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty.

2. Chiếm hữu, sử dụng vốn và tài sản của Tổng công ty để đầu tư thực hiện các lợi ích hợp pháp của Tổng công ty.

3. Định đoạt đối với vốn và tài sản của Tổng công ty. Quản lý và sử dụng các tài sản được nhà nước giao, cho thuê theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

4. Lựa chọn và quyết định lĩnh vực đầu tư và kinh doanh vốn theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm hiệu quả và khả năng sinh lời trong tương lai.

Trường hợp thực hiện các nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao, nếu không có hiệu quả thì được thực hiện các chính sách ưu đãi thích hợp và Nhà nước hỗ trợ về tài chính.

5. Góp vốn, tài sản với các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước để liên doanh, liên kết bằng các hình thức: mua một phần hoặc toàn bộ công ty khác, đầu tư thành lập doanh nghiệp mới, ký hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

6. Điều chỉnh tăng, giảm vốn mà Tổng công ty đã đầu tư tại các doanh nghiệp, lĩnh vực theo quy định của pháp luật, Điều lệ của các doanh nghiệp và Điều lệ này.

7. Huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành trái phiếu, kỳ phiếu; vay vốn của tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động.

8. Nhận ủy thác các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức và cá nhân trong nước, ngoài nước, chịu trách nhiệm về việc quản lý sử dụng các nguồn vốn này.

9. Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao, chịu trách nhiệm về việc thất thoát vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện báo cáo công khai, minh bạch về hoạt động kinh doanh và tài chính của Tổng công ty với các cấp có thẩm quyền theo quy định.

11. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước và Điều lệ này.

Điều 8.Quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty đối với phần vốn Tổng công ty đầu tư tại các doanh nghiệp

1. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

a) Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn Tổng công ty đã đầu tư tại công ty;

b) Quyết định nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

c) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty: thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc);

d) Quyết định điều chỉnh vốn điều lệ của công ty;

đ) Thực hiện giám sát, theo dõi và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;

e) Quyết định các dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty;

g) Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau thuế;

h) Quyết định tổ chức lại công ty;

i) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

2. Đối với công ty liên doanh và công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên:

a) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn của Tổng công ty góp vào công ty;

b) Được chia lợi nhuận sau thuế tương ứng với phần vốn góp vào công ty;

c) Được cử người tham dự Hội đồng thành viên, tham gia thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;

d) Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp;

đ) Xem sổ đăng ký thành viên, sổ kế toán, báo cáo tài chính hàng năm, các tài liệu khác của công ty và nhận bản trích lục hoặc bản sao các tài liệu này;

e) Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản;

g) Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ; được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của Tổng công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

h) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

3. Đối với công ty cổ phần

Tổng công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cổ đông tương ứng với số vốn của Tổng công ty đã góp vào công ty cổ phần:

a) Được tham dự và biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông;

b) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;

c) Được chuyển nhượng cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của công ty;

d) Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

đ) Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;

e) Được đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát của công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của công ty;

g) Được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần tại công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;

h) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty cổ phần.

Chương 3:

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC

Mục 1 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG CÔNG TY

Điều 9.Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của Tổng công ty; trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và cơ quan được phân cấp quản lý.

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về mọi hoạt động và sự phát triển của Tổng công ty.

Điều 10.Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị

1. Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho Tổng công ty.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, chiến lược, định hướng phát triển của Tổng công ty.

3. Quyết định kế hoạch dài hạn, trung hạn của Tổng công ty sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính.

4. Phê duyệt kế hoạch đầu tư kinh doanh hàng năm theo đề nghị của Tổng giám đốc Tổng công ty.

5. Quyết định và phân cấp cho Tổng giám đốc quyết định việc đầu tư vốn, quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty, huy động vốn, đầu tư, thanh lý, bán tài sản của Tổng công ty.

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động đầu tư của Tổng công ty và được phân cấp cho Tổng Giám đốc quyết định đối với những trường hợp đầu tư cụ thể.

6. Quyết định phương án biên chế, chế độ tiền lương, thưởng, cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Tổng công ty, quy hoạch đào tạo, thành lập các công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài. Phân cấp cho Tổng giám đốc triển khai các công việc trên.

7. Được sử dụng văn phòng, các phòng, ban chuyên môn của Tổng công ty; được thành lập các bộ phận tham mưu giúp việc Hội đồng quản trị để thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng quản trị. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận giúp việc Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị quyết định.

Được mời một số chuyên gia tư vấn, cố vấn trong nước và nước ngoài.

8. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung, thay thế, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các thành viên Hội đồng quản trị.

9. Quyết định bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng, thay thế, miễn nhiệm, kỷ luật đối với Tổng giám đốc Tổng công ty sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

10. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và chế độ lương, thưởng đối với Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng theo đề nghị của Tổng giám đốc.

11. Phân cấp cho Tổng giám đốc việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và chế độ lương, thưởng đối với các chức danh khác của Tổng công ty.

12. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của Tổng công ty; phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế, xử lý các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh do Tổng giám đốc đề nghị; thông qua báo cáo hàng năm và định kỳ về tình hình quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty.

13. Kiểm tra, giám sát Tổng công ty trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo đúng pháp luật và quy định của Điều lệ này.

14. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ và sửa đổi Điều lệ của Tổng công ty.

15. Yêu cầu Tổng giám đốc báo cáo và thực hiện các biện pháp xử lý trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc trái với Điều lệ này.

16. Xây dựng và trình Bộ Tài chính phê duyệt Quy chế tài chính của Tổng công ty.

17. Quyết định cử, thay thế người đại diện của Tổng công ty tham gia quản lý điều hành tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty theo đề nghị của Tổng Giám đốc.

18. Được cử đại diện Hội đồng quản trị tham dự các cuộc họp của Ban Giám đốc và các cuộc họp của Tổng công ty nếu thấy cần thiết.

19. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

Điều 11.Cơ cấu thành viên, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế thành viên Hội đồng quản trị

1. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Trưởng Ban Kiểm soát phải là thành viên hoạt động chuyên trách. Các thành viên khác của Hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm các chức danh lãnh đạo trong Ban giám đốc. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị tối đa là 7 người. Cơ cấu của Hội đồng quản trị có lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo một số Bộ, ngành có kinh nghiệm và kiến thức về tài chính, đầu tư vốn, quản trị doanh nghiệp.

2. Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Hội đồng quản trị theo quy định tại Điều 31 Luật Doanh nghiệp nhà nước.

3. Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc thay thế, kỷ luật Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị.

4. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 5 năm. Hết nhiệm kỳ, thành viên Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại.

5. Thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm trong những trường hợp sau đây:

a) Bị Tòa án kết án bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

b) Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c) Không trung thực trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính Tổng công ty;

d) Vi phạm quy định của pháp luật và Điều lệ này.

6. Thành viên Hội đồng quản trị được thay thế trong những trường hợp sau đây:

a) Xin từ chức;

b) Khi có quyết định điều chuyển hoặc bố trí công việc khác;

c) Không đảm bảo sức khỏe đảm nhận công việc.

Điều 12.Chủ tịch Hội đồng quản trị

1. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoạt động theo chế độ chuyên trách, không kiêm nhiệm Tổng giám đốc Tổng công ty.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền hạn và nhiệm vụ sau đây:

a) Thay mặt Hội đồng quản trị ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho Tổng công ty;

b) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng quản trị theo quy định tại Điều 10 của Điều lệ này;

c) Thay mặt Hội đồng quản trị ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

d) Tổ chức theo dõi và giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; có quyền đình chỉ các quyết định của Tổng giám đốc trái với nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;

đ) Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc một thành viên Hội đồng quản trị thực hiện một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền. Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng quản trị về các công việc được ủy quyền;

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 13.Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị

1. Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể; mỗi quý họp ít nhất một lần. Trường hợp cần thiết có thể họp bất thường khi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản trị đề nghị.

2. Các cuộc họp của Hội đồng quản trị được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị tham dự trực tiếp hoặc qua hệ thống liên lạc viễn thông. Trường hợp thành viên Hội đồng quản trị vắng mặt, có thể ủy quyền bằng văn bản cho người đại diện họp thay và biểu quyết thay các vấn đề được ủy quyền. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua khi có trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản trị chấp thuận; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

3. Các thủ tục triệu tập và tổ chức hội nghị theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước và Quy chế làm việc của Hội đồng quản trị. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có tính bắt buộc thi hành đối với toàn bộ Tổng công ty.

4. Thành viên Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, cán bộ quản lý trong Tổng công ty cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc.

5. Chi phí hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, các chuyên gia, cố vấn và các bộ phận giúp việc cho Hội đồng quản trị được tính vào chi phí quản lý của Tổng công ty. Tổng giám đốc Tổng công ty bảo đảm các điều kiện và phương tiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng quản trị và các bộ phận giúp việc của Hội đồng quản trị.

Điều 14.Chế độ lương, phụ cấp, thưởng của thành viên Hội đồng quản trị

1. Các thành viên chuyên trách của Hội đồng quản trị hưởng chế độ lương, phụ cấp và tiền thưởng tương ứng với kết quả và hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty.

2. Các thành viên không chuyên trách của Hội đồng quản trị hưởng phụ cấp và chế độ tiền thưởng tương ứng với kết quả và hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty.

Điều 15.Các cá nhân có liên quan trực tiếp đến thành viên Hội đồng quản trị như: bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột không được giữ chức danh Kế toán trưởng, thủ quỹ của Tổng công ty.

Mục 2 AN KIỂM SOÁT TỔNG CÔNG TY

Điều 16.Ban Kiểm soát

1. Ban Kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập để giúp Hội đồng quản trị giám sát hoạt động của Tổng công ty.

Ban Kiểm soát có từ 3 đến 5 thành viên hoạt động theo chế độ chuyên trách. Trưởng Ban Kiểm soát là thành viên Hội đồng quản trị.

2. Nhiệm kỳ của thành viên Ban Kiểm soát không quá 5 năm. Hết nhiệm kỳ mỗi thành viên có thể được bổ nhiệm lại.

3. Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Ban Kiểm soát được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp nhà nước.

4. Ban Kiểm soát hoạt động theo Quy chế do Hội đồng quản trị phê duyệt, có trách nhiệm, quyền hạn sau:

a) Giám sát việc quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, việc chấp hành Điều lệ của Tổng công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;

b) Thẩm định báo cáo tài chính định kỳ và hàng năm của Tổng công ty;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hội đồng quản trị.

5. Chi phí hoạt động (kể cả tiền lương, tiền thưởng) do Hội đồng quản trị quyết định và được tính vào chi phí kinh doanh của Tổng công ty. Tổng giám đốc có trách nhiệm tạo điều kiện làm việc cho Ban Kiểm soát.

Mục 3 ỔNG GIÁM ĐỐC, PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC, KẾ TOÁN TRƯỞNG, BỘ MÁY GIÚP VIỆC, CÔNG TY THÀNH VIÊN, CHI NHÁNH VÀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA TỔNG CÔNG TY

Điều 17.Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc

1. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động của Tổng công ty theo Điều lệ Tổng công ty và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

2. Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành Tổng công ty theo phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.

3. Kế toán trưởng có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc tổ chức thực hiện công tác kế toán tài chính của Tổng công ty; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.

4. Các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng công ty có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc thực hiện nhiệm vụ của Tổng công ty.

Điều 18.Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng

1. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Tổng giám đốc có thể là thành viên Hội đồng quản trị.

2. Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng theo đề nghị của Tổng giám đốc.

3. Tổng giám đốc bị miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong các trường hợp sau:

a) Bị tòa án kết án bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

b) Không trung thực trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính Tổng công ty;

c) Không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do người bổ nhiệm hoặc người thuê giao;

d) Bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

đ) Vi phạm các quy định của pháp luật và Điều lệ này.

4. Tổng giám đốc được thay thế trong các trường hợp sau:

a) Xin từ chức;

b) Khi có quyết định điều chuyển hoặc bố trí công việc khác;

c) Không đảm bảo sức khỏe để đảm nhận công việc.

Điều 19.Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc

1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch trung, dài hạn và kế hoạch hàng năm của Tổng công ty báo cáo Hội đồng quản trị; tổ chức thực hiện kế hoạch này sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Trình Hội đồng quản trị ban hành hoặc ban hành các văn bản hướng dẫn Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ được giao theo phân cấp.

3. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản và các nguồn lực khác của Tổng công ty trong phạm vi thẩm quyền được giao.

4. Quyết định các dự án đầu tư, hợp đồng mua, bán tài sản, các hợp đồng vay và hợp đồng kinh tế khác theo phân cấp, ủy quyền của Hội đồng quản trị.

5. Báo cáo trước Hội đồng quản trị định kỳ hoặc đột xuất về kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty; thực hiện việc công bố công khai các báo cáo tài chính theo quy định của chế độ tài chính và Điều lệ này.

6. Đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức lương, thưởng và phụ cấp của Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tổng công ty, cử người đại diện phân vốn đầu tư của Tổng công ty tại các doanh nghiệp.

7. Quyết định tuyển chọn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức lương, thưởng và phụ cấp đối với các chức danh theo phân cấp của Hội đồng quản trị.

8. Xây dựng phương án lương, thưởng của Tổng công ty, báo cáo Hội đồng quản trị phê duyệt và tổ chức thực hiện.

9. Thực hiện các quyền và trách nhiệm về kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý cán bộ đối với các đơn vị trực thuộc theo phân cấp của Hội đồng quản trị, cơ chế tài chính và các quy định của Điều lệ này.

10. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước, Điều lệ Tổng công ty và theo quyết định của Hội đồng quản trị.

Điều 20.Quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành Tổng công ty

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc thực hiện theo quy định của Điều lệ này.

Trong quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, nếu thấy có vấn đề không có lợi cho Tổng công ty thì Tổng giám đốc báo cáo với Hội đồng quản trị để xem xét điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định. Trường hợp Hội đồng quản trị không điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định thì Tổng giám đốc vẫn phải thực hiện nhưng có quyền bảo lưu ý kiến và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

2. Tổng giám đốc có trách nhiệm báo cáo định kỳ với Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản trị yêu cầu Tổng giám đốc trực tiếp báo cáo với Hội đồng quản trị hoặc cử đại diện của Hội đồng quản trị tham dự các cuộc họp của Tổng công ty.

3. Hội đồng quản trị phân cấp cho Tổng giám đốc thực hiện nhiệm vụ của Tổng công ty và chịu trách nhiệm về việc phân cấp. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm với Hội đồng quản trị về công việc được phân cấp.

4. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc được áp dụng các biện pháp cần thiết trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật, đồng thời phải báo cáo ngay Hội đồng quản trị và cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.

Điều 21.Bộ máy giúp việc của Tổng công ty

Bộ máy giúp việc của Tổng công ty bao gồm các bộ phận chức năng nghiệp vụ, do Hội đồng quản trị quyết định thành lập theo đề nghị của Tổng giám đốc.

Tổng giám đốc quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo các bộ phận chức năng, nghiệp vụ theo phân cấp của Hội đồng quản trị. Quy định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận chức năng, nghiệp vụ trình Hội đồng quản trị phê duyệt.

Điều 22.Công ty thành viên và chi nhánh

Công ty thành viên và chi nhánh trong nước và ngoài nước của Tổng công ty là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, được tổ chức theo khu vực, phù hợp với quy mô và nhu cầu quản lý, hoạt động của Tổng công ty, do Hội đồng quản trị quyết định thành lập theo đề nghị của Tổng giám đốc. Mỗi công ty thành viên và chi nhánh có Giám đốc, các Phó giám đốc và các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ. Tổng giám đốc bổ nhiệm giám đốc, Phó giám đốc các công ty thành viên và các chi nhánh theo phân cấp của Hội đồng quản trị.

Quy chế tổ chức, hoạt động của công ty thành viên và chi nhánh do Tổng giám đốc Tổng công ty quy định.

Điều 23.Văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện trong nước và ngoài nước của Tổng công ty là các đơn vị trực thuộc Tổng công ty, do Hội đồng quản trị quyết định thành lập theo đề nghị của Tổng giám đốc để thực hiện một số công việc theo phân công của Tổng giám đốc và không trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh.

Điều 24.Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo các bộ phận chức năng, nghiệp vụ, công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện của Tổng công ty

Việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo các bộ phận chức năng nghiệp vụ của Tổng công ty; các chức danh lãnh đạo công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện của Tổng công ty thực hiện theo phân cấp của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.

Điều 25.Cử người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại các doanh nghiệp

Việc cử người đại diện phần vốn của Tổng công ty tham gia Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty tại các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; tham gia Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị tại các công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Hội đồng quản trị công ty liên doanh, công ty cổ phần có vốn góp của Tổng công ty thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước và Điều lệ này.

Chương 4:

VỐN, QUỸ VÀ TÀI SẢN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC

Điều 26.Vốn hoạt động của Tổng công ty

1. Vốn thuộc sở hữu nhà nước:

a) Vốn ngân sách nhà nước cấp ban đầu;

b) Vốn nhà nước bổ sung trong quá trình hoạt động;

c) Vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp khác giao cho Tổng công ty;

d) Các nguồn tài trợ không hoàn lại;

đ) Vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế trong quá trình kinh doanh.

2. Vốn huy động khác:

a) Phát hành trái phiếu;

b) Vay của các tổ chức tín dụng và tài chính;

c) Các nguồn vốn huy động khác.

3. Các nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

Điều 27.Hội đồng quản trị Tổng công ty chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả các nguồn vốn của Tổng công ty.

Tổng công ty được quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phù hợp với yêu cầu hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn của Tổng công ty.

Điều 28.Tổng công ty thực hiện các biện pháp bảo toàn vốn nhà nước tại Tổng công ty, trích lập các khoản dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất thiệt hại khách quan trong quá trình đầu tư kinh doanh của Tổng công ty.

Việc trích lập, quản lý, sử dụng các khoản dự phòng rủi ro thực hiện theo quy định tại Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác và Quy chế tài chính của Tổng công ty.

Điều 29.Việc quản lý đầu tư xây dựng, mua sắm thanh lý nhượng bán tài sản, quản lý chi phí... của Tổng công ty thực hiện theo Quy chế tài chính của Tổng công ty và quy định của pháp luật đối với Tổng công ty nhà nước.

Chương 5:

ĐẦU TƯ VỐN

Điều 30.Nguyên tắc đầu tư vốn

Tổng công ty thực hiện việc đầu tư và kinh doanh vốn theo nguyên tắc sau:

1. Tập trung đầu tư vào những ngành, lĩnh vực then chốt mang tính chiến lược có vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.

2. Chú trọng đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có hiệu quả, có khả năng sinh lời cao.

3. Giảm bớt đầu tư vốn đối với những ngành, lĩnh vực Nhà nước không cần chi phối, những ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác.

Điều 31.Hình thức đầu tư

1. Đầu tư vào các dự án để thành lập doanh nghiệp mới.

2. Đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần với các doanh nghiệp khác (kể cả các Tổng công ty nhà nước).

3. Đầu tư mua một phần tài sản hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác.

4. Đầu tư trên thị trường chứng khoán thông qua việc mua, bán cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác.

5. Liên kết hoặc ủy thác cho các tổ chức tài chính và quỹ đầu tư.

Điều 32.Căn cứ thực hiện đầu tư vốn

1. Đối với việc đầu tư vào những ngành, lĩnh vực then chốt mang tính chiến lược có vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, căn cứ thực hiện đầu tư như sau:

a) Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực do các cấp có thẩm quyền quyết định;

b) Các ngành, lĩnh vực Nhà nước cần đầu tư 100% vốn hoặc giữ cổ phần chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

c) Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đối với việc đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có hiệu quả, có khả năng sinh lời cao, căn cứ để thực hiện đầu tư như sau:

a) Hiệu quả dự án đầu tư;

b) Hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh;

c) Hiệu quả phương án chuyển đổi sở hữu, cổ phần hóa doanh nghiệp.

3. Đối với việc giảm vốn đầu tư tại các doanh nghiệp, căn cứ để thực hiện là:

a) Tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà nước không giữ cổ phần chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

b) Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.

Điều 33.Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn

1. Tổng công ty có quyền:

a) Quyết định lựa chọn dự án đầu tư, phương thức đầu tư, mức vốn, thời gian đầu tư đối với từng dự án, từng doanh nghiệp trong phạm vi vốn do Tổng công ty quản lý;

b) Quyết định giảm bớt phần vốn của Tổng công ty tại doanh nghiệp khác thông qua việc chuyển nhượng vốn và bán cổ phần.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định các trường hợp đầu tư sau:

a) Mức đầu tư vượt thẩm quyền của Tổng công ty theo quy định của pháp luật;

b) Đầu tư vào các dự án, các lĩnh vực, địa bàn có rủi ro cao;

c) Đầu tư vào các dự án thuộc các ngành, lĩnh vực không có khả năng sinh lời cần có chính sách ưu đãi và sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước.

Điều 34.Trình tự, thủ tục và hình thức đầu tư được thực hiện theo Quy chế đầu tư vốn do Tổng giám đốc quyết định sau khi được Hội đồng quản trị chấp thuận.

Chương 6:

CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC

Điều 35.Tư vấn tài chính

Tổng công ty được hợp đồng tư vấn cung cấp dịch vụ tài chính với khách hàng; được hưởng phí theo thỏa thuận với khách hàng.

Điều 36.Nhận ủy thác đầu tư

Tổng công ty được nhận ủy thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư và được hưởng phí theo hợp đồng ủy thác.

Điều 37.Hợp tác quốc tế

1. Phối hợp với các đối tác có liên quan tổ chức các diễn đàn hợp tác đầu tư để trao đổi kinh nghiệm trong quá trình quản trị kinh doanh, quản lý doanh nghiệp.

2. Thực hiện việc đàm phán, ký kết, tiếp nhận các khoản viện trợ, tài trợ của nước ngoài và tổ chức quốc tế khi được ủy quyền theo quy định của pháp luật, quản lý sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả.

3. Tham gia các diễn đàn kinh tế, diễn đàn đầu tư quốc tế.

4. Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Điều 38.Các hoạt động khác

Tổng công ty với vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp được thực hiện một số công việc sau:

1. Tổng hợp các thông tin, nguyện vọng của doanh nghiệp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước có biện pháp về cơ chế, chính sách điều hành thích hợp.

2. Tham gia góp ý vào quá trình đàm phán, cung cấp các thông tin về tình hình và diễn biến của việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, các cơ hội và thách thức, giải pháp cạnh tranh, khắc phục những bất lợi cho các doanh nghiệp.

3. Đại diện các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước để tham gia vào quá trình soạn thảo các cơ chế chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

4. Tổ chức các chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp như: đào tạo, hội thảo, mời các chuyên gia tư vấn trong nước, quốc tế để trình bày các chủ đề liên quan đến phát triển doanh nghiệp và đầu tư.

5. Tổ chức, làm đầu mối tham gia các diễn đàn trong nước và quốc tế về các nội dung liên quan.

Chương 7:

TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC

Điều 39.Tổng công ty là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính thực hiện chế độ hạch toán kế toán tập trung. Chế độ kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo Quy chế tài chính của Tổng công ty do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Điều 40.Năm tài chính của Tổng công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 hàng năm (theo năm dương lịch) và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 12 cùng năm. Năm tài chính đầu tiên bắt đầu từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm.

Hàng năm, Tổng công ty có trách nhiệm lập kế hoạch thu, chi tài chính theo đúng quy định, báo cáo Hội đồng quản trị phê duyệt và báo cáo Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát.

Điều 41.Kết quả tài chính của Tổng công ty là số chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí.

Sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp thuế và chi trả các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, lợi nhuận còn lại của Tổng công ty được phân phối như sau:

1. Trích lập quỹ dự phòng tài chính.

2. Trích lập quỹ đầu tư phát triển.

3. Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi.

4. Trích lập quỹ thưởng ban lãnh đạo Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc.

5. Phần còn lại (nếu có) sẽ được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển của Tổng công ty.

Mức, tỷ lệ trích lập, quản lý, sử dụng các quỹ trên thực hiện theo Quy chế tài chính của Tổng công ty.

Điều 42.Cuối năm, Tổng công ty đầu tư lập báo cáo quyết toán thu chi tài chính trình Hội đồng quản trị phê duyệt và gửi Bộ Tài chính.

Điều 43.Tổng công ty thực hiện chế độ kiểm toán và công khai tài chính theo quy định.

Điều 44.Chế độ tiền lương và thu nhập của người lao động trong Tổng công ty

Thu nhập của người lao động gồm:

- Tiền lương;

- Tiền thưởng do thành tích đóng góp làm gia tăng giá trị doanh nghiệp và giá trị vốn đầu tư;

- Các khoản phụ cấp, trợ cấp khác theo quy định.

Hội đồng quản trị Tổng công ty quy định cụ thể cơ chế trả lương, thưởng cho người lao động trong Tổng công ty.

Chương 8:

QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC

Điều 45.Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Tổng công ty.

Điều 46.Thủ tướng Chính phủ

1. Quyết định thành lập, giải thể Tổng công ty.

2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các thành viên Hội đồng quản trị.

3. Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.

4. Quyết định mục tiêu, chiến lược và định hướng phát triển của Tổng công ty.

5. Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực then chốt mà Nhà nước cần tập trung đầu tư.

Quyết định chủ trương đầu tư vốn ra nước ngoài của Tổng công ty đối với các dự án tại khu vực có rủi ro cao; quyết định những dự án có quy mô vốn lớn vượt quá thẩm quyền của Tổng công ty.

6. Quyết định dự án mang tính xã hội cần có sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước.

Điều 47.Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về tài chính đối với hoạt động của Tổng công ty theo thẩm quyền

1. Ban hành chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính và các văn bản khác có liên quan đến Tổng công ty theo thẩm quyền.

2. Ban hành Quy chế tài chính của Tổng công ty.

3. Cấp và bổ sung vốn điều lệ, thực hiện việc hỗ trợ tài chính đối với Tổng công ty theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Thực hiện giám sát tài chính đối với hoạt động của Tổng công ty.

5. Đề cử đại diện của Bộ Tài chính tham gia Hội đồng quản trị.

Điều 48.Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tổng công ty theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ

1. Thông qua kế hoạch dài hạn, trung hạn của Tổng công ty để Hội đồng quản trị tổ chức thực hiện. Kiểm tra giám sát hoạt động của Tổng công ty.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định:

a) Thành lập, giải thể Tổng công ty;

b) Bổ nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị.

3. Xem xét, quyết định các phương án đầu tư đối với các danh mục đầu tư có tính rủi ro cao, các dự án đầu tư mang tính xã hội, các phương án đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

4. Tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc.

5. Yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty báo cáo đột xuất về những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Tổng công ty.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 49.Quan hệ của Tổng công ty với các Bộ, ngành, địa phương

1. Các Bộ, ngành liên quan thực hiện quản lý nhà nước đối với Tổng công ty theo chức năng quản lý chuyên ngành phù hợp với quy định của pháp luật.

2. ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước đối với Tổng công ty trong việc chấp hành các quy định quản lý hành chính trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Điều 50.Tổng công ty quan hệ với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các quy định khác của pháp luật và các hợp đồng hợp tác đầu tư.

Điều 51.Người lao động trong Tổng công ty có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Điều 52.Các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội trong Tổng công ty hoạt động theo Điều lệ tổ chức hoạt động của tổ chức đó, phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Chương 9:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 53.Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty, các cá nhân và đơn vị trong Tổng công ty chịu trách nhiệm thi hành Điều lệ này.

Điều 54.Tổng công ty căn cứ vào Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Tổng công ty và các quy định khác có liên quan để ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty.

Điều 55.Trường hợp bổ sung, sửa đổi Điều lệ này Hội đồng quản trị Tổng công ty trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 152/2005/QD-TTg

Hanoi, June 20, 2005

 

DECISION

RATIFYING THE ORGANISATION AND OPERATION CHARTER OF THE STATE CAPITAL INVESTMENT CORPORATION

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organisation of the Government of December 25, 2001;
Pursuant to the State Enterprise Law of November 26, 2003;
Pursuant to the Government’s Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002 defining the functions, tasks, powers and organisational structures of the ministries and ministerial- level agencies;
Pursuant to the Government’s Resolution No. 151/2005/QD-TTg of June 20, 2005, on the establishment of the State Capital Investment Corporation;
At the proposal of the Minister of Finance,

DECIDES:

Article 1.- To ratify the organisation and operation Charter of the State Capital Investment

Corporation, issued together with this Decision.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in “CONG BAO”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

ORGANISATION AND OPERATION CHARTER

OF THE STATE CAPITAL INVESTMENT CORPORATION
(Issued together with the Prime Minister’s Decision No. 152/2005/QD-TTg of June 20, 2005)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The state Capital Investment Corporation is a special economic organisation of the State, which was established under the Prime Minister’s Decision No. 151/2005/QD-TTg of June 20, 2005, to manage, invest and deal in the State capital at enterprises and in the domains provided for by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Name and head office

1. Name:

Vietnamese name: Tong Cong Ty Dau Tu va Kinh Doanh Von Nha Nuoc International transaction name: State Capital Investment Corporation. Abbreviation: SCIC

2. The State Capital Investment Corporation (hereinafter called the Corporation for short) is headquartered in Hanoi city; has its member companies, branches and representative offices in a number of regions at home and abroad.

3. The Corporation has the legal person status under Vietnamese law, organises concentrated bookkeeping cost-accounting, has its own seal and is entitled to open accounts at the State treasuries, domestic and foreign commercial banks in accordance with the provisions of law.

Article 3.- Charter capital

1. The Corporation is granted initial capital by the State for its establishment and operation. Its charter capital at the time of establishment is VND 5,000 (five thousand) billion and shall be supplemented gradually in the course of its operation.

2. in case of increase or decrease of its charter capital, the Corporation must make corresponding adjustment in its business registration certificate and make announcement in accordance with the provisions of law.

Article 4.- Organisation structure, management and administration apparatus

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.- The Finance Ministry performs the State management of the Corporation’s finance according to its competence; exercises a number of rights and performs a number of obligations of the owner toward the Corporation under the Prime Minister’s decentralization.

The ministries, branches, provinces and centrally-run cities perform the State management of the Corporation according to their functions and competence.

Chapter II

FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND OBLIGATIONS OF THE STATE CAPITAL INVESTMENT CORPORATION

Article 6.- Functions and tasks of the Corporation

1. To receive and exercise the rights to represent the owner of the State capital invested in the State-run one-member limited liability companies, limited liability companies of two or more members and joint-stock companies converted from independent State companies or newly set up ones.

2. To invest and deal in the State capital in economic branches and domains at home and abroad in order to achieve the following objectives:

- Preserving and developing the State capital, efficiently using capital sources.

- Creating a driving force for development, raising operational capacity and competitiveness of enterprises invested with the State capital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To organise the mobilisation of domestic and foreign capital sources according to the provisions of law on State companies.

5. To provide such financial services as investment consultancy, financial consultancy, equitization consultancy, consultancy on the ownership conversion of enterprises, reception of entrusted investment capital sources from domestic and foreign organisations and individuals.

6. To perform task of international cooperation in the field of capital investment.

7. To provide services of supporting enterprises in accordance with the provisions of law.

Article 7. Rights and obligations of the Corporation

1. To act as the representative of the owner of the State capital at the enterprises invested with capital of the Corporation.

2. To possess and use its capital and assets for investment and obtainment of its legitimate interests.

3. To dispose of its capital and assets. To manage and use its assets assigned by the State or lease them according to the provisions of law and this Charter.

4. To select and decide fields of capital investment on the market principles, ensuring future efficiency and profitability. If unfruitfully performing tasks assigned by the Prime Minister, the Corporation may implement appropriate preferential policies and be financially supported by the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To increase or reduce its capital invested in enterprises or domains according to the provisions of law, charters of enterprises and this Charter.

7. To mobilize capital for business in form of issuing bonds or promissory notes; to borrow capital from credit institutions and other financial institutions under law provisions and take responsibility for the efficient use of the mobilized capital.

8. To receive entrusted investment capital sources from domestic or foreign organizations and individuals, and take responsibility for the management of the use of such capital sources.

9. To preserve and develop the State-assigned capital, to take responsibility for the loss of the State capital under the provisions of law.

10. To ensure publicity and transparency in reporting on its business and financial activities to competent authorities according to regulations.

11. To exercise other rights and perform other obligations according to the provisions of the State Enterprise Law and this Charter.

Article 8. Rights and obligations of the Corporation toward its capital invested in enterprises

1. For one-member limited liability companies:

a. To exercise the right to represent the owner of the State capital and responsible for the debts and other asset-related obligations of the companies within the capital amounts it has invested in such companies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c. To decide on the organizational managerial structure of the companies, appoint , dismiss or demote managerial officials of the companies such as the Managing Board members and directors (general director) of the companies;

d. To decide on investment the adjustment of charter capital of the companies;

e. To supervise, monitor and assess business activities of the companies;

f. To decide on investment projects or sale of assets of a value equal to or larger than 50% of the total asset value recorded in the companies’ accounting books;

g. To decide on the use of after-tax profit;

h. To decide on the re-organization of the companies;

i. To exerciser other rights and performs other obligations according to the provisions of the Enterprise Law and charters of the companies.

2. For joint ventures and limited liability companies of two or more members:

a. To take responsibility for the debts and other asset-related obligations of the companies within its capital amounts already contributed to such companies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c. To be entitled to nominate its persons to the Members Councils, join in discussion, making suggestion and voting on issues falling under the competent of the Members Councils;

d. To have a number of votes in proportion to its contributed capital;

e. To examine the member registers, accounting books, annual financial statements and other documents of the companies and receive excerpts or copies of these documents;

f. To enjoy part of the remaining value of assets of the companies, which shall be divided in proportion to its contributed capital upon the dissolution or bankruptcy of such companies;

g. To be given priority to contribute more capital to the companies when such companies increase their charter capital; to be entitled to transfer part or whole of its contributed capital under the provisions of the Enterprise Law;

h. To exercise other rights and perform other obligations for by the Enterprise Law and charters of the companies.

3. For joint-stock companies:

The Corporation shall exercise the rights and perform the obligations of a shareholder in proportion to its capital contributed to the joint-stock companies:

a. To attend and vote on all issues falling under the competence of the shareholders’ congress;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c. To be entitled to transfer its shares under the provisions of the Enterprise Law and charters of the companies;

d. To receive dividends at the levels decided by the shareholders congress;

e. To be given priority to purchase new shares offered for sale corresponding to the proportion of common shares of each shareholder in a company;

f. To nominate its persons to the Managing Boards and Control Boards of the companies according to the provisions of the Enterprise Law and charters of the companies;

g. To receive part of the remaining assets in proportion to the number of shares at the companies upon their dissolution or bankruptcy;

h. To exercise other rights and perform other obligations for in the Enterprise Law and charters of the joint-stock companies.

Chapter III

ORGANISATIONAL STRUCTURE AND MANAGERIAL APPARATUS OF THE STATE CAPITAL INVESTMENT CORPORATION

Section 1. MANAGING BOARD OF THE ORPORATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The managing board is a body directly representing the State ownership in the Corporation, decides on all matters related to the determination and realization of its targets, tasks and benefits, except for matters falling under the deciding competence of the Prime Minister and the decentralized management agencies.

The Managing Board shall take responsibility before the Prime Minister and law for all operations and development of the Corporation.

Article 10.- Tasks and powers of the Managing Board

1. To receive, manage and efficiently use capital, land, natural resources and other resources assigned by the State to the Corporation.

2. To submit to the Prime Minister for approval and organize the realization of targets, strategies and development orientations of the Corporation.

3. To decide on the long term and medium term plans of the Corporation after they are commented by the Finance Ministry.

4. To approve annual business investment plans at the proposal of the general director of the Corporation.

5. To decide and decentralize its power to the general director to decide on investment and management of the State capital at enterprises invested with capital of the Corporation; to mobilize capital, invest, liquidate and sale assets of the Corporation

It shall take responsibility for all investment activities of the Corporation and may decentralize its power to the general director to decide on investment on a case-by-case basis.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. To be entitled to use offices, professional divisions and departments of the Corporation; to set up sections advising and assisting it in performing its tasks. The functions and tasks of these sections shall be decided by the Managing Board. To invite a number of domestic and foreign consultants and advisers.

8. To submit to the Prime Minister for decision the addition, replacement, dismissal, commendation or disciplining of its members.

9. To decide on appointment or signing of contracts with, replacement, dismissal or disciplining of the general director of the Corporation after getting the Prime Ministers consent.

10. To decide on appointment, dismissal, demotion of, and regime of salaries and bonuses for, the deputy general directors and chief accountant at the proposal of the general director.

11. To decentralize its power to the general director to appoint, dismiss or demote, and decide on the regime of salaries and bonuses for, other posts in the Corporation.

12. To approve the annual financial statements of the Corporation; plans on the use of after-tax profits and handling of losses in the course of business at the proposal of the general director; to approve annual and periodical reports on the management and use of the State capital at enterprises invested with capital of the Corporation.

13. To inspect and supervise the Corporation in the performance of its functions and tasks in strict accordance with the provisions of law and this Charter.

14. To submit to the Prime Minister for approval the Charter of the Corporation and amendments thereto.

15. To request the general director to report and take handling measures in case of detecting signs of violating law or this Charter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



17. To decide on nomination or replacement of the Corporation’s representatives who are involved in the administration of enterprises invested with capital of the Corporation at the proposal of the general director.

18. To nominate its representatives to attend meetings of the Directorate and meetings of the Corporation when deeming necessary.

19. To exercise other rights and perform other tasks according to the provisions of law and this Charter

Article 11.- Membership, appointment, dismissal and replacement of members of the Managing Board

1. The managing Board consists of a chairman, vice chairman and members. It has full-time and part-time members. The chairman of the Managing Board and the head of Control Board must be full-time members. Other members of the Managing Board may concurrently hold leading positions in the Directorate. The Managing Board consists of 7 members at most. It comprises leaders of the Finance Ministry and a number of ministries and branches who have experience in, and knowledge about, finance, capital investment and enterprise administration.

2. Criteria and conditions for members of the Managing Board shall comply with the provisions of Article 31 of the State Enterprise Law

3. The Prime Minister shall decide on appointment, dismissal or replacement, discipline of the chairman, vice chairman and members of the Managing Board.

4. A term of office of members of the Managing Board shall not exceed 5 years. At the end of their term, members of the Managing Board may be reappointed.

5. Members of the Managing Board shall be dismissed in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. Having no capacity and/or qualifications to undertake the assigned tasks, having lost their civil act capacity or having restricted civil act capacity;

c. Being dishonest while performing their duties or exercising their powers or abusing their positions or powers to seek profits for themselves or others; untruthfully reporting on the Corporation’s financial situation;

d. Violating the provisions of law and this Charter.

6. Members of the Managing Board shall be replaced in the following cases:

a. They resign;

b. They are subject to decisions on transfer or arrangement to new posts;

c. Their health fails them in taking up the jobs.

Article 12.- Chairman of the Managing Board

1. The chairman of the Managing Board operates on a full-time basis and shall not concurrently be the general director of the Corporation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. To sign on behalf of the Managing Board for reception of capital, land, natural resources and other resources assigned by the State to the Corporation;

b. To organize the performance of tasks of the Managing Board according to the provisions of Article 10 of this Charter

c. To sign on behalf of the Managing Board documents falling under the competence of the Managing Board;

d. To monitor and supervise the implementation of resolutions and decisions of the Managing Board; to have the right to suspend decisions of the general directors, which are contrary to resolutions and decisions of the Managing Board;

e. In case of necessity, to authorize a vice chairman or a member of the Managing Board to perform a number of tasks falling under his/her competence. The authorized person shall be answerable to the chairman of the Managing Board for the authorized tasks;

f. To have other rights as provided for by law and authorized by the Prime Minister.

Article 13.- Working regime of the Managing Board

1. The Managing Board works collectively and meets at least once a quarter. In case of necessity, it may convene extraordinary meetings at the request of its chairman, the general director or more than 50% of the total number of its members.

2. Meeting of the Managing Board shall be conducted when they are attended by at least twp- thirds of its members directly or via telecommunication system. In cases where a member is absent. He/she may authorize in writing his/her representative to attend a meetings and vote on the authorized issues on his/her behalf. Resolution and decisions of the Managing Board shall be adopted when they are voted for by more than 50% of the total number of the Managing Board members; in cases where the votes for and against are equal, the voting side with the chairman’s opinions shall prevail.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Members of the Managing Board have the right to request the general director, the chief accountant and/or managerial offices of the Corporation to supply information and documents on financial and operation situation of the Corporation and its dependent units.

5. Expenses for the operation of the Managing Board, the Control Board, experts, advisers and assisting sections of the Managing Board shall be accounted in the Corporation’s management costs. The general director of the Corporation shall ensure necessary conditions and means for operation of the Managing Board and its assisting sections.

Article 14.- Salaries, allowances and bonuses for members of the Managing Board

1. Full-time members of the Managing Board shall enjoy salaries, allowances and bonuses corresponding to the business results and efficiency of the Corporation.

2. Part-time members of the Managing Board shall enjoy allowances and bonuses corresponding to the business results and efficiency of the Corporation

Article 15.- Individuals related directly to members of the Managing Board, including their fathers, mothers, spouses, offsprings and siblings, must not hold the positions of chief accountant and cashier of the Corporation.

Section 2. CONTROL BOARD OF THE CORPORATION

Article 16.- the Control Board

1. The Control Board is set up by the Managing Board to assist the Managing Board in supervising operations of the Corporation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A term of office of the Control Board members shall not exceed 5 years. At the end of his/her term, each member may be reappointed.

3. Criteria and conditions for members of the Control Board shall comply with the provisions of Clause 4, Article 37 of the State Enterprise Law.

4. The Control Board operates according the Regulation approved by the Managing Board and has the following responsibilities and powers:

a. To supervise the management and administration of business activities, execution of the Charter of the Corporation as well as resolutions and decisions of the Managing Board;

b. To evaluate periodical and annual financial reports of the Corporation;

c. To perform other tasks at the request of the Managing Board.

5. The expenses for the operation (including salaries and bonuses) of the Control Board are decided by the Managing Board and accounted on the Corporation’s business costs. The general director shall have to create working conditions for the Control Board.

Section 3. GENERAL DIRECTOR, DEPUTY GENERAL DIRECTORS, CHIEF ACCOUNTANT, ASSISTING APPARATUS, MEMBER COMPANIES, BRANCHES AND REPRESENTATIVE OFFICES OF THE CORPORATION.

Article 17.- The general director, deputy general directors, chief accountant and assisting apparatus

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The deputy general directors assist the general director in administering the Corporation under the latter’s assignment or authorization; and take responsibility before the general director for the assigned or authorized tasks.

3. The chief accountant has the task of assisting the general director in organizing the financial and accounting work of the Corporation; and takes responsibility before the general director for the assigned or authorized tasks.

4. Professional divisions of the Corporation have the functions of the advising and assisting the Managing Board and the general director in performing tasks of the Corporation.

Article 18.- Selection, appointment, dismissal of, signing and termination of contracts with, the general director, deputy general directors and chief accountant

1. The general director is appointed by, or signs contract with, the Managing Board after being approved by the Prime Minister. The general director may be a member of the Managing Board.

2. The deputy general directors and chief accountant are appointed by, or sign contracts with, the Managing Board, which may also terminate such contracts at the proposal of the general director.

3. The general director shall be dismissed or have his/her working contract terminated ahead of time in the following cases:

a. Having been convicted under a court’s judgment or decisions which has taken legal effect;

b. Being dishonest while performing his/her duties or exercising his/her powers or abusing his/her positions or power to seek profits for him/herself or for others; untruthfully reporting on the financial situation of the Corporation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d. Having list civil act capacity or restricted civil act capacity;

e. Violating the provisions of law and this Charter.

4. The general director shall be replaced in the following cases:

a. He/she resigns;

b. There is a decision on his/her transfer or arrangement to new post;

c. His/her health fails him/her to take up the job.

Article 19.- Tasks and powers of the general director

1. To elaborate strategies, medium-, long-term and annual plans of the Corporation to be reported to the Managing Board; to organize the implementation of such plans after they are approved by competent authorities.

2. To submit to the Managing Board foe promulgating or to promulgate legal documents guiding the assigned tasks according to decentralization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To decide on investment projects, assets purchase or sale contracts, borrowing contracts and other economic contracts according to the decentralization and authorization by the Managing Board.

5. To report to the Managing Board regularly or irregularly on the business results of the Corporation; to publicize financial statements according to the provisions of the financial regime and this Charter.

6. To request the Managing Board to appoint, dismiss, demote, sign or terminate contracts with, commend or reward, discipline, or decide on the levels of salary, bonus and allowance of, the deputy general directors and chief accountant of the Corporation, nominate representatives of the Corporation’s capital portion at enterprises.

7. To decide on selection of, signing or termination of contracts with, or appointment, dismissal, commendation or rewarding, disciplining of, as well as salary, bonus and allowance levels for, other positions under the Managing Board’s decentralization.

8. To elaborate the Corporation’s plans on salaries and bonuses and report them to the Managing Board for approval and implementation organization.

9. To exercise the rights and responsibilities related to business, financial and personnel management toward attached units according to the Managing Board’s decentralization, the financial mechanism and provisions of this Charter.

10. To have other rights and tasks provided for by the State Enterprise Law, the Charter of the Corporation and decisions of the Managing Board

Article 20.- Relationship between the Managing Board and the general director in the management and administration of the Corporation

1. Tasks and powers of the Managing Board and the general director shall comply with the provisions of this Charter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The general director shall have to periodically report to the Managing Board on the business situation of the Corporation. In case of necessity, the chairman of the Managing Board shall request the general director to report directly to the Managing Board or nominate its representatives to attend meetings of the Corporation.

3. The Managing Board shall decentralize its powers to the general director to perform the Corporation’s tasks and take responsibility for such decentralization. The general director shall be answerable to the Managing Board for the decentralized tasks.

4. The chairman of the Managing Board and the general director may apply necessary measures in emergency cases according to the provisions of law, and at the same time, report them immediately to the Managing Board and competent State agencies for settlement.

Article 21.- Assisting apparatus of the Corporation

The Corporation’s assisting apparatus consists of functional and professional divisions, setup by the Managing Board at the proposal of the general director.

The general director shall decide on the appointment and dismissal of leaders of functional and professional divisions under the Managing Boards decentralization, and define the functions and tasks of each division, to be submitted to the Managing Board for approval.

Article 22.- Member companies and branches

Member companies as well as domestic and overseas branches of the Corporation are dependent cost-accounting units, organized by region in suitability with the scope, management demand and operations of the Corporation and set up by the Managing Board at the proposal of the general director. Each member company or branch has a director, deputy directors and professional sections. The general director appoints directors and deputy directors of member companies or branches under the Managing Board’s decentralization.

The regulations on organization and operation of member companies and branches shall be decided by the general director of the Corporation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Domestic and overseas representative offices of the Corporation are its dependent units, setup by the Managing Board at the proposal of the general director for the performance of a number of tasks assigned by the general director and not directly involved in business activities.

Article 24.- Selection, appointment, dismissal of leading officials of functional and professional divisions, member companies, branches and representative offices of the Corporation.

The selection, appointment and dismissal of leading officials of functional and professional divisions of the Corporation as well as its member companies, branches and representative offices shall comply with the decentralization by the Managing Board and the general director.

Article 25.- Nomination of representatives of the Corporation’s capital portions at enterprises.

The nomination of representatives of the Corporation’s capital portions to join the managing boards or the presidencies of one-member councils or managing boards of tow- or more-member limited liability companies; the managing boards of joint ventures or joint-stock companies with capital contributed by the Corporation shall comply with the provisions of the State Enterprise Law and this Charter.

Chapter IV

CAPITAL, FUNDS AND ASSETS OF THE STATE CAPITAL INVESTMENT CORPORATION

Article 26.- Working capital of the Corporation

1. State-owned capital:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. State capital supplemented in the operation process;

c. State capital invested in other enterprises and assigned to the Corporation;

d. Non-refundable aid sources;

e. Capital supplemented from after-tax profits in the business course.

2. Mobilized capital:

a. Bond issuance;

b. Borrowings from credit and financial institutions;

c. Other mobilized capital sources.

3. Capital sources entrusted for investment by domestic and foreign organizations and individuals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Corporation has the right to change its capital structure and assets in suitability with its capital investment and business demand.

Article 28.- The Corporation shall take measures to preserve the State capital at the Corporation, make deductions for setting up the risk reserves to cover objective losses in the course of investment and business of the Corporation.

The deduction for setting up, management and use of risk reserves shall comply with the provisions of the Government’s Decree No. 199/204/ND-CP of December 3, 2004, issuing the Regulation on financial management of State companies and management of the State Capital invested in other enterprises and the financial regulation of the Corporation.

Article 29.- The management of construction investment, procurement, liquidation, sale of assets and management of cost of the Corporation shall comply with the financial regulation of the Corporation and law provisions foe State corporations.

Chapter V

CAPITAL INVESTMENT

Article 30.- Capital investment principles

The Corporation shall invest and deal in capital on the following principles:

1. To concentrate investment in key and strategic branches and domains, which play the role of a driving force to boost the economic development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To reduce investment in branches and domains which the State need not to control as well as branches and domains which are capable of attracting resources from other economic sectors.

Article 31.- Forms of investment

1. Investment in projects to setup new enterprises.

2. Investment in making capital contributions to joint ventures, associations or joint-stock companies with other enterprises (including State corporations).

3. Investment in buying part of assets or buying out other enterprises.

4. Investment in securities market by purchasing, selling shares, bonds and other financial instruments.

5. Association with, or entrustment to, financial institutions and investment funds.

Article 32.- Capital investment bases

1. For investment in strategic and key branches and domains, which play the role of a driving force to boost the economic development, the bases are as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. Branches and domains where the State needs to invest 100% of capital or hold dominant shares under the Prime Minister’s decision;

c. Investment projects, production and business plans approved by competent authorities.

2. For investment in fruitful and highly profitable branches and domains, the bases are as follow:

a. The efficiency of investment projects;

b. The efficiency of production and business plans;

c. The efficiency of plans on ownership conversion or equitization of enterprises.

3. For the reduction of investment in enterprises, the bases are as follow:

a. Criteria and lists of classified companies where the State holds no dominant shares under the Prime Minister’s Decision;

b. The production and business as well as financial situation of enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Corporation has the right:

a. To decide on investment projects, investment mode, capital level and investment term for each project and enterprise within the capital amount managed by the Corporation;

b. To decide on reduction of the Corporations capital portion at other enterprises through capital transfer and sale of shares.

2. The Prime Minister shall decide on investment in the following cases:

a. The investment level falls beyond the deciding competence of the Corporation as provided for by law;

b. Investment in risky projects, domains or areas;

c. Investment in projects in unprofitable branches or domains which needs the State preferential policies or financial support.

Article 34.- The investment order, procedures and forms shall comply with the Regulation on capital investment decided by the general director after being approved by the Managing Board.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 35.-Financial consultancy

The Corporation may enter into consultancy contracts on the provision of financial services to customers; and enjoy charges as agreed with customers.

Article 36.- Investment entrustment

The Corporation may be entrusted by domestic and foreign organizations or individuals to make investments and enjoy commissions under entrustment contracts.

Article 37.- International cooperation

1. To coordinate with concerned parties in organizing investment cooperation forums to exchange experience in the course of business administration and enterprise management.

2. To conduct negotiation, conclusion and reception of aids and financial assistances from foreign countries and international organizations when authorized under law provisions and efficiently manage the use of capital sources

3. To join in economic forums and international investment forums.

4. Other activities as provided for by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In its capacity as the representative of the owner of the State capital invested in enterprises, the Corporation may perform the following jobs:

1. Summing up information and aspirations of enterprises so as to report them to the Prime Minister and State agencies for appropriate solutions on control mechanism and policies.

2. Contributing its opinions in the negotiation process, supplying information on the situation and developments of realization of commitments on international economic integration, opportunities and challenges, solutions to competition and overcoming of disadvantages of enterprises.

3. Representing enterprises invested with the State capital to participate in the process of drafting the State mechanisms and policies related to the operations of the enterprises.

4. Organizing programs in support of enterprises such as training courses, workshops, inviting domestic and international consultants to discourse on topics related to enterprise development and investment.

5. Organizing, coordinating the participation in domestic and international forums on the related contents.

Chapter VII

FINANCE OF THE STATE CAPITAL INVESTMENT CORPORATION

Article 39.- The Corporation in an independent economic cost-accounting unit, having financial autonomy and following the concentrated bookkeeping cost-accounting regime. The Corporation’s

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 40.- A fiscal year of the Corporation begin on January 1 (calendar year) and ends at the end of December 31 the same year. The first fiscal year begins on the date of the grant of the Corporation’s business registration certificate and ends on December 31 the same year.

Annually, the Corporation has to elaborate financial revenue and expenditure plan strictly according to regulation, report it to the Managing Board for approval and to the Finance Ministry for supervision and monitoring.

Article 41.- Financial results of the Corporation mean the difference between its total revenues and total expenditures.

After fulfilling tax obligations and other financial obligations under law provisions, the Corporation’s remaining profits are distributed as follows:

1. Appropriation for setting up the financial provision

2. Appropriation for setting up the development investment fund.

3. Appropriation for setting up the reward and welfare funds.

4. Appropriation for setting up the reward fund for the leaderships of the Corporation audits attached units.

5. The remainder (if any) shall be supplemented to the development investment fund of the Corporation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 42.- At the year end, the Corporation shall make reports on final settlement of its financial revenues and expenditures to be submitted to the Managing Board for approval and sent to the Finance Ministry

Article 43.- The Corporation shall follow the prescribed auditing and financial publicity regime.

Article 44.- Salaries and incomes of laborers in the Corporation Incomes of laborers include:

- Salaries;

- Bonuses for their contributions to the added value of enterprises and investment capital;

- Other allowances and subsidies as provided for;

The Corporation’s Managing Board shall specify the mechanism of salary and bonus payment to laborers in the Corporation.

Chapter VIII

MANAGEMENT OF OPERATIONS OF THE STATE CAPITAL INVESTMENT CORPORATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



of the State owner toward the Corporation.

Article 46.- The Prime Minister

1. To decide on the establishment and dissolution of the Corporation.

2. To appoint, dismiss, commend, reward or discipline members of the Managing Board.

3. To approve the Corporation’s organization and operation charter.

4. To decide on development objectives, strategies and orientation of the Corporation.

5. To approve plannings for development of key branches and domains where the State needs to concentrate investment.

To decide on the Corporation’s oversea capital investment undertakings with regards to project in regions exposed to high risks; to decide on projects of big capital value that fall beyond the competence of the Corporation.

6. To decide on projects of social nature, which need the State’s financial support.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To promulgate accounting, auditing and financial reporting regimes and other documents related to the Corporation according to its competence.

2. To issue financial regulation of the Corporation.

3. To grant and supplement charter capital of, provide financial supports for, the Corporation under the Prime Minister’s decision.

4. To supervise the Corporation’s financial operations.

5. To nominate its representatives to the Corporation’s Managing Board.

Article 48.- The Finance Minister shall exercise a number of the owner’s rights and obligations towards the Corporation under the Prime Minister’s authorization.

1. To adopt the Corporation’s long-term and medium-term plans for the Managing Board to organize the implementation thereof. To inspect and supervise operations of the Corporation.

2. To submit to the Prime Minister for decision;

a. The establishment or dissolution of the Corporation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To consider and decide on investment plans for lists of risky investments, investments projects of social nature and overseas investment projects. In special cases, to submit them to the Prime Minister for decision.

4. To attend meetings of the Managing Board and the Directorate.

5. To request the Managing Board and the general director to report irregularly on matters related to operations of the Corporation.

6. To perform other tasks under the Prime Minister’s Authorization.

Article 49.- The Corporation’s relationship with ministries, branches and localities

1. The relevant ministries and branches shall perform the State management of the Corporation according to their specialized management functions under the provisions of law.

2. The Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall perform the State management of the Corporation in its observance of the regulations on administrative management in their respective localities according to the provisions of law.

Article 50.- The Corporation’s relationship with domestic and foreign enterprises and economic organizations shall comply with the provisions of the State Enterprise Law, the Enterprise Law, the Law on Foreign Investment in Vietnam, the other law provisions and investment cooperation contracts.

Article 51.- Laborers in the Corporation shall have the rights and obligations provided for by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IX

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 53.- The managing Board, the general director, individuals and units in the Corporation shall have to implement this Charter.

Article 54.- The Corporation shall base itself on the State Enterprise Law, the Enterprise Law, its Charter and relevant provisions to issue Regulation on organization and operation of its attached units.

Article 55.- In case of amendments and/or supplements to this Charter, the Corporation’s Managing Board shall submit them to the Prime Minister for decision.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 152/2005/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.674

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.214.215
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!