Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 28/1999/TTLT Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Văn Đẳng, Nguyễn Xuân Thảo
Ngày ban hành: 03/02/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ-BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 28/1999/TTLT

Hà Nội , ngày 03 tháng 2 năm 1999

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT- BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ- BỘ TÀI CHÍNH SỐ 28 /1999/TTLT NGÀY 3 THÁNG 2 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN VIỆC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 661/QĐ-TTG NGÀY 29/7/1998 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, CHÍNH SÁCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN TRỒNG MỚI 5 TRIỆU HA RỪNG

Thi hành Quyết định số 661/QĐ-TTg Ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ "Về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng";

Liên tịch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO VÀ NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN TRỒNG MỚI 5 TRIỆU HA RỪNG

1. Mục tiêu và nguyên tắc chỉ đạo:

Mục tiêu và nguyên tắc chỉ đạo của dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã được thể hiện trong Quyết định 661/QĐ-TTg vừa thực hiện trồng mới 5 triệu ha rừng vừa bảo vệ có hiệu quả 9,3 triệu ha rừng hiện có, nhằm góp phần đảm bảo an ninh môi trường, cung cấp đầy đủ lâm sản cho công nghiệp hoá, đồng thời đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân ở vùng trung du miền núi đặc biệt là trong vùng đồng bào dân tộc. Quyết định đã nêu rõ nguyên tắc chỉ đạo là huy động sức mạnh của toàn dân để trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng bền vững; đồng thời, huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế để phát triển rừng trong giai đoạn 1998-2010.

2. Nhiệm vụ.

a - Các địa phương và các ngành có liên quan chấp hành nghiêm chỉnh Chỉ thị 286/TTg và 287/TTg ngày 2/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng, nhằm bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có, trọng tâm là rừng tự nhiên thuộc các khu rừng đặc dụng, phòng hộ ở nơi rất xung yếu và xung yếu, rừng sản xuất có trữ lượng giàu và trung bình, diện tích rừng đã trồng theo chương trình 327.

b- Trồng rừng.

- Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng (2 triệu ha).

+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung 1 triệu ha.

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung được thực hiện trên đất đã mất rừng nhưng có khả năng tái sinh thuộc vùng phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu, xung yếu và thuộc khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng. Bao gồm 2 hình thức:

* Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh do dân tự trồng bổ sung bằng các loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây đặc sản có tán như cây rừng.

* Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có kết hợp trồng bổ sung bằng cây rừng do nhà nước đầu tư.

+ Trồng rừng mới 1 triệu ha: Trên vùng đất trống đồi núi trọc không còn khả năng tái sinh tự nhiên được quy hoạch là rừng đặc dụng, vùng phòng hộ rất xung yếu, xung yếu tập trung chủ yếu ở các lưu vực sông lớn, các hồ chứa và công trình thuỷ điện lớn, bảo vệ các thành phố lớn, các vùng đất ven biển đang xói lở, cát bay và những nơi có yêu cầu cấp bách về phục hồi sinh thái. Đặc biệt ưu tiên vùng miền núi phía Bắc có tỷ lệ che phủ rất thấp, vùng miền Trung thường xẩy ra lũ lụt.

- Trồng 3 triệu ha rừng sản xuất bao gồm:

+ Trồng rừng sản xuất bằng cây lâm nghiệp : 2 triệu ha

Trong đó:

* Rừng nguyên liệu cho công nghiệp : 1,6 - 1,62 triệu ha, chủ yếu trồng các loài cây keo, tre luồng, thông, bồ đề, mỡ, bạch đàn,...

* Rừng gỗ trụ mỏ: 80.000ha, trồng các loài cây thông, sa mộc, bạch đàn,...

* Rừng cây đặc sản: 200.000ha, bao gồm các loài cây quế, hồi, thông nhựa, trúc sào, táo mèo, sở, cây lấy măng.v.v...

* Rừng gỗ quý hiếm: 100.000ha bao gồm các loài cây lim, đinh, sến, pơmu, cẩm lai, gõ đỏ... thuộc nhóm Ia, IIa theo nghị định 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của HĐBT (nay là Chính phủ).

+ Trồng cây công nghiệp lâu năm và cây lấy quả : Khoảng 1 triệu ha.

Cây công nghiệp lâu năm được xác định nằm trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng bao gồm: Cao su, đào lộn hột, ca cao, cây đặc sản và các loại cây lấy quả vừa có giá trị kinh tế vừa có tán che phủ như cây rừng. Đối với cây chè và cây cà phê phải trồng theo đúng quy hoạch, không được phá rừng để lấy đất trồng và phải trồng kết hợp với cây rừng ít nhất 300 cây/ha: Riêng cây chè tuyết san có thể trồng thuần loại.

II. CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP

1. Cơ cấu cây trồng:

a- Đối với rừng đặc dụng: Về nguyên tắc tuyển chọn cây trồng phải phù hợp với mục tiêu phục hồi hệ sinh thái nguyên sinh, đó là các loài cây bản địa tại chỗ, nơi quá cằn cỗi thì trồng cây che bóng và cải tạo đất trước, cây bản địa sau, và phải lấy xúc tiến tái sinh tự nhiên là biện pháp chính để phục hồi rừng theo hướng nguyên sinh.

b- Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn , ngoài cây gỗ lớn còn có thể trồng xen các loại cây công nghiệp, cây lấy quả, cây đặc sản có tán che phủ như cây rừng; số cây này được tính là cây phòng hộ chính. Đối với rừng phòng hộ bảo vệ đê sông đê biển, đồng ruộng, chống cát bay, phòng chống lũ lụt, chọn loài cây phù hợp mục tiêu phòng hộ và kết hợp tối đa với cây có lợi ích kinh tế cho người nhận trồng và khoán bảo vệ.

c- Đối với rừng sản xuất kể cả cây công nghiệp lâu năm và cây lấy quả trước hết phải căn cứ vào điều kiện khí hậu đất đai, điều kiện lưu thông chế biến và nhu cầu thị trường để chọn loại cây trồng phù hợp.

Phát triển rừng sản xuất phải gắn với công nghệ chế biến và tiêu thụ sản phẩm để sớm thu hồi vốn và có lợi nhuận.

Căn cứ vào các nguyên tắc và yêu cầu trên, từng tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương giao cho các cơ quan liên quan nghiên cứu lựa chọn các loại cây trồng cụ thể cho địa phương mình để trình Tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt.

2. Chính sách đất đai:

a- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tỉnh), chủ động rà soát lại quỹ đất Lâm nông nghiệp hiện có để xây dựng quy hoạch sử dụng đất cho dự án trồng rừng theo 3 loại rừng và phải làm từ xã đến huyện, tỉnh trên thực địa và trên bản đồ. Phối hợp với kết quả kiểm kê rừng tự nhiên bổ sung sửa đổi hoặc quy hoạch lại phương án phát triển lâm nghiệp (hay tổng quan lâm nghiệp ) trên địa bàn tỉnh. Đây là 1 trong các căn cứ xây dựng dự án mới và bổ sung sửa đổi dự án cũ.

b- Trên cơ sở quy hoạch phát triển rừng và các dự án đầu tư phát triển được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Uỷ ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo việc giao đất khoán rừng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Giao đất đến đâu phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến đó.

c- Chỉ giao đất cho các đối tượng thực sự có nhu cầu, khả năng bảo vệ và phát triển rừng. Đối tượng được giao đất nếu sau 12 tháng kể từ ngày được giao đất chính thức mà không đưa vào sử dụng thì đất đó phải bị thu hồi vào quỹ dự trữ. Cần chỉ đạo chặt chẽ, không vì sự chậm trễ về thủ tục giao đất làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển rừng. Việc giao đất phải tiến hành công khai dân chủ và ưu tiên giao đất cho các hộ gia đình sống ngay tại địa bàn của địa phương đó. Việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phải đảm bảo hoàn thành trước ngày 31/12/2000.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Địa chính sẽ có Thông tư Liên tịch hướng dẫn riêng về vấn đề này.

3. Về chính sách đầu tư và tín dụng.

a- Vốn ngân sách nhà nước

- Đầu tư cho lâm sinh

+ Bảo vệ rừng:

* Đối với rừng đặc dụng: Chủ yếu dùng lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, hưởng lương từ kinh phí sự nghiệp của các Ban quản lý rừng để bảo vệ. ở những khu rừng có dân đang sinh sống, có nguy cơ xâm hại đến rừng , thì Nhà nước hỗ trợ kinh phí để khoán bảo vệ rừng với mức tối đa là 50.000đ/ha/năm. Tuỳ theo từng địa bàn và từng dự án cơ sở, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định mức khoán bảo vệ rừng cho phù hợp, nhưng phải được công bố công khai cho dân biết.

* Đối với rừng phòng hộ: Đối tượng rừng được đầu tư bảo vệ là rừng tự nhiên, rừng đã khoanh nuôi và trồng mới theo chương trình 327 thuộc vùng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu, mà ở đó còn phá rừng làm nương rẫy xâm hại đến rừng, mức kinh phí khoán không quá 50.000đ/ha/năm. Tuỳ điều kiện từng nơi mà Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định mức đầu tư cụ thể cho từng dự án cơ sở, thời hạn dùng tiền để khoán tối đa 5 năm và phải công bố công khai cho dân biết.

* Đối với diện tích rừng đã giao khoán bảo vệ theo chương trình 327 nếu không đúng đối tượng xung yếu và rất xung yếu thì nay không đầu tư nữa, mà chuyển sang rừng sản xuất, nếu đúng đối tượng mà còn cần bảo vệ tiếp thì dùng tiền để khoán bảo vệ rừng tiếp cho đủ 5 năm, sau đó nhà nước sẽ có chính sách để người nhận khoán được hưởng lợi ích từ rừng.

+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung:

* Diện tích khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, hộ nhận khoán tự trồng bổ sung cây công nghiệp, cây lấy quả, cây đặc sản coi như khoán bảo vệ rừng thì đầu tư không quá 50.000đ/ha/năm và đầu tư trong 5 năm. Tuỳ điều kiện từng nơi mà UBND tỉnh quyết định mức đầu tư cụ thể cho phù hợp và phải công bố công khai cho dân biết.

* Diện tích khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, có kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp: Mức đầu tư tối đa là 1.000.000đ/ha trong 6 năm. Căn cứ điều kiện cụ thể để thiết kế, dự toán theo nhu cầu lâm sinh cần xúc tiến tái sinh ở các mức độ : Xới đất đón hạt, gieo hạt bổ sung, phát dây leo bụi rậm, trồng bổ sung cây gỗ theo rạch, đám, thì chia ra : Năm thứ nhất : Đầu tư cho xúc tiến gieo hạt hoặc trồng bổ sung gồm làm đất cục bộ, phát luỗng cây bụi cỏ dại. Gieo hạt hoặc trồng bổ sung bằng cây con theo đám hoặc theo rạch theo thiết kế ( bao gồm vật liệu và công lao động ) ; Hai năm tiếp theo: Tiếp tục chăm sóc, tra dặm cho số cây trồng bổ sung năm thứ nhất theo thiết kế được duyệt ; Bảo vệ 3 năm tiếp theo: Tuỳ từng nơi có yêu cầu bảo vệ khó dễ khác nhau để phân bổ kinh phí bảo vệ cho phù hợp nhưng không quá 50.000đ/ha/năm. Sau 6 năm nhất thiết phải tổ chức đánh giá kết quả để xử lý tiếp. Chi tiết thiết kế dự toán căn cứ QPN-21-98 theo quyết định 175-1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 4/11/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Căn cứ vào quy định trên, UBND tỉnh quyết định mức đầu tư cụ thể cho từng vùng, từng điều kiện lập địa và yêu cầu lâm sinh cho xúc tiến tái sinh

+ Trồng rừng mới:

* Đối với rừng đặc dụng: Bao gồm trồng rừng ở khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng, rừng thực nghiệm, vườn sưu tập thực vật. Cơ cấu cây trồng, mật độ và suất đầu tư theo thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

* Đối với rừng phòng hộ vùng rất xung yếu và xung yếu.

Cơ cấu và mật độ cây trồng: Mật độ bình quân khoảng 1.600 cây/ha, bao gồm cây phòng hộ là cây rừng khoảng 600 cây/ha và cây phù trợ là cây mọc nhanh cải tạo đất như đã quy định trong QĐ 556/TTg. Số lượng cây phù trợ tuỳ theo từng lập địa để quyết định . Trường hợp ở những lập địa không trồng cây phòng hộ ngay được thì phải thực hiện trồng xen cây mọc nhanh che bóng hoặc cải tạo đất trước và sau đó phải bổ sung trồng cây lâu năm, điều này phải được thể hiện cụ thể trong thiết kế . Mật độ của các loại rừng phòng hộ ven biển như phi lao chống gió cát, sú vẹt, đước, tràm... không theo quy định trên mà giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thiết kế cụ thể trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Nếu có trồng cây công nghiệp lâu năm, cây lấy quả có tán che phủ như cây rừng thì thực hiện mật độ theo quy trình trồng các loại cây đó.

Mức đầu tư:

Rừng phòng hộ đầu nguồn mức đầu tư bình quân 2,5 triệu đồng/ha bao gồm trồng và chăm sóc 3 năm. Dựa vào mức bình quân này, tuỳ điều kiện lập địa và cơ cấu cây trồng, ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét quyết định mức đầu tư cụ thể.

* Đối với loài cây gỗ quý hiếm trồng rừng sản xuất có tác dụng bảo tồn cây lâu năm, chủ rừng phải có Dự án và quy trình kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Nhà nước sẽ hỗ trợ cho khâu trồng mới và chăm sóc 2 triệu đồng/ha, chủ yếu hỗ trợ cây giống và một số vật tư, công lao động cần thiết. Ưu tiên đầu tư cho vùng phòng hộ ít xung yếu theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng góp công sức thực hiện.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng:

Các địa phương phải phối hợp lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn, huy động các nguồn vốn xây dựng cơ bản chuyên ngành để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho dự án trồng rừng, như giao thông nông thôn, thuỷ lợi, nước sạch, y tế, giáo dục,...

Vốn ngân sách dự án trồng mới 5 triệu ha rừng chỉ đầu tư xây dựng các công trình phục vụ lâm sinh, mức tối đa không quá 5% tổng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho dự án hàng năm.

Loại công trình hạ tầng sử dụng nguồn vốn ngân sách của dự án này cho rừng phòng hộ và đặc dụng được quy định như sau: Đầu tư cho công trình trực tiếp phục vụ bảo vệ và xây dựng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng như: Trạm bảo vệ rừng, công trình phòng chống cháy, phòng trừ sâu bệnh, vườn ươm, vv... Còn các công trình thuộc khu hành chính, công trình nuôi thả động vật hoang dã, công trình kết hợp du lịch sinh thái,... được đầu tư bằng nguồn vốn khác.

- Về kinh phí quản lý dự án:

+ Kinh phí quản lý dự án được chi cho các hoạt động điều hành dự án bao gồm:

* Khảo sát xây dựng dự án, thẩm định và xét duyệt dự án.

* Các chi phí tập huấn, hội nghị sơ kết, tổng kết; thông tin, tuyên truyền, thi đua khen thưởng.

* Bổ xung 1 số trang thiết bị cần thiết, văn phòng phẩm và chi phí cho hoạt động quản lý chỉ đạo chung.

* Phụ cấp, trợ cấp, công tác phí, ... theo chế độ hành chính sự nghiệp cho cán bộ Ban quản lý dự án rừng phòng hộ, đặc dụng, Ban quản lý dự án cấp tỉnh.

* Trợ cấp cho cán bộ Lâm nghiệp xã.

+ Tỷ lệ phân bổ kinh phí quản lý dự án quy định cụ thể như sau:

* Chủ dự án rừng phòng hộ, đặc dụng ở cơ sở là 6% tổng mức đầu tư vốn ngân sách cho dự án. Đây là mức bình quân, những dự án nằm ở địa bàn xa xôi, khó khăn và cán bộ quản lý dự án không hưởng lương sự nghiệp thì được phân bổ tỷ lệ cao hơn so với dự án ở địa bàn thuận lợi hoặc cán bộ quản lý dự án thuộc biên chế lương sự nghiệp, mức cụ thể do Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định.

* Tỉnh, huyện, xã là 1,3% tổng mức ngân sách của chương trình dành cho mỗi địa phương. Nguồn vốn này được sử dụng cho hoạt động của Ban quản lý dự án cấp tỉnh và trợ cấp cho cán bộ Lâm nghiệp xã. Số xã được trợ cấp và mức trợ cấp do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định, nhưng tối đa không vượt định suất cho cán bộ đầu ngành của xã.

* Các ngành của Trung ương là 0,7% , ( bao gồm cả hệ thống Kho bạc phục vụ dự án ) để chi phí cho hoạt động của Ban điều hành dự án Trung ương, tổng kết thi đua khen thưởng.

- Vốn chuẩn bị giống:

Vốn chuẩn bị cây giống được ứng trước của chương trình 327, các ngành các địa phương xác định chính xác số vốn đã được cấp, tình hình sử dụng, số còn lại quyết toán vào cuối năm 1998 để chuyển sang dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

- Trình tự cấp phát vốn ngân sách.

Để đảm bảo dự án trồng rừng thực hiện đạt kết quả, việc cấp phát vốn ngân sách được quy định như sau:

+ Để được cấp phát vốn, dự án phải có các tài liệu sau:

* Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền.

* Văn bản giao kế hoạch hàng năm về vốn và khối lượng của tỉnh đối với dự án địa phương; của Bộ, ngành Trung ương đối với dự án trung ương.

* Thiết kế, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

* Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành của Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng các ngành hữu quan của tỉnh. (Thành phần cụ thể của hội đồng nghiệm thu do UBND tỉnh quyết định; Kho bạc nhà nước không tham gia hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh). Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ ban hành quy trình nghiệm thu các công trình lâm sinh.

* Hồ sơ chứng từ khác có liên quan.

+ Việc cấp phát vốn thực hiện qua hệ thống kho bạc Nhà nước theo chế độ quản lý ngân sách Nhà nước hiện hành phù hợp với phương thức cấp phát vốn đã được quy định tại Quyết định 661/ QĐ-TTg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Vốn bố trí cho dự án năm nào được cấp phát cho khối lượng hoàn thành đến ngày 31/12 của năm đó, nguồn vốn còn lại được thu hồi để quyết toán với ngân sách Nhà nước.

Bộ Tài chính sẽ có thông tư quy định cụ thể về quản lý, cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

b- Về vốn tín dụng đầu tư

- Các cá nhân, các tổ chức đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, trồng cây công nghiệp lâu năm và cây lấy quả trên đất hoang hoá đồi núi trọc, phát triển các cơ sở chế biến Lâm nông sản, được hưởng các chế độ ưu đãi quy định tại Luật khuyến khích đầu tư trong nước ( sửa đổi tháng 5 năm 1998), văn bản hướng dẫn dưới Luật thực hiện từ ngày 1/1/1999.

- Điều kiện được hưởng các chính sách của luật khuyến khích đầu tư:

+ Các cá nhân, tổ chức, công ty kinh doanh được nhà nước Trung ương hoặc địa phương giao đất và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc thuê đất) theo Luật Đất đai.

+ Vùng đất phát triển Lâm nông nghiệp nằm trong quy hoạch phát triển nguyên liệu, chế biến tập trung, và có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Căn cứ vào Luật Khuyến khích đầu tư và dự án được duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ, ngành liên quan cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư kèm với giấy đăng ký sản xuất kinh doanh của cá nhân hoặc doanh nghiệp.

- Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư:

+ Nhà đầu tư có quyền lợi:

* Được miễn giảm từ 50-100% tiền thuế sử dụng đất, tiền thuê đất, thời gian từ 3 năm trở lên đến hết chu kỳ trồng rừng tuỳ thuộc mức độ khó khăn của địa bàn nhận đất.

* Được miễn thuế đất chu kỳ trồng rừng đầu tiên đối với vùng sâu, vùng xa, để trồng rừng sản xuất. Được dùng quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp để vay vốn.

Lãi suất vay được quy định hàng năm từ nguồn ưu đãi của luật khuyến khích đầu tư trong nước.

Được vay với mức tối đa không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án được duyệt. Trường hợp được vay với mức cao hơn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

+ Nhà đầu tư có nghĩa vụ:

* Sản xuất kinh doanh trồng rừng phải theo đúng nội dung nhiệm vụ của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

* Phải tuân thủ mọi quy định về bảo vệ quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường, luật lao động...

* Trường hợp các nhà đầu tư không thực hiện được các yêu cầu, nội dung, tiến độ của dự án được duyệt thì cơ quan chủ quản dự án sẽ xem xét cụ thể để điều chỉnh từng phần hoặc huỷ bỏ toàn bộ các ưu đãi đối với nhà đầu tư.

- Về hạn mức vốn vay ưu đãi theo luật khuyến khích đầu tư trong nước.

Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn dưới luật về mức đầu tư và lãi suất đối với từng đối tượng.

Ngoài nguồn vốn vay ưu đãi nêu trên, theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước các dự án trồng rừng sản xuất còn được vay vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, các nguồn vốn ưu đãi khác.

c- Vốn từ nguồn ODA

- Nguồn tài chính do các tổ chức quốc tế và các nước cho Việt Nam vay, được ưu tiên cho dự án trồng rừng sản xuất vay hoặc vay lại với lãi suất ưu đãi.

- Điều kiện vay, mức lãi suất và thời gian thu hồi sẽ được quy định trong từng dự án phù hợp với pháp luật của Việt Nam và thoả thuận của bên cho vay.

d- Vốn từ nguồn FDI

Nguồn vốn FDI (Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài) được quy định rõ trong Luật đầu tư nước ngoài ( sửa đổi) ưu tiên cho các dự án trồng rừng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến với các hình thức đầu tư (100% vốn nước ngoài, liên doanh và hợp tác kinh doanh)

4. Chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm.

a- Đối với rừng phòng hộ, đặc dụng.

Ngoài các chính sách quy định tại khoản 2 điều 7 của quyết định 661 /QĐ-TTg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ, các hộ nhận khoán trồng rừng phòng hộ còn được hưởng sản phẩm tỉa thưa, nếu rừng phòng hộ trồng cây hỗn loại, đã đảm bảo có trên 600 cây phòng hộ, thì sẽ được hưởng 100% sản phẩm các cây phù trợ trồng trong rừng phòng hộ; nếu cây phòng hộ là cây lấy quả, cây lấy nhựa, lấy hoa thì người nhận khoán được hưởng sản phẩm hoa, quả, dầu, nhựa.

b- Đối với rừng sản xuất.

Thực hiện theo khoản 2 điều 7 của quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Về chính sách thuế.

Thực hiện như điều 8 của quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ.

6. Về chính sách khoa học và công nghệ.

Ngoài những chính sách như quy định tại điều 9 của quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới sản xuất, cung ứng giống có chất lượng ở địa phương và hoàn thiện quy trình quy phạm trồng các loại cây của địa phương mình.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN

1. Bộ máy quản lý dự án ở địa phương và Bộ Ngành.

a- Bộ máy quản lý dự án ở địa phương thực hiện theo điều 12 của quyết định 661/ QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ.

b- Ban quản lý dự án cấp tỉnh được thành lập theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh và là cơ quan giúp Ban điều hành tỉnh trong việc chỉ đạo thực hiện dự án, đặt tại Chi cục Phát triển Lâm nghiệp .

Nơi không có Chi cục Phát triển Lâm nghiệp, thì Ban quản lý dự án cấp tỉnh đặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban này nằm trong biên chế và quỹ lương sự nghiệp của tỉnh. ở Tỉnh, Thành phố nào chỉ có một đến hai dự án cơ sở thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố không cần thành lập Ban Quản lý dự án cấp tỉnh mà giao chức năng quản lý này cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đảm nhiệm.

c- Ban quản lý dự án cấp Tỉnh giúp cho Ban điều hành thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng và tổng hợp kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư phân bổ kế hoạch và vốn đầu tư hàng năm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giao nhiệm vụ cụ thể cho các dự án cơ sở.

- Chỉ đạo và điều hành thực hiện dự án trong phạm vi toàn tỉnh, kiểm tra các dự án cơ sở.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan của Tỉnh để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.

- Xây dựng báo cáo định kỳ theo quy định. Tổ chức các cuộc họp của Ban điều hành dự án.

- Căn cứ hướng dẫn trên, Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án cấp tỉnh.

d- ở các xã tham gia dự án trồng rừng có quy mô trên 500 ha hoặc có trên 1000 ha rừng cần bảo vệ (trừ những xã đã bố trí kiểm lâm viên) do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định được bố trí 1 cán bộ lâm nghiệp chuyên trách giúp Uỷ ban nhân dân xã thực hiện công tác lâm nghiệp của dự án bảo vệ, trồng rừng và được hưởng một khoản phụ cấp từ nguồn kinh phí quản lý dự án. Số xã được bố trí cán bộ chuyên trách do Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định. Trường hợp dưới mức quy định trên thì giao cho các Nông Lâm trường gần nhất để tổ chức thực hiện, nhưng phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền sở tại.

e- Ban quản lý dự án cơ sở do Bộ, Ngành hoặc UBND tỉnh quyết định thành lập có biên chế gọn nhẹ gồm giám đốc, kế toán trưởng và một số thành viên chỉ đạo hiện trường. Ban quản lý dự án cơ sở là đơn vị có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng. Ban quản lý dự án nào hiện đang hưởng kinh phí sự nghiệp của tỉnh thì tỉnh tiếp tục bố trí kinh phí sự nghiệp để hoạt động, Ban quản lý dự án nào không được hưởng kinh phí sự nghiệp thì trích trong kinh phí dự án để hoạt động.

f- Các Bộ Ngành có thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng thì thành lập Ban quản lý dự án như với cấp tỉnh để chỉ đạo, điều hành, không thành lập Ban điều hành dự án.

2. Chuyển giao các Ban chỉ đạo, ban quản lý chương trình 327 sang dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

Ban chỉ đạo chương trình 327 các cấp cần khẩn trương hoàn thành các công việc sau đây:

- Chỉ đạo việc thực hiện và hoàn thành kế hoạch năm 1998 chương trình 327 trước ngày 31/12/1998.

- Tổng kết việc thực hiện Chương trình 327 ở địa phương để rút ra những bài học kinh nghiệm giúp cho Ban điều hành và Ban quản lý dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tổ chức thực hiện đạt kết quả.

- Tiến hành bàn giao cho Ban điều hành dự án mới.

3. Sắp xếp các dự án chương trình 327 chuyển tiếp sang dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

a- Các dự án 327 là rừng đặc dụng trong khi chờ Thủ tướng Chính phủ sửa đổi quyết định 194/CT thì được tiếp tục đầu tư theo dự án được duyệt.

b- Các dự án chương trình 327 là rừng phòng hộ thì cần rà soát sắp xếp lại như sau: Dự án nào nằm trong vùng quy hoạch là vùng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu, và hoạt động có hiệu quả, thì chuyển tiếp sang thực hiện theo dự án này.

Những dự án không nằm trong vùng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu, hoặc diện tích thuộc phòng hộ xung yếu, rất xung yếu chiếm tỉ lệ ít thì lồng ghép vào các dự án khác, chuyển sang dự án rừng sản xuất hoặc giải thể.

c- Uỷ ban nhân dân các tỉnh và các Bộ ngành liên quan chủ động đánh giá sắp xếp các dự án 327 và lập danh sách chuyển sang dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trình Ban điều hành Trung ương trong năm 1999 để thực hiện từ năm 2000. Các dự án chuyển sang dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đều phải lập tổng dự toán theo cơ chế chính sách của quyết định 661/QĐ-TTg trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.

4. Xây dựng tổng hợp giao kế hoạch hàng năm.

a- Xây dựng tổng hợp kế hoạch.

Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ Ngành liên quan xây dựng và tổng hợp kế hoạch dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của địa phương, Bộ, Ngành mình gửi về Ban chỉ đạo Nhà nước và Ban điều hành Trung ương - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Tài chính trước thời hạn Chính phủ quy định 15 ngày để tổng hợp trình Nhà nước.

b- Nội dung kế hoạch trình bao gồm:

- Đánh giá tình hình thực hiện từ khởi công đến năm kế hoạch và ước thực hiện năm kế hoạch (theo nội dung kế hoạch đã được giao)

- Phương án kế hoạch năm sau:

+ Các chỉ tiêu bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, khoanh nuôi có trồng bổ sung cây công nghiệp lâu năm, cây đặc sản, cây lấy quả và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp.

+ Trồng rừng mới gồm :

* Diện tích trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng

* Diện tích trồng rừng sản xuất phân theo các loại: nguyên liệu cho công nghiệp (nguyên liệu giấy, dăm, ván nhân tạo,...), gỗ trụ mỏ, gỗ lớn, gỗ quý hiếm, rừng đặc sản,...

* Diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày và cây lấy quả (phân ra : Cao su, điều, ca cao, cà phê, chè , cây lấy quả ... )

+ Chăm sóc rừng và cây công nghiệp :

* Diện tích chăm sóc rừng phòng hộ, đặc dụng.

* Diện tích chăm sóc rừng sản xuất.

* Diện tích chăm sóc cây công nghiệp và cây lấy quả.

+ Cơ cấu nguồn vốn :

* Vốn cho trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, từ nguồn ngân sách Nhà nước (cho rừng phòng hộ, rừng đặc dụng), vốn trồng cây gỗ quý hiếm.

* Vốn ODA, Phân ra :

span> Vốn không hoàn lại ( PAM, Đức,...).

span> Vốn vay của ADB ,WB (NH Châu á, Ngân hàng Thế giới,...).

* Vốn FDI (Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài).

* Vốn tín dụng đầu tư ưu đãi .

span> Cho trồng và chăm sóc rừng sản xuất.

span> Cho trồng và chăm sóc cây CN, cây lấy quả.

* Vốn tự có của các doanh nghiệp.

* Vốn từ nguồn thuế tài nguyên, tiền bán cây đứng.

* Vốn xây dựng hạ tầng phục vụ lâm sinh.

* Vốn nghiên cứu khoa học, khuyến Lâm Nông.

* Vốn thiết kế phí cho rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

* Vốn sự nghiệp quản lý .

Riêng kinh phí cho công tác đo đạc lập bản đồ địa chính do Tổng cục Địa chính xây dựng kế hoạch hàng năm để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

+ Danh mục các dự án.

5. Việc giao kế hoạch.

Sau khi Quốc hội đã thông qua tổng mức vốn dành cho dự án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phân bố chỉ tiêu kế hoạch và vốn đầu tư cho các địa phương và các Bộ, Ngành trình Chính phủ giao kế hoạch.

- Thủ tướng Chính phủ giao tổng mức vốn đầu tư cho các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ nghành.

- Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư giao chỉ tiêu hướng dẫn:

+ Mục tiêu nhiệm vụ;

+ Cơ cấu vốn;

+ Danh mục dự án cơ sở.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng các ngành giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho các chủ dự án trực tiếp quản lý.

Chỉ tiêu kế hoạch giao bao gồm:

a- Các nhiệm vụ: Bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, chăm sóc rừng, trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây lấy quả.

b- Cơ cấu vốn: Vốn ngân sách cho rừng phòng hộ đặc dụng, vốn vay tín dụng, vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay và vốn nghiên cứu khoa học, khuyến lâm khuyến nông, thiết kế và quản lý phí.

c- Danh mục dự án cơ sở:

- Dự án trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và gỗ quý hiếm.

- Dự án trồng rừng sản xuất

- Dự án trồng cây công nghiệp lâu năm và cây lấy quả .

6. Chế độ báo cáo (Theo mẫu chung của Ban Điều hành Trung ương):

a- Ngày 15 hàng tháng, chủ dự án có trách nhiệm báo cáo nhanh các kết quả, chỉ tiêu khối lượng tiền vốn lên ban quản lý dự án cấp tỉnh.

b- Cơ quan chủ quản (Ban điều hành tỉnh, thành phố, Bộ ngành Trung ương) tổng hợp báo cáo hàng tháng gửi Ban điều hành dự án Trung ương chậm nhất là ngày 20 hàng tháng.

c- Ngày 20 hàng tháng, Ban điều hành Trung ương tổng hợp và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và Thủ tướng Chính phủ.

d- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp báo cáo 6 tháng, năm trình Thủ tướng Chính phủ.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

- Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký.

- Các Bộ ngành liên quan và địa phương căn cứ tình hình cụ thể có thể có văn bản hướng dẫn riêng cho những vấn đề theo chức năng, nhiệm vụ quản lý của ngành mình, địa phương mình.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc cần kịp thời có văn bản báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét giải quyết.

Nguyễn Thị Kim Ngân

(Đã ký)

Nguyễn Xuân Thảo

(Đã ký)

Nguyễn Văn Đẳng

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT - THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT - THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No: 28/1999/TT-LT

Hanoi, February 03, 1999

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF DECISION No. 661/QD-TTg OF JULY 29, 1998 OF THE PRIME MINISTER ON THE TARGETS, TASKS, POLICY AND ORGANIZATION IN THE IMPLEMENTATION OF THE PROJECT OF PLANTING 5 MILLION NEW HECTARES OF FORESTS

In furtherance of Decision No. 661/QD-TTg of July 29, 1998 of the Prime Minister on the targets, tasks, policy and organization in the implementation of the project of planting 5 million new hectares of forests;
The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance jointly issue the following guidance for implementation:

I. TARGETS, GUIDING PRINCIPLE AND TASKS OF THE PROJECT OF PLANTING 5 MILLION NEW HECTARES OF FORESTS

1. Objective and guiding principle:

The objective and guiding principle of the project of planting 5 million new hectares of forests has been defined in Decision No.661/QD-TTg to plant five million new hectares of forests while effectively protecting the existing 9.3 million hectares of forests with the aim of contributing to the environmental security, supplying enough forest products to industrialization and at the same time ensuring stability and improvement of the living of the people in the midlands and mountain areas, especially the areas inhabited by ethnic minorities. The Decision makes it clear that the guiding principle is to mobilize the force of the entire people to plant forests, manage and protect the forests in a sustainable way, while mobilizing all resources and all economic sectors to develop forests in the period 1998-2010.

2. Tasks:

a/ The related localities and branches shall have to seriously carry out Directives No.286/TTg and 287/TTg of May 2, 1997 of the Prime Minister on stepping up urgent measures to protect and develop forests in order to protect the whole of the existing forest acreage, first of all the natural forests in the special-purpose forests and protection forests in the very crucial and crucial areas, and the production forests with great and average reserves and the forest acreage planted under Program 327.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Planting protection and special-purpose forests (2 million ha).

+ Setting bounds to and fostering reproduction combined with supplementary planting of 1 million ha.

Setting bounds to forests and fostering reproduction combined with supplementary planting shall be conducted on the areas where forests have been lost but are capable of reproduction in very crucial and crucial headwater forests and in the areas of ecological restoration or special-purpose forests. This shall be done in two forms:

* Setting bounds to forests and fostering reproduction through supplementary planting by the people themselves with perennial industrial trees, fruit trees and specialty trees having foliage like forest trees.

* Setting bounds to forests and fostering reproduction combined with supplementary planting of forest trees with State investment.

+ Planting 1 million new hectares of forests: Planting on wild lands and bare hills which are no longer capable of natural reproduction and which have been planned as special-purpose forests and very crucial or crucial forest production areas lying chiefly in the basins of major rivers, major reservoirs and hydro-electric works to protect the major cities, coastal areas subject to erosion and sand encroachment and areas with urgent needs of ecological restoration. Special priority shall be given to the Northern mountain areas with very low forest cover rate and the flood-prone areas in Central Vietnam.

- Planting 3 million ha of production forests comprising:

+ Production forests planted with forest trees: 2 million ha.

Including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



* Pitprops forests: 80,000 ha planted with pine trees, cunninghamia chinensis, eucalyptus...

* Specialty trees forests: 200,000 ha planted with cinnamon, anise tree, resinous pine, rose-bay, jujube, tea oil, trees for sprouts...

* Precious timber forests: 100,000 ha of ironwood, markhamia-pierrei, shorea, fokienia hodginsii, dalbergia oliverri gamble, afzelia xylocapa.... belonging to Groups Ia and IIa under Decree No. 18/HDBT of January 17, 1992 of the Council of Ministers ( now the Government ).

+ Perennial industrial trees and fruit trees: about 1 million hectares.

The perennial industrial trees under the project of planting 5 million new hectares of forests include: rubber, cashew, cocoa, specialty fruit and other fruit trees which are economically valuable and can be used as forest cover. Tea and coffee trees must be planted according to plan and it is forbidden to destroy forests for land to plant them and they must planted interspersed with forest trees, at least 300 trees for every hectare of tea or coffee. Specifically for the tuyet san tea, it can be planted as a separate crop.

II. POLICY AND SOLUTIONS

1. Plantation structure:

a/ For special-purpose forests: In principle the trees must be selected as to conform with the aim of restoring the primeval ecological system. These must be local indigenous trees. Where the soil is too arid, shade trees should be planted and the soil must be improved before planting, and the promotion of natural reproductively must be the main measure to restore the forests to its primeval state.

b/ For the headwater protection forests, apart from large timber trees, industrial trees, fruit trees and specialty trees with cover foliage like forest trees can be inter planted and shall be regarded as main protection trees. For the protection forests along river and sea dykes or forests to protect fields against sand encroachment and floods, the trees must conform with the protection objective and with the maximum economic interest for the planters and foresters working on contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Developing production forests must be associated with the processing technology and the marketing of products in order to recover capital early and to ensure profit.

On the basis of the above principles and requirements, each province and city directly under the Central Government shall assign to the related agencies the task of studying and selecting concrete kinds of trees for their localities and to report them to the province and the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval.

2. Land policy:

a/ The People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government (hereafter called provincial Committees) shall take initiative in revising the existing Forestry and Agricultural Land Fund in order to plan the use of land for the afforestation project according to three kinds of forests and this must be done from the communes to the districts and provinces both on the terrain and on the map, and to compare it with the result of the revision of the natural forests in order to supplement or amend or replan forest development (or their overall forestry situation) in the province. This is one of the bases to build a new project or supplement and amend the old project.

b/ On the basis of the planning for forest development and other development investment projects already ratified by the competent authorities, the People’s Committees of the provinces shall direct the allocation of forest land on contracts and issue certificates of land use right to organizations, family households and individuals. Certificates of land use right shall be issued as soon as land is allotted.

c/ Land is allotted only to those objects that really need land, are capable to protect and develop forests. If 12 months after the official allotment the land is not put to use, it must be recovered and placed into the reserve fund. Close direction must be ensured and the slowness in land allotment procedures should not affect the progress of afforestation. The land allotment must be conducted openly and democratically and priority must be given to the families living right in the territory of that locality. Land allotment and the issue of certificates of land use right must be completed before December 31, 2000.

The Ministry of Agriculture and Rural Development and the General Land Administration shall issue a specific Joint Circular to direct this question.

3. On investment and credit policy:

a/ State budgetary fund:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Forest protection:

* For special-purpose forests: Protection chiefly relies on the forest rangers and the specialized protection force which shall receive wages from the non-business budget of the Forest Managing Boards in order to protect the forests in the inhabited areas faced with the danger of forest encroachment. The State shall provide subsidies to protect the forests on contract at the maximum rate of 50,000 VN dong/ ha/year. Depending on the territory and each grassroots project, the Provincial People’s Committee shall set the appropriate norm for forest protection contract but this must be publicly announced to the population.

* For protection forests: The forests to receive investment in protection are natural forests, forests to which bounds have been set to foster and plant trees under Program 327 in the very crucial and crucial protection areas where forest devastation for cropping and forest encroachment continue. Budgetary allocation for protection shall not exceed 50,000 VN dong/ha/year. Depending on the conditions of each locality, the provincial People’s Committee shall decide the concrete investment level for each grassroots project, the maximum period for this allocation is 5 years and this must be publicly announced to the population.

* For the forest acreages already allotted on protection contracts under Program 327, if they do not lie in the very crucial and crucial areas, investment shall be discontinued and they shall be converted into production forests. If they lie in very crucial and crucial areas and need continued protection, the budget shall be used for continued protection until five years, then the State shall adopt policies to enable the tenders on contract to enjoy interests from the forests.

+ Setting bounds to forests to promote reproduction combined with supplementary planting:

* For the acreages marked for promotion of natural reproduction, the contracting households that plant their own industrial trees, fruit trees and specialty trees on the same terms as for protection planting, investment shall not exceed 50,000 Dong/ha/year for five years. Depending on the conditions of the localities, the provincial People’s Committee shall decide the concrete level of investment and this must be publicly announced to the population.

* Acreages for fostering afforestation and promotion of reproduction combined with supplementary afforestation: maximum investment is 1,000,000 VN dong/ha/year in 6 years. Designing and cost estimate must be based on concrete conditions as required by forest biology to promote reproduction at the following levels: to hoe the soil and sow seeds, to make supplementary sowing, cutting creepers and clear the bushes, plant additional trees on strips or patches. First year: invest in sowing or supplementary planting including partial hoeing, clearing the bushes and weeds. Sowing seeds or conducting supplementary planting with saplings according to patches or strips as designed (including materials and labor).Two subsequent years: Continued tending and replanting of dead trees, regarding the trees of supplementary planting in the first year according to the approved design. Protecting in the three following years. Depending on the conditions of protection, easy or difficult, of each locality, to allocate budget for protection but the maximum shall not exceed 50,000 VN dong/ha/year. After six years there must be absolutely an evaluation of the result in order to continue the handling. Details of the design of budget estimates shall comply with QPN-21-98 of Decision No. 175/1998/QD-BNN-KHCN of November 4, 1998 of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Basing itself on the above regulation, the Provincial People’s Committee shall decide the concrete investment level for each region and each terrain conditions and the requirements of forest biology for promoting reproduction.

+ Planting new forests:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



* For protection forests in very crucial and crucial areas.

Structure and density of trees: average density is about 1,600 trees/ha comprising forest trees used as protection trees: about 600 trees/ha, and quick growing trees used as support trees for land transformation as stipulated in Decision No.556/TTg. The number of support trees shall depend on each terrain. Where protection trees cannot be planted immediately, quick-growing and shade trees or soil improvement trees must be planted first followed by perennial trees. This must be reflected concretely in the design. The density of the coastal forests such as fir trees to prevent sand encroachment, mangrove, rhizophora conjugata, melaleuca leucadendron... shall not follow the above pattern but shall be designed by the Agriculture and Rural Development Service which shall submit the plan to the provincial People’s Committee for approval. In the case of perennial industrial trees or fruit trees with cover foliage like forest trees, they shall follow the density pattern already prescribed.

Investment level:

Average investment in headwater protection forests is 2.5 million Dong/ha including planting and tending for three years. On this basis and depending on the terrain and structure of the trees, the Provincial People’s Committee shall consider and decide the concrete level of investment.

* For precious timber trees planted in production forests to preserve perennial trees, the forest owner must have a project and technical process ratified by the competent authority. The State shall give subsidies of 2 million VN dong/ha for the planting and tending, chiefly through the supply of breed trees and a quantity of materials and necessary labor force. Priority of investment shall be given to the protection areas of little importance according to the formula: the State and the people join efforts.

- Building the infrastructure:

The localities must coordinate actions and integrate the programs and projects on the territory and mobilize specialized capital construction capital to invest in building the infrastructure for the afforestation project, such as rural communication, water conservancy , clean water, medical work, education...

The budgetary fund used for the afforestation project of planting 5 million new hectares of forests shall be invested only in the building of works in service of forest biology at the maximum rate of 5% of the State budget invested in the annual projects.

The types of infrastructure works using budgetary fund for protection and special purpose forests are stipulated as follows: Investment in works directly serving the protection and building of protection forests and special-purpose forests such as forest protection stations, prevention and fight against fires, disease prevention, nursing grounds, etc. Investment in administrative works, farms to rear wild animals, ecological tourism facilities... shall derive from other sources.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The managerial fund of the project shall be defrayed for the following activities in running the project:

* Survey and building the project, evaluating and ratifying the project.

* Training, review conferences, information, education, emulation and rewards.

* Supply of additional necessary equipment, stationery and expenditures on general management and directional activities.

* Allowances, subsidies, working mission allowances... according to the administrative and non business regime for staff of the Managing Board of the protection forest and special purpose forest project, the Managing Board at the provincial level.

* Allowances to commune forestry workers.

+ The rate of allocation of management cost of the project is stipulated as follows:

* For the owners of protection forests and special-purpose forests at the grassroots: 6% of the total investment of budgetary fund for the project. This is the average level. A higher rate shall be allowed for the projects lying in remote and difficult areas where the project managing workers do not receive non business wages as in the localities with favorable conditions where managing workers of the project belong to the non business payroll. The concrete level shall be decided by the provincial People’s Committee.

* For provinces, districts and communes: 1.3% of the total budget for the program devoted to each locality. This fund shall be used for the activities of the project Managing Board at the provincial level and for subsidies to the commune forestry workers. The number of persons to receive this subsidy and the level of subsidy shall be decided by the provincial People’s Committee but the maximum shall not exceed the level prescribed for the leading official of the commune.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Fund to prepare breeding trees:

The advance fund to prepare breeding trees under Program 327: the branches and localities shall accurately determine the fund already allocated, the situation of their use and the remainder in order to account them at the end of 1998 and transfer them to the project of planting 5 million new hectares of forests.

- Order in the allocation of budgetary fund.

To ensure effective implementation of the afforestation project, the allocation of budgetary fund is stipulated as follows:

+ In order to be allocated fund, the project must secure the following documents:

* The decision ratifying the project by the competent authority.

* The document of the province assigning the annual plan on fund and volume to the local projects, and of the Ministry and central branches to the centrally run projects.

* The design and estimated expenditures ratified by the competent authority.

* The test on completion written record of the Test Council of the provincial level chaired by the Agriculture and Rural Development Service along with the concerned branches of the province (the concrete composition of the test council shall be decided by the provincial People’s Committee, the State Treasury shall not take part in the provincial test council.). The Ministry of Agriculture and Rural Development shall issue the process of testing on completion of the forest biology works.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The allocation of fund shall be performed through the State Treasury system according to the current regime of management of State Budget in conformity with the modalities of allocating fund stipulated in Decision No.661/QD-TTg of July 29,1998 of the Prime Minister.

+ The fund allocated to a year shall be allocated to the volume achieved up to the 31st of December of that year, the remaining fund shall be retrieved in order to settle the accounts with the State.

The Ministry of Finance shall issue a circular providing concretely for the management and allocation of State budgetary fund for the project of planting 5 million new hectares of forests.

b/ On the investment credit fund:

- Individuals and organizations investing in afforestation, bound setting for fostering forests and promotion of reproduction combined with supplementary planting and planting of perennial industrial trees and fruit trees on waste land and bare hills, for the development of establishments to process forest and agricultural products, shall enjoy the preferential regime stipulated at the Law on Domestic Investment Promotion (amended in May 1998), the guiding sub-law document in force since January 1st, 1999.

- Conditions to enjoy policies of the law on encouraging investment:

+ Individuals, organizations and business corporations that are allotted land by the Central State or localities and have been issued certificates of land use right (or land lease) under the Land Law.

+ The area for development of forestry and agriculture lying in the plan of development of raw materials or concentrated processing and whose projects have been approved by the competent authorities.

+ Basing themselves on the Law on Domestic Investment Promotion and the approved project, the provincial People’s Committee or the related Ministry or branch shall issue certificates of investment preference attached with the licenses for production and business of the individuals or enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The investors have these rights:

* They shall enjoy a rebate of 50%-100% of the tax on land use or land rent for a period of three years and more up to the end of the planting cycle, depending on the extent of difficulties of the locality where the land is located.

* They shall enjoy exemption from land tax for the first planting cycle if the land lies in a remote or deep-lying area and is used for planting production forests. They can use the land use right as colletaral for borrowing funds.

The annual interest rate of the loans shall be based on the preferential loans under the Law on Domestic Investment Promotion.

They can borrow a maximum of no more than 70% of the total investment in the ratified project. All cases of bigger loans must be allowed by the Prime Minister.

+ The investors have these obligations:

* To conduct production and business in forest planting according to the contents of the tasks of the project already approved by the competent authority.

* They must observe all regulations on protection of national defense and security, protection of the environment and the labor law...

* In case the investors fail to carry out the requirements, contents and tempo of the approved project, the project controlling agency shall examine concretely in order to readjust partly or cancel all the preferences applied to them.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The investment level and the interest rate for each object shall comply with the sub-law guiding documents on investment level and interest rate.

In addition to the above-said preferential loans, under the Law on Domestic Investment Promotion, the projects on planting production forests are also eligible for preferential credit loans from the national investment support fund and other sources of preferential funds.

c/ Fund from ODA

- The financial sources loaned to Vietnam by international organizations and foreign countries shall be preferentially loaned for the planting of production forests or reloaned at preferential interest rate.

- The lending terms, interest rate and the time for repayment shall be defined in each project in conformity with Vietnamese law and the agreement with the lenders.

d/ Fund from FDI.

The Foreign Direct Investment Fund is clearly stipulated in the Foreign Investment Law (amended) to be preferentially used for the project of planting concentrated raw material forests associated with the processing industries in such forms of investment as 100% foreign capital, joint venture or business cooperation.

4. Profit-oriented policy and policy of product marketing

a/ For protection forests and special-purpose forests

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ For protection forests.

Clause 2, Article 7 of Decision No.661/QD-TTg of July 29,1998 of the Prime Minister shall apply.

5. On the tax policy

Article 8 of Decision No. 661/QD-TTg of July 29,1998 of the Prime Minister shall apply.

6. On scientific and technological policy

Apart from the policies defined in Article 9 of Decision No. 661/QD-TTg of July 29, 1998 of the Prime Minister, the People’s Committees of the provinces shall direct the Agriculture and Rural Development Services to build a complete network of producing and supplying quality saplings in the localities and complete the process and regulations on the planting of trees in their localities.

III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION AND MANAGEMENT OF PROJECT

1. The management apparatus of the project in the localities, at the Ministry and in the branches

a/ The management apparatus of the project in the localities shall comply with Article 12 of Decision No. 661/QD-TTg of July 29, 1998 of the Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where there is no Sub-Department of Forestry Development, the project Management Board at the provincial level shall be set up in the Agriculture and Rural Development Service. It lies in the payroll of the province and is covered by the province’s non-business wage fund. In the provinces or cities that have only one or two grassroots projects, the provincial/municipal People’s Committee needs not to set up the project Management Board at the provincial level but shall assign the management function to the Agriculture and Rural Development Service.

c/ The project Management Board at the provincial level shall help the Executive Board carry out the following tasks:

- To work out and integrate the long-term and medium-term plans and each year submit them to the provincial People’s Committee. To coordinate with the Planning and Investment Service in allocating the yearly plans and investment fund and report it to the provincial People’s Committee for decision and assignment of concrete tasks to the grassroots projects.

- To direct and execute the implementation of the project in the whole province and to inspect the grassroots projects.

- To assume the main responsibility and coordinate with the related agencies of the province to settle problems arising in the process of implementing the project.

- To make periodical reports as prescribed. To organize meetings of the Executive Board of the project.

- On the basis of the above guidance, the provincial People’s Committee shall provide concretely for the function, tasks and operating regulations of the project Managing Board at the provincial level.

d/ The communes that take part in the afforestation project with more than 500 ha or that have more than 1000 ha of forests that need protection (except for the communes where forest rangers have been assigned), shall by decision of the People’s Committee of the province be allowed to assign a specialized forestry worker to assist the commune People’s Committee in forestry work of the project of forest protection and planting and shall enjoy an allowance from the management budget of the project.

The number of communes allowed to assign specialized forestry workers shall be decided by the provincial People’s Committee. In case the acreage is smaller than prescribed above, the assignment shall be made to the nearest agricultural and forestry farm but there must be close coordination with the local administration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ The ministries and branches that take part in the implementation of the project of planting 5 million new hectares of forests shall set up project Managing Boards as at provincial level in order to direct and manage. They shall not set up their own project Executive Boards.

2. Hand-over of the Steering Committee and the Managing Board of Program 327 to the project of planting 5 million new hectares of forests.

The Steering Committee of Program 327 should urgently complete the following works:

- To direct the implementation and completion of the 1998 plan of Program 327 before December 31, 1998.

- To review the implementation of Program 327 in the localities in order to draw the lessons of experience so that the Executive Committee and the Managing Board of Project of planting five million new hectares of forests can organize the successful implementation of the project.

- To conduct the hand-over to the Executive Board of the new project.

3. To change the projects under Program 327 to the project of planting 5 million new hectares of forests.

a/ Pending the Prime Minister’s amendments to Decision No. 194/CT the projects of special purpose forests under Program 327 shall continue to receive investments under the ratified projects.

b/ The projects of protection forests under Program 327 shall have to be revised and rearranged in the following direction: Those projects lying in the areas planned as very crucial and crucial protection areas and operating effectively shall change to implementing this project (the new project).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The related provincial People’s Committees, Ministries and branches shall themselves evaluate and rearrange the projects under Program 327 and draw a list to change them to the project of planting 5 million new hectares of forests and submit it to the Central Executive Board in 1999 for implementation from the year 2000 on. The projects that switch to the project of planting 5 million new hectares of forests shall have to draw up the total draft budgets according to the policies under Decision No. 661/QD-TTg and submit them to the competent authority for ratification as currently prescribed by the State on the management of investment and construction.

4. Elaborating and assigning annual plan

a/ Elaborating the general plan

The People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and the related Ministries and branches shall elaborate and integrate the plans under the project of planting 5 million new hectares of forests of their localities, ministries and branches and send them to the State Steering Committee and the Central Executive Board and the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance 15 days ahead of the deadline prescribed by the Government in order to integrate them into the general plan for submission to the State.

b/ The contents of the submitted plan comprise:

- Evaluation of the implementation from the start-up to the plan year and the estimate for the implementation in the plan year (according to the plan assigned).

- Project for the plan in the following year:

+ The norms in forest protection, bound-setting and promotion of reproduction, bound-setting with supplementary planting of perennial industrial trees, specialty trees, fruit trees and bound-setting for promotion of reproduction combined with supplementary planting of forest trees.

+ Planting new forests, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



* Acreages for production forests classified into: materials for industry (material for paper, shavings, artificial boards...), pitprops, large timber, precious timber, specialty trees forests....

* Acreages planted with perennial industrial trees and fruit trees (comprising rubber, cashew, cocoa, coffee, tea , fruit trees...)

+ Tending forests and industrial trees:

* Acreages of protection forests and special purpose forests to be tended.

* Acreages of production forests to be tended.

* Acreages of industrial trees and fruit trees to be tended.

+ Structure of funds:

* Fund for forest planting, tending, protection, bound-setting for fostering, promotion of reproduction combined with supplementary planting shall be allocated by the State budget (for protection forests and special-purpose forests) and fund for the planting of specious timber trees.

* ODA fund. Breakdown:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



. Loans from ADB, WB...

* FDI (foreign direct investment)

* Preferential credit investment.

. For planting and tending production forests.

. For planting and tending industrial trees and fruit trees.

* Self- procured fund of the enterprises

* Fund from the resource tax and sales of standing trees.

* Fund for infrastructure construction in service of forest biology

* Fund for scientific research and promotion of forestry and agriculture.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



* Managerial fund.

Specifically, the General Land Administration shall draw up the annual plans for the expenditures on measurement to set up land maps and submit them to the Prime Minister for decision.

+ List of projects.

5. Assignment of plans

After the National Assembly ratifies the overall draft budget for the project, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the main responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in assigning the plan targets and investment capital to the localities and the ministries and branches, and submit them to the Government for the assignment of plans.

- The Prime Minister shall assign the overall investment to the provinces and cities directly under the Central Government and the ministries and branches.

- The Prime Minister shall authorize the Minister of Planning and Investment to assign the guiding targets:

+ Objective and tasks;

+ Fund structure;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and the Ministers of the branches shall assign the concrete targets of the plan to the direct managing project owners.

The targets of the assigned plan include:

a/ The tasks of protection, setting bounds for promotion of reproduction of forests combined with supplementary planting, forest tending, planting of protection forests and special-purpose forests, productive forests, planting of perennial industrial trees and fruit trees.

b/ Fund structure:

Budgetary fund for special-purpose protection forests, credit funds, capital for infrastructure construction, non-refund aid, loans and fund for scientific research, promotion of forestry and agriculture, designing and management costs.

c/ List of grass-roots projects:

- Projects of planting protection and special purpose forests and forests of precious timber.

- Projects of planting production forests.

-Projects of planting perennial industrial trees and fruit trees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ On the 15th day each month, the project owner shall have to report briefly the results and the norms for the volume and fund to the project Managing Board at the provincial level.

b/ The controlling agency (the Executive Boards at the province, city, ministerial and branch level at the center) shall integrate the monthly reports and send it to the Central Project Managing Board on the 20th day of each month at the latest.

c/ On the 20th day each month, the Central Executive Board shall sum up the situation and report to the Minister of Agriculture and Rural Development and the State Steering Committee for the Project of planting 5 million new hectares of forests and the Prime Minister.

d/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to sum up the situation and report every six months and year to the Prime Minister.

IV. IMPLEMENTATION PROVISIONS

- This Circular takes effect from the day of its signing.

- The related ministries and branches and localities, basing themselves on the concrete situation may adopt separate guiding documents for the questions according to the managerial functions and tasks of their branches and localities.

In the process of implementation if any problem arises, they should report in writing and in time to the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment for consideration and settlement.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
VICE MINISTER




Nguyen Xuan Thao

THE MINISTRY OF FINANCE
VICE MINISTER




Nguyen Thi Kim Ngan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 28/1999/TTLT ngày 03/02/1999 hướng dẫn Quyết định 661/QĐ-TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng do Bộ Kế hoạch đầu - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.802

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.39.23
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!