Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 14/2009/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 21/01/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 14/2009/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO LÃNH CHO DOANH NGHIỆP VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 02 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 5 năm 2004;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Bảo lãnh cho doanh nghiệp có nhu cầu bảo lãnh để vay vốn tại các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Điều 2. Giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tại các ngân hàng thương mại để thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của các địa phương hoạt động theo các Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành Quy chế thành lập, hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và Quyết định số 115/2004/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2004 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2001 và được sửa đổi, bổ sung một số điều sau:

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 15 Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2001 bằng khoản 4, khoản 5 Điều 4 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2001 bằng Điều 6 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản lý, Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

QUY CHẾ

BẢO LÃNH CHO DOANH NGHIỆP VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng được bảo lãnh vay vốn

Đối tượng được Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh vay vốn là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (kể cả các Hợp tác xã) có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng và sử dụng tối đa 500 lao động (trong Quy chế này gọi chung là doanh nghiệp).

Điều 2. Phạm vi bảo lãnh vay vốn

1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh (vay vốn đầu tư tài sản cố định); phương án sản xuất kinh doanh (vay vốn lưu động) phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Không bảo lãnh cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán; dịch vụ (trừ dịch vụ vận tải hàng hóa, giáo dục đào tạo và y tế); vay vốn để thanh toán nợ vay của các hợp đồng tín dụng khác.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Các Bên trong quan hệ bảo lãnh:

- Bên bảo lãnh là Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

- Bên được bảo lãnh vay vốn là các doanh nghiệp.

- Bên nhận bảo lãnh là ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

2. Chứng thư bảo lãnh là cam kết đơn phương bằng văn bản của Bên bảo lãnh với Bên nhận bảo lãnh về việc Bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho Bên được bảo lãnh khi Bên được bảo lãnh không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ theo cam kết với Bên nhận bảo lãnh.

3. Hợp đồng bảo lãnh vay vốn là thỏa thuận bằng văn bản được ký giữa Bên bảo lãnh và Bên được bảo lãnh về việc Bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho Bên được bảo lãnh khi Bên được bảo lãnh không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ theo cam kết với Bên nhận bảo lãnh.

Điều 4. Nguyên tắc bảo lãnh vay vốn

1. Đáp ứng đầy đủ các điều kiện về bảo lãnh vay vốn theo quy định của pháp luật và Quy chế này.

2. Các Bên có liên quan thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ về bảo lãnh theo quy định của pháp luật.

3. Bên được bảo lãnh vay vốn không được chuyển nhượng tài sản hình thành từ vốn vay đầu tư dự án; không được sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh khác.

4. Bên bảo lãnh có quyền phát mại tài sản thế chấp bảo đảm bảo lãnh để thu hồi số tiền đã trả nợ thay cho Bên được bảo lãnh.

Điều 5. Điều kiện để doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn

1. Thuộc đối tượng và phạm vi được bảo lãnh quy định tại Điều 1, Điều 2 của Quy chế này.

2. Có dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Quy mô dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tối thiểu là 100 triệu đồng.

3. Không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế.

4. Không nợ đọng thuế. Trường hợp doanh nghiệp có nợ đọng thuế, nhưng dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh hoặc phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì vẫn được Bên bảo lãnh thẩm định, quyết định bảo lãnh theo quy định tại Quy chế này.

5. Có vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, phương án sản xuất kinh doanh tối thiểu 10%.

6. Sử dụng 100% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay (tối đa 90%) và vốn chủ sở hữu (tối thiểu 10%) để thế chấp bảo đảm bảo lãnh tại Bên bảo lãnh.

Chương 2.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 6. Mức bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh vay vốn

1. Số tiền được bảo lãnh tối đa bằng 100% số nợ gốc và lãi phát sinh theo Hợp đồng tín dụng ký giữa Bên được bảo lãnh và Bên nhận bảo lãnh.

2. Đồng tiền bảo lãnh là đồng Việt Nam, đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi.

Điều 7. Thời hạn bảo lãnh vay vốn

Thời hạn bảo lãnh vay vốn phù hợp với thời hạn cho vay của Bên nhận bảo lãnh và không vượt quá thời hạn thu hồi vốn (đối với trường hợp vay vốn để đầu tư tài sản cố định) và chu kỳ sản xuất kinh doanh (đối với trường hợp vay vốn lưu động).

Điều 8. Phí bảo lãnh vay vốn

1. Mức phí bảo lãnh tối đa bằng 0,5%/năm/số tiền được bảo lãnh. Việc thu phí phù hợp thời gian bảo lãnh, được thỏa thuận trong Hợp đồng bảo lãnh vay vốn. Bên bảo lãnh được miễn, giảm phí bảo lãnh trong trường hợp Bên được bảo lãnh gặp rủi ro bất khả kháng (thiên tai, hỏa hoạn …).

2. Bên bảo lãnh được sử dụng 25% phí thu được để bù đắp chi phí quản lý có liên quan đến hoạt động bảo lãnh, phần còn lại được trích vào Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn.

Điều 9. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn

1. Giấy đề nghị bảo lãnh vay vốn của doanh nghiệp.

2. Các tài liệu chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện được bảo lãnh theo quy định tại Điều 5 nêu trên.

Điều 10. Quy trình bảo lãnh vay vốn

1. Khi phát sinh nhu cầu vay vốn có bảo lãnh, doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn đến Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

2. Tối đa 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam tiến hành thẩm định, nếu đủ điều kiện thì có văn bản thông báo chấp thuận bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn. Trường hợp không chấp thuận bảo lãnh, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thông báo cho doanh nghiệp và giải thích rõ lý do không chấp thuận.

3. Căn cứ đề nghị vay vốn của doanh nghiệp và văn bản thông báo chấp thuận bảo lãnh của Bên bảo lãnh, Bên nhận bảo lãnh xem xét và ký Hợp đồng tín dụng với doanh nghiệp.

4. Sau khi có Hợp đồng tín dụng giữa Bên nhận bảo lãnh và Bên được bảo lãnh, Bên bảo lãnh tiến hành ký Hợp đồng bảo lãnh vay vốn; Hợp đồng bảo đảm bảo lãnh và phát hành chứng thư bảo lãnh để Bên được bảo lãnh vay vốn tại Bên nhận bảo lãnh.

5. Bên nhận bảo lãnh:

- Bên nhận bảo lãnh thực hiện cho vay đối với Bên được bảo lãnh theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cơ chế cho vay của ngân hàng thương mại đối với khách hàng.

- Áp dụng mọi biện pháp để thu hồi nợ theo quy định hiện hành (điều chỉnh thời hạn trả nợ, mức trả nợ, gia hạn nợ cho khoản vay …) khi Bên được bảo lãnh gặp khó khăn tạm thời.

- Có trách nhiệm thông báo ngay cho Bên bảo lãnh những thay đổi trong nội dung Hợp đồng tín dụng, điều chỉnh thời hạn trả nợ, mức trả nợ, gia hạn nợ cho khoản vay và những vi phạm hợp đồng của Bên được bảo lãnh ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ, để Bên bảo lãnh phối hợp xử lý.

- Trường hợp sau khi đã áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ đến hạn, Bên được bảo lãnh vẫn không trả được nợ hoặc trả không đầy đủ khoản nợ phải trả, Bên nhận bảo lãnh có văn bản yêu cầu Bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết.

Điều 11. Quy trình xử lý rủi ro

1. Tối đa 60 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, Bên bảo lãnh thỏa thuận với Bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo đúng cam kết tại Chứng thư bảo lãnh và quy định tại Quy chế này.

2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo đúng cam kết, Bên bảo lãnh:

- Được sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

- Yêu cầu Bên được bảo lãnh nhận nợ bắt buộc đối với số tiền Bên bảo lãnh trả nợ thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với lãi suất bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn của Bên nhận bảo lãnh tại thời điểm nhận nợ. Bên được bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả nợ vay bắt buộc cho Bên bảo lãnh.

- Tiếp tục áp dụng các biện pháp thu hồi nợ; đưa ra trọng tài kinh tế hoặc khởi kiện ra Tòa án Kinh tế.

Điều 12. Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn

1. Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn bao gồm các nguồn sau:

a) Ngân sách nhà nước cấp ban đầu 200 tỷ đồng.

b) Phí bảo lãnh vay vốn.

c) Tiền thu hồi nợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

d) Tiền phát mại tài sản hình thành từ vốn vay.

đ) Vốn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân (bao gồm cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA) trong và ngoài nước cho mục tiêu phát triển các doanh nghiệp;

e) Lãi tiền gửi.

2. Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn được sử dụng để bù đắp rủi ro bảo lãnh.

3. Số dư Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn cuối năm được chuyển sang năm sau để sử dụng. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn không đủ nguồn để bù đắp rủi ro bảo lãnh, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xử lý nguồn ngân sách nhà nước bổ sung cho Quỹ.

4. Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn.

Điều 13. Về nguồn vốn và cơ chế tài chính

1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam được sử dụng vốn điều lệ, nguồn vốn huy động hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh; được phép tiếp cận và sử dụng các nguồn lực hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của các tổ chức quốc tế, của Chính phủ để nâng cao năng lực bảo lãnh tín dụng.

2. Ngân hàng Phát triển Việt Nam hạch toán kế toán riêng đối với hoạt động bảo lãnh vay vốn.

Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của các Bên

1. Quyền và nghĩa vụ của Bên bảo lãnh:

a) Yêu cầu Bên được bảo lãnh cung cấp các tài liệu thuộc hồ sơ đề nghị bảo lãnh và tài liệu liên quan chứng minh đủ điều kiện được bảo lãnh theo quy định tại Điều 5 nêu trên.

b) Thực hiện thẩm định bảo lãnh vay vốn.

c) Thu phí bảo lãnh vay vốn theo quy định.

d) Phối hợp với Bên nhận bảo lãnh kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ của Bên được bảo lãnh.

đ) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo cam kết với Bên nhận bảo lãnh và Bên được bảo lãnh.

e) Có quyền từ chối bảo lãnh vay vốn đối với doanh nghiệp không thuộc đối tượng; không đủ điều kiện quy định Điều 5 của Quy chế này.

g) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi Bên được bảo lãnh vi phạm Hợp đồng bảo lãnh vay vốn, Hợp đồng tín dụng.

h) Yêu cầu Bên được bảo lãnh và Bên nhận bảo lãnh cung cấp thông tin và báo cáo định kỳ, hoặc đột xuất về tình hình hoạt động của Bên được bảo lãnh liên quan đến việc bảo lãnh vay vốn.

i) Yêu cầu bên nhận bảo lãnh chấm dứt việc cho vay và thu hồi nợ trước hạn nếu thấy Bên được bảo lãnh vi phạm Hợp đồng bảo lãnh vay vốn, Hợp đồng tín dụng hoặc vi phạm pháp luật.

k) Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi Bên được bảo lãnh hoặc Bên nhận bảo lãnh vi phạm một trong các trường hợp sau:

- Vi phạm Hợp đồng bảo lãnh vay vốn hoặc Chứng thư bảo lãnh;

- Bên được bảo lãnh không sử dụng vốn vay đúng mục đích vay vốn đã ghi trong Hợp đồng tín dụng đã ký với Bên nhận bảo lãnh;

- Bên nhận bảo lãnh không thông báo cho Bên bảo lãnh khi Bên được bảo lãnh rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ hoặc không thanh toán được nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước;

- Bên nhận bảo lãnh không thông báo cho Bên bảo lãnh trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi Bên được bảo lãnh rơi vào tình trạng không trả được nợ hoặc không trả nợ đầy đủ, đúng thời hạn.

l) Có trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ, hoặc đột xuất về tình hình thực hiện bảo lãnh vay vốn đối với Bên được bảo lãnh cho các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

2. Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận bảo lãnh:

a) Yêu cầu Bên được bảo lãnh thực hiện đúng các cam kết trong Hợp đồng tín dụng và các quy định hiện hành có liên quan.

b) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của Bên được bảo lãnh để đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích theo cam kết tại Hợp đồng tín dụng, an toàn và có hiệu quả.

c) Chấm dứt ngay việc cho vay và thu hồi nợ trước hạn khi Bên được bảo lãnh vi phạm các quy định tại Hợp đồng tín dụng và các quy định hiện hành có liên quan.

d) Thông báo ngay cho Bên bảo lãnh khi Bên được bảo lãnh vi phạm Hợp đồng tín dụng và các quy định hiện hành có liên quan.

đ) Thông báo cho Bên bảo lãnh trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi Bên được bảo lãnh rơi vào tình trạng không trả được nợ hoặc không trả nợ đầy đủ, đúng thời hạn.

e) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại đối với Bên được bảo lãnh vay vốn theo quy định của pháp luật (điều chỉnh thời hạn trả nợ, mức trả nợ, gia hạn nợ cho khoản vay) khi Bên được bảo lãnh gặp khó khăn tạm thời.

g) Yêu cầu Bên bảo lãnh thực hiện các cam kết trong Chứng thư bảo lãnh vay vốn.

h) Phối hợp với Bên bảo lãnh trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho Bên được bảo lãnh.

i) Có trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ, hoặc đột xuất về tình hình thực hiện bảo lãnh vay vốn cho các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

3. Quyền và nghĩa vụ của Bên được bảo lãnh:

a) Cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan đến việc bảo lãnh vay vốn theo yêu cầu của Bên bảo lãnh, Bên nhận bảo lãnh và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin và tài liệu đã cung cấp.

b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả.

c) Không được sử dụng tài sản đã thế chấp để bảo đảm bảo lãnh vay vốn trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh khác.

d) Chịu sự kiểm tra, giám sát của Bên bảo lãnh và Bên nhận bảo lãnh.

đ) Thực hiện đầy đủ các cam kết trong Hợp đồng bảo lãnh vay vốn, Hợp đồng bảo đảm bảo lãnh và Hợp đồng tín dụng.

e) Nộp phí bảo lãnh cho Bên bảo lãnh đầy đủ, đúng thời hạn quy định.

g) Yêu cầu Bên bảo lãnh, Bên nhận bảo lãnh thực hiện cam kết trong Hợp đồng bảo lãnh vay vốn, Hợp đồng tín dụng.

h) Hoàn trả đầy đủ cho Bên bảo lãnh những khoản nợ (gốc và lãi) phát sinh mà Bên bảo lãnh đã trả thay và các chi phí liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Bên bảo lãnh.

i) Có trách nhiệm cung cấp thông tin và báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện dự án đầu tư, tình hình sản xuất kinh doanh, chấp hành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, tình hình vay vốn và trả nợ vay cho Bên bảo lãnh, Bên nhận bảo lãnh, các đơn vị liên quan, cơ quan quản lý theo quy định.

Điều 15. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan liên quan

1. Bộ Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, bổ sung điều chỉnh các cơ chế, chính sách liên quan về bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền về cơ chế, chính sách liên quan đến bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung nguồn vốn cho Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

- Kiểm tra, giám sát hoạt động bảo lãnh vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc bố trí nguồn vốn để bổ sung cho Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

- Hướng dẫn các ngân hàng thương mại áp dụng mức lãi suất cho vay có bảo lãnh thấp hơn lãi suất cho vay thông thường của ngân hàng thương mại, nhằm bảo đảm tính ưu đãi về lãi suất cho vay thực tế đối với doanh nghiệp;

- Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc ban hành văn bản hướng dẫn các cơ chế, chính sách bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn.

- Hướng dẫn các ngân hàng thương mại trong việc phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam triển khai thực hiện cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn.

- Kiểm tra, giám sát các ngân hàng thương mại trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn có hiệu quả.

Chương 3.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản lý, Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.

Điều 17. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc, Bộ Tài chính tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương; đề xuất nội dung cần bổ sung, sửa đổi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 14/2009/QD-TTg

Hanoi, January 21, 2009

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON THE PROVISION OF GUARANTEE FOR ENTERPRISES TO BORROW LOANS FROM COMMERCIAL BANKS

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 16, 2002 Law on State Budget;
Pursuant to the February 12, 1997 Law on Credit Institutions and the May 16, 2004 Law
Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Credit Institutions:
Pursuant to the November 29, 2005 Enterprise Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 30/ 2008/NQ-CP of December 11, 2008. on urgent measures to curb economic decline, maintain economic growth and ensure social welfare;
At the proposal of the Minister of Finance,

DECIDES:

Article 1. To promulgate together with this Decision the Regulation on the provision of loan guarantee for enterprises to borrow loans from commercial banks lawfully operating in Vietnam.

Article 2. To assign the Vietnam Development Bank to provide guarantee for enterprises wishing to borrow loans from commercial banks for implementing investment projects or production and business plans under the Regulation issued together with this Decision.

Article 3. Local credit guarantee funds for small- and medium-sized enterprises shall operate under the Prime Minister's Decision No. 193/ 200l/QD-TTg of December 20. 2001, promulgating the Regulation on establishment and operation of credit guarantee funds for small- and medium-sized enterprises and Decision No. 115/2004/QD-TTg of June 25, 2004. amending and supplementing Decision No. 193/200l/QD-TTg of December 20, 2001. with some articles to be amended and supplemented as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To replace Clause I, Article 16 of Decision No. 193/2001/QD-TTg of December 20, 2001, with Article 6 of the Regulation issued together with this Decision.

Article 4. This Decision takes effect on the dale of its signing.

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial-level People's Committees and the Chairman of the Management Board and the Director General of the Vietnam Development Bank shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER





Nguyen Tan Dung

 

REGULATION

ON PROVISION OF GUARANTEE FOR ENTERPRISES TO BORROW LOANS FROM COMMERCIAL BANKS
(Issued together with the Prime Minister's Decision No. 14/2009/QD-TTg of January 21, 2009)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Subjects eligible for loan guarantee

Subjects eligible for the Vietnam Development Bank's loan guarantee are enterprises of all economic sectors (including cooperatives) which have a maximum charter capital of VND 20 billion and employ up to 500 laborers (below referred to as enterprises).

Article 2. Scope of loan guarantee

1. The Vietnam Development Bank shall provide guarantee for enterprises to borrow loans from commercial banks lawfully operating in Vietnam to carry out investment projects on production and business development (borrowing loans for investment in fixed assets) or to implement production and business plans (borrowing working capital) in accordance with law.

2. Guarantee will not be provided to real estate consultancy and dealing and securities trading enterprises and enterprises providing services (excluding transportation, education and training and healthcare); and enterprises borrowing loans to pay debts owed under other credit contracts.

Article 3. Interpretation of terms

In this Regulation, the terms below a construed as follows:

1. Parties involved in a guarantee:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The guaranteed is an enterprise.

- The guarantee is a commercial bank lawfully operating in Vietnam.

2. Guarantee deed means a written unilateral commitment of the guarantor to the guarantee that the guarantor shall perform financial obligations for the guaranteed if the guaranteed is unable to pay debts or fully pay debts as committed to the guarantee.

3. Loan guarantee contract means a written agreement conducted between the guarantor and the guaranteed under which the guarantor shall perform financial obligations for the guaranteed if the guaranteed is unable pay debts or fully pay debts as committed to the guarantee.

Article 4. Principles on loan guarantee

1. All conditions for loan guarantee prescribed by law and this Regulation must be fully met.

2. Involved parties shall exercise all rights and perform all obligations related to the guarantee in accordance with law.

3. The guaranteed may neither transfer assets formed from loans borrowed for investment projects nor use assets formed from loan capital in other credit and guarantee activities.

4. The guarantor may sell assets mortgaged as guarantee security to retrieve debt amounts already paid for the guaranteed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Falling within the eligible subjects and scope of guarantee prescribed in Articles 1 and 2 of this Regulation.

2. Having an efficient investment project on production and business development or production and business plan. An investment project on production and business development must be capitalized at least VND I(K) million.

3. Owing no overdue debts to credit institutions and economic organizations.

4. Having no tax arrears. If an enterprise has tax arrears but comes up with an efficient production and business development project or production and business plan, the guarantor may proceed with evaluating its project or plan and decide to provide loan guarantee under this Regulation.

5. Having at least 10% of equity in the production or business development project or production or business plan.

6. Mortgaging the whole value of assets formed from loan capital (up to 90%) and equity (at least 10%) to secure the guarantee at the guarantor.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Article 6. Guarantee levels and currencies used for loan guarantee

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Currencies used for loan guarantee are Vietnam dong and freely convertible foreign currencies.

Article 7. Loan guarantee term

The loan guarantee term must match the term of loans provided by the guarantee which, however, must not be longer than the capital recovery term (for cases of borrowing loans for investment in fixed assets) and the production and business cycle (for cases of borrowing working capital).

Article 8. Loan guarantee charges

1. Annual guarantee charges must not exceed 0.5% of the guaranteed amount. ('harges shall be collected according to the guarantee term as agreed upon in the loan guarantee contract. The guarantor may exempt or reduce guarantee charges in case the guaranteed encounters force majeure risks (natural disasters, fires.)

2. The guarantor may use 25% of the collected charge amounts to cover management expenses related to guarantee activities and remit the remaining amount into the loan guarantee risk reserve fund.

Article 9. A dossier of request for loan guarantee

1. The enterprise's written request for loan guarantee.

2. Documents proving the enterprise's eligibility for guarantee as prescribed in Article 5 above.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. When wishing to borrow loans eligible for guarantee, enterprises shall send a dossier of request for loan guarantee to the Vietnam Development Bank.

2. Within 20 working days after receiving a complete dossier, the Vietnam Development Bank shall evaluate the dossier. If all conditions are met. it shall issue a notice of guarantee approval to the loan-borrowing enterprise. In case of refusal to grant guarantee, the Vietnam Development Bank shall notify the enterprise thereof and clearly explain reasons for the refusal.

3. On the basis of the enterprise's loan request and the guarantor's written notice of guarantee approval, the guarantee shall consider and sign a credit contract with the enterprise.

4. After a credit contract is concluded between the guarantee and the guaranteed, the guarantor shall sign a loan guarantee contract, a guarantee security contract and issue a guarantee deed for the guaranteed to borrow loans from the guarantee.

5. The guarantee:

- The guarantee shall provide loans to the guaranteed according to the State Bank of Vietnam's regulations on the mechanism on the provision of loans by commercial banks to borrowers.

- To apply all measures to retrieve debts according to current regulations (adjusting the debt-payment time limit and level and extending debts) when the guaranteed encounters temporary difficulties.

- To immediately notify the guarantor of changes in the credit contract, adjustments of the debt-payment time limit and level, debt extension or breaches of the contract committed by the guaranteed which may affect the debt retrieval capability, for coordinated handling.

- After measures have been taken to retrieve overdue debts, if the guaranteed still fails to pay debts or fully pay debts, the guarantee shall request the guarantor to perform guarantee obligations as committed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Within 60 days after receiving a request for performance of guarantee obligations, the guarantor shall negotiate with the guarantee on the performance or non-performance of guarantee obligations committed in the guarantee deed and prescribed in this Regulation.

2. If having to perform guarantee obligations as committed, the guarantor may:

- Use the loan guarantee risk reserve fund to perform guarantee obligations.

- Request the guaranteed to acknowledge as compulsory debts the sum of money which the guarantor has paid for it with an interest rate of equal to 150% of the rate for due debts prescribed by the guarantee at the time of debt acknowledgement. The guaranteed shall pay their compulsory debts to the guarantor.

- Further apply measures to retrieve debts; bring the case to economic arbitration or initiate a lawsuit at an economic court.

Article 12. Loan guarantee risk reserve fund

1. The loan guarantee risk reserve fund is formed from the following sources:

a/ The start-up amount of VND 200 billion allocated from the state budget.

b/ Loan guarantee charges.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Proceeds from sale of assets formed from loans.

dd/ Lawful donations (including official development assistance) of organizations and individuals at home and abroad for the enterprise development;

e/ Deposit interests.

2. The loan guarantee risk reserves fund shall be used to offset guarantee risks.

3. The year-end balance of the loan guarantee risk reserve fund may be carried forward to subsequent years for use. In case the loan guarantee risk reserve fund is not enough to offset guarantee risks, the Ministry of Finance shall propose the Prime Minister to allocate additional amounts from the state budget to the fund.

4. The Ministry of Finance shall guide the management and use of the loan guarantee risk reserve fund.

Article 13. Capital sources and financial mechanisms

1. The Vietnam Development Bank may use its charier capital and other lawfully mobilized capital sources to provide guarantee; access and use technical and financial assistance from international organizations and the Government to improve its credit guarantee capability.

2. The Vietnam Development Bank shall conduct separate accounting for loan guarantee activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Rights and obligations of the guarantor:

a/ To request the guaranteed to supply documents included in the dossier of request for guarantee and relevant documents proving its eligibility for guarantee prescribed in Article 5 above.

b/ To appraise loan guarantee.

c/ To collect loan guarantee charges according to regulations.

d/ To coordinate with the guarantee in examining and supervising the process of using loans and paying debts by the guaranteed.

dd/ To exercise its rights and perform its obligations as committed with the guarantee and the guaranteed.

e/ To refuse to provide loan guarantee to ineligible enterprises or enterprises that fail to meet the conditions prescribed in Article 5 of this Regulation.

g/ To initiate a lawsuit at court in accordance with law when the guaranteed violates the loan guarantee contract or credit contract.

h/ To request the guaranteed and the guarantee to supply information and make periodical or irregular reports on the guaranteed's operations concerning loan guarantee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



k/ To refuse to perform guarantee obligations when the guaranteed or the guarantee commits one of the following violations:

- Violating the loan guarantee contract or the guarantee deed;

- The guaranteed uses the loan for improper purposes other than those stated in the credit contract signed with the guarantee;

- The guarantee fails to notify the guarantor when the guaranteed suffers from business losses or is unable to pay tax obligations to the State.

- The guarantee fails to notify the guarantor within 7 working days after the dale when the guaranteed falls into insolvency or fails to fully pay debts in time.

l/ To supply information and make periodical or irregular loan guarantee reports to state management agencies according to regulations.

2. Rights and obligations of the guarantee:

a/ To request the guaranteed to abide by its commitments in the credit contract and relevant current regulations.

b/ To examine and supervise the use of loan capital by the guaranteed so as to ensure thai loan capital shall be used properly, safely and efficiently.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To notify the guarantor when the guaranteed violates the credit contract or relevant current regulations.

dd/ To notify the guarantor within 7 working days from the date the guaranteed falls into insolvency or fails to fully pay debts in time.

e/ To exercise the rights and perform the obligations of a commercial bank towards the guaranteed in accordance with law (adjusting the debt-payment time limit and level or extending debts) when the guaranteed encounters temporary difficulties.

g/ To request the guarantor to perform its commitments in the deed of loan guarantee.

h/ To coordinate with the guarantor in performing the guarantee obligations towards the guaranteed.

i/ To supply information and make periodical and irregular loan guarantee reports to state management agencies according to regulations.

3. Rights and obligations of the guaranteed:

a/ To supply adequate documents related to loan guarantee at the request of the guarantor and the guarantee and take responsibility for the accuracy and lawfulness of supplied information and documents.

b/ To efficiently use loan capital for proper purposes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To submit to the examination and supervision by the guarantor and guarantee.

dd/ To fully commitments in the loan guarantee contract and credit contract.

e/ To fully pay guarantee charges to the guarantor within the prescribed time limit.

g/ To request the guarantor and guarantee to perform commitments in the loan guarantee contract and credit contract.

h/ To fully pay to the guarantor debts (principal and interest) which the guarantor has paid for it and other expenses related to the performance of guarantee obligations by the guarantor.

i/ To supply information and make periodical and irregular reports on the implementation of investment projects, the production and business situation and the performance of financial obligations towards the State and the situation of loan borrowing and payment of debts to the guarantor, the guarantee, relevant units and management agencies in accordance with regulations.

Article 15. Responsibilities of concerned ministries, branches and agencies

1. The Ministry of Finance shall:

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, proposing the Prime Minister to promulgate or supplement or adjust mechanisms and policies on loan guarantee for enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, further allocating capital for the loan guarantee risk reserve fund in accordance with the State Budget Law.

- Examine and supervise the provision of loan guarantee by the Vietnam Development Bank.

2. The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the Ministry of Finance in further allocating capital for the loan guarantee risk reserve fund in accordance with the State Budget Law.

3. The State Bank of Vietnam shall:

- Guide commercial banks to apply the interest rates for guaranteed loans which are lower than their ordinary interest rates so as to ensure the provision of actual loan interest incentives to enterprises;

- Coordinate with the Ministry of Finance in promulgating documents to guide mechanisms and policies on loan guarantee for enterprises;

- Guide commercial banks in coordinating with the Vietnam Development Bank in implementing mechanisms and policies on the provision of loan guarantee for enterprises.

- Examine and supervise commercial banks in credit operations targeting enterprises so as to ensure the effective provision of guarantee for enterprises.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial-level People's Committees and the chairman of the Management Board and the general director of the Vietnam Development Bank shall implement this Regulation.

Article 17. For any problems arising in the course of implementing this Regulation, the Ministry of Finance shall sum up opinions of concerned ministries, branches and localities thereon and propose amendments and supplementations to the Prime Minister for consideration and decision.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 ban hành quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.734

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.53.209
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!