THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
568/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẢO VIỆT NAM ĐẾN NĂM
2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 4 (Khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 9639/TTr-BKH ngày 16
tháng 12 năm 2009 và công văn số 883/BKH-CLPT ngày 05 tháng 02 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến
năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN
1. Phát triển nhanh, hiệu quả và
bền vững về kinh tế của hệ thống các đảo để có bước đột phá về phát triển kinh
tế biển, đảo và ven biển của nước ta, đồng thời xây dựng hệ thống đảo trở thành
tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia các vùng
biển, đảo của Tổ quốc, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về Chiến lược
biển Việt Nam đến năm 2020.
2. Tập trung xây dựng một số đảo
có vị trí, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nhiều tiềm năng, tạo sự bứt phá cho
kinh tế biển, đảo, góp phần phát triển kinh tế cả nước, đồng thời làm đầu mối
quan trọng để gắn kết kinh tế đảo với kinh tế biển, ven biển và vùng nội địa và
giao lưu kinh tế quốc tế.
3. Xây dựng về cơ bản hệ thống kết
cấu hạ tầng thiết yếu (gồm cầu cảng, hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước,
thông tin và hạ tầng xã hội …) trên các đảo, nhất là các đảo quan trọng, tạo điều
kiện cần thiết để phát triển kinh tế, kết nối các đảo với đất liền và bảo vệ vững
chắc vùng biển của Tổ quốc.
4. Tạo sự chuyển biến căn bản và
vững chắc trong cơ cấu kinh tế đảo. Hình thành và phát triển một số ngành mũi
nhọn phù hợp với lợi thế của vùng đảo như du lịch, dịch vụ biển, khai thác và
nuôi trồng hải sản … để kinh tế đảo (theo giá trị gia tăng) đạt tốc độ tăng trưởng
bình quân 14 – 15%/năm thời kỳ 2010 – 2020, trong đó du lịch - dịch vụ tăng
trên 20%/năm, nâng mức đóng góp của kinh tế đảo trong kinh tế cả nước từ 0,2%
hiện nay lên khoảng 0,5% vào năm 2020.
II. ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
1. Xây dựng
nhanh kết cấu hạ tầng để thu hút đầu tư
Tập trung xây dựng nhanh hệ thống
kết cấu hạ tầng trên các đảo, coi đây là khâu đột phá chính để thu hút đầu tư
và khuyến khích dân ra định cư lâu dài trên các đảo, vừa phát triển kinh tế, vừa
góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển, đảo.
a) Về hạ tầng giao thông: phát
triển đồng bộ hệ thống giao thông, chú trọng phát triển các công trình kết nối
với đất liền và các tuyến giao thông chính, có tính quyết định đến phát triển của
từng đảo. Ưu tiên xây dựng các công trình có tính lưỡng dụng, vừa phục vụ kinh
tế - xã hội, vừa phục vụ quốc phòng an ninh.
Khẩn trương nâng cấp mở rộng các
cảng chính để có thể tiếp nhận tàu trên dưới 1.000 tấn cho các đảo lớn, đông
dân cư làm đầu mối kết nối đảo với đất liền, đồng thời xây dựng, nâng cấp bến cập
tàu cho các đảo nhỏ, lẻ. Đối với một số đảo trọng điểm về du lịch như Côn Đảo,
Phú Quốc … xây dựng cảng hành khách hiện đại có thể tiếp nhận tàu lớn, đáp ứng
nhu cầu phát triển của đảo thời gian tới. Phát triển nhanh các phương tiện vận
tải chất lượng cao, sớm đưa hệ thống vận tải hành khách bằng tàu cao tốc trên tất
cả các tuyến vận tải giữa các huyện đảo với đất liền.
Tiếp tục nâng cấp hoàn chỉnh cảng
hàng không Côn Sơn đạt cấp 3C theo tiêu chuẩn ICAO. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng
cảng hàng không quốc tế Dương Tơ tại Phú Quốc đạt cấp 4E, quy mô 3 triệu hành
khách/năm, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của đảo. Sớm triển khai xây dựng cảng
hàng không Vân Đồn đạt cấp 4C. Nghiên cứu xây dựng sân bay mini (hoặc bến thủy
phi cơ) trên một số đảo khác có ưu thế về du lịch tạo điều kiện phát triển du lịch.
- Từng bước xây dựng đồng bộ hệ
thống giao thông trên các đảo. Nâng cấp hoàn chỉnh các tuyến đường xuyên đảo,
đường vòng quanh đảo trên các đảo chính đạt cấp IV, V miền núi. Xây dựng một số
đường mới cho các đảo còn thiếu để đến năm 2020 tất cả các huyện đảo, xã đảo và
các đảo quan trọng khác về cơ bản đều có hệ thống đường giao thông hoàn chỉnh
phục vụ phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh. Phát triển hiện đại hệ thống
đường nội thị ở trung tâm các đảo lớn có ưu thế về du lịch như Vân Đồn, Cát Bà,
Côn Đảo, Phú Quốc …. Tiếp tục nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường nhánh,
đường nối khu vực trung tâm các đảo đến các khu du lịch, các cụm kinh tế, cụm
dân cư …
b) Về cấp điện: phát triển hệ thống
cấp điện cho các đảo cả về nguồn điện và mạng lưới truyền dẫn. Phát triển
nhanh, rộng rãi các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch (năng lượng gió, mặt
trời, thủy triều, biogaz …), nhất là ở các khu vực xa trung tâm, các xã đảo độc
lập và các đảo lẻ khác …. Phấn đấu đến năm 2020, 100% dân cư các huyện đảo, xã
đảo được sử dụng điện.
Trước mắt đẩy nhanh việc thực hiện
Chương trình đầu tư điện cho các đảo xa bờ. Triển khai xây dựng nhà máy nhiệt
điện đốt than quy mô khoảng 6 MW cho đảo Cô Tô. Nâng cấp mở rộng và xây dựng mới
một số trạm diezel với tổng công suất từ 5 – 10 MW đến vài chục MW cho các đảo
tương đối lớn, đông dân cư (Phú Quốc, Côn Đảo, Lý Sơn, Phú Quý …) và từ vài
trăm KW đến 1 – 2 MW cho các đảo nhỏ, ít dân cư như Cồn Cỏ, Bạch Long Vỹ, Cù
Lao Chàm và các đảo khác … để có đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt của dân cư và
bảo đảm quốc phòng an ninh. Xây dựng đồng bộ mạng lưới truyền tải điện từ trung
tâm đến các xã, các hộ tiêu thụ. Ưu tiên xây dựng mạng lưới cấp điện đồng bộ
cho các khu vực trung tâm đảo và các khu du lịch, dịch vụ bảo đảm cấp điện ổn định,
chất lượng cao. Triển khai xây dựng tuyến cáp ngầm đưa điện từ đất liền ra Phú
Quốc đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của đảo trong thời gian tới.
c) Về cấp, thoát nước: tiếp tục
nâng cấp, xây dựng mới hồ chứa cho các đảo lớn, đông dân hoặc có vị trí quan trọng
như Cô Tô, Vĩnh Thực, Vân Đồn, Cái Chiên, Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Hòn
Mê, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Nhơn Châu, Phú Quý, Côn Đảo, Hòn Khoai, Hòn
Chuối, Hòn Tre, Phú Quốc …. Đẩy mạnh điều tra trữ lượng nước dưới đất của một số
đảo lớn để có kế hoạch khai thác, đồng thời nghiên cứu các biện pháp trữ nước
mưa kết hợp khai thác nước dưới đất ở các đảo, nhất là tại các đảo nhỏ. Áp dụng
công nghệ ngọt hóa nước biển cho một số đảo có vị trí quan trọng, điều kiện khó
khăn đảm bảo có đủ nước cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng
an ninh.
Xây dựng đồng bộ hệ thống thoát
nước và xử lý nước thải cho các khu vực trung tâm đảo, các khu vực tập trung
công nghiệp, các khu dịch vụ hậu cần nghề cá và các khu du lịch trọng điểm trên
các đảo.
d) Về hạ tầng thông tin – truyền
thông: phát triển cơ sở hạ tầng thông tin – truyền thông trên các đảo với công
nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng, tốc độ nhanh. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng
viễn thông trên các đảo có dân sinh sống gồm: các tổng đài cố định, hệ thống
truy cập Internet và các trạm truy cập vệ tinh nhằm bảo đảm thông tin liên lạc
thông suốt trong mọi điều kiện thời tiết. Đối với các đảo đông dân, xây dựng các
tuyến viba có dung lượng lớn hoặc cáp quang biển; đối với các đảo xa đất liền sử
dụng thông tin vệ tinh. Mở rộng vùng phủ sóng phát thanh truyền hình phục vụ
thông tin biển, đảo. Phấn đấu đến năm 2015, hầu hết các đảo có dân sinh sống được
phủ sóng di động và được cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông và
Internet, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng an ninh và
phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn …
2. Tập trung
phát triển một số ngành chủ lực, có lợi thế
a) Phát triển ngành hải sản
Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu sản
xuất hợp lý, phát triển mạnh khai thác xa bờ, nuôi biển và dịch vụ nghề cá,
trên cơ sở từng bước được hiện đại hóa, phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng
hóa, có năng suất và hiệu quả cao. Đến năm 2020 tổng sản lượng hải sản của vùng
đảo đạt 300 – 350 ngàn tấn, trong đó khai thác 280 – 300 ngàn tấn; giá trị sản
xuất ngành hải sản đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 7 – 8%/năm thời kỳ 2011 –
2020.
Chuyển hướng mạnh mẽ cơ cấu sản
xuất từ nghề cá gần bờ, ven đảo sang nghề cá xa bờ, gắn với bảo vệ và tái tạo
nguồn lợi. Tăng cường năng lực khai thác xa bờ cho các đảo có điều kiện thuận lợi
như Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Thổ Chu, Phú Quốc và một số đảo khu vực Trường Sa
…. Phát triển các đội tàu công suất lớn, trang bị hiện đại để vươn ra khai thác
các vùng biển khơi, kết hợp bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Quản lý chặt
chẽ hoạt động khai thác ở khu vực gần bờ, ven các đảo; đồng thời giảm mạnh số
phương tiện và sản lượng đánh bắt ven đảo chuyển sang các ngành nghề khác như
khai thác xa bờ, nuôi trồng hải sản, dịch vụ du lịch, … để bảo vệ nguồn lợi và ổn
định đời sống của ngư dân.
Khai thác tối đa các loại hình mặt
nước biển ven đảo của các đảo có điều kiện tự nhiên thuận lợi ở khu vực Quảng
Ninh – Hải Phòng, Phú Yên – Khánh Hòa và Kiên Giang … vào nuôi trồng hải sản. Tập
trung phát triển nuôi hải sản vùng triều và nuôi biển, trong đó lấy nuôi biển
làm mũi nhọn. Ưu tiên phát triển các mô hình nuôi sinh thái, thân thiện với môi
trường bảo đảm phát triển bền vững. Xây dựng các vùng nuôi hải sản tập trung
theo hướng hiện đại, năng suất cao ở các đảo có điều kiện thuận lợi, tạo khối
lượng hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu và phục vụ du lịch như các nghề nuôi tôm
hùm, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ bằng giàn treo và các đặc sản khác… Khuyến khích
và hỗ trợ nhân dân trên các đảo phát triển nuôi cá biển theo hình thức ô lồng
nhỏ. Đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển nuôi biển theo
hướng công nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến xuất khẩu.
Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng
nghề cá trên các đảo: cảng cá, bến cá, khu dịch vụ hậu cần nghề cá, khu neo đậu
tránh trú bão cho tàu thuyền và hạ tầng nuôi trồng hải sản … đáp ứng yêu cầu
phát triển sản xuất, đồng thời bảo đảm an toàn cho tàu thuyền và ngư dân.
b) Phát triển ngành du lịch
Phát triển nhanh và bền vững du
lịch vùng đảo trong sự gắn kết với các trung tâm đô thị, các khu du lịch lớn
ven biển, sớm đưa du lịch đảo thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Coi
phát triển du lịch là hướng trọng điểm, mang tính đột phá trong phát triển kinh
tế đảo trong những năm tới.
Tập trung xây dựng một số trung
tâm du lịch, vui chơi giải trí lớn và hiện đại trên một số đảo lớn, có giá trị
quốc gia và quốc tế (Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc...). Trước mắt,
phát triển nhanh du lịch ở Phú Quốc và Vân Đồn, sớm hình thành 2 khu du lịch
sinh thái biển đảo lớn, chất lượng cao tầm cỡ khu vực và thế giới tạo sự bứt
phá cho du lịch biển, đảo nói riêng và du lịch cả nước nói chung. Phát triển đa
dạng các loại hình du lịch, thể thao, vui chơi giải trí cả trên biển, trên các
đảo và kết nối với đất liền, tạo ra những sản phẩm du lịch có uy tín cao trên
thị trường trong nước và khu vực. Chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch cao
cấp, đặc trưng của vùng đảo như lặn biển, câu cá cảnh, du thuyền có đáy kính để
ngắm san hô … gắn với các khu đảo tồn biển, đảo.
Tiếp tục nâng cấp hiện đại hóa
các khu du lịch Cát Bà, Côn Đảo, phát triển du lịch ở một số đảo khác như Vĩnh
Thực, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Hòn Mê, Hòn Ngư, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Xuân Đài, một
số đảo khu vực ven biển miền Trung và bán đảo Hà Tiên... để tổ chức các tuyến
du lịch kết nối đảo với các trung tâm du lịch lớn ven biển và với các nước
trong khu vực. Nghiên cứu tổ chức các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế ra Trường
Sa, đồng thời xây dựng khu bảo tồn biển để từng bước khai thác tiềm năng còn rất
lớn của quần đảo này.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và
ngoài nước đầu tư xây dựng và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ du lịch,
nhất là các khu vui chơi giải trí tổng hợp, chất lượng cao và các khách sạn hiện
đại … trên các đảo trọng điểm về du lịch. Tổ chức các đội tàu cao tốc từ đất liền
ra đảo, đồng thời nghiên cứu xây dựng sân bay du lịch hoặc bến thủy phi cơ cho
một số đảo trọng điểm có điều kiện để thu hút khách. Phấn đấu đến năm 2020 du lịch
vùng đảo thu hút khoảng 2,7 – 2,8 triệu lượt khách, trong đó có 700 – 850 ngàn
lượt khách quốc tế; đạt tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011 – 2020 khoảng
12,5%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 18,6%/năm.
Gắn phát triển du lịch với bảo vệ,
tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, xây dựng hệ thống khu bảo tồn biển và bảo
vệ môi trường biển, đảo. Tiếp tục đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử quan trọng
trên các đảo, đặc biệt là ở Côn Đảo, Phú Quốc … để bảo tồn và phát huy giá trị
của các di tích lịch sử, văn hóa, vừa là các điểm nhấn, vừa mang tính tuyên
truyền giáo dục đối với khách tham quan du lịch. Đẩy mạnh công tác đào tạo phát
triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các đảo, đáp ứng yêu cầu phát triển
du lịch với tốc độ nhanh trong thời gian tới.
c) Phát triển các ngành dịch vụ
- Phát triển mạnh dịch vụ nghề
cá để hỗ trợ, thúc đẩy nghề khai thác xa bờ. Xây dựng một số trung tâm dịch vụ
nghề cá trên các đảo có điều kiện để đảm nhiệm chức năng dịch vụ hậu cần cho
các tàu thuyền hoạt động khai thác trong từng khu vực. Trước mắt nâng cấp hoàn
chỉnh các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá hiện có tại Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ,
Lý Sơn, Phú Quý, Đá Tây (Trường Sa) …; đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu dịch vụ hậu
cần nghề cá phía Bắc Vịnh Bắc Bộ tại Cô Tô (Quảng Ninh), Trân Châu (Cát Bà);
triển khai xây dựng một số dịch vụ hậu cần nghề cá tại Côn Đảo, Hòn Chuối, Thổ
Chu, Phú Quốc … đảm nhiệm chức năng dịch vụ hậu cần cho các tàu thuyền hoạt động
khai thác vùng biển Tây Nam Bộ. Củng cố và duy trì hoạt động có hiệu quả
của các chợ cá đầu mối trên một số đảo lớn, có điều kiện. Phát triển đa dạng
các loại hình dịch vụ như cung ứng xăng dầu, ngư lưới cụ, nước đá, nước ngọt,
lương thực – thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, sửa chữa tàu thuyền, thu gom sản phẩm
… đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của tàu thuyền và ngư dân.
- Củng cố và nâng cao chất lượng
vận tải biển. Kết hợp nâng cấp, xây dựng mới cảng biển với tăng cường phương tiện
vận tải chất lượng cao cho các tuyến vận tải giữa đảo và đất liền. Trước mắt
nâng cấp, mở rộng các cảng hiện có tại các đảo lớn, đông dân. Trang bị các
phương tiện vận tải chất lượng cao, nhất là tàu khách cao tốc cho các đảo trọng
điểm như Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc …. Mở thêm các
tuyến vận chuyển hành khách bằng tàu cao tốc giữa các đảo có ưu thế về du lịch
với các đảo khác và các trung tâm đô thị, du lịch ven biển để gắn kết vùng đảo
với đất liền và thu hút khách du lịch.
- Đẩy mạnh các dịch vụ tìm kiếm
cứu nạn, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và các phương tiện hoạt động trên biển.
Đầu tư xây dựng một số Trung tâm tìm kiếm cứu nạn cấp vùng tại các đảo có vị
trí quan trọng như Cô Tô, Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo,
Thổ Chu, Phú Quốc, Trường Sa … và các trạm phối hợp tìm kiếm cứu nạn thuộc các
lực lượng vũ trang trên các đảo, đáp ứng yêu cầu của công tác tìm kiếm cứu nạn,
ứng phó kịp thời, tại chỗ trên các đảo và trên các vùng biển khi có thiên tai xảy
ra.
- Phát triển mạnh các ngành dịch
vụ khác như thương mại, tài chính ngân hàng, thông tin – truyền thông và các dịch
vụ xã hội … trên các đảo theo hướng đa dạng hóa thành phần kinh tế, đa dạng hóa
các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, đáp ứng yêu cầu phát triển
nhanh của kinh tế đảo trong thời gian tới.
3. Phát triển
các ngành kinh tế khác
a) Phát triển công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp
Tranh thủ tối đa các điều kiện
và khả năng có thể của từng đảo để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Tập trung phát triển các ngành phục vụ trực tiếp sản xuất và đời sống của dân
cư trên đảo như sản xuất điện, nước ngọt, chế biến và sơ chế hải sản, cơ khí sửa
chữa tàu thuyền, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch …. Ưu tiên phát
triển các ngành ít gây ô nhiễm môi trường và không sử dụng nhiều nước ngọt.
Tận dụng nguồn nguyên liệu thủy
sản, nhất là các đảo có trung tâm dịch vụ nghề cá để phát triển sơ chế và chế
biến hải sản. Nâng cấp hiện đại hóa các cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản để sơ
chế các sản phẩm đặc sản có giá trị cao, cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế
biến xuất khẩu trong đất liền. Khôi phục và phát triển các sản phẩm chế biến đã
có thương hiệu của một số đảo như: nước mắm cá cơm Phú Quốc, nước mắm Cái Bầu,
Cát Hải ... Xây dựng một số cơ sở mới với công nghệ tiên tiến, chất lượng cao để
cung cấp sản phẩm thủy sản cho thị trường trong nước và xuất khẩu như: chế biến
tôm, cá, nhuyễn thể, mực khô và đặc sản khác … để nâng cao giá trị sản phẩm và
giải quyết lao động tại chỗ.
Nâng cấp các cơ sở đóng và sửa
chữa tàu thuyền hiện có tại Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Phú Quốc …. Xây dựng một
số cơ sở mới với quy mô phù hợp tại Cô Tô, Lý Sơn, Hòn Tre, Hòn Chuối và một số
đảo khác … gắn với các Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá nhằm đáp ứng một phần
nhu cầu đóng mới và sửa chữa tàu cá các loại hoạt động trong khu vực. Phát triển
các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khác, nhất là các nghề thủ công mỹ nghệ, sản
xuất đồ lưu niệm từ các sản phẩm biển phục vụ khách du lịch.
b) Phát triển nông, lâm nghiệp
Phát triển nền nông nghiệp sinh
thái, bền vững. Chuyển diện tích cây lương thực nâng suất thấp sang trồng cây
ăn quả, cây thực phẩm, rau, hoa … Từ nay đến năm 2020 duy trì diện tích gieo trồng
lúa khoảng 1.300 ha (chủ yếu ở Cô Tô, Vân Đồn) để đáp ứng một phần nhu cầu tại
chỗ, từng bước thu hẹp dần để phát triển du lịch, dịch vụ. Ưu tiên phát triển
các mô hình trang trại, vườn đồi … tại các đảo tương đối lớn, có điều kiện,
từng bước hình thành các vườn cây ăn quả sinh thái có năng suất cao và cảnh
quan đẹp, kết hợp tham quan du lịch. Đẩy mạnh trồng rau đậu thực phẩm phù hợp với
điều kiện của từng đảo, nhất là các đảo lớn đông dân cư. Khuyến khích trồng rau
sạch, rau an toàn và trồng hoa, cây cảnh tại các đảo trọng điểm về du lịch như
Vân Đồn, Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc …. Phát triển mạnh các cây đặc sản có ưu thế
trên một số đảo như hành, tỏi xuất khẩu ở Lý Sơn, hồ tiêu ở Phú Quốc; khôi phục
và phát triển trồng cam ở Thanh Lân …
Phát triển mạnh chăn nuôi cả về
số lượng và chất lượng. Lấy chăn nuôi làm hướng phát triển chính trong sản xuất
nông nghiệp của các đảo. Khôi phục và phát triển nhanh đàn trâu bò, chú trọng
chăn nuôi bò thịt chất lượng cao gắn với kinh tế vườn đồi, vườn rừng …, đẩy mạnh
chăn nuôi lợn và gia cầm. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị
sản xuất nông nghiệp của vùng đảo chiếm khoảng 45%. Phát triển nuôi dê, khỉ,
ong mật … theo hình thức bán tự nhiên trên các đảo có điều kiện để xuất khẩu và
phục vụ du lịch.
Khôi phục và phát triển rừng
trên các đảo theo hướng kết hợp giữa mục tiêu phòng hộ với mục tiêu kinh tế và
tham gia vào hoạt động du lịch. Lấy bảo vệ và phát triển rừng làm nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu để tăng tỷ lệ che phủ của rừng lên trên 65% năm 2020, đáp ứng
yêu cầu bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước trên các đảo. Tiếp tục thực hiện
Chương trình 661 để phát triển trồng rừng trên các đảo. Tập trung phát triển rừng
phòng hộ, kết hợp trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh ở một số đảo có điều
kiện như Thanh Lân, Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quốc … để cung cấp gỗ cho nhu cầu tại
chỗ. Quản lý chặt chẽ rừng đặc dụng tại các vườn Quốc gia, các khu bảo tồn, khu
dự trữ sinh quyển hiện có (Ba Mùn, Cát Bà, Hòn Mun, Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú
Quốc …); xây dựng mới các khu bảo tồn khác kết hợp với tham quan du lịch và
nghiên cứu khoa học.
4. Phát triển
các lĩnh vực xã hội
a) Về giáo dục – đào tạo: duy
trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập THCS đúng độ tuổi của các huyện đảo,
từng bước thực hiện phổ cập THCS đến các xã đảo và phổ cập PTTH ở các khu vực
thị trấn trung tâm đảo. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng cường trang
thiết bị giảng dạy cho hệ thống trường học hiện có, đầu tư xây dựng thêm trường
mới cho các xã đảo còn thiếu để đến năm 2020 mỗi huyện đảo có ít nhất 1 – 2 trường
PTTH, mỗi xã đảo đều có hệ thống trường hoàn chỉnh từ bậc mầm non đến
THCS (hoặc phân hiệu PTCS cho các đảo độc lập); 100% trường học trên các đảo được
kiên cố hóa, trong đó khoảng 40 – 50% số trường đạt chuẩn quốc gia.
Đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn
nhân lực cho các đảo. Đầu tư xây dựng trường Cao đẳng nghề tại Phú Quốc, trường
Trung cấp nghề tại Cát Bà, Côn Đảo và Trung tâm kỹ thuật dạy nghề tổng hợp cho
một số đảo lớn, đông dân khác. Liên kết chặt chẽ giữa đảo với các cơ sở đào tạo
trong đất liền để đào tạo nghề cho con em vùng đảo. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ
lao động qua đào tạo của hệ thống đảo đạt 40 – 45%.
b) Về y tế: từng bước hoàn thiện
mạng lưới y tế trên các huyện đảo cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ
y tế … đạt tiêu chuẩn quy định. Đầu tư xây dựng một số bệnh viện, trang bị
tương đối hiện đại tại các đảo đông dân, trọng điểm về du lịch, như Cái Bầu,
Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc … đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho dân cư và khách
du lịch, kể cả khách quốc tế. Tăng cường cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y tế
cho mạng lưới y tế cơ sở trên các đảo. Có cơ chế chính sách ưu đãi thỏa đáng để
thu hút cán bộ y tế, nhất là các cán bộ có trình độ ra công tác ngoài đảo. Kết
hợp chặt chẽ mạng lưới y tế dân sự với các cơ sở y tế của quân đội trong việc
khám chữa bệnh cho nhân dân.
c) Về các lĩnh vực xã hội khác:
phát triển văn hóa, thể dục thể thao và các lĩnh vực xã hội khác để nâng cao đời
sống tinh thần cho nhân dân vùng đảo. Quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống thiết
chế văn hóa đồng bộ cho các huyện đảo, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và hoạt động
văn hóa, thể thao của nhân dân.
5. Bảo vệ môi
trường, phát triển bền vững
a) Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi
trường biển đảo theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế là chính, kết hợp với
xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên
nhiên. Sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên vùng đảo.
Lồng ghép kế hoạch bảo vệ môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
các ngành và địa phương.
b) Quản lý chặt chẽ các hoạt động
khai thác hải sản trong từng khu vực, đặc biệt là ở vùng triều và vùng nước
nông ven các đảo; thực hiện quy định về mùa khai thác, mùa cấm khai thác, cũng
như về số lượng tàu thuyền, loại nghề và sản lượng khai thác tối đa; hạn chế và
giảm nhanh các phương tiện nhỏ đánh bắt ở khu vực ven các đảo. Xử lý nghiêm các
hành động khai thác mang tính hủy diệt nguồn lợi. Tăng cường áp dụng các công
nghệ tiên tiến, các mô hình nuôi sinh thái ít gây ô nhiễm môi trường vào nuôi
trồng thủy sản. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn biển nhằm bảo vệ đa dạng sinh
học và các hệ sinh thái, các loài thủy sinh … kết hợp phát triển du lịch.
c) Thiết lập và củng cố hệ thống
rừng phòng hộ ổn định, bền vững trên các đảo, đồng thời quản lý chặt chẽ việc
khai thác rừng, hạn chế chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên sang các mục đích
khác; đẩy mạnh trồng rừng theo mô hình nông lâm kết hợp để giữ đất, giữ nguồn
nước. Phát triển phong trào trồng rừng tại các khu du lịch, khu dân cư trong cộng
đồng dân cư để bảo vệ môi trường các đảo ngày càng xanh, sạch, đẹp.
d) Quản lý chặt chẽ các hoạt động
kinh tế có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển, đảo ngay từ khi lập quy hoạch,
kế hoạch đến khi xây dựng và đi vào hoạt động. Hạn chế phát triển các ngành
công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm; ưu tiên đầu tư xây dựng các dự án có công
nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường trên vùng đảo. Kiên
quyết dừng các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm nặng môi trường; nghiêm cấm việc đổ
đất lấn biển làm bồi lắng, hủy hoại môi trường biển và ven biển. Xây dựng hệ thống
thu gom, xử lý nước thải và chất thải rắn tại trung tâm đảo, các khu du lịch,
khu vực tập trung công nghiệp, khu dịch vụ hậu cần nghề cá …. Kiểm soát chặt chẽ
việc xả thải của các tàu thuyền hoạt động trong khu vực nhằm bảo vệ môi trường.
đ) Chủ động xây dựng phương án
phù hợp với từng đảo để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu: tăng cường đầu
tư nâng cấp hệ thống đê biển trên các đảo; nghiên cứu các phương án đảm bảo
tính khoa học, đồng thời lựa chọn các địa điểm thích hợp … khi xây dựng các
công trình kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh trên các đảo, nhất là các
công trình quan trọng, có tính lâu dài để hạn chế thấp nhất tác động của biến đổi
khí hậu, nước biển dâng và mưa, bão bất thường, không theo quy luật …
e) Tiếp tục tăng cường đầu tư
cho công tác bảo vệ môi trường biển, đảo: xây dựng hệ thống các trạm quan trắc
môi trường, cảnh báo môi trường dọc ven biển và trên các đảo trọng điểm để sớm
cảnh báo môi trường và có biện pháp xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.
g) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho
mọi tầng lớp dân cư trên các đảo, kể cả cho khách du lịch và ngư dân các địa
phương khác hoạt động khai thác tại vùng biển quanh các đảo.
6. Định hướng về
công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh
a) Huy động sức mạnh tổng hợp của
hệ thống chính trị, các lực lượng vũ trang và nhân dân trên các đảo trong việc
bảo vệ biển, đảo, xây dựng lực lượng quốc phòng an ninh ngày càng vững mạnh. Phối
hợp chặt chẽ các lực lượng vũ trang với nhân dân, hình thành thế trận quốc
phòng toàn dân, kết hợp với thế trận an ninh nhân dân để giữ vững an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
b) Xây dựng đồng bộ và từng bước
hiện đại hóa các lực lượng quản lý, bảo vệ biển đảo (hải quân, không quân, biên
phòng, công an, cảnh sát biển, các Quân khu ven biển …). Tăng cường đầu tư
phương tiện và trang thiết bị cho các khu vực phòng thủ quan trọng trên các đảo,
nhất là các đảo xa, bảo đảm tính cơ động, sẵn sàng chiến đấu cao và chủ động đối
phó trong mọi tình huống. Nâng cấp và xây dựng mới, hiện đại các công trình quốc
phòng trên các đảo trọng yếu, bảo đảm yêu cầu tác chiến nhanh trên biển. Xây dựng
các đảo xa bờ như Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Cát Bà, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo,
Phú Quốc, Thổ Chu, Trường Sa … thành những “pháo đài tiền tiêu” để bảo vệ các vùng
biển, đảo, đồng thời kết hợp phát triển kinh tế.
c) Kết hợp chặt chẽ giữa phát
triển kinh tế đảo với củng cố quốc phòng an ninh: việc bố trí các công trình
kinh tế và dân cư trên các đảo nhất thiết phải chú ý đến nhiệm vụ quốc phòng an
ninh, sẵn sàng phối hợp, ứng cứu lẫn nhau trong các tình huống. Ngược lại các lực
lượng vũ trang trên đảo, ngoài nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo cần đẩy mạnh phát triển
sản xuất để sử dụng hiệu quả các phương tiện và cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có,
đồng thời hỗ trợ và tạo điều kiện để các hoạt động kinh tế trên biển được thường
xuyên, an toàn và hiệu quả.
III. ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN MỘT SỐ ĐẢO, CỤM ĐẢO TRỌNG ĐIỂM
1. Đối với
các đảo trọng điểm về kinh tế
Tập trung xây dựng một số đảo trọng
điểm về kinh tế, trước mắt là phát triển du lịch tạo sự bứt phá về phát triển
kinh tế biển, đảo trong thời gian tới thành các đảo có tầm cỡ khu vực và quốc tế.
a) Đảo Phú Quốc (Kiên Giang):
Đầu tư phát triển nhanh đảo Phú
Quốc để trở thành điểm nhấn của tam giác kinh tế ở phía Nam (Phú Quốc – Cà Mau
– Hà Tiên). Trước mắt, xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng trên đảo, đồng thời thu
hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng một số khu du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và vui chơi giải trí tổng hợp, hiện đại tầm cỡ
khu vực và thế giới.
Phát triển đa dạng các loại hình
du lịch thể thao giải trí cao cấp trên biển và trên đảo. Hình thành một số tuyến
du lịch liên vùng, kết nối du lịch Phú Quốc với thành phố Hồ Chí Minh và các đô
thị, các khu du lịch lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Liên kết với các nước
trong khu vực mở các tuyến du lịch quốc tế bằng đường không và đường biển từ
các trung tâm đô thị và khu du lịch lớn trong khu vực đến Phú Quốc và ngược lại.
Phát triển nhanh các ngành dịch
vụ, nhất là dịch vụ phục vụ du lịch như thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm, viễn thông, hàng không, hàng hải và các dịch vụ cao cấp khác …, từng bước
xây dựng Phú Quốc thành trung tâm thương mại, trung tâm tài chính lớn và hiện đại
trong khu vực. Xây dựng một số khu thương mại hiện đại tại Dương Đông, Dương
Tơ, An Thới. Phát triển dịch vụ Hội nghị, Hội thảo trong nước và quốc tế gắn với
phát triển du lịch.
Phát triển sản xuất lâm, nông
nghiệp theo hướng sinh thái, tạo cảnh quan phục vụ du lịch và đáp ứng một phần
nhu cầu tại chỗ. Quản lý tốt vườn Quốc gia Phú Quốc, đồng thời phát triển trồng
rừng trên đảo, xây dựng khu bảo tồn biển Phú Quốc – Thổ Chu … phục vụ du lịch.
Giảm dần số tàu thuyền khai thác hải sản trong khu vực ven đảo, phát triển khai
thác vùng biển khơi; ổn định nghề khai thác cá cơm, khai thác mực gắn với chế
biến đặc sản của đảo. Phát triển nuôi cá biển, tôm hùm, đồi mồi, trai ngọc, cá
cảnh … phục vụ trực tiếp khách tham quan du lịch và xuất khẩu.
Phát triển các ngành tiểu thủ
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, đồ trang sức, đồ lưu niệm; nâng cấp các cơ
sở cơ khí sửa chữa phục vụ vận tải thủy và chế biến hải sản, nhất là chế biến
các loại đặc sản xuất khẩu …
Phát triển kết cấu hạ tầng theo
hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của đảo mà trọng tâm là du lịch,
dịch vụ trình độ cao. Tập trung xây dựng trục đường chính Bắc – Nam xuyên đảo từ
An Thới – Dương Đông – Bãi Thơm, đường vòng quanh đảo và các tuyến nhánh đến
các điểm du lịch, khu đông dân cư. Xây dựng cảng tổng hợp An Thới quy mô 0,3
triệu tấn/năm, tiếp nhận tàu 1.000 – 3.000 DWT; bến hàng và bến tàu khách Vịnh
Đầm tiếp nhận tàu 1.000 DWT; bến tàu khách du lịch quốc tế Mũi Đất Đỏ công suất
0.2 triệu hành khách/năm và một số bến tàu khách khác phục vụ du lịch. Xây dựng
nhanh cảng hàng không quốc tế Dương Tơ đạt cấp 4E, quy mô 3 triệu hành
khách/năm có thể tiếp nhận máy bay B777 hoặc tương đương, để sớm đưa vào hoạt động.
Phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ
thuật khác như cấp điện, cấp, thoát nước, thông tin – truyền thông; xây dựng
tuyến cáp ngầm Hòn Chông – Phú Quốc để đưa điện từ đất liền ra đảo; nâng cấp mở
rộng các đô thị Dương Đông, An Thới, Cửa Cạn, Hàm Ninh, Gành Dầu; xây dựng đô
thị mới Dương Tơ làm trung tâm thương mại, tài chính, văn hóa, du lịch … bảo đảm
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh trên đảo.
b) Cụm đảo Vân Đồn (Quảng Ninh):
Phát triển cụm đảo Vân Đồn thành
hạt nhân của Vòng cung kinh tế quan trọng ở vùng biển Đông Bắc (Hạ Long – Vân Đồn
– Hải Hà – Móng Cái) Tập trung phát triển nhanh du lịch trên các đảo với các sản
phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, gắn kết với Hạ Long, Cát Bà, Móng Cái … từng bước
hình thành trung tâm du lịch sinh thái biển – đảo lớn, chất lượng cao có giá trị
quốc gia và quốc tế. Thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng
một số khu vui chơi giải trí cao cấp tại đảo Cái Bầu và một số đảo như: Trà Bản,
Ngọc Vừng – Thắng Lợi và Quan Lạn – Minh Châu …
Phát triển các ngành công nghiệp
sạch, công nghiệp phục vụ du lịch và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Xây dựng
một số trung tâm thương mại lớn tại đảo Cái Rồng, đảo Đoàn Kết và các siêu thị
tại các điểm du lịch, các điểm dân cư tập trung … Tổ chức lại sản xuất ngành hải
sản theo hướng đẩy mạnh khai thác xa bờ và nuôi trồng hải sản trên biển, kết hợp
tham quan du lịch. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp sinh
thái bền vững. Ưu tiên phát triển các loại cây thực phẩm, cây ăn quả có múi và
hoa, cây cảnh theo mô hình trang trại, khu nông nghiệp công nghệ cao. Tăng cường
bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng trên các đảo để bảo vệ môi trường, bảo vệ
nguồn nước. Xây dựng khu bảo tồn Vịnh Hạ Long – Bái Tử Long kết hợp với tham
quan du lịch.
Phát triển đồng bộ hệ thống kết
cấu hạ tầng trên các đảo. Xúc tiến nhanh các công việc chuẩn bị cần thiết để sớm
xây dựng cảng hàng không Vân Đồn đạt cấp 4C, tiếp nhận máy bay A320/A321 hoặc
tương đương. Nâng cấp cảng Vạn Hoa thành cảng tổng hợp với quy mô khoảng 1 triệu
tấn/năm, tiếp nhận tàu 3.000 – 5.000 DWT phục vụ trực tiếp Khu kinh tế Vân Đồn.
Nâng cấp và hoàn thiện bến cập tàu trên các đảo Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng,
Bản Sen … phục vụ du lịch và đời sống của dân cư trên đảo. Xây dựng các tuyến
giao thông chính trên đảo Cái Bầu; nâng cấp một số đường quan trọng trên các đảo
Bản Sen, Quan Lạn, Ngọc Vừng … Hiện đại hóa hạ tầng thông tin truyền thông đáp ứng
yêu cầu phát triển nhanh của cụm đảo.
2. Cụm đảo
Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu):
Khai thác tối đa các nguồn lực,
kết hợp với sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước và tài trợ của các tổ chức quốc tế
để phát triển Côn Đảo thành khu kinh tế - du lịch và dịch vụ chất lượng cao. Đầu
tư tôn tạo để phát huy giá trị các di tích lịch sử, cách mạng, kết hợp với du lịch
sinh thái biển, đảo chất lượng cao để phát triển Côn Đảo thành một điểm du lịch
tiêu biểu, đặc sắc, có giá trị văn hóa – lịch sử cao của Việt Nam và thế giới.
Xây dựng các tuyến du lịch liên kết với các địa phương như Côn Đảo – Vũng Tàu,
Côn Đảo – thành phố Hồ Chí Minh, Côn Đảo – Phú Quốc … nhằm thu hút khách du lịch
trong và ngoài nước.
Hạn chế phát triển công nghiệp ở
Côn Đảo, chỉ phát triển một số ngành phục vụ trực tiếp nhu cầu của đảo như sản
xuất điện, nước sạch, xử lý chất thải và một số sản phẩm thủ công phục vụ du lịch.
Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái; giảm dần diện tích sản
xuất nông nghiệp để dành đất cho phát triển du lịch, dịch vụ. Phát triển khai
thác hải sản xa bờ, đồng thời phát triển mạnh nuôi trồng hải đặc sản ven đảo phục
vụ du lịch. Quản lý, bảo vệ tốt vườn quốc gia Côn Đảo và xây dựng khu bảo tồn
biển tại vùng biển của đảo.
Tiếp tục nâng cấp và xây mới các
tuyến đường giao thông xuyên đảo, hệ thống đường nội thị tại khu vực trung tâm,
Bến Đầm, Cỏ Ống và các tuyến kết nối đến các khu, điểm du lịch …. Nâng cấp cảng
Bến Đầm thành cảng tổng hợp. Xây dựng một số cảng du lịch tại vịnh Côn Sơn, vịnh
Ông Đụng. Phát triển tàu khách chất lượng cao trên các tuyến Côn Đảo – Vũng
Tàu, Côn Đảo – Bạc Liêu hoặc đến một số tỉnh khác phục vụ phát triển du lịch của
đảo. Nâng cấp hoàn chỉnh cảng hàng không Côn Sơn đạt cấp 3C, tiếp nhận máy bay
ATR72, F70 hoặc tương đương; tăng số chuyến bay thành phố Hồ Chí Minh – Côn Đảo
và phục hồi tuyến bay từ Vũng Tàu ra Côn Đảo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch
của đảo. Xây dựng hoàn chỉnh khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá
và Trung tâm tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ của khu vực để đảm bảo an toàn cho ngư
dân và tàu thuyền hoạt động trên biển.
Đầu tư xây dựng và nâng cấp, kiến
cố hóa các công trình hạ tầng phục vụ quốc phòng an ninh, kết hợp chặt chẽ nhiệm
vụ phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng an ninh, đáp ứng yêu cầu kiểm soát,
bảo vệ vùng biển và thềm lục địa Đông Nam của Tổ quốc.
3. Các đảo
phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng an ninh
a) Cụm đảo Cô Tô – Thanh Lân (Quảng
Ninh):
Phát triển nhanh cụm đảo Cô Tô –
Thanh Lân để sớm thoát khỏi tình trạng chậm phát triển hiện nay, từng bước trở
thành một vùng đảo có kinh tế khá phát triển, đồng thời là căn cứ vững chắc để
bảo vệ vùng biển, đảo Đông Bắc của Tổ quốc.
Phát triển ngành hải sản theo hướng
đẩy mạnh khai thác xa bờ, nhất là khai thác ở vùng đánh cá chung theo Hiệp định
nghề cá Vịnh Bắc Bộ. Giảm dần số phương tiện và sản lượng đánh bắt ở khu vực
ven các đảo, chuyển sang các ngành nghề khác nhằm bảo vệ nguồn lợi. Đẩy mạnh
nuôi trồng thủy sản vùng triều và nuôi biển, trong đó trọng tâm là nuôi biển.
Khuyến khích phát triển các nghề nuôi sá sùng, hải sâm, tu hài, ốc hương ở vùng
triều quanh các đảo. Xây dựng một số vùng nuôi biển tập trung nhằm cung cấp khối
lượng hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu và phục vụ du lịch. Khôi phục và phát triển
nghề nuôi cấy ngọc trai truyền thống và có nhiều triển vọng phát triển ở Cô Tô,
kết hợp với tham quan du lịch trên các đảo này.
Phát triển nhanh và bền vững du
lịch trên vùng đảo với các sản phẩm đa dạng, từng bước xây dựng Cô Tô – Thanh
Lân thành Khu du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng biển đảo chất lượng cao. Tổ chức
các tuyến du lịch ra cụm đảo này gắn với Khu du lịch sinh thái biển đảo cao cấp
Vân Đồn, quần thể du lịch ven biển Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái – Trà Cổ và các
tuyến du lịch quốc tế bằng đường biển qua Vịnh Bắc Bộ.
Phát triển đa dạng các ngành dịch
vụ du lịch, giải trí và dịch vụ nghề cá. Duy trì hoạt động có hiệu quả chợ cá
trên biển tại đảo Thanh Lân; xây dựng nhanh trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá
phía Bắc Vịnh Bắc Bộ tại Cô Tô tạo “điểm nhấn” quan trọng cho sự phát triển của
cụm đảo trong thời gian tới. Phát triển mạnh dịch vụ vận tải, dịch vụ cứu nạn,
cứu hộ và dịch vụ biển khác …
Tận dụng điều kiện tự nhiên và lợi
thế của đảo để phát triển công nghiệp sạch, tiểu thủ công nghiệp, các ngành phục
vụ trực tiếp nhu cầu của dân cư trên đảo (sản xuất điện, nước ngọt) và phục vụ
thủy sản, du lịch; ưu tiên phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phục
vụ du lịch. Sớm triển khai xây dựng nhà máy nhiệt điện Cô Tô công suất khoảng 6
MW. Xây dựng một số cơ sở công nghiệp khác như sản xuất nước đá, chế biến hải sản
xuất khẩu, sửa chữa tàu thuyền … gắn với Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc
Vịnh Bắc Bộ.
Phát triển sản xuất nông nghiệp
theo hướng nông nghiệp sinh thái, năng suất cao, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu
dùng tại chỗ của quân và dân trên các đảo. Khôi phục và phát triển trồng cam ở
Thanh Lân; tăng cường khoanh nuôi rừng tái sinh kết hợp với phát triển trồng rừng
mới để tăng tỷ lệ che phủ, bảo đảm chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường, bảo vệ
nguồn nước trên các đảo. Xây dựng các khu bảo tồn biển tại Cô Tô và đảo Trần, kết
hợp phát triển du lịch.
Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình kết nối đảo với đất liền và các tuyến
giao thông chính trên đảo. Nâng cấp mở rộng cảng Cô Tô để có thể tiếp nhận tàu
500 – 600 DWT. Nâng cấp và xây dựng hoàn chỉnh đường xuyên đảo Cô Tô, đường
vòng quanh đảo Thanh Lân và đường xuyên đảo Trần vừa phục vụ phát triển kinh tế,
vừa phục vụ quốc phòng an ninh. Xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa cơ sở
hạ tầng phục vụ quốc phòng an ninh và các lực lượng quản lý, bảo vệ biển đảo.
Tăng cường năng lực cho các khu vực phòng thủ quan trọng, bảo đảm tính cơ động,
sẵn sàng chiến đấu cao và chủ động đối phó trong mọi tình huống.
b) Cụm đảo Cát Bà – Cát Hải (Hải
Phòng):
Phát triển cụm đảo Cát Bà – Cát
Hải trong sự gắn kết với Khu kinh tế Bắc Hải Phòng và khu vực Đầm Nhà Mạc, từng
bước xây dựng Cát Bà thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc
gia và quốc tế, trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá của vùng Bắc Bộ, đồng thời là
căn cứ vững chắc để bảo vệ chủ quyền quốc gia vùng biển đảo Đông Bắc Tổ quốc.
Tập trung phát triển du lịch với
tốc độ nhanh, hiệu quả và bền vững. Ưu tiên phát triển du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng cao cấp; hình thành các tuyến du lịch Cát Bà - Hạ Long, Cát Bà - Đồ Sơn
và kết nối với các tuyến du lịch quốc tế bằng đường biển qua Vịnh Bắc Bộ. Hoàn
thành Trung tâm thương mại hiện đại tại thị trấn Cát Bá. Đẩy nhanh tiến độ xây
dựng trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá tại Trân Châu. Khai thác lợi thế gần cảng
cửa ngõ Lạch Huyện để phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ cảng, dịch vụ
hàng hải …
Tập trung đầu tư chiều sâu để
nâng cao chất lượng chế biến hải sản ở Cát Hải, không mở rộng sản xuất công
nghiệp ở đảo Cát Bà để bảo vệ môi trường và cảnh quan du lịch. Ưu tiên phát triển
các ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ … phục vụ khách du lịch. Đẩy mạnh bảo
vệ và trồng mới rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển; bảo vệ nghiêm ngặt Vườn
Quốc gia Cát Bà kết hợp với tham quan du lịch và nghiên cứu khoa học.
Xây dựng hoàn chỉnh và hiện đại
các khu vực phòng thủ trên đảo, bảo đảm khả năng độc lập tác chiến cao trong
các tình huống xảy ra. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc
phòng an ninh trong việc bố trí không gian phát triển các ngành kinh tế, xây dựng
kết cấu hạ tầng, nhất là khai thác tài nguyên biển và hợp tác đầu tư với nước
ngoài. Quan tâm xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân, bảo
đảm môi trường xã hội ổn định và thuận lợi cho phát triển kinh tế.
c) Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi):
Phát huy mọi nguồn lực, cùng với
sự hỗ trợ của Trung ương, kết hợp thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài để đẩy
nhanh tiến độ phát triển kinh tế, trong đó trọng tâm là hải sản và du lịch.
Tăng cường củng cố tiềm lực quốc phòng an ninh trên đảo, bảo đảm giữ vững an
ninh chính trị và chủ quyền quốc gia vùng biển đảo, tạo môi trường xã hội ổn định
cho phát triển kinh tế.
Tập trung xây dựng và nâng cấp đồng
bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội trên đảo, tạo điều kiện cần thiết cho phát
triển. Ưu tiên xây dựng các công trình hạ tầng quan trọng, đặc biệt là các dự
án cấp điện, là lĩnh vực quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội và
bảo đảm quốc phòng an ninh trên đảo. Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh khu neo đậu
tránh trú bão cho tàu thuyền tại cồn An Vĩnh; nâng cấp cảng cá Lý Sơn; xây dựng
cảng Bến Đình làm cảng hàng hóa có thể tiếp nhận tàu đến 500 – 600 CV. Triển
khai xây dựng mới trục đường chính Đông – Tây, đường cơ động phía Bắc, phía Đông
và phía Tây đảo kết hợp kè chắn sóng và kè xung quanh đảo Bé bảo đảm chống sạt
lở có hiệu quả.
Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng phục vụ du lịch, hình thành một số khu du lịch trọng điểm trên đảo. Xây dựng
khu bảo tồn biển đảo Lý Sơn nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên thủy sinh của khu
vực, kết hợp phát triển du lịch. Ưu tiên đầu tư trang bị các đội tàu cao tốc
cho tuyến vận tải đảo – đất liền, tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho nhân dân.
d) Đảo Phú Quý (Bình Thuận):
Phát triển đảo Phú Quý là trung tâm
dịch vụ hậu cần nghề cá, cứu nạn, cứu hộ của khu vực Nam Trung Bộ là căn cứ tiền
đồn vững chắc để bảo vệ vùng biển Nam Trung Bộ, đồng thời là điểm trung chuyển
quan trọng giữa đất liền với quần đảo Trường Sa.
Phát triển các đội tàu công suất
lớn (trên 300 CV), trang bị đồng bộ và từng bước hiện đại để vươn ra khai thác
ngư trường xa bờ, đồng thời bảo đảm sự hoạt động thường xuyên trên Biển Đông, kết
hợp với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống dịch
vụ hậu cần nghề cá trên đảo phục vụ các tàu thuyền khai thác trong khu vực. Từng
bước xây dựng đảo Phú Quý thành trung tâm khai thác, bảo quản, chế biến và đầu
mối thương mại hải sản lớn của vùng Nam Trung Bộ và cả nước.
Tập trung phát triển công nghiệp
sản xuất điện, nước và công nghiệp chế biến thủy sản, trong đó ưu tiên phát triển
các trạm điện sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời … Mở rộng công suất
trạm diezel hiện có, xây dựng thêm 3 trạm phát mới với tổng công suất 10.000
KW. Tăng quy mô khai thác và sản xuất nước sạch, trữ nước mưa, đồng thời nghiên
cứu áp dụng công nghệ ngọt hóa nước biển phục vụ chế biến hải sản. Nâng cấp và
hiện đại hóa các cơ sở chế biến hải sản xuất khẩu. Phát triển công nghiệp cơ
khí sửa chữa tàu thuyền tại khu vực cảng Triều Dương và Tam Thanh theo hướng cơ
giới hóa, hiện đại hóa, bảo đảm nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng các tàu cá lớn
trong khu vực.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển
du lịch trên đảo. Hình thành các điểm du lịch tại khu vực Nam Mũi Doi Dừa, Tây
Hòn Tranh, Mộ Thầy, Lạch Dù, Bãi Phủ, Gành Hang …. Xây dựng khu bảo tồn biển đảo
Phú Quý để bảo vệ hệ sinh thái biển và kết hợp phát triển du lịch. Liên kết mở
các tuyến du lịch kết nối đảo với các khu du lịch của tỉnh Bình Thuận và các địa
phương lân cận khác, nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang.
Phát triển đồng bộ hệ thống giao
thông trên đảo, bảo đảm kết nối thuận tiện với bên ngoài. Đẩy nhanh tiến độ xây
dựng giai đoạn II cảng Triều Dương bảo đảm tiếp nhận tàu trên 1.000 tấn. Tiếp tục
nâng cấp bến cá Long Hải kết hợp khu neo đậu tránh trú bão, có thể tiếp nhận
nhiều tàu và tàu có công suất lớn. Nâng cấp và xây dựng các tuyến đường quan trọng
như: đường trục Đông - Tây, đường quanh đảo, đường vành đai ven biển, các tuyến
trục chính trung tâm và đường đến các cảng biển, các cụm kinh tế … Nghiên cứu
xây dựng sân bay Phú Quý dành cho các loại máy bay hạng nhẹ … vừa phục vụ phát
triển du lịch, dịch vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ vừa phục vụ quốc phòng an ninh.
Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật
cho lực lượng quốc phòng an ninh. Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các công trình
phòng thủ trên đảo, nhất là các công trình trọng điểm. Xây dựng đồng bộ đáp ứng
yêu cầu tiếp tế, trung chuyển cho quần đảo Trường Sa trong mọi tình huống.
4. Phát triển
các đảo nhỏ khác
Các đảo nhỏ như: đảo Trần (Quảng
Ninh), Bạch Long Vỹ (Hải Phòng), Hòn Mê (Thanh Hóa), Cồn Cỏ (Quảng Trị), các đảo
thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), quần đảo Thổ Chu, quần đảo Hà Tiên (Kiên
Giang) và nhiều đảo khác … ít hoặc không có dân sinh sống, nhưng có vị trí đặc
biệt quan trọng về quốc phòng an ninh. Đối với các đảo này, nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu là tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh để canh giữ và bảo vệ vững
chắc các vùng biển đảo của Tổ quốc, đồng thời kết hợp phát triển một số ngành
kinh tế có lợi thế và bảo tồn thiên nhiên tại các đảo.
Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng trên đảo theo hướng vững chắc, hiện đại để phục vụ quốc phòng an ninh.
Trang bị các phương tiện hiện đại, tốc độ cao và các trang thiết bị, khí tài
cho các lực lượng vũ trang trên các đảo đảm bảo đủ khả năng kiểm soát và bảo vệ
toàn bộ vùng biển đảo của Tổ quốc, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động
kinh tế trên biển.
Tiếp tục thực hiện mô hình “Xây
dựng đảo thanh niên” từng bước đưa dân ra sinh sống ổn định tại các đảo vừa
phát triển kinh tế vừa góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng. Triển khai xây dựng
khu kinh tế - quốc phòng tại các khu vực quan trọng, trước hết xây dựng thí điểm
ở một số đảo thuộc vùng biển Đông Bắc và quần đảo Trường Sa, trên cơ sở đó rút
kinh nghiệm nhân rộng ra các khu vực biển đảo khác.
Ưu tiên phát triển một số ngành
có ưu thế của đảo, chủ yếu là du lịch và dịch vụ nghề cá. Đẩy mạnh thu hút đầu
tư phát triển du lịch sinh thái, gắn với xây dựng các khu bảo tồn biển, đảo.
Nâng cấp và xây dựng mới các khu dịch vụ hậu cần nghề cá, khu neo đậu tránh trú
bão cho tàu thuyền nghề cá … tại một số đảo gần các ngư trường lớn như Bạch
Long Vỹ, Cồn Cỏ, Thổ Chu, Trường Sa …. Xây dựng Trung tâm tìm kiếm cứu nạn với
trang bị đồng bộ trên các đảo quan trọng, đáp ứng yêu cầu của công tác tìm kiếm
cứu nạn, cứu hộ trong từng khu vực.
Tiếp tục thực hiện việc đưa dân
ra các đảo sinh sống và phát triển sản xuất, nhất là các đảo chưa có dân, có vị
trí quan trọng, vừa phát triển kinh tế vừa góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển.
Trước mắt, tiến hành điều tra khảo sát cụ thể, xác định các điều kiện tự nhiên
của từng đảo và cơ cấu ngành nghề hợp lý để có kế hoạch di dân ra định cư phát
triển kinh tế đảo kết hợp bảo vệ quốc phòng an ninh và chủ quyền quốc gia các
vùng biển đảo.
IV. CÁC GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Hoàn thiện
khung pháp lý và cơ chế chính sách về biển, đảo
Căn cứ Nghị quyết Hội Trung ương
4 (Khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Nghị quyết số
27/2007/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khóa X) và các văn bản pháp lý liên
quan, các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố có đảo tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
khung pháp lý về biển, đảo làm cơ sở cho việc quản lý, khai thác và bảo vệ các
vùng biển đảo của Tổ quốc. Cụ thể là:
a) Rà soát các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đến biển, đảo để sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm bảo đảm
phù hợp với Luật Biển quốc tế và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc
tham gia. Từng bước xây dựng hệ thống đồng bộ các luật và văn bản quy phạm pháp
luật làm cơ sở cho việc quản lý, khai thác và bảo vệ biển đảo.
b) Nhanh chóng hoàn thiện việc đặt
tên cho các đảo và xây dựng mô hình quản lý đảo phù hợp, tạo cơ sở pháp lý cho
việc quản lý, bảo vệ đảo có hiệu quả.
c) Tiếp tục rà soát, bổ sung, cụ
thể hóa các chính sách nhằm phát huy mọi nguồn lực để phát triển nhanh một số
ngành có ưu thế của đảo, cụm đảo quan trọng, có vai trò động lực để thúc đẩy
kinh tế đảo phát triển nhanh, đồng thời bảo đảm quốc phòng an ninh vùng biển, đảo
của tổ quốc.
d) Bổ sung, xây dựng các chính
sách khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
cho phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ phát triển du lịch và phát triển
phương tiện giao thông để kết nối các đảo với đất liền, tạo điều kiện thuận lợi
cho kinh tế đảo phát triển.
đ) Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung
các cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút và khuyến khích mạnh mẽ kinh tế và
nuôi trồng hải sản ở vùng biển xa bờ, vừa làm nhiệm vụ phát triển kinh tế vừa kết
hợp bảo vệ quốc phòng an ninh.
e) Xây dựng và cụ thể hóa các cơ
chế chính sách đặc thù riêng, phù hợp với vị trí, chức năng của từng đảo, cụm đảo.
Đối với các đảo trọng điểm về phương thức kinh tế tiếp tục cụ thể hóa chính
sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát triển nhanh
trong thời gian tới. Đối với các đảo có chức năng phát triển kinh tế với bảo đảm
quốc phòng an ninh, cần nghiên cứu áp dụng các chính sách khuyến khích, ưu đãi
cao hơn chính sách đang thực hiện cho vùng đặc biệt khó khăn. Đối với các đảo
nhỏ khác, ngoài những chính sách chung, cần có những chính sách đặc thù để tăng
cường tiềm lực chính sách chung, cần có những chính sách đặc thù để tăng cường
tiềm lực cho bảo đảm quốc phòng an ninh và thực hiện việc dân sự hóa các đảo.
2. Phát triển
nguồn nhân lực
a) Phát triển hệ thống giáo dục
chính quy từ giáo dục mầm nón đến trung học phổ thông. Đẩy mạnh giáo dục hướng
nghiệp, dạy nghề tại các trường phổ thông. Sớm hình thành hệ thống các cơ sở
đào tạo, các Trung tâm dạy nghề trên các đảo để đào tạo nghề cho con em vùng đảo.
b) Tăng cường năng lực đào tạo của
các cơ sở đào tạo, dạy nghề hiện có trên các đảo. Xây dựng cơ sở đào tạo, dạy
nghề mới trên các đảo lớn, đông dân cư. Mở phân hiệu cao đẳng hoặc đại học trên
một số đảo quan trọng (Vân Đồn, Phú Quốc …), đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao cho các đảo.
c) Đẩy mạnh phối hợp, liên kết
giữa các huyện đảo, xã đảo với các cơ sở đào tạo trong tỉnh, thành phố mà huyện
đảo, xã đảo trực tiếp để mở rộng quy mô và hình thức đào tạo cho lực lượng lao
động trên các đảo. Tổ chức các chương trình đào tạo từ xa cho vùng đảo, kể cả
đào tạo cao đẳng, đại học.
d) Thường xuyên mở các lớp tập
huấn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ cho người dân
vùng đảo trong các lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng thủy sản, bảo vệ
tài nguyên, môi trường…. Tăng cường phổ biến các kiến thức về biển, về pháp luật
và các phương pháp khai thác tiên tiến cho bà con ngư dân, kể cả ngư dân trên đảo
và ngư dân của các địa phương khác hoạt động khai thác thường xuyên tại vùng biển
quanh các đảo.
đ) Ban hành các chính sách ưu
đãi đặc biệt về tiền lương, phụ cấp, về nhà ở và các chế độ đãi ngộ khác … để
thu hút đội ngũ giáo viên trong đất liền ra công tác tại vùng đảo. Áp dụng
chính sách cử tuyển và trợ cấp học phí cho con em vùng đảo đi học tại các trường
đại học, cao đẳng, trung học … trên đất liền để trở về công tác tại đảo.
e) Đẩy mạnh đào tạo và đào tạo lại
đội ngũ cán bộ, công chức các cấp cho các huyện đảo, xã đảo. Áp dụng chính sách
luân chuyển cán bộ, hợp đồng lao động có thời hạn đối với các chuyên gia, các
nhà quản lý ra công tác tại đảo.
3. Đẩy mạnh
áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật.
a) Thực hiện các chính sách khuyến
khích, hỗ trợ của Nhà nước để các doanh nghiệp đầu tư cải tiến kỹ thuật và áp dụng
công nghệ mới, công nghệ sạch vào sản xuất. Khuyến khích các thành phần kinh tế
áp dụng công nghệ tiên tiến để giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng,
nhiên liệu, điện năng, nước sạch … và bảo vệ môi trường biển, đảo.
b) Tăng cường ứng dụng công nghệ
tiên tiến trong khai thác, nuôi trồng, bảo quản, sơ chế và chế biến hải sản …
Đưa nhanh các phương tiện vận tải có chất lượng cao vào hoạt động trên các tuyến
vận tải giữa vùng đảo với đất liền. Áp dụng các công nghệ mới, vật liệu mới
trong đóng mới và sửa chữa tàu thuyền nhằm sử dụng tiết kiệm nhiên liệu. Đẩy mạnh
sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời, biogaz, năng lượng thủy triều …
trên các đảo, nhất là trên các đảo lẻ và các khu vực xa trung tâm, xa nguồn cấp
điện.
c) Đẩy mạnh công tác điều tra cơ
bản và nghiên cứu khoa học, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực:
- Điều tra cơ bản về điều kiện tự
nhiên, tài nguyên, môi trường, điều kiện khí tượng thủy văn, điều kiện địa chất
… của toàn bộ hệ thống đảo và một số đảo, cụm đảo quan trọng, xây dựng bộ dữ liệu
cơ bản, đủ tin cậy phục vụ xây dựng các kế hoạch, chính sách lâu dài.
- Điều tra, đánh giá đầy đủ khả
năng khai thác các nguồn lợi chính của các đảo, nhất là khả năng về đất đai,
nguồn nước ngọt (kể cả nước dưới đất) để có kế hoạch khai thác phục vụ kinh tế,
quốc phòng và tổ chức di dân ra đảo.
- Nghiên cứu áp dụng các công
nghệ tiên tiến trong việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng mới (năng lượng
gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sóng, thủy triều …), công nghệ ngọt hóa nước
biển … trên các đảo.
4. Cơ chế huy
động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư
Sơ bộ dự tính tổng nhu cầu vốn đầu
tư cho hệ thống đảo từ nay đến năm 2020 khoảng 162,5 ngàn tỷ đồng, trong đó
giai đoạn 2010 - 2015 cần khoảng 51,8 ngàn tỷ đồng.
Để đáp ứng nguồn vốn đầu tư phát
triển cho các đảo từ nay đến năm 2020, cần có cơ chế huy động tích cực, khuyến
khích mạnh mẽ nhằm thu hút mọi nguồn vốn có thể (cả trong và ngoài nước) dưới mọi
hình thức.
a) Đối với nguồn vốn ngân sách
(ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) chiếm tỷ lệ khá lớn (gần 60%):
trên cơ sở xác định rõ các chương trình, dự án lớn, có tính chiến lược, dài hạn
của từng đảo, cụm đảo, cần có các chính sách đầu tư tập trung, có trọng điểm,
coi trọng việc đầu tư vào các lĩnh vực, khu vực mang tính đột phá và cấp thiết,
gắn phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng an ninh. Sử dụng có hiệu quả các
nguồn hỗ trợ từ Trung ương, nhất là vốn của Chương trình Biển Đông – Hải đảo và
các Chương trình mục tiêu của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW 4
(Khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Ưu tiên dành nguồn vốn ngân
sách cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối
các đảo với đất liền, các công trình cấp điện, cấp nước ngọt … tạo điều kiện
thuận lợi để thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào phát
triển sản xuất kinh doanh trên các đảo. Lồng ghép có hiệu quả các chương trình,
dự án đang triển khai thực hiện trên vùng đảo để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư.
Tiếp tục có chính sách về tín dụng
ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân trên các đảo vay vốn ưu đãi đóng mới tàu thuyền
lớn để phát triển nghề cá xa bờ, nuôi trồng hải sản và trang bị các phương tiện
hiện đại, chất lượng cao phục vụ trên các tuyến vận tải chính kết nối các đảo với
đất liền.
b) Đối với nguồn vốn ngoài ngân
sách: xác định rõ các đảo, cụm đảo ưu tiên và các lĩnh vực ưu tiên để kêu gọi vốn
đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nhất là các doanh nghiệp
lớn (kể cả các Tập đoàn, các doanh nghiệp kinh tế của quân đội) đầu tư phát triển
sản xuất trên vùng đảo. Áp dụng các chính sách ưu đãi như miễn, giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu; miễn, giảm tiền thuê, tiền sử dụng đất,
mặt nước; hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư … cho các nhà đầu tư trong và
ngoài nước đến đầu tư trên vùng đảo. Tăng cường xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực
du lịch, dịch vụ biển, nuôi trồng, chế biến hải sản…. Khuyến khích nhân dân
trên các đảo đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Chú trọng phát triển các doanh nghiệp
vừa và nhỏ trong mọi lĩnh vực.
c) Đối với nguồn vốn nước ngoài:
tăng cường nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển kinh tế hệ thống đảo. Các tỉnh,
thành phố có đảo phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương để vận động nguồn
vốn ODA, đồng thời chỉ đạo xây dựng các dự án cụ thể để kêu gọi nguồn hỗ trợ của
các Tổ chức quốc tế, các Tổ chức phi chính phủ cho hệ thống đảo. Đổi mới cơ chế
thu hút FDI, xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ tạo môi trường thuận lợi để
thu hút nguồn vốn FDI vào phát triển kinh tế đảo. Điều chỉnh cơ cấu thu hút đầu
tư FDI phù hợp với các lĩnh vực ưu tiên của từng đảo, cụm đảo. Khuyến khích và
hỗ trợ các dự án lớn trên một số đảo như: dự án sân bay Vân Đồn, dự án Khu du lịch
Phú Quốc, dự án sân golf Phú Quốc … cũng như các dự án đã được cấp giấy phép
triển khai thuận lợi và có hiệu quả để kêu gọi các nhà đầu tư mới. Kết hợp nhiều
hình thức liên doanh liên kết, kể cả hình thức 100% vốn nước ngoài đối với các
dự án lớn, quan trọng như xây dựng sân bay, các khu du lịch, khu vui chơi giải
trí cao cấp …. Mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BT và các hình thức khác để
thu hút nhiều nguồn vốn tập trung đầu tư phát triển các đảo trong thời gian ngắn.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chủ
trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan và các tỉnh, thành phố có đảo căn cứ
quy hoạch này định hướng cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch và các dự án
phát triển của các Bộ, ngành liên quan và các địa phương có đảo; lồng ghép các
mục tiêu, định hướng và nhiệm vụ, giải pháp phát triển của quy hoạch này vào
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ 2011 – 2020 và các kế
hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm để thực hiện; phối hợp với Bộ Tài chính để cân đối
và huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế đảo.
2. Bộ Tài chính: chủ trì, phối hợp
với các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt về tài
chính (hỗ trợ vốn, miễn, giảm thuế, hỗ trợ tín dụng ưu đãi …) để thu hút đầu tư
phát triển kinh tế đảo; phối hợp với Bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí vốn
hàng năm cho đầu tư phát triển kinh tế đảo.
3. Các Bộ, ngành liên quan khác:
lồng ghép các mục tiêu, định hướng và nhiệm vụ, giải pháp phát triển của quy hoạch
này vào Chương trình hành động của Bộ, ngành thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 4 (Khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và quy hoạch, kế hoạch
5 năm của ngành trên phạm vi cả nước; xác định các dự án đầu tư trọng điểm trên
các đảo từ nay đến năm 2020 và bố trí vốn trong các kế hoạch hàng năm để thực
hiện; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các tỉnh, thành phố có đảo rà soát,
bổ sung và xây dựng các chính sách khuyến khích, ưu đãi đặc thù (thuộc các lĩnh
vực do ngành quản lý) cho phát triển kinh tế đảo; hướng dẫn, giúp đỡ các địa
phương trong việc lập quy hoạch chi tiết cho một số đảo cụ thể; xác định các
công trình trọng điểm trên các đảo, triển khai xây dựng Khu kinh tế - quốc
phòng trên một số đảo quan trọng và tiến hành quy hoạch một số đảo dành riêng
cho nhiệm vụ quốc phòng an ninh.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có đảo: lồng ghép các mục tiêu, định hướng và
nhiệm vụ, giải pháp phát triển của quy hoạch này vào Chương trình hành động của
tỉnh, thành phố thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khóa X) về Chiến lược
biển Việt Nam đến năm 2020 vào quy hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương để thực hiện quy hoạch; rà soát, bổ sung quy hoạch
tổng thể của các huyện đảo; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan lập quy hoạch
chi tiết cho các đảo, cụm đảo quan trọng thuộc địa phận hành chính của địa
phương phù hợp với quy hoạch này.
Định kỳ hàng năm các Bộ, ngành
và địa phương tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy hoạch gửi Bộ Kế hoạch
và Đầu tư để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho
phù hợp với tình hình mới.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban
hành.
Điều 3.
Các Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương ven biển chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW ven biển;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b)
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
|