Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 86/2014/QH13 Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 28/11/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 86/2014/QH13

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

TIẾP TỤC NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CÔNG, DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11;

Căn cứ Nghị quyết số 47/2013/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2014;

Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 760/BC-UBTVQH13 ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, Báo cáo số 428/BC-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1.

Qua hơn ba năm thực hiện việc tái cơ cấu nền kinh tế đã mang lại kết quả bước đầu, khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu nền kinh tế là đúng đắn và kịp thời. Việc xây dựng các đề án tái cơ cấu và hệ thống văn bản pháp luật đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm, tạo cơ sở quan trọng cho việc tập trung chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu. Phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ được bố trí tập trung cho các dự án quan trọng, cấp bách và các dự án đang thi công dở dang có hiệu quả. Huy động vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài vào các dự án khu vực đầu tư công nhiều hơn ở lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông. Các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được sắp xếp, chấn chỉnh, đổi mới, tập trung vào ngành, nghề kinh doanh chính. Việc cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, nghề kinh doanh chính có chuyển biến tích cực trong năm 2014. Các tổ chức tín dụng cải thiện khả năng chi trả, bảo đảm an toàn hệ thống, xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại đạt được kết quả bước đầu. Kết quả tái cơ cấu ba lĩnh vực trọng tâm đã tác động toàn diện tới kinh tế - xã hội, tăng trưởng, tạo việc làm, giảm số lượng hộ nghèo, tăng thu nhập; tiềm lực khoa học và công nghệ tiếp tục được tăng cường cả cơ sở vật chất và nhân lực.

Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu đã cho thấy rõ hơn thực trạng của nền kinh tế. Mô hình tăng trưởng mới chưa thực sự định hình. Chưa xác định được toàn diện mối quan hệ giữa tái cơ cấu ba lĩnh vực trọng tâm và tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế. Công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng được yêu cầu, công nghiệp chế tạo phát triển chậm, công nghiệp lắp ráp còn chiếm tỷ trọng lớn. Chưa có giải pháp đột phá và đồng bộ để khai thác các lợi thế của sản xuất nông nghiệp. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cải thiện chậm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn còn thấp so với nhu cầu tái cơ cấu nền kinh tế. Chính sách chưa đủ mạnh để thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào khu vực công. Đầu tư vào ngành công nghệ cao, các ngành có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Tiến độ thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chậm, chưa có chuyển biến mang tính đột phá. Việc phân công, phân cấp, phân quyền thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu nhà nước còn chồng chéo, quản trị doanh nghiệp chậm được đổi mới; một số giải pháp hỗ trợ tái cơ cấu tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu chưa mang lại hiệu quả, chưa thật sự phối hợp chặt chẽ với các giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công. Xử lý sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống tổ chức tín dụng còn chậm.

Các hạn chế của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế chủ yếu từ các nguyên nhân chủ quan, nhất là các đề án tái cơ cấu chưa được lượng hóa bằng các chỉ tiêu cụ thể và triển khai một cách đồng bộ; việc phê duyệt đề án chậm so với yêu cầu; vẫn còn bộ, ngành, địa phương đến nay chưa có đề án tái cơ cấu; nhiều vấn đề bức xúc chưa được giải quyết triệt để, còn lúng túng; cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính gắn với tái cơ cấu nền kinh tế còn thiếu đồng bộ, chưa có đột phá mạnh mẽ; trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước trong thực hiện tái cơ cấu thiếu cụ thể; sự phối kết hợp của các cấp, ngành, địa phương trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện một số công việc tái cơ cấu nền kinh tế chưa chủ động, thiếu gắn kết chặt chẽ; cơ chế quản lý và chất lượng đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu; công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, xác định và xử lý trách nhiệm chưa thực hiện thường xuyên và nghiêm túc; công tác vận động, tuyên truyền để cả xã hội tham gia vào quá trình tái cơ cấu còn hạn chế.

Điều 2.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả tái cơ cấu nền kinh tế từ nay đến hết năm 2015, Chính phủ cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:

1. Tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 để đến cuối năm 2015 bảo đảm cơ bản hoàn thành cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh và bền vững, hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội;

2. Bổ sung, hoàn thiện Đề án tái cơ cấu trong đó lượng hóa nội dung mô hình tăng trưởng, nêu rõ mục tiêu, lộ trình, phương thức phân bổ lại nguồn lực, huy động sự tham gia của xã hội, gắn quá trình tái cơ cấu nền kinh tế với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gắn tái cơ cấu ngành công nghiệp và dịch vụ với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Hoàn thành phê duyệt các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực và từng địa phương chậm nhất là cuối quý II năm 2015. Tạo chuyển biến mạnh mẽ ngay từ năm 2015 trong việc áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; coi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ khoa học, công nghệ cao là nhân tố quyết định để tăng năng suất lao động; phát triển thị trường lao động đồng bộ với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, cân đối cung cầu lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh lĩnh vực công nghiệp chế tạo, chế biến, công nghiệp hỗ trợ; tăng tính liên kết giữa các địa phương trong vùng;

3. Tiếp tục rà soát, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung, ban hành các luật phù hợp với Hiến pháp; ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn và triển khai thực hiện tốt các luật đã được Quốc hội thông qua. Trình Quốc hội dự án Luật quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ làm căn cứ xây dựng các chương trình và kế hoạch đầu tư trung hạn và dài hạn, bảo đảm kỷ cương, tính thống nhất trong công tác quy hoạch;

4. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, chế biến và dịch vụ nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, trong đó triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp và tiếp tục triển khai mạnh mẽ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới;

5. Xây dựng, triển khai các đề án cụ thể và hệ thống chính sách khuyến khích thu hút đầu tư ngoài nhà nước nhằm phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thay dần một phần quan trọng cho đầu tư công. Hoàn thiện và triển khai mạnh các hình thức hợp tác công tư (PPP). Tiếp tục rà soát, đầu tư dứt điểm các công trình, dự án đầu tư công có hiệu quả kinh tế - xã hội đang dở dang; tập trung đầu tư cho khoa học, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Không để phát sinh nợ đọng đối với nợ xây dựng cơ bản. Đổi mới, hiện đại hóa công tác quản lý thông tin, dữ liệu đầu tư công;

6. Hoàn thành theo tiến độ kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, quan tâm giải quyết tốt vấn đề lao động dôi dư; nâng cao hiệu quả của cơ chế đại diện chủ sở hữu nhà nước theo hướng tách chức năng chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước. Tăng cường giám sát tài chính, giám sát hoạt động và đổi mới đội ngũ lãnh đạo quản lý doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện kế hoạch và lộ trình cổ phần hóa đối với loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xã hội phát triển. Nghiên cứu đề xuất kế hoạch sử dụng nguồn vốn thu được từ quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước để đầu tư cho một số dự án, công trình cấp bách, giảm gánh nặng nợ công, báo cáo Quốc hội;

7. Sắp xếp, tổ chức cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, tiếp tục thực hiện các giải pháp giảm nợ xấu và đến cuối năm 2015 còn dưới 3% trong tổng dư nợ. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế hoạt động của công ty quản lý tài sản của tổ chức tín dụng. Khẩn trương bổ sung, hoàn chỉnh các quy định pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo, phát triển thị trường mua bán nợ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với tổ chức tín dụng, giám sát chặt chẽ vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo, xử lý kịp thời các vi phạm và ngăn chặn rủi ro phát sinh. Cuối năm 2015 cơ bản kiểm soát sở hữu chéo, đầu tư chéo theo quy định của pháp luật;

8. Xác định rõ trách nhiệm để xử lý nghiêm người đứng đầu bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước trong việc chậm thực hiện hoặc thực hiện không đúng các đề án tái cơ cấu đã phê duyệt. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế;

9. Cải cách mạnh mẽ hành chính công và tài chính công theo hướng làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng ngành, từng cấp; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của người đứng đầu bộ, ngành, địa phương; nâng cao kỷ luật, kỷ cương, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước và sử dụng tài chính công.

Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế 5 năm 2011-2015, Chính phủ xây dựng kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2015). Trong các năm tiếp theo, triển khai mạnh mẽ các giải pháp để bảo đảm đạt các mục tiêu, định hướng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, triển khai hiệu quả, đồng bộ ba đột phá chiến lược, chú trọng các yếu tố góp phần thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế gồm phát triển tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, yếu tố năng suất tổng hợp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có trình độ khoa học, công nghệ cao, coi đây là nhân tố quyết định để tăng năng suất lao động.

Điều 3.

Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao Nghị quyết này và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2015.

Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật giám sát và động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện Nghị quyết của Quốc hội.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2014.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Sinh Hùng

 

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
----------------

No. 86/2014/QH13

Hanoi, November 28, 2014

 

RESOLUTION

ON FURTHER INCREASING THE EFFECTIVENESS OF THE ECONOMIC RESTRUCTURING IN PUBLIC INVESTMENT, STATE ENTERPRISES AND BANKING SYSTEM

THE NATIONAL ASSEMBLY OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

Pursuant to Law No. 05/2003/QH11 on Supervisory Activities of the National Assembly;

Pursuant to the National Assembly’s Resolution No. 47/2013/QH13 of June 20, 2013, on the National Assembly’s 2014 supervisory program;

Considering the National Assembly Standing Committee’s Report No. 760/BC-UBTVQH13 of October 27, 2014, on results of supervision of the economic restructuring in public investment, state enterprises and banking system under the National Assembly’s Resolution No. 10/2011/QH13 of November 8, 2011, on the five-year 2011-2015 socio-economic development plan; the Government’s Report No. 428/BC-CP of October 17, 2014; and opinions of National Assembly deputies;

RESOLVES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Over the past three plus years, the economic restructuring has recorded initial outcomes, affirming the sound and timely policy of the Party and the State on economic restructuring. The formulation of restructuring plans and the legal system has raised the awareness and the sense of responsibility, laying important grounds for directing the restructuring. The allocation of state budget and government bond capital sources has focused on important and urgent projects and effective ongoing projects. Mobilized private and foreign investments in public investment projects have increased in the construction of transport infrastructure. State enterprises continue to be arranged, strengthened and renovated to focus on their core business lines. Their equitization and divestment of capital invested in non-core business lines have recorded positive results in 2014. Credit institutions have improved their solvency; the system safety has been ensured; and the handling of non-performing loans of commercial banks has achieved initial outcomes. The results of restructuring the three key fields have comprehensively impacted the socio-economic situation and growth, created jobs, reduced poor households, and increased income. The scientific and technological potential has been further promoted in terms of both physical facilities and human resources.

However, the restructuring process has revealed a clearer picture of the actual economic situation. The new growth model has not yet been shaped. The relationship between the restructuring of the three key fields and that of the whole economy has not yet been exhaustively defined. The supporting industry has not yet met requirements, while the manufacturing industry develops slowly and the assembly industry still makes up a large proportion. No breakthrough and comprehensive solutions have been identified yet to make full use of the advantages of agricultural production. The competitiveness of the economy has improved slowly. The rate of trained laborers remains low compared with the demand of the economic restructuring. Policies are not strong enough to attract resources from the private sector and foreign investors to invest in the public sector. Investment in high technology and other industries that are able to lead the economic restructuring toward modernity has not yet met requirements. The restructuring of state enterprises remains slow and sees no breakthroughs. The assignment, decentralization and delegation in the exercise of the rights and performance of the tasks of owners and representatives of state owners remain overlapping, and business administration is slow to renovate. Some measures supporting the restructuring of credit institutions and the handling of non-performing loans prove to be ineffective and some have not been closely combined with measures to restructure state enterprises and public investment. The handling of cross ownership and cross investment in the credit institution system remains slow.

Most limitations of the economic restructuring process are attributable to subjective causes, such as restructuring plans have not yet identified specific targets and not been carried out in a coordinated manner; their approval is slower than required; some ministries, sectors and localities even have not come up with any restructuring plans; many urgent problems have been settled just halfway or confusingly; the institutional reform and administrative procedure reform linked with the economic restructuring have not been properly coordinated and lack significant breakthroughs; the restructuring responsibilities of heads of sectors, localities and state enterprises are yet to be concretized; the coordination and cooperation among levels, sectors and localities in directing, guiding and organizing the performance of economic restructuring tasks are not proactive and close; the management mechanism and the quality of managers of state enterprises fail to meet requirements; the supervision, inspection, examination, monitoring as well as identification and handling of responsibilities have not yet been conducted regularly and seriously; mobilization and propaganda work to involve the whole society in the restructuring process is still limited.

Article 2.

In order to further increase the effectiveness of the economic restructuring from now to the end of 2015, the Government shall focus on implementing the following major tasks and measures:

1. To focus on implementing the objectives, tasks and solutions set out in the master plan on economic restructuring under the National Assembly’s Resolution No. 10/2011/QH13 of November 8, 2011, on the five-year 2011-2015 socio-economic development plan, in order to basically complete the economic restructuring toward rapid and sustainable development, achieving harmony among the growth, macro-economic stability and social welfare objectives;

2. To supplement and improve the restructuring plan by quantifying growth model contents, clearly stating the objectives, roadmap and methods of re-allocating resources, mobilizing the social engagement, associating the economic restructuring process with the international economic integration process, and associating the industrial and service restructuring with agricultural restructuring. To finish the approval of restructuring plans for all sectors and localities by the second quarter of 2015 at the latest. To create substantial changes right in 2015 in the application of scientific and technological advances to production and business activities; to consider training of high-quality human resources with high scientific and technological qualifications the decisive factor for increasing labor productivity; to develop the labor market in pace with the economic restructuring process, balance labor supply and demand, reasonably restructure labor, and increase labor productivity and product quality; to promote the manufacturing, processing and supporting industries; to improve the linkage among regional localities;

3. To continue revising laws in accordance with the Constitution and submitting them to the National Assembly for amendment or promulgation; to fully and timely issue guiding documents and properly implement laws passed by the National Assembly. To submit to the National Assembly the draft Law on Planning in order to raise the quality of socio-economic development, sectoral and territorial planning work as a basis for formulating mid- and long-term investment programs and plans, and ensure discipline and unity in planning work;

4. To promote the restructuring of agriculture, including cultivation, animal raising, aquaculture, silviculture, processing and agricultural services, in order to develop sustainable agriculture, effectively implement the Political Bureau’s Resolution No. 30-NQ/TW of March 12, 2014, on continued arrangement, renewal, development and improvement of the operational effectiveness of agricultural and forestry companies, and further strongly implement the Xth Party Central Committee’s Resolution No. 26- NQ/TW of August 5, 2008, on agriculture, farmers and rural areas. To continue effectively implementing the new-countryside building program;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. To completely implement the state enterprise arrangement and renovation plan as scheduled and pay attention to properly dealing with the labor redundancy; to improve the effectiveness of the mechanism of state owner representation by separating the functions of owners, owner representatives and state administration. To promote financial supervision, operational supervision and change of enterprise leaders and managers, contributing to raising the operational effectiveness of state enterprises. To implement the equitization plan and roadmap for public-utility enterprises and facilitate the development of social enterprises. To study and propose a plan on using the proceeds from the equitization of and divestment of state capital from stated-invested enterprises to invest in urgent projects and works and ease the public debt burden, and report it to the National Assembly;

7. To arrange and restructure weak credit institutions, continue implementing measures to reduce non-performing loans to below 3 percent of the total outstanding loans by the end of 2015. To continue studying and improving the operational mechanism of the Vietnam Asset Management Company. To expeditiously supplement and complete regulations to solve difficulties and problems in handling collaterals, and develop the debt trading market. To increase the inspection and examination of the law compliance by credit institutions, closely supervise the cross ownership and cross investment, promptly handle violations and prevent risks. To basically control the cross ownership and cross investment in accordance with law by the end of 2015;

8. To identify responsibilities in order to strictly handle heads of ministries, sectors, localities and state enterprises in slowly or improperly implementing the approved restructuring plans. To improve the coordination among state management agencies in the economic restructuring process;

9. To drastically reform public administration and public finance toward clarifying tasks, powers and responsibilities of each sector and level; to enhance the autonomy and self-responsibility of heads of ministries, sectors and localities; to improve the discipline, effectiveness and efficiency in the state administration and use of public finance.

On the basis of assessing the economic restructuring during the five-year 2011-2015 period, the Government shall prepare an economic restructuring plan for the 2016-2020 period, and report it to the National Assembly at its 10th session in October 2015. In the following years, to strongly implement solutions to achieve the objectives and orientations set out in the 2011-2020 Socio-Economic Development Strategy; effectively and synchronously implement the three strategic breakthroughs, attaching importance to the factors contributing to the growth model change, including development of the industry and service proportion, values of hi-tech and hi-tech applied products, values of products of manufacturing and supporting industries, and the total factor productivity; to improve the quality of human resources with high scientific and technological qualifications, considering this the decisive factor for increasing labor productivity.

Article 3.

The Government shall, within the ambit of its functions, tasks and powers, organize the implementation of this Resolution with the highest effectiveness and report it to the National Assembly at the year-end session of 2015.

The National Assembly Standing Committee, the Ethnic Council and the Committees of the National Assembly, National Assembly deputies’ delegations and individual deputies shall supervise the implementation of this Resolution.

The Vietnam Fatherland Front Central Committee, member organizations of the Front and lawfully established social organizations shall supervise the implementation of, and encourage people of all strata to implement, the National Assembly’s Resolution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nguyen Sinh Hung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 86/2014/QH13 ngày 28/11/2014 tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng do Quốc hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.674

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.176.115
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!